Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TĂNG TRƯỞNG Ở GÀ CỦA OLIGOβGLUCAN CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TĂNG TRƯỞNG Ở GÀ CỦA
OLIGO-β-GLUCAN CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ

 

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 07, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TĂNG TRƯỞNG Ở GÀ CỦA


OLIGO-β-GLUCAN CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ QUANG LUÂN

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN

Tháng 07, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Đằng sau mỗi sự thành công, ngoài nỗ lực của bản thân còn phải kể đến sự ủng hộ,
động viên, giúp sức của mọi người xung quanh. Trong suốt quá trình làm khóa luận,
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè cũng như
sự cổ vũ, động viên đến từ gia đình và hôm nay cùng với thành quả mình đạt được tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Lê Quang Luân, người thầy đã dìu dắt, truyền thụ kiến thức cho tôi trong quá
trình làm khóa luận.
ThS. Trương Phước Thiên Hoàng, cô giáo đã luôn quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài của mình.
Chị Trang, chị Uyên – nhân sự phòng Phòng Sinh học, Trung tâm Hạt nhân Tp.
HCM đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm việc với trung
tâm.
Và trên tất cả tôi xin gửi lời tri ân vô vàng đến:
Cha mẹ, người đã sanh thành và dưỡng dục tôi lớn khôn, tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi bước vào đời, cũng là điểm tựa khi tôi vấp ngã, chùng chân và sẽ là động lực để tôi
bước về phía trước.

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban Chủ Nhiệm cùng toàn
thể quí thầy cô Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, những người đưa đò đã đưa tôi sang bến
bờ tri thức.
Tập thể sinh viên lớp DH09SH và bạn bè chung quanh đã cùng tôi bước qua quãng
đời sinh viên đầy gian khó nhưng vô vàng đẹp đẽ này.
Ngày mai, tất cả những điều này sẽ được gói ghém lại và cất vào một ngăn nào đó
trong hành trang vào đời của tôi. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2013
Nguyễn Thị Thủy Tiên

iii


TÓM TẮT
Ngoài tác động thúc đẩy tăng trưởng trên cây trồng, trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm β-glucan còn giúp tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu giúp gia súc, gia cầm
kháng lại bệnh tật. Và do đó, chế phẩm này đã làm tăng tỷ lệ sống và năng suất trong
chăn nuôi. Đề tài tiến hành nhằm chế tạo oligo-β-glucan từ bã thải men bia bằng
phương pháp chiếu xạ gamma Co-60 ứng dụng làm chất tăng trưởng trong chăn nuôi
gà lấy thịt.
β-glucan tách chiết từ thành tế bào nấm men ban đầu là không tan trong nước
nhưng sau khi được chiếu xạ bằng tia gamma Co-60 ở các liều 200, 400, 600, 800 và
1000 kGy dưới dạng bột đã cho hàm lượng β-glucan tan khá cao. Độ tan của chế phầm
β-glucan tăng theo liều xạ và đạt độ tan tuyệt đối 100% ở liều xạ 1000 kGy. Tuy
nhiên, liều xạ 800 kGy cũng tạo lượng β-glucan tan khá cao đạt mức 97,5% gần như
tương đồng so với liều 1000kGy.
Oligo-β-glucan chế tạo ở liều xạ 800 và 1000 kGy đều cho hiệu ứng kích thích tăng
trọng rõ rệt trên gà nuôi. Sau 10 tuần nuôi, gà được bổ sung 0,05% β-glucan ở hai liều
xạ nói trên vào khẩu phần ăn đều cho tăng trọng hơn 24% so với gà không được bổ
sung β-glucan vào khẩu phần ăn. Hàm lượng oligo-β-glucan bổ sung vào thức ăn càng

nhiều thì hiệu ứng kích thích tăng trọng càng lớn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt
nhiều giữa việc bổ sung β-glucan liều xạ 800 hay 1000 kGy với trọng lượng tương ứng
là 1,25 kg /convà 1,26 k g/con.
Khi thay đổi nồng độ bổ sung β-glucan vào thức ăn ở mức liều xạ 800 kGy, gà cho
trọng lượng bình quân cao và gần tương đồng ở các nồng độ bổ sung 0,05%; 0,075%
và 0,1% β-glucan, cao hơn gà đối chứng khoảng 24% sau 10 tuần nuôi với trọng lượng
bình quân khoảng 1,26 k g/con..

iv


SUMMARY
The research namely “Study on growth promotion effect of oligo-β-glucan by
irradiation method on chicken” was carried out for produce lower molecular weight
and higher solubility of β-glucan which is growth promotion effect on chicken.
The research was carried out at Biological Department, Center for Nuclear
Technique, 405 – 407 Cach Mang Thang Tam, District 10, HoChiMinh City, under the
suppervision of Dr. Le Quang Luan from December 15th, 2012 to June 25th, 2013.
The invitial β-glucan extracted from yest cell wall was insoluble in water, but
after irradiated by γ-rays from a Co-60 source at doses of 200, 400, 600, 800 and 1000
kGy in powder state, the water-soluble content was higher. The water-soluble content
was increased by the increasing of the irradiation dose and this content was 100% at
the dose of 100 kGy. The water soluble content of the sample irradiated at 800 kGy
was also found with 97,5% and its approximately to that of 1000 kGy sample.
The invitial β-glucan extracted from yest cell wall was insoluble in water, but
after irradiated by γ-rays from a Co-60 source at doses of 200, 400, 600, 800 and 1000
kGy in powder state, the water-soluble content was high. The water-soluble content
was oncreased by the increasing of the inrradiation dose and this content was 100% at
the dose of 100 kGy. The water soluble content of the sample irradiated at 800 kGy
was also found with 97,5% and its approximately to that of 1000 kGy sample.

The oligo-β-glucan with 100% solvent prepared by irradiating β-glucan at 1000
kGy displayed an high growth promotion effect on chicken growth. The chicken was
fed with 0.05% oligo-β-glucan in chickenfeed at both of dose was increased 24% of
weight of compared with that of un-added oligo-β-glucan in chickenfeed. The growth
promotion effect was increased with the increasing of the content of oligo β-glucan in
chickenfeed. However, the growth effect was not different between of the supplement
of the irradiated β-glucan at 800 kGy and 1000 kGy and the weight of chicken was
1.25 kg (at 800 kGy) and 1.26 kg (at 1000 kGy). At the 0,05%: 0,075%; 0,1% of
oligo-β-glucan prepared by irradiating β-glucan at 800 kGy increased the overweight
on chicken.
β-glucan Keywords: oligo-β-glucan, β-glucan, irradiated, chicken, growth.
 

v


MỤC LỤC

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 13
3.1. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................................... 13
3.2. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 13
3.2.1. Giống gà .............................................................................................................. 13
3.2.2. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm .......................................................................... 13
3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................................... 13
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của liều xạ lên khả năng cắt mạch β-glucan....................... 13
3.3.2.Khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan. ............................ 14
3.3.2.1. Con giống ......................................................................................................... 14
3.3.2.2. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .................................................................... 14
3.3.2.3. Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm ...................................................................... 17
3.3.2.4. Thí nghiệm khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan theo

liều xạ ............................................................................................................................17
3.3.2.5. Thí nghiệm khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của β-glucan theo nồng
độ bổ sung......................................................................................................................18
3.3.2.6. Quy trình chăm sóc và quản lý cho gà ............................................................. 18
3.3.2.7. Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên gà .............................................................. 19
3.3.2.8. Cách lấy số liệu và chỉ tiêu theo dõi................................................................. 19
3.3.2.9. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20
4.1. Nghiên cứu cắt mạch β-glucan bằng phương pháp chiếu xạ.................................. 21
4.2.Hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucantheo liều xạ............................ 22
4.3. Hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của β-glucantheo nồng độ .................................. 28
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 35
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 35
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 36

vi


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNBX

Công nghệ bức xạ

Co-60

Cobalt- 60


cs

cộng sự

GPx

Glutathione peroxidase

IL

Interleukin

Mw

Khối lượng phân tử

SOD

Superoxide dismutase

NO

Nitrogen oxide

AMPs

Antimicrobial peptides

GPC


Gel Permeation Chromatography
(Sắc ký lỏng cao áp)

PE

Poly-etylen

ĐC

Đối chứng

NK

Natural Killer

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho gà ........................................................ 17 
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của β-glucan
theo liều chiếu xạ .......................................................................................... 18
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của β-glucan
theo nồng độ bổ sung .................................................................................... 18
Bảng 3.5 Lịch chủng ngừa ............................................................................................ 19 
Bảng4.1 Trọng lượng gà bình quân theo liều xạ .......................................................... 23
Bảng 4.2Trọng lượng gà bình quân theo nồng độ bổ sung oligo-β-glucan .................. 29

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô tả phân tử β-glucan .................................................................................... 3
Hình 3.1 Trại nuôi gà. ................................................................................................... 15
Hình 3.2 Bố trí chuồng gà trong trại ............................................................................. 15
Hình 3.3 Chuồng nuôi gà .............................................................................................. 16
Hình 3.4 Bố trí máng thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi gà ............................. 16
Hình 4.1 Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến khả năng tan của β-glucan ....................... 21
Hình 4.2 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 3 theo liều xạ ..................................... 22
Hình 4.3Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 4theo liều xạ ....................................... 24 
Hình 4.4 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 7 theo liều xạ ..................................... 25 
Hình 4.5 Gà trống đối chứng (trái) và gà trống được bổ sungβ-glucan liều xạ 1000
kGy trong khẩu phần ăn ở tuần 10 . .............................................................. 27
Hình 4.6 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 10 theo liều xạ ................................... 27 
Hình 4.7 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 3 theo nồng độ bổ sungβ-glucan ...... 30 
Hình 4.8 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 4 theo nồng độbổ sung β-glucan ....... 31 
Hình 4.9 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 7 theo nồng độbổ sung β-glucan ....... 32 
Hình 4.10 Gà mái được bổ sung 0,1% β-glucan trong khẩu phần ăn (trái) và gà mái
đối chứng (phải) ở tuần thứ 10...................................................................... 33
Hình 4.11 Đồ thị trọng lượng gà bình quân tuần 10 theo nồng độ ............................... 34 

x


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Hằng năm, công nghiệp bia mang lại con số khổng lồ cho tổng thu nhập quốc dân.
Một mặt, con số này đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và tiến trình hội
nhập. Tuy nhiên, cũng như mọi ngành công nghiệp khác nếu không xử lý tốt nguồn xã
thải sau sản xuất thì chúng ta phải đứng trên bờ vực chọn lựa giữa tăng trưởng kinh tế

và ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống. Vấn đề này đã làm tốn không ít giấy mực, công
lao của các nhà nghiên cứu.
Thế kỉ XXI-được mệnh danh là thế kỉ Công nghệ Sinh học, người ta kỳ vọng vào
thế kỉ này rất nhiều bởi những hướng tích cực mà khó có một lĩnh vực nào có thể bắt
kịp.Và một trong những hướng ứng dụng đáng khen ngợi nhất là khả năng biến hóa từ
một chất thải công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành một chế phẩm có
giá trị cao. Bã thải men bia là một ví dụ điển hình. Được tách ra sau quá trình sản xuất,
bã bia chứa lượng lớn sinh khối của nấm men S. cerevisiae. Điều mà Công nghệ Sinh
học thấy được chính là hợp chất β-glucan - cấu tạo thành tế bào S. cerevisiae, chúng có
giá trị kinh tế cao, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ y học, mỹ phẫm cho đến nôngngư nghiệp. Các nghiên cứu đã cho thấy mặt dù có tác dụng tốt nhưng β-glucan có cấu
tạo cồng kềnh làm cản trở quá trình hấp thụ và tất yếu làm giảm hoạt tính của chúng,
đây là bài toán đặc ra cho Công nghệ Sinh học làm sao để chuyển từ mạch β-glucan
thành những đoạn oligo-β-glucanngắn hơn-khả năng hấp thụ cao hơn và do đó phát
huy tốt hơn hoạt tính của mình. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hiệu ứng tăng trưởng ở gà
của oligo-β-glucan chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ” được thực hiện với mục tiêu
tạo β-glucan có khối lượng phân tử thấp và thử nghiệm hiệu ứng tăng trưởng của
oligo-β-glucan trên gà nuôi.
Yêu cầu đề tài
+ Ứng dụng công nghệ bức xạ để chuyển β-glucan thành dạng oligo-β-glucancó
trọng lượng phân tử thấp hơn.
+ Xác định hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan theo liều xạ.
+ Xác định hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan theo nồng độ.
 

 

1


1.3 Nội dung thực hiện

+ Chế tạo oligo-β-glucan bằng phương pháp chiếu xạ.
+ Khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan theo liều xạ.
+ Khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan theo nồng độ bổ
sung oligo-β-glucan vào thức ăn.

2


Chươngg 2 TỔN
NG QUA
AN TÀII LIỆU
T
quan về
v β-Glucaan
2.1. Tổng
2.1.1 Khái niệm
m
glucan (betta-glucan) là
l hợp chấất đường liêên phân tử được tạo nên
n từ các đơn
β-g
phân tử
t D-glucosse gắn với nhau
n
qua liêên kết β-glyycoside.

H
Hình
1.1. M
Mô tả phân tử

t β-glucan
2.1.2 Nguồn thu
u nhận
C dược liiệu quan trọng hay thự
Các
ực phẩm ch
hứa β-(1,3))-glucan là: nấm Phục linh
(Poria
a cocos), nấm
n
Linh chhi (Ganodeermalucidum
m), nấm Đôông cô (Leentinus edoddes),
Grifolla frondosaa (nấm Tọa kê, nấm M
Múa), nấm men
m bia (Saaccharomyces cerevissiae).
β-(1,33)(1,4)-gluccan cũng đư
ược chiết xuuất từ vỏ cám
m của hạt yyến mạch vàà lúa mạch, một
ít từ lúa
l mạch đen và lúa mì.
m Các nguuồn khác bao gồm loạại tảo biển, và một số loài
nấm như
n Reishi, Shiitake vàà Maitake.
2.1.3. Tính chất của β-gluccan
(
), tạo
Thheo định ngghĩa, β-gluccan là chuỗii của các liên phân tử đường D (D-glucose)
nên bởi liên kết loại β-glycoside. Vòng 6 D-glucose có thể gắn với phân tử khác theo
ợp chất β-gllucan lại cóó cấu
các vịị trí khác nhhau của cấuu trúc vòng D-glucose. Một vài hợ

tạo lập
p lại của cấấu trúc vòng
g D-glucosee gắn tại mộột vị trí đặc biệt.
Tuuy nhiên, β--glucan có thể
t khác nhhiều so với phân tử như
ư tinh bột.V
Ví dụ, một phân
p
tử β-gglucan có th
hể chứa cấuu trúc lặp llại của các đơn nguyên D-glucosse gắn với nhau
n
qua liên kết β-glyycoside tại một vị trí nnhư tinh bộtt, nhưng cóó nhánh glucose gắn vàào vị
trí kháác trên chuỗỗi D-glucosse. Các chuuỗi phân nhỏỏ này có thhể tạo thànhh nhánh củaa trục
3


chính β-glucan (trong trường hợp của tinh bột, trục chính có thể là chuỗi D-glucose
gắn tại vị trí 1,4) tại vị trí khác giống như vị trí 3, 6. Ngoài ra, các chuỗi này có thể gắn
kết với một phân tử loại khác, chẳng hạn như protein.Ví dụ loại β-glucan có protein
gắn với nó đó là Poly saccharide-K.
Hình thức phổ biến nhất của β-glucan đó là chứa các đơn nguyên D-glucose với
các liên kết 1,3 và với chuỗi D-glucose gắn vào vị trí 1,6. Các loại này tạo thành βglucan 1,3/1,6. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng tần suất, vị trí và chiều dài của chuỗi
hơn là trục chính của các β-glucan quyết định hoạt tính đề kháng.
Một sự biến đổi khác đó là một vài hợp chất này tồn tại dưới dạng chuỗi sợi đơn,
trong khi trục chính của những β-(1,3)-glucan khác tồn tại ở dạng các chuỗi sợi đôi
hoặc sợi ba. Trong một vài trường hợp, các protein gắn vào trục β-(1,3)-glucans cũng
có thể tạo nên hoạt tính kháng thể. Mặc dù các hợp chất này có tiềm năng để phát triển
hệ thống kháng thể, tuy nhiên đó chỉ là những nghiên cứu sơ khai, và có nhiều ý kiến
khác nhau về trọng lượng phân tử, hình dạng, cấu trúc và loại β-(1,3)-glucans nào sẽ
tạo ra hoạt tính sinh học mạnh nhất.

β-glucan thu nhận từ bã men bia thường có trọng lượng phân tử rất lớn, không hòa
tan được trong nước, ethanol, aceton nhưng lại tan trong NaOH, H2O2 và (CH3)2SO. βglucancó thể hòa tan được là do sự giảm bậc trong cấu trúc hóa học dưới tác động của
những chất oxy hóa mạnh.
2.1.4.Hoạt tính sinh học của β-glucan
Từ những năm 1970 hoạt tính sinh học của β-glucan đã được biết đến với tác
động rộng rãi trên nhiều đối tượng như: người, động vật, thủy sản, v.v. vì thế nó được
ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
và cũng được sử dụng như chất phụ gia trong thực phẩm.
2.1.5.Hướng ứng dụng
2.1.5.1.Y học
 Tác dụng diệt tế bào ung thư
Tác dụng tích cực của β-glucan lên các tế bào ung thư khá đa dạng, một trong
những tác dụng đó là kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ
thể gọi là macrophage và tế bào sát thủ tự nhiên NK Cell. Macrophage là hàng rào

4


miễn dịch đầu tiên bảo vệ và chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể
cả các tế bào ung thư.
 Phòng chống nhiễm trùng
Alpha-Beta Technologies đã tiến hành một loạt các thử nghiệm trên người vào
những năm 1990 để đánh giá tác động của β-glucan đến việc kiểm soát nhiễm khuẩn ở
bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật. Trong thử nghiệm ban đầu, bệnh nhân được
lựa chọn ngẫu nhiên. Nhóm bệnh nhân được sử dụng glucan ít bị biến chứng lây nhiễm
hơn hẳn so với không được sử dụng. Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng cũng cho
thấy có thể giảm mức sử dụng kháng sinh rút ngắn thời gian điều trị ở các bệnh nhân
có sử dụng glucan so với bệnh nhân nhận còn lại.
 Chữa lành vết thương
Hoạt động thực bào được biết là đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết

thương sau phẫu thuật hoặc chấn thương.Trong các nghiên cứu trên động vật và con
người, việc điều trị với β-glucan đem lại những kết quả tốt như nhiễm trùng ít hơn, tỷ
lệ tử vong giảm, tăng độ bền các mô sẹo.
 Viêm khớp
Dùng cộng hưởng từ, cho thấy β-glucanlàm giảm sự ô xy hóa tế bào trong quá trình
tiến triển bệnh viêm khớp, mở ra vai trò của β-glucan trong điều trị viêm khớp.
 Các ứng dụng khác
β-glucan có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và lipoprotein gan, dẫn đến
hạ thấp xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nguy hiểm, các loại thực
phẩm có chứa β-glucan có tác dụng tăng nhu động ruột, cải thiện các vấn đề về đường
tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy β-glucan có khả năng làm hạ đường huyết, giảm
thiểu các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
2.1.5.2. Nuôi trồng thủy sản
Các hợp chất β-glucan được sử dụng rộng rãi trong y học để điều trị các bệnh do vi
khuẩn, nấm, protozoa, virus gây ra và kể cả ung thư, đã có hơn 6.000 công trình
nghiên cứu về nó. Vách tế bào của một số loài tảo biển chứa các hợp chất fucoidan có
chức năng đặc biệt trong điều hòa ion, chất này không thể tìm thấy trong các loài thực
vật trên cạn. Hơn nữa, các hợp chất này được sử dụng như là chất chống oxy hóa, chất
chống đông máu, chống ung thư, chống viêm, kích thích hệ miễn dịch, ...
5


Hiện nay, các hợp chất β-glucan được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như là
một chất kích thích miễn dịch (immunostimulant) đối với tôm cá nuôi. β-glucancó tác
dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh gây ra bởi các nhóm vi khuẩn gây
bệnh, thậm chí ngăn chặn tác động của virus đốm trắng trên tôm.
Cơ chế kích thích miễn dịch như sau:
Trên cá: β-glucan chỉ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu
(nonspecific immunity) của cá. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào là hai quá trình
quan trọng của miễn dịch không đặc hiệu của cá. Đối với miễn dịch dịch thể, β-glucan

có tác dụng giúp tăng cường bổ thể (complement), interferon (IFN) và hoạt tính men
lysozyme. Bổ thể là hệ thống protein trong huyết tương có vai trò tiêu diệt mầm bệnh
khi xâm nhập vào cơ thể cá, Interferon là các glycoprotein do bạch cầu (Tlymphocyte) sản xuất ra nhằm chống virus nhân bản và lâynhiễm sang tế bào của vi
khuẩn, đặc biệt là một số vi khuẩn gram (+). Đối với miễn dịch tế bào, β-glucan có vai
trò kích thích quá trình thực bào (phagocytosis) của tiểu thực bào (microphage) và đại
thực bào (macrophage). Trong quá trình này, oxy được sử dụng để chuyển thành các
anion oxy hóa mạnh như superoxide (O2-) và nitrogen oxide (NO) có thể tiêu diệt vi
khuẩn và virus. Quá trình này cũng làm tăng hoạt tính men superoxide dismutase
(SOD) và glutathione peroxidase (GPx) nhằm làm giảm ảnh hưởng xấu của các anion
oxy hóa mạnh lên tế bào của cá.
Trên tôm: Tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu (specific immunity), quá trình
miễn dịch chủ yếu dựa trên miễn dịch không đặc hiệu. Giống như hệ miễn dịch không
đặc hiệu của cá, miễn dịch của tôm được chia thành 2 loại miễn dịch: miễn dịch tế bào
và miễn dịch dịch thể. Đối với miễn dịch dịch thể, β-glucan kích thích quá trình sản
sinh các peptid kháng khuẩn AMPs như là crustin, ALF (antilipopolysaccharide
factors), penaeidin, lectin và lysozyme.cĐối với miễn dịch tế bào, β-glucan kích thích
quá trình melanin hóa (melanization) và quá trình thực bào (phagocytosis). Các bạch
cầu có hạt (granular leucocyte) sản xuất ra melanin sẽ bao phủ và tiêu diệt tế bào vi
khuẩn, sau đó phóng thích ra ngoài lớp vỏ cutin. Trong quá trình thực bào, các gốc oxy
nguyên tử (O2-), gốc hydroxyl (OH), và hydrogen peroxide (H2O2) cũng được sinh ra,
đây là những chất oxy hóa mạnh có vai trò tiêu diệt vi khuẩn. β-glucancũng giúp tăng
cường hoạt tính men SOD và GPx tương tự như ở cá.

6


2.1.4.3. Nông nghiệp
Đối với thực vật, β-glucan có vai trò như một chất dẫn truyền, kích thích cơ thể
thực vật tạo ra phytoalexin hay tăng cường tổng hợp các enzyme như kitinase, βglucan để tiêu diệt nấm bệnh. Qua đó làm cây trồng tăng trưởng nhanh và đạt năng
suất cao hơn. Những nghiên cứu trên thực vật cho thấy β-glucan có khả năng cảm ứng

hệ thống miễn dịch. Phytoalexin là các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, có tính
kháng vi sinh vật thông thường được tạo ra do hậu quả của sự nhiễm bệnh hoặc bị
stress sinh học. Nó được tạo ra trên các tế bào khỏe xung quanh, nhằm phản ứng với
các chất khếch tán ra từ các tế bào bị xâm nhiễm hoặc tổn thương.Sự hình thành và
tích lũy mang tính chất cục bộ và xảy ra khá nhanh. Trong điều kiện tự nhiên khi cây
tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng (đặc biệt là nấm)
chúng sẽ cảm ứng hình thành nên phytoalexin. Phần lớn các chất cảm ứng là các hợp
chất cao phân tử có nguồn gốc từ vách tế bào nấm (glucan, chitosan, glycoprotein và
polysaccharide) (Hà Viết Cường, 2008). Khi thực vật tiếp xúc với β-glucan từ nhiều
nguồn khác nhau nó sẽ kích thích cơ thể sinh ra enzyme glucanase để phân hủy βglucan thành những Momilactones A và B là những thành phần chính sản xuất ra các
phytoalexins (Yamaguchivà cs, 2000) và khi đạt đến một nồng độ nhất định nó có khả
năng chống lại những mầm bệnh từ nấm, vi sinh vật, virus, tuyến trùng. Hiệu ứng kích
thích tăng trưởng trên thực vật của β-glucan có nguồn gốc từ nấm men thì chưa được
nghiên cứu tuy nhiên những oligosaccharide có nguồn gốc từ rong biển alginate (β1,4-glucan) hay pectin từ vỏ bưởi như chất truyền tín hiệu đưa ra các thông điệp điều
hòa sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng thực vật, thúc đẩy quá trình tổng hợp
kháng sinh trong mô tế bào thực vật đã được nghiên cứu (Lê Quang Luân, 1999).
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm β-glucan giúp tăng cường miễn dịch giúp gia
súc, gia cầm có thể khỏe mạnh phát triển bình thường qua đó làm gia tăng năng suất
chăn nuôi.
2.2. Bã men bia
Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia. Phần nước được sử dụng làm bia.
Phần bã tươi còn chứa các chất dinh dưỡng, các chất men và xác vi sinh vật. Thành
phần bã bia tươi lên men từ mạch nha gạo và ngô gồm: nước (75 - 80%), protein
thô(5%), lipit(2%), xơ(5%), khoáng (0,8 - 1%).

7


Bã bia chứa nhiều protein, xơ nhưng năng lượng thấp. Bã bia là nguồn thức ăn an
toàn cho hầu hết các loại vật nuôi nếu trước khi cho ăn cần loại thức ăn thừa để cho

không bị chua. Bã bia là thức ăn cồng kềnh, năng lượng thấp và thỉnh thoảng người ta
mới sử dụng vổ béo bò. Tuy nhiên, bã bia cũng được sử dụng để nuôi bò thịt thâm
canh nhằm làm giảm chi phí thức ăn. Khẩu phần thường dùng cho bò thịt bao gồm võ
cam chanh khô 40%; khô dừa 40%; và bã bia khô 20%. Bã bia ủ chua và tươi có thể
nuôi bò thịt. Đối với bò dưới 500 kg thì có thể cho ăn đến 12 kg/ngày, còn bò trên 500
kg thì có thể cho ăn đến 20 kg/ngày. Hầu hết bã bia được sử dụng cho bò sữa. Mức sử
dụng bình thường là 10 - 25%, nhưng có thể với tỷ lệ cao hơn, phụ thuộc vào giá cả
nguồn năng lượng và protein tương ứng trong khẩu phần. Để tránh có mùi trong sữa
nên cho bò sữa ăn bã bia sau khi vắt sữa. Bã bia dễ bị chua nếu bảo quản trong điều
kiện bình thường trong vài ngày, nếu cho bò ăn có thể làm mất cân bằng axit-bazơ và
gây độc nếu ăn lượng lớn. Trong nhiều trường hợp, người ta thêm 150 g/connatri
bicacbonat 2 lần trong ngày sẽ giảm độ chua bã bia. Bã bia không phải là thức ăn
thông dụng trong khẩu phần gà nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, bổ sung dưới 20% bã bia
khô trong khẩu phần cho kết quả tốt. Có giả thiết rằng một yếu tố chưa biết nào đó
trong bã bia có thể làm ảnh hưởng đến sức sản xuất, tăng thành thục và tỷ lệ ấp nở của
trứng. Bã bia không phải là thức ăn thông dụng cho lợn, nhưng có thể sử dụng lượng
nhỏ trong khẩu phần cho lợn trên 35 kg mà không ảnh hưởng sức sản xuất. Lượng bã
bia trong khẩu phần cho lợn phụ thuộc tuổi, nhưng tối đa 50% protein khẩu phần. Bã
bia ủ chua và tươi nuôi lợn trên 35 kg với khối lượng 1 - 3 kg/ngày, phụ thuộc vào
tuổi. Bổ sung bã bia, bã rượu khô có thể đến 13 - 14% khẩu phần thức ăn nếu cho ăn
tươi thì cho 80 - 85% bã rượu, trộn thêm 10-12% cám, 5% bột cá, cho thêm bột xương.
Nhiều vùng ở Nam Bộ thường dùng cách pha trộn này để nuôi lợn thịt, lợn lai kinh tế
sau cai sữa đến vỗ béo. Các loại thức ăn này có thể sấy khô để dự trữ và sử dụng cho
lợn và gia cầm. Phơi dự trữ bã bia, bã rượu bằng cách gạn bớt nước, rải lên sân gạch,
sân xi-măng cho khô dần, rồi sấy trong chảo hay tấm tôn, đảo nhiều lần cho đến khô
đều, cho vào chum vại hoặc bao nilon để tránh ẩm mốc.
Mức sử dụng cho lợn và gia cầm: 5 - 10% khối lượng khẩu phần, bê là 20%.

8



2.3. Các phương pháp chế tạo oligo-β-glucan
2.3.1. Chế tạo bằng phương pháp hóa học
Là quá trình thủy phân các phân tử polysaccharide có mạch dài hơn thành những
oligosaccharide có mạch ngắn dưới tác dụng của những chất axit vô cơ mạnh như HCl,
HNO3 hoặc các chất kiềm mạnh như KOH, NaOH ở nhiệt độ cao. Các chất này chủ
yếu có tác dụng thủy phân các liên kết glycoside trong mạch của phân tử polysacaride.
Các tác nhân này chủ yếu có tác dụng thủy phân thủy phân các liên kết glucoside trong
mạch của phân tử β-glucan. Những tác nhân hóa học này thủy phân hoàn toàn không
đặc hiệu. Môi trường phản ứng thường là trong dung dịch nước, quá trình phản ứng
xảy ra không phụ thuộc nghiêm ngặt vào các điều kiện môi trường như độ pH, đệm,
v.v. Tuy nhiên hiệu suất cắt mạch β-glucan trong phản ứng này chủ yếu phụ thuộc vào
nồng độ của tác nhân hóa học, thời gian phản ứng và nhiệt độ.
Những nghiên cứu về cắt mạch polysaccharide như: tinh bột, xelulozabằng các chất
kiềm mạnh cũng đã được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là trong
giai đoạn những năm 1986 – 1996. Nghiên cứu của Horowtts và cs (1957) nghiên cứu
cắt mạch chitosan bằng HCl để tạo ra D-glucosamin oligosaccharide ở nhiệt độ cao đã
thành công. Mặc dù cắt mạch bằng phương pháp hóa học thực hiện tương đối đơn giản
nhưng khi so sánh với các phương pháp khác thì hiệu suất không cao và có một số hạn
chế như sau: phải sử dụng những chất oxy hóa mạnh, khó kiểm soát được quy trình cắt
mạch, mẫu phải được tách các hóa chất ra khỏi sản phẩm và tinh chế lại, thải ra nhiều
chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Chế tạo bằng phương pháp enzyme
Cũng giống như quá trình thủy phân các phân tử polysaccharide bằng phương pháp
hóa học nhằm tạo ra những oligosaccharide có mạch ngắn hơn nhưng ở phương pháp
này người ta sử dụng những enzyme có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Phương
pháp cắt mạch bằng enzyme đã được con người ứng dụng từ rất lâu trong công nghệ
lên men, điển hình là quá trình tạo mạch nha từ tinh bột nhờ hoạt động của enzyme
amylaza tách từ mầm của hạt ngũ cốc. Xét về mặt động học của phản ứng xúc tác
enzyme trong quá trình lên men diễn ra khá phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

khác nhau như nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, điều kiện của môi trường phản ứng
(nhiệt độ, pH,v.v. ) và cấu trúc của β-glucan. Người ta có thể thu nhận enzyme từ
nhiều nguồn khác nhau như thực vật, động vật hay vi sinh vật, do các enzyme cùng
9


loại sẽ có những phản ứng đặc hiệu giống nhau nhưng tốc độ và điều kiện tối ưu hoạt
động của mỗi enzyme thì khác nhau (Nibu, 1995).
Khi các enzyme thủy phân hoạt động thì nó sẽ làm giảm trọng lượng phân tử của
các polymer trong dung dịch và do đó nó sẽ làm giảm độ nhớt của dung dịch, mức độ
giảm trọng lượng phân tử còn phụ thuộc vào loại enzyme và thời gian phản ứng của
enzyme. Điểm đặc trưng của phản ứng xúc tác bằng enzyme là phản ứng có tính đặc
hiệu rất cao nhưng sản phẩm cuối cùng của phản ứng thường là một hỗn hợp các
oligo-β-glucan có trọng lượng phân tử khác nhau. Các phân đoạn này thường được
tách bằng phương pháp sắc ký cột, sắc ký lọc gel (GPC) hoặc sắc ký lỏng cao áp
(HPLC), sử dụng nhiều năng lượng nên làm tăng giá thành sản phẩm.
2.3.3. Chế tạo bằng phương pháp bức xạ
Công nghệ bức xạ (CNBX) là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả cao
của ngành hạt nhân ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam ngành
CNBX phát triển từ năm 1930 với việc đưa vào hoạt động nguồn Cobalt-60 (Co-60)
thí nghiệm đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Hiện nay CNBX chủ yếu sử
dụng nguồn bức xạ gamma phát ra từ đồng vị Co-60, Cr-137, chùm điện tử gia tốc từ
máy gia tốc điện tử (Electron Beam).
Chế tạo oligo-β-glucan bằng phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với
phương pháp hóa học và sinh học. Dễ dàng điều chỉnh quá trình cắt mạch từ đó có thể
tính toán liều xạ cắt mạch cho thích hợp. Tiết kiệm năng lượng, không gian và nguyên
liệu. Sản phẩm tạo thành có sự đồng đều về cấu trúc, không cần phải tinh chế. Không
thải ra chất độc gây ô nhiễm môi trường, có độ tin cậy và hiệu quả kinh tế cao.
Một số tương tác của bức xạ gamma với polyme khi chiếu xạ:
 Hiệu ứng cắt mạch

Trong quá trình chiếu xạ thông thường khâu mạch và cắt mạch diễn ra đồng thời.
Tuy nhiên quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc hóa học của polysaccharide,
trạng thái vật lý và điều kiện chiếu xạ. Trong những trường hợp như vậy, nếu cắt mạch
diễn ra mạnh hơn thì người ta gọi cắt mạch chiếm ưu thế hơn hay ngược lại.
Hiệu ứng cắt mạch: quá trình cắt mạch làm cho trọng lượng phân tử của
polysaccharide giảm, các gốc tự do được tạo ra mà không liên kết được với nhau do
những khó khăn về mặt không gian, ngoài ra do sự hiện diện của nguyên tử cacbon với
bốn mối liên kết cũng cản trở sự di chuyển hóa trị dọc theo mạch polysaccharide.
10


 Oxy hóa bức xạ và sau bức xạ
Oxy hóa ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phân tích bức xạ của polymer. Với sự
hiện diện của oxy thường xảy ra hiện tượng oxy hóa. Quá trình oxy hóa này có thể do
oxy hòa tan trong polymer, do oxy khuếch tán vào trong polymer từ bên ngoài. Oxy
hóa bức xạ xảy ra trong quá trình chiếu xạ, còn oxy hóa sau bức xạ xảy ra sau khi quá
trình chiếu xạ chấm dứt. Quá trình thứ hai, sự oxy hóa tiếp tục do oxy vẫn có mặt
trong polyme hoặc do oxy ở bên ngoài tiếp xúc với polymer. Trong phản ứng oxy hóa,
các gốc tự do lớn của peroxy có vai trò rất quan trọng. Các gốc tự do peroxy xuất hiện
khi oxy tác dụng với các gốc tự do lớn được tạo ra trong quá trình chiếu xạ.
Tốc độ của phản ứng oxy hóa phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
+ Nồng độ của oxy trong polymer: nồng độ này được xác định bằng độ hòa tan của
oxy, khả năng thẩm thấu của nó qua polymer cũng như tốc độ thâm nhập của oxy vào
polymer. Ngoài ra hiệu ứng này còn phụ thuộc vào liều xạ, áp suất của oxy, bề dày của
mẫu, tốc độ của tia gamma khi chiếu.
+ Sự khuếch tán của oxy vào polymer có liên quan tới xuất liều (tốc độ tiêu hao
oxy). Rõ ràng suất liều càng nhỏ thì xác suất thâm nhập của oxy từ ngoài vào polymer
càng lớn như vậy quá trình oxy hóa diễn ra càng nhanh.
+ Hiệu ứng nhiệt độ: nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa bức xạ. Khi
nhiệt độ tăng thì độ hòa tan của oxy trong polyme giảm, hiệu ứng oxy hóa giảm. Trong

khi đó tốc độ ở mỗi giai đoạn của quá trình oxy hóa tăng dẫn đến hiệu ứng oxy hóa
tăng, hay xác suất phân rã của các gốc tự do tăng đồng thời độ bền vững của
H2O2trong hỗn hợp giảm dẫn đến hiệu ứng oxy hóa giảm.
+ Hiệu ứng áp suất: khi áp suất của oxy tăng, nồng độ của oxy trong polymer tăng
và độ thâm nhập của nó vào polyme cũng tăng do đó tốc độ oxy hóa cũng tăng. Tuy
nhiên hiệu suất hóa bức xạ phụ thuộc vào áp suất rất yếu.
 Thay đổi về tính chất vật lý của polymer
Khi chiếu xạ polymer sẽ xảy ra hiện tượng biến đổi thuận nghịch và không thuận
nghịch của các tính chất vật lý như tính cơ điện dẫn điện, độ dẫn điện, tính cách điện,
điện tích thể tích, biến đổi về cấu trúc hóa học. Thông thường những biến đổi thuận
nghịch xảy ra ở những liều thấp còn biến đổi không thuận nghịch thì xảy ra ở những
liều tương đối cao (Trần Đại Nghiệp, 2007).

11


Cũng đã có nhiều nghiên cứu về cắt mạch polysaccharide bằng bức xạ cho thấy
hiệu quả cao hơn so với phương pháp cắt mạch bằng enzym. Nghiên cứu của Wenwei
(1993) lên quá trình biến đổi cấu trúc hóa học của chitosan chiếu xạ đã nhận thấy bức
xạ gamma (Co-60) hầu như chỉ có tác dụng cắt đứt các liên kết C-O-C glycoside giữa
các vòng glucopyranoza mà không phải là liên kết C-O-C trong cấu trúc vòng
glucopyranoza. Nghiên cứu cắt mạch β-glucan bằng bức xạ gamma (Co-60) cho thấy
với mẫu ban đầu là 178 kDa sau khi chiếu xạ ở liều 50 kGy thì trọng lượng phân tử
giảm xuống còn 25 kDa (Byun và cs, 2007).
Nhìn chung thì phương pháp chế tạo oligosaccharide bằng kỹ thuật bức xạ có nhiều
ưu điểm hơn so với phương pháp hóa học và enzyme vì nó có thể điều chỉnh được
khối lượng oligomer như mong muốn, sản phẩm có khối lượng phân tử đồng đều, chi
phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai phương pháp chiếu xạ sẽ
được chú trọng nhiều hơn.
2.4. Hiệu ứng tăng trọng lên gà nuôi thịt của β-glucan

β-glucan có tác dụng lên hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, đặc biệt là các đại
thực bào và các tế bào NK (Akramiene và cs, 2007). Ngoài ra β-glucan còn giúp kích
thích tăng tiết chất hoạt hóa tế bào (cytokine) giúp con vật có sức đề kháng tốt đối với
các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút gây ra. Bổ sung β-glucan với tỷ lệ 0,1% vào
thức ăn cho gà sẽ hạn chế sự xâm nhập, phát triển của Salmonella trong gan và lách
(Rathgeber và cs, 2008), tăng trọng tương đối của tuyến ức và túi Bariccicus, tác động
tăng cường và thúc đẩy Lympho bào và T trưởng thành (Guo và cs, 2003). Chính vì
vậy có thể sử dụng β-glucan như một yếu tố đáp ứng miễn dịch thể (Guo và cs, 2003)
để hạn chế được dịch bệnh, tăng cường đề kháng giúp vật nuôi phát triển toàndiện, tập
trung năng lượng phát triển cơ thể, tăng khả năng tăng trọng ở gà thịt, nâng cao chất
lượng trứng và tăng tỷ lệ đẻ ở các gà hướng trứng.
Bổ sung β-glucanvới tỷ lệ 0,5%; 0,1%; và 0,15% đều cho tác dụng tốt đến khối
lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà. Tuy nhiên về
hiệu quả kinh tế thì nồng độ 0,5% đem lại hiệu quả inh tế cao hơn (Nguyễn Thị Kim
Khang và cs, 2011). Hơn nữa khi bổ sung β-glucan vào khẩu phần ăn sẽ giúp gà hạn
chế các bệnh về hô hấp và tiêu chảy do vi khuẩn gây ra. Kết quả thí nghiệm cho thấy
β-glucan có thể được sử dụng như một yếu tố đáp ứng miễn dịch có trong thức ăn
động vật (Huff và cs, 2006).
12


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm thực tập
Thí nghiệm được thực hiện từ 25/12/2012 đến 25/06/2012, tại Phòng Sinh học,
Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM, 405 – 407 Cách Mạng Tháng 8, Q. 10, Tp. HCM và
trại thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP HCM (QL1A, KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ
Đức, TP. HCM)
3.2. Vật liệu thí nghiệm
3.2.1. Giống gà
Giống gà lai (gà lai giữa gà Lương Phượng và gà ta) 1 ngày tuổi được nhập từ trại

giống Ba Lu ở Phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
Ống đông các loại: 10ml, 50ml, 100ml, 250ml.
Becher các loại: 50 ml, 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml, 2000 ml.
Pipet các loại: micropipet Gilson, 1 ml, 5 ml, 10 ml, 50 ml.
Máy ly tâm Centrifuge 5804 và Minispain.
Tủ sấy, giấy lọc, phễu thủy tinh.
Nguồn xạ gamma ST-SV Co-60/B tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của liều xạ lên khả năng cắt mạch β-glucan
 Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định liều xạ có khả năng cắt mạch β-glucan
tốt nhất. Tạo ra những oligo-β-glucan có Mw thấp có thể hòa tan được trong nước và
làm cơ sở để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
 Các bước tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị bột β-glucan để chiếu xạ bằng cách cân 500 g β-glucan cho vào
túi nhựa PE, ép hết khí trong túi ra và hàn kín miệng túi. Lập lại bước này 6 lần tương
ứng với các liều xạ 0, 200, 400, 600, 800 và 1000 kGy.
Bước 2: Mẫu β-glucan sau khi chuẩn bị được chiếu xạ với các liều 0, 200, 400,
600, 800, 1000 kGy trên nguồn xạ gamma ST-SV Co-60/B tại Viện Nghiên cứu Hạt
nhân Đà Lạt.
Bước 3: Xác định hàm lượng β-glucan tan bằng cách
13


+ Mẫu β-glucan sau khi chiếu xạ được pha vào nước ấm (70oC) theo tỷ lệ 1/5 (cứ
1g β-glucan hòa vào 5 ml nước ấm). Sau 12 giờ ngâm thì ly tâm, thu dịch nổi. Dịch nổi
này có chứa β-glucan tan.
+ Sấy khô dịch nổi sau khi lọc đến khối lượng không đổi. Cân khối lượng chất khô
sau khi sấy. Khối lượng chất khô thu được sau khi sấy chính là β-glucan tan (hay còn
gọi là oligo-β-glucan).

Khả năng tan của β-glucan sau khi chiếu xạ được tính theo công thức:
 

Hàm lượng β-glcan tan (%) 
 

100% (1)
 đầ

Trong đó:
Mβ-glucan tan: Khối lượng β-glucan tan
Mβ-glucan ban đầu: Khối lượng β-glucan ban đầu trước khi xử lý
 Số liệu được thống kê bằng phầm mềm Microsoft office Excel
3.3.2.Khảo sát hiệu ứng tăng trọng gà nuôi thịt của oligo-β-glucan.
3.3.2.1. Con giống
Thí nghiệm được tiến hành trên giống gà lai (giữa Lương Phượng và gà ta) 1 ngày
tuổi được nhập từ trại giống Ba Lu tại Phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh.
Gà úm được 14 ngày tuổi, sang ngày 15 ngưng úm đèn và đến ngày thứ 22 chúng
tôi tiến hành chọn những gà khỏe mạnh, đồng đều về trọng lượng, giới tính, không bị
dị tật và được phân vào 30 lô bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
3.3.2.2. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP HCM ( KP.
6, P. Linh Trung, Tp. Hồ Chí Minh).
Chuồng trại được lợp mái tôn dốc về hai bên, mái cao, thoáng. Nền trại tráng ximăng cao hơn mặt đất 0,3m.
Chuồng được đóng bằng cây, bao quanh chuồng là lưới nhựa cứng, dày. Kích
thước chuồng 2 m x 1,5 m x 1 m. Mỗi chuồng tương ứng với một nghiệm thức và được
chia làm 3 ô, mỗi ô tương ứng với một lần lập lại. Sàn chuồng cách mặt đất 0,3 m.

14



Hình 3.1 Trại nuôi gà

Hình 3.2 Bố trí chuồng gà trong trại
15


×