ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ HẢI HÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TAXI BÌNH AN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ HẢI HÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TAXI BÌNH AN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH HỒNG LINH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Doanh nghiệp taxi Bình An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong
luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hải Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Trường Đại
họcKinh tế và Quản trị Kinh doanh vàthầy giáo hướng dẫn TS. Đinh Hồng
Linh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Doanh nghiệp taxi Bình An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáoTS. Đinh Hồng Linh - người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu, làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng
góp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm
Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018
Tác giả
Phạm Thị Hải Hà
iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Bố cục luận văn ............................................................................................. 3
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI ........................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải taxi......... 4
1.1.1. Doanh nghiệp vận tải taxi ....................................................................... 4
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải taxi ................................ 7
1.1.3. Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh..................................... 21
1.1.4. Khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp taxi .... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải
tải taxi .............................................................................................................. 27
1.2.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp vận tải taxi về nâng cao
năng
lực cạnh tranh .................................................................................................. 27
1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp taxi Bình An .............................
30
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin............................................. 32
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 34
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DN
TAXI BÌNH AN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN...................... 36
3.1 Giới thiệu về doanh nghiệp taxi Bình An và một số đối thủ cạnh tranh
của doanh nghiệp trên địa bàn......................................................................... 36
3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp taxi Bình An .............................................. 36
3.1.2. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An .................. 39
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An ............ 40
3.2.1. Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An ............ 40
3.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN taxi Bình An .............. 45
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
taxi Bình An và kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An.............. 60
3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của DN taxi Bình An................ 71
3.3.1.Tổng hợp kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An dưới
mô hình SWOT ............................................................................................... 71
3.3.2. Tổng hợp kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An dưới
ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................................ 73
3.3. Ưu điểm và hạn chế trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......... 74
3.3.1. Ưu điểm................................................................................................. 74
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 75
Chương 4 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TAXI BÌNH AN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 76
4.1. Mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp taxi Bình An .............. 76
v
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi
Bình An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 77
4.2.1.Giải pháp về chất lượng dịch vụ ............................................................ 77
4.2.2. Giải pháp về giá cước............................................................................ 78
4.2.3. Chính sách lương thưởng và đào tạo nhân viên.................................... 79
4.2.4. Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh ........................... 81
4.2.5. Tăng cường hiệu quả của hoạt động tiếp thị, quảng cáo ...................... 81
4.2.6. Giải pháp giúp tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp ........................ 83
4.2.7. Giải pháp giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.......................... 84
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 85
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................ 85
4.3.2. Kiến nghị với hiệp hội vận tải Việt Nam .............................................. 86
4.2.3.Kiến nghị với doanh nghiệp taxi Bình An ............................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
:
An toàn giao thông
BDSC
:
Bảo dưỡng sửa chữa
BGTVT
:
Bộ Giao thông Vận tải
BTC
:
Bộ Tài chính
CBNV
:
Cán bộ nhân viên
CCDV
:
Cung cấp dịch vụ
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
QLNNL
:
Quản lý nguồn nhân lực
QTHC
:
Quản trị hành chính
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
:
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của doanh nghiệp ............................. 24
Bảng 2.2: Phân loại mức điểm đánh giá ......................................................... 34
Bảng 3.1: Bảng so sánh năng lực tài chính của doanh nghiệp taxi Bình An
và một số đối thủ cạnh tranh năm 2016 ........................................ 41
Bảng 3.2: Phân khúc thị trường của hãng taxi Bình An và một số đối thủ
cạnh tranh ...................................................................................... 42
Bảng 3.3: Công nghệ điều hành quản lý dịch vụ taxi tại doanh nghiệp taxi
Bình An giai đoạn năm 2014 - 2016............................................. 43
Bảng 3.4: Chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp taxi Bình An........... 44
Bảng 3.5: Giá cước vận tải taxi của doanh nghiệp Bình An và một số đối
thủ cạnh tranh trong ngành năm 2016 .......................................... 49
Bảng 3.6: Đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của doanh
nghiệp vận tải taxi Bình An năm 2016 ......................................... 51
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ
của doanh nghiệp taxi Bình An và một số đối thủ cạnh tranh
trong ngành năm 2016 .................................................................. 52
Bảng 3.8: Đánh giá của khách hàng về chương trình tiếp thị của doanh
nghiệp taxi Bình An năm 2016 ..................................................... 54
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về hoạt động tiếp thị
của doanh nghiệp taxi Bình An và một số đối thủ cạnh tranh
năm 2016....................................................................................... 55
Bảng 3.10: Đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu của doanh
nghiệp taxi Bình An năm 2016 ..................................................... 58
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu
của doanh nghiệp taxi Bình An và một số đối thủ cạnh tranh...... 59
Bảng 3.12: Tình hình nguồn vốn tại doanh nghiệp taxi Bình An ................... 60
viii
viiiv
Bảng 3.13: Đánh giá của nhân viên về nguồn vốn, năng lực tài chính của
doanh nghiệp taxi Bình An năm 2016 .......................................... 61
Bảng 3.14: Đánh giá của nhân viên về khoa học công nghệ của doanh
nghiệp taxi Bình An năm 2016 ..................................................... 62
Bảng 3.15: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp taxi Bình An ...................... 63
Bảng 3.16: Đánh giá của nhân viên về nguồn nhân lực của doanh nghiệp
taxi Bình An năm 2016 ................................................................. 64
Bảng 3.17: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp taxi Bình An và một số đối
thủ cạnh tranh trong ngành ........................................................... 65
Bảng 3.18: Đánh giá của nhân viên về năng lực quản lý tại doanh nghiệp
taxi Bình An .................................................................................. 67
Bảng 3.19: Ma trận SWOT của doanh nghiệp taxi Bình An .......................... 72
Bảng 3.20: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An
so với một số đối thủ cạnh tranh trong ngành .............................. 73
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Ma trận SWOT .............................................................................. 22
Hình 1.1: Khung lý thuyết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải
taxi..................................................................................................... 26
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp taxi Bình An ............... 37
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp taxi Bình An
giai đoạn 2014 - 2016 ....................................................................... 46
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phản ánh thị phần của doanh nghiệp taxi Bình An và
một số đối thủ cạnh tranh trong ngành giai đoạn 2014 - 2016 ......... 47
Biểu đồ 3.3: Kinh phí đầu tư cho hoạt động tiếp thị tại doanh nghiệp taxi
Bình An và một số đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2016 .......... 53
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ so sánh số lượng xe của doanh nghiệp taxi Bình An
và một số đối thủ cạnh tranh trong ngành......................................... 66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng rất nhanh. Bình
quân các năm đều trên 6% (Tổng cục thống kê, 2016) và tốc độ phát triển này
được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới. Cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, chất lượng đời sống người dân ngày càng được nâng
cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cũng tăng
lên. Chính vì thế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp
phải nắm rõ ưu thế, xác định chính xác ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh
cũng như thị hiếu khách hàng, thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu
khách hàng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ
hội chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần làm tăng nguồn vốn cho doanh
nghiệp.
Đối với ngành vận tải taxi, sự phát triển của du lịch đã tạo ra nhiều cơ
hội cho các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực này.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với dân số khoảng 1,2 triệu dân (Cổng báo
tỉnh Thái Nguyên, 2016) và cũng là địa bàn có nhiều khu du lịch, sinh thái nổi
tiếng như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mưa bay, Hang Phượng Hoàng,
Suối Mỏ Gà... Do vậy, nhu cầu đi lại của người dân và khách tham quan du
lịch hàng năm rất lớn, Thái Nguyên trở thành một thị trường hấp dẫn cho các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách và du lịch. Điều
này, đồng nghĩa mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tương
lai là không tránh khỏi. Từ đó, việc thoả mãn những mong muốn và mang lại
giá trị cao nhất cho khách hàng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
doanh nghiệp vận tải nói chung và doanh nghiệp taxi nói riêng để nâng cao
năng lực cạnh tranh và giữ ổn định vị thế của mình trên thị trường.
Doanh nghiệp Taxi Bình An là một trong những doanh nghiệp hoạt động
2
trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hành khách trên địa bàn Thái Nguyên.
Đi vào hoạt động từ năm 2014, doanh nghiệp luôn cố gắng nỗ lực thực hiện
các biện pháp nâng cao doanh thu, phát triển quy mô hoạt động của mình. Từ
14 chiếc xe Hyundai I10 và 22 CBNV năm 2014, đến tháng 6 năm 2017 đã
tăng quy mô lên 400 xe và hơn 500 CBNV. Doanh thu tăng trưởng hàng năm.
Nhờ vậy, thương hiệu của doanh nghiệp đã được biết đếnvới 400 xe chuyên
dụng được gắn phần mềm giám sát hành trình, phục vụ khách hàng đảm bảo
chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành, sự biến động về giá
nguyên vật liệu, giá phí cầu đường, các đối thủ cạnh tranh truyền thốngvà đặc
biệt là đối thủ cạnh tranh công nghệ cao như Uber và Grab có thể sẽ tham gia
thị trường các tỉnh ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy,
yêu cầu thực tiễn đòi hỏi taxi Bình An phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh
tranh trong xu hướng hội nhập sắp tới.
Chính vì lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài:“Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Doanh nghiệp taxi Bình An trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên”làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trên địa bàn Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình
An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3
taxi Bình An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An tại Thái Nguyên
3.2. Phạm vị nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian: Số liệu sơ cấp thu thập tháng 6 năm 2017 và số liệu thứ
cấp thực hiện trong giai đoạn 2014-2016 và giải pháp đến năm 2025
- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình An.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Nghiên cứu tổng hợp những lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, đồng thời thực hiện nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại doanh
nghiệp taxi Bình An làm cơ sở đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn . Do vậy, đề tài có giá trị tham khảo
đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp taxi Bình An.
5. Bố cục luận văn
Luận văn dự kiến gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp vận tải taxi.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi Bình
An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
taxi Bình An trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải taxi
1.1.1. Doanh nghiệp vận tải taxi
1.1.1.1. Khái niệm
Tại điều 3 chương 1 và điều 6 chương 2 của Nghị định 86 /2014/NĐ-CP
của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô ký ngày 10/9/2014 đã đưa ra các khái niệm như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng
hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh
vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình
theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lo
mét xe lăn bánh và thời gian chờ đợi.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định được ghi tại Điều 6 và Điều 17 của
Nghị định 86 /2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ký ngày 10/9/2014 và Thông tư
63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động
vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
1.1.1.2. Đặc trưng của các doanh nghiệp vận tải taxi
Doanh nghiệp vận tải taxi là một hệ thống phức tạp
Doanh nghiệp vận tải taxi là một hệ thống con trong hệ thống vận tải
hành khách đường bộ. Bản thân doanh nghiệp là một hệ thống hết sức phức
tạp, bao gồm: các mối quan hệ với các đơn vị vận tải khác trong nước và
quốc tế,
5
các cấp quản lý của cấp trên, mối quan hệ trong nội bộ tổ chức ... Vì vậy đòi
hỏi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành taxi phải có nguồn nhân lực,
đặc biệt các nhà quản trị có trình độ nhất định cả về phương diện trình độ
nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp, thương lượng.
Thị trường
Tất cả các công nghệ vận tải taxi chỉ tạo ra thuần tuý một loại sản phẩm.
Vì vậy, sản phẩm được cung ứng trên thị trường vận tải hành khách bằng taxi
là đồng nhất. Vì vậy, cạnh tranh trên thị trường vận tải taxi không phải là cạnh
tranh về chủng loại sản phẩm mà là sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản
phẩm.
Cung trong vận tải taxi là một đại lượng xác định, không liên tục (xe
taxi
04 chỗ, 07 chỗ) nhưng cầu lại là một đại lượng bất kỳ nên giữa cung và cầu
thường có sự chênh lệch. Sự chênh lệch này gây ảnh hưởng đến lợi ích của cả
hai bên và liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Hoạt động vận tải mang tính ngẫu nhiên
Vận tải taxi còn là một hệ thống mang tính ngẫu nhiên, bởi các yếu tố:
mức độ nhu cầu hành khách, tình hình đường xá, những tác động của thiên tai,
những hư hỏng bất thường của phương tiện... So với những ngành sản xuất
khác, vận tải hành khách bằng xe taxi có nhiều bị động hơn, trong điều kiện
sản xuất có nhiều thông số khó kiểm tra hơn.
Phạm vi hoạt động
Một đặc điểm khác không kém phần quan trọng của các doanh nghiệp
vận tải taxi đó là phạm vi hoạt động rộng khắp, rất phân tán theo không gian
và thời gian. Tình trạng hoạt động phân tán nói trên đòi hỏi phải có những kỹ
năng quản lý phù hợp, một cơ cấu tổ chức phù hợp.
Tính chính xác và đồng bộ
Hoạt động vận tải xe taxi đòi hỏi phải có độ chính xác cao, phải có tính
đồng bộ của các công việc trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ
6
có như vậy mới thoả mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao được năng suất
phương tiện. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ thường xuyên với
khách hàng, có đầy đủ những thông tin về tình hình đường xá, các địa điểm
và tính năng cũng như tình trạng kỹ thuật của phương tiện trong doanh
nghiệp. Những tiến bộ kỹ thuật, những phương tiện thông tin và điều khiển có
thể giúp cho việc quản lý quá trình sản xuất vận tải tốt hơn.
1.1.1.3 Đặc trưng về sản phẩm của các doanh nghiệp vận tải taxi
Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nêu lên đặc trưng về sản phẩm của các
doanh nghiệp vận tải taxi như sau:
Thứ nhất - Tính vô hình của sản phẩm
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm đươc
sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp
sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua
việc trao đổi, mua bán.
Cụ thể, đối với các doanh nghiệp vận tải taxi, các sản phẩm vận tải được
tạo ra dựa trên sự chuyên môn hóa đối với ngành nghề của doanh nghiệp và
nhu cầu di chuyển của khách hàng. Đối tượng lao động ở đây chính là khách
hàng hay hành khách vận chuyển. Sản phẩm vận tải không có hình dáng, kích
thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Nó được
hình thành trong quá trình vận chuyển và cũng được tiêu thụ ngay trong quá
trình đó, quá trình vận tải kết thúc thì quá trình tiêu thụ kết thúc.
Từ tính chất này ta có thể nhận thấy: các khách hàng không thể biết
trước được chất lượng, giá trị của sản phẩm vận tải bởi tính vô hình của nó.
Vì vậy, họ đặt niềm tin rất lớn vào những người cung ứng vận tải. Để củng cố
niềm tin của khách hàng, người cung ứng vận tải cần phải xây dựng bản sắc
văn hóa kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp để biến cái vô hình thành cái
hữu hình.
Thứ hai - Giá trị của sản phẩm
7
Kinh doanh vận tải taxi là quá trình sản xuất sử dụng tư liệu sản xuất,
lao động và tạo ra lượng giá trị (c + v + m). Trong đó c là phần giá trị của tư
liệu sản xuất, v + m là giá trị mới tạo ra bởi cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp vận tải taxi, bao gồm phần thu nhập của bản thân (v) và giá trị
(m) tạo bởi lao động thặng dư cho tái sản xuất mở rộng và các nhu cầu khác
của xã hội. Giá trị mới tạo ra (c + v + m) đó được cộng vào giá trị của sản
phẩm. Như vậy, sản phẩm vận tải có tính hai mặt của nó. Một mặt, tạo điều
kiện thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá và là một yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội. Mặt khác, trong
quá trình vận chuyển, của cải vật chất không được tặng thêm, hàng hoá vận
chuyển không được nâng cao chất lượng và chi phí vận tải sẽ dẫn đến việc
tăng thêm giá trị vào sản phẩm của xã hội.
Thứ ba - Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm trong kinh doanh vận tải taxi được đánh giá bằng
nhiều chỉ tiêu khác nhau. Một số chỉ tiêu có thể lượng hóa được, một số chỉ
tiêu chỉ dừng lại ở mức định tính. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm thưởng
có xu hướng thiên về phía khách hàng. Những chỉ tiêu về chất lượng khách
hàng thường quan tâm:
- An toàn trong quá trình vận chuyển
- Giá cước vận chuyển
- Hệ thống dịch vụ trước, trong và sau quá trình vận chuyển
- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải taxi
1.1.2.1. Khái niệm cơ bản
Khái niệm năng lực cạnh tranh
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh
tranh là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc
khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong
8
điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh giành giật từ một số
đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính
là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao
hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với
đối thủ cạnh tranh (Porter, 1996).
Theo Chủ tịch Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ [50]: “năng lực
cạnh tranh là khả năng của một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và
lành mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường
quốc tế”.
Diễn đàn Kinh tế thế giới [51] lại quan niệm “năng lực cạnh tranh là
khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người cao và bền vững”.
Theo Nhóm tư vấn về năng lực cạnh tranh [31]: “Năng lực cạnh tranh
liên quan đến các yếu tố năng suất, hiệu suất và khả năng sinh lợi. Năng lực
cạnh tranh là một phương tiện nhằm tăng các tiêu chuẩn cuộc sống và phúc lợi
xã hội. Xét trên bình diện toàn cầu, nhờ tăng năng suất, hiệu suất trong bối
cảnh phân công lao động quốc tế, năng lực cạnh tranh tạo nền tảng cho việc
tăng thu nhập thực tế của người dân”.
Tóm lại, tất cả các định nghĩa về cạnh tranh trên đây đều là phạm trù chỉ
quan hệ kinh tế theo đó các chủ thể, cá thể huy động hết tất cả nguồn lực của
mình, trên cơ sở sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giành các ưu thế
trên thương trường để đạt được mục đích kỳ vọng và mục tiêu kinh tế (thị
phần, khách hàng, tiện ích và lợi nhuận).
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
9
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các
đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao - Trần Ngọc Ca (2011).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp - Trần Ngọc Ca (2011). Đây là các yếu tố nội hàm của doanh
nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân
lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so
sánh với các đối tượng cạnh tranh trên hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng
một thị trường. Sẽ là những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp
được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối
tượng cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh
tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với đối tác của mình.
Nhờ lợi thế này doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế
về mặt này và hạn chế về mặt kia. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận
biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang
có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và
điểm yếu bên trong mỗi doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực
chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công
nghệ, quản trị…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, cần phải xác định được yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những
lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính
và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những
ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác
nhau. Mặc dù vậy vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp như: giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, xúc
tiến thương mại, năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ thông tin, thị
phần sản phẩm doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng thị phần,…
Như vậy, “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết được tạo ra
10
từ chính nội bộ hay thực lực của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố nội hàm của
mỗi doanh nghiệp, không chỉ tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tổ chức
quản trị doanh nghiệp, tài chính, nhân lực,... một cách riêng biệt mà cần
đánh giá để so sánh với các đối thủ cùng hoạt động trên cùng một lĩnh vực,
trong cùng một thị trường”.Trên cơ sở đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh
đòi hỏi doanh nghiệp cần tạo được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ
vậy, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng cũng
như lôi kéo được khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải taxi
Hiện nay, vẫn chưa có một lý thuyết cụ thể nào về năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp vận tải taxi. Do vậy, dựa vào các khái niệm về năng lực
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được khẳng định ở
trên, tác giả đưa ra quan điểm về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
vận tải taxi như sau:
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải taxi là những yếu tố
được tạo ra từ chính nội bộ hay thực lực của doanh nghiệp vận tải taxi, nó thể
hiện khả năng giành được thị phần, doanh thu, thu nhập, tăng thêm việc làm,...
trong vận chuyển hành khách của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
doanh nghiệp vận tải trong ngành nhằm giữ vững vị thế và tạo ra lợi nhuận cao
hơn cho doanh nghiệp taxi trong điều kiện cạnh tranh trên cơ sở bền vững.
1.1.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh quốc gia
Cạnh tranh quốc gia được phản ánh qua một loạt các chỉ tiêu và được
nghiên cứu ngày càng nhiều từ những năm 1970-1980. Nổi tiếng là những
công trình của nhà kinh tế học Michale FOSTER với nhiều công trình về cạnh
tranh nói chung, trong một số lĩnh vực và của một số nước quan trọng như
Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu, v.v…
Năng lực cạnh tranh quốc gia là tập hợp tất cả những yếu tố góp phần tạo
ra
11
lợithế cạnh tranh của quốc gia. Một mặt, nó bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh
tế, xã hội sẵn có Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào năng lực hoạch định, tổ chức
thực hiện và điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi
hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính
bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh
tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô
nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh
giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh
tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi
doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường.
Hay nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị
phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất
lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương
hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.....
1.1.2.3 Nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải
taxi
12
Năng lực tài chính - nguồn vốn của doanh nghiệp
Vốn là một nguồn lực của doanh nghiệp cần phải có trước tiên vì không
có vốn thì không thành lập được doanh nghiệp và không thể hoạt động được.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn
dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có
nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả để
phát triển lợi nhuận. Doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh là điều kiện
cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tuy nhiên
các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ nhưng biết cách sử dụng hiệu quả và
nhắm vào các đối tượng khách hàng đặc thù là loại đối tượng mà các doanh
nghiệp lớn không quan tâm hoặc có quan tâm nhưng nếu họ chọn loại khách
hàng này để phục vụ thì không hiệu quả thì các doanh nghiệp đó cũng có tính
cạnh tranh cao và sẽ càng ngày càng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp
mình. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính còn thể hiện ở hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện chiến lược
của các hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao
thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Muốn vậy doanh nghiệp
phải tạo ra dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp
kinh doanh hiệu quả thì nội bộ doanh nghiệp ổn định, mọi thành viên an tâm
làm việc, toàn tâm, toàn ý vì lợi ích của doanh nghiệp, trong đó có lợi ích của
chính bản thân họ.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ quản lý,
trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân viên, trình độ tư tưởng của các
thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nhân lực cao sẽ tạo ra sản phẩm của
doanh nghiệp có chất lượng, tạo ra giá trị lớn, tạo ra uy tín và danh tiếng cho
doanh nghiệp. Và từ đó có thể phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất.
Ngoài ra, nguồn nhân lực còn thể hiện ở nhận thức của người lao động trong
doanh nghiệp. Mọi người trong doanh nghiệp cần nhận thức rõ mình làm cho
Công ty
13
tức là mình làm cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển thì đời
sống của người lao động trong Công ty ngày càng tăng lên, qua đó làm cho xã
hội ngày càng phát triển hơn. Từ nền tảng nhận thức như vậy làm cho mọi
người trong Công ty sẽ luôn luôn phấn đấu, nghiên cứu có nhiều sáng kiến, ý
thức lao động tốt, năng suất sản xuất tăng, uy tín doanh nghiệp tăng cao.
Người lao động cũng cần phải nắm rõ các quy định, quy chế của Công ty
cũng như nắm rõ các quy định của pháp luật để không có những hành vi gây
tổn hại đến hình ảnh Doanh Nghiệp. Người lao động cũng cần phải nhận thức
được nguy cơ bị đào thải do quy luật cạnh tranh để không ngừng vươn lên,
học hỏi. Nếu người lao động không ý thức được vấn đề này, không có ý thức
tốt trong công việc sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở phương tiện vận tải mà còn thể
hiện ở trình độ, chuyên môn sử dụng của người lao động trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhưng không có đội
ngũ cán bộ công nhân lành nghề sử dụng thì cũng không phát huy được tính
hiện đại mà phương tiện đó mang lại do đó khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng kém. Công nghệ hiện đại kết hợp với đội ngũ cán bộ công nhân
lành nghề là điều kiện tuyệt vời để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
của đơn vị mình, đẩy nhanh được tiến độ sản xuất, tính an toàn cao tạo được
niềm tin cho khách hàng.
Năng lực Marketing của doanh nghiệp
Về chiến lược con người: là một khâu quan trọng và luôn đồng hành với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhất là khâu giáo dục tư tưởng đạo
đức. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ là khâu then chốt vì
thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh tri thức, doanh nghiệp có đội ngũ nhân
viên có chuyên môn cao, có trình độ tay nghề tốt kết hợp với một số nhân tố
khác chắc chắn sẽ tạo ra một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
14
Xây dựng thương hiệu: là một vấn đề mà hiện nay đã được các doanh
nghiệp Việt Nam quan tâm. Khi doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tạo được
niềm tin của khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ
của doanh nghiệp mình. Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và
tiềm năng. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhờ thương hiệu
của doanh nghiệp mà giá dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng đánh giá
cao hơn, sử dụng nhiều hơn và thậm chí giá dịch vụ sẽ cao hơn.
Hoạt động tiếp thị, quảng cáo: khả năng nắm bắt thu thập thông tin góp
phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc nắm bắt nhanh thông tin về các dự án được đầu tư, chủ đầu tư, đối thủ
cạnh tranh, xử lý kịp thời các thông tin và đề xuất phương hướng tiếp thị hiệu
quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh, thu hút được sự tin cậy cảm tình của
khách hàng và họ sẽ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình.
1.1.2.4. Các tiêu chí xác định và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp vận tải taxi
(1) Chỉ tiêu định lượng
Lợ i nhuậ n
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp đưa lại.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để
đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá khả
năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của
doanh nghiệp tăng lên và duy trì ổn định sẽ thể hiện doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả, tiềm lực tài chính ổn định và khả năng cạnh tranh tốt.
Thị phâ n
Khái niệm: Thị phần (market share) là phần thị trường doanh nghiệp đã