Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm ADE selplex đến khả năng sinh sản của lợn nái ngoại và sinh trưởng của lợn con theo mẹ tại trang trại lợn Phùng Xuân Hà tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.19 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HIỆU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ADE - SELPLEX
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI NGOẠI
VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRANG TRẠI LỢN PHÙNG XUÂN HÀ - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HIỆU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ADE - SELPLEX
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI NGOẠI
VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRANG TRẠI LỢN PHÙNG XUÂN HÀ - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hiền Lương


THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hiệu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay
luận văn của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn và cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Phạm Thị Hiền Lương đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về cơ sở vật chất của Viện
Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Phòng khám
đa khoa Y cao Hồng Đức - Thành phố Yên Bái.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công nhân của
trang trại lợn Phùng Xuân Hà (Yên Bái) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian thực hiện luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hiệu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN .........v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................2
3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái ......................................................4

1.1.2. Khả năng sản xuất của lợn nái ..........................................................................5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái ................................9
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn .....................10
1.1.5. Những hiểu biết về vitamin A, D, E và selen .................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .............................................21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................29
1.2.3. Thông tin về chế phẩm ADE - selplex ............................................................31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .33
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................33
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
2.4.1. Chọn đối tượng nghiên cứu .............................................................................33


iv
2.4.2. Xác định hàm lượng vitamin A, D, E và selen trong thức ăn của lợn nái ......33
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................35
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi trên lợn nái ....................................................................36
2.4.5. Các chỉ tiêu theo dõi trên lợn con và phương pháp xác định ..........................38
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................42
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới sức sản xuất và khả năng kháng
bệnh của lợn nái ........................................................................................................42
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới sức sản xuất của lợn nái ...........42
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới khả năng kháng bệnh của lợn nái ... 47
3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn nái thí nghiệm sau đẻ 20 ngày ...............49
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến sức đề kháng và khả năng sinh
trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa .................................................................51

3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến sức đề kháng của lợn con .......51
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới khả năng sinh trưởng của lợn con .. 57
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến khả năng chuyển hóa thức ăn
của lợn con thí nghiệm ..............................................................................................65
3.3. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm ADE - selplex cho lợn nái và lợn con ....66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................69
1. Kết luận .................................................................................................................69
2. Đề nghị ..................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................................................................79


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hiệu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng vitamin A, D, E và selen trong 1kg thức ăn của lợn
thí nghiệm .............................................................................. 34

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (lặp lại 3 lần) ............................................ 36
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến khả năng sinh sản
của lợn nái .............................................................................. 42
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới chất lượng đàn lợn con .. 45
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex tới khả năng kháng
bệnh của lợn nái ...................................................................... 48
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn nái thí nghiệm sau đẻ 20 ngày .... 49
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn con thí nghiệm 20 ngày tuổi ....... 51
Bảng 3.6. Kết quả phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm ......... 54
Bảng 3.7. Kết quả phòng và trị hội chứng viêm phổi ở lợn con thí nghiệm ........ 56
Bảng 3.8. Khối lượng lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân (kg)......................... 58
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn (g/con/ngày)...... 62
Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%) ........................ 64
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn tập ăn/kg tăng khối lượng của lợn con thí nghiệm .. 65
Bảng 3.12. Chi phí thức ăn + Thuốc thú y + Chế phẩm/kg tăng KL lợn con giai
đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.......................................................... 67


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ........................ 60
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn ......... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Có

thể nói, chăn nuôi lợn là nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình. Phát
triển nghề chăn nuôi lợn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, cung cấp cho nhu cầu
trong nước, xuất khẩu và đang được chú trọng để đáp ứng xu thế hội nhập của
nước ta.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam đến năm 2015 là phát
triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có
điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô
nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn
nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0%
năm, đạt khoảng 33 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp
khoảng 30% (Vũ Trọng Bình và cs, 2014 [2]).
Hiện nay, chăn nuôi lợn nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nhất
là các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân chính là do giá thịt lợn không ổn
định, giá thức ăn cao. Đặc biệt, dịch bệnh xảy ra quanh năm, gây tổn thất lớn
cho ngành chăn nuôi. Mặt khác, khi chăn nuôi phát triển mạnh, chất thải chăn
nuôi gây ô nhiễm môi trường không ngừng gia tăng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, cần áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã
nghiên cứu và sản xuất các loại chế phẩm sinh học, có tác dụng kích thích
sinh trưởng của vật nuôi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ổn định hệ vi sinh vật
có lợi, đồng thời ức chế sinh trưởng, phát triển của một số loại vi sinh vật gây
bệnh trong đường tiêu hóa của vật nuôi.
ADE - selplex là một chế phẩm sinh học như vậy. Với việc bổ sung chế
phẩm vào thức ăn, ADE - selplex cung cấp hàm lượng vitamin A, D3, E,


2

nguyên tố vi lượng selen làm tăng khả năng sinh sản, tăng khả năng tiết sữa,
ngừa bại liệt, còi xương và tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Do vậy, có tác

dụng tốt trong phòng bệnh tiêu chảy, đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng
của lợn. Để đánh giá được vai trò và hiệu quả kinh tế của chế phẩm ADE selplex trong thực tiễn chăn nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh
hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến khả năng sinh sản của lợn nái
ngoại và sinh trưởng của lợn con theo mẹ tại trang trại lợn Phùng Xuân
Hà - tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định cách bổ sung chế phẩm ADE - selplex hợp lý nhất để nâng
cao khả năng sản xuất của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi lợn sử dụng chế phẩm ADE selplex nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến
sức sản xuất và kháng bệnh của lợn nái.
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của chế phẩm ADE - selplex đến
khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học về sử dụng chế
phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là bổ sung các loại vitamin A, D,
E và selen cho lợn nái và lợn con, nhằm nâng cao sức đề kháng và khả năng
sản xuất của chúng.
- Đề tài còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, nhằm
ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Đóng góp thêm
những tư liệu khoa học cho giảng dạy và nghiên cứu.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay

luận văn của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn và cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Phạm Thị Hiền Lương đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về cơ sở vật chất của Viện
Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Phòng khám
đa khoa Y cao Hồng Đức - Thành phố Yên Bái.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công nhân của
trang trại lợn Phùng Xuân Hà (Yên Bái) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian thực hiện luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hiệu


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái
Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể

dịch của cơ thể điều tiết, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh
(thời tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng...). Trong chăn nuôi, người ta đánh giá
lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao, thành thục sớm, đẻ dễ và ít gặp
khó khăn trong khi đẻ. Lợn nái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục. Lợn là loài gia
súc đa thai, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý có thể đẻ 1,8 - 2,4
lứa/năm và đạt 10 - 12 con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả năng tiết sữa cao,
các giống nội thường có từ 10 vú trở lên, lợn Móng Cái thường có 12 - 16 vú.
Thời gian chửa, đẻ của lợn từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1998 [23]).
* Một số đặc điểm sinh lý của lợn nái chửa cần lưu ý:
Theo Lê Hồng Mận (2002) [19], lợn nái chửa sau khi phối giống thụ
thai, nhau thai phát triển nhờ vào sự cung cấp dinh dưỡng, hô hấp qua hệ
thống tuần hoàn máu của lợn mẹ, đồng thời sừng tử cung cũng lớn lên theo
nhịp độ phát triển của nhau thai và bào thai. Lợn mẹ có bào thai lớn thì lợn
con sơ sinh cũng lớn. Khối lượng lợn con chiếm 7 - 7,5/10 bào thai.
Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2001) [20] đã khẳng định, lợn nái
thiếu dinh dưỡng sẽ đẻ ra con còi cọc, yếu, chống đỡ với các yếu tố bất
lợi của môi trường kém.
Theo Sakagami N. và cs (2015) [72], có thể đánh giá được chất lượng,
khả năng tồn tại và sự phát triển tiếp theo của phôi lợn trong cơ thể lợn nái
bằng cách xác định mức tiêu thụ oxy của phôi lợn. Phôi được phẫu thuật vào
ngày thứ 5 hoặc ngày thứ 6 sau khi thụ tinh nhân tạo và mức tiêu thụ oxy của
phôi được xác định bằng dụng cụ chuyên môn: ở ngày thứ 5, mức tiêu thụ oxy


5

của phôi là 0,56 ± 0,03 mol; ngày thứ 6, phôi có tỷ lệ tiêu thụ oxy là 0,58 ± 0,13
mol. Kết quả nghiên cứu mới này sẽ góp phần vào việc đánh giá khả năng thụ
thai của lợn nái sau khi phối giống...
Nguyễn Quang Linh (2005) [15] cho biết, ở lợn nái 80 ngày chửa đầu

tiên của thai kỳ, thai còn bé, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên không đáng kể, 34
ngày cuối của thai kỳ, thai phát triển rất nhanh đòi hỏi dinh dưỡng cung cấp
cho lợn mẹ phải cao.
1.1.2. Khả năng sản xuất của lợn nái
Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [23], việc đánh giá khả năng sản xuất
của lợn nái được thông qua các chỉ tiêu:
1.1.2.1. Khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
* Số con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ
Trong vòng 24 giờ sau khi đẻ, những lợn con được sinh ra nếu không
đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, đầu to
mông bé… thì sẽ bị chết, những lợn con chưa nhanh nhẹn dễ bị mẹ đè chết.
* Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống được tính theo công thức:
Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Tỷ lệ sống (%) =

Số con đẻ ra còn sống

x 100

Trong một ổ lợn nái thường đẻ ra 3 loại:
- Loại đẻ ra còn sống: số con sơ sinh sống đến 24 giờ = Số con đẻ ra
sống - Số con chết trong 24 giờ.
- Loại thai non: là loại thai phát triển không hoàn toàn, đẻ ra nhưng còn
non tháng. Loại thai non đã chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra.
Do vậy, số thai non cao trong một lứa đẻ sẽ làm cho số lợn con sơ sinh trong
lứa thấp.
- Loại thai gỗ: là loại thai đã chết trong tử cung lúc 35 - 90 ngày tuổi.
Thai chết ở giai đoạn này không gây sảy thai mà các bào thai chết thường khô

cứng lại.


6

Số lợn con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ sẽ là nguyên nhân
làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ cho một lứa đẻ.
* Số lợn con cai sữa/lứa
Là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa dài
hay ngắn phụ thuộc vào trình độ chế biến thức ăn cho lợn con.
Số lợn con cai sữa/lứa là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết
định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa
của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế
các yếu tố bệnh tật cho lợn con.
Số con sống đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số lợn con để lại nuôi

x 100

* Số lợn con cai sữa/nái/năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Nghề
nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng lợn con cai sữa/nái/năm.
Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì
số lượng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao.
1.1.2.2. Chất lượng đàn con
Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [23], việc đánh giá chất lượng đàn
con dựa vào các chỉ tiêu sau:
* Khối lượng sơ sinh toàn ổ

Là khối lượng được cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và
chưa cho bú sữa lần đầu.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi dưỡng
thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho
lợn nái chửa.
* Khối lượng 21 ngày toàn ổ
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá tăng trọng của
lợn con và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.


7

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [5], khối lượng toàn ổ lúc 21
ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của lợn mẹ. Vì sản lượng sữa
của lợn mẹ cao nhất lúc 21 ngày tuổi sau khi đẻ. Khối lượng toàn ổ cao thì
sản lượng sữa của lợn mẹ cao.
Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 5 - 8 lần lúc sơ sinh. Nó
phụ thuộc vào khả năng tiết sữa và chọn làm giống của lợn nái (Hội chăn nuôi
Việt Nam, 2004 [10]).
* Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa
Tùy theo khối lượng lợn con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa: 21,
28, 35 ngày, mà người ta chế biến loại thức ăn cho phù hợp.
Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm
nền tảng và là điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng.
* Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con
Trong một lứa lợn, sự đồng đều giữa các cá thể trong đàn nói lên khả
năng nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho lợn con. Tỷ
lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cá thể có khối lượng thấp
nhất trong đàn so với cá thể có khối lượng cao nhất trong đàn. Sự chênh lệch
khối lượng giữa hai cá thể này càng ít, thì tỷ lệ đồng đều càng cao.

1.1.2.3. Khoảng cách lứa đẻ
Là thời gian để hoàn thành một chu kỳ sinh sản.
Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động
dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa.
Trong 3 yếu tố trên, thì thời gian mang thai là không thể thay đổi, còn
thời gian nuôi con và thời gian chờ phối giống, có thể rút ngắn khoảng cách
giữa hai lứa đẻ.
1.1.2.4. Khả năng tiết sữa
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của
lợn mẹ, đặc điểm của giống. Giống khác nhau thì khả năng tiết sữa cũng
khác nhau.


8

Ngày nay, người ta dùng phương pháp lấy khối lượng toàn ổ lúc 21
ngày tuổi hoặc 45 ngày tuổi tùy theo thời gian cai sữa, làm chỉ tiêu đo khả
năng tiết sữa của lợn mẹ.
Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho cai sữa
sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày 28, hoặc ngày thứ 42…tùy theo trình độ chăn
nuôi của từng cơ sở (Nguyễn Thiện và cs, 1996 [24]).
Trần Văn Thịnh (1982) [27] cho rằng, thức ăn đầu tiên của lợn con là
sữa đầu. Sữa đầu có màu trong, hơi vàng và đặc, được tiết ra trong 2 - 3 ngày
đầu sau khi đẻ. Trong sữa đầu, các thành phần hóa học đều đặc hơn sữa
thường: lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 - 18% so với 5 - 6%). Trên
50% protein của sữa đầu là globulin, đặc biệt là γ - globulin. Hàm lượng γ globulin giảm rất nhanh, sau 12 giờ đã giảm đi 3/4, γ - globulin là thành phần
quan trọng tạo nên sức đề kháng chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh.
Theo Trần Văn Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [3], lượng sữa của lợn
mẹ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của tuyến vú, thời kỳ có chửa cũng
như sau khi đẻ một thời gian. Trong thời kỳ có chửa, sự phát triển của tuyến

vú chịu tác động của một số hormone của các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục,
tuyến yên, tuyến thượng thận. Sau khi đẻ, nó phụ thuộc vào số lượng con.
Qua nhiều thí nghiệm nghiên cứu cho thấy, lượng sữa mẹ thay đổi tùy
theo mức độ dinh dưỡng, giống lợn, số lợn con…
Trong thời kỳ tiết sữa của lợn mẹ (60 ngày), lượng sữa có sự thay đổi
qua các tuần tuổi. Lượng sữa cao nhất ở tuần thứ 2 và thứ 3 sau khi đẻ.
Lợn nái có thể tiết khoảng 300 kg sữa (60 ngày) trong thời kỳ tiết sữa,
lợn con có thể bú được khoảng 30kg sữa, bình quân mỗi ngày lợn con bú
được 550 gam và mỗi lần bú là 20 - 25 gam.
Sữa lợn mẹ có chất lượng cao, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết cho nhu cầu của lợn con, và đây là loại thức ăn lý tưởng của lợn con.
Để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta dùng công thức sau:
Sản lượng sữa (kg) = Tổng khối lượng tăng của đàn lợn con rồi
nhân với 3.


9

Như vậy, để lợn con tăng lên 1kg cần 3kg sữa. Người ta thường tính sản
lượng sữa của lợn nái 7 ngày nuôi con bằng cách cân khối lượng toàn ổ lợn con
7 ngày tuổi rồi trừ đi khối lượng lợn con sơ sinh toàn ổ rồi nhân với 3. Ngoài
ra, sản lượng sữa của lợn nái khi lợn con 21 ngày tuổi còn bị ảnh hưởng một
phần của thức ăn.
1.1.2.5. Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ
Lợn mẹ sau khi đẻ, nuôi con, cơ thể bị gầy sút, do đó ảnh hưởng tới
thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn mẹ và năng suất của lứa tiếp
theo. Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ càng thấp càng tốt.
Tỷ lệ hao hụt (%) =

KL lợn mẹ sau khi đẻ 24h - KL lợn mẹ sau khi cai sữa

Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24h

x 100

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái
1.1.3.1. Giống và cá thể
- Giống là yếu tố quyết định tới sự sản xuất của lợn nái. Giống và đặc
tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Các giống khác nhau cho năng
suất khác nhau.
- Các cá thể khác nhau có sức sản xuất khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo
cơ thể, đặc điểm sinh lý của từng cá thể.
1.1.3.2. Phương pháp nhân giống
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Cho
nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng cũng chính là năng suất của
giống đó.
Cho lai giống thì sẽ cho năng suất cao hơn hai giống gốc. Các giống
gốc càng thuần, thì khi cho lai giống ưu thế lai càng cao.
Lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn
nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai.
1.1.3.3. Tuổi và khối lượng khi phối giống
Đối với lợn nái hậu bị phải thành thục về tính và thể vóc thì mới được
cho phối giống.


10

Lưu ý: Nái hậu bị động dục lần đầu không nên cho phối ngay mà nên
cho phối giống vào lần động dục thứ hai hoặc thứ ba.
1.1.3.4. Thứ tự lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác

nhau. Lợn nái hậu bị đẻ lứa thứ nhất có số lượng con trên ổ thấp, từ lứa thứ
hai trở đi, số lợn con trên ổ sẽ tăng dần, đến lứa thứ sáu, thứ bảy thì bắt đầu
giảm dần.
1.1.3.5. Kỹ thuật phối giống
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng lợn con trên lứa. Thời
điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa.
Lee W. Y. và cs (2013) [51] đã xác định được protein dimethylarginine
dimethylaminohydrolase 2 (DDAH2) ở lợn tăng 3,6 lần trong giai đoạn trước
động dục so với trong giai đoạn động dục. Vì vậy, tác giả kết luận rằng, protein
DDAH2 được coi như là dấu hiệu phát hiện động dục ở lợn nái sinh sản.
Một số biện pháp quản lý, như chế độ ăn uống của lợn nái hậu bị, điều
kiện chuồng trại, phương pháp kích thích động dục và thời gian lưu trữ tinh
dịch… có ảnh hưởng tới kết quả của các thông số sinh sản như khoảng thời
gian từ cai sữa đến động dục và tỷ lệ phần trăm nhân giống lặp lại (Jong de E.
và cs, 2013 [49]).
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn
1.1.4.1. Yếu tố bên trong
Trần Văn Phùng và cs (2004) [21] cho biết, yếu tố di truyền là một
trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng, phát dục của lợn tuân theo các quy
luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá
trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều
khiển của các hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi


11

chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên
của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự

tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều
khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. STH (somatotropin
hormone) của thuỳ trước tuyến yên là loại hormone rất cần thiết cho sinh
trưởng của cơ thể.
1.1.4.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
- Dinh dưỡng:
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi
trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về
thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn sẽ góp phần thúc đẩy quá
trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường
Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà
còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi
trường không thích hợp sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn
ra bình thường, cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích
hợp cho lợn vỗ béo từ 15 - 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 11oC. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều
tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về
nhiệt càng giảm xuống.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm
độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
- Ánh sáng:
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn, người ta thấy rằng, ánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN .........v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................2
3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái ......................................................4
1.1.2. Khả năng sản xuất của lợn nái ..........................................................................5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái ................................9
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn .....................10
1.1.5. Những hiểu biết về vitamin A, D, E và selen .................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .............................................21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................29
1.2.3. Thông tin về chế phẩm ADE - selplex ............................................................31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .33
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................33
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
2.4.1. Chọn đối tượng nghiên cứu .............................................................................33


13


chế biến, dự trữ thì caroten bị mất đi rất nhiều.
Để bảo vệ vitamin A trong thức ăn hỗn hợp, có thể dùng 2 phương
pháp: bọc vitamin trong gelatin hoặc dùng hoá chất chống oxy hoá như 1,2 dihydro - 2,2,4 - trimetyl quinol (etoxiquin).
Đơn vị quốc tế của vitamin A: 1mg vitamin A tương đương với 3.333,3
UI vitamin A.
* Vai trò của vitamin A
+ Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chất
dinh dưỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử.
+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Tăng khả năng sinh sản (sức sống và số lượng tinh trùng, chống sừng
hoá các tế bào biểu bì ống dẫn trứng...).
+ Bảo vệ và tăng thị lực mắt.
+ Làm giảm quá trình dư đọng canxi cho các thành mao mạch hệ tuần
hoàn, hạn chế tích mỡ trong cơ thể.
* Triệu chứng thiếu vitamin A
Ở lợn: mắt bị đóng vẩy, có thể bị mù. Lợn nái thiếu vitamin A sinh con
dị dạng và bị mù. Trong chăn nuôi lợn nái, nếu thiếu vitamin A nghiêm trọng
cũng xảy ra hiện tượng tiêu thai, sảy thai. Phương pháp tốt nhất là cho lợn nái
sinh sản ăn đủ thức ăn xanh, đặc biệt trong mùa Đông. Đối với lợn được nuôi
chủ yếu bằng thức ăn tinh thì cần bổ sung đủ caroten hoặc vitamin A vào
khẩu phần.
1.1.5.2. Những hiểu biết về vitamin D (Canxiferol)
* Cấu tạo hóa học
Vitamin D gồm có 6 loại: D2, D3, D4, D5, D6 và D7 có công thức hoá học
gần giống nhau, trong đó vitamin D2 và D3 có hoạt tính sinh học mạnh nhất.
Vitamin D2 (Ergocanxiferol) có nguồn gốc thực vật, được tạo thành khi tia cực
tím chiếu vào chất ergosterol. Vitamin D3 (Cholecanxiferol) có nguồn gốc động
vật, được hình thành khi tia cực tím chiếu vào chất 7 - dehydrocholesterol ở da.



14

Hiện nay, vitamin D3 được chiết xuất từ dầu cá dưới tác dụng của tia cực tím.
Cholecanxiferol kết tinh màu trắng, bị phá huỷ bởi ánh sáng và dầu mỡ bị ôi,
đặc biệt khi hỗn hợp vitamin D với các chất khoáng vi lượng. Vitamin E là chất
bảo vệ vitamin D.
* Nguồn cung cấp vitamin D
Vitamin D ít có trong thức ăn, trừ trường hợp như cỏ được phơi
nắng và lá úa của cây còn non. Ở động vật, vitamin D3 có rất nhiều ở cá.
Dầu gan cá là nguồn vitamin D3 tốt và trứng cũng chứa nhiều vitamin D3 .
Hàm lượng vitamin D3 trong sữa thường rất ít, còn sữa non chứa nhiều
gấp 6 - 10 lần sữa thường.
Tuyến phao câu của gà là nơi hình thành và dự trữ vitamin D. Nếu cắt
bỏ tuyến này gà sẽ bị bệnh còi xương (Rickets).
Các tiền vitamin D gồm:
- Ergosterol là tiền vitamin của vitamin D2
- 7-Dehydrocholesterol là tiền vitamin của vitamin D3
Đơn vị quốc tế (IU): 1 IU vitamin D tương đương hoạt động của
0,025µg D3 hoặc D2.
* Vai trò của vitamin D
Về tính chất và tác dụng của vitamin D2 và D3 hoàn toàn giống nhau
nhưng vitamin D3 mạnh hơn và phổ biến hơn. Vitamin D hấp thụ chậm trong
đường ruột. Khi sử dụng các chế phẩm với khối lượng dư thừa canxi sẽ cản
trở quá trình trao đổi và hấp thu vitamin D.
Trong cơ thể, vitamin D tích tụ chủ yếu ở trong gan, tuyến thượng thận,
lách, thận, phổi. Dưới tác dụng của các hợp chất Ca và P, vitamin D bị ion
hoá và nhờ đó vitamin D tích tụ được trong xương.
Vitamin D làm tăng hàm lượng ion canxi trong máu, giúp cho sự hấp
thu Ca và P từ thức ăn, điều hoà sự cân đối của chúng trong máu.
Tăng quá trình thở và trao đổi chất ở mức độ tế bào, tăng cường chức



15

năng gan và đường tiêu hoá.
Vitamin D có tác dụng chống dị ứng.
Do vitamin D trực tiếp điều chỉnh quá trình trao đổi Ca và P, nên trong
thức ăn phải giữ đúng nguyên tắc tỷ lệ hàm lượng Ca : P (2 : 1) nhằm tránh
những rối loạn trao đổi khác mà vitamin tham gia.
* Triệu chứng thiếu vitamin D
Gia súc còn non mắc bệnh còi xương. Gia súc lớn gọi là bệnh mềm
xương (Osteomalacia). Cả hai bệnh trên có thể xảy ra do thiếu Ca và P.
Bổ sung vitamin D cho lợn và gà quan trọng hơn trâu bò, vì trâu bò có thể
nhận đầy đủ vitamin trong khi chăn thả hoặc từ cỏ khô. Có một vài loại thức ăn
như ngũ cốc và men bia sống có thể gây ra bệnh còi xương cho động vật có vú;
protein đậu nành sống và gan tươi cũng gây ảnh hưởng tương tự trên gia cầm.
Để khắc phục nên gia tăng bổ sung lượng vitamin D gấp 10 lần khi có mặt toàn
bộ hạt đậu nành sống.
1.1.5.3. Những hiểu biết về vitamin E (Tocoferol)
Có 8 dạng vitamin E trong tự nhiên đang hoạt động, trong đó có 4
vitamin bão hòa α, β, γ và δ-Tocopherol là dạng hoạt động sinh học mạnh
nhất và phổ biến nhất.
* Nguồn cung cấp vitamin E
Vitamin E chứa nhiều trong thức ăn, cỏ tươi, cỏ non, giá đỗ và mầm
của hạt ngũ cốc (lúa). Lá chứa gấp 20 - 30 lần so với cọng.
Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E mặc dù số lượng phụ
thuộc vào lượng vitamin E khẩu phần.
* Vai trò của vitamin E
Vitamin E tham gia vào nhiều quá trình oxy hoá khử (trao đổi chất), là
thành phần trực tiếp các loại men hệ hô hấp.

Vai trò chủ yếu của vitamin E là thành phần của men NAD -


16

oxydase và giúp phục hồi chức năng tế bào cơ, tuỷ xương, thần kinh,
mạch máu và mô mỡ.
Vitamin E kích thích phần đầu tuyến yên (hypophyse) tạo ra các
hormone sinh sản như: Gonadotropin, thyreo - tropin và ACTH ...để điều tiết
hoạt động các tuyến dưới thuộc hệ sinh sản và tăng năng suất vật nuôi.
Những axit béo chưa bão hoà dễ bị oxy hoá bởi oxy phân tử và tạo ra
proxit là một chất độc, nó đầu độc màng ty thể, peroxit lại còn oxy hoá tiếp
các axit béo chưa bão hòa khác trong cơ thể, ức chế enzym của ty thể, ngăn
cản trao đổi năng lượng và tổng hợp ATP của ty thể. Vitamin ngăn cản sự tạo
thành peroxit.
Thiếu vitamin E làm ứ đọng peroxit, nên nhu cầu vitamin E liên quan
đến lượng axit béo trong khẩu phần.
Vitamin E còn tham gia vận chuyển điện tử trong phản ứng oxy hoá
khử: nhờ phản ứng biến đổi thuận nghịch giữa dạng quinon và quinol, chất
này tham gia vào quá trình oxy hoá - khử giữa những dehydrogenaza và
citochrom trong chuỗi hô hấp tế bào của ty thể.
Vitamin E loại bỏ quá trình hình thành chất độc và đào thải chúng ra
khỏi cơ thể. Một mặt, bản thân vitamin E giữ cho khả năng làm việc các cơ
bắp liên tục, mặt khác kết hợp với vitamin A giúp cơ bắp, mắt, da không bị
thoái hoá. Vitamin E giúp cho lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi và cân bằng tích
lũy vitamin A trong trứng, gan....
Vitamin E cần thiết trong quá trình photphoryl oxy hoá, creatin trong
cơ, do đó tham gia chuyển hoá gluxit, lipit, axit nucleic, tổng hợp vitamin C,
chuyển hoá các axit amin chứa lưu huỳnh.
Tỷ lệ thích hợp nhất giữa vitamin A và vitamin E là (1: 0,001 - 0,002 0,003). Nếu tỷ lệ đó bị phá vỡ hoặc mất cân bằng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt cả

vitamin A lẫn vitamin E trong cơ thể.
Vitamin E trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp ADN trong cơ và tuỷ


×