MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi
Phần 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài..............................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................................3
2.2.1. Khái quát về sinh trưởng......................................................................................3
2.2.2. Tìm hiểu về hội chứng tiêu chảy ở gà..................................................................7
2.2.3. Chế phẩm Lactobacillus.....................................................................................11
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................................13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................................15
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................17
3.2. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................18
3.4.1. Điều kiện nghiên cứu.........................................................................................18
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu..................................................................................22
Phần 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN...........................................................................24
4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà..........................................................................................24
i
4.2. Khả năng sinh trưởng của gà.................................................................................26
4.2.1. Độ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm.........................................................26
4.2.2. Độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm......................................................29
4.2.3. Độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm.......................................................32
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng...........................................................................35
4.3. Tình hình bệnh tiêu chảy trên gà thí nghiệm.........................................................36
Phần 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...............................................................................41
5.1. Kết luận................................................................................................................. 41
5.2. Đề nghị.................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................43
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm sâu sắc, tận tình và chu đáo của thầy giáo TS. Trần Đức Hoàn
khoa Chăn nuôi-Thú y trường Đại học Nông lâm Bắc Giang người trực tiếp
hướng dẫn tôi trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
-Thú y trường Đại học Nông lâm Bắc Giang đã góp ý và chỉ bảo để bài khóa
luận của tôi được hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet, chủ cơ sở chăn nuôi chị Phạm Thu Hà (thuộc chuỗi đại lý khách
hàng của công ty) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ, anh chị em và bạn
bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày
tháng
Sinh viên
Lương Thùy Linh
iii
năm 2017
DANH MỤC VIẾT TẮT
KHKTNN
CV(%)
LSD
ST
KL
TTKH
Khoa học kĩ thuật Nông Nghiệp
Coefficient of variation
Least Singificant Difference
Sinh trưởng
Khối lượng
Thời tiết khí hậu
TLNS
TĂ
Tỷ lệ nuôi sống
Thức ăn
TNTA
TTTA
n
mx
cs
G
Thu nhận thức ăn
Tiêu tốn thức ăn
Số con
Trung bình
Sai số trung bình
Cộng sự
Gram
ME
Năng lượng trao đổi
NT
Ngày tuổi
X
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà................................................................18
Bảng 3.2. Lịch vaccine cho gà.....................................................................................19
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần (%)...................................25
iv
Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)................27
Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)..................30
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày)....33
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi...............................................................35
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc và thời gian điều trị bệnh qua các tháng tuổi...............................37
Bảng 4.7. Tỷ lệ khỏi bệnh của gà thí nghiệm qua các tháng tuổi.................................39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi..............28
Biểu đồ 4.2 Độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm...................................31
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.............34
v
Biểu đồ 4.4.Tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng tuổi..................................................38
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ khỏi bệnh của gà thí nghiệm..................................................39
vi
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nền nông nghiệp nước ta
đã và đang có những bước phát triển không ngừng. Bên cạnh ngành Trồng trọt
thì ngành Chăn nuôi cũng có một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người. Nhưng tình hình bệnh trong
chăn nuôi ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Vì thế yêu cầu kiểm soát mầm
bệnh đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi là yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, ngành
chăn nuôi còn nhằm tới hiệu quả kinh tế tối đa trong sản xuất với những chi phí
tối thiểu. Đó cũng là mục tiêu của các nhà khoa học nhằm ứng dụng thành quả
nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi.
Trong tất cả bệnh gây hại cho vật nuôi thì bệnh đường tiêu hóa đã và đang
gây nhiều tổn thất về kinh tế cho các nhà chăn nuôi. Việc sử dụng kháng sinh để
điều trị bệnh này đang dần dần hạn chế do những tác dụng phụ như làm tổn hại
đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, gây ra tồn dư trong sản phẩm chăn
nuôi. Việc thường xuyên bổ sung kháng sinh trong thức ăn nhằm phòng bệnh và
kích thích tăng trọng với liều thấp không đủ sức diệt khuẩn nên rất dễ tạo ra các
dòng vi khuẩn gây bệnh kháng lại kháng sinh bài thải ra môi trường gây khó
khăn cho công tác điều trị nhiễm trùng của Bác sĩ thú y và Bác sĩ nhân y. Do vậy
cần phải có liệu pháp khác để thay thế kháng sinh, đó là sử dụng các chế phẩm
sinh học. Chúng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh, làm cân bằng hệ vi
sinh vật đường ruột, thúc đẩy sự tăng trọng của vật nuôi; góp phần tạo sản phẩm
sạch trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc nghiên cứu vi khuẩn Lactobacillus có khả năng đề kháng kháng sinh,
bổ sung cùng với kháng sinh trong quá trình điều trị giúp tăng hiệu quả điều trị
bệnh. Vi khuẩn Lactobacillus sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh
trong đường tiêu hóa bằng cách: Sinh tổng hợp ra các chất kháng khuẩn
bacteriocin, hydrogen peroxide, các axit hữu cơ (acetic, lactic, propionic) làm
giảm pH đường tiêu hóa; cạnh tranh vị trí gắn kết trên biểu mô ruột và giảm
1
lượng chất độc của vi khuẩn gây bệnh; giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch, nhất
là miễn dịch tự nhiên, nhiều chủng Lactobacillus có khả năng hoạt hóa đại thực
bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính. Vi khuẩn Lactobacillus sản sinh
ra các axit hữu cơ có tác dụng hoạt hóa enzym pepsinogen tăng cường tiêu hóa
protein; hỗ trợ hấp thu khoáng; kích thích ruột tiết secretin, tụy tiết nhiều
bicarbonate và axit mật giúp tiêu hóa lipit tốt hơn. Như vậy đường tiêu hóa của
vật nuôi sẽ hấp thu triệt để chất dinh dưỡng trong thức ăn, giảm mùi hôi chuồng
nuôi, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm đánh giá tác dụng của chế phẩm
sinh học trong chăn nuôi, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đức Hoàn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Hiệu quả chế phẩm Lactobacillus trong sinh trưởng và
phòng bệnh tiêu chảy ở gà nuôi tại xã Công Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm đối với sinh trưởng của gà.
- Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm trong phòng bệnh tiêu chảy cho gà.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm
2017 trong điều kiện chăn nuôi gà bán chăn thả quy mô hộ gia đình tại xã Công
Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
- Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm Lactobacillus đến sinh trưởng và khả
năng phòng bệnh tiêu chảy của giống gà Lương Phượng x Mía.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào những cứ liệu khoa
học trong việc nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng chống
bệnh tiêu chảy cho gia cầm nói riêng, vật nuôi nói chung trong ngành chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi
sử dụng các chế phẩm sinh học vào quy trình nuôi dưỡng nhằm thúc đẩy sự sinh
trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở các vật nuôi; hạn chế thấp nhất việc sử
dụng kháng sinh và các chất cấm trong chăn nuôi; tránh rủi ro; góp phần tăng
hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người chăn nuôi.
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Khái quát về sinh trưởng
a. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị
hoá của cơ thể, là sự tăng về các chiều cao, dài, bề ngang, khối lượng của các bộ
phận và toàn bộ cơ thể của con vật. Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần
các chất dinh dưỡng chủ yếu là Protein, nên tốc độ tích luỹ và sự tổng hợp các
chất dinh dưỡng, Protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển
sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992).
Về sinh học: Sinh trưởng là quá trình tổng hợp Protein nên thường lấy
tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
- Theo tài liệu của Chambers, 1990 định nghĩa: sinh trưởng là sự tổng hợp
quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có
khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là phải
gia tăng các tế bào của các mô cả về số lượng và khối lượng, tăng kích thước các
chiều của cơ thể. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng số lượng tế bào
- Tăng thể tích và khối lượng tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính của các
bộ phận trong cơ thể hình thành nên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tục thừa hưởng
các đặc tính di truyền từ đời trước, nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn thiện hay
không hoàn thiện cũng phụ thuộc vào sự tác động của môi trường.
3
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm
nhiều nhất từ: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể của con trống luôn
lớn hơn con mái (không phụ thuộc thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn
70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà mái 350g, của gà trống đạt 467g
(Ngô Giản Luyện, 1994).
Đối với gia cầm, sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất thông qua
qúa trình trao đổi chất, là sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào, số
lượng tế bào và dịch thể trong mô bào trong giai đoạn phát triển đầu của phôi
trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn dần của các
mô, trong một số mô việc tăng trưởng là do sự tăng lên kích thước của tế bào và
được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn gà trưởng thành.
+ Giai đoạn gà con
Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, một số
bộ phận của cơ quan nội tạng cũng chưa phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu
hoá trong hệ tiêu hoá chưa đầy đủ do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý đến
thức ăn dễ tiêu, mềm vỡ thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh
trưởng của gà. Quá trình thay lông diễn ra trong cùng giai đoạn này là quá trình
phát triển sinh lý nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu, do
đó cần chú ý đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu
trong khẩu phần thức ăn.
+ Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn
thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục, quá trình tích luỹ
các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần duy trì cơ thể, một phần tích
luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.
b. Độ sinh trưởng tích lũy
Khối lượng cơ thể ở từng thời điểm là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá sự sinh trưởng của gà. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ xác định được sự sinh
4
trưởng ở một thời điểm nhất định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác
và tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các
độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu này được minh hoạ bằng đồ thị còn thay đổi theo
giống, dòng và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm, khối lượng cơ
thể thường được theo dõi theo tuần tuổi, đơn vị tính bằng kg/con hoặc g/con. Đối
với gà thịt, sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để
so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau.
c. Độ sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong
một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2,39 - 77, 1997). Sinh trưởng
tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
d. Độ sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của
khối lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể tăng lên so với khối lượng (thể
tích, kích thước) khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm đầu khảo
sát (TCVN, 1997). Giai đoạn gà tuổi nhỏ sức sinh trưởng và tốc độ tăng
trưởng tương đối cao sau đã giảm dần theo tuổi.
g. Lượng thu nhận thức ăn và chỉ số FCR
Lượng thu nhận thức ăn và chỉ số FCR được định nghĩa là mức độ tiêu
tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm hiệu
quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng.
Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% sản phẩm chăn nuôi. Chính vì vậy,
hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định tới
giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi. Đồng
thời, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung và
gia cầm nói riêng.
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) cho
5
biết: tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, dòng.
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) cho biết: nuôi gà broiler đến 9 tuần
tuổi tiêu tốn đến 2,39 – 2,41 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc, Lê
Hồng Mận (1993) nghiên cứu trên 4 công thúc lai gà: Hybro AV35, AV53,
V135, V153 cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các
công thức lai tương ứng là 2,34kg; 2,23kg; 2,26kg; 2,32kg.
Theo tài liệu He-Ross (1990) dẫn theo Đức Tiến (1996): gà broiler Ross –
208 nuôi chung trống mái tới 63 ngày tuổi tiêu tốn 2,29kg thức ăn cho 1kg tăng
trọng. Nuôi riêng gà trống tiêu tốn 2,19kg thức ăn cho 1kg tăng trọng và gà mái
tiêu tốn 2,39kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Như vậy, gà trống tiêu tốn thức ăn
cho 1kg tăng trọng thấp hơn gà mái, nghĩa là gà trống có hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt hơn gà mái.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng phụ thuộc vào độ tuổi. Khi con vật
còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng
trọng càng cao. Theo Phạm Thị Minh Thu và cộng sự (2000) cho biết: tiêu tốn
thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà Kabir ở 2 tuần tuổi, 6 tuần tuổi và 12 tuần tuổi
tương ứng là 1,78kg; 2,07kg; 2,91 kg.
Theo Bùi Quang Tiến và cộng sự (1994): đối với gà broiler Ross-208 nuôi
ở hai chế độ dinh dưỡng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng từ 2,25-2,36kg; gà
Ross-208 V35 tiêu tốn 2,35-2,45kg thức ăn cho 1kg tăng trọng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) đã kết luận: sử dụng mức
năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn của gà broiler. Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001): hiệu quả sử dụng
thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà. Trong đó cũng một
chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ
sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần
năng lượng cho duy trì, còn một phần dùng để tăng trọng. Cá thể nào có tốc độ
6
tăng trọng nhanh sẽ cần ít năng lượng cho duy trì hơn. Mặt khác, tăng trọng
nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng
tốt hơn.
Nhìn chung, tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cần
cho gia cầm ăn theo nhu cầu, phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát
triển khác nhau.
2.2.2. Tìm hiểu về hội chứng tiêu chảy ở gà
a. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ
tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà nó được gọi
theo nhiều tên bệnh khác nhau như: Bệnh bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm ở gia
cầm con đến 3 tuần tuổi, bệnh thương hàn xảy ra ở gia cầm lớn... Với bất cứ
cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến trong các dạng
bệnh của đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc, mọi nơi có biểu hiện triệu chứng là ỉa
chảy, mất nước và mất chất điện giải, suy kiệt cơ thể và có thể dẫn đến trụy tim
mạch (Radostits và cs, 1994).
b. Nguyên nhân
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở gia cầm, các tác giả
đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, kết quả cho thấy
nguyên nhân rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở
đường tiêu hóa có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân
nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rạch ròi
nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề nan giải đang được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu để đề ra những biện pháp phòng, trị. Song cho dù bất cứ nguyên
nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn
7
thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là nhiễm trùng. Qua nghiên cứu
cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia cầm xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân do vi khuẩn:
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã
kết luận trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi
khuẩn. Trong đường ruột của gà, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh
vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật
đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ.
Hoạt động sinh lý của gà chỉ diễn ra bình thường khi hệ sinh thái đường ruột
luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi
trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh
vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây
bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là gà bị
tiêu chảy.
Trong đường tiêu hoá của gia cầm có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng
giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lý quan trọng
đối với cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình thường giữa cơ thể và hệ vi sinh vật
đường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân bằng và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ
thể vật chủ. Những thay đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết
khí hậu hay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật
trong đường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường độc
lực sinh ra tiêu chảy.
Trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy có vai trò quan trọng của vi
khuẩn E. coli, Salmonella và Clostridium.
- Vi khuẩn E. coli:
Trong đường ruột của động vật, E. coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi
8
khuẩn hiếu khí. Dựa vào tính chất huyết thanh học, E. coli được chia thành
những serotype riêng, trong số này có một số type đóng vai trò quan trọng trong
việc gây bệnh cho người và động vật.
- Vi khuẩn Salmonella:
Hiện nay người ta đã phân lập được trên 2000 chủng Salmonella, nhưng
thực tế chỉ có khoảng 5% trong số đó gây bệnh cho người và động vật.
Salmonella gây bệnh cho người và gia súc bằng độc tố và các yếu tố
không phải là độc tố. Các yếu tố không phải là độc tố như: Kháng nguyên O,
kháng nguyên K, kháng nguyên H, yếu tố bám dính, khả năng xâm nhập và nhân
lên trong tế bào, khả năng tổng hợp sát, khả năng kháng kháng sinh. Các yếu tố
gây bệnh trên mặc dù không phải là độc tố nhưng bằng những cơ chế tác động
và phương thức khác nhau mà tạo điều kiện bất lợi cho cơ thể vật chủ đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho cơ thể vật chủ.
Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của vi khuẩn
đồng thời khi nghiên cứu các yếu tố này góp phần đưa ra một phương pháp có
hiệu quả nhất trong việc phòng chống bệnh do Salmonella gây ra, nhất là hội
chứng tiêu chảy.
Độc tố của vi khuẩn Salmonella gồm: Nội độc tố, ngoại độc tố và độc tố
tế bào. Đây là các tác nhân gây bệnh tác động trực tiếp đến quá trình sinh bệnh
của vi khuẩn Salmonella.
- Vi khuẩn Clostridium perfringens:
Đây là nhóm vi khuẩn kị khí gây nhiễm độc ruột huyết, hoại thư sinh hơi
và ngộ độc thức ăn. Clostridium perfringens có nhiều chủng và sản sinh ra nhiều
loại độc tố khác nhau.
9
c. Triệu chứng
- Bệnh do E. coli:
Do Escherichia coli gây nên. Có triệu chứng điển hình là tỷ lệ chết phôi
và gà con cao do vỏ trứng nhiễm mầm bệnh . Gà bệnh uống nhiều nước, gà tiêu
chảy phân xanh- trắng, lẫn bọt khí. Gà bệnh gầy yếu. Nhiễm trùng huyết cấp
tính, chết đột ngột. Viêm bao hoạt dịch khớp xương và viêm tủy xương.
- Bệnh bạch lỵ, thương hàn:
Do Salmonella gallinrum (fowltyphoid-FT-Thương hàn), Salmonella
pullorum (Pullorum disease-PD-Bạch lỵ), Samonella typhimurium, Samonella
enteritidis (Paratyphoid-PTH) và các S. khác gây nên. Triệu chứng bệnh biểu
hiện ở hai thể:
+ Thể cấp tính: Phân trắng, lông xung quanh hậu môn bị bẩn do tiêu chảy kéo
dài. Nhiễm trùng máu. Tỷ lệ chết cao ở gà con mắc PD, ở gà giò mắc FT và PT.
+ Thể mãn tính: Nhiễm trùng toàn bộ buồng trứng của gà mái mắc PT.
Mái đẻ sệ bụng, đi như vịt. Gà trưởng thành không có dấu hiệu lâm sàng, trừ
trứng ấp. Có dấu hiệu viêm khớp, mù mắt.
- Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà:
Do Clostridium perfringens typ C gây ra. Gà bị tiêu chảy phân lẫn máu và
nhầy, gà chậm chạp giảm ăn khô chân sã cánh không thể đứng dậy được, gà bị
bại huyết. Gà chết nhiều và thường chết đột ngột, tỷ lệ chết cao từ 10-20%, dùng
các kháng sinh đặc trị tiêu chảy thông thường nhưng bệnh không giảm.
- Bệnh Tụ huyết trùng:
Do vi khuẩn Pasteurella multocida aviseptica gây nên. Gà bị bệnh sốt
cao, giảm ăn, uống nhiều nước, khi bắt gà dốc ngược lên gà chảy nhiều nước
nhầy. Gà tiêu chảy phân lỏng màu xanh, phân xanh, phân trắng xuất hiện nhiều
hơn. Gà xù lông, khó thở, tím tái mào và chết.
10
d. Phòng, trị bệnh
* Phòng bệnh:
Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ. Dùng các thuốc kháng sinh
phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 3-5 ngày. Mỗi lần cách
nhau 7-10 ngày.
* Trị bệnh:
Hội chứng tiêu chảy ở gà có thể dùng dùng 1 trong những phác đồ điều trị :
+ Cách 1: Dùng Enrocin 20% hòa vào nước uống theo liều 1g/2-3 lít nước
uống, tương đương 1g/15-20kg TT. Dùng liên tục 3-5 ngày kết hợp cho uống
Sorbitol-vit.
+ Cách 2: Dùng Ampi-sulfa hòa vào nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều
1g/1 lít nước uống tương đương với 1g/6-8kg TT dùng liên tục 3-5 ngày kết hợp
với B-complex.
+ Cách 3: Dùng Nanocoli hòa vào nước uống theo liều 2ml/1 lít nước uống
dùng liên tục 3-5 ngày kết hợp với Oserol-gluco.
+ Cách 4: Dùng Amoxcoli hòa và nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều
1g/2 lít nước uống tương đương 1g/15-20kg TT. Dùng trong 3-5 ngày kết hợp
với B-complex.
+ Cách 5: Dùng Nanococ hòa nước uống và trộn thức ăn theo liều 1ml/1 lít
nước uống. Dùng liên tục trong 3-5 ngày kết hợp với Điện giải gluco-k-c thảo
dược theo liều 1-2g/1 lít nước uống.
+ Cách 6: Dùng Ampicolis hòa vào nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều
1g/1 lít nước uống tương đương 1g/6-8kgTT. Dùng liên tục 3-5 ngày kết hợp với
Oserol-gluco.
2.2.3. Chế phẩm Lactobacillus
11
Các vi khuẩn Bacillus là nhóm trực khuẩn sinh bào tử sống hiếu khí tùy tiện
nhưng trong điều kiện hiếu khí thì hoạt động mạnh hơn. Chúng rất phổ biến trong
tự nhiên. Một số loài của giống này còn thấy trong khoang miệng, trong đường ruột
của người và động vật. Tất cả các loài Bacillus đều có khả năng phân giải hợp chất
hữu cơ chứa nitơ như protein khá mạnh nhờ sinh ra proteaza ngoại bào. Ngoài ra
chúng còn có khả năng sinh ra amylaza làm loãng tinh bột, biến chất này thành dễ
hòa tan và thủy phân tiếp theo thành các dextrin và loạt đường hợp thành. Một số
chủng thuộc loài Bacillus subtilis, B. mesentericus,… có thể có khả năng sinh ra
enzym xenlulaza và hemixenlulozo phân hủy xenlulozo, hemixenlulozo. Các vi
khuẩn còn có khả năng sinh ra bacteroxin – chất có hoạt tính kháng sinh, như
inturin, subtilin từ Bacillus subtilis, bacitraxin từ B. lichenniformis,… Các chất hoạt
tính này thường không dùng trong y tế nên bacitraxin là chất kháng sinh bổ sung
vào thức ăn chăn nuôi để ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và kích thích
tiêu hóa cũng như tăng trọng của vật nuôi.
a. Thành phần
Lactobacillus……………………6.109CFU
Vitamin C………………………....3.500mg
Baccillus sucbtilis………………….9.109UI
Methionine………………………..1.000mg
Lyzine……………………………..1.000mg
Vitamin A……………………1.000.000 UI
Vitamin B1…………………...……..150mg
Vitamin E………………………300.000 UI
Vitamin D………………………500.000 UI
Vitamin PP……………………..…...200 mg
b. Công dụng
12
Tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, kích
thích tiêu hóa thức ăn, giảm mùi hôi chuồng nuôi giúp vật nuôi hấp thu thức ăn
triệt để, vật nuôi phát triển ngoại hình, mọc lông kích thích ăn nhiều, tăng tính
thèm ăn và mau lớn. Ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh vật có
lợi trọng hệ tiêu hóa. Giảm mùi hôi chuồng trại.
c. Liều lượng, cách dùng
Hòa nước hoặc trộn thức ăn theo liều: Liều lượng trung bình từ 1-2g/ 1 lít
nước uống, tương đương với 1g/7-10 kgTT.
Dùng liên tục 3-5 ngày
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm Lactobacillus phục
vụ cho chăn nuôi còn chưa nhiều và bắt đầu được quan tâm trong khoảng một
thập kỷ gần đây.
Nguyễn Duy Hoan và Trần Thị Kim Oanh (2001) nghiên cứu sử dụng chế
phẩm EM trong chăn nuôi gà thả vườn, kết quả cho thấy tăng trọng cao hơn đối
chứng 8,04%; tiêu tốn thức ăn giảm 7,17%; tỷ lệ thịt xẻ tăng 0,75% và giảm
được mùi hôi trong chuồng trại.
Tạ Thị Vịnh và cs (2002) sử dụng chế phẩm VETOM3 và VETOM1.1 (có
chứa vi khuẩn Bacillus subtilis) trong phòng, trị bệnh đường tiêu hóa trên lợn
con. Kết quả cho thấy tăng trọng tăng 6%, tỷ lệ tiêu chảy phân trắng giảm 11%,
tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100% và không có tái phát.
Nguyễn Thị Hồng Hà và cs (2003) đã sử dụng hai chủng Bifidobacterium
bifidum và Lactobacillus acidophilus để sản xuất chế phẩm probiotic, bước đầu
đã nghiên cứu được công nghệ sản xuất bằng phương pháp sấy phun. Chế phẩm
sau 6 tháng vẫn có số tế bào vi khuẩn sống ở mức 10 6 CFU/g và có khả năng ức
chế vi khuẩn Salmonella.
13
Nguyễn Lan Anh và cs (2003) đã phân lập được chủng vi khuẩn lactic
BC5.1 từ nước bắp cải muối chua và đã xác định được rằng chủng vi khuẩn này
có tính chất probiotic và có thể sử dụng trong chế biến thực phẩm Biochi
dạng dung dịch (từ vi khuẩn Bacillus và Lactobacillus) với mật độ 108 CFU/ml
có tác dụng cải thiện môi trường nước nuôi tôm, cá.
Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh và cs (2003) đã nghiên cứu sản xuất hai chế
phẩm probiotic Bio I và Bio II. Chế phẩm Bio II gồm các nhóm vi sinh vật
Lactobacillus, Bacillus và Sacharomyces phối hợp với các enzyme α-amylase
và protease dùng trong xử lý môi trường nước nuôi tôm, cá và chế phẩm Bio I
dùng trong chăn nuôi.
Theo Trần Quốc Việt và cs (2008a) khi bổ sung chế phẩm probiotic được
sản xuất từ 2 chủng vi khuẩn lactic (Enterococcus faecium - 6H2; Lactobacillus
acidophilus - C3) và một chủng Bacillus (Bacillus subtilis - H4) có hiệu quả rõ
rệt với lợn con giai đoạn từ sau cai sữa - 60 ngày tuổi cả về khả năng tiêu hoá
thức ăn (tỷ lệ tiêu hoá tăng từ 3,4 - 6%), tốc độ sinh trưởng tăng 11,9%; giảm
tiêu tốn thức ăn 5,3%; tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau cai sữa giảm 35,6%. Đối với
lợn thịt (giai đoạn từ 20 – 50kg) khi bổ sung chế phẩm trên vào khẩu phần đã
làm giảm tiêu tốn thức ăn 6,4% và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 30%. Cũng
theo Trần Quốc Việt và cs (2008b) cho biết khi bổ sung chế phẩm probiotic đa
chủng dạng bột vào thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và tốc độ sinh
trưởng ở gà Lương Phượng nuôi thịt.
Trần Quốc Việt và cs (2009) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic
đa chủng (Bacillus subtilis (H4), Saccharomyces boulardi (SB), Enterococcus
faecium (6H2), Pediococcus pentosaceus (Đ7) và Lactobacillus fermentum
(NC1) dạng lỏng (PBL1) bổ sung vào nước uống và dạng bột (PBB2) bổ sung
vào thức ăn cho gà thịt đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng (tăng từ 5,82 7,97% so với lô đối chứng), tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn (giảm tiêu tốn
14
thức ăn/kg tăng trọng từ 4,76 - 6,67%).
Bạch Quốc Thắng và cs (2010) đã khảo sát ba chủng vi khuẩn lactic
(Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus kefir và Lactobacillus sporogenes)
cho thấy cả ba nghiên cứu có khả năng sống và sinh trưởng tốt trong điều kiện
pH = 4 và muối mật ở các nồng độ 0,3 - 1%. Đây chính là những chủng tiềm
năng để chế tạo probiotic sử dụng cho gia súc, gia cầm phòng và điều trị hội
chứng tiêu chảy.
Đặng Minh Phước và cs (2010) đã sử dụng Bacillus subtilis,Lactobacillus
spp và Saccharomyces cerevisiae bổ sung vào thức ăn cho lợn con cai sữa thấy
cải thiện 5,95% tăng trọng; giảm 18,57% tỷ lệ lợn tiêu chảy và mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn 10,93% so với lô bổ sung kháng sinh.
Phạm Tất Thắng (2011) bổ sung probiotic với các chủng Lactobacillus
acidophilus và Streptococcus faecium vào thức ăn có tác dụng tốt trong việc
kích thích tăng trưởng cho lợn thịt. Mức bổ sung từ 0,03% - 0,04% probiotic có tác
dụng làm giảm lượng E.coli trong phân từ 1,95 – 2,63x106 CFU/g; cải thiện tăng
trọng 1,82%; tiêu tốn thức ăn giảm 2,13% và chi phí thức ăn giảm từ 0,88% - 1,91%.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc sử dụng chế phẩm sinh học (Lactobacillus) đã được biết đến từ lâu
trên thế giới, nhưng việc nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột và sử dụng mới
thực sự phát triển từ những năm 80 của thế kỷ 20.
Watkins và Kratzer (1984) đã cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn probiotic
(Lactobacillus) trong đường tiêu hóa đã làm giảm số vi khuẩn gây bệnh thông
qua cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc ruột, nhờ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm
bệnh và tỷ lệ chết ở gà.
Edens và cs (1997) cho biết bổ sung Lactobacillus reuteri vào thức ăn đã
làm tăng chiều cao của lông nhung ruột nhờ đó cải thiện khả năng hấp thu các
chất dinh duỡng, tăng năng suất sinh trưởng và hiệu quả thức ăn ở gà broiler.
15
Hadani và cs (2002) sử dụng chế phẩm Probactrix (probiotic) cho lợn
con với liều 3ml/con để phòng ngừa tiêu chảy. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu
chảy giảm 6,6%; tăng trọng/ngày là 11g và tỷ lệ chết giảm 5,4% so với lô
đối chứng.
Strompfova và cs (2005) cho biết khi bổ sung Lactobacillus fermentum
vào khẩu phần ăn cho gia cầm đã làm tăng số lượng vi khuẩn Lactobacilli và
Enterococci trong phân và manh tràng; đồng thời làm giảm số lượng vi khuẩn
E.coli. Ngoài ra, bổ sung vi khuẩn còn làm tăng trọng lượng của gia cầm so với
khẩu phần không bổ sung Lactobacillus fermentum.
Henrich và cs (2006) đã chỉ ra rằng khi bổ sung chế phẩm probiotic trên
lợn và gà cho thấy có đáp ứng tích cực như: tăng cường khả năng miễn dịch ở
lợn con, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Theo Wang và cs (2009) thì khi bổ sung Lactobacillus fermentum vào
khẩu phần ăn cho lợn con đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng của
lợn, khả năng tiêu hóa và giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng.
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Gà Lương Phượng lai Mía thương phẩm.
- Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành tại xã Công Lý huyện Lý Nhân
tỉnh Hà Nam.
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Cân để cân gà
- Sổ sách, bút để ghi chép theo số liệu thí nghiệm
- Chế phẩm Lactonano-c
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá độ sinh trưởng và tiêu hóa thức ăn của đàn gà qua sử dụng chế
phẩm Lactonanno-c
+ Tỷ lệ nuôi sống
+ Độ sinh trưởng tích lũy
+ Độ sinh trưởng tương đối
+ Độ sinh trưởng tuyệt đối
+ Thu nhận thức ăn
+ Tiêu tốn thức ăn
- Đánh giá tình hình mắc bệnh tiêu chảy trên đàn gà có sử dụng chế phẩm
Lactonano-c
+ Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên gà ở hai lô
+ So sánh kết quả điều trị tiêu chảy trên đàn gà ở lô đối chứng với lô thí nghiệm
17
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều kiện nghiên cứu
a. Điều kiện chuồng trại
Lô gà thí nghiệm và lô đối chứng đều được nuôi trên nền chuồng có đệm lót
trấu khô, trong chuồng có đủ máng ăn, máng uống, quây bạt chụp sưởi. Chuồng
trại và dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng bằng thuốc Iodine.
b. Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn: gà được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp do Công ty cổ phần
NANOFEED sản xuất, có giá trị dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà
Thành phần dinh dưỡng
Giai đoạn tuổi (ngày)
1 – 14
15 – 42
43 - xuất bán
ME (kcal/kg TĂ)
2900
2900
3000
Protein (%)
20.5
19
17
Xơ thô(%)
6
6
6
Canxi (%)
6,8 – 7,2
6,8 – 7,2
6,8 – 7,2
0,6 – 1
0,6 - 1
0,6 - 1
Lysine tổng số(%)
1,0
1,0
1,0
Methionine + Cystine tổng số(%)
0,75
0,75
0,75
Threonine va Vitamin tổng hợp(%)
5,6
5,6
5,6
Khoáng tổng số và cao lanh(%)
17
17
17
Photpho tổng số(%)
Chế độ cho ăn: Hai lô đều cho ăn với chế độ giống nhau và cho ăn tự do.
Nước uống: Nước uống là vô cùng quan trọng đối với gà. Nước chiếm 6080% thành phần cơ thể, chúng nằm trong các tế bào của các cơ quan nội tạng
nếu mất nước tới 15-25% có thể gây tử vong, nước cần thiết cho quá trình duy
trì sự sống như: Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, ổn định thân nhiệt.
Khi nhập gà vào chuồng cần phải chuẩn bị nước sạch với lô thí nghiệm
thì pha thêm chế phẩm Lactonano-c và thuốc úm cho gà uống pha với tỷ lệ 1g/1
18
lít nước uống, dùng liên tục trong 3-5 ngày để nâng cao sức đề kháng và phòng
bệnh tiêu chảy ở gà, sau 5-7 ngày thì dùng nhắc lại. Đối với lô đối chứng chỉ cho
uống nước pha với thuốc úm với liều tương tự không dùng Lactonano-c. Đặt
bình nước xen kẽ máng ăn, có đủ máng uống cho gà con, đặt bình nước tự động
ở chiều cao thích hợp cho gà nên bổ sung bình nước lớn dần đến ngày thứ 15
thay hết bình nước nhỏ bằng bình nước uống lớn.
Việc úm kéo dài 14 ngày, đến ngày thứ 15 trở đi không pha thuốc úm vào
nước nữa, với lô thí nghiệm vẫn tiếp tục pha với chế phẩm Lactonano-c với tỷ lệ
1g/ 1 lít nước uống dùng liên tục 3-5 ngày, sau 5-7 ngày nhắc lại làm như vậy
đến khi gà xuất chuồng. Với lô đối chứng cho uống nước sạch không pha chế
phẩm.
c. Chế độ phòng bệnh
Gà được phòng bệnh theo quy trình như sau:
Bảng 3.2. Lịch vaccine cho gà
Thời gian
1 - 4 ngày tuổi
5 ngày tuổi
7 ngày tuổi
10 ngày tuổi
15 ngày tuổi
25 ngày tuổi
28 ngày tuổi
30 ngày tuổi
40 ngày tuổi
45 ngày tuổi
3 tháng tuổi
2 tháng tuổi
Loại thuốc
Thuốc bổ VTM B1, Bcomplex
Vaccine Gumboro lần 1
Vaccine đậu gà
Vaccine Lasota lần 1
Vaccine cúm gia cầm lần 1
Vaccine Gumboro lần 2
Vaccine Gumboro lần 3
Vaccine Lasota lần 2
Vinacox (phòng cầu trùng)
Vaccine cúm gia cầm lần 2
Newcastle hệ I
Vinacox (Phòng cầu trùng)
Tẩy giun
Cách dùng
Pha nước uống
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng màng cánh
Nhỏ vào mắt, mũi
Tiêm dưới da
Nhỏ vào mắt, mũi
Nhỏ vào mắt, mũi
Nhỏ vào mắt, mũi
Pha nước uống
Tiêm dưới da
Tiêm dưới da
Pha nước uống
Trộn thức ăn
- Đối với lô thí nghiệm thì bổ sung chế phẩm Lactonano - c dùng 3-5 ngày
liên tục, cách 5-7 ngày lại dùng tiếp.
- Hai lô đều có chế độ vệ sinh phòng bệnh như nhau
19