Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC TRỊ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP
CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC TRỊ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP
CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9 14 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƢNG

HÀ NỘI - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Rèn luyện kỹ năng học tập cho học
viên bổ túc trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các
số liệu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, chƣa đƣợc công
bố trong một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Đức Trị


ii
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Phong, Bắc Ninh.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Thành Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam,
Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng thuộc Viện,các nhà khoa học đã tạo điều kiện
mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng Ban văn
phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; Chi bộ đảng, Ban Giám đốc và
toàn thể cán bộ giáo viên, học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên
Phong - Bắc Ninh, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ giáo viên, học viên

Trung tâm giáo dục thường xuyên Kim Bôi- Hòa Bình; Lãnh đạo, cán bộ và
giáo viên các Trung tâm mà NCS đã tổ chức nghiên cứu…đã tạo mọi điều
kiện về vật chất, tinh thần để tác giả thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo,Cô giáo, các nhà khoa học, gia
đình, đồng nghiệp và tập thể lớp Nghiên cứu sinh Giáo dục học khóa 2011,
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý
kiến quý báu, cổ vũ và động viên tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Đỗ Đức Trị


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDH

Giáo dục học

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HV

Học viên

KHGD

Khoa học Giáo dục

KNHT

Kĩ năng học tập

KNQLTGHT

Kĩ năng quản lý thời gian học tập

NCS

Nghiên cứu sinh

QLTGHT


Quản lý thời gian học tập

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLH

Tâm lý học


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG SỐ .................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4

7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu........................................ 4
8. Luận điểm bảo vệ ...................................................................................... 7
9. Đóng góp mới của luận án ........................................................................ 7
10. Cấu trúc luận án ...................................................................................... 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP
CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ...................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 9
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động học tập ............................................. 9
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập ... 12
1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập và xác
định các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án .................... 18


v
1.2. Giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên............. 20
1.2.1. Giáo dục thƣờng xuyên ................................................................. 20
1.2.2. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................ 23
1.3. Hoạt động học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên ............................................................................................... 29
1.3.1. Hoạt động học tập ......................................................................... 29
1.3.2. Hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX .................... 31
1.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của học viênở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên ........................................................................................... 34
1.4. Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........ 36
1.4.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học
viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................ 36
1.4.2. Vai trò của kỹ năng học tập trong việc nâng cao chất lƣợng dạy
và học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................. 38
1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập và kỹ năng học tập của học viên bổ túc

THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................. 39
1.5. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm
giáo dục thƣờng xuyên ................................................................................ 52
1.5.1. Khái niệm “rèn luyện” và “rèn luyện kỹ năng học tập” ............... 52
1.5.2. Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng học tập ................. 52
1.5.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT
trong quá trình dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................. 53
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................... 56
1.6.1. Các yếu tố thuộc về học viên theo học ở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên ........................................................................................... 56
1.6.2. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng của Trung tâm và ngoài xã hội .. 57


vi
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 59
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ....................................... 60
2.1. Hệ thống trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................................ 60
2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên ........................................................................................... 60
2.1.2. Các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trong phạm vi nghiên cứu
của luận án ............................................................................................... 64
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng
học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .... 76
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 76
2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................... 76
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................... 76
2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá ................................................. 77

2.2.5. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát ........................................ 78
2.3. Kết quả khảo sát kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho
học viên bổ túc trung học phô thông ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên . 80
2.3.1. Kết quả khảo sát kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ...... 80
2.3.2. Kết quả khảo sát về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ
túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ....................................... 85
2.3.3. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến rèn
luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX .. 92
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ
năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ................. 96
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 99


vii
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC
VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN ............................................................................. 100
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên
bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................................... 100
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................. 100
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .............................................. 100
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa................................................ 100
3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................. 101
3.2.1. Cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học
tập cho cán bộ, học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên ..................................................................................................... 101
3.2.2. Hoàn thiện quy trình rèn luyện kỹ năng học tập và vận dụng linh
hoạt vào việc rèn luyện các kỹ năng học tập cụ thể .............................. 105
3.2.3. Biên soạn tài liệu rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc

THPT ..................................................................................................... 110
3.2.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hƣớng tăng cƣờng tự rèn
luyện của ngƣời học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................... 114
3.2.5. Sử dụng đa dạng và phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức rèn
luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ................................ 117
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học
viên bổ túc THPT tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................... 121
3.4. Tổ chức thực nghiệm rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc
THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................... 123
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................ 123
3.4.2. Cơ sở khoa học lựa chọn biện pháp thực nghiệm ....................... 124
3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm ............................................................... 125


viii
3.4.4. Các giai đoạn (quy trình) thực nghiệm ....................................... 125
3.4.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ 126
3.4.6. Mẫu và địa bàn thực nghiệm ....................................................... 128
3.4.7. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm............................................ 128
3.4.8. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 129
3.4.9. Kết luận thực nghiệm .................................................................. 142
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 144
1. Kết luận ................................................................................................. 144
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 146
2.1. Với Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................................... 146
2.2. Với học viên ................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ........................ 157
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 158



ix
DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa triết lý giáo dục trong giáo dục thƣờng xuyên
và giáo dục cho số ít ngƣời ............................................................................. 34
Bảng 1.2. Bảng so sánh sự khác nhau giữa học tập ở giáo dục thƣờng xuyên
và giáo dục chính quy ..................................................................................... 35
Bảng 1.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................................... 54
Bảng 2.1. Số liệu thống kê Giáo dục thƣờng xuyên ở Việt Nam ................... 63
Bảng 2.2. Mẫu khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên
bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................................... 78
Bảng 2.3. Đánh giá tầm quan trọng của rèn luyện kỹ năng học tập cho học
viên bổ túc THPT trong việc nâng hiệu quả học tập và đào tạo ở TTGDTX . 80
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ đạt đƣợc kỹ năng học tập của học viên bổ túc
THPT ............................................................................................................... 82
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ phù hợp của việc rèn luyện kỹ năng học tập
của học viên bổ túc THPT ............................................................................... 85
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng
học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........ 87
Bảng 2.7. Đánh giá khó khăn trong công tác rèn luyện kỹ năng học tập cho
học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................... 90
Bảng 2.8. Ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về học viên đến rèn luyện kỹ
năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ......................... 92
Bảng 2.9. Ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về môi trƣờng đến rèn luyện kỹ
năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ......................... 93
Bảng 3.1. Chuẩn đánh giá thực nghiệm ........................................................ 128
Bảng 3.2. Mẫu thực nghiệm .......................................................................... 128
Bảng 3.3. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của

học viên trƣớc thực nghiệm........................................................................... 130


x
Bảng 3.4. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên trƣớc thực
nghiệm ........................................................................................................... 132
Bảng 3.5. Kết quả học tập môn Văn và Toán của học viên trƣớc thực
nghiệm ........................................................................................................... 134
Bảng 3.6. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của
học viên sau thực nghiệm .............................................................................. 136
Bảng 3.7. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên sau thực
nghiệm ........................................................................................................... 138
Bảng 3.8. Kết quả học tập môn Văn và Toán của học viên sau thực nghiệm140


xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các loại kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................................... 41
Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu khảo sát ................................................................. 80
Biểu đồ 2.2. Mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng học
tập cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ..................................... 82
Biểu đồ 2.3. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên ............................................................................................ 84
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho
học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................... 89
Biểu đồ 2.4. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về học viên đến rèn
luyện kỹ năng học tập ..................................................................................... 93
Biểu đồ 2.5. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến rèn luyện kỹ năng học tập
cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ..................... 95

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học
viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................ 123
Biểu đồ 3.1. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của
học viên trƣớc thực nghiệm........................................................................... 131
Biểu đồ 3.2. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên trƣớc thực
nghiệm ........................................................................................................... 133
Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập môn Văn của học viên trƣớc thực nghiệm ..... 135
Biểu đồ 3.4. Kết quả học tập môn Toán của học viên trƣớc thực nghiệm ... 135
Biểu đồ 3.5. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của
học viên sau thực nghiệm .............................................................................. 137
Biểu đồ 3.6. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên sau thực
nghiệm ........................................................................................................... 139
Biểu đồ 3.7. Kết quả học tập môn Văn của học viên sau thực nghiệm ........ 141
Biểu đồ 3.8. Kết quả học tập môn Toán của học viên sau thực nghiệm....... 141


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm
giáo dục thƣờng xuyên, dạy học bao gồm 2 hoạt động song hành và có quan hệ
chặt chẽ, tƣơng hỗ với nhau - đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
học của học sinh, mục đích hƣớng đến giúp ngƣời học lĩnh hội đƣợc kiến thức.
Nhƣ vậy, cả dạy và học đƣợc tổ chức đều hƣớng đến ngƣời học, tạo ra sự biến
đổi ở ngƣời học và ngƣời học sẽ tự quyết định chất lƣợng học tập của mình.
Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm, tổ chức
dạy học là giáo viên tổ chức và học sinh sẽ hoạt động để lĩnh hội kiến thức.
Chất lƣợng của ngƣời học đến đâu, phụ thuộc vào ngƣời học, mà trƣớc hết và
quyết định trực tiếp là kỹ năng học tập của ngƣời học. Kỹ năng học tập giúp
cho ngƣời học tiếp thu tri thức và đặc biệt là kỹ năng tự học của ngƣời học sẽ

giúp cho ngƣời học học tập suốt đời, học tập độc lập để tiếp thu kiến thức. Vì
vậy, về mặt lý luận hình thành và phát triển kỹ năng học tập cho ngƣời học là
vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc đời của mỗi con ngƣời, đặc biệt là
lứa tuổi học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục.
1.2. Hiện nay, học viên bổ túc THPT tại các trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên có nhiều khó khăn hơn trong học tập so với học sinh ở các trƣờng
THPT, các em là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) có độ tuổi
của học sinh THPT và các độ tuổi lớn hơn, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
tuyển tất cả các học sinh không dự thi hoặc các học sinh thi không đỗ vào các
trƣờng THPT quốc lập hay những ngƣời lớn tuổi đang tham gia lao động, bởi
thế hầu nhƣ các em chƣa đƣợc tuyển chọn về học lực và thậm chí cả hạnh
kiểm. Chất lƣợng đầu vào của học viên rất thấp và không đồng đều, đa phần
các em chỉ xếp loại học lực trung bình, trong đó còn khá nhiều học viên vốn
lƣời học thiếu động cơ và cách học tập, ý thức chƣa cao, chủ yếu chỉ đƣợc xếp


2
loại đạo đức trung bình-khá.. những thiếu sót này có thể đƣợc bù đắp phần
nào nếu giáo viên có những biện pháp dạy học và khuyến khích phù hợp với
điều kiện học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cho học viên và đặc biệt
nếu trang bị cho các em có đƣợc kỹ năng học tập hiệu quả thì chính các em sẽ
khắc phục đƣợc rất nhiều các điểm yếu mà các em đang vấp phải trong hoạt
động học tập tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
1.3. Trong lĩnh vực giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ
năng học tập, rèn luyện kỹ năng học tập nhƣng tập trung nhiều vào loại ngƣời
học đang theo học tại các trƣờng phổ thông, đại học và cao đẳng thuộc các
lĩnh vực ngành nghề khác nhau, các môn học khác nhau, nhƣ toán, văn... Các
nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho loại hình
ngƣời học đặc biệt là học sinh bổ túc THPT đang theo học tại các trung tâm
giáo dục thƣờng xuyên trong cả nƣớc thì còn rất mỏng, rất ít đƣợc nghiên

cứu. Thực tế các nghiên cứu thực tiễn lại rất cần thiết về vấn đề này để nâng
cao chất lƣợng học tập, chất lƣợng dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên. Đặc biệt tạo ra cho ngƣời học có thể bƣớc vào cuộc sống và học tập
suốt đời.
Vì các lý do trên, đề tài “Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ
túc trung học phổ thông tại Trung tâm giáo dục thường xuyên” đã xác định
đƣợc điểm mới và có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu của luận án sẽ nhằm mục
đích nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc
THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhằm nâng cao chất lƣợng học tập
và kết quả học tập của học viên.


3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ
túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên chỉ
đƣợc hình thành phát triển thông qua quá trình rèn luyện và hoạt động của học
viên trong môi trƣờng sƣ phạm dƣới tác động tích cực của giáo viên. Hiện nay
kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên các huyện còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập của
học viên. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập phù
hợp với loại hình học tập ở trung tâm, phù hợp với học viên: Cung cấp tri thức
về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho cán bộ, giáo viên và học
viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; Hoàn thiện quy trình rèn luyện kỹ

năng học tập và vận dụng linh hoạt quy trình vào rèn luyện các kỹ năng học tập
cụ thể; Biên soạn tài liệu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho
học viên bổ túc THPT; Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hƣớng tăng
cƣờng tự rèn luyện kỹ năng học tập của học viên; Sử dụng đa dạng các hình
thức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên thì sẽ nâng cao đƣợc kỹ năng học
tập cho học viên và chất lƣợng học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động rèn luyện kỹ
năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
5.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ
túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.


4
5.3. Tổ chức thực nghiệm khoa học khẳng định hiệu quả của biện pháp
rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các kỹ năng học tập chung: Kỹ
năng xác định mục tiêu, nội dung học tập; Kỹ năng nghe và ghi chép bài
giảng trên lớp; Kỹ năng đọc/hiểu tài liệu học tập; Kỹ năng trình bày vấn đề
trong học tập; Kỹ năng làm bài tập và bài kiểm tra trong học tập; Kỹ năng
giao tiếp với giáo viên, bạn bè với mục đích học tập; Kỹ năng quản lý thời
gian trong học tập; Kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở hoạt động học tập
của cá nhân.
- Luận án giới hạn nghiên cứu thực nghiệm rèn luyện kỹ năng quản lý
thời gian học tập của học viên.
- Địa bàn khảo sát đƣợc giới hạn ở các Trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên cấp huyện thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện tại Trung tâm giáo dục

thƣờng xuyên Yên Phong, Bắc Ninh và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Kim
Bôi, Hòa Bình.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận hệ thống: Vận dụng tiếp cận hệ thống, xem quá trình rèn
luyện kỹ năng học tập cho học viên là một bộ phận hợp thành của quá trình
dạy học trong nhà trƣờng. Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối liên
hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình dạy học, đồng thời tính đến
các điều kiện khách quan và chủ quan. Hiệu quả rèn luyện kỹ năng học tập
chịu ảnh hƣởng của các yếu tố của quá trình dạy học và có ảnh hƣởng đến
nâng cao hiệu quả dạy học.


5
- Tiếp cận phức hợp: Là hệ phƣơng pháp áp dụng vào việc nghiên cứu
một đối tƣợng dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau. Nghiên cứu rèn luyện kỹ
năng học tập, sẽ sử dụng các thành tựu của nhiều khoa học có liên quan làm
cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập
cho học viên, nhƣ: tâm lý học, giáo dục học, sinh lý học... đặc biệt là tâm lý
học để giải thích và là cơ sở khoa học cho việc khảo sát kỹ năng học tập của
học viên, từ đó xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học
viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
- Tiếp cận hoạt động: Là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc
nghiên cứu đối tƣợng đang đƣợc xem xét. Với quan điểm đó, thực chất của
việc rèn luyện kỹ năng là rèn luyện khả năng triển khai hành động phù hợp
với mục đích và logic của nó. Muốn tổ chức quá trình rèn luyện một kỹ năng
học tập nào đó có hiệu quả phải phân tích bản chất và cấu trúc của kỹnăng,
chỉ ra thành phần cấu trúc của chúng trên cơ sở xác định biện pháp rèn luyện
kỹ năng một cách phù hợp. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc
THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên bằng các hoạt động cụ thể của học

viên và của Trung tâm.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát... các tài liệu lý luận trong và ngoài nƣớc
để xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học viên
bổ túc THPT, rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung
tâm giáo dục thƣờng xuyên.
7.2.2. Phương pháp quan sát: Tổ chức quan sát các giờ học của học
viên, các giờ rèn luyện kỹ năng học tập theo quy trình rèn luyện kỹ năng học
tập để thu thập các thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng học tập.


6
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Thiết kế mẫu phiếu điều tra
(bản hỏi) nhằm mục đích điều tra thực trạng kỹ năng học tập của học viên bổ
túc trung học phổ thông, rèn luyện kỹ năng học tập và các yếu tố ảnh hƣởng
đến kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, giáo viên và học viên ở trung tâm về các
vấn đề thực trạng kỹ năng học tập hiện có; thực trạng rèn luyện kỹ năng học
tập cho học viên ở trung tâm, các yếu tố ảnh hƣởng ... để có các số liệu thực
tiễn, từ đó định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học
tập cho học viên.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quá trình nghiên cứu rèn
luyện kỹ năng học tập cho học viên dựa trên cơ sở lý luận đặc biệt là sự tổng
kết kinh nghiệm đi trƣớc về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở các
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trên cả nƣớc. Các kinh nghiệm đó đƣợc
tổng kết trong báo cáo tổng kết của trung tâm, trong các báo cáo khoa học
tham gia các hội thảo khoa học về giáo dục thƣờng xuyên trong cả nƣớc.

7.2.6. Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia có kinh
nghiệm trong công tác giáo dục thƣờng xuyên, đánh giá các vấn đề nghiên
cứu, đặc biệt là xin ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của quy trình rèn
luyện kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .
7.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sƣ
phạm dƣới hình thức song hành bao gồm nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm để khẳng định hiệu quả các biện pháp rèn luyện cho học viên ở trung
tâm giáo dục thƣờng xuyên.
7.2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức toán thống kê, nhƣ số trung vị, số trung bình cộng,
hệ số tƣơng quan thứ bậc Spiecman, Pearson... để định lƣợng kết quả nghiên cứu


7
xử lý số liệu, lập lên các bảng số biểu đồ của luận án. Trên cơ sở đó rút ra các
nhận xét khoa học mang tính khái quát về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng
học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
8. Luận điểm bảo vệ
- Kỹ năng học tập có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng
hoạt động học tập của học viên, hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên. Kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có đặc thù riêng và ở mức độ thấp, ảnh
hƣởng đến kết quả học tập của học viên đang theo học ở trung tâm.
- Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở các trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên cấp huyện đƣợc nghiên cứu còn mang tính chất kinh
nghiệm, chƣa đảm bảo theo quy trình khoa học từ đó hạn chế mức độ kỹ năng
học tập của học viên.
- Bằng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập theo quy trình khoa học
phù hợp với học viên, với điều kiện của trung tâm, nhấn mạnh đến vai trò của
học viên trong quá trình rèn luyện... sẽ nâng cao đƣợc trình độ kỹ năng học

tập và hiệu quả hoạt động học tập của học viên.
9. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ cơ sở lý luận về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập
cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
- Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ
năng học tập cho học viên bổ túc THPT trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; các
yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng học tập của học viên ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện.
- Đề xuất và khẳng định hiệu quả của biện pháp rèn luyện kỹ năng học
tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên: cung cấp


8
tri thức và tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo quy trình khoa học nhấn
mạnh đến vai trò của học viên.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ
túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Chƣơng 2: Thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập
cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Chƣơng 3: Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc
THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP
CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động học tập
Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của cá
nhân và xã hội và quyết định cho sự phát triển của cá nhân và xã hội nên đã
đƣợc các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau nhƣ triết học,
giáo dục học, tâm lý học... tập trung nghiên cứu thể hiện trong các học thuyết
lý luận, quan điểm khoa học.
Thuyết liên tưởng bắt đầu từ Aritxtôt sau đó là các nhà triết học duy cảm
Anh nhƣ J.Locke (1632 - 1704), G.Berkeley (1685 - 1753), D.Ghatli (1705 1836) và H.Spenxơ (1820 - 1903). J.Watson (1878 - l958) và các nhà tâm lý
học hành vi khác nhƣ Tolman, Skinner, Bandura và một số tác giả của trƣờng
phái hành vi đã nghiên cứu và xác định các mô hình học tập. Họ đã xây dựng
đƣợc các kiểu học tập và các quy luật học tập là quy luật tâm thế, quy luật
luyện tập, quy luật di chuyển liên tƣởng và quy luật hiệu quả.[29], [61]
- Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.Piaget (1896-1980) và học tập
khám phá của J.Bruner. Theo J.Piaget, học tập là quá trình cá nhân hình
thành, lĩnh hội các tri thức cho bản thân mình. [63]
- Các nhà tâm lý học Xô viết nhƣ: L.X. Vƣgôtxki, A.N. Lêonchiev,
P.Ia. Galperin...[29], [48], [27] đã trình bày các nghiên cứu của mình về lý
thuyết hoạt động học tập thông qua lý thuyết tâm lý học hoạt động, nhƣ: L.X.
Vƣgôtxki đã nêu ra khái niệm về trình độ hiện có và vùng phát triển gần nhất,
quan hệ của chúng với việc dạy học. Hoạt động học tập thực chất là quá trình


10
trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội đƣợc kết tinh trong các công cụ,
kí hiệu do loài ngƣời sáng tạo ra.
P.Ia. Galperin với lý thuyết về các bƣớc hình thành hành động trí óc và
khái niệm đã đƣa ra các mức của hành động; các bƣớc hình thành hành động
trí tuệ: bƣớc 1: lập cơ sở định hƣớng của hành động, bƣớc 2: hành động với

vật thật hay vật chất hóa, bƣớc 3: hành động nói to không dùng đồ vật, bƣớc
4: hành động với lời nói thầm, bƣớc 5: hành động rút gọn với lời nói bên
trong. [27]
A. N. Lêôntiep [48], đã đƣa ra lý thuyết hoạt động nói chung và hoạt
động học tập nói riêng với các thành tố cơ bản trong cấu trúc hoạt động học
tập: động cơ - hoạt động; mục đích - hành động; thao tác - phƣơng tiện. Theo
lý thuyết hoạt động, hoạt động học tập là yếu tố trực tiếp hình thành năng lực,
kỹ năng và nhân cách của con ngƣời. Thông qua hoạt động học tập để con
ngƣời thu nhận kinh nghiệm của các thế hệ trƣớc hình thành kinh nghiệm của
bản thân và thông qua hoạt động học tập để hình thành chính kỹ năng học tập
của bản thân mỗi con ngƣời. Thông qua hoạt động học tập, con ngƣời tự phát
triển năng lực sáng tạo của bản thân, làm thay đổi bản thân, nâng cao kiến
thức, hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách bản thân mỗi con ngƣời. Học
tập là hoạt động thông qua quá trình nội tâm hóa và ngoại tâm hóa, tiếp thu và
ứng dụng các kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống, đó là quá trình con ngƣời
đã hoạt động cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân con ngƣời. [31]
Anthony "Tony" Peter Buzan [10], [11], đƣa ra phương pháp tư duy
Mind map (Sơ đồ tư duy- Giản đồ ý) và rèn luyện kỹ năng học tập theo
phƣơng pháp Buzan, đƣợc thể hiện trong cuốn sách “Hướng dẫn kỹ năng học
tập theo phương pháp Buzan - Con đường ngắn nhất để giúp bạn thành công
trong học tập”. Tony Buzan đã hoạt động không mệt mỏi giúp mọi ngƣời ở
các độ tuổi khác nhau trên toàn thế giới tận dụng tối đa khả năng tƣ duy của


11
họ bằng việc áp dụng các kỹ thuật lập Sơ đồ tƣ duy, đọc nhanh và nhớ. Trong
sách hƣớng dẫn này, tác giả kết hợp những kỹ thuật trên với chƣơng trình
Bost độc đáo để giúp ngƣời học ở mọi trình độ tiếp cận một phƣơng pháp học
mới và hoàn toàn tích cực. Bằng việc thực hành chúng, bạn sẽ tự tin hơn và
kỹ năng phát huy năng lực học tập của bản thân qua đó cũng phát triển, dù

bạn học môn gì hay ở trình độ nào.
Ở Việt Nam, vấn đề hoạt động học đã đƣợc các nhà khoa học tâm lý giáo dục nghiên cứu từ lâu, đặc biệt trong những năm gần đây để đáp ứng
đƣợc yêu cầu đổi mới của giáo dục. Nhiều nhà khoa học tâm lý - giáo dục đã
quan tâm nghiên cứu đến hoạt động học của học sinh, sinh viên nhƣ Phạm
Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Hồ Ngọc Đại, Phan Trọng Ngọ, Lê Khánh
Bằng, Hà Thị Đức, Vũ Trọng Rỹ, Đặng Thành Hƣng, Nguyễn Cảnh Toàn,
Thái Duy Tuyên. [82], [83], [84]
Có thể kể ra một số nghiên cứu: Nguyễn Cảnh Toàn nghiên cứu về mô
hình phƣơng pháp dạy tự học; Nguyễn Kỳ [46] nghiên cứu quá trình dạy tự
học, tự đào tạo - một phƣơng pháp và một chiến lƣợc giáo dục hiện đại; Trần
Bá Hoành bàn về vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo
dục và đào tạo ... Các nghiên cứu của các tác giả trên cũng đã đề cập đến các
yếu tố tâm lý của ngƣời học trong đào tạo từ xa, nhất là các yếu tố nội lực nhƣ
nhu cầu, ý chí, động cơ học, thái độ học tập...
Đỗ Thị Thanh Mai [55] với nghiên cứu “Sự thích ứng với hoạt động
học tập của sinh viên” đã nghiên cứu sâu về hoạt động học tập của sinh viên
và đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên trong mối
quan hệ với kết quả học tập.
Các nghiên cứu về hoạt động học tập của các tác giả trong và ngoài
nƣớc trong cả bình diện lý luận và nghiên cứu thực tiễn: khái niệm, bản chất,
cấu trúc và thực trạng hoạt động học tập của ngƣời học ở các lứa tuổi khác
nhau tại các cơ sở giáo dục.


12
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập
Các nghiên cứu về kỹ năng hoạt động: Có nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến các kỹ năng hoạt động của con ngƣời gắn với tên tuổi của các nhà khoa
học: B.Ph. Lomov, E.N. Kavanova, A.V. Petropxki, V.A. Cruchetski, N.D.
Lêvitov, A.G. Kovaliov, Annett, và các tác giả phƣơng Tây hiện đại đã nói ở

trên.V.G.

Loox,

V.V.

Tsebƣseva,

K.K.

Piatonôv,E.A.Milerian.P.M.

Kecgientxev, N.I. Mikheev, L. Umanxki, A.I. Kitov...Các công trình nghiên
cứu về kỹ năng hoạt động trong mối quan hệ giữa kỹ năng kĩ xảo;kỹ năng và
năng lực, điều kiện hình thành kỹ năng cũng nhƣ các kỹ năng cần có trong các
hoạt động khác nhau. [15],[29],[48],[68]
Tác giả Hoàng Anh [3] với nghiên cứu “Kỹ năng giao tiếp của sinh
viên”; Dƣơng Thị Thoan [73] với luận án tiến sỹ “Kỹ năng giảng dạy của
sinh viên đại học trong thực tập sư phạm”; Dƣơng Thị Thanh Thanh [70] với
nghiên cứu về kỹ năng quản lý dạy học trong đề tài “Sự thích ứng với quản lý
dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học”.... đã nghiên cứu kỹ năng hoạt động
ở các hoạt động khác nhau. Các công trình nghiên cứu đó trên cơ sở xây dựng
cơ sở lý luận về kỹ năng hoạt động của sinh viên, cán bộ quản lý, phát hiện
thực trạng mức độ kỹ năng hoạt động để từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao
kỹ năng hoạt động cho sinh viên và cán bộ quản lý.
Các nghiên cứu về kỹ năng học tập: X I. Kixengof [106] tiến hành
nghiên cứu sự hình thành kỹ năng hoạt động sƣ phạm của sinh viên. Ông
nhấn mạnh sự khác biệt giữa kỹ năng hoạt động sƣ phạm với kỹ năng lao
động sản xuất, quá trình hình thành, X.I. Kixengof chia quá trình hình thành
kỹ năng hoạt động sƣ phạm thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: giới thiệu cho sinh viên những hoạt động sắp phải thực
hiện nhƣ thế nào?


×