Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO VÀ CHẾ PHẨM TỪ HỖN HỢP CÁC DƯỢC LIỆU ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.04 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO
VÀ CHẾ PHẨM TỪ HỖN HỢP CÁC DƯỢC LIỆU
ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ DỊU HIỀN

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6 /2013
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO
VÀ CHẾ PHẨM TỪ HỖN HỢP CÁC DƯỢC LIỆU
ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS.DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

NGUYỄN THỊ DỊU HIỀN

Tháng 6 /2013
 


LỜI CÁM ƠN
 
Lời đầu tiên con xin được cám ơn cha mẹ vì những gì cha mẹ đã hi sinh cho
con, không ngại gian lao, cực khổ, vẫn luôn tận tình nuôi dạy con bằng cả tấm lòng để
con có thể yên tâm học tập, học hỏi và trao dồi cho mình những kiến thức hay để con
trưởng thành và vững bước trên đường đời sau này.
Tiếp theo, em gởi lời cám ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường, thầy Lê Đình Đôn, trưởng bộ môn Công nghệ sinh học,
cô chủ nhiệm Trầm và các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều
kiện giúp em học tập và trao dồi cho mình nhiều kiến thức hay và bổ ích trong chuyên
ngành cũng như trong cuôc sống trong suốt 4 năm học vừa qua.
PGS.TS. Trần Công Luận, Giám Đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM đã
tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập những kiến thức thực tế tại Trung tâm

và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cô ThS. Dương Thị Mộng Ngọc, chị Nguyễn Thị Ngọc Đan và chị Lâm Bích
Thảo là người trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và tận
tình giúp đỡ em mỗi khi em gặp khó khăn trong công việc giúp em thực hiện đề tài tốt
hơn.
Cô Nguyễn Thị Hoa, anh Bùi Thế Vinh và quý thầy cô, anh chị em trong Trung
tâm đã hết lòng giúp đỡ, động viên và chia sẻ với em trong suốt thời gian em thực hiện
khóa luận của mình. Em xin cám ơn các anh chị đã tạo cho em một môi trường làm
việc thoải mái, vui vẻ, ham học hỏi để làm tốt công việc của mình. Những ngày tháng
làm việc ở trung tâm sẽ luôn ghi nhớ trong tim em.
Các bạn sinh viên trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Sư
Phạm, các bạn nhóm K8 và tất cả các bạn trong lớp DH09SH đã bên cạnh động viên,
chia sẻ giúp Hiền vượt qua những khó khăn trong cuộc sống trong thời gian Hiền làm
đề tài.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Dịu Hiền
i

 


TÓM TẮT
Ngày nay, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, không khí đi vào bên trong cơ thể
đồng thời cũng mang theo các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, khói bụi và các chất
độc hại khác. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng các bệnh về đường hô
hấp ngày càng gia tăng. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trên thị trường giúp hỗ trợ sức
khỏe hoặc chữa trị bệnh. Các loại thuốc tổng hợp hóa học có tác dụng nhanh, hiệu quả
cao, tuy nhiên cũng có không ít tác dụng phụ. Vì vậy xu hướng hiện nay con người
đang quay về với thiên nhiên. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đề tài “Xây dựng tiêu

chuẩn kiểm nghiệm cao và chế phẩm từ hỗn hợp các dược liệu để điều trị bệnh hô
hấp” được thực hiện.
Nội dung thực hiện gồm xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của hai loại cao
được phối trộn từ các dược liệu đều có tác dụng chữa trị bệnh hô hấp, đó là xạ can, bọ
mắm, quế, dâu tằm. Sau đó tương tự thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của
hai loại chế phẩm từ hai loại cao phối trộn này. Các tiêu chí kiểm nghiệm gồm: cảm
quan, thử độ tinh khiết, định tính thành phần hóa thực vật bằng phương pháp hóa học
và sắc ký lớp mỏng, cuối cùng là định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần trong
từng loại cao và chế phẩm theo chuẩn rutin bằng phương pháp đo quang UV-Vis.
Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu là lập được bốn bảng tiêu chuẩn cơ
sở về kiểm nghiệm chất lượng của hai loại cao phối và hai loại chế phẩm này gồm các
tiêu chí như trên.

ii

 


SUMMARY
Today, the environment is increasingly polluted, the air enters the body also
carry pathogens such as virus, bacteria, dust and other harmful substances. This is the
condition causes respiratory diseases is increasing. There are many drugs on the
market to help support health or treat disease. The synthetic chemical drugs are fast
acting, highly effective, but also have side effects. So now the human tendency is to
return to nature. To meet practical needs, titled "Building high standards and tested
products from mixtures of pharmaceuticals for the treatment of respiratory disease" is
done.
Contents include building performance testing standards of the two highblended from herbal treatment effects are respiratory diseases, such as radiation can,
beetle sauce, cinnamon, mulberry. Then perform the same test standard formulation of
the two preparations of these two types of high-mix. The test criteria include: sensory,

test the purity, chemical composition of the plant by chemical methods and thin layer
chromatography, the final concentration of total flavonoids in each high and
preparations rutin standard method by UV-Vis spectrophotometer.
The results achieved after the study table is set for four basic standards for
quality testing of two high and two coordinating the preparations of the above criteria.
Keyword: rutin, flavonoids, thin layer chromatography, UV-Vis.

iii

 


MỤC LỤC
Lời cám ơn ........................................................................................................................i 
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii 
Summary ........................................................................................................................ iii 
Mục lục ...........................................................................................................................iv 
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii 
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii 
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Chương 1 Mở đầu ............................................................................................................ 1 
1.1 

Đặt vấn đề .............................................................................................................1 

1.2 

Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2 

1.3 


Nội dung thực hiện ...............................................................................................2 

Chương 2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 3 
2.1 

Tổng quan dược liệu .............................................................................................3 

2.1.1 Bọ mắm.................................................................................................................3 
2.1.2 Dâu tằm.................................................................................................................4 
2.1.3 Quế .....................................................................................................................5 
2.1.4 Xạ Can ..................................................................................................................6 
2.2 

Đại cương về một số hợp chất hữu cơ tự nhiên....................................................8 

2.2.1  Alkaloid ................................................................................................................8 
2.2.2  Flavonoid ..............................................................................................................8 
2.2.3  Saponin .................................................................................................................9 
2.3 

Các phương pháp chiết .........................................................................................9 

2.3.1  Chiết lỏng – lỏng ................................................................................................10 
2.3.2  Chiết siêu âm ......................................................................................................10 
2.3.3  Chiết soxhlet .......................................................................................................10 
2.4 

Định tính bằng phương pháp hóa học ................................................................10 


2.5 

Phương pháp sắc ký lớp mỏng ...........................................................................10 

2.6 

Quang phổ hấp thu tử ngoại và khả kiến (UV – vis)..........................................11 

2.6.1  Khái niệm ...........................................................................................................11 
2.6.2  Đặc điểm .............................................................................................................12 
iv

 


Chương 3 Vật liệu & phương pháp nghiên cứu ............................................................13 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................13 
3.2 

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................13 

3.2.1  Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................13 
3.2.2  Dung môi – hóa chất – trang thiết bị ..................................................................13 
3.3 

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................14 

3.3.1  Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng cao phối ....................................14 
Cảm quan ..............................................................................................................14 
Độ ẩm


...............................................................................................................14 

Độ tro toàn phần ...................................................................................................14 
Định tính các thành phần hóa học trong cao bằng phản ứng hóa học ..................15 
Định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp UV-Vis ............16 
3.3.2  Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng chế phẩm ..................................19 
Cảm quan ..............................................................................................................19 
Độ ẩm....................................................................................................................19 
Độ tro toàn phần ...................................................................................................19 
Định tính các thành phần hóa học bằng phương pháp hóa học ............................19 
Xác định sự hiện diện bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng .................................20 
Định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp UV-Vis ............24 
Chương 4 Kết quả và thảo luận .....................................................................................26 
4.1 

Tiêu chuẩn hóa kiểm nghiệm cao phối I và chế phẩm A ...................................26 

4.1.1  Cảm quan ............................................................................................................26 
4.1.2  Độ ẩm .................................................................................................................26 
4.1.3  Độ tro ..................................................................................................................27 
4.1.4  Định tính bằng phản ứng hóa học ......................................................................27 
Định tính thành phần hóa học trong cao phối I ....................................................27 
Định tính thành phần hóa học trong chế phẩm A .................................................28 
4.1.5  Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.........................................................................28 
Xác định sự hiện diện của nguyên liệu quế ..........................................................28 
Xác định sự hiện diện của nguyên liệu xạ can .....................................................29 
Xác định sự hiện diện của nguyên liệu dâu tằm và chất rutin ..............................30 
v


 


4.1.6  Định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần theo chuẩn rutin ...........................31 
4.2 

Tiêu chuẩn hóa kiểm nghiệm cao phối II và chế phẩm B ..................................32 

4.2.1  Cảm quan ............................................................................................................32 
4.2.2  Độ ẩm .................................................................................................................32 
4.2.3  Độ tro ..................................................................................................................33 
4.2.4  Định tính thành phần hóa học.............................................................................33 
Định tính thành phần hóa học trong cao phối II ...................................................33 
Định tính thành phần hóa học trong chế phẩm A .................................................34 
4.2.5  Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.........................................................................34 
Xác định sự hiện diện của bọ mắm.......................................................................34 
Xác định sự hiện diện của xạ can .........................................................................35 
Xác định sự hiện diện của dâu tằm và chất rutin ..................................................36 
4.2.6  Định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần theo chuẩn rutin .........................377 
Chương 5 Kết luận và đề nghị .....................................................................................388 
5.1 

Kết luận ............................................................................................................388 

5.2 

Đề nghị ...............................................................................................................39 
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao phối I ................... Error! Bookmark not defined. 
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm A ................ Error! Bookmark not defined. 
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao phối II ................................................................402 

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm B ..............................................................413 

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................434 

vi

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(CH3CO)2O

Anhydric acetic

AlCl3

Nhôm clorid

Anisal

Dung dịch anisaldehyd trong ethanol

CH3COOH

Acid acetic

CHCl3

Chloroform


dd

Dung dịch

DĐVN

Dược điển Việt Nam

Et2O

Diethyl ether

EtOAc

Ethyl acetat

FeCl3

Sắt (III) clorid

H2O

Nước cất

H2SO4

Acid sulfuric

HCl


Acid chlohydric

HCOOH

Acid formic

MeOH

Methanol

NaOH

Natri hydroxyd

n-BuOH

n- butanol

PE

Petroleum ether (60-90o), ether dầu hỏa

PL

Phụ lục

Rf

Ratio of flow


RSD

Relative standard deviation, độ lệch chuẩn tương đối.

SD

Standard deviation, độ lệch chuẩn

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

UV

Ultraviolet

vii

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 
 

Bảng 3.1 Dung môi – hóa chất – trang thiết bị .............................................................13 

Bảng 3.2 Định tính hợp chất flavonoid .........................................................................16 
Bảng 3.3 Định tính hợp chất alkaloid ...........................................................................16 
Bảng 3.4 Định tính hợp chất saponin ............................................................................16 
Bảng 4.1 Kết quả độ ẩm cao phối I ...............................................................................26 
Bảng 4.2 Kết quả độ ẩm chế phẩm A ...........................................................................26 
Bảng 4.3 Số liệu độ tro cao phối I.................................................................................27 
Bảng 4.4 Số liệu độ tro chế phẩm A .............................................................................27 
Bảng 4.5 Kết quả định tính cao phối I ..........................................................................27 
Bảng 4.6 Kết quả định tính chế phẩm A .......................................................................28 
Bảng 4.7 Kết quả định lượng hàm lượng flavonoid có trong cao phối I. .....................31 
Bảng 4.8 Kết quả định lượng hàm lượng flavonoid có trong chế phẩm A. ..................31 
Bảng 4.9 Kết quả độ ẩm cao phối II .............................................................................32 
Bảng 4.10 Kết quả độ ẩm chế phẩm B ..........................................................................32 
Bảng 4.11 Số liệu độ tro cao phối II .............................................................................33 
Bảng 4.12 Số liệu độ tro chế phẩm B ...........................................................................33 
Bảng 4.13 Kết quả định tính cao phối II .......................................................................33 
Bảng 4.14 Kết quả định tính chế phẩm B .....................................................................34 
Bảng 4.15 Kết quả định lượng hàm lượng flavonoid có trong cao phối II ...................37 
Bảng 4.16 Kết quả định lượng hàm lượng flavonoid có trong chế phẩm B. ................37 
Bảng 5.1 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao phối I ..............................................................39 
Bảng 5.2 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm A .........................................................400 
Bảng 5.3 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao phối II ...........................................................411 
Bảng 5.4 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm B .........................................................422 
 

viii

 



DANH SÁCH CÁC HÌNH
 
 

Hình 2.1 Cây bọ mắm ..................................................................................................... 3 
Hình 2.2 Cây dâu tằm ..................................................................................................... 4 
Hình 2.3 Vỏ quế .............................................................................................................. 5 
Hình 2.4 Cây xạ can ........................................................................................................ 6 
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chiết mẫu cao để thực hiện định lượng flavonoid................17 
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình chiết mẫu dược liệu để chấm sắc ký. ...................................21 
Hình 4.1 Cao phối I và chế phẩm A .............................................................................26 
Hình 4.2 SKLM sự hiện diện của quế trong cao phối I và chế phẩm A .......................28 
Hình 4.3 SKLM sự hiện diện của xạ can trong cao I và chế phẩm A ..........................29 
Hình 4.4 SKLM sự hiện diện của dâu tằm và chất rutin trong cao I và chế phẩm A ...30 
Hình 4.5 Đỉnh hấp thu của mẫu chuẩn tại bước sóng cực đại

max

= 422 nm .............31 

Hình 4.6 Cao phối II và chế phẩm B ............................................................................32 
Hình 4.7 SKLM xác định sự hiện diện của bọ mắm trong cao II và chế phẩm B ........34 
Hình 4.8 SKLM sự hiện diện của xạ can trong cao II và chế phẩm B .........................35 
Hình 4.9 SKLM sự hiện diện của dâu tằm và chất rutin trong cao II và chế phẩm B ..36 
 
 

ix

 



 

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Phổi là cơ quan thực hiện chức năng trao đổi khí. Bên cạnh việc cung cấp oxy
cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể, phổi còn giúp thải khí carbonic. Tuy nhiên với thời
đại công nghiệp hóa - hiên đại hóa ngày càng phát triển thì bên cạnh đó là môi trường
ngày càng ô nhiễm, không khí đi vào cơ thể cũng đồng thời có thể mang theo nhiều
mầm bệnh như vi khuẩn, virus, khói, bụi và các chất độc hại khác… Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp ngày càng tăng ở
người cũng như động vật.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau giúp hỗ trợ sức khỏe
cũng như để chữa trị bệnh. Các loài thuốc tổng hợp hóa học có tác dụng chữa trị cao
và hiệu quả nhanh, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tức thời, có không ít các loại
thuốc có nhiều phản ứng phụ, những tác dụng ngoài mong muốn, đặc biệt là các loại
thuốc càng đặc trị chuyên biệt thì tác dụng không mong muốn càng nhiều như các loại
thuốc ức chế miễn dịch, thuốc lao, thuốc diệt nấm, thuốc chống ung thư... Ngoài ra,
mặc dù hóa học tổng hợp hữu cơ đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhiều
hợp chất có hoạt tính sinh học vẫn còn khó tổng hợp hoặc có thể tổng hợp được nhưng
chi phí rất đắt. Vì vậy, xu hướng hiện nay là kết hợp Đông y và Tây y với phương
châm vừa áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên
cứu tính năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi,
1999).
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế thế giới có tới 2000 loài thảo dược đã được
sử dụng. 80% dân số thế giới dựa vào nguồn thuốc có nguồn gốc dược liệu. Trên
25% thuốc sử dụng trên lâm sàng có nguồn gốc thực vật. Thị trường thuốc có nguồn
gốc thực vật trên thế giới hiện nay vào khoảng 30 tỉ USD. Nhiều biệt dược Đông
dược của châu Á được tiêu thụ mạnh ở châu Âu.

Trong đó nước ta là một nước có hệ thống động thực vật rất phong phú và đa
dạng từ núi cao cho tới đồng bằng và bờ biển, cả nước ước tính có khoảng 12.000
loài trong đó có khoảng 4.000 loài cây đang được sử dụng làm thuốc. Đây là điều kiện
thuận lợi để ta phát triển các loài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược.
1

 


 

Trong quá trình nghiên cứu một sản phẩm điều trị bệnh thì việc đánh giá chất
lượng của nguyên liệu và các bán thành phẩm, đảm bảo hiệu quả sử dụng và tính an
toàn của nguyên liệu và các bán thành phẩm trong sản xuất, quản lý, phân phối và sử
dụng thì công tác kiểm nghiệm cần phải được quan tâm nhiều hơn. Tùy từng loại thuốc
khác nhau mà xây dựng quy trình kiểm nghiệm khác nhau.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Trung tâm Sâm và Dược Liệu TP.HCM đang
nghiên cứu các sản phẩm điều trị bệnh hô hấp từ các dược liệu. Để nối tiếp các nghiên
cứu đang được triển khai, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn kiểm
nghiệm cao và chế phẩm từ hỗn hợp các dược liệu để điều trị bệnh hô hấp”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng các chi tiêu để kiểm định
chất lượng của 2 loại cao phối I , II và 2 chế phẩm A. Cao phối I bao gồm các cao
chiết từ các nguyên liệu xạ can, quế, dâu tằm. Cao phối II bao gồm các cao chiết từ các
nguyên liệu xạ can, bọ mắm, dâu tằm. Chế phẩm A dạng thuốc bột từ cao phối I và chế
phẩm B dạng thuốc bột từ cao phối II.
1.3 Nội dung thực hiện
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
Cảm quan, quan sát hình dạng và màu sắc các cao phối và chế phẩm;
Thử độ tinh khiết của cao phối và chế phẩm bao gồm: độ ẩm, độ tro toàn phần;

Định tính các hợp chất hóa thực vật trong cao phối và chế phẩm bằng phương
pháp hóa học và sắc ký lớp mỏng;
Định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao phối và chế phẩm theo
chuẩn rutin bằng phương pháp UV-Vis.

2

 


 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan dược liệu
2.1.1 Cây bọ mắm
Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn
Tên đồng nghĩa: Pouzolzia indica Gaud
Tên khác: Cây thuốc giòi, thuốc vòi
Họ: Gai (Urticaceae)

Hình 2.1 Cây bọ mắm
(Nguồn: )

Mô tả thực vật: Cây mọc bò, cao 0,2 – 0,3 cm. Thân, cành mảnh, có 3 lông áp
sát. Lá mọc so le, mép nguyên, hình mác – bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, dài 4 – 9 cm,
rộng 1,5 – 2,5 cm, có 3 gân tỏa từ gốc, mặt trên đôi khi điểm những đốm trắng, mặt
dưới có ít lông ở gân nổi rõ; cuống lá ngắn có lông trắng; lá kèm hình dải nhọn. Cụm
hoa mọc thành xim co ở kẽ lá, đường kính 5 mm, không cuống gồm hoa đực, hoa cái
hoặc hoa lưỡng tính; hoa nhỏ màu trắng; hoa đực có lông ngắn, 4 lá đài có lông ở lưng,
4 nhị, nhụy lép; hoa cái có bao hoa dạng túi, miệng khía răng có lông, bầu hình quả lê,

có lông, vòi nhụy dài và mảnh.
Bộ phận dùng: Toàn thân, thu hái quanh năm, bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Cây chứa các flavon, flavonoid, tanin, caroten, các
carotenoid, ascorbic, tartaric, malic acid và pectic acid, …(Ghani, 2003).
Tác dụng dược lý : Cao khô có các tác dụng như kháng khuẩn, kháng nấm, tác
dụng trên hô hấp, tác dụng chống co giật do sốc điện, tác dụng lợi tiểu và tác dụng trên
một số loại tế bào ung thư in vitro.
Tính vị, công năng: Bọ mắm có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu
khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu viêm, rút mủ.
Công dụng: Bọ mắm chữa viêm họng, viêm ruột lỵ, đinh nhọt, viêm da mủ,
viêm vú, tắc tia sữa, vết thương đụng đập, nhiễm trùng tiết niệu, ho, bệnh về phổi, đau
3

 


 

răng, đái rát, đái buốt. Ngày 20 – 40 g cây tươi hoặc 10 – 20 g cây khô, sắc hoặc nấu
cao uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
2.1.2 Cây dâu tằm
Tên khoa học: Morus acidosa Griff
Tên đồng nghĩa: Morus autralis Poir
Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Hình 2.2 Cây dâu tằm
(Nguồn: danhydatviet.vn)

Mô tả thực vật: Cây nhỏ, cao 6 m hay hơn ở trạng thái hoang dại, thường giảm
xuống 1,5 – 2 m ở cây trồng. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám

trắng. Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu,
phiến mỏng.
Bộ phận dùng: Chuyên luận này sử dụng lá dâu tằm để thực hiện điều chế cao.
Thành phần hóa học: Lá dâu chứa các thành phần bay hơi và thành phần không
bay hơi. Các thành phần bay hơi như tinh dầu, gồm các phân đoạn trung tính, acid,
phenol, carbonyl, base. Phân đoạn trung tính chứa isobutanol, alcol isoamylic, isoamyl
acetat và acetophenol. Phân đoạn acid chứa acid acetic, acid propionic, acid butyric,
acid isobutyric, acid isovaleric, acid caproic, acid isocaproic, acid lactic. Phân đoạn
phenol chứa o -, m -, p - cresol, guaiacol, eugenol, methyl salicylat . Phân đoạn
carbonyl chứa benzaldehyd và phenylacetaldehyd. Các thành phần không bay hơi gồm
nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: protein, carbohydrat,
flavonoid, coumarin, vitamin và một số thành phần khác.
Tác dụng dược lý: Cao nước và cao kiềm của lá có tác dụng ức chế các vi
khuẩn gram dương và các men. Lá dâu còn có tác dụng hạ huyết áp yếu, tác dụng này
bị đảo ngược bởi atropin. Đồng thời nó có tác dụng giãn mạch. Chế phẩm an thần
Passerynum gồm lá dâu, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo thuyết minh, hạt tơ hồng, hạt
keo giậu, củ sâm đại hành, đã thể hiện độc tính thấp, giảm được trạng thái hưng phấn ở
chuột nhắt bị kích thích bởi cafein, gây hạ huyết áp, tăng tần số và biên độ hô hấp của
4

 


 

thỏ, có khuynh hướng làm giảm nhịp tim và sức co bóp của sợi cơ tim. Áp dụng điều
trị trên lâm sàng, Passerynum có tác dụng gây hạ thân nhiệt của bệnh nhân, không làm
thay đổi huyết áp, không gây trạng thái buồn ngủ hoặc ngủ gà, chỉ làm bệnh nhân ngủ
dễ dàng và ngon giấc. Thuốc có tác dụng an thần cho bệnh nhân với tỷ lệ 16/25người,
so với placebo tỷ lệ 6/15 người, chứng tỏ yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng trong mất

ngủ.
Tính vị, công năng: Lá dâu có vị đắng, ngọt, tính lạnh, có tác dụng tán phong,
thanh nhiệt, lương huyết, sáng ánh sáng.
Công dụng: Lá dâu chữa cảm mạo, phong nhiệt, sốt nóng, ho, viêm họng, đau
răng, nhức đầu, ánh sáng đỏ, chảy nước ánh sáng, đậu lào, phát ban, cao huyết áp, mất
ngủ. Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc.
2.1.3 Cây quế

Tên khoa học: Cinnamomum cassia Bl.
Họ: Long não (Lauraceae)

Hình 2.3 Vỏ quế
(Nguồn: www.mdidea.com)

Mô tả thực vật: Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành
có thể cao trên 15 m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm. Trong các
bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có
hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành non được phơi hoặc sấy khô. Tinh dầu trong
cành.
Thành phần hóa học: Vỏ quế chứa 1 – 7% tinh dầu. Đó là một chất lỏng màu
nâu có thành phần chủ yếu là aldehyd cinnamic. Theo Lawrence, 1995, tinh dầu
C.loureirii thu thập được ở Việt Nam chứa (E) - aldehyd cinnamic 92,5%, 3 5

 


 

phenylpropanal 0,8%, (Z) - aldehyd cinnamic 0,6%, coumarin 0,6%, benzaldehyd

0,3%, eugenol 0,3%, β - caryophylen 0,1%, benzyl benzoat 0,1%, camphor 0,1%,
salicylaldehyd 0,1%, α - terpineol 0,1% (Prosea 13, 1999). Ngoài ra, trong vỏ quế có
các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất flavonoid, tanin,
coumarin.
Tác dụng dược lý: Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic là thành phần chủ yếu
có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với một số vi khuẩn ở độ pha loãng cao. Tác dụng
kháng khuẩn đối với các giống vi khuẩn khác nhau, theo thứ tự hoạt tính giảm dần: :
Salmonella typhi, tụ cầu vàng, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans,
Shigella flexneri, Sh. Dysenteriae, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lao, phế cầu
khuẩn. Tác dụng mạnh đối với phẩy khuẩn tả Eltor, Inaba và Ogawa là 2/10000. Bên
cạnh đó, aldehyd cinnamic còn có tác dụng an thần, hạ áp do làm giản mạch ngọai vi.
Tính năng, công vị: Quế có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng
bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.
Công dụng: Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn
hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục. Quế
cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết. Ngoài ra còn có rất nhiều
các tác dụng khác như: giảm viêm đường tiết niệu, chống tắc nghẽn mạch, giảm đau
do chứng viêm khớp, giảm đau cơ và đau khớp,…
2.1.4 Cây xạ can
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
Tên đồng nghĩa: Belamcanda punctata Moench
Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi dòng
Họ: Lay ơn (Iridaceae)

Hình 2.4 Cây xạ can
(Nguồn: blog.xuite.net)

Mô tả thực vật: Xạ cạn là loại cây thân rễ, mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân
ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên nhau, đầu
nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; toàn bộ các lá xếp thành một

6

 


 

mặt phẳng và xòe ra như cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40cm. Lá bắc dạng
vảy, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những
đốm tía, đài có răng nhỏ hình mũi mác. Tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài, nhị 3,
đính ở gốc cánh hoa. Quả nang hình trứng, hạt nhiều, màu đen bóng. Mùa hoa quả vào
tháng 7 - 10. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng, ưa nắng nên trồng ở các tỉnh phía
Nam có tỷ lệ hoa quả cao.
Bộ phận dùng: Thân, rễ thu hái vào mủa xuân khi cây ra nụ hoặc mùa thu khi
bộ phận trên mặt đất tàn héo, loại bỏ đất cát, rễ con, rồi đem phơi hoặc sấy khô. Khi
dùng thái phiến.
Thành phần hóa học: Thân và rễ xạ can chứa chủ yếu tectorigenin,
iristectorigenin A, belamcandin, dichotomidin, irisfloretin, irigenin.....
Tác dụng dược lý: Xạ can có rất nhiều tác dụng như chống nấm và virus, khử
đờm, kháng vi sinh, kháng viêm, tác dụng đối với nội tiết và tác dụng giải nhiệt. Chích
liều cao dung dịch xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc
cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học). Ngoài ra, nếu cho chuột nhắt
uống nước sắc xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương,
Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153). Nước sắc xạ can còn có tác dụng
ức chế Bồ đào cầu khuẩn, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn (Quách
Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Tính vị, công năng: Xạ can có vị đắng, tính mát, hơi có độc, vào hai kinh: phế
và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm.
Công dụng: Xạ can được coi là vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm
amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không

thông, sưng vú tắc tia sữa, đau kinh và làm thuốc lọc máu. Ngày dùng 3 – 6 g dưới
dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm, uống, hoặc dùng 10 – 20 g thân rễ tươi rửa
sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm hoặc nuốt dần, bã
hơ nóng, đắp vào cổ. Ngoài ra, để chữa rắn cắn, dùng cả cây, giã nát, thêm nước gạn
uống, đắp bã.

7

 


 

2.2 Đại cương về một số hợp chất hữu cơ tự nhiên
2.2.1 Alkaloid
Là những hợp chất thiên nhiên với nhiều dạng cấu trúc khác nhau và có hoạt
tính sinh học rõ rệt. Đa số alkaloid hiện diện trong loài cây hạt kín, cây có hoa nhưng
cũng tìm thấy trong động vật, côn trùng, sinh vật biển, vi sinh vật và thực vật hạ đẳng.
Đa số alkaloid không màu, ở dạng kết tính rắn, có nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ
phân hủy xác định. Vài alkaloid ở dạng keo, vô định hình và alkaloid ở dạng lỏng
(nicotin, coniin) hoặc có màu (berberin màu vàng; betanidin màu đỏ).
Các alkaloid ở dạng base tự do thường hoà tan được trong dung môi hữu cơ, tuy
nhiên các alkaloid ở dạng base thứ cấp thì chỉ hòa tan trong nước. Muối của đa số
alkaloid thì hòa tan trong nước. Độ hòa tan của alkaloid và các muối của chúng giữ vai
trò quan trọng trong kỷ nghệ dược phẩm; trong việc trích ly chúng ra khỏi cây cỏ và
trong việc bào chế alkaloid thành các dạng thuốc phù hợp. Đa số alkaloid có tính kiềm,
điều này khiến cho alkaloid cực kỳ nhạy cảm, dễ bị thủy phân khi gặp ánh sáng hoăc
nhiệt độ. Nhiều alkaloid đã được sử dụng để làm thuốc trị bệnh. Alkaloid có tác dụng
kích thích thần kinh như: strychnine, cafein, lobelin…có khả năng diệt ký sinh trùng
và các nguyên sinh động vật như: emetin, quinin, conessin, berberin. Các alkaloid có

tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên được dùng làm thuốc giảm đau trong khi
giải phẩu hoặc khi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối: morphin và các dẫn xuất của
morphin như: heroin, codein (tuy nhiên các hợp chất này có thể gây ra tình trạng uể
oải, buồn ngủ, khó thở và nghiện thuốc). Có alkaloid được bào chế làm thuốc để giảm
hệ thần kinh giao cảm: reserpin, propanolol. Một số alkaloid như: berberin, palmatin,
taspin…có khả năng ức chế con men sao chép ngược (reverse trancriptase) đây là con
men chủ yếu của retrovirus mà các loại thuốc kháng HIV tập trung tiêu diệt.
2.2.2 Flavonoid
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều
rau, quả, hoa…Phần lớn có màu vàng (do từ flavus là màu vàng); tuy vậy, một số sắc
tố có màu xanh, tím, đỏ, không màu cũng được xếp vào nhóm này vì về mặt hóa học
chúng có cùng khung sườn. Các flavonoid có thể ở dạng tự do hoặc dạng glycosid.
Các đường thường gặp nhất là D - glucose; kế đó là D - galactose; L - Rhamnose; L Arabinose…
8

 


 

Chalcone hiện diện ít trong tự nhiên; flavanol và flavanonol cũng hiếm gặp;
flavone và flavonol phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Các glicisid flavonol như: rutin,
quercitrin, daempherol. Kaempherol rất thường xuyên hiện diện. Antocyanidine dạng
glycosid ví dụ như: pelargonidin; cyanidin; delphinidin…tạo màu xanh, đỏ, tím cho
những cánh hoa và trái. Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Flavone
có màu vàng nhạt hoặc màu cam; flavonol màu vàng nhạt đến màu vàng; chalcone
màu vàng đến cam - đỏ. Các isoflavone; flavanone; flavanonol; leucoantocyanidine;
catechin kết tinh không màu. Antocyanidine có màu đỏ, tím, xanh dương tạo màu cho
nhiều loại hoa và trái. Quercetin ở môi trường kiềm thì có tác dụng kháng khuẩn kém
nhưng ở môi trường acid thì có tác dụng rất rõ với vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn tụ

cầu trắng Salmonella oranienbur có tác dụng kháng nấm thực vật. Một số hợp chất
thuộc loại isoflavonoid như rotenon (trích từ dây thuốc cá Derris elliptica Benth, họ
Đậu) có tính độc đối với cá và côn trùng nhưng không độc với các động vật hữu nhũ.
Cũng có những hợp chất có tính diệt côn trùng như hợp chất pyrethrin (trích từ cây trừ
trùng Chrysanthemum cinerariaefolium, họ Cúc).
2.2.3 Saponin
Là một loại glycosid phân bố khá rộng trong thực vật, có một số tính chất đặc
trưng: khi hòa tan vào nước sẽ có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và
tạo nhiều bọt; làm vỡ hồng cầu còn gọi là tính phá huyết. Saponin thường ở dạng vô
định hình, có vị đắng. Saponin rất khó tinh chế, có điểm nóng chảy thường cao từ
200oC trở lên và có thể trên 300oC. Saponin có thể bị tủa bởi acetat chì, hydroxid
barium, sulfat amonium nên có thể lợi dụng tính chất này để cô lập saponin. Nhiều
saponin steroid là nguyên liệu đầu để tổng hợp các chất hormone steroid có hoạt tính
cao. Nhiều loại saponin có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.
2.3 Các phương pháp chiết
Chiết là một phương pháp sử dụng dung môi để tách các chất tan ra khỏi một
hỗn hợp các chất. Tùy từng cơ chế và đặc điểm của quá trình chiết mà ta chọn phương
pháp chiết thích hợp.

9

 


 

2.3.1 Chiết lỏng – lỏng
Chiết lỏng – lỏng, còn gọi là chiết bẳng dung môi, là một phương pháp để tách các hợp
chất riêng biệt dựa trên tính tan của hai chất lỏng khác nhau, thường là nước và một
dung môi.

2.3.2 Chiết siêu âm
Chiết siêu âm là phương pháp sử dụng song với tần số 20.000 Hz.
Cách tiến hành: Cho cao (hoặc chế phẩm) vào dụng cụ chứa rồi cho thêm một
lượng dung môi đã chọn. Đặt dụng cụ chứa vào trong bể siêu âm, sau đó bật máy và
chỉnh thời gian chiết. Sau khi chiết xong, lọc lấy dịch chiết rồi thêm dung môi cho lần
chiết sau.
2.3.3 Chiết soxhlet
Cách thực hiện: Cao (hoặc chế phẩm) được đặt vào trong một túi vải (hoặc giấy
lọc) rồi cho vào ống chứa mẫu. Rót dung dịch đã chọn vào bình cầu bằng cách rót trực
tiếp vào ống chứa mẫu. Kiểm tra hệ thống kín, mở ống sinh hàn, cắm bếp điện và điều
chỉnh sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ.
2.4 Định tính bằng phương pháp hóa học
Cao phối được phối trộn từ nhiều loại cao của các dược liệu khác nhau. Mỗi
loại dược liệu đều có các nhóm hợp chất xác định. Có thể dựa vào các nhóm hợp chất
này chọn các hợp chất chứa nhiều trong cao phối để định tính bằng phản ứng màu
hoặc kết tủa đặc trưng.
Ví dụ:
-

Các alkaloid: dựa vào phản ứng kết tủa với các thuốc thử chung (TT Mayer, TT
Dragendorff, TT Bouchardat)

-

Saponin: thử tính tạo bọt, phản ứng Liebermanm – Burchard,…

-

Flavonoid: dựa vào phản ứng màu với kiềm, acid, FeCl3,…


2.5 Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi
để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc.
Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động
di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.

10

 


 

Về bản chất đây là hệ sắc ký rắn – lỏng , trong đó pha tĩnh rắn (là chất hấp phụ
được chọn phù hợp theo yêu cầu phân tích, thường là silicagel, nhôm oxyt) được trải
thành lớp mỏng đồng đều trên bản kính, nhựa hay kim loại. Sau đó đưa hỗn hợp chất
cần tách lên pha tĩnh bằng cách chấm dung dịch mẫu thử nghiên cứu lên bản mỏng.
Pha động là một hệ dung môi khai triển đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau
theo một tỷ lệ nhất định. Dưới tác dụng của lực mao quản, dung môi sẽ chuyển động
qua lớp hấp phụ, các cấu tử sẽ di chuyển theo hướng pha động nhưng với vận tốc khác
nhau đưa đến việc tách các cấu tử ra khỏi nhau, ta thu được một sắc ký đồ gồm nhiều
vết có Rf khác nhau trên lớp mỏng.
Hệ số di chuyển Rf, đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân
tích, được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch
chuyển của dung môi:

R

f




a
b

Trong đó:
a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử, tính bằng cm.
b là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường đi
của vết, tính bằng cm.
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l.
Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc
phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất
làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
2.6 Quang phổ hấp thu tử ngoại và khả kiến (UV – vis)
2.6.1 Khái niệm
Phổ tử ngoại - khả kiến là các dạng của bức xạ điện từ, có bản chất là sóng điện
từ, chúng chỉ khác nhau về độ dài sóng. Vùng tử ngoại - khả kiến bao gồm các bức xạ
điện từ có độ dài sóng trong khoảng 200 - 800 nm (vùng khả kiến 360 - 800 nm).
Khi phân tử hấp thụ bức xạ tử ngoại hoặc khả kiến thì những electron hóa trị
của nó bị kích thích và chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Sự hấp thụ
bức xạ của phân tử được ghi lại, phổ thu được gọi là phổ tử ngoại - khả kiến và cũng
được gọi phổ hấp thụ electron.
11

 


 

2.6.2 Đặc điểm

Sự hấp thụ trong vùng tử ngoại và vùng khả kiến phụ thuộc vào cấu trúc điện tử
của phân tử. Chỉ một số dạng cấu trúc trong các hợp chất hữu cơ mới có sự hấp thụ
nêu trên, thực tế việc ứng dụng phổ tử ngoại cũng giới hạn trong một số hợp chất, chủ
yếu là các chất có cấu trúc dây nối đôi liên hợp.
Đặc điểm của phổ tử ngoại là phổ của một chất phức tạp có thể rất giống với
phổ của một chất đơn giản nếu 2 chất này cùng chứa một nhóm cấu trúc giống nhau.
-

Hoạt động của phổ tử ngoại - khả kiến:
Vùng tử ngoại - khả kiến bao gồm các bức xạ điện từ có độ dài sóng trong

khoảng 200 - 800 nm (vùng khả kiến 360 - 800 nm). Sự hấp thụ có nhiều ứng dụng
trong quang phổ tử ngoại là trong vùng từ 200 - 380 nm, gọi là vùng tử ngoại gần.
Trên phổ tử ngoại các vị trí băng hay còn gọi là dải hấp thụ được đo bằng độ dài
sóng λ, đơn vị là nanomet (nm) hoặc Angstrom (Ao). Cường độ của tia đơn sắc trước
và sau khi đi qua môi trường hấp thụ được liên hệ với nhau bởi định luật Lambert Beer.
Khác với vùng phổ hồng ngoại, ở vùng phổ tử ngoại - khả kiến, định luật
Lambert - Beer được tuân theo tốt hơn nhiều, do đó thường được xác định chính xác
và có tính lặp lại.
Phổ tử ngoại - khả kiến (Phổ UV - Vis) thường cho ta đường cong phụ thuộc độ
hấp thụ A (lg (Io/I)) vào bước sóng của ánh sáng chiếu tới. Phổ hấp thụ của một chất
được đặc trưng bởi bước sóng λ max mà tại đó sự hấp thụ là lớn nhất.
Theo định luật Lambert - Beer mật độ quang phụ thuộc vào nồng độ của chất
hấp phụ.

12

 



 

Chương 3 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013 tại Trung
tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM.
Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu nguyên liệu mua ở cửa hàng thuốc Kim Anh (Địa chỉ: 88 Hải Thượng
Lãng Ông, quận 5, TP.HCM). Các mẫu được xay thành bột có kích thước 2 mm và lưu
ở Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM.
-

Cao phối I bao gồm các cao chiết từ nguyên liệu Xạ can, Quế, Dâu tằm.

-

Cao phối II bao gồm các cao chiết từ nguyên liệu Xạ can, Bọ mắm, Dâu tằm.

-

Chế phẩm A dạng thuốc bột từ các cao phối I.

-

Chế phẩm B dạng thuốc bột từ các cao phối II.

3.2.2 Dung môi – hóa chất – trang thiết bị
Bảng 3.1 Dung môi – hóa chất – trang thiết bị

Dung môi – hóa chất

Trang thiết bị

- Cồn , MeOH.

- Máy cô quay giảm áp Buchi

- H2SO4, HCl, (CH3CO)2O, NaOH.

- Bình chiết Soxhlet

- TT Mayer, TT Dragendroff, TT

- Lò nung Lenton
- Cân phân tích Sartorius

Bouchardat.

- Máy đo quang phổ khả kiến

- TT Anisal (DĐVN IV, PL-43).

Thermo Spectronic HEIOS

- Toluen, EtOAc, n-hexan.
- CHCl3, CH3COOH, Et2O.

- Máy


đánh

sóng

siêu

Ultrasonic LC 60 H

- PE, n-BuOH, CHCl3, H2O.

- Tủ sấy Memmert

- FeCl3, AlCl3.

- Nồi đun cách thủy Memmert

13

 

âm


 

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng cao phối
3.3.1.1 Cảm quan cao phối
Quan sát và ghi nhận màu sắc của 2 loại cao phối.
3.3.1.2 Độ ẩm cao phối

-

Nguyên tắc
Xác định độ ẩm là xác định sự giảm khối lượng của nguyên liệu biểu thị bằng

phần trăm (khối lượng/ khối lượng) do nước bốc hơi khi nguyên liệu được làm khô trong
điều kiện xác định.
-

Tiến hành
Sấy khô bì trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC đến khối lượng không đổi. Cân và ghi

lại khối lượng.
Cân khoảng 0,3 – 0,4 g cao cho vào bì, đem sấy ở 105 oC trong tủ sấy dưới áp
suất thường trong 4 giờ. Làm nguội trong bình hút ẩm khoảng 15 phút rồi cân ngay. Sấy
tiếp và cân sau mỗi 2 giờ, lặp lại đến khi khối lượng không đổi (nghĩa là chênh lệch giữa
2 lần cân không quá 0,5 mg). Quy trình được lặp lại 3 lần.
-

Tính toán
A

pa
 100
p

trong đó:
A

: độ ẩm (khối lượng/khối lượng, %).


p

: khối lượng cao trước khi sấy (g).

a

: khối lượng cao sau khi sấy (g).

3.3.1.3 Độ tro toàn phần cao phối
-

Nguyên tắc
Xác định độ tro là xác định hàm lượng các chất vô cơ không bay hơi có trong

dược liệu. Đây là thành phần các chất vô cơ có trong dược liệu, nhưng cũng có thể có
thêm những tạp chất vô cơ (như đất, cát) lẫn vào dược liệu.
Tro toàn phần là khối lượng cắn vô cơ còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một
dược liệu. Cắn vô cơ cấu tạo chủ yếu là các carbonat và oxyd kim loại.

14

 


×