Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 35 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI VÀ HEO NUÔI THỊT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

LÊ NGUYỄN MINH SANG

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED
VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ
35 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI VÀ HEO NUÔI THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

LÊ NGUYỄN MINH SANG

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED
VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ
35 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI VÀ HEO NUÔI THỊT

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số

: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED VÀO
KHẨU PHẦN HEO CON CAI SỮA TỪ 35 ĐẾN
60 NGÀY TUỔI VÀ HEO NUÔI THỊT
LÊ NGUYỄN MINH SANG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch: TS. ĐỖ VĂN QUANG
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
2. Thư ký: PGS. TS NGUYỄN NGỌC TUÂN
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
3. Phản biện 1:TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
4. Phản biện 2: PGS. TS. LÊ VĂN THỌ
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
5. Ủy viên: PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC
Trường đại học dân lập Bình Dương.

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lê Nguyễn Minh Sang sinh ngày 18 tháng 01 năm 1982 tại Bình
Dương. Con ông Lê Tấn Lộc và bà Nguyễn Thị Điền.
Tốt nghiệp cấp ba tại Trường phổ thông trung học Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương năm 1999.
Tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi hệ chính qui tại trường Đại học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh, năm 2004.
Sau đó làm việc tại:
Từ năm 2004 – 2006: Trung tâm huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng, huyện
Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chức vụ nhân viên.
Từ năm 2006 – 2009: Ban quản lý dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
chức vụ chuyên viên.
Từ năm 2009 đến nay: Chi cục thú y tỉnh Bình Dương, chức vụ chuyên viên.
Tháng 09 năm 2006 theo học Cao học ngành Chăn nuôi tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Đã kết hôn
Vợ

: Nguyễn Thị Hoa, năm kết hôn 2007.

Con

: Lê Nguyễn Minh Trang, sinh năm 2008.

Địa chỉ liên lạc: 63B/7 ấp Nội Hóa 1, xã Bình An, Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 0650.3751534 – 0977799880
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lê Nguyễn Minh Sang

iii


LỜI CẢM TẠ
 Kính dâng ba mẹ
Người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và động viên con để con có
được ngày hôm nay.
 Thành kính ghi ơn
PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này.
 Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y , trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ban giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn.
Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài thạc sĩ.
 Chân thành cảm ơn
Các anh chị trong và ngoài lớp cao học Chăn nuôi 2006 đã động viên và giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi có thời gian để hoàn thành đề tài.
Lê Nguyễn Minh Sang

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo con
sau cai sữa từ 35 đến 60 ngày tuổi và heo nuôi thịt” gồm hai thí nghiệm thực hiện
tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn, tỉnh Đồng Nai.
Thí nghiệm 1. Bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo con sau cai sữa
từ 35 đến 60 ngày tuổi
Số heo thí nghiệm là 116 heo cai sữa lai ba máu Yorkshire, Landrace, Duroc,
có trọng lượng ban đầu trung bình là 8,68 kg; được bố trí ngẫu nhiên vào 3 lô với 3
mức bổ sung là 0; 2,5 và 5 kg MFeed/tấn thức ăn. Kết quả:
Tăng trọng tuyệt đối được cải thiện ở lô có bổ sung MFeed, tăng trọng tuyệt
đối ở các lô từ I đến III lần lượt là 344; 372 và 399 g/day.
Không có sự khác biệt giữa các lô về lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số biến
chuyển thức ăn (P>0,05). Hệ số biến chuyển thức ăn lần lượt là 1,92; 1,89 và 1,71
kg thức ăn/ kg tăng trọng ở các lô I, II và III của thí nghiệm.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) ở lô I, lô II và lô III lần lượt là 19,49; 18,42;
12,72 (P<0.001).
Thí nghiệm 2. Bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo nuôi thịt
Số heo thí nghiệm là 96 heo lai ba máu Yorkshire, Landrace, Duroc, trọng
lượng ban dầu trung bình là 25,5 kg, được bố trí ngẫu nhiên vào hai lô thí nghiệm:
Lô I không bổ sung MFeed, lô II bổ sung 3 kg MFeed/tấn thức ăn. Kết quả:
Tăng trọng tuyệt đối ở từng giai đoạn và toàn thí nghiệm ở lô II có bổ sung
MFeed có sự cải thiện hơn so với lô I không bổ sung. Tăng trọng tuyệt đối của lô II
là 685g/con/ngày và lô I là 656g/con/ngày (P<0,05).

Lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số biến chuyển thức ăn không có sự khác nhau
ở các heo giữa các nghiệm thức (P>0,05). Hệ số biến chuyển thức ăn ở lô I (2,94 kg
thức ăn/ kg tăng trọng) và lô II (2,81 kg thức ăn/ kg tăng trọng).

v


Phẩm chất quầy thịt ở lô có bổ sung MFeed 3kg/tấn thức ăn trong khẩu phần
không cải thiện nhiều so với lô không bổ sung với P>0,05.
Hiệu quả kinh tế khi bổ sung MFeed vào khẩu phần của heo con sau cai sữa
và heo nuôi thịt có cải thiện hơn so với lô không bổ sung, góp phần làm tăng lợi
nhuận cho người chăn nuôi.

vi


SUMMARY
The thesis “Effect of supplement MFeed product in the diets of pig
after weaning (35 – 60 days) and growing – finishing pigs periods”, two
feeding trials were carried out at Phu Son pig farm, in Dong Nai province,
Experiment 1. Effects of supplement Mfeed in the diets on
performances of weaning piglets (35 to 60 days old)
A total of 116 crossed pigs (Yorkshire, Landrace and Duroc), average
initial weight was 8.68 kg, were randomly allocated into 3 treatments with
inclusion levels of Mfeed product were: 0; 2,5 and 5 kg per ton of feed. The
results showed that there was the improving in the daily weight gain in Mfeed
fed groups that were 344; 372 and 399 g/day for the treatment I to III,
respectively. There was not significant differences in feed intake (FI) and feed
conversion ratio (FCR) among the treatments (P>0.05). The results of FCR
were 1,92; 1,89 and 1,71, respectively. The diarrhea rate (%) was reduced

with the increasing of Mfeed supplemented in the diets, 19,49; 18,42 and
12,72 (P<0.001).
Experiment 2: Effects of inclusion Mfeed in the diets on performances
of growing finishing pig
The total of 96 crossed pigs (Yorkshire, Landrace and Duroc) were
used, the initial weight around 25,5 kg, were randomly allocated into 2
treatments with the inclusion levels of 0 and 3 kg Mfeed product per ton of
feeds. Pigs were raised to slaughter weight. The results showed that there
were increasing of daily weight gain of pigs fed product (P<0.05) (656 g/day
vs. 685 g/day). There were not significant differences in FI and FCR between
treatments (P>0.05). FCR were 2,94 compared to 2,81 for treatment I and II

vii


respectively. There were not significant differences in carcass quality between
treatments,
The economic analysis showed that the feed cost per kilo weight gain
in Mfeed fed group were lower than those of the control in both experiments,
so the farmer can get higher benefit in using product.

viii


MỤC LỤC
Nội dung ..............................................................................................................Trang
Trang chuẩn y (hội đồng chấm LV) ...................................................................... i
Lý lịch cá nhân .................................................................................................... ii
Lời cam đoan......................................................................................................iii
Lời cảm tạ .......................................................................................................... iv

Tóm tắt tiếng Việt ............................................................................................... v
Tóm tắt tiếng Anh ............................................................................................. vii
Mục lục .............................................................................................................. ix
Danh sách các bảng .......................................................................................... xiii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................... xv
Danh sách các hình........................................................................................... xvi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh lý của heo con cai sữa và heo nuôi thịt ........................................... 3
2.1.1 Heo con sau cai sữa ............................................................................................ 3
2.1.2 Bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa .................................................................... 3
2.1.3 Heo thịt............................................................................................................... 5
2.2 Kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi ...................................................................... 5
2.3 Sự kháng kháng sinh và các biện pháp hạn chế sự kháng kháng sinh ..................... 6
2.3.1 Sự kháng kháng sinh........................................................................................... 6
2.3.2 Các biện pháp thay thế kháng sinh ...................................................................... 8
2.4 Chế phẩm MFeed .................................................................................................. 9

ix


2.4.1 Sơ lược về MFeed............................................................................................... 9
2.4.2 Thành phần của Mfeed ..................................................................................... 10
2.4.2.1 Montmorillonite – Amadéite® được hoạt hóa ................................................. 10
2.4.2.2 Clinotilolite (Zeolite) ..................................................................................... 12
2.4.2.3 Diatomaceous earth (D.E) .............................................................................. 13
2.4.2.4 Tế bào nấm men ............................................................................................ 14

2.4.2.5 Chiết xuất tảo biển ......................................................................................... 15
2.4.2.6 Tinh dầu......................................................................................................... 16
2.4.3 Tác dụng của Mfeed ......................................................................................... 16
2.4.3.1 Tác dụng lên sự hấp thu trên đường tiêu hóa.................................................. 17
2.4.3.2 Tác dụng lên hệ thống enzyme và vi sinh vật trên đường tiêu hóa.................. 17
2.4.3.3 Tác dụng miễn dịch........................................................................................ 18
2.4.4 Cách sử dụng Mfeed ......................................................................................... 18
2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................... 18
2.5.1 Trong nước ....................................................................................................... 18
2.5.2 Ngoài nước ....................................................................................................... 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................ 21
3.1 Nội dung.............................................................................................................. 21
3.2 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................... 21
3.2.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm bổ sung chế phẩm Mfeed vào khẩu phần heo con
sau cai sữa từ 35 đến 60 ngày tuổi ............................................................................. 21
3.2.1.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................... 21
3.2.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 21
3.2.1.3 Điều kiện thí nghiệm...................................................................................... 22
3.2.1.4 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 25
3.2.2. Thí nghiệm 2: Bổ sung chế phẩm Mfeed vào khẩu phần heo thịt ..................... 27
3.2.2.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................... 27
3.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 27

x


3.2.2.3 Điều kiện thí nghiệm...................................................................................... 27
3.2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 31
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 35

4.1 Thí nghiệm 1: thử nghiệm bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo con
sau cai sữa từ 35 đến 60 ngày tuổi ............................................................................. 35
4.1.1 Khả năng tăng trọng.......................................................................................... 35
4.1.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................. 39
4.1.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................... 39
4.1.2.2 Hệ số biến chuyển thức ăn ............................................................................. 40
4.1.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và bệnh khác.............................................................. 41
4.1.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................ 41
4.1.3.2 Tỷ lệ ngày con bệnh khác............................................................................... 42
4.1.4 Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 43
4.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo nuôi
thịt............................................................................................................................. 46
4.2.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng .................................................................. 46
4.2.1.1 Trọng lượng trung bình.................................................................................. 46
4.2.1.2 Tăng trọng tuyệt đối....................................................................................... 48
4.2.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................. 49
4.2.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày .................................................................. 49
4.2.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................. 52
4.2.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, bệnh khác và tỷ lệ chết.............................................. 54
4.2.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................ 54
4.2.3.2 Tỷ lệ ngày con bệnh khác............................................................................... 55
4.2.3.3 Tỷ lệ chết ....................................................................................................... 57
4.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quầy thịt.................................................... 58
4.2.4.1 Trọng lượng thịt xẻ – tỷ lệ thịt xẻ................................................................... 59
4.2.4.2 Dày mỡ lưng.................................................................................................. 59

xi


4.2.4.3 Dài thân thịt .................................................................................................. 60

4.2.4.4 Diện tích mặt cắt thịt thăn .............................................................................. 61
4.2.5 Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 61
Chương 5 KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ............................................................................. 65
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 65
5.2 Đề nghị................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 71

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG ................................................................................................................TRANG
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm heo con cai sữa 35 ngày tuổi ........................................... 21
Bảng 3.2 Công thức thức ăn số 6A ............................................................................ 22
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn số 6A .............................................. 23
Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................... 27
Bảng 3.5 Công thức thức ăn số 6B ........................................................................... 28
Bảng 3.6 Thành phần dưỡng chất thức ăn số 6B........................................................ 28
Bảng 3.7 Công thức thức ăn số 7 .............................................................................. 29
Bảng 3.8 Thành phần dưỡng chất thức ăn số 7 .......................................................... 29
Bảng 3.9 Công thức thức ăn số 8 .............................................................................. 30
Bảng 3.10 Thành phần dưỡng chất thức ăn số 8 ........................................................ 30
Bảng 4.1 Kết quả về các chỉ tiêu theo dõi về khả năng tăng trọng trên heo con ở
thí nghiệm 1 ...................................................................................................... 35
Bảng 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của thí nghiệm 1.................................................. 41
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con bệnh khác của thí nghiệm 1 ................................................ 42
Bảng 4.4 Đơn giá sản phẩm để sản xuất heo con sau cai sữa ..................................... 44
Bảng 4.5 Chi phí cho từng lô trong thời gian thí nghiệm của thí nghiệm 1 ................ 44
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của từng lô thí nghiệm của thí nghiệm 1 .......................... 45

Bảng 4.7 Kết quả theo dõi về trọng lượng trên heo ở thí nghiệm 2 ............................ 46
Bảng 4.8 Tăng trọng tuyệt đối trên heo ở thí nghiệm 2.............................................. 48
Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trên heo ở thí nghiệm 2 ......................... 50
Bảng 4.10 Hệ số biến chuyển thức ăn trên heo ở thí nghiệm 2................................... 52
Bảng 4.11 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của thí nghiệm 2................................................ 54
Bảng 4.12 Tỷ lệ ngày con bệnh khác của thí nghiệm 2 .............................................. 56
Bảng 4.13 Tỷ lệ heo thí nghiệm bị chết ..................................................................... 57
Bảng 4.14 Các chỉ tiêu theo dõi trên quày thịt của heo .............................................. 58

xiii


Bảng 4.15 Chi phí cho thuốc thú y của các lô trong thời gian thí nghiệm của thí
nghiệm 2 ................................................................................................................... 62
Bảng 4.16 Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm 2 ............................................... 62
Bảng 4.17 Chi phí cho thuốc thú y cho mỗi kg tăng trọng trong thí nghiệm 2 ........... 62
Bảng 4.18 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng trong thí nghiệm 2 ............................. 63
Bảng 4.19 Chi phí cho mỗi kg tăng trọng trong thí nghiệm 2 .................................... 63

xiv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ ...........................................................................................................TRANG
Biểu đồ 2.1: Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella spp. .................................... 6
Biểu đồ 2.2: Khả năng kháng kháng sinh của E.coli. ................................................... 7
Biểu đồ 2.3: Khả năng kháng kháng sinh của Clostridium spp. ................................... 7
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng heo con lúc kết thúc thí nghiệm ......................................... 36
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng trung bình của heo con ......................................................... 37
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo con ........................................................... 38

Biểu đồ 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày .......................................................... 39
Biểu đồ 4.5 Hệ số biến chuyển thức ăn ..................................................................... 40
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................ 41
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ ngày con bệnh khác....................................................................... 43
Biểu đồ 4.8 Trọng lượng trung bình cuả heo qua các giai đoạn thí nghiệm................ 47
Biểu đồ 4.9 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ................................................ 49
Biểu đồ 4.10 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ........................................................ 51
Biểu đồ 4.11 Hệ số biến chuyển thức ăn của heo thí nghiệm ..................................... 53
Biểu đồ 4.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy....................................................................... 55
Biểu đồ 4.13 Tỷ lệ ngày con bệnh khác..................................................................... 57
Biểu đồ 4.14 Tỷ lệ thịt xẻ của heo thí nghiệm ........................................................... 59
Biểu đồ 4.15 Dày mỡ lưng trên heo thí nghiệm ......................................................... 60
Biểu đồ 4.16 Chiều dài thân thịt trên heo thí nghiệm................................................. 60
Biểu đồ 4.17 Diện tích mặt cắt thịt thăn .................................................................... 61

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH .................................................................................................................TRANG
Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của montmorillonite ........................................................ 11
Hình 2.2 Cấu trúc montmorilonite thay đổi khi sử dụng kỹ thuật nano ...................... 12
Hình 2.3 Sự tạo thành hệ thống xúc tác sinh học ba chiều ......................................... 12
Hình 2.4 Hình dạng của Clinotilolite (Zeolite) .......................................................... 13

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong xu
hướng hội nhập thế giới, ngành nông nghiệp nước ta đang dần chuyển mình với
hình thức sản xuất nông nghiệp thủ công thành phương thức công nghiệp nhằm đáp
ứng cho thị trường với nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trong
nông nghiệp, chăn nuôi là một ngành tạo ra khối lượng lớn thực phẩm cung cấp cho
nhu cầu xã hội,
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn heo con sau cai sữa là giai đoạn rất có ý nghĩa,
nó có tính quyết định một phần đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của cả
quá trình nuôi. Ở giai đoạn sau cai sữa, heo thường bị nhiều stress như thay đổi thức
ăn, tách mẹ, nhập bầy đàn, và đường tiêu hóa chưa được phát triển đầy đủ. Do đó,
heo con thường bị các bệnh đường ruột đặc biệt là tiêu chảy. Điều này đã ảnh
hưởng đến tăng trọng heo con và làm tỉ lệ hao hụt cao.
Ở giai đoạn nuôi thịt, heo thường được chú ý đến những biện pháp làm tăng
cường sức khỏe cho heo, tăng tốc độ tăng trưởng nhằm rút ngắn thời gian nuôi làm
tăng hiệu quả thức ăn và phẩm chất quầy thịt.
Với các mục đích trên, việc sử dụng kháng sinh đã được thực hiện trong nhiều
năm nay. Nó có tác dụng như một chất ngăn ngừa bệnh đường ruột và kích thích
tăng trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc sử dụng các loại kháng sinh
đã bị ngăn cấm do có thể đưa đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn và sự tồn dư
kháng sinh trong thịt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu thụ. Do đó nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để tìm biện pháp thay thế kháng sinh sử dụng trong
thức ăn. Giải pháp cho vấn đề trên là nghiên cứu những biện pháp hay những chất

1


có khả năng thay thế kháng sinh để bổ sung trong thức ăn cho heo nhằm cân bằng
hệ sinh thái, tạo ra những sản phẩm an toàn sinh học đang là ưu tiên hàng đầu.
Do đó, nhiều sản phẩm sinh học ứng dụng công nghệ mới được chú ý với mục

đích tăng cường sự hấp thu các chất độc, liên kết với công nghệ mới là việc sử dụng
các chất tự nhiên trong việc kích thích tăng trưởng thay thế cho kháng sinh. MFeed
một sản phẩm sinh học, một giải pháp công nghệ nano thay thế các chất kích thích
tăng trưởng. Thành phần của MFeed là một hỗn hợp của khoáng tự nhiên và các
hợp phần hữu cơ. Khi bổ sung chế phẩm này vào khẩu phần của heo nhằm cải thiện
tăng trọng, hạn chế tỷ lệ tiêu chảy, tăng tính ngon miệng, giảm tỷ lệ chết nên có thể
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Được sự đồng ý của Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, khoa Chăn nuôi –
Thú Y, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Thử nghiệm bổ sung chế phẩm MFeed vào khẩu phần heo con
cai sữa từ 35 đến 60 ngày tuổi và heo nuôi thịt”.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm MFeed trong khẩu phần trên heo cai sữa và
heo thịt, từ đó xác định quy trình sử dụng chế phẩm này vào khẩu phần heo con sau
cai sữa và heo nuôi thịt trong thực tế.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi chỉ tiêu tăng trọng của heo giai đoạn heo con sau cai sữa và giai
đoạn nuôi thịt.
- Theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn, hệ số biến chuyển thức ăn.
- Theo dõi ảnh hưởng trên sức khỏe.
- Khả năng sử dụng thức ăn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bổ sung chế phẩm MFeed vào thức ăn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý của heo con cai sữa và heo nuôi thịt
2.1.1 Heo con sau cai sữa

Ở heo cai sữa bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết
không đủ lượng acid chlohydric và các enzyme tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Lúc
này, heo con tiết acid chlohydric còn ít, chỉ đủ để hoạt hóa enzyme pepsinogen
thành pepsin (enzyme tiêu hóa chất đạm), lượng acid chlohydric tự do quá ít, không
đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường
miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh sản
sinh ra độc tố gây tiêu chảy đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất của
đàn heo cai sữa (Trần Thị Dân, 2003).
Đặc biệt trong giai đoạn cai sữa, heo con bị tác động stress rất lớn như thay
đổi môi trường sống, thay đổi từ loại thức ăn chính là sữa mẹ thành thức ăn thô…
đây là những nguyên nhân làm cho heo con giảm sức đề kháng, khả năng phân tiết
enzyme bị giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, sự phân tiết enzyme tiêu hóa của heo con
trong giai đoạn này rất kém, không có khả năng tiêu hóa hoàn toàn lượng thức ăn ăn
vào, đây là môi trường tốt giúp cho các loại vi sinh vật bất lợi trong hệ tiêu hoá sử
dụng và phát triển. Độ pH trong ruột không ổn định là điều kiện thuận lợi cho các vi
sinh vật gây bệnh phát triển.
2.1.2 Bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa
Tiêu chảy là triệu chứng không bình thường của hệ tiêu hóa và sự hấp thu
của đường ruột, nước và dịch tiêu hóa thoát vào lòng ruột gây tiêu chảy làm phân
chuyển từ dạng sệt sang phân nước khi nhiễm E. coli, Salmonella spp., Cl.
perfringens hoặc một số nguyên nhân khác.

3


Bệnh tiêu chảy heo con cai sữa có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vi
khuẩn E. coli gây ra, khi vi khuẩn E. coli bám vào niêm ruột, gây hư hại nhung mao
ruột ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chúng còn tiết độc tố
ruột gây ra tiêu chảy. Đây là một bệnh có thể gây chết đến 50,25%. Ngoài ra, khi bị
mắc phải bệnh này tốc độ tăng trọng của heo giảm một cách đáng kể. Heo con bị

bệnh tăng trọng 0,045kg/ngày so với heo bình thường khỏe mạnh là 0,144kg/ngày
(Đỗ Kháng, 2005).
Chứa vật trong ruột heo con khỏe mạnh và tiêu chảy đều có 07 loại vi khuẩn
đường ruột thường gặp là E. coli, Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus,
Streptococcus, B. subtilis và Cl. perfringens. Khi heo khỏe mạnh số lượng vi khuẩn
này thấp và tăng lên khá cao trong phân tiêu chảy.
Số lượng E. coli trong hệ tiêu hóa tăng dần theo tuổi do quá trình chung sống
với heo mẹ vì phân của heo mẹ có chứa E.coli và thường xuyên thải ra nền chuồng,
thời gian tiếp xúc càng dài thì tỷ lệ nhiễm càng cao. Mặc dù lượng E.coli có trong
hệ tiêu hóa của heo con khá cao nhưng có thể vẫn không gây nên triệu chứng tiêu
chảy là do sức đề kháng heo con còn cao, độc lực của vi khuẩn thấp. Tuy nhiên, khi
bị tác động bởi các yếu tố stress làm giảm sức đề kháng thì vi khuẩn E. coli sẽ phát
triển và gây tiêu chảy, lượng vi khuẩn E. coli tăng gấp 2,37 lần so với heo có tình
trạng sức khỏe bình thường (Hồ Soái và ctv, 2005).
Tác hại khi heo con bị bệnh do E. coli thường do đặc chủng của vi khuẩn gây
bệnh. Có 2 loại bệnh trên heo con sau cai sữa gồm:
- Bệnh phù thũng (edema disease) hay còn gọi là bệnh phù đầu, phát sinh
trong giai đoạn từ một đến ba tuần sau cai sữa. Tỷ lệ chết của heo bệnh thường
khoảng 15%.
- Bệnh phân trắng ở heo con (bệnh viêm ruột do E. coli), do E. coli sản sinh
độc tố ruột (enterotoxigenic E.coli – ETEC) mang kháng nguyên bám dính F4, F41
giúp chúng bám và xâm nhập vào tế bào niêm mạc kết tràng, hồi tràng phát triển và
sản sinh độc tố làm thay đổi cân bằng dịch thể và chất điện giải trong ruột non làm
cho heo con bị tiêu chảy, mất nước và nhiễm acid (Phạm Sỹ Lăng, 2009).

4


2.1.3 Heo thịt
Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa đã phát triển một cách hoàn chỉnh, enzyme tiêu

hóa đủ để tiêu hóa lượng thức ăn ăn vào, hệ cơ phát triển mạnh nhằm nhào trộn
nghiền nát thức ăn một cách hiệu quả. Trong giai đoạn này, heo cần được cho ăn
những loại thức ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng trọng nhanh nhất. Bên cạnh đó cần
chú ý đến các loại bệnh đường ruột và ký sinh trùng đường ruột, đây là nguyên
nhân làm giảm hệ miễn dịch đường ruột và tiêu hóa thức ăn giảm một cách đáng kể.
Trong chăn nuôi, đặc biệt là giai đoạn nuôi hướng thịt thì chi phí cho thức ăn
chiếm rất lớn trong chi phí chăn nuôi do đó cần chú ý về tiêu tốn thức ăn và chất
lượng quầy thịt để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trên heo bị ảnh hưởng rất lớn do khả năng
tiêu hóa và sức đề kháng của đường tiêu hóa. Heo sẽ giảm khả năng tiêu hóa do tác
động của các loại bệnh ký sinh trùng đường ruột làm giảm khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng và giảm khả năng tăng trọng của heo. MFeed có tác dụng ổn định hệ vi
sinh vật và đặc biệt là tăng sức đề kháng đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch
trên đường tiêu hóa, đảm bảo tính nguyên vẹn của bề mặt niêm mạc ruột.
Trong thành phần các chất của MFeed có ứng dụng công nghệ nano là tăng
bề mặt của montmorilonite giúp lưu giữ một số chất khoáng quan trọng đặc biệt là
nguyên tố đồng (Cu) giúp cho heo thịt tăng trưởng tốt, cải thiện phẩm chất quầy
thịt, khả năng tăng trọng tốt hơn từ 4 – 5 % (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002) và
còn có tác dụng hoạt hóa các enzyme trypsine và chymotrypsine, giúp quá trình tiêu
hóa tốt hơn.
Ngoài ra MFeed còn được bổ sung một số chất làm tăng tính ngon miệng
trên heo, tăng tiết enzyme tiêu hóa, hạn chế tốc độ di chuyển của thức ăn làm tăng
khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giúp heo tăng trọng tốt hơn.
2.2 Kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi
Vào năm 1949, người ta phát hiện kháng sinh chlotetracyclin có tác dụng
kích thích sinh trưởng cho vật nuôi. Sau đó, người ta đã phát hiện và sử dụng thêm
nhiều loại kháng sinh khác có tác dụng kích thích tăng trưởng gia súc, gia cầm trở

5



nên phổ biến. Chúng được sử dụng trong các giai đoạn thú dễ xảy ra stress và trong
giai đoạn tăng trưởng, giúp thú sinh trưởng tốt hơn 10-20% so với đối chứng, giảm
chi phí thức ăn 10-15%, giảm tỉ lệ chết và mắc bệnh của vật nuôi.
Một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi là:
oxytetracyclin, aureomycin, penicillin, streptomycin.
2.3 Sự kháng kháng sinh và các biện pháp hạn chế sự kháng kháng sinh
2.3.1 Sự kháng kháng sinh
Tuy nhiên do việc lạm dụng sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc gia cầm
đã đưa đến hậu quả kháng kháng sinh.
Hiện nay, các loại vi sinh vật đường ruột có khả năng kháng kháng sinh rất cao
với nhiều loại kháng sinh. Theo kết quả phân tích kháng sinh đồ của Phùng Thị Kim
Liên (2009) với 551 mẫu xét nghiệm E. coli, 371 mẫu phân tích với Salmonella spp.
và 71 mẫu với Clostridium spp. về khả năng kháng kháng sinh cho thấy:
Salmonella spp.
80

5

4

2

2

1

1
OXYTETRACYCLIN


Biểu đồ 2.1: Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella spp

6

0
NEOMYCIN

8

DOXYCYCLIN

SULFA
TRIMETHOMOPRIM

KANAMYCIN

GENTAMYCIN

COLISTIN

APRAMYCIN

NORFLOXACIN

16

PENICILLIN

30


TETRACYCLIN

32

AMOXICILLIN

45

AMPICILLIN

55

ENROFLOXACIN

56

HALQUINOL

%
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0



9

0

0

0
OXYTETRACYCLIN

9

TETRACYCLIN

10

ENROFLOXACIN

12

DOXYCYCLIN

13

SULFA
TRIMETHOPRIM

27


KANAMYCIN

GENTAMYCIN

COLISTIN

HALQUINOL

29

NEOMYCIN

E.coli

94

NOFLOXACIN

98

APRAMYCIN

%
100
90
80
70
60
50
40

30
20
10
0

Biểu đồ 2.2: Khả năng kháng kháng sinh của E.coli

Clostridium spp.
75

63

60

NORFLOXACIN

PENICILIN

OXYTETRACYCLIN

AMOXICILLIN

TETRACYCLIN

ERYTHROMYCIN

AMPICILLIN

35


30

20

14

6

0

ENROFLOXACIN

78

GENTAMYCIN

78

KANAMYCIN

83

SULFATRIMETHOPRIM

100

LINCOMYCINE

100


BACITRACIN

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

DOXYCYCLINE

%

Biểu đồ 2.3: Khả năng kháng kháng sinh của Clostridium spp
Như vậy, qua biểu đồ 2.1, 2.2 và 2.3 cho thấy E.coli và Salmonella spp. hầu
như kháng 100% với nhóm kháng sinh neomycin, tetracyclin, oxytetracyclin,
doxycyclin; khả năng kháng thuốc của Clostridium spp. với các loại kháng sinh như
tetracyclin, oxytetracyclin, amoxicilin, ampicillin, penicillin có chiều hướng tăng
lên. Đây là các loại kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong chăn nuôi, điều
này cho thấy khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn trong hệ tiêu hoá có chiều
hướng tăng nhanh do việc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong chăn nuôi. Từ các

7



×