Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hop dongbaohiemvatranhchaphopdongbaohiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.87 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – BỘ MÔN BẢO HIỂM
Địa chỉ: 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Tp.HCM. Điện thoại: 38575623

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ & THỰC HÀNH BẢO HIỂM
Bài Viết:

1

2

3.1

3.2

3.3

4

(*) STT theo danh sách lớp – học phần
Điểm
Bằng số

Bằng chữ

Chữ ký giảng viên

Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………………

VÀI NÉT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ QUAN ĐIỂM VỀ TÌNH HUỐNG
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

I. Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa
Theo điều 12 khoản 1 luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam số 24/2000/QH10
ngày 09/12/2000 “hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.


2. Tính chất
a. Tính tương quan thuận
Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi
bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do kết giaotrong khuôn khổ pháp luật
và đạo đức xã hội.

b. Tính song vụ
Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của
bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro con người được
bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.

c. Tính may rủi
Nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của
hợp đồng bảo hiểm

d. Tính tin tưởng tuyệt đối

Mối quan hệ bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình
trạng tạo ra rủi roc ho nhau. Để tồn tại và thực hiện hai bên phải có sự tin tưởng lẫn
nhau. Đây là nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của một vấn đề.

e. Tính phải trả tiền
Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ.
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiêm, người bảo hiểm có nghĩa vụ
trả tiền khi bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

f. Tính gia nhập
HĐBH là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm do người bảo hiểm soạn
thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia
nhập vào.

g. Tính dân sự - thương mại hỗn hợp

-

Bên mua có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người
bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự hay thương mại. Mối quan hệ cụ thể
là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự
- thương mại hỗn hợp.
3. Hiệu lực của HĐBH
Được giao kết bởi những người có năng lực hành vi dân sự
Mục đích, nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội
Hai bên giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Hình thức hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật

4. Hình thức
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp

đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và
các hình thức khác do pháp luật quy địnhHợp đồng bảo hiểm phải có đầy đủ Giấy
chứng nhận Bảo hiểm và Đơn bảo hiểm.


II. Mối quan hệ giữa bộ luật dân sự và luật kinh doanh bảo hiểm
1. Luật dân sự
Quy định những vấn đề mang tính chất nguyên tắc chung nhất, bao quát nhất.
Ví dụ: Bộ luật dân sự quy định 3 hình thức của hợp đồng dân sự: Bằng văn bản, bằng
lời nói, bằng hành vi cụ thể.

2. Luật kinh doanh Bảo hiểm
Quy định cụ thể, chi tiết, gắn với đặc trưng của ngành của bảo hiểm.
Ví dụ: Luật kinh doanh Bảo hiểm quy định hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản.
* Luật dân sự và luật kinh doanh Bảo hiểm đều có quy định về cùng một vấn
đề thì sẽ căn cứ theo luật kinh doanh Bảo hiểm.
* Luật dân sự và luật kinh doanh Bảo hiểm có mâu thuẩn quy định về cùng
một vấn đề thì sẽ căn cứ theo luật kinh doanh Bảo hiểm.
3. Nguyên tắc trung thực trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Đám đông tham gia vào cộng đồng bảo hiểm càng lớn càng thể hiện nhu cầu
bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế xã hội, những người mua bảo
hiểm không thể và cũng không cần biết nhau, họ chỉ biết người quản lý cộng đồng
(doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho
họ khi có rủi ro tổn thất xảy ra. Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra được một sự
hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên cơ sở
một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa
mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng.
Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn thất,
doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình
hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo “nguyên tắc ứng trước”.

Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp
đồng, liệu có sự man trá của bên bảo hiểm hay không để nhận hưởng tiền bảo hiểm.
Như vậy mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin
tưởng lẫn nhau và điều này đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc trung thực tối đa.

4. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người (Điều 3
khoản 9, Điều 31, Điều 38)
Điều 3 khoản 9 Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng
đối với đối tượng được bảo hiểm.
Điều 31 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người


-

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức
khỏe và tai nạn con người.
Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
+ Bản thân bên mua bảo hiểm.
+

Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.

+

Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng.

+

Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Điều 38 Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường
hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi
rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản
của bên mua bảo hiểm.

Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của
những người sau đây:
+ Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý
bằng văn bản.
+ Người đang mắc bệnh tâm thần.
III. Giải quyết tình huống
1. Phân tích vấn đề
- Ngày 18/12/2001, thông báo Nghĩa bị nhiễm HIV.
- Ngày 7/2/2006, giao kết hợp đồng bảo hiểm.
+ Sản Phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”
+ Kèm sản phẩm bổ trợ “Chết và tàn tật”
-

Ngày 5/3/2006, Nghĩa chết nguyên nhân là do tai nạn.
2. Nêu quan điểm
a. Quan điểm của Prudential
Prudential từ chối trả tiền bảo hiểm vì lý do bà Thảo không trung thực khi
kê khai thông tin mua bảo hiểm.
b. Quan điểm của tòa
Tòa sơ thẩm áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, Prudential không phải trả
tiền bảo hiểm.



Tòa phúc thẩm áp dụng Bộ luật dân sự, Prudential phải trả tiền bảo hiểm.
c. Quan điểm của nhóm
QĐ1: Sử dụng luật nào để xem xét vấn đề?
Tòa phúc thẩm áp dụng bộ luật dân sự là đúng, nhưng chưa chắc trúng. Nếu
quan tòa áp dụng luật dân sự cho hợp đồng bảo hiểm thì sau này luật kinh doanh bảo
hiểm sẽ không được vận dụng nữa. Vấn đề bà Thảo và Prudential có liên quan đến
hợp đồng bảo hiểm, nên áp dụng luật kin doanh bảo hiểm để xem xét, căn cứ vào
đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, khoản 1 điều 1 có quy định rõ:
Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
QĐ2: Bà Thảo có trung thực hay không?
Prudential từ chối trả tiền bảo hiểm vì lý do bà Thảo không trung thực khi
kê khai thông tin mua bảo hiểm. Trung thực ở đây không phải là khai thông tin
chính xác với thực tế, mà trung thực là khai đúng những gì mình biết.
Vậy bà Thảo có biết hay không biết việc Nghĩa bị nhiễm HIV?
Ngày 18/12/2001 nhận được thông báo Nghĩa bị nhiễm HIV. Vậy thông báo
này báo cho ai? Nếu Nghĩa nhỏ hơn 18 tuổi sẽ thông báo cho bà Thảo. Nhưng lúc
này Nghĩa lớn hơn 18 tuổi, thì thông báo này sẽ báo cho Nghĩa, bà Thảo không hề
biết Nghĩa bị nhiễm HIV, bà Thảo đã khai đúng những gì bà Thảo biết.
Lúc tìm hiểu thông tin là hợp đồng bảo hiểm, nhân viên bảo hiểm có hỏi không và
đã hỏi gì? Cụ thể, câu hỏi là “Bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây
nghiện không?” bà Thảo đăng ký là “không”.
Vấn đề đáng chú ý ở đây, câu hỏi được đặt ra trong tình huống này không rõ
ràng, với cách xưng hô “bạn đã, đang…” rất dễ khiến cho bà Thảo hiểu lầm là câu
hỏi đó được đặt ra cho mình nên dẫn đến câu trả lời “không”.
Giả sử như bà Thảo có thể nhận thức được câu hỏi này dành cho Nghĩa,
nhưng liệu bà Thảo có biết Nghĩa bị nhiễm HIV không? Mặt khác, việc anh Nghĩa
bị HIV có thể do các đường truyền khác (đường máu, tiêm chích, quan hệ) chứ
không nhiễm HIV là do sử dụng ma túy hay chất gây nghiện.
Vậy không có căn cứ nói bà Thảo không trung thực

QĐ3: Bà Thảo có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với Nghĩa không?
Nếu Nghĩa nhỏ hơn 25 tuổi và sống phụ thuộc vào kinh tế, bà Thảo có
quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Nếu Nghĩa lớn hơn 25 tuổi và không sống phụ thuộc vào kinh tế, bà Thảo
không có quyền lợi có thể được bảo hiểm và Nghĩa có thể hoàn toàn tự quyết định.
Tuy nhiên, theo Điều 3, Khoản 9: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ
nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Tiếp theo là Điều 31 đối
tượng của hợp đồng bảo hiểm con người, khoản 2b quy định bên mua bảo hiểm
chỉ có thể mua bảo hiểm ho những người sau đây: vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên


mua bảo hiểm. Cùng với điều 38 Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho
trường hợp chết thì mặc nhiên bà Thảo có quyền này.
QĐ4: Nghĩa chết do tai nạn
Hợp đồng bảo hiểm tai nạn có hiệu lực ngay sau khi ký. Nếu Nghĩa có bị
nhiễm HIV thì vẫn có thể sống thêm 10 – 20 năm nữa, nên không thể lấy việc bà
Thảo không trung thực về tình trạng bệnh của Nghĩa để Prudential không thanh
toán tiền bảo hiểm, vì Nghĩa chết là do tai nạn.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ 2 năm trở lên có đảm bảo cho việc chết do
tự tử, nhưng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 1 năm không đảm bảo cho việc chết do
tự tử. Ở đây từ ngày bà Thảo ký kết hợp đồng bảo hiểm (7/2/2016) đến ngày
Nghĩa chết (5/3/2016) chưa đến 1 tháng. Vậy liệu Nghĩa có tự tử không?
3. Đề xuất khung pháp lý về hợp đồng bảo hiểm thương mại ở Việt Nam

-

Để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển, tòa cần xử lý nhanh chóng các
vụ kiện, quy định về luật bảo hiểm rõ ràng, chặt chẽ và đầy đủ, cán bộ quan tòa
am hiểu chuyên sâu.

Luật kinh doanh bảo hiểm là luật liên quan đến mối quan hệ thương mại về
bảo hiểm. Nên sửa tên thành Luật bảo hiểm hoặc Luật bảo hiểm thương mại vì
luật Kinh doanh Bảo Hiểm dễ gây hiểu lầm là luật áp dụng cho việc kinh doanh
bảo hiểm. Như lập luận của Tòa phúc thẩm cho rằng hợp đồng bà Thảo mua
không nhằm mục đích kinh doanh cho nên áp dụng Bộ luật Dân sự.
- Quyền lợi có thể được bảo hiểm:
+ Điều 38 Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết nên có
sự thay đổi
• Khoản 1: Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho
trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng
văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Liệu
điều này có cần thiết khi hầu hết người mua bảo hiểm nhân thọ đều
mua bảo hiểm cho 1 trường hợp sống và 1 trường hợp chết (ít có
người chỉ mua bảo hiểm tử kì) nên “ sự đồng ý bằng văn bản” là
điều không cần thiết.
• Khoản 2a: Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ
của người đó đồng ý bằng văn bản. Chúng ta cần có thêm ràng buộc
con khi dưới 12 tuổi không được mua bảo hiểm cho trường hợp
chết bởi vì cha mẹ nuôi đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho đứa con của
mình khi mua bảo hiểm cho con và chuộc lợi từ hợp đồng bảo hiểm
này.
Quyền và nghĩa vụ hai bên:
+ Hợp đồng bảo hiểm thể hiện giao kết giữa hai bên: doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm thể hiện quyền và nghĩa vụ 2 bên (gắn với rủi ro
bảo hiểm và nghĩa vụ của bên bán).
• Đối với bảo hiểm về tài sản: chỉ cần một pháp nhân (cá nhân) đứng tên
trên hợp đồng bảo hiểm.





Đối với bảo hiểm về con người: cần 2 người trở lên (người kí kết,
người được bảo hiểm, người thụ hưởng) để đảm bảo quyền và nghĩa vụ
của hai bên tránh chuộc lợi từ hợp đồng bảo hiểm.

Những kiến nghị, giải pháp đưa ra nhằm mục đích đảm bảo
quyền lợi của hai bên, để giữ vững niềm tin của người dân vào pháp
luật, đặc biệt là đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống pháp luật của
nhà nước vì vậy:
a. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho
phù hợp với nhu cầu thực tế
Thứ nhất: Bổ sung vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm con người để mở rộng hơn nữa phạm vi đối tượng
tham gia trong thực tế. Quyền lợi này không chỉ dừng lại ở quyền,
nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng trong quan hệ hôn nhân huyết thống
mà còn bao gồm cả quan hệ lao động. Theo đó nên bổ sung thêm vào
khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đối tượng được bảo hiểm nữa đó là
người lao động trong quan hệ trách nhiệm dân sự của người sử dụng
lao động đối với người lao động.
Thứ hai: Đối với trường hợp thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng
tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể
được bảo hiểm thì nên quy định hậu quả pháp lý cho phù hợp với bản
chất huỷ bỏ hợp đồng và có thể hạn chế tối đa hành vi trục lợi của
khách hàng.
Thứ ba: Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp
đồng thì chỉ cần xác định rõ là hành vi lừa dối để quy định hậu quả
pháp lý cho hành vi này là HĐBH vô hiệu theo điểm d khoản 1 Điều
22. Có như vậy mới thống nhất được trong việc áp dụng luật.
Thứ tư: Nên sử dụng các ngôn từ trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho phù
hợp để đảm bảo dễ hiểu mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Thứ năm: Trong việc quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên
bổ sung thêm trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
vi phạm pháp luật do cố ý. Theo đó nên bổ sung vào khoản 3 Điều 16
Luật KDBH là: không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm trong trường hợp:
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
vi phạm pháp luật do lỗi cố ý.



Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông
báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.



b. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham
gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước


Để hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm con người nói
riêng được thực hiện một cách thuận lợi và rộng rãi trên thực tế đòi hỏi phải
có sự cố gắng thực hiện của cả hai bên ký kêt và đặc biệt hơn nữa là của nhà
nước và toàn xã hội. Bởi ngành bảo hiểm chịu tác động của tổng hợp nhiều
yếu tố, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Đối với người mua bảo hiểm: Phải chủ động tiếp cận và nâng cao trình độ
hiểu hiểu biết của mình về pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm nói
riêng. Xuất phát từ tính khó hiểu của các điều khoản của HĐBH con người
nên khi ký kết người tham gia bảo hiểm phải thực sự hiểu rõ các điều khoản
về quyền và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Người
mua bảo hiểm có thể yêu cầu DNBH giải thích rõ các điều khoản hợp đồng,

đòi hỏi các đại lý bảo hiểm tư vấn cho mình hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn
của các tổ chức tư vấn.
Và một điểm nữa đó là theo quy định của pháp luật nếu như có sự
không rõ ràng trong các điều khoản của HĐBH thì giải thích theo hướng có
lợi cho người mua bảo hiểm (theo Điều 21 Luật KDBH) vì nội dung HĐBH
con người theo điều khoản mẫu do DNBH đưa ra, về nguyên tắc bên mua
bảo hiểm không sửa đổi hay bổ sung điều khoản đó. Người mua bảo hiểm
phải tìm hiểu kỹ các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra người mua bảo hiểm cần lựa chọn các đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm con người (tuổi thọ, tính mạng sức khoẻ, tai nạn con người)
phù hợp với điều kiện và khả năng của mình để có thể duy trì hợp đồng
trong một thời gian dài.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: DNBH phải phát triển hệ thống đại lý
bảo hiểm với đội ngũ nhân viên có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm
với khách hàng. Thực tế để theo đuổi số lượng hợp đồng được ký kết các
nhân viên đại lý nhiều lúc “vô tình” đã bỏ qua quyền lợi của khách hàng.
Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt nếu không
giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì đại lý bảo hiểm sẽ dễ bị cuốn theo
vòng xoáy của sự phát triển mà quên đi cái gì là thực sự cần thiết để đảm
bảo môi trường pháp luật lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp bảo hiểm cần đào
tạo những người có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Hơn thế nữa DNBH
cần thiết lập nhiều kênh thông tin đối với khách hàng, việc đó sẽ vừa cung
cấp thông tin cho khách, vừa thu hút được họ đến với doanh nghiệp mình.
Để đạt được điều đó doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao chất lượng dịch
vụ, phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển và đặc biệt là kịp thời giải
quyết quyền lợi cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Làm như thế
vừa đảm bảo được mục đích của bảo hiểm, vừa tạo niềm tin cho khách hàng.
- Đối với nhà nước: Nhà nước sớm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật
về hợp đồng nói chung HĐBH con người nói riêng để đáp ứng nhu cầu tham
gia ngày càng đông của người dân



Từ năm 1993 đến nay sự phát triển của bảo hiểm là một điều đáng ghi
nhận nhưng pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này không nhiều. Luật kinh
doanh bảo hiểm 2000 và quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm được quy định tại nghị định 118/2003/NĐCP ngày
12/10/2003 còn có những điểm bất cập. Vì thế cần thiết phải ban hành văn
bản sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy
định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa
vụ của mình. Khi hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh mà người dân không tiếp
cận, không hiểu được thì tác dụng của pháp luật đối với người dân sẽ không
được thể hiện. Biện pháp để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm
con người đó là trên các phương tiện thông tin đại chúng để đại đa số người
dân nắm được.
Hơn thế nữa phải tăng cường chất lượng giải quyết tranh chấp về
HĐBH. Tranh chấp trong lĩnh vực này có thể do DNBH không thực hiện
đúng nội dung của hợp đồng cũng có thể do bên mua bảo hiểm giao kết hợp
đồng nhằm trục lợi bảo hiểm và có thể do sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật.
Không chỉ riêng lĩnh vực bảo hiểm mà tranh chấp trong lĩnh vực nào đều
gây ảnh hưởng đến giá trị của pháp luật. Thực tế có nhiều vụ tranh chấp toà
án xử vẫn còn không đúng với bản chất của vụ việc. Vì lẽ đó để đảm bảo
giải quyết tranh chấp hợp lý công bằng thì phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng
nghiệp vụ thẩm phán trong lĩnh vực này.
Cuối cùng nhà nước phải có đường lối chính sách cụ thể để phát triển
thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng lúc đó mới
có thể khuyến khích mọi người dân tham gia để bảo vệ mình và cũng là đảm
bảo sự tồn tại của xã hội.
IV. Tài liệu tham khảo
1

2
3

Giáo trình “Nguyên lý thực hành bảo hiểm”, ThS. Nguyễn Tiến Hùng
Luật Dân Sự (năm 2005), ban hành ngày 14/06/2005
Luật kinh doanh bảo hiểm (năm 2000), ban hành ngày 09/12/2000




×