Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

T2 tap hop cac so tu nhien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.14 KB, 4 trang )

Tiết 2. Tập hợp các số tự nhiên

Giáo viên:
Ngày soạn:

Phạm Ngọc Hoa
.....................

Ngày dạy:

2016

......................

Tiết 2. Bài 2
TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.
MỤC TIÊU
I.1. Kiến thức
-

Mô tả tập hợp các số tự nhiên ¥ .

-

Mô tả cách biểu diễn tập hợp số tự nhiên trên tia số.

-

Phân biệt hai tập hợp ¥ và ¥ *.


-

Mô tả quan hệ thứ tự trong tập số tự nhiên.
Mô tả cách sử dụng các kí hiệu <, >, ≤, ≥ .

-

I.2. Kỹ năng
- Nhận biết các số là phần tử của tập số tự nhiên.
- Biểu diễn đúng một số tự nhiên trên tia số.
-

Sử dụng đúng kí hiệu ¥ và ¥ *.

-

Xác định đúng số liền sau, số liền trước của một số tự nhiên cho trước.
Sử dụng đúng các kí hiệu <, >, ≤, ≥ .

-

I.3. Thái độ
- Tích cực, chủ động và sáng tạo tham gia vào bài giảng và lĩnh hội kiến thức.
- Yêu thích môn học.
I.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học.
II.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.

- Học sinh: compa, thước kẻ.
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH LỚP: 1’
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
HS1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 9 bằng 2 cách. Cho biết số 3, 4 có thuộc tập
hợp A hay không?
Đáp án: A={ x là số tự nhiên lẻ, x<9}
A= {1; 3; 5; 7}.
3 ∈ A; 4 ∉ A .
3. GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HƯỚNG ĐÍCH: 1’
GV: Tất cả các số tự nhiên cũng là một tập hợp. Người ta qui ước tên của tập hợp số tự nhiên là
gì, tập hợp số tự nhiên có đặc điểm như thế nào, ta cùng sang bài học ngày hôm nay.
4. BÀI MỚI: 35’
Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

1


Tiết 2. Tập hợp các số tự nhiên

Hoạt động của GV và Học sinh
1.

2016

Nội dung

Tập hợp ¥ và tập hợp ¥ * (20’)


GV: Ta đã biết, các số 0, 1, 2, 3,… được gọi là các số tự a) Tập hợp số tự nhiên
nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là ¥ .
¥ ={ 0; 1; 2; 3; 4; 5;…}.
- Vậy, tập hợp số tự nhiên được viết như thế nào?
HS: ¥ ={ 0; 1; 2; 3; 4; 5;…}
GV: Vì có vô số số tự nhiên, ta không thể liệt kê hết được nên
ta phải có dấu “…”.
- Thay vì viết 0 là số tự nhiên, ta có thể viết dưới dạng kí hiệu
như thế nào? Tương tự với 5 là số tự nhiên, x là số tự nhiên?

Ví dụ 1.

0∈ ¥ , 5∈ ¥ ,

1
∉¥ .
2

HS: 0∈ ¥ , 5∈ ¥ , x ∈ ¥ .
GV: Như vậy, thay vì viết x là số tự nhiên, ta có thể kí hiệu
ngắn gọn x ∈ ¥ .
GV: Yêu cầu học sinh làm BT1.
2
∉ ¥ ; 2,5 ∉ ¥ .
3
b. Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 6, nhỏ hơn 12:
B={x ∈ ¥ ; 6a. 3 ∈ ¥ ; 12 ∈ ¥ ;

LỚP: thực hiện yêu cầu của bài tập 1 vào vở.

HS1: thực hiện ý a,
HS2: thực hiện ý b.
GV: nhận xét.

BT1.
a. Điền vào chỗ chấm:
3…. ¥ ;

123…. ¥ ;

2
….
3

¥ ; 2,5…. ¥ .
b. Biểu diễn tập hợp B gồm
các số tự nhiên lớn hơn
6, nhỏ hơn 12 bằng cách
chỉ ra tính chất đặc
trưng của tập hợp đó.

GV: - Giới thiệu: Để trực quan hơn, ta có thể biểu diễn số tự
nhiên trên trục số như sau: (GV vừa vẽ vừa hướng dẫn học
sinh vẽ).
HS: Lắng nghe, làm theo.
GV: Nhấn mạnh: mỗi số tự nhiên tương ứng với một điểm
duy nhất trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a được gọi là
điểm a.
Ví dụ, ta có điểm 0, điểm 1 (chỉ vào hình vẽ).
? Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ tiếp điểm 5, điểm 6.

HS: Một học sinh lên bảng thực hiện, các học sinh khác làm
vào vở.
GV: Trên tia số tự nhiên này còn điểm nào nữa không?
HS: Còn rất nhiều điểm nữa.

b) Biểu diễn số tự nhiên trên
trục số
- Mỗi số tự nhiên tương ứng với
một điểm duy nhất trên tia số.
- Điểm biểu diễn số tự nhiên a
được gọi là điểm a.

GV: Tập số tự nhiên, nếu bỏ đi số 0 được kí hiệu là tập ¥ *.

c. Tập các số tự nhiên khác 0
được kí hiệu là tập ¥ *.

? Biểu diễn tập hợp ¥ * bằng 2 cách?
Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

2


Tiết 2. Tập hợp các số tự nhiên

GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.

2016

¥ *= { x ∈ N , x ≠ 0}

¥ * ={ 1; 2; 3; 4; 5;…}
BT2. Điền vào chỗ chấm
a. 9… ¥ ; 9… ¥ *; 3,2… ¥ ;
3,2… ¥ *.
b. 0… ¥ ; 0… ¥ *;

10
…¥ ;
3

10
… ¥ *.
3
2.

Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên (15’)

GV: So sánh hai số 2 và 5?
HS: 2 nhỏ hơn 5.
GV: Có cách nói nào khác không?
HS: 5 lớn hơn 2.
GV: Biểu diễn bằng kí hiệu như thế nào?
HS: 2<5; 5>2.
GV: Người ta khẳng định, trong hai số tự nhiên khác nhau,
luôn có một số nhỏ hơn số kia, và ta có hai cách để biễu diễn
số a nhỏ hơn số b.
Yêu cầu học sinh nhận xét vị trí của số 2 và số 5 khi biểu
diễn trên trục số?
HS: Số 2 nằm bên trái số 5, số 5 nằm bên phải số 2.
GV: Như vậy, khi biểu diễn trên trục số, số nhỏ sẽ nằm bên

trái số lớn.
GV: Nếu nói bạn A không cao hơn bạn B, ta có thể hiểu như
thế nào?
HS: Bạn A thấp hơn bạn B hoặc bạn A cao bằng bạn B.
GV: Tương tự như vậy, nếu số a không lớn hơn số b?
HS: Nghĩa là a nhỏ hơn b hoặc a bằng b.
GV: Để biểu diễn quan hệ a nhỏ hơn b hoặc a bằng b, ta dùng
kí hiệu ≤ , đọc là nhỏ hơn hoặc bằng.
Tương tự, để biểu diễn quan hệ b lớn hơn a hoặc b bằng a, ta
dùng kí hiệu ≥ , đọc là lớn hơn hoặc bằng.
GV: Cho aHS: a
a) Quan hệ thứ tự
- Trong hai số tự nhiên khác
nhau, luôn có một số nhỏ hơn số
kia.Khi số a nhỏ hơn số b, ta
viết a<b hoặc b>a.
- Trong hai điểm trên tia số,
điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ
hơn.

- a nhỏ hơn b hoặc a bằng b, kí
hiệu a ≤ b.
- b lớn hơn a hoặc b bằng a, kí
hiệu b ≥ a.

GV: Số liền sau của số 4 là số mấy?
b) Số liền trước, số liền sau
HS: Số liền sau của số 4 là số 5.

GV: Khi đó, ta còn có thể nói số 4 có quan hệ thế nào với số - Mỗi số tự nhiên có một số liền
5?
trước duy nhất và một số liền
Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

3


Tiết 2. Tập hợp các số tự nhiên

2016

HS: Số 4 là số liền trước của số 5. 4 và 5 là hai số tự nhiên
liên tiếp.
GV: Một số tự nhiên có bao nhiêu số liền trước, bao nhiêu số
liền sau?
HS: Mỗi số tự nhiên có một số liền trước, một số liền sau.
GV: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
HS: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: Như vậy, mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
Nếu b là số liền sau của a thì ta cũng có thể nói, a là số liền
trước của b; a và b là hai số tự nhiên liên tiếp. hai số tự nhiên
liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: Tìm số tự nhiên bé nhất?
HS: Số tự nhiên bé nhất là số 0.
GV: Có bao nhiêu số tự nhiên?
HS: Có vô số số tự nhiên.
GV: Khi đó, ta nói, tập số tự nhiên có vô hạn phần tử.

sau duy nhất.


GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? (sgk- tr7).

?. Điền vào chỗ trống để 3 số ở
mỗi dòng là ba số tự nhiên liên
tiếp tăng dần:
28, …, …
...,100,…

- Số tự nhiên bé nhất là số 0.
- Không có số tự nhiên lớn nhất.
- Tập số tự nhiên có vô số phần
tử.

IV.
CỦNG CỐ: 3’
GV:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kí hiệu tập hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên khác 0.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm làm bài 7 (tr 8) trong 2’.
V.
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ: 2’
1. Học thuộc cách kí hiệu tập hợp số tự nhiên và tập hợp số tự nhiên khác 0, các tính chất
của thứ tự trong tập số tự nhiên
2. Làm các bài tập 6, 8, 9, 10 trang 7-8 SGK, các bài tập SBT. Chuẩn bị cho tiết Luyện tập.

Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×