Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT, XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CÂY SA KÊ (Artocapus altilis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 59 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT,
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN
CÂY SA KÊ (Artocapus altilis)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: VÕ VĂN TRUNG

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT
VÀ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHẢ NĂNG
KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN
CÂY SA KÊ (Artocapus altilis)

Hướng dẫn khoa học

Sinh thực hiện

PGS.TS. PHAN PHƯỚC HIỀN

VÕ VĂN TRUNG

KS. TRƯƠNG THỊ BÍCH LIỄU

Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cám ơn đến Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn: PGS.TS. Phan Phước Hiền và KS. Trương Thị Bích
Liễu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dành thời gian và cơng sức để truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quy giá, chỉnh sửa và tạo mọi điều kiện cho em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cám ơn TS. Trần Thị Lệ Minh, phó trưởng BM Cơng nghệ Sinh học
cùng các thầy cô đã truyên đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt thời gian học
tại trường.

Em xin cám ơn GVCN Tơ Thị Nhã Trầm đã tận tình chỉ dạy, khun bảo trong
q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Cám ơn các bạn trong lớp DH09SH đã chia sẽ niền vui, khó khăn trong q
trình học tập và làm khóa luận này.
Con xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân trong gia đình
đã dày công khổ cực nuôi dưỡng và giáo dục con trưởng thành.

VÕ VĂN TRUNG

 
 
 
 
 

i
 


TĨM TẮT
Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, dân số
ngày càng tăng đang là mối lo về lương thực và bệnh tật trở nên nghiêm trọng do tình
trạng kháng thuốc kháng sinh như hiện nay. Kết quả thống kê của Viện Dược liệu năm
2006 cho biết Việt Nam có khoảng 3.948 lồi thực vật và nấm có giá trị làm thuốc, có
khoảng 185 cây thuốc có giá trị dược lí cao. Cây sa kê trồng nhiều ở vùng nhiệt đới
vừa cung cấp lương thực thứ yếu vừa làm thực phẩm chức năng như làm trà, chế biến
món ăn từ quả và có giá trị trong việc điều trị ung thu vú, xơ gan, kháng khuẩn, chống
lão hóa. Sa kê được nghiên cứu nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan… Còn ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào cơng bố chính thức về giá trị của cây sa kê. Do đó đề tài:
“khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và xác định khả năng kháng khuẩn, khả năng

chống oxy hóa của cao chiết từ một số bộ phận cây sa kê (Artocapus altilis).” được
tiến hành nhằm tìm ra nguồn lương thực và dược liệu mới tiến tới nghiên cứu trên đối
tượng này.
Mẫu vỏ cây, lá tươi, lá sa kê khô được thu nhận tại Thủ Đức được xử lí và chiết
với các hệ dung mơi có độ phân cực khác nhau, đêm cô quay đuổi dung môi thu cao.
Tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus ATCC 43300,
Samonella spp., E. coli ATCC 2592 và thử nghiệm hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH
(1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl).
Kết quả đã xác định được khối lượng nguyên liệu cao vỏ cây 11,11 g, cao lá
tươi 17,82 g và cao lá vàng 17,23 g từ 100 g bột nguyên liệu. Hiệu suất chiết xuất vỏ
cây 11,11%, lá tươi 17,81%, lá khô 17,23%. Khảo sát sơ bộ hóa thực vật cho thấy ở sa
kê có sự hiện diện các chất tinh dầu, carotenoid, flavonoid, polyphenol, acide hữu cơ,
hợp chất khử, triterpenoid, alkaloid, anthraquinon, anthocyanoid. Hoạt tính sinh học
cao chiết từ ethyl acetate của lá sa kê tươi có khảng năng kháng khuẩn cao nhất trên vi
khuẩn E. coli và S. aureus. Khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH các mẫu đều có hoạt
tính. Trong đó, cao chiết từ lá sa kê tươi chiết bằng dung mơi ethyl acetae có hoạt tính
sinh học cao hơn (IC50 = 56,17), cao chiết từ vỏ cây và lá vàng có hoạt tính sinh học
thấp hơn.

ii 
 


SUMMARY
The thesis: “Survey the chemical composition, antibacterial activity and
antioxidant activity of extracts crude of plant parts Artocapus altilis”.
Artocapus altilis is one of the multipurpose crops provide food, medicine,
textiles, building materials and food for livestock. In Viet Nam, there is no reported for
study on this plant. Thus, this study was conducted to find asource of food and
medicine toward new research on this subject.

The sample bark, fresh leaves, yellow leaves were collected in Thu Duc district
in December, 2012. Power of those samples was extraction with solvent systems of
different polarity. Then, crude extracts was conducted testing high antibacterial
activity on Staphylococcus aureus ATCC 43300, Salmonella spp. and E. coli ATCC
2592. Finally, crude extracts were tested for antioxidant activity by DPPH free radical
assay.
Results we have identified in 11.11 g of bark extract, 17.82 g of fresh leaves
extract, 17.23 g of yellow leaves extract to powder 100 g original material. The
performance of sample were 11.11 % of bark extract, 17.81 % of fresh leaves and the
17.23 % of yellow leaves. Survey the chemical composition shows that the extract,
involved: oils, carotenoids, flavonoids, polyphenols, organicacids, reductant,
triterpenoid, alkaloid, anthraquinone and anthocyanoid. A. altilis extract crude
obtained antibacterial activity on bacterial. The biological activity of ethyl acetate
extracts of fresh leaves inhibited bacterial growth in the bacterium E. coli ATCC 2592
and S. aureus ATCC 43300. The ability to capture free radicals DPPH samples is
activated. In particular, extracts of fresh leaves A. altilis by solvent extraction with
ethyl acetae higher biological activity (IC50 = 56.17), extracts of bark and leaves have
lower biological activity.
Keys words: Artocapus altilis, extraction, chemical componemts, bacterial
activity, antioxidant activity, MIC, DPPH.

iii 
 


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Summary ........................................................................................................................ iii

Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.2.

Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2

1.3.

Nội dung thực hiện ................................................................................................ 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1.

Giới thiệu về cây sa kê .......................................................................................... 3

2.1.1.

Phân loại khoa học cây sa kê ............................................................................. 3

2.1.2.

Đặc điểm sinh thái cây sa kê .............................................................................. 3


2.1.3.

Điều kiện sinh thái và phân bố cây sa kê ........................................................... 4

2.2.

Một số nghiên cứu về tác dụng của sa kê .............................................................. 4

2.3.

Tổng quan về các hợp chất thiên nhiên ................................................................. 6

2.4.

Kĩ thuật tách chiết hợp chất hữu cơ....................................................................... 8

2.4.1.

Kĩ thuật chiết lỏng – lỏng................................................................................... 8

2.4.2.

Kĩ thuật chiết ngấm kiệt ..................................................................................... 8

2.4.3.

Kĩ thuật chiết ngâm dầm .................................................................................... 9

2.4.4.


Kĩ thuật chiết soxhlet ......................................................................................... 9

2.5.

Tổng quan vi sinh vật gây bệnh đường ruột .......................................................... 9

2.5.1.

E. Coli ................................................................................................................ 9

2.5.2.

Salmonella spp. ................................................................................................10

2.5.3.

Staphylococcus aureus .....................................................................................10

2.6.

Phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa .................................................11

2.6.1.

Khái niệm khả năng chống oxy hóa.................................................................11

2.6.2.

Xác định khả năng kháng oxy hố bằng thử nghiệm DPPH ...........................11


 

iv 
 


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................13
3.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................13

3.2.

Vật liệu ................................................................................................................13

3.2.1.

Mẫu thí nghiện .................................................................................................13

3.2.2.

Chủng vi khuẩn ................................................................................................13

3.2.3.

Hóa chất ...........................................................................................................13

3.2.4.

Thiết bị và dụng cụ ..........................................................................................14


3.3.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................14

3.3.1.

Xác định ẩm độ nguyên liệu ............................................................................14

3.3.2.

Tính hiệu suất thu hồi cao chiết .......................................................................15

3.3.3.

Khảo sát tính kháng khuẩn của cao chiết sa kê................................................19

3.3.5

Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH ....................23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................25
4.1.

Kết quả ẩm độ nguyên liệu và hiệu suất thu hồi cao ...........................................25

4.1.1.

Ẩm độ nguyên liệu ...........................................................................................25


4.1.2.

Hiệu suất thu hồi cao sa kê ..............................................................................25

4.2.

Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật của cao chiết ........................................27

4.3.

Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao sa kê ...................................................32

4.3.1.

Thử nghiệm khảng năng kháng khuẩn bằng phương pháp gắn đĩa giấy .........32

4.3.2.

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu vi khuẩn (MIC) .........................................35

4.4.

Kết quả thử nghiệm chống oxy hóa.....................................................................37

4.4.1.

Kết quả đo OD đối với dung dịch chuẩn vitamin C ........................................37

4.4.2.


Kết quả đo OD đối với dung dịch chuẩn Trolox .............................................38

4.4.3.

Kết quả đo OD đối với cao petroleum ether chiết từ vỏ cây sa kê ..................39

4.4.4.

Kết quả đo OD đối với cao petroleum ether chiết từ lá sa kê tươi ..................39

4.4.5.

Kết quả đo OD đối với cao petroleum ether chiết từ lá sa kê vàng .................39

4.4.6

Kết quả đo OD đối với cao ethyl acetate chiết từ vỏ cây sa kê .......................40

4.4.7

Kết quả đo OD đối với cao ethyl acetate chiết từ lá sa kê tươi........................40

4.4.8

Kết quả đo OD đối với cao ethyl acetate chiết từ lá sa kê vàng ......................40

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................43
5.1.

Kết luận ...............................................................................................................43


5.2.

Đề nghị ................................................................................................................43

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................44
Phụ lục


 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DMSO:

Dimethylsulfuoxid

DPPH:

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

Ea:

Ethyl acetate

Et:

Ethanol

H:


H2O (nước)

IC50:

Inhibitory Concention 50

MeOH:

Methanol

MIC:

Minimum Inhibitory Concentration

OD:

Optical Density

P:

Petroleum ether

TSA:

Trypticase Soy Agar

TSB:

Trypticase Soy both


1H, 2H, 3H:

cao chiết từ dung môi nước của vỏ cây, lá tươi và lá vàng.

1Et, 2Et, 3Et:

cao chiết từ dung môi ethanol của vỏ cây, lá tươi và lá vàng.

1Ea, 2Ea, 3Ea: cao chiết từ dung môi ethyl acetate của vỏ cây, lá tươi và lá vàng.
1P, 2P, 3P:

cao chiết từ dung môi petroleum ether của vỏ cây, lá tươi và lá vàng

vi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của quả và hạt sa kê ................................................. 5
Bảng 3.1 Sơ đồ phương pháp pha loãng mẫu và đánh giá kết quả .............................. 22
Bảng 3.2 Dãy nồng độ mẫu thử đánh bắt gốc tự do DPPH ......................................... 23
Bảng 3.3 Pha mẫu thử nghiệm DPPH .......................................................................... 24
Bảng 4.1 Ẩm độ nguyên liệu của các bộ phận cây sa kê ............................................. 25
Bảng 4.2 Khối lượng cao chiết ở các hệ dung môi khác nhau của sa kê ..................... 26
Bảng 4.3 Hiệu suất chiết xuất cao thô sa kê ở các bộ phận khác nhau ........................ 27
Bảng 4.4 Định tính thành phần hóa thực vật của vỏ cây sa kê .................................... 28
Bảng 4.5 Định tính thành phần hóa thực vật của lá sa kê tươi ..................................... 29
Bảng 4.6 Định tính thành phần hóa thực vật của lá sa kê vàng .................................... 30

Bảng 4.7 Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn trên môi trường TSA .............. 33
Bảng 4.8 Giá trị MIC của cao thử nghiệm trong môi trường TSB .............................. 35
Bảng 4.9 Giá trị IC50 của các mẫu, Vitamin C và Trolox ............................................ 41

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Mẫu sa kê dùng thí nghiệm ........................................................................... 13
Hình 3.2 Sơ đồ chiết cao tổng sử dụng trong nghên cứu.............................................. 15
Hình 3.3 Sơ đồ khảo sát thành phần hóa học trên cao tổng .......................................... 19
Hình 4.1 Dịch chiết sa kê ............................................................................................. 27
Hình 4.2 Định tính hợp chất hóa học ............................................................................ 31
Hình 4.3 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn cao chiết sa kê...................................... 34
Hình 4.4 Kết quả thử nghiệm MIC .............................................................................. 36
Hình 4.5 Thử nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH của vitamin C ................................. 37
Hình 4.6 Đồ thị khả năng ức chế DPPH của vitamin C .............................................. 38
Hình 4.7 Đồ thị khả năng ức chế DPPH của Trolox.................................................... 38
Hình 4.8 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao petroleum ether vỏ cây sa kê ................. 39
Hình 4.9 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao petroleum ether lá sa kê tươi.................. 39
Hình 4.10 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao petroleum ether lá sa kê vàng ............. 39
Hình 4.11 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao ethyl acetate vỏ cây sa kê..................... 40
Hình 4.12 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao ethyl acetate lá sa kê tươi ..................... 40
Hình 4.13 Đồ thị khả năng ức chế DPPH cao ethyl acetate lá sa kê vàng .................. 40
Hình 4.14 Biểu đồ gí trị IC50 mẫu cao và đối chứng ................................................... 41

viii 
 



Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong tình hình xã hội hiện nay vấn đề lương thực, dinh dưỡng và sức khỏe ngày

càng được quan tâm và chú trọng phát triển hàng đầu. Trong đó vấn đề thuốc chữa bệnh
đang làm mục tiêu xa hơn mà con người nhắm tới vì một sức khỏe cộng đồng bền vững.
Cùng với thời gian phát triển của khoa học công nghệ các phương thuốc ở dạng tân
dược hay cổ truyền. Phần lớn các loại thuốc tổng hợp hóa học thường có tác dụng phụ,
nên hiện nay không chỉ Việt Nam mà cả thế giới việc sử dụng thuốc có xu hướng với vị
thuốc có nguồn gốc tự nhiên…
Artocarpus bao gồm hơn 50 loài trong đó một phần lớn trong số họ có thể được
tìm thấy ở Indonesia. Một số loài Artocarpus, chẳng hạn như: A. champeden, A.
teysmanii, A. laceifolius, A. altilis, A. bracteata và A. reticulatus đã được thiết lập trong
hệ thống bản địa của y học ở Indonesia. Một số loài đã được sử dụng chống viêm nhiễm
và sốt sốt rét (Surat Boonthong và cs, 2007). Về mặt hóa học một số các hợp chất
phenolic isoprenylated phân lập từ Artocarpus có hoạt tính hạ huyết áp, hoạt động
kháng viêm, kháng khuẩn và kháng u (Achmad, 1996; Chen; 1993; Nomura, 1988).
Sa kê là một trong những cây trồng kinh tế quan trọng ở Indonesia. Những người
dân trong khu vực này sử cây như là một nguồn thực phẩm thương mại và điều trị ung
thư dòng tế bào T47D (Enos Tangke Arung, 2009). Thân và rễ cũng là một cây thuốc
quan trọng và có truyền thống được sử dụng tại Đài Loan trong điều trị xơ gan, cao
huyết áp, kháng viêm và tác dụng giải độc.
Theo lương y Phạm Như Tá, các bộ phận như quả, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây
sa kê điều có nhiều dược tính, nên được dân gian và y học sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Trong Đông y, quả sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Cịn hạt sa kê có tác dụng bổ trung
khí, lợi trung tiện. Vỏ có tác dụng sát trùng và lá có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm lợi

tiểu và chống lão hóa…
Từ nhu cầu thực tiễn và triển vọng tương lai của cây sa kê, đề tài: “Khảo sát sơ
bộ thành phần hóa thực vật và xác định khả năng kháng khuẩn, khả năng chống oxy hóa
của cao chiết từ một số bộ phận cây sa kê (Artocapus altilis)” nhằm đánh giá dược tính
của cây sa kê.

1


1.2. Yêu cầu của đề tài
 Khảo sát một số dược từ cây sa kê (Artocarpus altilis).
 Phân tích sơ bộ thành phần hóa học từ dịch chiết và thử nghiệm hoạt tính sinh
học bằng phương pháp kháng khuẩn và chống oxy hóa từ cao chiết của lá tươi, lá
vàng và vỏ cây sa kê.
1.3.

Nội dung thực hiện

 Xác định ẩm độ nguyên liệu và hiệu suất thu hồi cao sa kê.
 Chiết tách các hợp chất bằng các hệ dung môi khác nhau.
 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật cao chiết từ một số bộ phận cây sa kê.
 Thử tính kháng khuẩn của một cao chiết của một số bộ phận cây sa kê bằng
phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch và pha loãng liên tiếp xác định nồng độ
ức chế tối thiếu (MIC).
 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ một số bộ phận cây sa kê bằng
thử nghiệm DPPH.


 



Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Giới thiệu về cây sa kê

2.1.1. Phân loại khoa học cây sa kê
Giới (regnum)

: Plantae

Ngành

:Angiospermae

Lớp

: Eudicots

Bộ (ordo)

: Rosales

Họ (familia)

: Moraceae

Chi (genus)

: Artocarpus


Loài (species)

: A. altilis

(Nguồn: />
Tên khoa học là: Artocarpus altilis.
Sa kê thuộc họ dâu tằm (Moraceae), cịn được gọi là cây mít bột.
2.1.2. Đặc điểm sinh thái cây sa kê
Cây sa kê thuộc họ dâu Moraceae, với nhiều tên gọi khác nhau Artocarpus
communis, Artocarpus altilis và Artocarpus incisa (Mayaki, 2003). Tên thường gọi là
Artocarpus altilis (Fosberg, 1941).
Cây sa kê được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới nóng ẩm Đơng Nam Châu Á và
đảo Thái Bình Dương. Sa kê là loại cây lớn, có hình dáng đẹp và cao khoảng 15-20 m.
Cây có vỏ láng, màu nhạt, đường kính 1,2 m, thường cao đến 4 m trước khi phân cành.
Gỗ có màu vàng rất đẹp, đổi sang màu sẫm khi tiếp xúc với không khí. Lá sa kê dày,
mặt lá có màu sẫm và bóng, phía dưới mặt lá mờ, gân lá nhơ cao và có gân chính, viền
ngồi mặt lá xẻ thùy và có sự biến thiên rất rõ. Lá rộng có hình trứng, khác nhau về
kích cỡ và hình dáng thậm chí trên cùng một cây. Cụm hoa sa kê có lá kép và lưỡng
tính, cụm hoa đực ra trước có đường kính tới 5 cm và dài 45 cm. Trục hoa dày được tạo
thành từ rất nhiều hoa nhỏ. Trái sa kê có cấu trúc rất đặc biệt có hình cầu đến hình
thn/chữ nhật dài 12 cm, rộng từ 12-20 cm. Vỏ trái có màu xanh nhạt, xanh vàng hay
vàng khi chín và khi xanh có màu trắng kem hay vàng nhạt. Bề mặt trái biến thiên từ
láng đến có gai nhẹ (Ragone, 1997).


 


2.1.3. Điều kiện sinh thái và phân bố cây sa kê

Sa kê có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái rộng, sinh trưởng tốt nhất ở
nhiệt độ 21-32°C (Purseglove, 1968). Thậm chí cây vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ
thấp tới 15°C và cao tới 40 °C (Singh và cs, 1967; Rajendran, 1992), dưới 5°C cây
không sinh trưởng được (Crane và cs, 1990). Sa kê yêu cầu lượng mưa cao trung bình
2000 - 3000 mm/năm và lượng mưa tối ưu 1525-2540 mm. Sa kê phù hợp trồng ở 170
vĩ độ Nam và Bắc, độ cao dưới 600 m, điều kiện lạnh làm giảm năng suất và chất lượng
sa kê (Rajendran, 1992).
Sa kê được cho là có nguồn gốc từ vùng tân Guinea. Phân bố rộng rãi ở khu vực
Thái Bình Dương: Indonesia, Malaysia đến Hawaii. Cây thích hợp với nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Sa kê là một trong những cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể
cho tới 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây kết quả 50-100 quả mỗi
năm, còn ở miền nam Ấn Độ sản lượng thơng thường 150-200 quả mỗi năm. Quả sa kê
có chứa thành phần tinh bột, khoáng chất, các acid amin thiết yếu.
Sa kê đã có thời gian được coi là cây lương thực quý được các nhà thám hiểm và
thương buôn người Tây Ban Nha, Anh, Pháp coi trọng vận chuyển và buôn bán đến các
vùng thuộc địa của họ, chủ yếu thường từ Philipines chuyển đến Mêxico và Trung Mỹ,
Jamaica…Hiện nay, sa kê vẫn cập cảng Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu từ Caribean để
cung cấp cho nhu cầu thực phẩm của các sắc tộc thiểu số và làm nguyên liệu cho một số
ngành chủ yếu là ngành công nghiệp thực phẩm.
Sa kê đã được người Pháp đưa vào Việt Nam từ Indonesia và được trồng tại
miền nam Việt Nam. Cây khơng sống được trong vùng khí hậu miền bắc Việt Nam.
2.2. Một số nghiên cứu về tác dụng của sa kê
Cây sa kê là một loại cây đặc biệt, các các bộ phận của cây chứa các thành phần
cơ bản như: protein, lipid, vitamin…Chúng còn chứa các thành phần dược tính như:
geranyl dihydrochalcone, geranyl flavonoids, geranyl tetrahydrochalcone, papayotin và
artocarpine.
Sa kê là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng ở các vùng nhiệt đới. Ngoài trái sa
kê đã được nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng mà cả các bộ phận khác như lá, mủ,
vỏ và gỗ. Hàm lượng hydrat carbon ở sa kê tốt bằng hoặc hơn các loại thực phẩm có

nhiều hydrat carbon đang sử dụng rộng rãi. So với các loại thực phẩm giàu tinh bột

 


khác, sa kê có nguồn protein tốt hơn một số loại cây có củ và thường được so sánh với
khoai lang và chuối. Sa kê còn là nguồn sắt, canxi, kali, Vitamin B2 và Vitamin PP
(Ragone, 1997).
Sa kê là cây đa tác dụng cung cấp thực phẩm, thuốc, vật liệu dệt, vật liệu xây
dựng và thức ăn cho gia súc. Sa kê là một trong những cây trồng lâu năm thân thiện với
môi trường ở Nigeria và là cây quan trọng trong hệ thống nông lâm kết hợp truyền
thống ở các đảo Thái Bình Dương (Raynor và cs, 1991). Cây này có thể trồng xen với
nhiều cây trồng như cây có củ, chuối, cây cơng nghiệp, đặc biệt cà phê và tiêu. Trái sa
kê là loại thực phẩm đa năng có thể nấu hay ăn ở các giai đoạn khác nhau, được thu
hoạch và tiêu thụ như lương thực thiết yếu cung cấp tinh bột, khi nấu sẽ thành bánh,
cháo, nướng hoặc chiên. Trái thuần thục có thể luộc và thay thế cho khoai tây. Trái chín
rất ngọt và dùng để làm bánh, thức ăn tráng miệng, sirô, mứt, dấm và tinh bột (Ragone,
1997). Ở Nigeria, sa kê được dùng thay thế cho một số cây có củ bởi chi phí bằng 1/3
so với cây có củ. Phần trong của vỏ hay sợi thường dùng để làm vải (Mayaki, 2003).
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của quả và hạt sa kê
Hạt sa kê
Thành phần
1
2
3

Chín

Tươi


Nước (%)

64,7 – 66,2

56,3

56

47,7

61,9

Protein (g)

13,3

29,9

15

8,1

7,9

Carbohydrate (g)

76,2

-


-

38,2

26,6

Chất béo (g)

6,2

12,8

29

4,9

2,5

Canxi (mg)

70,0

-

66

46,6

48,2


Kali (mg)

1620

-

380

-

-

Phospho (mg)

360

-

320

186

189

Sắt (mg)

8,7

-


6,7

2,3

2,3

10,0

-

-

-

-

Acide Niacin (mg)

8,3

-

-

2,1

1,80

Natri (mg)


1,6

-

-

-

-

Thiamine

-

-

-

0,33

0,13

Riboflvin

-

-

-


0,1

0,08

Vitamin C

-

-

-

1,9

22,6

Magie (mg)


 

Quả sa kê


Surat và cs (2007) đã phân lập được 9 hợp chất flavon từ rễ cây sa kê có khả
năng kháng lao và kháng sốt rét: Cycloartocarpin, artocarpin, morusin, cudraflavone B,
cycloartobiloxanthone, artonin E, cudraflavone C và artobiloxanthone và những chất
này kháng lại các dòng độc tế bào gây bệnh ung thư vòm miệng và ung thư vú.
Taslim và cs (2000) đã cô lập một số isoprenylated flavonoid mới được đặt tên
morusin, artonin E, cycloartobiloxanthone và artonol B từ vỏ rễ của cây sa kê, những

hợp chất này có độc tính cao chống lại Artemia salina – một trong những vi sinh vật
chuẩn để kiểm tra độc tính của hóa chất.
Arung và cs (2009) khảo sát đánh giá tính chất kháng ung thư từ dịch chiết
diethylether của gỗ sa kê. Dịch chiết được kiểm tra với dòng tế bào T47D gây bệnh ung
thư vú ở người và kết quả cho thấy dịch chiết này có khả năng kháng ung thư.
Jatap và Bapat (2010) đã phân lập một số chất trong rễ của cây sa kê chống oxy
hóa mạnh và ngăn cản quá trình oxy hóa làm hư hỏng DNA.
2.3.

Tổng quan về các hợp chất thiên nhiên
Hợp chất tự nhiên (natural products), phân tử sinh học tự nhiên (biological -

molecule) là các chất biến dưỡng thứ cấp (hợp chất thứ cấp) có trọng lượng phân tử nhỏ
(M

1500 amu) được tạo ra bởi cơ thể sinh vật. Các chất biến dưỡng này có thể cần

thiết hoặc nhiều khi không cần thiết cho sự sống của sinh vật, đặc biệt là thực vật
(Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
Các chất này có vai trị trong sự sống và sinh sản như: chống chịu với môi
trường bất lợi, chống lại động vật ăn cỏ, tác nhân mầm bệnh…phân tán phấn hoa, hạt
nhờ màu sắc và hương thơm của hoa. Các chất biến dưỡng thứ cấp có thể đóng vai trò
như một chất gây biến ăn, mất ngủ, dẫn dụ giới tính, chất kháng sinh, để bảo vệ lồi đó
khơng bị các lồi khác gây hại.
Các hợp chất thứ cấp có nhiều loại và được xếp vào những nhóm khác nhau. Các
hợp chất thứ cấp của thực vật thường thuộc nhóm: carotenoid , alkaloid, quinonoid,
steroid, flavonoid, coumarin, glycosid….
Một số hợp chất thường gặp trong thực vật:
Carotenoid: là một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh
vật quang hợp khác như là tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn. Hiện nay

người ta đã tìm được 600 loại carotenoid, sắp xếp theo hai nhóm: xanthophylls và
carotene.

 


Carotenoid là nhóm các hợp chất có cơng thức cấu tạo và tác dụng bảo vệ cơ thể
tương tự nhau. Carotenoid khá quen thuộc với chúng ta là bêta -caroten hay còn gọi là
tiền chất của vitamin A. Trong mấy năm gần đây người ta cịn nói nhiều đến các
arotenoid khác như lycopen, lutein và zeaxanthin. Carotenoid giúp chống lại các tác
nhân oxy hóa từ bên ngồi.
Alkaloid: là nhóm các bazơ nitơ hữu cơ có trong động và thực vật. Đặc tính bazơ
của các alkaloid được phản ánh trong tên gọi của lớp các hợp chất này (alkaloid - tương
tự chất kiềm). Trong thực vật, các alkaloid thường tồn tại dưới dạng muối với các axít
hữu cơ. Phần lớn các chất này tác dụng lên hệ thần kinh, liều thích hợp là thuốc chữa
bệnh hiệu quả nhưng liều cao là thuốc độc.
Flavonoid: là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, là một nhóm
hoạt chất lớn trong dược liệu. Phần lớn các flavonoid có màu vàng, ngồi ra cịn có
những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc khơng màu.
Flavonoid có mặt trong tất cả các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt
là hoa, tạo ra những sắc màu rực rỡ để quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự thụ phấn
của cây. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid
ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, cơn
trùng,...) một số cịn có tác dụng điều hịa sự sinh trưởng của cây cối.
Tannin: là một hợp chất ester giữa đường glucose và một nhóm chất khác,
thường là một phức hợp của acide phenolic hoặc acide oxyphenolic. Theo Kumara và
D’Mello (1995) tannin là những hợp chất có chứa phenolic hịa tan, có phân tử lượng
>500 kDa, có khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong môi trường nước. Trong
thực vật có 2 loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy phân gọi là
hydrolysabletannin (HTs) và một loại khơng có khả năng thủy hóa gọi là condensed

tannin (CTs).
Saponin: Saponin là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều lồi thực
vật. Saponin có tính chất chung là khi hồ tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng
bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động vật máu
lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh.
Một vài động vật cũng có saponin như lồi hải sâm, cá sao.


 


Acid hữu cơ: Acide hữu cơ là hợp chất hữu cơ có tính acide thường gặp nhất là
các acid carboxylic. Ngồi ra cịn một số nhóm chức khác có thể gây ra tính acide yếu:
hydroxyl (–OH), alkenol, phenol, v.v...
2.4.

Kĩ thuật tách chiết hợp chất hữu cơ
Tùy thuộc vào tính chất và cấu trúc các chất mà có những phương pháp tách

chiết hợp chất hữu cơ khác nhau. Các kĩ thuật chính vẫn thường sử dụng để tách chiết
họp chất thứ cấp là chiết lỏng - lỏng, chiết ngấm kiệt, chiết ngâm dầm và chiết bằng
soxhlet (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
2.4.1. Kĩ thuật chiết lỏng – lỏng
Đây là kĩ thuật dùng để chiết các chất cần quan tâm ra khỏi dung dịch ban đầu
khi mà có quá nhiều hợp chất từ không phân cực đến phân cực trong một một dung
dịch. Phương pháp này hay còn được gọi là phương pháp chiết bằng dung môi
(Solvent extraction). Nguyên liệu ban đầu thường được chiết trong ethanol 70%, dung
dịch chiết ban đầu thường chứa các hợp chất hữu cơ từ kém phân cực đến phân cực
mạnh vì thế rất khó cơ lập riêng những chất tinh khiết.
Nguyên tắc là các dung môi không phân cực sẽ hịa tan các chất khơng phân

cực (alcol béo, este béo… dùng ether dầu hỏa), dung môi phân cực yếu sẽ hịa tan các
chất phân cực yếu (nhóm -O-, CH=O, -COO-, -CO-…) các dung môi độ phân cực
mạnh (-OH, -COOH…).
2.4.2. Kĩ thuật chiết ngấm kiệt
Phương pháp chiết ngấm kiệt được sử dụng phổ biến hơn vì thiết bị và kĩ thuật
khơng địi hỏi phức tạp.
Ngun liệu được xây thành bột lọt qua rây 3 mm. Mẫu quá to sẽ chiết không
kiệt, quá nhỏ sẽ trương ra cản trở dịng chảy. Đáy bình được lót bằng bơng thủy tinh
và một tờ giấy lọc. Bột được đặt lên trên lớp bơng thủy tinh, đặt gần đầy bình. Đậy
lớp bột bằng một tờ giấy lọc và phủ lên trên bằng những viên bi thủy tinh để cho dung
môi không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Rót dung mơi phù hợp vào bình phủ xấp xấp
phía trên lớp mặt.
Để n nhiệt độ phịng từ 12-24 giờ. Mở van bình ngấm kiệt cho dịch chiết
chảy nhanh ra từng giọt và đồng thời mở khóa bình để dung mơi tinh khiết chảy
xuống bình ngấm kiệt. Điều chỉnh sao cho vận tốc dung môi tinh khiết chảy vào bình
ngấm kiệt bằng với vận tốc dung mơi chảy ra khỏi bình.

 


2.4.3. Kĩ thuật chiết ngâm dầm
Kĩ thuật này tương tự chiết ngấm kiệt vì thiết bị và kĩ thuật khơng địi hỏi phức
tạp và có thể dễ dàng thao tác với một lượng mẫu cây lớn. Ngâm bột cây trong một
bình thủy tinh hoặc bằng thép khơng rỉ. Tránh dùng bình nhựa vì dung mơi có thể hịa
tan nhựa, gây nhầm lẫn là hợp chất đó có trong mẫu.
Rót dung môi vào xấp xỉ bề mặt bột cây, ngâm qua đêm cho dung mơi xun
thấm qua tế bào hịa tan các hợp chất, lọc thu dịch chiết và thu hồi dung mơi ta được
cao thơ. Tiếp tục rót dung mơi mới vào và lặp lại quy trình cho đến khi chiết kiệt chất
trong bột cây. Phương pháp chiết này có thể kết hợp với gia tăng nhiệt độ giao động
khoảng 30 -40oC và đánh sóng siêu âm hiệu quả cao hơn.

2.4.4.

Kĩ thuật chiết soxhlet
Kĩ thuật này được sử dụng chiết kiệt hợp chất trong bột cây vì dung mơi được

hồi lưu liên tục. Dung môi ngấm vào bột cây và chiết những chất hữu cơ hịa tan trong
dung mơi. Theo q trình đun nóng dung mơi từ bình cầu rơi vào bình chứa mẫu,
dung mơi nhiều sẽ tràn qua bình chứa mẫu đồng thời lơi cuốn hợp chất chiết xuống
bình cầu. Q trình này hồi lưu khép kín cho đến khi chiết kiệt.
Phương pháp này sử dụng lượng dung môi ít mà chiết kiệt được mẫu cây.
Nhưng hạn chế do kích thước của máy chiết làm hạn chế lượng bột chiết, trong q
trình đun nóng các hợp chất kém bền có thể bị phân hủy.
2.5.

Tổng quan vi sinh vật gây bệnh đường ruột

2.5.1. E. coli
E. coli là giống vi khuẩn đường ruột. cịn có tên là Bacterium coli commune,
Bacillus, colicommunis được Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. Vi khuẩn
E. coli xuất hiện rất sớm trong ruột người và động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ) thường
ở phần sau của ruột, dạ dày và ruột non và có thể tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ
phận khác trong cơ thể. E. coli được phân chia type dựa vào cấu trúc kháng nguyên, có
3 loại kháng nguyên: O, H, K .
Trong điều kiện thường E. coli có sẵn trong ruột người và động vật nhưng chỉ
gây bệnh khi sức đề kháng giảm. Gây bệnh kế phát từ những bệnh thiếu dinh dưỡng,
bệnh do virus và ký sinh trùng và cho súc vật non mới sinh 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.
Colibacillois là một bệnh đường ruột thường gặp ở: ngựa, bê, cừu, heo và gia
cầm non do E. coli gây ra. Ở người cũng có thể gây viêm phổi, viêm não, đặc biệt bệnh

 



tiêu chảy ở trẻ em. E. coli sinh nội độc tố, không sinh nha bào, chịu được nhiệt độ 55oC
trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút và 100oC chết ngay. Các chất sát trùng thông thường
như: acid phenic, biclorua thủy ngân, formon và hydroperoxit 1‰ diệt được vi khuẩn
trong 5 phút.
2.5.2. Salmonella spp.
Salmonella là trực khuẩn Gram (-) thuộc họ Enterobacteriaceae cú kớch thc
khong 2-3 ì 0,4-0,6 àm, hiu khớ hay yếm khí tuỳ nghi, có tiêm mao, khơng tạo bào
tử. Salmonella có ba loại kháng nguyên (kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và
kháng nguyên Vi). Salmonella gây bệnh đường ruột người, gia súc và gia cầm gọi là
bệnh thương hàn và phó thương hàn. Chủng Salmonella typhi là chủng nguy hiểm nhất
gây bệnh thương hàn cho người và động vật, ở gà mái mắc bệnh thì vi khuẩn truyền qua
trứng và phôi gà, gây ngộ độc thực phẩm cho người.
Số liệu thống kê từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 4 năm 2001 ở Tân Phú Thạnh,
TP. Cần Thơ trong 30 chủng Salmonella có 11 chủng đề kháng với kháng sinh chiếm
36,6%, trong đó 7 chủng kháng với 1 loại kháng sinh và 4 chủng kháng với 2 loại kháng
sinh. Tỉ lệ kháng ampicillin 54,5%, chloramphenicol 36%, tetracycline 36%, cephalexin
9% (Trần Thị Phận và cs, 2004).
2.5.3. Staphylococcus aureus
Một số vi khuẩn Staphylococcus có thể tạo ra enterotoxin - độc tố chịu nhiệt.
Thơng thường, trong vịng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ơ nhiễm thì xảy ra chứng
viêm dạ dày - ruột. Triệu chứng thông thường nhất khi nhiễm enterotoxin là buồn nôn,
nôn mửa và tiêu chảy sau 2-6 giờ kể từ lúc ăn phải thực phẩm bị nhiễm.
Đây là những cầu khuẩn Gram dương có đường kính 0,8 -1,0 µm, trong tiêu bản
có thể thấy phân bố riêng lẻ nhưng thường tạo khối gồm nhiều tế bào thành hình chùm
nho, khơng có tiêm mao và thuộc họ Micrococcaceae là những vi khuẩn yếm khí tùy
nghi.
Vi khuẩn này phân lập được từ đường ruột, da và niêm mạc với tần số cao từ
bệnh phẩm như là một nguyên nhân cảm nhiễm cơ hội. Gần đây, sự xuất hiện các chủng

tụ cầu khuẩn đề kháng các chất kháng sinh hệ β-lactam (tụ cầu vàng đề kháng
methicillin, đề kháng vancomycin) như là một bệnh nguyên chủ yếu làm vấn đề cảm
nhiễm bệnh viện cũng như sự vô hiệu trong điều trị bệnh bằng thuốc ở người càng thêm

10 
 


trầm trọng. Các tụ cầu vàng sản sinh các loại enzyme ngoại bào và ngoại độc tố được
coi là những nhân tố hình thành bệnh từ phía vi khuẩn.
2.6.

Phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa

2.6.1. Khái niệm khả năng chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có chức năng bảo vệ tế bào cơ thể chống lại các tổn
thương do thành phần gốc tự do gây ra. Khi cơ thể sử dụng oxy cho các hoạt động hằng
ngày sẽ tạo ra các thành phần gốc tự do ngăn cản quá trình hấp thu oxy làm cho tế bào
bị tổn thương. Việc này có thể thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa làm suy giảm chức
năng hệ miễn dịch, gây ra nhiều bệnh thối hóa mãn tính như là bệnh tim mạch và các
loại bệnh ung thư khác.
Trong bản thân sinh vật sống ln có hệ thống enzyme điều hịa các loại phân tử
oxy có hoạt tính cao như superoxide, dismutase, catalac, glutathione peroxide là các
enzyme điều hòa duy trì sự an tồn trong giới hạn cho phép của anionsuperoxide, H2O2
và các hyroperoxide hữu cơ tương ứng, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc khử độc
của cơ thể. Hệ thống khử độc cũng bị tác động bởi các yếu tố như: hệ thống q tải,
khơng khí bị ơ nhiễm, bụi, khói thuốc lá, bức xạ tử ngoại… Khi các loại oxy có hoạt
tính cao này vượt q giới hạn cho phép sẽ trở thành nguồn bệnh, thúc đẩy nhanh q
trình lão hóa. Hệ thống bảo vệ cơ thể này được cải thiện cải thiện và hỗ trợ từ các hợp
chất thứ cấp trong thực vật như: carotenoid, flavonoid, vitamin C, E…

2.6.2. Xác định khả năng kháng oxy hoá bằng thử nghiệm DPPH
DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là một gốc tự do bền, có màu tím và có
độ hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm. Khi có mặt chất chống oxy hóa, nó sẽ bị khử
thành 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazine (DPPH-H), có màu vàng. Đo độ giảm độ hấp thu
ở bước sóng 517 nm để xác định khả năng khử gốc DPPH của chất chống oxi hóa.

11 
 


Nguyên tắc: Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế dập tắc
gốc tự do sẽ làm giảm màu của dung dịch DPPH (1,1-diphenyl -2- picrylhydrazyl). Xác
định khả năng này bằng cách đo độ hấp thu ở bước sóng có độ hấp thu cực đại tại giá trị
OD 517 nm.
Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) được tính theo cơng thức:

Ao: độ hấp thu mẫu đối chứng (DPPH) ở bước sóng 517 nm.
A: độ hấp thu mẫu thử ở bước sóng 517 nm.
Từ nồng độ mẫu và giá trị OD dựng được đường chuẩn biểu diễn mối tương
quan giữa giá trị OD và HTCO. Dựạ vào phương trình đường chuẩn tính được giá trị
IC50 (khả năng đánh bắt 50% gốc tự do DPPH của mẫu).

12 
 


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 tại phịng thí

nghiệm Hóa lí và phịng Vi sinh của Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi
trường, Trường ĐH Nơng Lâm TP.HCM.
3.2.

Vật liệu

3.2.1. Mẫu thí nghiện
Lá tươi, lá vàng và vỏ cây sa kê sau thu hái được rửa sạch, phơi khơ nhiệt độ
phịng, xay nhuyễn thành bột trước khi tiến hành các thí nghiệm.

b

a

b

c

Hình 3.1 Mẫu sa kê dùng thí nghiệm
a. Lá vàng, b. lá tươi, c. vỏ cây
3.2.2. Chủng vi khuẩn
Các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 43300 gây nhiễm trùng da, vi
khuẩn Samonella spp.và E. coli ATCC 2592 gây bệnh tiêu chảy.
3.2.3. Hóa chất
Petroleum eter

Trolox


Ethyl ecetate

Ampicilline

Ethanol (công nghiệp)

Cồn 96o, 70o

Nước cất 1 lần

Vitamin E, Vitamin C

DMSO (Prolabo)

Nước muối sinh lí 0,85%

Methanol (Xilong – Chemical 99,5%)
Mơi trường dinh dưỡng TSB (Tryptic soy broth)
H2SO4, HCl, chloroform, Na2CO3, NaOH, FeCl, Mg, gelatin
Thuốc thử: Dragendorff, Mayer, Wanger, Fehlin.
13 
 


3.2.4. Thiết bị và dụng cụ
Máy Vortex (Đức)

Micropippete Nichipet (Nhật)

Tủ sấy Memmert (Đức)


Cân điện tử Bp 210S- SAG (Đức)

Máy xây mẫu Philip (Mỹ)

Giấy lọc (Việt Nam, Trung Quốc)

Tủ mát Darling (Việt Nam)

Giấy bạc, túi nilong, bình định mức

Máy cơ quay chân không Buchi Rotavapor R – 200 (Đức)
Bồn siêu âm Power sonic 510 Hwashin (Hàn Quốc)
Đèn cồn, tủ sấy, tủ autoclave, ống nghiệm, đĩa petri, que cấy vòng.
3.3.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Xác định ẩm độ nguyên liệu
Tất cả các dược liệu khi bảo quản ở nhiệt độ thường đều chứa một lượng nước
nhất định. Xác định ẩm độ là tỉ lệ phần trăm (%) nước có trong mẫu phân tích nhằm
kiểm tra ngun liệu có đạt tiêu chuẩn hay khơng (Trần Hùng, 2006).
Thông thường đối với hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao như tinh dầu người ta
thường dùng phương pháp chưng cất với dung môi để xác định ẩm độ. Tuy nhiên, với
dược liệu chứa hợp chất bền với nhiệt thì thích hợp với phương pháp sấy (phương
pháp trọng lượng). Nước được đưa ra khỏi dược liệu bằng cách sấy ở 105oC dưới áp
suất thường trong tủ sấy hay thiết bị đặc biệt. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi
với đa số các loại dược liệu.
Thực hiện:
Xác định lượng nước trong dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điểm Việt Nam IV

(Bộ Y tế, 2010).
Cân chính xác khoảng 1-2 g nguyên liệu vào cốc thủy tinh có nắp mài (đã sấy
khô khối lượng không đổi) đem vào tủ sấy 105oC trong 4 giờ.
Lấy cốc ra đưa vào bình hút ẩm, chờ cốc nguội đem cân và ghi nhận kết quả.
Lập lại nhiều lần đến khi khối lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg.
Ẩm độ được tính theo cơng thức:

X: ẩm độ ngun liệu (%)
a: khối lượng nguyên liệu trước khi sấy (g).
b: khối lượng nguyên liệu sau khi sấy (g).
Thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy giá trị trung bình.
14
 


3.3.2. Tính hiệu suất thu hồi cao chiết
Hiệu suất thu hồi cao chiết là hàm lượng cao sau khi chiết so với khối lượng
nguyên liệu ban đầu, được tính theo công thức sau:

H: hiệu suất thu hồi (%).
m1: khối lượng bình và cao sau sấy (g).
m2: khối lượng bình sau sấy (g).
m: khối lượng cao (g).
Khối lượng cao thu được bằng tổng các cao của các hệ dung môi.
Tách chiết cao tổng bằng phương pháp ngâm dầm kết hợp đánh sóng siêu âm
Đây là phương sử dụng phổ biến vì kĩ thuật chiết đơn giản khơng địi hỏi thiết
bị phức tạp và dễ thao tác với số lượng mẫu lớn (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
Ngâm bột nguyên liệu (100 g) trong bình chứa bằng thủy tinh. Đánh sóng siêu
âm 30 phút/30oC. Để yên nhiệt độ phòng qua đêm cho dung mơi xun thấm qua các
tế bào thực vật, hịa tan các hợp chất thứ cấp có trong ngun liệu.

Bột khơ
Chiết kiệt với petroleum ether.

Lọc, thu hồi dung môi

Cao petroleum

Bã chiết cịn lại
Chiết kiệt với ethylacetate
Lọc, thu hồi dung mơi

Cao ethylacetate

Bã chiết cịn lại
Chiết kiệt với ethanol.
Lọc, thu hồi dung mơi

Bã chiết còn lại

Cao Ethanol

Chiết kiệt với nước.
Lọc, thu hồi dung mơi

Cao nước

Bã cịn lại bỏ

Hình 3.2 Sơ đồ chiết cao tổng sử dụng trong nghiên cứu.


15
 


×