Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNGBỆNH TRÊN NÁI SINH SẢN VÀ TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI HEO Ở HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.86 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN NÁI SINH SẢN
VÀ TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI HEO
Ở HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ LÝ
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**************


NGUYỄN THỊ LÝ

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN NÁI SINH SẢN
VÀ TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI HEO
Ở HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN VĂN NHÃ
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LÝ
Tên luận văn: “Khảo sát một số chứng/bệnh trên nái sinh sản và trên heo
con theo mẹ tại một trại heo ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày…….tháng…….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

ThS. NGUYỄN VĂN NHÃ

ii



LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ, gia đình và những người đã hết
lòng vì tương lai của con.
 Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tâm
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian học tập tại trường.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Nguyễn Văn Nhã và TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.
 Chân thành cảm ơn
Chú Bùi Duy Hoàng, chủ trại chăn nuôi heo công nghiệp ở huyện Xuân Lộc,
Đồng Nai cùng toàn bộ các anh chị em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp DH07TY đã gắn bó chia sẽ vui
buồn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2012
Xin chân thành cám ơn!

Nguyễn Thị Lý

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát một số chứng/bệnh trên nái sinh sản và trên heo con theo
mẹ tại một trại heo ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ
02/01/2012 đến 30/04/2012. Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được kết quả

như sau:
Tỷ lệ một số bệnh trên nái giai đoạn mang thai tính theo lứa đẻ tương đối cao
48 % (84 ca/175 ca nái) trong đó bỏ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 17,14 %, kế đến là
phối không đậu (14,29 %), viêm đường sinh dục (12 %), tỷ lệ sẩy thai và viêm khớp
xảy ra với tỷ lệ thấp (lần lượt là 2,86 % và 1,71 %). Tỷ lệ bệnh trên nái mang thai
theo giai đoạn cũng cao chiếm 26,67 %, trong đó bệnh trên giai đoạn 1 là 31,40 %
cao hơn giai đoạn 2 (20,22 %).
Trên heo nái đẻ viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,87 %, kế đến là bỏ
ăn với tỷ lệ 23,91 %, đẻ khó, sót nhau cùng với sót con và kém sữa xảy ra với tỷ lệ
thấp hơn, tỷ lệ lần lượt là 6,52 %, 4,35 % và 3,26 %. Tỷ lệ viêm tử cung cao từ lứa
2 đến lứa 4, trong đó viêm dạng nhờn chiếm tỷ lệ 84,85 % và viêm dạng mủ chiếm
tỷ lệ 15,15 %, không có trường hợp viêm mủ máu nào xảy ra.
Số heo con đẻ ra, trọng lượng heo con sơ sinh, số heo con cai sữa, tỷ lệ nuôi
sống, tỷ lệ con tiêu chảy theo thể trạng nái không có sự khác biệt về mặt thống kê
nhưng trọng lượng bình quân cai sữa, tỷ lệ ngày con tiêu chảy thì có sự khác biệt về
mặt thống kê theo thể trạng nái mẹ. Trong đó trọng lượng cai sữa cao nhất ở nhóm
nái bình thường là 6,17 kg/con, thấp nhất ở nhóm nái viêm dạng mủ là 5,47 kg/con
và tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở nhóm nái viêm dạng mủ (7,32 %), thấp nhất
ở nhóm nái bình thường (2,39 %).
Kết quả phân lập cho thấy có Staphylococcus aureus và Streptococcus spp
trong mẫu dịch viêm tử cung của nái đẻ. Kết quả thử kháng sinh đồ cho biết vi
khuẩn Staphylococcus aureus nhạy cảm với norfloxacin, tobramycin, còn vi khuẩn
Streptococcus spp nhạy cảm với kháng sinh doxycycline, tobramycin, norfloxacin,
cephalexin.

iv


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu về trại heo.............................................................................................3
2.1.1 Vài nét về trại heo .............................................................................................. 3
2.1.2 Quy mô trang trại ............................................................................................... 3
2.1.3 Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc......................................................................... 4
2.2 Cơ sở lý luận .......................................................................................................11
2.2.1 Một số bệnh thường xảy ra trên nái mang thai ................................................11
2.2.2 Một số bệnh thường xảy ra trên nái đẻ ............................................................15
2.2.3 Hội chứng tiêu chảy trên heo con theo mẹ.......................................................21
2.3 Lược duyệt các công trình nghiên cứu liên quan. ...............................................25
2.3.1 Công trình nghiên cứu một số bệnh trên nái mang thai ...................................25
2.3.2 Công trình nghiên cứu một số bệnh trên nái đẻ và heo con theo mẹ ...............25

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................27

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................27
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................27
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................27
3.4 Phương pháp khảo sát .........................................................................................27
3.4.1 Khảo sát chứng/bệnh trên nái mang thai ..........................................................27
3.4.2 Khảo sát chứng/bệnh trên nái đẻ và trong thời gian nuôi con .........................28
3.4.3 Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ ..........................................29
3.4.4 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo con ...........................................29
3.4.5 Phân lập và thử kháng sinh đồ một số vi khuẩn trong các mẫu dịch viêm tử
cung. ..........................................................................................................................30
3.4.6 Khảo sát hiệu quả điều trị trên heo nái.............................................................31
3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................32
4.1 Kết quả khảo sát một số chứng/bệnh trên nái mang thai ....................................32
4.1.1 Tỷ lệ một số chứng bệnh trên nái khảo sát ......................................................32
4.1.2 Tỷ lệ của từng loại chứng/bệnh trên nái mang thai theo lứa đẻ .......................33
4.1.3 Tỷ lệ từng loại chứng/bệnh trên nái mang thai theo giai đoạn ........................34
4.1.4 Ảnh hưởng của nái mắc chứng/bệnh với tỷ lệ đậu thai trên nái ......................35
4.2 Kết quả khảo sát một số chứng/bệnh trên nái lúc đẻ và trong thời gian nuôi con
...................................................................................................................................37
4.2.1 Tỷ lệ một số chứng/bệnh trên nái lúc đẻ và trong thời gian nuôi con .............37
4.2.2 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên nái khảo sát .................................................40
4.3 Tình hình bệnh trên heo con theo mẹ ..................................................................41
4.3.1 Tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ ........................................................41
4.3.2 Tỷ lệ nuôi sống đến 24 ngày theo thể trạng nái ...............................................42
4.4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con ............................................................43
4.5 Phân lập và thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm tử cung của nái đẻ ..............46
4.5.1 Kết quả phân lập vi sinh vật trong mẫu dịch viêm ..........................................46

vi



4.5.2 Kết quả thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm ...............................................47
4.6 Khảo sát hiệu quả điều trị một số chứng/bệnh trên nái tại trại ...........................48
4.6.1 Hiệu quả điều trị một số chứng/bệnh trên nái mang thai tại trại......................48
4.6.2 Hiệu quả điều trị một số chứng/bệnh trên nái sau khi sinh tại trại ..................49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................51
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................51
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
PHỤ LỤC .................................................................................................................56

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae (viêm phổi màng phổi trên heo)

CPKĐ

: Chứng phối không đậu

FMD

: Foot and Mouth disease (long móng lở mồm)

MMA


: Metritis Mastitis Agalactiae (hội chứng viêm vú, viêm tử cung, sốt
sữa

PVC

: Polyvinylclorua (nhựa tổng hợp)

SMEDI

: Stillbirth Mummification Embryonic Death Infertility (heo con chết
ngay lúc sinh, thai hóa gổ, chết phôi và nân)

TGE

: Transmissible Gastroenteritis (viêm dạ dày ruột truyền nhiễm)

TLBQSS

: Trọng lượng bình quân sơ sinh

TLBQCS

: Trọng lượng bình quân cai sữa

VĐSD

: Viêm đường sinh dục

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám heo nái mang thai Bình Phước .....................5
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám heo nái đẻ và nái khô Greenfeed HP054 ......6
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám heo con theo mẹ Cargill Red 1012 ...............6
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho tất cả heo tại trại ................................................7
Bảng 4.1 Tỷ lệ một số chứng/bệnh trên nái mang thai .............................................32
Bảng 4.2 Tỷ lệ từng loại bệnh trên nái giai đoạn mang thai theo lứa đẻ ..................33
Bảng 4.3 Tỷ lệ từng loại bệnh trên nái mang thai theo giai đoạn .............................35
Bảng 4.4 Sự liên hệ giữa nái mắc chứng/bệnh với tỷ lệ đậu thai .............................36
Bảng 4.5 Tỷ lệ một số bệnh xảy ra trên nái sau khi sinh theo lứa ............................37
Bảng 4.6 Tỷ lệ nuôi sống đến 24 ngày theo thể trạng nái .........................................42
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển trên heo con theo thể trạng nái ......44
Bảng 4.8 Kết quả phân lập vi sinh vật trong mẫu dịch viêm (n = 12) ......................46
Bảng 4.9: Kết quả thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm (n = 12) ..........................47
Bảng 4.10 Hiệu quả điều trị một số chứng/bệnh trên nái mang thai tại trại .............48

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung..................................................................40
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái ...........................................41
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ điều trị khỏi viêm theo thời gian điều trị......................................50

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại ngày
càng nhiều công ty, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có một
phần không nhỏ cho lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, con người chú trọng lai tạo những giống năng
suất cao, chuyển hóa thức ăn tốt, tầm vóc lớn, sức kháng bệnh cao và sức sinh sản
cao, dể nuôi; tạo ra vắc – xin, thuốc, chế phẩm sinh học để hỗ trợ sinh trưởng và
phòng chống bệnh; cải tạo chuồng trại ngày càng tốt hơn... Tuy nhiên ngành chăn
nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức
tạp.
Nhiều bệnh xảy ra phổ biến trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp trên nái
nuôi con và heo con theo mẹ. Bệnh xảy ra gây nhiều thiệt hại cho nhà chăn nuôi,
ngoài chi phí cho việc điều trị thì bệnh còn làm giảm sức sinh sản, gia tăng tử số
trên heo con, heo con chậm lớn, có thể truyền lây mầm bệnh cho những cá thể khác
trong đàn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nên việc chẩn đoán và đề xuất phương
pháp điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc quan sát, theo dõi về mặt lâm
sàng sẽ góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán cũng như phòng trị bệnh. Do
đó, cần khảo sát để đánh giá tình hình bệnh thường xảy ra đồng thời ghi nhận năng
suất chăn nuôi trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ trong điều kiện chăn nuôi hiện
nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, bộ môn Nội Dược, được sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Nhã và TS.
Nguyễn Tất Toàn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số

1


chứng/bệnh trên nái sinh sản và trên heo con theo mẹ tại một trại heo ở huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
1.2 Mục đích yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các chứng/bệnh trên heo nái sinh sản (mang thai, nái nuôi con),
bệnh trên heo con theo mẹ và ảnh hưởng của bệnh trên heo nái lên tăng trưởng của
heo con nhằm đưa ra biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế
cho nhà chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
(1) Quan sát, theo dõi, thu thập số liệu thực tế và sổ sách ở trại
(2) Theo dõi, ghi nhận các chứng/bệnh trên heo nái mang thai, heo nái đẻ và
các biểu hiện bệnh, tỷ lệ chết trên heo con theo mẹ
(3) Khảo sát mối liên quan giữa bệnh trên heo mẹ và sự sinh trưởng, phát
triển của heo con
(4) Ghi nhận, theo dõi hiệu quả, liệu pháp điều trị tại trại đối với heo nái và
heo con theo mẹ

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại heo
2.1.1 Vài nét về trại heo
Trại heo Duy Hoàng nằm trên địa bàn ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tổng diện tích là 2 hecta, nằm cập con đường nhựa,
cách quốc lộ 1A 9 km, xe tải vào được tận trại nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển thức ăn vào trại và sản phẩm ra thị trường. Trại được xây dựng vào năm
2005, bao gồm 5 dãy chuồng đến năm 2012 xây dựng thêm 1 dãy chuồng mới dành
cho heo cai sữa. Trại được bao bọc bởi tường rào bê tông cao 2 m kiên cố. Trong
trại trồng nhiều cây gổ tràm và cây ăn trái vừa để lấy bóng mát, điều hòa nhiệt độ
vừa thu được trái cây.
Trại có 7 người bao gồm: 1 chủ trại quản lý tổng thể, 1 trung cấp kỹ thuật

phụ trách công tác phòng trị bệnh cho toàn trại và gieo tinh và 5 công nhân chia đều
cho các khu chuồng.
2.1.2 Quy mô trang trại
Tổng đàn heo tại trại tính đến ngày 30/4:
Tổng đàn heo: 1645 con
Nái sinh sản: 160 con
Đực thí tình: 3 con
Nái hậu bị: 20 con
Heo con theo mẹ: 253con
Heo con cai sữa: 430 con
Heo thịt từ 80 ngày tuổi – xuất chuồng : 780 con

3


Các dãy chuồng trong trại bố trí cách nhau khoảng 20 m, giữa các dãy
chuồng được trồng nhiều cây xanh. Do trại xây dựng từ quy mô nhỏ dần lên nên các
dãy chuồng bố trí chưa thật sự hợp lý. Dãy chuồng dành cho nái bầu và nái đẻ nằm
giữa dãy chuồng heo cai sữa và heo thịt. Chính vì thế mà mỗi khi chuyển heo cai
sữa qua chuồng thịt thì sẽ đi ngang qua chuồng nái đẻ và chuồng heo bầu. Do đó an
toàn sinh học trong trại không được đảm bảo. Dãy nhà kho gồm có 5 phòng: 2 kho
cám, 1 phòng thuốc và 2 phòng còn lại để cho chủ và công nhân ở. Dãy này nằm
giữa trại, đối diện với khu nái đẻ và nái bầu thuận tiện cho việc vận chuyển cám cho
ăn và phân phối thuốc cho các dãy chuồng nuôi.
2.1.3 Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc
2.1.3.1 Chuồng trại
Trại được xây dựng từng dãy nằm cách xa nhau, và có chức năng khác nhau
gồm dãy nái đẻ, dãy nái bầu và nái khô, dãy heo cai sữa và hai dãy chuồng thịt nhỏ,
thịt lớn.
Các dãy chuồng lợp bằng tôn, thiết kế hai mái kiên cố tạo sự đối lưu không

khí trong chuồng tránh khí độc (H2S, NH3…) tồn đọng trong chuồng nuôi gây bệnh
trên đường hô hấp. Bên trong được bố trí hệ thống quạt giúp giảm nhiệt và thông
thoáng. Xung quanh mỗi dãy chuồng đều che bằng bạt nhằm tránh mưa tạt, gió lùa
và được kéo ra khi nắng nóng tránh hầm bí. Hệ thống hành lang ở cuối trại nối
thông giữa chuồng nái đẻ, chuồng nái mang thai, chuồng thịt nhỏ và thịt lớn.
Chuồng đẻ là một dãy chuồng đôi gồm 40 ô đối xứng nhau qua hành lang
rộng 1,1 m, diện tích mỗi ô là 1,8 x 2,2 m, có 2 núm uống cho heo mẹ và heo con,
mặt sàn cách nền 50 cm với độ dốc nền chuồng là 150. Trong đó diện tích dành cho
heo mẹ là 0,6 x 2,2 m có khung sắt cố định heo mẹ tránh dẫm, đè heo con. Sàn
chuồng nái bằng đan rất chắc chắn có những rãnh song song để thoáng khí và tránh
đọng nước, sàn heo con hai bên làm bằng nhựa dẻo cứng có rãnh, tháo lắp dễ dàng
thuận tiện làm vệ sinh. Mỗi ô chuồng đều có lồng úm bằng sắt với thể tích 0,5 x 0,7
x 0,5 m được may bằng bao cám. Tùy thời tiết mà lồng úm được giữ lâu hay nhanh
trong ô đẻ, trời nắng nóng thì để trong vòng 3 – 5 ngày, mùa mưa thì lâu hơn từ 7 –

4


10 ngày. Mỗi ô đều được trang bị đèn úm 100 W được bật suốt đêm từ khi đẻ đến
cai sữa. Vào mùa mưa thì đèn úm được bật 24/24 giờ trong tuần đầu.
Nái khô và nái bầu được nuôi trong lồng sắt cá thể, gồm 138 ô chia ra làm 2
dãy đối xứng nhau. Mỗi ô có diện tích 0,6 x 2,2 m, sàn bằng đan có rãnh nhỏ thoát
nước, mặt sàn cách mặt đất 0,5 m. Heo đực thí tình cũng được nhốt ở đây, thuận
tiện cho việc phát hiện nái lên giống. Cả chuồng đẻ và chuồng bầu đều có rãnh thoát
nước nằm giữa nền chuồng, độ dốc 150 dễ dàng thoát nước thải và phân ra hệ thống
biogas.
2.1.3.2 Thức ăn
Chuồng nái khô và nái bầu sử dụng 3 loại cám đó là: cám Bình phước số 8
dành cho nái mang thai giai đoạn đầu (60 ngày đầu thai kỳ), cám Bình Phước số 9
dành cho nái mang thai giai đoạn 2 và cám Higain HP054 (Greenfeed) cho nái khô.

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám heo nái mang thai Bình Phước
Hàm lượng

Thành phần dinh dưỡng

Số 8

Số 9

Đạm tối thiểu (%)

13

16

Ẩm độ tối đa (%)

14

14

Xơ tối đa (%)

8

8

Can – xi (%)

0,7 – 1,4


0,7 – 1,4

0,7

0,7

0,2 – 1

0,2 – 1

2800

3000

Phốt – pho tối thiểu (%)
Muối (%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg)

(Nguồn: Công ty cám Bình Phước, 2010)
Chuồng nái đẻ sử dụng cám Higain HP054 (Greenfeed) cho heo mẹ và cám
Cargill Red 1012 cho heo con. Heo mẹ cho ăn ngày 3 lần: sáng 6 giờ, chiều 15 giờ
và tối 20 giờ. Heo con thì bắt đầu tập ăn từ 7 ngày tuổi.

5


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám heo nái đẻ và nái khô Greenfeed HP054
Thành phần dinh dưỡng


Hàm lượng

Đạm tối thiểu (%)

16

Ẩm độ tối đa (%)

14

Xơ tối đa (%)

6

Can – xi (%)

0,8 – 1,2

Phốt – pho tối thiểu (%)

0,6

Muối (%)

0,3 – 1

Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg)

3100


Chlotetracycline tối đa (mg/kg)

50

Enramycin tối đa (mg/kg)

10

(Nguồn: Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam, 2010)
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám heo con theo mẹ Cargill Red 1012
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Đạm tối thiểu (%)

21

Ẩm độ tối đa (%)

14

Xơ tối đa (%)

5

Can – xi (%)

0,7 – 1,2


Phốt – pho tối thiểu (%)

0,55

Muối (%)

0,2 – 0,5

Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg)

3200

Lincomycin tối đa (mg/kg)

110

Hoặc tylosin tối đa (mg/kg)

110

Hoặc chlotetracycline tối đa (mg/kg)

600

Colistin tối đa (mg/kg)

120

Hoặc neomycin tối đa (mg/kg)


400

Hoặc haquinol tối đa (mg/kg)

600

(Nguồn: Công ty Cargill Việt Nam, 2010)

6


2.1.3.3 Nước uống
Nước uống được bơm từ 3 giếng khoang lên bồn chứa, rồi theo hệ thống ống
nhựa PVC dẫn đến từng chuồng. Heo uống nước qua vòi nước tự động. Mỗi tuần
nước được khử trùng 1 lần bằng thuốc khử trùng Aquasept F (Bayer).
2.1.3.4 Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho tất cả heo tại trại
Tên vắc – xin

Thời điểm

Circumvent+ Myco- Pac

18 ngày

Dịch tả (lần 1)

Coglapest

Tuần 5


2 ml

Circovirus (lần 2)

Circumvent

Tuần 6

2 ml

FMD (lần 1)

Aftopor

Tuần 7

2 ml

APP (lần 1)

Coglapix

Tuần 8

2 ml

Dịch tả (lần 2)

Coglapest


Tuần 9

2 ml

FMD (lần 2)

Aftopor

Tuần 11

2 ml

APP (lần 2)

Coglapix

Tuần 12

2 ml

Parvovirus (lần 1)

Parvo Shield LSE

Tuần 1

2 ml

Giả dại


PR−Vac Plus

Tuần 2

2 ml

Heo hậu bị

FMD

Aftopor

Tuần 3

2 ml

( ngày làm

Dịch tả

Coglapest

Tuần 4

2 ml

vắc – xin tính là

Parvovirus (lần 2)


Parvo Shield LSE

Tuần 5

2 ml

tuần 1)

Giả dại (lần 2)

PR-Vac Plus

Tuần 6

2 ml

Circovirus

Circumvent

Tuần 7

2 ml

Nội ngoại ký sinh

Ivermectin 10

Tuần 8


2 ml

Dịch tả

Coglapest

Tuần 10

2 ml

Giả dại

PR−Vac Plus

Tuần 11

2 ml

FMD

Aftopor

Tuần 12

2 ml

Tuần 13

2 ml


Loại heo
Heo con theo mẹ

Heo cai sữa

Nái mang thai

Nái nuôi con

Tên bệnh phòng ngừa
Circovirus +
Mycoplasma

E. coli + Clostridium

Escherichia coli bacterin + litter
Guard LT-C

Liều
2 ml+ 2
ml

Kháng viêm

amoxicillin

Tuần 14

2 ml


Nội ngoại ký sinh

Ivermectin 10

Tuần 15

2 ml

Không sử dụng vắc – xin

(Nguồn: Trại heo Duy Hoàng)

7


2.1.3.5 Vệ sinh thú y
Vệ sinh trong và ngoài chuồng được công nhân thực hiện hằng ngày, nhổ cỏ,
quét rác, tạo môi trường sạch sẽ thông thoáng hạn chế mầm bệnh ẩn nấp, sinh sản.
Máng ăn chuồng nái đẻ và chuồng nái mang thai được rửa sạch ngày 2 lần sau khi
nái ăn xong. Heo nái đẻ và heo con theo mẹ không tắm nhưng gầm chuồng được xịt
sạch sẽ hằng ngày, phân được dọn liên tục nhằm tránh vấy bẩn heo con và heo con
có thể ăn phải gây tiêu chảy. Hành lang chuồng đẻ cũng được quét thường xuyên.
Nái mang thai tắm hằng ngày, phân được dọn cùng lúc cho ăn. Thời tiết bình
thường công nhân sẽ tắm heo cai sữa, heo thịt ngày 1 lần, những ngày nắng nóng
heo sẽ được tắm 2 lần/ngày nhằm giảm stress cho heo.
Sau khi cai sữa chuồng đẻ được phun sát trùng sạch sẽ, các tấm đan nhựa sẽ
được tháo ra đem ngâm NaOH 10 % trong 2 ngày sau đó được làm sạch dưới vòi áp
lực cao, rồi phơi khô trước khi đem lắp lại. Thời gian bỏ trống ô chuồng tùy thuộc
vào số lượng nái sắp đẻ, nếu có nhiều nái gần tới ngày đẻ thì thời gian bỏ trống ô

chuồng sẽ ngắn lại.
Cống rãnh thường xuyên được khai thông tránh rác thải ứ đọng sinh ruồi,
muỗi. Mỗi dãy chuồng đều có hệ thống cống rãnh nối thông ra hầm biogas để xử lý
phân, nước thải và tạo gas cung cấp nhiên liệu cho máy phát điện cung cấp điện cho
toàn trại sử dụng. Nước thải từ hệ thống biogas được đổ ra một hồ lọc trước khi ra
môi trường ngoài, toàn trại có hai hồ chứa nước thải.
Cổng chính vào trại được bố trí hố sát trùng, xe chở thức ăn, khách tham
quan khi ra vào trại phải đi qua hố sát trùng và hệ thống phun sát trùng triệt để.
Hiện nay tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp nên trại rất hạn chế công nhân và
khách tham quan ra vào. Chuồng trại được phun sát trùng 3 lần/tuần bằng thuốc sát
trùng Omnicide của Bayer (thành phần xem Phụ bảng 1).
2.1.3.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái
(1) Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái mang thai
Bình thường trong 1 tuần chuyển từ chuồng đẻ qua, nái khô sẽ lên giống trở
lại. Hằng ngày nhân viên kỹ thuật sẽ đi quan sát, kiểm tra 2 lần vào buổi sáng lúc 6

8


giờ và chiều lúc 4 giờ 30 để phát hiện nái lên giống và những biểu hiện bất thường
khác. Trong giai đoạn nái lên giống và phối thì cho ăn cám Higain HP054
(Greenfeed) 2 kg/ngày.
Sau 21 ngày kể từ lúc phối nái không có biểu hiện lên giống lại xem như nái
đã đậu thai. Lúc này nái sẽ được chuyển sang ăn cám Bình Phước số 8. Mức ăn tăng
dần lên 2,5 – 3 kg/ngày tùy theo thể trạng nái. Đối với nái gầy ốm mức ăn cao hơn
nái bình thường và nái mập nếu không sẽ không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai
đoạn này dẫn đến thiếu sữa cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Khi nái mang thai đến
tháng thứ 3 thì chuyển sang cho ăn cám Bình Phước số 9. Tùy theo thể trạng nái mà
mức ăn của giai đoạn này là 3,5 – 4,5 kg/ngày. Vì thời kỳ này thai đã lớn sử dụng
nhiều dưỡng chất trong nái mẹ để phát triển.

(2) Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái đẻ
Trước đẻ 7 − 10 ngày sẽ chuyển sang chuồng đẻ, heo nái được cho ăn thức
ăn của nái đẻ (Greenfeed HP054), trung bình nái ăn ngày 2,5 – 3 kg/ngày. Một đến
hai ngày trước khi đẻ cho nái ăn khẩu phần hạn chế (1,5 – 2 kg) nhằm giúp heo nái
đẻ con được dễ dàng và hạn chế bệnh viêm vú sau khi sinh. Ngày heo nái đẻ tùy thể
trạng nái mà có thể cho ăn 0,5 kg hoặc không cho ăn. Trước khi nái đẻ chuẩn bị
lồng úm, đèn úm, bột Mistral và các vật dụng cần thiết khác. Heo nái đẻ được theo
dõi kỹ và cho đẻ tự nhiên. Tùy vào sức rặn của nái mà công nhân quyết định có
tiêm oxytocin hay không. Khi nái đẻ được 2 – 3 con thì bắt ra cho bú vừa tận dụng
được nguồn sữa đầu, trong sữa có nhiều kháng thể cung cấp cho heo con vừa kích
thích heo mẹ tiết oxytocin tự nhiên giúp heo mẹ đẻ nhanh hơn. Thời gian đẻ trung
bình là 15 – 20 phút/con, đối với những nái đẻ chậm trên 30 phút cho 1 con, nái rặn
nhiều mà không đẻ thì can thiệp bằng cách đưa tay vào móc ra. Sau khi nái đẻ xong
hết thì tiêm 4 – 5 ml (40 –50 UI oxytocin nhằm kích thích heo mẹ tống hết sản dịch
ra ngoài tránh viêm nhiễm. Đồng thời kỹ thuật trại còn tiêm thêm từ 15 – 20 ml
Amoxi 15% (thành phần 15 % amoxicillin) để tránh nhiễm trùng. Sau khi đẻ 24 giờ
nái được truyền 1 chai Glucose 5% (Saigonvet) + 20 ml Calcium – B12 + 10ml
Catosal 10 % +5ml Vitamin C + 10 ml Bio B. complex – C (thành phần và hàm

9


lượng xem Phụ bảng 1). Đối với nái đẻ nhiều trên 12 con thì ghép con với những
bầy đẻ sau đó hoặc bán heo con sơ sinh, loại những con nhỏ hơn 0,8 kg, dị tật, yếu.
Trung bình trại chỉ để nuôi từ 10 – 12 con/nái. Sau đẻ thì khẩu phần ăn của nái tăng
dần đến ngày thứ năm thì đạt mức tối đa (6 kg). Thường xuyên quan sát theo dõi
tình trạng của nái nhằm phát hiện nái viêm đường sinh dục, bỏ ăn, và các bệnh lý
khác để kịp thời điều trị tránh làm nái suy yếu, mất sữa ảnh hưởng đến đàn con.
Ngày cai sữa thì tiêm cho nái thuốc bổ AD3E (1 ml/60 – 70 kg thể trọng) nhằm kích
thích nái lên giống lại.

2.1.3.7 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con
Heo con sau khi được đẻ ra thì một tay cầm ngang bụng một tay dùng khăn
sạch lau sạch nhớt trong miệng, mũi nhằm kích thích hô hấp. Sau đó cho vào lồng
úm rắc bột Mistral từ cổ đến chân, bật đèn úm nhằm giúp heo con giữ được thân
nhiệt ổn định. Khi nái đẻ được 2 – 3 con thì bắt heo con ra khỏi lồng úm cho heo
con bú sữa. Sau khi nái đẻ hết thì cho uống kháng thể Ig One − S (Hàn Quốc) với
liều 1 ml/con và cân trọng lượng. Ngày thứ 2 tiến hành bấm răng, cắt đuôi. Đuôi sau
khi được cắt thì nhúng vào dung dịch iodine tránh nhiễm trùng. Ba ngày chích sắt
lần 1 (1 ml/con) của công ty cổ phần CP Việt Nam và cho uống thuốc phòng trị cầu
trùng Baycox 5 % (1 ml/con) của Bayer. Việc chích sắt được lặp lại lần 2 vào lúc 10
ngày tuổi. Bốn ngày thiến heo đực, trước khi thiến tiêm mỗi con 0,5 ml Catosal 10
% (Bayer) và 0,5 ml amoxicillin để tăng cường sức khỏe và chống nhiễm trùng. Sau
7 ngày tập cho heo con ăn, tập ăn sớm để tránh tình trạng thiếu sữa mẹ sau này.
Công nhân lu ôn trực trên chuồng đẻ để can thiệp kịp thời khi heo mẹ đè con
nhằm giảm tỷ lệ chết đè. Theo dõi hằng ngày cũng để phát hiện heo con bị tiêu
chảy, hô hấp kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng đến tăng trọng, giảm thấp tỷ lệ chết
bệnh trên heo con.
Khi được 24 ngày tuổi thì tiến hành cân heo và cai sữa, những con có trọng
lượng quá nhỏ thì được ghép bầy cho nái khác nuôi. Ngày chuyển sang chuồng cai
sữa heo con được chích 1 ml Catosal 10 % nhằm kích thích biến dưỡng, kháng bệnh
và phòng rối loạn trao đổi chất, chống stress cho heo con.

10


2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Một số bệnh thường xảy ra trên nái mang thai
2.2.1.1 Chứng không đậu thai
Các nguyên nhân heo nái lên giống lại sau 21 ngày phối giống hoặc thụ tinh
nhân tạo là do: tinh trùng không gặp được noãn do tử cung bất thường hoặc ống dẫn

trứng bị xoắn. Trứng chết sau khi thụ tinh do khiếm khuyết di truyền hoặc tinh bị
yếu. Hợp tử chết sau khi thụ tinh 12 ngày do nuôi dưỡng quá mức, stress nhiệt,
bệnh gây sốt (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ánh Hồng, 2010).
Ảnh hưởng từ con đực
Do di truyền hoặc bẩm sinh, dịch hoàn bị ẩn, phát triển không bình thường
(không phát triển, kém phát triển, phát triển quá mức hoặc bị teo) hay do đực bị
lưỡng tính. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý, chuồng trại dơ bẩn thiếu
ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh, khẩu phần dinh dưỡng
không cân đối, khai thác đực quá dày hoặc quá thưa. Tình trạng sức khỏe của đực,
đực già tinh trùng giảm hoạt lực, đực nhiễm bệnh truyền nhiễm hoặc do đực đồng
huyết với con cái (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ánh Hồng, 2010).
Ảnh hưởng từ con cái
Heo cái hậu bị
Do sai sót trong khâu chọn giống, chọn nhầm heo dị tật bẩm sinh, bộ phận
sinh dục không phát triển, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Hoặc heo bị rối loạn nội tiết tố
làm chu kỳ động dục không đều. Heo bị viêm nhiễm đường sinh dục.
Nái sinh sản
Do bất thường trong sinh sản: thai to, xương chậu hẹp, nái đẻ khó làm xây
sát bộ phận sinh dục gây ra viêm nhiễm, làm cho nái chậm động dục lại. pH âm đạo
của nái và pH tinh dịch sai biệt lớn làm tinh trùng chết nhiều, hoặc do nái rối loạn
nội tiết tố có chu kỳ sinh dục không đều. Nái già, nái trên 7 – 8 lứa, nái viêm nhiễm
hoặc do nái bị bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai (Trần Văn Dư,
2008).

11


Do chăm sóc nuôi dưỡng: sử dụng thuốc rửa tử cung không đúng nồng độ,
thụt rửa tử cung không đúng kỹ thuật, thuốc chảy ra ngoài không hết theo sừng tử
cung đến ống dẫn trứng tiếp xúc với noãn sào làm noãn sào bị chai hoặc bị nang.

Nhiệt độ môi trường nuôi cũng rất quan trọng, nhiệt độ tới hạn của heo xấp xỉ 280C,
khi nhiệt độ không khí lên đến 320 C heo nái giảm tỷ lệ thụ tinh 30 – 80 %, chậm
động dục hoặc không động dục, tỷ lệ rụng trứng giảm, tỷ lệ chết phôi tăng (Hồ Thị
Kim Thoa, 2008).
2.2.1.2 Viêm đường sinh dục
Trong quá trình mang thai heo nái vẫn có thể bị viêm đường sinh dục. Từ
trong âm hộ có dịch viêm chảy ra. Dịch viêm có khi loãng trắng đục như nước vo
gạo, mùi tanh, có khi đặc như mủ trắng ngà, dính ở hai bên mép âm môn. Nguyên
nhân do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng thụ tinh
nhân tạo, các dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng, khi phối có thể đưa vi khuẩn
từ ngoài vào tử cung nái gây viêm. Heo nái phối giống trực tiếp, heo đực mắc bệnh
viêm bao dương vật, hoặc mang vi khuẩn từ những con heo nái khác đã bị viêm tử
cung, viêm âm đạo truyền sang heo khỏe. Trong sản dịch viêm thường có sự xuất
hiện của vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus. Dạng viêm này nếu nhẹ thì không
ảnh hưởng đến bào thai còn nặng thì có thể sẩy thai trên nái. Nếu xảy ra vài ngày
sau khi phối, nái sẽ không đậu thai (Đỗ Cường Thịnh, 2005).
2.2.1.3 Sẩy thai
Hiện tượng sẩy thai gây ra nhiều hậu quả quan trọng, làm cho sức khỏe vật
nuôi bị giảm sút, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn, cơ quan sinh dục bị bệnh và dễ
dàng dẫn đến hiện tượng vô sinh, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của đàn gia
súc.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), thì quá trình gia súc có thai bị gián
đoạn, bị ngắt quãng thì được gọi là hiện tượng sẩy thai. Bào thai được đẩy ra khỏi
cơ thể mẹ khi đã chết hay con sống. Hiện tượng sẩy thai thường do sức sống của
bào thai quá yếu, quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và các bộ phận khác

12


không bình thường. Mặt khác có thể do bệnh lý ở cơ quan sinh dục cái nói riêng và

cơ thể nói chung gây nên hiện tượng sẩy thai (trích dẫn Mai Hiếu Ngọc, 2005).
Heo nái sau khi có thai, bị sẩy thai thường biểu hiện các trường hợp sau: thai
bị hấp thu còn gọi là tiêu thai, thai bị chết hoặc thai thiếu tháng (tiểu sản).
Có hai loại sẩy thai: sẩy thai hoàn toàn là toàn bộ số thai có trong tử cung nái
còn thiếu tháng đã bị tống ra ngoài, thai đã chết hoặc bị hóa gỗ, hoặc bị thối rữa.
Sẩy thai không hoàn toàn là do một thai hoặc một số thai bị tống ra ngoài đã khô
hoặc bị thối rữa. Số thai còn lại vẫn tiếp tục phát triển trong tử cung đến lúc đủ
tháng heo sẽ đẻ ra bình thường. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy theo trạng
thái cơ thể gia súc mà triệu chứng sẩy thai thể hiện khác nhau.
Sẩy thai do đẻ non: trường hợp sẩy thai đẻ non có những triệu chứng giống
như đẻ bình thường nhưng toàn bộ số heo con đẻ ra do thiếu tháng nên không có
sức sống, rất khó nuôi. Số heo con đẻ non tuy còn sống nhưng không có phản xạ bú
mẹ.
Sẩy thai con bị chết: thường gặp trong thực tế. Trong thời gian mang thai nếu
tất cả thai trong tử cung heo mẹ bị chết, chúng trở thành vật lạ trong tử cung mẹ,
chúng sẽ kích thích làm cho tử cung co bóp mạnh và tống toàn bộ thai bị chết ra
ngoài. Trong số thai bị chết có nhiều thai đã bị cơ thể mẹ hấp thu nước nên thai khô
cứng như gỗ (Trần Thị Dân, 2003).
Nguyên nhân
Nguyên nhân do truyền nhiễm
Căn nguyên truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể thú mẹ theo hai con đường:
nhiễm trùng máu và nhiễm trùng qua đường sinh dục (Nguyễn Văn Thành, 2002).
Sự nhiễm trùng đường máu là do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, hít thở qua
không khí, đường sinh dục. Trong các bệnh truyền nhiễm gây sẩy thai thường gặp
nhiều là sẩy thai truyền nhiễm. Bệnh sẩy thai có thể là kế phát bệnh truyễn nhiễm
khác như xoắn khuẩn, dịch tả heo, đóng dấu, tụ huyết trùng, phó thương hàn (Trần
Tiến Dũng và ctv, 2002; Nguyễn Văn Thành, 2002).

13



Nguyên nhân không truyền nhiễm
Sẩy thai do nuôi dưỡng: do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý khai thác
và sử dụng không phù hợp với gia súc có thai như: thức ăn, nước uống không đầy
đủ, chất lượng kém, gia súc làm việc quá sức ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất,
sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối quan hệ giữa bào thai và thú mẹ từ
đó gây ra hiện tượng sẩy thai. Trong thực tế sẩy thai thường xảy ra khi thiếu đạm,
khoáng và đặc biệt là một số vitamin cần thiết (vitamin A, vitamin D, vitamin E).
Sẩy thai do tổn thương: có thể do một số nguyên nhân như bị đá, bị húc vào
trong bụng, bị ngã trượt do nền quá trơn, gia súc bị chẹt do cửa chuồng quá hẹp.
Khi khám qua trực tràng không đúng kỹ thuật, dùng thuốc làm âm đạo bị kích thích
mạnh. Ngoài ra do phối giống nhầm gia súc đã có thai trong trường hợp động dục
giả.
Điều trị
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), heo sẩy thai trong các trường hợp đẻ non
tháng, chết thai, thai hóa gỗ đã được thải ra ngoài hết thì không cần can thiệp. Chỉ
cần tìm ra nguyên nhân sẩy thai và chú ý việc nuôi dưỡng, chăm sóc heo nái một
cách hợp lý khoa học, trong đó việc cho heo nái ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, chất
khoáng và sinh tố thì sau khi sẩy thai một thời gian ngắn heo sẽ động dục trở lại.
Nếu heo bị sẩy thai sau đó trong đường sinh dục có dịch bẩn chảy ra như mủ,
có mùi hôi thối. Hiện tượng này chứng tỏ đường sinh dục của nái đã bị viêm. Gặp
trường hợp này thì phải điều trị ngay nếu để lâu nái sẽ mất khả năng sinh sản.
2.2.1.4 Viêm khớp
Nguyên nhân
Chủ yếu do tổn thương cơ giới gia súc bị trượt ngã, cắn nhau, khớp xương bị
va đập mạnh vào vật cứng gây nên. Ngoài ra heo mắc các bệnh như đóng dấu son,
tụ huyết trùng hoặc bị viêm tử cung cũng có thể bị viêm khớp nhiễm trùng kế phát.
Cơ thể nái bị nhiễm liên cầu khuẩn gây dung huyết, chúng xâm nhập vào cơ
thể gây viêm họng, viêm hạch amiđan, từ những ổ viêm trên, vi khuẩn theo mạch
máu, mạch lâm ba chúng khu trú tại vùng khớp gây bệnh.


14


×