Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LAO PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.17 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LAO
PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 175

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:LƯU THỊ HOA
Niên khóa:2008 - 2012

 

Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LAO
PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 175

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện



TS.BS. VŨ BẢO CHÂU

LƯU THỊ HOA

CN. ĐINH THỊ NGÂN HÀ 

Tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên con xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ cùng những người thân trong gia
đình luôn tạo điều kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập.
Em chân thành gửi lời cám ơn đếnTS.BS. Vũ Bảo Châu và CN. Đinh Thị Ngân
Hà đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô bộ môn Công Nghệ Sinh Học Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng tất cả các thầy cô đã truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Với tất cả lòng thành em xin gửi lời cám ơn tới Ths. Tôn Bảo Linh đã tận tình
giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cám ơn tập thể lớp DH08SH và bạn bè đã cổ vũ, động viên trong suốt quá trình
học tập.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Lưu Thị Hoa


 



TÓM TẮT
Bệnh lao đã tồn tại cùng loài ngườitừ rất lâu, khoảng 150.000 - 200.000 năm
trước, một bệnh dịch đáng ra chỉ thuộc về quá khứ nhưng ngày nay vẫn đang gia tăng.
Mặc cho mọi cố gắng của con người trong việc kiểm soát và khống chế bệnh lao, hàng
năm vẫn có 8 - 9 triệu trường hợp lao mới và 2 triệu người bị chết do căn bệnh này. Tỷ
lệ mắc lao trên thế giới vẫn tiếp tục tăng 1% mỗi năm. Trong lịch sử nhân loại, bệnh
lao đã 5 lần bùng phát và lan rộng thành các vụ đại dịch lao. Trong khoảng 100 - 150
năm gần đây vi khuẩn lao đã dần phát triển trong hầu hết các khu vực trên thế giới.Tại
Việt Nam, dịch lao là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng.
Từ tình hình thực tế đó,chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số yếu tố liên quan
tới bệnh lao phổi dựa trên phương pháp nhuộm soi trực tiếp để phát hiện vi khuẩn lao
có trong mẫu đờm của bệnh nhân. Từ đó, tìm hiểu một số yếu tốliên quan tới khả năng
mắc bệnh lao phổi nhằmgiúp cho việc phòng ngừa lây lan bệnh lao phổi trong cộng
đồng.
Kết quả khảo sát trên 499 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân cho kết quả tỷ lệbệnh nhân
có lao phổi (AFB)dương tính chung là 9%. Tỷ lệ bệnh nhân có AFB dương tính theo giới
tính ởnam là11,9% cao hơn xấp xỉ 2 lần so với tỷ lệ AFB dương tính ở giới nữ chỉ
chiếm6,1%. Tỷ lệ bệnh nhân có AFB dương tính theo độ tuổilà:Độ tuổi 17 – 26 chiếm tỷ
lệ 22,2% ; Độ tuổi 37 – 46 chiếm tỷ lệ13,7% ; Độ tuổi 27 – 36 chiếm tỷ lệ 13%; Độ tuổi
47 – 56 chiếm tỷ lệ 9%; Độ tuổi 57 – 66 chiếm tỷ lệ 5,7%; Độ tuổi 77 – 86 chiếm tỷ lệ
3,7%; Độ tuổi 67 – 76 chiếm tỷ lệ3,2%; Độ tuổi còn lại trên87 tuổi chiếm tỷ lệ 0%. Từ tỷ
lệ bệnh nhân có AFB dương tính theo độ tuổi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh lao phổi ở độ tuổi
lao động là chủ yếu.

ii 
 


SUMMARY

The title of the thesis “Study several factors that related to tuberculosis in 175
Hospital.
Tuberculosis has existed along with humankind for a long time15.000 – 200.000
years ago. This disease should have been in the past but it is increasing now. Although
people are trying to control it, there are 8-9 million new cases and 2 million people
died from this disease yearly. The incidence of tuberculosis in the world is increasing
by 1% yearly. In human history, the outbreak of tuberculosisoccurred for five times
and spread into the tuberculosis epidemic. In recent 100-150 years, tuberculosis
bacteria had gradually spread over the world. In Vietnam, tuberculosis epidemic is one
important health care issue.
From this situation, we carry out to study several factors related to tuberculosis
based on directly dying method to detect tuberculosis bacteria in the patient sputum.
After that, studying several factors related to tuberculosis infection risk is to prevent
the spread of tuberculosis in the community.
Studying on 499 patients conduce to positive result ratio is 9%. Positive result
ration according to gender is male: 11,9%; female: 6,1%. Positive result ratio
according to age: 17-26 years old: 22,2%; 37-36 years old: 13,7%; 27 – 36 years old:
13%; 47-56 years old: 9%; 57-66 years old: 5,7%; 77-86 years old: 3,7%; 67-76 years
old: 3,2%; >87 years old: 0%.
Key words: Mycobacterium tuberculosis,factors that related to tuberculosis.

iii 
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... i  
TÓM TẮT .............................................................................................. ii  
SUMMARY .......................................................................................... iii  

MỤC LỤC ............................................................................................ iv  
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi  
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................... vii  
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................. viii  
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................. 1  
1.1.  Đặt vấn đề .................................................................................................................1 
1.2.  Yêu cầu đề tài ...........................................................................................................2 
1.3.  Nội dung thực hiện ...................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3  
2.1.  Bệnh lao phổi do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) .............................3 
2.1.1. Lịch sử phát hiện bệnh lao phổi .............................................................................3 
2.1.2. Bệnh lao phổi .........................................................................................................4 
2.1.3. Dịch tễ học bệnh lao phổi ......................................................................................8 
2.2.  Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (trực khuẩn lao) ........................................11 
2.2.1. Lớp vỏ ..................................................................................................................12 
2.2.2. Lớp bào tương và hạt nhân ..................................................................................13 
2.3.  Các phương pháp chẩn đoán lao phổi.....................................................................14 
2.3.1. Chẩn đoán kháng nguyên.....................................................................................14 
2.3.2. Chẩn đoán kháng thể............................................................................................16 
2.3.3. Chẩn đoán X-quang .............................................................................................17 
2.3.4. Chẩn đoán nội soi ................................................................................................18 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 19  
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................19 
iv 
 


3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ...........................................................................19 
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................19 
3.2.2. Vật lệu và hóa chất dùng trong phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen ..................19 

3.3.  Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu ...................................................20 
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20 
3.3.2. Kĩ thuật nghiên cứu..............................................................................................20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 30  
4.1.  Tình hình mắc bệnh lao phổi tại bệnh viện 175 .....................................................30 
4.2.  Kiểm định sự liên quan của yếu tố độ tuổi tới bệnh lao phổi .................................31 
4.3.  Kiểm định sự liên quan của yếu tố giới tính tới bệnh lao phổi ..............................32 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 34  
5.1 Kết luận....................................................................................................................34 
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 35  
Phụ lục


 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB:

Trực khuẩn kháng acid

BK:

Mycobacterium tuberculosis

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences


TCYTTG:

Tổ chức Y tế Thế giới

HIV:

Hội chứng suy giảm miễn dịch

χ2:

Kiểm định chi bình phương

DOTS:

Điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn
(Directly Observed Treatment Short-course)

COPD:

Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính

R:

Chỉ số nguy cơ nhiễm lao

PCR:

Kĩ thuật lai tạo gen ( Polymerase Chain reaction )

ELISA:


Enzzyme liked immuno sorbent assay

vi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình nhiễm lao tại Việt Nam từ năm 1992 - 2004 ............................. 10
Bảng 2.2 Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam .................................................... 11
Bảng 3.1 Thành phần hóa chất sử dụng trong phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen.. 20
Bảng 3.2 Bảng hướng dẫn đọc kết quả nhuộm soi AFB............................................ 28
Bảng 4.1 Số lượng bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện 175 từ năm 2012 – 2013 ........ 31
Bảng 4.2 Số lượng người lao phổi tại bệnh viện 175 theo độ tuổi ............................ 32
Bảng 4.3 Số lượng bệnh nhân lao phổi theo giới tính tại bệnh viện175 .................... 34

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 2.1 Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis ....................................................... 11
Hình 2.2 Hình vách tế bào vi khuẩn lao .................................................................... 12
Hình 3.1 Nhãn báo đồ vật vận chuyển theo phương thẳng đứng .............................. 21
Hình 3.2Sơ đồ tóm tắt quy trình xét nghiệm ............................................................. 22
Hình 3.3 Cố định tiêu bản .......................................................................................... 23
Hình 3.4 Nhuộm cacbon fuchsin ............................................................................... 24

Hình 3.5 Hơ lam kính trên ngọn lửa đèn ga .............................................................. 24
Hình 3.6Rửa lam kính với nước ................................................................................ 24
Hình 3.7 Tẩy màu bằng cồn – axit ............................................................................. 25
Hình 3.8 Rửa lam kính với nước ............................................................................... 25
Hình 3.9 Nhuộm lam kính với xanh methylene......................................................... 26
Hình 3.10 Rửa lam kính với nước ............................................................................. 26
Hình 3.11: Tiêu bản có AFB dương tính ................................................................... 27
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ mắc lao tại bệnh viện 175 từ năm 2012 – 2013 ............................. 31
Biểu đồ 4.2 Số lượng AFB- và AFB+ ghi nhận được theo độ tuổi ........................... 32
Biểu đồ 4.3 Số lượng AFB- và AFB+ ghi nhận được theo giới tính ......................... 33

viii 
 


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong lịch sử y học, bệnh lao là một trong những bệnh dịch gây tử vong nhiều

nhất. Bệnh lao xuất hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng rất nhiều đến
sức khoẻ và tính mạng của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và sự phát
triển của xã hội.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm trên toàn thế giới ước tính có
khoảng 1,7 triệu người tử vong do lao (khoảng 4700 người tử vong mỗi ngày), trong
đó khoảng 380.000 phụ nữ. Từ năm 1990 cho đến nay,tỷ lệ tử vong do lao giảm xuống
khoảng 35%. Tuy nhiên, bệnh laovẫn được coi là một trong 3 nguyên nhân gây tử
vong nhiều nhất cho phụ nữ ở lứa tuổi 15-44. Số người mắc mới hàng năm khoảng 9,4
triệu, trong đó 3,3 triệu phụ nữ, 1,1 triệu người đồng nhiễm HIV.

Từ năm 2004, tỷ lệ mắc laomới hàng năm đã giảm đi nhưng tốc độ giảm quá
chậm. Mặt khác, lao đa kháng thuốc đang là một thách thức rất lớn đối với nhân loại,
ước tính khoảng 0,5 triệu bệnh nhân lao đa kháng thuốc - chiếm tỷ lệ 3,3% - trong số
bệnh nhân lao mới. Theo một điều tra trên diện rộng của WHO năm 2010, tỷ lệ lao đa
kháng thuốc cao nhất ở một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, chiếm tới 28% số bệnh
nhân lao mới.
Đặc biệt nguy hiểm là bệnh laođa kháng đã xuất hiện trên 58 quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã triển khai kế hoạch quản lý lao đa kháng, tuy nhiên
kết quả cũng chưa khả quan.
Như vậy có thể nói rằng, đã gần 130 năm sau khi Robert Kock tìm ra vi khuẩn
lao, bệnh lao mới chỉ khống chế được một phần về số người mắc nhưng lại nguy hiểm
hơn vì đã xuất hiện bệnh lao đa kháng và kháng diện rộng đang có xu hướng tăng lên.
Tháng 4 năm 1993 WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về nguy cơ quay trở
lại và sự gia tăng của bệnh lao (trích dẫn bởi Ngô Ngọc Am, 2002).Vì vậy cần phải có
phương pháp giải quyết mới trước khi quá muộn.
Tại Việt Nam, bệnh lao vẫn còn nặng nề, xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh
nhân lao cao nhất thế giới và thứ 14 trong 27 nước có tình hình lao đa kháng và siêu
kháng cao. Hàng năm ước tính có thêm 180.000 bệnh nhân lao, trong đó có khoảng

 


6.000 bệnh nhân lao đa kháng và khoảng 7.400 bệnh nhân đồng nhiễm HIV. Tuy nhiên
chúng ta mới chỉ phát hiện được khoảng 60% số bệnh nhân ước tính tức là trên dưới
100.000 bệnh nhân mỗi năm.
Điều này cho thấy việc phát hiện kịp thời và xác định các yếu tố liên quan đến
nhiễm lao phục vụ cho điều trị là một ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống lao
ở Việt nam hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đề tài nghiên cứu :“Tìm hiểu một số yếu tố liên
quan tới bệnh lao phổi trên bệnh nhân tại Bệnh viện 175” được tiến hành.

Đề tài nghiên cứu trên nhằm mục tiêu: Tìm hiểu phương pháp nhuộm soi trực tiếp
để phát hiện BK trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.Khảo sát tình hình mắc bệnh lao
phổi tại bệnh viện 175. Từ đó tìm hiểu mối quan hệ của các yếu tố độ tuổi, giới tính
với bệnh lao phổi.
1.2.

Yêu cầu đề tài
Nắm vững, hiểu rõ và ứng dụng quy trình nhuộm soi trực tiếp để phát hiện BK.
Khảo sát tình hình mắc bệnh lao phổi tại bệnh viện 175 từ năm 2012 – 2013.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới bệnh lao phổi trên bệnh nhân tại Bệnh viện

175 từ 01/07/2013 đến 15/11/2013.
1.3.

Nội dung thực hiện
Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.
Sử dụng phương phápZiehl- Neelsen để nhuộm bệnh phẩm khi đó BK sẽ bắt màu

đỏ. Sau đó sử dụng kính hiển vi vật kính X100 để đọc kết quả.
Thu thập kết quả và xử lý số liệu bằng excel và phần mềm phương pháp xử lý
thống kê SPSS


 


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Bệnh laophổi do trực khuẩn lao(Mycobacterium tuberculosis)
2.1.1. Lịch sử phát hiện bệnh lao phổi
Lao là một trong những bệnh được biết từ lâu đời nhất ảnh hưởng đến con người.

Mặc dù M. tuberculosis ước tính đã tồn tại 15.300 - 20.400 năm, nhưng căn cứ vào
tính đa dạng nucleotide và khả năng đột biến, người ta thừa nhận chúng là loài tiến
triển khác đi rất nhiều từ dạng nguyên thuỷ nhưng vẫn thuộc giống (genus)
Mycobacterium. Đa số vi sinh vật thuộc giống tự nhiên này sống trong đất và nước, tại
thời điểm nào đó dưới áp lực của môi trường, một vài loài trong chúng nổi trội lên và
xuất hiện ở động vật, trong đó có M. bovis. Tiến hoá tiếp theo của Mycobacterium là
người bị nhiễm M.bovis, chúng xuất hiện cùng với việc thuần hoá động vật có móng
sừng (như loài bò) kết hợp với tập tục di cư của người dân. Hiện nay, M.tuberculosisđã
gây bệnh cho người và trong khoảng 100 - 150 năm gần đây M. tuberculosis đã dần
phát triển trong hầu hết các khu vực trên trái đất.
Loài M.tuberculosis là nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người (gọi tắt BKKoch bacillus), được Rober Koch phân lập năm 1882. Đây là loài đại diện của giống
Mycobacterium.Tên Tubercle bacillus được đặt cho 2 loài: M.tuberculosis và M. bovis.
Chúng khác hẳn với các loài Mycobacteria khác do có tính kháng acide mạnh nhất sau
khi nhuộm màu.
Các loài vi khuẩn lao có tên chung là Tuberculousmycobacteria và được gọi là
“M. tuberculosis complex”, bởi vì trong genom của chúng cùng có chung một hay
nhiều đoạn gen IS 6110 đặc thù mà các loài vi khuẩn lao khác không có. Đây là nhóm
gây bệnh quan trọng nhất trong giống Mycobacterium (sites.google.com).
M. tuberculosis complex bao gồm:
M.tuberculosis là mầm gây bệnh cho người hay gặp nhất, do Zopf phát hiện năm
1883; Lehmann và Neumann 1896 đặt tên năm 1896.
M.bovis là loài có thể lây truyền bệnh từ bò sang người do sử dụng sữa bò mắc
lao chưa triệt khuẩn. Nó cũng có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành.


 


M.microti là loài được phân lập từ chuột đồng (Microtus agrestis) được phát hiện
bởi Wells vào năm 1937 và được Reed đặt danh pháp năm 1959, có độc lực rất thấp

đối với chuột lang và người.
M. africanum là một loài được cho là trung gian giữa M. tuberculosis và M.
bovis, thỉnh thoảng xuất hiện ở Châu Phi và thường có kháng tự nhiên với
thioacetazone.
M. canettii là một loài mới được bổ xung vào từ năm 1997, chúng gây bệnh ở
chuột đồng, chuột trù và chuột rừng.
2.1.2. Bệnh lao phổi
2.1.2.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh lao phổi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Ca bệnh lâm sàng khi người bị bệnh lao phổi là những người có biểu hiện ho
khạc kéo dài trên 2 tuần , kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm,
gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau
ngực. Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh lao
phổi(Nguyễn Việt Cồ, 2002). Những người có các triệu chứng trên sẽ chắc chắn là lao
phổi khi có các kết quả xét nghiệm sau:
 Có trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl-Neelsen, thường
gọi là AFB(+)
 Phản ứng dương tính với kháng nguyên đặc hiệu của trực khuẩn lao (Phản ứng
Mantoux(+))
 Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm hoặc phá hủy thành hang) trên
X quang.
 Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis) ở các môi trường
đặc hiệu.
2.1.2.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ho khạc mãn tính
Bệnh dãn phế quản: Ho khạc đờm mạn tính, có thể ho ra máu. Thể trạng bệnh
nhân vẫn tốt, không gầy sút. Bệnh xuất hiện từng đợt kèm theo sốt cao, đờm mủ. Bệnh
đỡ sau khi điều trị kháng sinh 2 đến 3 tuần.Soi đờm không có AFB.Chụp X quang
phổi có hình ảnh "tổ ong" hoặc viêm dầy các phế quản (Perez-Guzman C và cs, 1999).



 


Bệnh COPD: Bệnh có triệu chứng ho khạc đờm mạn tính nhiều năm, nhưng triệu
chứng chủ yếu là khó thở thường xuyên, liên tục và nặng dần lên theo thời gian.
Không tìm thấy AFB trong đờm (Perez-Guzman C và cs, 1999).
Bệnh ung thư phổi: Ho khạc mạn tính, có thể ho ra máu, gầy sút cân, đau ngực.
Thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. X - quang phổi
có thể thấy tổn thương dạng khối u đa hình thái. Không có AFB trong đờm (Cao Bối
Lợi và cs, 2005).
2.1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học
Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp . Khả năng lây
mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn
có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình,
lớp học, trại tập trung. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh
rất thấp. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp
nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở
những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường,
nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch.Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người
cao hơn ở nông thôn và miền núi (Trần Văn Sáng, 2007).
Nguồn truyền nhiễm (Bộ Y tế, 2009)
 Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
 Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai
đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
 Thời gian ủ bệnh của lao phổi rất khác nhau. Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ thể sẽ
có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao (phản ứng Mantoux chuyển từ âm
tính sang dương tính), vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể suốt cuộc đời của
người đó mà không gây bệnh. Nhưng cũng có thể sau khi tiếp xúc với một số lượng
lớn vi khuẩn lao trong một thời gian dài (sống chung với người bị lao phổi ho khạc
ra vi khuẩn lao, không có phương pháp phòng bệnh) trong vài ngày đến vài tuần,

người tiếp xúc có thể phát bệnh.
 Thời kì lây truyền mạnh nhất là thời kì toàn phát của lao phổi (sốt về chiều, ho
nhiều, khạc đờm). Thời kì lây truyền này kéo dài cho đến khi người bệnh được
dùng thuốc lao 2 tuần đến 1 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị, người
bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống .

 


Phương thức lây truyền
Lao phổi lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti,
hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5m sẽ dễ dàng bị hít vào phổi,
xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu,
bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận, và
nhiều bộ phận khác) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể (Ngô Ngọc Am, 2002).
Tính cảm nhiễm và miễn dịch (Nguyễn Việt Cồ, 2002)
 Ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi. Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ nên rất dễ
mắc bệnh. Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV, đái tháo đường, người
đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị một số bệnh khác là những người có
nguy cơ cao dễ mắc lao phổi hoặc lao các cơ quan khác.
 Miễn dịch với lao là miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào nhưng hiệu lực bảo
vệ không mạnh và không bền. Miễn dịch với lao là miễn dịch thu được, không
truyền từ mẹ sang con cho nên cần phải tạo miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm
phòng lao (vắc xin BCG) sau khi trẻ sinh ra.
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh (Phạm Khắc Quảng, 1997)
Biện pháp dự phòng: Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây",
có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB dương tính và chữa
khỏi cho họ. Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp
dự phòng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng.
 Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người. Ai cũng hiểu

được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và chữa khỏi
được hoàn toàn.
 Kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có nguồn
lây (bệnh viện lao, trại giam) bằng cách: Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho,
hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa
nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp, tận dụng ánh nắng mặt trời càng
nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh, tạo được những điều kiện
thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt
chứa vi khuẩn lao trong không khí.


 


2.1.2.4. Biện pháp quản lý và điều trị
Mỗi một huyện đều có 1 tổ chống lao cùng với mạng lưới là các nhân viên y tế xã có
nhiệm vụ phát hiện những người nghi mắc lao. Nhân viên y tế xã giới thiệu những
người ho khạc kéo dài trên 2 tuần đến tổ chống lao huyện để khám, xác định bệnh lao
phổi bằng soi đờm trên kính hiển vi. Những người có AFB trong đờm sẽ được chẩn
đoán là lao phổi và được đăng kí điều trị, cấp thuốc miễn phí. Những người nghi ngờ
hoặc bệnh nặng sẽ được gửi lên tuyến tỉnh để chẩn đoán, điều trị.
Những người bệnh lao phổi phải được đăng kí điều trị và theo dõi suốt trong quá
trình mang bệnh. Nơi đăng kí là các đơn vị chống lao tuyến huyện, tỉnh gần nơi người
bệnh cư trú. Phương pháp DOTS tại tuyến y tế cơ sở là phương pháp tổ chức chặt chẽ,
đảm bảo quyền lợi cho người bệnh lao được khám chữa bệnh và theo dõi một cách tốt
nhất. Hệ thống mạng lưới tổ chức chống lao phủ khắp toàn quốc và trên tất cả các
tuyến y tế thuận lợi cho công tác phát hiện và quản lí điều trị.
Người bệnh được các nhân viên y tế giám sát điều trị trực tiếp 2 tháng đầu tiên.
Sau đó sẽ được giám sát bởi các nhân viên y tế hoặc người thân hoặc tình nguyện viên
trong giai đoạn sau cho đến khi kết thúc điều trị.

Biện pháp dự phòng (Phạm Khắc Quảng, 1997)
 Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh.
 Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
 Uống INH 300mg/ngày trong 6 tháng dự phòng cho những người có nguy cơ mắc
lao cao như người có HIV trong các trại giam.
 Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung.
Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất.
 Thông gió tốt các buồng bệnh và những nơi tập trung nhiều người bệnh. Tận dụng
tối đa ánh nắng và gió trong môi trường sống và làm việc.
2.1.2.5. Nguyên tắc điều trị
Người bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh
Phương pháp điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS).
Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế qui định cho các trường hợp lao phổi
mới được phát hiện.


 


Tuân thủ nguyên tắc: uống thuốc đúng phác đồ, uống thuốc đủ thời gian, uống
thuốc đều đặn vào 1 lần nhất định trong ngày (xa bữa ăn) (Phạm Khắc Quảng, 1997).
2.1.2.6. Kiểm dịch biên giới
Tất cả các trường hợp lao phổi AFB dương tính phải được thông báo với cơ quan
y tế chịu trách nhiệm của những quốc gia người bệnh đi qua để quản lý và đảm bảo
người bệnh được điều trị liên tục (Trần Văn Sáng, 2007).
2.1.3. Dịch tễ học bệnh lao phổi
2.1.3.1.Tình trạng lây nhiễm bệnh lao phổi trên thế giới
Hội nghị về lao lần thứ 23 (1990) ở Boston, WHO cảnh báo bệnh lao đang gia
tăng. Năm 1993, WHO báo động sù quay trở lại của bệnh lao, năm 1998 nhấn mạnh
“Bệnh lao đang đe doạ trên toàn cầu” (Murray J, 1998).

Theo WHO năm 2005, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao,
chiếm 1/3 dân số thế giới, hiện có khoảng 15,4 triệu bệnh nhân lao (245/100.000),
trong đó 6,9 triệu trường hợp là lao phổi AFB (+) (109/100.000), hằng năm có thêm 89 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao (Ngô Ngọc Am, 2002; Nguyễn
Việt Cồ, 2002; World Health Origanization, 2005). Khu vực Tây Thái Bình Dương,
bệnh lao gia tăng ở 33 nước trong khu vực, số bệnh nhân được phát hiện trong năm
1994 là 46,3/100.000 dân, năm 1996 là 58/100.000 (World Health Organization, 1997)
. Đông Âu và Liên Xô cũ bệnh lao còng tăng lên sau nhiều thập kỷ giảm đều đặn, theo
Khomenko A.G (1999) ở Nga năm 1997 tỷ lệ mắc lao là 73,9/100.000 dân, tỷ lệ tử
vong 16,7/100.000 dân, tăng gấp đôi so với năm 1991 (Khomenco AG và Grishana
TA, 1999).
Ở Châu Phi bệnh lao gia tăng nặng nề. Tanzania từ 1990-1994 số bệnh nhân lao
tăng 86%. Malawi và Zambia từ 1984-1990 tăng 180% và 154% (World Health
Origanizatoin, 1998).
Ở Hoa Kỳ từ năm 1953 – 1985, số bệnh nhân lao giảm từ 84.304 trường hợp
xuống còn 22.255. Đến năm 1993 số bệnh nhân lao đã tăng lên 63.800 bệnh nhân ( Đỗ
Hứa, 1997; Christopher R.B và cs, 1996; Raviglione M.C và cs, 1995). Ở Anh năm
1980 có khoảng 6.000 bệnh nhân lao, nhưng năm 1992 đã có 7.000 bệnh nhân
(Enarson D.A và Murray J.F, 1996). Từ năm 1986 đến 1990 số bệnh nhân lao ở Thuỵ
Sỹ tăng 33,3%, Đan Mạch tăng 30,7% (Đỗ Hứa, 1997,Enarson D.A và Murray J.F,
1996).

 


HIV/AIDS xuất hiện và lan tràn trên thế giới, làm cho bức tranh về bệnh lao trên
toàn cầu trở nên tồi tệ hơn, HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể nên khi bị
nhiễm HIV sẽ có nhiÒu nguy cơ bị nhiễm lao và bị bệnh lao, nếu chỉ nhiễm lao khả
năng bị bệnh lao chỉ là 10% trong cả cuộc đời, nhưng khi cơ thể đồng nhiễm cả lao và
HIV thì nguy cơ bị bệnh lao sẽ là 10% năm, tăng gấp 30 lần so với người chỉ bị nhiễm
lao (Nguyễn Việt Cồ, 1997; Crofton J và cs, 1992;Gargy S.M, 1996).

Theo WHO (1997) ước tính trên thế giới có 16 triệu người nhiễm HIV, khoảng 56 triệu người đã nhiễm cả lao và HIV, lao là nhiễm trùng cơ hội hàng đầu ở những
bệnh nhân HIV/AIDS (Đỗ Hứa, 1997; World Health Organization, 1996;World Health
Organization, 1997). Dolin, Raviglione và Kochi (1993) ước tính: trong tình hình
nhiễm HIV tăng, bức tranh về bệnh lao trên toàn cầu từ năm 1990 đến 2005 như sau
(Đỗ Hứa, 1997); Tỷ lệ bệnh lao tăng từ 16,3% năm 1995 lên 57,8% vào năm 2005, tỷ
lệ HIV(+) ở bệnh nhân lao từ 4,2% năm 1990 tăng lên 13,8% vào năm 2000. Bệnh lao
là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV, theo WHO cứ 3 người chết vì
AIDS thì một là chết do lao (World Health Organization, 1996). Trong năm 1990 chỉ
có 4,6% bệnh nhân AIDS chết vì lao, đến năm 2000 sẽ có 14% bệnh nhân AIDS chết
vì lao (Enarson D.A và Murray J.F, 1996; Gargy S.M, 1996;Raviglione M.C và cs,
1995).
2.1.3.2. Tình hình nhiễm laophổi tại Việt Nam
Ở nước ta bệnh lao còn phổ biến ở mức cao, đứng thứ 13 trong 22 nước có số
bệnh nhân lao cao và xếp thứ 3 trong khu vực Tây Thái Bình Dương, nguy cơ nhiễm
lao hàng năm là 1,7%, phía Bắc 1,2%, phía Nam 2,2% (World Health Organization,
1996).
Ở Việt Nam, năm 1990 số bệnh nhân lao được phát hiện và quản lý điều trị là
47.536 người, năm 1994 là 51.763, năm 1996 là 74.711, năm 1998 là 87.468 (Nguyễn
Việt Cồ, 2002).
Đại dịch HIV/AIDS xâm nhập vào Việt Nam từ năm 1990 và phát triển với tốc
độ nhanh. ở Việt Nam năm 1990 mới có một trường hợp nhiễm HIV thì đến tháng
8/1997 đã có 6.588 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 882 trường hợp AIDS (Nguyễn
Việt Cồ, 1997). Tháng 12 năm 1992 từ trường hợp mắc lao kèm nhiễm HIV đầu tiên ở
Việt Nam, đến năm 1996 đã có 230 bệnh nhân lao/HIV(+). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
HIV mắc lao có chiều hướng gia tăng , năm 1994 chỉ có 24,2% người nhiễm HIV bị

 


lao đến năm 1996 tỷ lệ này đã tăng lên 25% và tử vong do lao ở người nhiễm HIV

năm 1996 là 25% (Nguyễn Việt Cồ, 1997). Theo số liệu của uỷ ban phòng chống
AIDS ở Việt Nam tính đến 30/10/1998 đã có 10.622 người nhiễm HIV, 963 trường
hợp lao/HIV, 61/61 tỉnh thành có bệnh nhân HIV, tỷ lệ chết do lao ở người HIV(+)
năm 1997 là 30% (Nguyễn Duy Linh, 1998).
Bảng 2.1Tình hình nhiễm lao tại Việt Nam từ năm 1992 – 2004 (số bệnh nhân)
Năm

AFB(+)

AFB (-)

Ngoài phổi

Cộng

Mới

Tái trị

1992

38.659

4.221

7.569

6.145

56.594


1993

36.534

3.818

6.812

5.830

52.994

1994

35.613

3.764

6.946

5.440

51.763

1995

37.550

3.616


8.379

6.194

55.739

1996

48.911

4.936

12.761

8.103

74.711

1997

50.016

4.966

14.629

8.327

77.938


1998

54.889

5.142

17.205

10.232

87.468

1999

53.805

5.400

17.729

11.945

88.879

2000

53.169

6.455


17.993

13.137

90.754

2001

54.236

6.082

17.109

14.032

91.459

2002

56.735

6.152

18.441

14.584

95.912


2003

55.447

6.072

16.672

14.463

92.654

2004

58.647

7.456

17.329

16.305

99.737

()

Năm 2006, Dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế thế
giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao thể hiện trong bảng 2.2.
10 

 


Bảng 2.2 Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam
Chỉ số dịch tễ

Tỷ lệ (% dân số)

Người bệnh lao mới các thể

0,173

Người bệnh lao phổi AFB (+) mới

0,077

Hiện mắc các thể

0,225

Tử vong do lao

0,023

Người bệnh lao mới nhiễm HIV

5,0

Kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới


2,7

Kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị

19
(WTO, 2006)

2.2. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (trực khuẩn lao)

Hình2.1Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis ()
Mycobacterium tuberculosislà loại trực khuẩn hình gậy, thân mảnh dẻ, không có
nha bào, kích thước từ 2-3 micron (m), chiều dày 0,3 (m), kháng cồn, kháng acid.
Nhuộm Ziehl-Neelsen, trực khuẩn lao bắt màu đỏ thẫm, không bị cồn và acid làm
mất màu của carbonfuchsin. Ở môi trường nuôi cấy có đậm độ acid nhất định, BK vẫn
mọc.BK rất hiếu khí, phát triển tốt nhất khi nồng độ O2là 100 mmHg và nồng độ CO2
là 40 mmHg. Đỉnh phổi và vùng phổi dưới xương đòn hay mắc lao nhất vì có nồng độ
O2 từ 120– 130mmHg sau đó đến thân xương và đầu xương (nồng độ O2 là 100
mmHg). Gan, lách, dạ dày, thực quản ít mắc lao hơn vì nồng độ O2 thấp (Nguyễn Việt
Cồ, 2002).

11 
 


Một hang lao nhỏ đường kính 2 cm đã có thể có 10 triệu BK, ở tổn thương thiếu
oxy như các nốt vôi hóa, cục xơ hóa, các cục bã đậu rắn chắc thì BK ở trạng thái
không hoạt động (BK ngủ) trong rất nhiều năm, gọi là trạng thái chuyển hóa ngủ của
BK. BK có khả năng sống lâu trong đại thực bào.
BK sinh sản chậm, cứ 20 giờ mới có 1 lần phân chia tế bào, trong khi phế cầu
khuẩn cứ 15 phút lại sinh sản 1 lần. Vì vậy tiến triển bệnh lao vẫn mang tính bán cấp

hoặc mạn tính nhiều hơn là cấp tính. Dựa vào đặc điểm này người ta thực hiện cách
dùng thuốc chống lao một lần trong ngày và phương pháp điều trị lao cách quãng vẫn
đạt được kết quả tốt.
BK có cấu trúc rất phức tạp, hoàn hảo, ít vi sinh vật có được.
2.2.1. Lớp vỏ

Hình 2.2Hình ảnh vách tế bào vi khuẩn lao. (1) Lớp lipid bên ngoài; (2) Lớp acide
mycolic ; (3) Lớp polysacharide (arabinogalactan) ; (4) Lớp peptidoglycan ; (5) Lớp
màng plasma ; (6) Lớp lipoarabinomannan (LAM) ; (7) Lớp phosphatidylinositol
mannoside ; (8) Lớp khung vách tế bào (sites.google.com).
Lớp vỏ ngoài của trực khuẩn có vai trò rất quan trọng. Cấu trúc của lớp vỏ ngoài
đảm bảo cho sự tồn tại của trực khuẩn, làm cho trực khuẩn bền vững đối với hiện
tượng thực bào, khi vào cơ thể trực khuẩn lao khó bị tiêu diệt, ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng gây bệnh của trực khuẩn.
Lớp vỏ ngoài của trực khuẩn lao gồm 3 lớp (Hà Thị Lan, 2002):
Lớp trong cùng là cấu trúc màng, có thành phần chủ yếu là các phospholipid. Các
phần tử phopholipid có hai nhóm: nhóm ưa nước hướng về phía bên trong, nhóm kỵ

12 
 


nước hướng quay ra phía vỏ. Cấu trúc này tạo nên những màng sinh học có tác dụng
giúp trực khuẩn điều hoà sự thẩm thấu của vỏ ngoài trực khuẩn.
Lớp tiếp theo là lớp peptidoglycan như một màng polyme sinh học. Các
peptidoglycan liên kết với đường arabinose và các phân tử acid mycolic tạo nên bộ
khung định hình cho trực khuẩn, đảm bảo cho vỏ trực khuẩn có độ cứng của lớp vỏ
như khung xương của trực khuẩn.
Lớp phía ngoài là lớp tạo nên bởi sự liên kết giữa các acid mycolic và các chất
lipid phức tạp(mycozid C, sulpholipid, yếu tố thừng cord factor và các chất sáp). Lớp

này tạo nên độc tính của trực khuẩn lao và có cấu trúc làm tăng khả năng ít thấm nước
của vỏ trực khuẩn, giúp trực khuẩn tồn tại bền vững với môi trường bên ngoài, chống
khả năng bị huỷ diệt bởi đại thực bào và các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Đối với các trực khuẩn phát triển bên trong tế bào, ngoài 3 lớp nêu trên còn có
lớp peptidoglycolipid phủ ngoài cùng trực khuẩn.Nó có tác dụng như chiếc áo giáp
tăng cường thêm khả năng tự bảo vệ của trực khuẩn, giúp trực khuẩn chống lại được
các enzym huỷ diệt tiết ra từ các tiêu thể (lysosome) của tế bào.
Cấu trúc khá hoàn hảo trên đây của lớp vỏ giúp cho trực khuẩn lao chống lại
được mọi yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, chống lại được tác động của acid
và các chất kiềm ở một nồng độ nhất định. Trong điều kiện tự nhiên trực khuẩn lao có
thể tồn tại 3 - 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể lưu giữ và bảo quản
chúng trong nhiều năm.
2.2.2. Lớp bào tương và hạt nhân
Lớp bào tương của vi khuẩn lao có những hạt có thể có vai trò trong việc sinh ra
thể siêu lọc của trực khuẩn (Hà Thị Lan, 2002).
Hạt nhân chứa acid nhân (ADN) ở trực khuẩn lao, việc thông tin di truyền ngoài
vai trò của thể nhiễm sắc (chromosom) còn có vai trò của plasmid nằm ngoài nhiễm
sắc thể. Có thể, thể nhiễm sắc của trực khuẩn đã truyền một số thông tin di truyền nào
đó cho plasmid vì plasmid có kích thước phân tử nhỏ hơn nó nên dễ truyền thông tin
từ tế bào này sang tế bào khác. Như vậy trong cơ chế kháng thuốc của trực khuẩn lao
ngoài nhiễm sắc thể, plasmid cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài hình thể bình thường, trực khuẩn lao còn có thể tồn tại dưới thể siêu lọc
(kích thước nhỏ hơn trực khuẩn bình thường 20 lần), qua được các lưới lọc có kích
thước 0,2-0,5 m có thể đó là biến đổi của trực khuẩn khi gặp điều kiện không thuận lợi.
13 
 


Cũng có thể đó là sự biến đổi của trực khuẩn khi điều trị thuốc chống lao kéo dài,
là dạng thích ứng của trực khuẩn trong quá trình điều trị. Một số tác giả đã nêu ra nhận

xét: nếu trong đờm người bệnh có thể siêu lọc của trực khuẩn lao thì tổn thương ở phổi
thường lan tràn, có nhiều nốt loét và bệnh kéo dài hơn các bệnh nhân khác.
Ngoài thể siêu lọc, trực khuẩn lao còn tồn tại dưới thể L. Đó là các trực khuẩn lao
mất một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vỏ vi khuẩn, hạt nhân biến đổi nhìn không rõ, bào
tương thuần nhất, ít các hạt hơn trực khuẩn lao thông thường, nhìn bề ngoài trên kính
hiển vi điện tử thể L có dạng hình cầu, sinh sản theo kiểu nẩy chồi, kháng thể nuôi cấy
ở môi trường thông thường.
Về mặt sinh học thể L chuyển hóa rất ít, hầu như không chịu tác dụng của các
thuốc chống lao. Thể L thực chất có thể là hình thức tồn tại của loại trực khuẩn lao
nằm vùng dai dẳng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tái phát bệnh
lao.Theo dõi hình thể L có thể sẽ giúp cho công tác điều trị, có thể dự đoán khả năng
tái phát của bệnh ().
2.3. Các phương pháp chẩn đoán lao phổi
2.3.1. Chẩn đoán kháng nguyên
2.3.1.1. Phương pháp soi trực tiếp
Nhuộm soi là phương pháp làm màu nhuộm thấm vào các acid ở tế bào của vi
khuẩn. Phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen phổ biến nhất, đây là phương pháp được
đặt tên theo tên của hai nhà khoa học mô tả phương pháp này vào những năm cuối của
thập kỷ 18. Tuy nhiên phương pháp nhuộm soi đờm không cho phép phân biệt vi
khuẩn lao với các vi khuẩn kháng cồn kháng toan khác, điều này làm khó khăn cho
chẩn đoán những bệnh do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn lao không điển hình hay gặp ở
người nhiễm HIV. Phương pháp này có độ nhậy thấp, do vậy mà vẫn có nhiều trường
hợp người bệnh có tình trạng bệnh lao hoạt động không mà không được phát hiện.
Kết quả từ một nghiên cứu lớn cho thấy độ nhậy của soi trực tiếp đạt 53%. Nói
một cách khác, bệnh lao không được phát hiện ở một nửa số trường hợp bệnh nhân
thực sự có bệnh lao. Ngoài ra phương pháp này đòi hỏi nhiều yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Tuy nhiên soi trực tiếp vẫn được sự dụng rộng rãi vì giá thành của phương pháp này
thấp, thời gian có kết quả nhanh, xác định trường hợp lao và xác định nguồn lây.
Phương pháp soi huỳnh quang có thể làm tăng độ nhậy của phương pháp nhuộm
soitrực tiếp tuy nhiên vẫn còn thấp (Nguyễn Việt Cồ, 2002).

14 
 


2.3.1.2. Phương pháp nuôi cấy
Phương pháp nuôi cấy: thời gian lâu, chi phí cao, không phải là tiêu chuẩn vàng
tốt trong chẩn đoán lao phổi
Nuôi cấy đờm, đờm được đưa vào một môi trường nuôi cấy với những điệu kiện
nhiệt độ, thành phần không khí phù hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn lao. Kỹ
thuật viên phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra xem vi khuẩn có phát triển hay không.Vì vi
khuẩn lao phát triển rất chậm, thời gian cần thiết từ 3 tới 4 tuần hoặc nhiều hơn. Nếu
có vi khuẩn lao trong đờm, vi khuẩn lao sẽ phát triển thành các khuẩn lạc có hình tròn,
kết quả nuôi cấy được coi là dương tính.
So với nhuộm soi đờm trực tiếp thì nuôi cấy có độ nhạy cao hơn, nhưng như vậy
vẫn chưa đủ (chỉ đạt khoảng 82% trong các nghiên cứu lớn). Tuy nhiên nuôi cấy đờm
không luôn giúp xác định được bệnh lao, vẫn có nhiều trường hợp người bị lao mà kết
quả nuôi cấy đờm là âm tính (Ngô Ngọc Am, 2002).
2.3.1.3. Phương pháp PCR
PCR là một kỹ thuật sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm khuẩn, bao
gồm bệnh lao. Trong nghiên cứu này, người ta áp dụng kỹ thuật PCR để phát hiện
DNA của M.tuberculosis ở những mẫu máu của bệnh nhân với một phổ rộng bệnh
nhân nhiễm lao, gồm cả bệnh nhân không bị nhiễm HIV cũng như bị nhiễm HIV.
Kỹ thuật PCR cho phép xác định tác nhân gây bệnh trực tiếp trong bệnh phẩm
nhờ khả năng nhận biết và sao chép để khuyếch đại về mặt số lượng đoạn trình tự đặc
hiệu trên genom của vi khuẩn. Đối với M.tuberculosis, kỹ thuật PCR phát hiện trình tự
249 đôi bazơ nằm trên đoạn IS 6110, là trình tự gắn (IS-insert sequence) đặc hiệu và
có khả năng tự sao chép với số lượng lớn (1-25 lần) trong genome vi khuẩn thuộc
nhóm M.tuberculosis (M.tuberculosis, M.microti, M.bovis và M.africanum) (Nguyễn
Thị Lan Anh, 2002).
Quá trình sao chép được thực hiện trong một chu trình nhiệt lặp lại với sự tham

gia của enzyme chịu nhiệt Taq polymerase, các deoxynucleotide triphosphat tự do
(dATP, dTTP, dGTP, dCTP) và cặp đoạn mồi đặc hiệu cho đoạn trình tự định sao chép.
Sản phẩm PCR được phát hiện bằng kỹ thuật điện di trên gen agarosa hoặc các
kỹ thuật lai ghép miễn dịch khác như lai ghép Dot plot (dot blot hybridzation), lai ghép
Southern blot hoặc lai ghép với cơ chất trên phiến nhựa.

15 
 


×