Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân hưng tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.26 KB, 33 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Quy hoạch là hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức không gian
lãnh thổ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và đưa ra được bức tranh
tổng thể cho tương lai”. Do đó, công tác quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng trong
quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở các nước
phát triển, công tác quy hoạch trong tương lai hầu như đã hoàn tất, còn ở các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam, quy hoạch đang được tiến hành khá rầm rộ
nhằm đưa đất nước phát triển theo mục đích đã đặt ra một cách khoa học để có thể
theo kịp các nước phát triển trên thế giới.
Trong công tác này thì quy hoạch sử dụng đất đai là không thể thiếu và phải đặt
nó lên tốp đầu của công tác quy hoạch bởi vì quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch
ngành nhưng mang tính chất liên ngành, nó làm nền cho nhiều công tác quy hoạch
khác, nó phân bổ quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực và cho từng vùng lãnh thổ nhằm
sử dụng tối đa nguồn lực để phát triển ngành, vùng miền và phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam đã
mang lại những dấu ấn hết sức khả quan. Trước hết đó là công tác quản lý nhà nước về
đất đai dần đi vào khuôn khổ, đánh giá đúng tiềm năng và giá trị của đất đai theo kinh
tế thị trường, bước đầu xây dựng được thị trường bất động sản với nguồn đầu vào chủ
yếu của thị trường là đất đai. Trên địa bàn tỉnh Long An, công tác quy hoạch bắt đầu từ
năm 1998 và đến 2005 hầu hết các xã đều được lập quy hoạch chi tiết, trong đó có địa
bàn huyện Tân Hưng. Giai đoạn 2005 – 2010, việc thực hiện quy hoạch làm diện mạo
tỉnh Long An nói chung và huyện Tân Hưng nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích
cực. Chính vì thế, nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của vùng và đánh giá đúng tiềm
năng để phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
chúng tôi thực hiện tiểu luận: “Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Hưng
tỉnh Long An thời kỳ 2010 - 2020”.
MỤC TIÊU - YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Mục tiêu của định hướng QHSDĐ là phân phối quỹ đất cho
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, nhằm xây dựng cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý
để Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo


sự phát triển về KT-XH và bảo vệ môi trường; giúp UBND các cấp quản lý tốt quỹ đất
một cách phù hợp, hiệu quả, khoa học và chặt chẽ.
Mục tiêu cụ thể: Định hướng QHSDĐ là công tác nhằm định hướng phân bố
lại quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng và thể hiện những mục tiêu chiến lược phát
triển KT-XH của tỉnh, huyện và các ngành trên địa bàn huyện theo các mục đích sử
dụng đất hợp lý, hiệu quả.
QHSDĐ đất nhằm phân bố đất cho các ngành, chú trọng giành đất cho các mục
tiêu trọng điểm của tỉnh, huyện, xã: đất dự trữ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đất
cho phát triển các dự án kinh tế của huyện, đất khu dân cư và tái định cư, đặc biệt khu
tái định cư cho đồng bào vùng lũ, đất cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,
giao thông nông thôn và đất dự trữ...
-1-


PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử
dụng,…) trong địa giới hành chính của huyện.
Đối tượng sử dụng đất: Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các quy
luật phát triển KT-XH, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của vùng và về chủ sử dụng đất
với mục đích sử dụng đất của chủ sử dụng đất.
Phạm vi nghiên cứu: huyện Tân Hưng tỉnh Long An.

-2-


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1. Các khái niệm đặc trưng
Khái niệm Đất đai: là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm: khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất) và theo chiều ngang trên
mặt đất là sự kết hợp của thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn … với hoạt động của con
người từ quá khứ, hiện tại đến triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan
trọng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài
người.
Khái niệm Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt
động phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất: Về bản chất cần được xác định dựa trên
quan điểm nhận thức đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực
sử dụng đất đai và việc tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất gắn chặt với phát triển
KT-XH. Theo hướng dẫn của FAO năm 1993: “Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh
giá có hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và điều
kiện KT-XH cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra phương án lựa chọn tốt nhất.
Vậy “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và tái phân phối quỹ đất của địa phương, tổ
chức sử dụng như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội tạo mọi điều kiện bảo vệ đất đai, bảo vệ tài
nguyên và môi trường”.
Về thực chất Quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất,
đồng thời thực hiện hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt nhằn nâng hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp
bảo vệ đất và môi trường.
2. Những yêu cầu ràng buộc khi lập Quy hoạch sử dụng đất

Phải phù hợp với chiến lược, với quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát
triển KT-XH, quốc phòng, an ninh của quốc gia;


Được lập từ tổng thể đến chi tiết, QH-KHSDĐ của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định,
xét duyệt.

QH-KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp
dưới.

Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường.

Dân chủ và công khai.

QH-KHSDĐ của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối
của kỳ trước đó.
-3-


I.1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ;
Luật đất đai 2003;
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai;
Quyết định 04/2005/QĐ BTNMT ngày 30/6/2005 về việc ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT Bộ Tài nguyên-Môi trường ngày 24 tháng

10 năm 2005 về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
Định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh Quy họach, kế họach sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường);
I.1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Huyện Tân Hưng đã bắt đầu công tác quy hoạch sử dụng đất và sau nhiều năm
bộ mặt của toàn huyện đã có nhiều biến chuyển tích cực. Do đó, để tiếp tục phát huy
thế mạnh của vùng thì quy hoạch cho thời kì phát triển mới là hết sức cấp thiết. Bước
đầu xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho huyện Tân Hưng trong thời kì
mới cần điều tra thu thập tài liệu của thời kì trước làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn
lực của vùng.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN
Theo Nghị định số 27/CP ngày 24/03/1994 của Chính phủ, huyện Tân Hưng
chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Vĩnh Hưng. Huyện Tân Hưng
nằm về phía Tây Bắc tỉnh Long An cách thành phố Tân An 95km với diện tích tự
nhiên 49.240,69 ha với 11 xã và 1 thị trấn.
Trước thời cơ và thử thách mới cùng với sự đi lên của đất nước, huyện Tân
Hưng đã định hướng phát triển địa phương một cách khoa học và hiệu quả, tận dụng
tiềm năng hiện có của địa phương cũng như tận dụng sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh. Dựa
trên nền nông nghiệp phát triển ổn định làm cơ sở cho quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1. NỘI DUNG

Điều tra, phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên, KT – XH của địa
phương;

Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất thời kỳ 2000 –
2010;


Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp với hiện trạng sử dụng đất;

Xây dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020;
-4-



Đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trường của phương án quy hoạch sử
dụng đất và các giải pháp thực hiện;
I.3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra thực địa: Nhằm thu thập thông tin, điều tra chỉnh lý
biến động sử dụng đất làm cơ sở cho công tác nội nghiệp.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Xác định các đơn vị đất đai trên địa
bàn huyện, qua đó đánh giá tiềm năng đất đai của huyện nhằm làm cơ sở cho phân bổ
sử dụng đất đến năm 2020.
Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức tổng hợp kết hợp
với dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong tương lai.
Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
I.3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành qua 7 bước:
Bước 1: Điều tra, phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng, biến động sử dụng đất, kết qur thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng.
Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 5: Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế,

xã hội và môi trường.
Bước 6: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất.
Bước 7: Đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong tiểu luận nghiên cứu này nội dung chính là định hướng quy hoạch sử
dụng đất của huyện Tân Hưng nên tiểu luận chỉ tiến hành theo 4 bước: bước 1, 2, 3
và 7 của trình tự lập quy hoạch sử dụng đất.

-5-


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.1 SƠ LUỢC VỀ MẶT TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Hưng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Long An, là huyện biên giới giáp
vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 15,22 km.
Huyện Tân Hưng có diện tích tự nhiên là 49.240,69 ha, tổng dân số 53.126
người, được chia 01 thị trấn và 11 xã.
2. Địa hình – Thổ nhưỡng
a. Thổ nhưỡng: Đất đai huyện Tân Hưng hình thành trên hai loại trầm tích:
Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene). Trong đó chủ
yếu là trầm tích phù sa non trẻ.
b. Địa hình: Nhìn chung huyện Tân Hưng có địa hình bằng, thấp, địa hình Tân
Hưng có mối quan hệ chặt chẽ với độ sâu và thời gian ngập lũ. Địa hình thấp dần từ
Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Thoải dần theo hướng từ biên giới Cam-puchia về kênh Cái Ngang.
II.1.2. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người,
nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của QHSDĐ là bố trí

sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả. Muốn có một phương án quy
hoạch sử dụng đất tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một
cách chắc chắn cả về số và chất lượng. Tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không
chỉ bao gồm đặc tính thổ nhưỡng (soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên
có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, địa chất… và khi
đó hình thành đất đai (land). Có thể chia loại tài nguyên này thành các nhóm sau:
Nhóm đất xám: Nhóm đất xám có 3 đơn vị bản đồ đất: đất xám điển hình, đất
xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám gley. Nhóm đất xám có 16.001,49 ha, chiếm
32,50% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Hưng Hà, Hưng Điền B, Hưng Điền,
Thạnh Hưng, Hưng Thạnh. Đất xám tuy có chất lượng không cao nhưng có khả năng
sử dụng khá đa dạng. như trồng lúa, đay...
Nhóm đất phèn: Nhóm đất phèn có 30.435,03 ha, chiếm 66,02% diện tích tự
nhiên. Phân bố chủ yếu ở dọc sông Vàm Cỏ Tây và các xã: Vĩnh Đại, Vĩnh Châu A,
Vĩnh Lợi, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Châu B ,Thạnh Hưng, Hưng Thạnh. Đối với nhóm này
nếu có chế độ cải tại tốt thì hiệu quả đạt được không kém nhiều so với đất phù sa.
2. Tài nguyên về thủy hải sản:
Theo kết quả điều tra của viện thủy sản khu vực II, vùng Đồng Tháp Mười có
217 loài thủy sản, trong đó có khoảng 50 loại thủy sản có giá trị như: Cá tra, cá mè cá
chài, cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, cá trê,… Tân Hưng nằm trên bờ sông Vàm Cỏ Tây
có khoảng 5.000 - 10.000 ha ngập nước mùa mưa là lợi thế trong phát triển ngành thủy
-6-


sản. Năm 2009, huyện đã thu được 4.450 tấn thủy sản các loại, trong đó: thủy sản khai
thác 1.574 tấn, thủy sản nuôi trồng 2.876 tấn.
3. Tài nguyên rừng
Tân Hưng là huyện của tỉnh Long An vốn là nơi có quỹ rừng phong phú và có
giá trị phòng hộ, bảo vệ môi trường cho cả vùng Đồng Tháp Muời, nhưng đã bị khai
thác và tàn phá mạnh mẽ để sử dụng cho mục đích nông nghiệp và các mục đích phi
nông nghiệp.

Tài nguyên rừng vốn là lợi thế của Tân Hưng từ trước tới nay nhưng trải qua
một thời gian dài khai thác và tàn phá diện tích rừng hiện nay chỉ còn 7.130,94 ha
chiếm 14,48% diện tích tự nhiên, trong đó có 3.459,93 ha là rừng sản xuất, rừng đặc
dụng có 3.785 ha.
II.1.3. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Quá trình tăng trưởng dân số, phát triển công - nông nghiệp và dịch vụ đặt ra
nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết. Ngoài các vấn đề suy giảm tài nguyên sinh
vật, chất lượng nước, các vấn đề môi trường đô thị, môi trường nông thôn ngày càng
đáng báo động và phải được quan tâm.
1. Vấn đề về môi truờng trong khu vực đô thị
Đô thị càng phát triển, dân cư tăng nhanh, hệ thống giao thông và các công
trình công cộng được đầu tư xây dựng, nhưng hệ thống các công trình phục vụ cho vệ
sinh môi trường chưa được đầu tư đúng mức. Hệ thống thu gom rác, hệ thống xử lý
chất thải thiếu và yếu kém làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường gây tác động xấu
đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
2. Vấn đề về môi trường tại nông thôn
Khu vực nông thôn sống tập trung ven theo hệ thống kênh rạch theo tập quán và
thuận tiện cho việc đi lại. Do đặc điểm của dân cư chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) phần lớn rác thải, công trình vệ sinh đều thải xuống kênh rạch
làm ô nhiễm nguồn nước. Trong sản xuất nông nghiệp sử dụng quá nhiều thuốc trừ
sâu, phân hóa học trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường đất, nước và một phần dư
lượng thuốc trên sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
3. Vấn đề về môi truờng ở khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hiện tại và những năm kế tiếp ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Tân
Hưng đang được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2015 - 2020 và xa
hơn tiềm năng về đô thị hóa phát triển, hệ thống thương mại - dịch vụ tăng nhanh, CN
- TTCN mở rộng với quy mô ngày càng lớn. Địa phương cần có biện pháp tích cực để
giải quyết tốt vấn đề môi trường.
II.1.4. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Tân Hưng đã tạo ra các lợi
thế và những hạn chế trong quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, đó là:
- Vị trí địa lý huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, trong một
tỉnh có nền kinh tế khá phát triển, hiện tại và trong tương lai thị trấn Tân Hưng trở
thành đô thị loại IV là điều kiện quan trọng bậc nhất về phát triển KT-XH của huyện.

-7-


- Huyện Tân Hưng hiện tại và trong tương lai nằm trên giao lộ giao thông quan
trọng cả đường bộ (QLN1), lẫn đường thủy (sông Vàm Cỏ Tây), rất thuận lợi cho việc
lưu thông hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KT-XH nói chung và quá
trình khai thác sử dụng đất nói riêng.
- Tuy vậy, Tân Hưng vẫn là huyện thuộc vùng trũng, nằm trên các bậc thềm
trầm tích trẻ, địa hình thấp, hàng năm thường bị lũ lụt và có nền móng địa chất yếu, đòi
hỏi khi xây dựng các công trình phải đầu tư cao. Vì vậy, đất đai và vị trí Tân Hưng ít
thuận lợi cho xây dựng các khu công nghiệp và các công trình phục vụ kinh tế dân
sinh.
- Tài nguyên đất có chất lượng không cao, nghèo dinh dưỡng và độc tố phèn
cao lại nằm trong vùng thấp trũng thường xuyên ngập nước. Đây là hạn chế lớn trong
phát triển sản xuất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm.
- Tài nguyên rừng vốn phong phú và có độ che phủ cao, nhưng đến nay rừng đã
bị khai thác cạn kiệt.
- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, chủ yếu khai thác đất, cát để tôn nền.
II.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
II.2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
Nhìn tổng thể, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chuyển dịch đúng hướng, tốc
độ tăng trưởng ngày càng cao. Tổng giá trị sản phẩm năm 2005 đạt 577.468 triệu đồng
bằng 169,35% so với năm 2000 đạt 341.000 triệu đồng, năm 2009 đạt 1.392.740 triệu
đồng bằng 250,27% năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người từ 15,4 triệu đồng/năm

(2008) lên 16,3 triệu đồng/năm (2009).
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 294.003 triệu đồng năm 2000 lên thành
558.892 triệu đồng năm 2006, năm 2008 là 620.125 triệu đồng và năm 2009 là 899.861
triệu đồng. Cơ cấu (tính giá hiện hành): nông nghiệp tăng 95,25%, lâm nghiệp 1,34%,
thủy sản tăng 3,41%.
- Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (tính theo giá 1994) có tổng doanh
thu từ 24.539 triệu đồng năm 2000 lên thành 69.348 triệu đồng năm 2006, năm 2008 là
81.462 triệu đồng và năm 2009 lên thành 188.419 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (tính theo
giá 1994) từ 22.458 triệu đồng năm 2000 lên đạt 62.728 triệu đồng năm 2006, năm
2008 là 78.484 triệu đồng và 254.560 triệu đồng năm 2009.
II.2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ ĐẠO
1. Ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất (giá năm 1994) lĩnh vực nông - lâm - thủy sản năm 2009 là
899.861 triệu đồng, trong đó:
- Trồng trọt: Năm 2006 đạt 520.122 triệu đồng, năm 2008 đạt 572.981 triệu
đồng, 840.579 triệu đồng năm 2009.
- Chăn nuôi: Năm 2006 đạt 2.996 triệu đồng, năm 2008 đạt 12.140 triệu đồng,
10.727 triệu đồng năm 2009.
- Thủy sản: Năm 2006 đạt 26.042 triệu, năm 2008 đạt 24.835 triệu, năm 2009
71.200 triệu đồng.
-8-


-Ngành lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 9.732 triệu đồng năm
2006, năm 2008: 10.169 triệu đồng, năm 2009 là 12.065 triệu đồng.
Toàn huyện có diện tích đất rừng khá lớn, năm 2007 diện tích 10.027 ha, năm
2008 diện tích 9.146 ha, năm 2009 diện tích 7.130,94 ha 14,48% diện tích tự nhiên
toàn huyện trong đó: 4.764 ha rừng sản xuất. Những năm gần đây diện tích rừng giảm
đáng kể do giá tràm cừ đang thấp hơn lúa, nên nông dân đang chặt đốn tràm để chuyển

sang trồng lúa.
Bảng 1: Giá trị tổng sản luợng ngành nông nghiệp
Giá cố định 1994, ĐVT: Triệu đồng
2006

2008

2009

TỔNG SỐ

558.892

620.125

899.861

I. TRỒNG TRỌT

520.122

572.981

840.579

Cây lương thực

514.797

568.617


834.352

Rau đậu các loại

5.325

4.364

6.227

II. CHĂN NUÔI

2.996

12.140

10.727

Gia súc

2.099

9.357

8.637

Gia cầm

897


2.783

2.090

26.042

24.835

36.490

Nuôi trồng

12.042

11.400

23.583

Khai thác

14.000

13.435

12.907

IV. LÂM NGHIỆP

9.732


10.169

12.065

III. THỦY SẢN

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Hưng năm 2009)
2. Ngành sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)
Ngành sản xuất CN-TTCN của huyện còn khá nhỏ bé, chỉ đóng góp khoảng
13,4% trong GDP. Với các ngành sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản, làm nước đá,
sửa chữa cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng ghe xuồng và sản xuất đồ dùng gia
đình. Nhìn chung, CN – TTCN trên địa bàn huyện phát triển chưa đáng kể.
Bảng 2: Sản lượng công nghiệp chủ yếu
Đơn vị tính: tấn
2007

2008

2009

Xay xát lúa gạo

43.845

52.614

63.137

Sản xuất nước đá


16.108

19.690

23.628

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Hưng 2009)
3. Ngành Thương mại - dịch vụ
Mấy năm qua ngành thương mại - dịch vụ được quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất, mạng lưới chợ, nhất là chợ các trung tâm xã, đáp ứng khá tốt vai trò lưu thông
phân phối hàng hóa. Kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tập trung
chính vào thị trấn Tân Hưng. Trong cơ cấu kinh tế khu vực, ngành thương mại chiếm
-9-


94%. Tính đến năm 2009 toàn huyện có 768 cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại,
với 1.152 lao động, trong đó: Vận tải, Bưu điện, Tài chính, Ngân hàng,… góp phần
quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
II.2.3. DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT
QHSDĐ thực chất là phân bố quỹ đất nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất cho
từng thành viên sinh sống trên địa bàn được quy hoạch. Vì vậy, dân số là chỉ tiêu quan
trọng đầu tiên về vấn đề KT-XH cần được đề cập tới trong các phương án QHSDĐ.
Theo số liệu thống kê đến năm 2010 dân số Tân Hưng là 53.126 người với
12.950 hộ. Mật độ dân số là 108 người/km 2 (toàn quốc 230ng/km2, tỉnh Long An là
315người/km2). Vì vậy, Tân Hưng được xem là vùng đất rộng người thưa, tỷ lệ tăng
dân số bình quân 1,4%.
Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, dân số ở vùng nông thôn (11 xã) 47.585
người chiếm 89,57% tổng dân số, thị trấn Tân Hưng có 5.541 người chiếm 10,43%
tổng dân số. Dân số tăng cơ học cao chủ yếu do việc di dân tự do từ các tỉnh khác tới.

Điều này, một mặt tăng thêm nguồn lao động cho địa phương, nhưng mặt khác ảnh
hưởng tới nhiều vấn đề xã hội như: việc làm, tình hình an ninh trật tự và việc quản lý
đất đai mua bán, chuyển nhượng đất đai và khai phá rừng.
Mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất
Tân Hưng là huyện có bình quân đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
có rừng trên đầu người rất cao so với tỉnh Long An.
Năm 2010 huyện Tân Hưng có 37.681,01 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong
đó có 36.287,00 ha đất lúa. Bình quân đất trồng lúa nước trên đầu người rất cao
7.369,31 m2/ng (Long An là 2.223 m2/ng).
Đất lâm nghiệp quản lý theo số liệu thống kê rừng năm 2010 có 7.130,94 ha.
Bình quân đất lâm nghiệp 1.965,15 m2/ng (Long An là 476 m2/ng).
Bảng 3: Mối tương quan giữa dân số và việc sử dụng đất
Hạng mục

Đơn vị

Tân Hưng

Toàn Tỉnh

1.Tổng dân số

Người

53.126.00

1.400.503,00

2.Tổng diện tích


Ha

49.240,69

449.239,67

- Đất chuyên trồng lúa

Ha

36.287,00

311.290,17

- Đất lâm nghiệp

Ha

7.130,94

66.717,99

- Đất cơ sở hạ tầng

Ha

4.446,20

35.939,14


- Đất ở

Ha

521,10

16.504,99

- BQ* đất tự nhiên

M2/ng

9.268,66

3.208,00

- BQ* đất chuyên trồng lúa

M2/ng

7.369,31

2.223,00

- BQ* đất lâm nghiệp

M2/ng

1.965,15


476,00

- BQ* đất cơ sở hạ tầng

M2/ng

6.235,08

257,00

3.Chỉ số bình quân

- 10 -


- BQ* đất ở

M2/ng

1.172,01

118,00

(Nguồn: UBND huyện Tân Hưng)
Đất cơ sở hạ tầng toàn huyện rất lớn 4.446,20 ha, bình quân đất chuyên dùng
rất cao 836,91 m2/ng (Long An 383 m2/ng). Đất chuyên dùng Tân Hưng chiếm tỷ lệ
cao hơn các huyện khác trong tỉnh Long An do hệ thống kênh thủy lợi và hệ thống
giao thông lớn.
Đến năm 2010 toàn huyện có 521,10 ha đất ở. Bình quân đất ở toàn huyện là
1.172,01 m2/ng (Long An là 118 m2/ng). Dân cư phân bố rải rác dọc theo các trục kênh

- đường lớn và dọc theo sông Vàm Cỏ Tây để tiện sản xuất và lưu thông. Hiện tại, có
một số điểm dân cư tập trung như: Khu định canh định cư chương trình vượt lũ,
chương trình bố trí đất ở cho đồng bào nghèo… trên địa bàn các xã.
II.2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Thực trạng phát triển đô thị và vấn đề sử dụng đất
Thị trấn Tân Hưng đang là trung tâm hành chính của huyện Tân Hưng với diện
tích 576,21 ha. Những năm gần đây huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở
hạ tầng đang làm thay đổi diện mạo đô thị, để trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá,
thương mại - dịch vụ của huyện và tỉnh. Tuy vậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
công trình phục vụ dịch vụ - thương mại đang trên đà phát triển nhưng chưa mạnh.
Các công trình văn hoá, thể dục thể thao (TDTT) được xây dựng nhưng chưa đồng bộ.
Hiện tại, đất phi nông nghiệp (ĐPNN) chiếm 33,92% DTTN thị trấn trong đó đất ở
10,85% DTTN thị trấn, đất nông nghiệp (ĐNN) 66,08% DTTN thị trấn. Thị trấn đang
trong thời kỳ đầu của công việc xây dựng, đòi hỏi vấn đề gia tăng dân số còn khá lớn
trong những năm tiếp theo. Thị trấn đã và đang đầu tư xây dựng khu trung tâm huyện,
khu thương mại, khu vui chơi giải trí và quy hoạch xây dựng nhiều khu dân cư, tái
định cư phục vụ nhu cầu gia tăng dân số trong những năm tiếp theo.
2. Thực trạng khu dân cư nông thôn và vấn đề sử dụng đất
Huyện Tân Hưng có 11 xã thuộc khu vực nông thôn với diện tích 48.664,48 ha.
Hiện tại, đất nông nghiệp chiếm 89,48% DTTN khu vực nông thôn, diện tích đất ở
nông thôn 458,56 ha chiếm 0,94 % DTTN khu vực nông thôn. Các công trình công
cộng mới được xây dựng nhưng chưa nhiều, đất phi nông nghiệp chiếm 10,52% DTTN
khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn còn chưa được đầu tư đồng bộ.
II.2.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Giao thông
Đường bộ: hệ thống giao thông bộ chưa xây dựng đồng bộ cả số lượng và chất
lượng, do hệ thống kênh rạch nhiều phải xây dựng với khối lượng cầu cống lớn. Vì
vậy, giao thông bộ khó phát triển nên việc giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa
gặp nhiều khó khăn.
Đường thủy: có hệ thống sông, rạch dày đặc rất thuận lợi cho vận chuyển hàng

hóa với khối lượng lớn. Toàn huyện có 939,79 km sông suối và kênh mương lớn nhỏ
các loại với tổng diện tích 2.804,17ha. Các loại ghe, thuyền trọng tải từ 0,5 đến 25 tấn
có thể lưu thông dễ dàng
2. Thuỷ lợi
- 11 -


- Hệ thống kênh cấp I và cấp II: Tổng chiều dài khoảng 446 km, rộng 6-28 mét,
sâu 2-7 mét. Đây là hệ thống kênh thủy lợi được xây dựng sau năm 1975 và sau đó
thực hiện theo chương trình khai thác Đồng Tháp Mười năm 1987. Do từ thời gian xây
dựng đến nay đã khá lâu nên một số kênh đã bị bồi lắng cần có kế hoạch nạo vét.
- Hệ thống kênh nội đồng: Tổng chiều dài khoảng 468 km, rộng 6-12 mét, sâu
1-3 mét. đây là hệ thống kênh thủy lợi được xây dựng từ năm 1998 đến năm nay, nên
chất lượng khá tốt.
- Hệ thống đê bao: Với phương châm “Sống chung với lũ” hệ thống đê bao lửng
ở Tân Hưng đã mang lại hiệu quả lớn trong việc kéo dài thời gian canh tác đầu vụ và
cuối vụ.
3. Hệ thống dịch vụ công cộng
Điện và mạng luới bưu chính viễn thông: Đến nay toàn bộ các xã trong huyện
đều có điện lưới quốc gia và mạng điện thoại cố định đáp ứng một phần nhu cầu thông
tin liên lạc nội bộ cũng như với bên ngoài. Tuy nhiên chất lượng mạng lưới điện chưa
ổn định, ở khu vực nông thôn nhiều nơi đường dây còn treo, móc tạm thời, thiếu an
toàn. Trong địa bàn huyện có 1 bưu cục và 11 điểm bưu điện văn hoá xã và 03 trạm
viễn thông.
Mạng lưới Cấp nước sinh hoạt: Huyện Tân Hưng đã xây dựng một số nhà
máy nước và trạm bơm nước phân bố trong khu dân cư các xã, thị trấn với năng lực
cấp nước > 12.000m3/ngày đêm, đa số nhân dân trong huyện sử dụng nước máy để
sinh hoạt.
4. Cơ sở hạ tầng xã hội
a. Giáo dục- đào tạo: Sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhiều năm qua có bước phát

triển vũng chắc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, số lượng học sinh các cấp học
khá đông, năm 2008 - 2009 có 9.330 học sinh trong đó mầm non 1.367 học sinh, tiểu
học 4.485 học sinh, trung học cơ sở 2.634 học sinh và trung học phổ thông 844 học
sinh. Hiện tại đã có 62 điểm trường học các cấp, 358 lớp học phục vụ giáo dục với đầy
đủ trang thiết bị. Huyện được tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở.
b. Y tế: Tân Hưng là huyện biên giới vùng sâu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
nhưng nhiều năm qua huyện đã làm tốt công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân,
không để dịch bệnh xảy ra. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa quy
mô 60 giường bệnh đặt tại thị trấn Tân Hưng, 1 trung tâm y tế huyện, 11 trạm y tế xã.
Tổng số cán bộ quản lý, chuyên môn ngành y tế 116 người. Đối với ngành y: Số cán
bộ có trình độ đại học và sau đại học 22 người, y sỹ, kỹ thuật viên 43 người, y tá nữ hộ
sinh 35 người. Đối với ngành dược: số cán bộ dược sỹ trung cấp 11 người, dược tá 5
người.
c. Văn hóa: Nhìn vào chặng đường lịch sử phát triển của Tân Hưng cho thấy:
Dân đến lập nghiệp ở đây có nguồn gốc đa dạng và mang bản chất, phong tục lối sống
văn hóa của nhiều nơi về tụ họp trên mảnh đất có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Mặc dầu đời sống của đại bộ phận nhân dân
lao động còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình hội nhập và phát triển UBND huyện
Tân Hưng đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước đến với người dân, hệ thống truyền thanh ngày càng được trang bị
mới. Tại các UBND xã đều có phương tiện truyền thanh đáp ứng thông tin từ huyện
- 12 -


đến xã. Hiện nay, khoảng ½ số xã có trung tâm văn hóa và nhà học tập văn hóa cộng
đồng.
5. An ninh, quốc phòng
Tân Hưng có đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài 15,22 km, qua 3 xã
giáp biên giới: Hưng Hà, Hưng Điền B, Hưng Điền. Lực lượng quốc phòng, an ninh

trên địa bàn huyện có các đơn vị: đồn biên phòng tỉnh, huyện đội và công an huyện,
các xã có xã đội, công an xã và 3 trạm chốt biên phòng dọc tuyến biên giới. Thời gian
qua, huyện đã tập trung củng cố kế hoạch phòng thủ biên giới, xây dựng lực lượng
công an, quân sự, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tấn công
tội phạm, tệ nạn xã hội và hạn chế buôn lậu qua biên giới đồng thời bảo vệ tốt an ninh
trật tự suốt tuyến biên giới.
II.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẤT ĐAI
II.3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1. Quản lý đất đai về địa giới hành chính
Huyện Tân Hưng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Long An, gồm 12 đơn vị hành chính
(1 thị trấn và 11 xã). Tân Hưng tiếp giáp với 3 huyện cùng tỉnh là Vĩnh Hưng, Mộc
Hóa, Tân Thạnh, tỉnh Đồng Tháp và nước bạn Campuchia. Tổng chiều đài đường địa
giới hành chính khoảng 150km. Đường địa giới hành chính cấp huyện trên thực địa
chủ yếu theo kênh rạch, bờ thửa. Với ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp nước bạn Campuchia với đường biên giới dài 15,22 km.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng.
- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh.
2. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai được
tổ chức thực hiện, phổ biến đến cơ sở. Tuy nhiên vẫn xảy ra tranh chấp, kiện tụng,
ngoài ra tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất
không theo quy định vẫn tiếp diễn và ngày càng gia tăng.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở quyết định 201/QĐ-UB huyện đã tiến hành công tác đo vẽ bản đồ
địa chính cho toàn bộ 12 xã thị trấn trên địa bàn huyện, bản đồ mới có chất lượng và
độ chính xác cao, là cơ sở cho các công tác quản lý và sử dụng đất đai. Bản đồ địa
chính huyện Tân Hưng là cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

huyện Tân Hưng và là tiền đề cho quá trình thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
huyện Tân Hưng đến năm 2020.
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác QH-KHSDĐ được chuyển biến tích cực, hằng năm ngành địa chính
huyện từ thị trấn đến xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình ủy ban huyện, tỉnh phê
duyệt. Năm 2000, huyện tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất cho cấp huyện và 12 xã,
thị trấn. Những năm qua huyện xây dựng dự án Nông - Lâm nghiệp, dự án phát triển
- 13 -


du lịch - thương mại và các dự án quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn Tân Hưng,
quy hoạch các cụm tuyến dân cư và khu tái định cư….
5. Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác thu hồi, giao đất của các dự án thực hiện trên địa bàn xã diễn ra khá
thuận lợi, các dự án phúc lợi công cộng, dự án nhà ở đã được thực hiện . Tuy nhiên,
trong công tác thu hồi đất của một số dự án gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép vẫn còn khá
phổ biến.
6. Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác cấp giấy CN-QSDĐ cho các đối tượng sử dụng đất được tiến hành
đồng bộ từ huyện đến xã. Tuy công tác cấp giấy CN-QSDĐ đã được triển khai rộng,
đồng bộ và nhanh chóng nhưng vẫn còn không ít các trường hợp hồ sơ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất còn tồn động.
7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành hàng năm và 5 năm theo
Luật Đất đai năm 2003 quy định. Trong thời kỳ 2000 - 2010 đã tiến hành 3 đợt tổng
kiểm kê đất đai vào các năm 2000, 2005 và năm 2010, hàng năm khác huyện đều tiến
hành thống kê đất đai. Kết quả các đợt tổng kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện
trạng là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất trong các giai đoạn tiếp theo.
Ðến nay công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 đã hoàn chỉnh và

đã có biên bản nghiệm thu của Sở Tài nguyên và Môi trường, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010 đang được trình ký.
8. Quản lý tài chính về đất đai
Hàng năm tỉnh đều ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh để làm
căn cứ thu tiền giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, tiền thuê đất và
các khoản lệ phí liên quan đến đất đai, tính giá trị bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi
đất.
9. Quản lý và phát triển thị trường trong thị trường bất động sản
Trong những năm trước đây, công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung
còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào khả năng
cung - cầu trên thị trường. Đến nay, các tổ chức tư vấn về giá đất, bất động sản trên địa
bàn huyện cũng chưa được thành lập rộng rãi, cơ chế vận hành, quản lý và phát triển
thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà
nước về giá đất và thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nhưng
công tác này đã được UBND huyện thực hiện khá tốt trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc
chuyển nhượng, cho thuê sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện luôn quan tâm, bảo
đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa
nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên
môn, nên huyện đã góp phần giải quyết phần hành chính theo yêu cầu của nhân dân
kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.
- 14 -


11. Công tác thanh tra về đất đai
Qua công tác thanh tra cho thấy tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
được nhà nước giao đất cho thuê đất. Nhìn chung, đã sử dụng đúng mục đích, quản lý
đất đai khá chặt chẽ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên việc lấn

chiếm hành lang an toàn giao thông làm nhà ở, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái
pháp luật, sang nhượng đất trái phép nhưng không quá đáng kể. Thực hiện 2 quyết
định cưỡng chế của tỉnh về tranh chấp đất đai.
12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Trong năm 2009 huyện đã tổ chức, duy trì tốt công tác trực tiếp dân thường xuyên tại
trụ sở làm việc của UBND huyện. Nội dung khiếu nại chủ yếu về đơn giá bồi thường,
chính sách bồi thường tái định cư của tỉnh quy định do chưa phù hợp với tình hình
thực tế. Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của
công dân thực hiện đúng quy định của huyện.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước Luật đất đai 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất
đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản
lý Nhà nước về đất đai. Huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa.
II.3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
1. Cơ cấu sử dụng đất
Quỹ đất đã đưa vào sử dụng hoàn toàn 49.240,69 ha chiếm 100% DTTN vì vậy
QH-SDĐ thời gian tới ở huyện Tân Hưng sẽ không có đất để khai thác bổ sung cho các
mục đích sử dụng mà chỉ là quá trình chu chuyển giữa các chỉ tiêu, mục đích sử dụng
đất mà thôi. Nhìn chung trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Tân Hưng diện tích đất
nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn gấp nhiều lần so với đất phi nông nghiệp, nhiệm
vụ đặt ra trong thời kỳ tới phải chuyển dịch cơ cấu diện tích sử dụng đất theo hướng
tăng đất phi nông nghiệp phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH chung của địa
phương, giảm diện tích đất nông nghiệp và đưa nông nghiệp đi vào thâm canh chuyên
môn hóa cao.
2. Diễn biến sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Hưng
a. Tổng diện tích đất tự nhiên :
- Giai đoạn 2000 – 2005 : giảm 12,68 ha.
- Giai đoạn 2005 – 2010 : giảm 484.33 ha.
- Thời kỳ 2000 – 2010 : giảm 497,01 ha.

Nguyên nhân biến động: Chuyển diện tích tự nhiên cho huyện Vĩnh Hưng
theo đúng ranh giới và hệ thống bản đồ số hình thành là cơ sở cho tổng kiểm kê 2005
chính xác hơn so với kiểm kê 2000.
b. Nhóm đất nông nghiệp: Từ năm 2000 đến năm 2010 giảm 900,35 ha.
Nguyên nhân do sự phát triển và nhu cầu đất tăng cao của các khu dân cư nông thôn,
phát triển cơ sở hạ tầng … và chuyển diện tích tự nhiên cho huyện Vĩnh Hưng.
- 15 -


c. Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp từ năm 2000 đến năm
2010 tăng 403,34 ha. Nguyên nhân do nhu cầu đất cho sự phát triển chung của toàn xã
hội, sự gia tăng mạnh mẽ của các công trình công cộng và sự phát triển không ngừng
của hệ thống cơ sở hạ tầng, khu dân cư.
d. Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng giảm rất nhanh, từ 2000 đến
2005 giảm 337,7 ha và từ 2005 đến 2010 giảm 222,60 ha, năm 2000 đến 2010 giảm
560,3. Đất chưa sử dụng giảm là kết quả của quá trình khai hoang đã đưa đất chưa sử
dụng bổ sung chủ yếu cho mục đích nông lâm nghiệp, thủy sản và phi nông nghiệp.
Đến năm 2010 trên địa bàn huyện không còn diện tích đất chưa sử dụng.
3. Hiện trạng sử dụng đất
a. Nhóm đất phi nông nghiệp
Bảng 4: Tổng hợp diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010
STT Hạng mục

HT 2010 (ha)

Tỷ lệ
%

2


Đất phi nông nghiệp

5.315,84

100

2.1

Đất xd trụ sở cơ quan, ct sự nghiệp

11,18

0,21

2.2

Đất quốc phòng

12,81

0,24

2.3

Đất an ninh

0,95

0,02


2.4

Đất khu công nghiệp

0,00

0.00

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

7,36

0,14

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

0,15

0.00

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

0,00


0.00

2.8

Đất có di tích, danh thắng

0,11

0.00

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

0,00

0.00

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,00

0.00

2.11

20,53

0,38


2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng

287,60

5,41

2.13 Đất phát triển hạ tầng

4.446,20

83,64

3

Đất đô thị

576,21

Trong đó đất ở đô thị

62,54

Đất khu dân cư nông thôn

598,96

Trong đó đất ở nông thôn

458,56


6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

- 16 -

1,18
8,93


(Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Tân Hưng năm 2010)

Nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2010 có diện tích 5.315,84ha chiếm
10,80% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó chi tiết như trên bảng 4.
b. Đối với nhóm đất nông nghiệp: năm 2010 có diện tích 43.924,85 ha
(89,20% diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích các loại đất như trong bảng phía dưới:
Bảng 5: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp năm 2010
STT

Hạng mục

Tổng HT 2010 (ha) Tỷ lệ %

1

Đất nông nghiệp

43.924,85

100


1.1

Đất lúa nước

36.287,00

79,98

1.2

Đất trồng cây lâu năm

328,21

0,75

1.3

Đất rừng phòng hộ

0,00

0,00

1.4

Đất rừng đặc dụng

3.785,00


8,62

1.5

Đất rừng sản xuất

3.345,94

7,62

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

155,69

0,35

1.7

Đất làm muối

0,00

0,00

(Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai huyện Tân Hưng 2010)
II.3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT

1. Tình hình quản lý đất đai
Nhìn chung, tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ngày càng
chặt chẽ hơn. Thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, một số nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai được thực hiện có hiệu quả:
- Đã đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CN-QSDĐcho nhân dân, hoàn thành cơ bản
việc cấp giấy CN-QSDĐ cho khu vực nông thôn và đô thị. Thực hiện tốt tổng kiểm kê
đất đai và thống kê đất đai theo định kỳ hàng năm.
- UBND huyện đã giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai, đảm bảo đúng
chính sách, đúng pháp luật mang tính công bằng xã hội làm cho nhân dân phấn khởi và
an tâm.
- Công tác QHSDĐ cấp huyện cơ bản hoàn thành đã làm cơ sở để xây dựng kế
hoạch hàng năm, 5 năm và phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế chung
của huyện .
- Trong việc thi hành luật đất đai các ngành, các cấp chưa quan tâm đầy đủ việc
gắn quy hoạch phát triển KT-XH với QHSDĐ.
2. Tình hình sử dụng đất đai
Tình hình sử dụng đất và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm mấy năm
gần đây đã đạt được kết quả nhất định, đáp ứng được tình hình phát triển KT-XH của
huyện, phù hợp với quan điểm phát triển chung của tỉnh và khu vực. Đất đai trên địa
bàn huyện sử dụng khá hiệu quả và đúng mục đích. Quỹ đất đã đưa vào sử dụng toàn
- 17 -


bộ, chiếm 100% diện tích tự nhiên, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 89,80%, Nhóm
đất phi nông nghiệp: 10,20%, không còn đất chưa sử dụng.
II.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ
TRƯỚC
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác QHSDĐ, UBND huyện Tân Hưng
đã khẩn trương thực hiện công tác “ Quy hoạch, kế hoạch ở cả 2 cấp huyện và xã thời
kỳ 2000-2010”. Các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp thực sự là cơ sở khoa

học cũng như cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quản lý đất đai của địa
phương, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất đai của các ngành, góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển với nhịp độ cao, kết cấu hạ tầng được đầu tư nhanh, văn hóa xã hội có bước
tiến bộ đáng kể.
II.4.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2000 –
2010
Năm 2010 là năm cuối của quá trình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
từ 2000 - 2010. Kết quả quá trình thực hiện được tóm tắt như sau:
Bảng 6 : Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
STT

HT 2010

QH 20002010

49.240,69

49.737,70

-497,01

Hạng mục
TỔNG
NHIÊN

DIỆN

TÍCH

So sánh

HT - QH

TỰ

1

Đất nông nghiệp

43.924,85

44.136,80

-211,95

1.1

Đất lúa nước

36.287,00

23.485,60

12.801,40

1.2

Đất trồng cây lâu năm

328,21


369,80

-41,59

1.3

Đất rừng phòng hộ

0,00

0,00

0,00

1.4

Đất rừng đặc dụng

3.785,00

0,00

3.785,00

1.5

Đất rừng sản xuất

3.345,94


20.000,00

-16.654,06

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

155,69

201,40

-45,71

1.7

Đất làm muối

0,00

0,00

0,00

2

Đất phi nông nghiệp

5.315,84


5.600,90

-285,06

2.1

Đất trụ sở công trình sự nghiệp

11,18

130,60

-119,42

2.2

Đất quốc phòng

12,81

6,00

6,81

2.3

Đất an ninh

0,95


0,00

0,95

2.4

Đất khu công nghiệp

0,00

0,00

0,00

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

7,36

0,00

7,36

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng
gốm sứ
0,15


157,00

-156,85

- 18 -


2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

0,00

0,00

0,00

2.8

Đất có di tích, danh thắng

0,11

0,00

0,11

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy

hại
0,00

0,00

0,00

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,00

0,00

0,00

2.11

20,53

53,90

-33,37

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng

287,60

502,70

-215,10


2.13 Đất phát triển hạ tầng

4.446,20

3.872,50

573,70

3

Đất đô thị

576,21

576,21

0,00

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

0,00

0,00

0,00

5


Đất khu bảo du lịch

0,00

0,00

0,00

6

Đất khu dân cư nông thôn

585,04

567,50

17,54

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

( Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Tân Hưng năm 2010)
1. Nhóm đất nông nghiệp
Đến năm 2010 nhóm đất nông nghiệp có diện tích 43.924,85 ha ít hơn 211,95
ha so với quy hoạch 2000 – 2010. Như vậy, đất lúa tăng do chuyển từ đất lâm nghiệp
sang trồng lúa và khai thác đất chưa sử dụng, đất cây lâu năm giảm do chuyển sang đất
ở và đất các công trình công cộng, ngoài ra diện tích đất nông nghiệp giảm là do
chuyển diện tích 497,01 ha đất tự nhiên sang cho xã Tuyên Bình Tây huyện Vĩnh
Hưng.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Kết quả thực hiện đến năm 2010 chưa đạt kế hoạch đề ra, diện tích đất phi nông
nghiệp năm 2010 thấp hơn 285,06 ha so với quy hoạch tời kỳ 2000 - 2010. Trong
nhóm đất phi nông nghiệp chỉ có đất phát triển cơ sở hạ tằng đạt 4.446,20 ha tăng
573,70 ha là tăng đáng kể, ngoài ra đất an ninh quốc phòng và sản xuất kinh doang
tăng nhưng với số lượng không lớn, phần lớn các diện tích đất khác đều giảm mạnh.
Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chuyển diện tích tự nhiên và sử dụng bản đồ địa
chính mới, phương thức thực hiện tổng kiểm kê thay đổi nên diện tích có sự thay đổi
rõ rệt so với quy hoạch thời kỳ 2000 – 2010.
3. Đất khu dân cư nông thôn
Đất khu dân cư nông thôn hiện trạng 2010 phân bố theo các cụm tuyến dân cư
với diện tích 585,04 ha vượt quy hoạch kỳ trước 17,54 ha.
II.4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2000 - 2010
Quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Hưng thời kỳ 2001-2010 đến nay đã được
hoàn thành quá trình triển khai thực hiện QH-KHSDĐ và đã đạt được những kết quả
nhất định phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và tỉnh. Hiện trạng sử
- 19 -


dụng đất tuy không thật chuẩn xác với quy hoạch kỳ trước nhưng thể hiện rõ hình ảnh
nền KT-XH của địa phương.
- Huyện Tân Hưng trong thời gian qua đã thực hiện công tác quản lý đất đai
theo pháp luật và qui hoạch, đã đối chiếu QHSDĐ trong các thủ tục hành chính về
quản lý đất đai như: Xét cấp giấy CN-QSDĐ, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất. Trong cả thời kỳ quy hoạch huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình như:
xây dựng các tuyến dân cư vượt lũ, mở rộng các tuyến giao thông từ huyện đến xã, xây
dựng tuyến đê bao ngăn lũ, mở mới và nạo vét hệ thống kênh mương, mở và tôn tạo
trường học các cấp, trụ sở văn hóa ấp, mở rộng hệ thống thương mại – dịch vụ…
- Theo dự án quy hoạch đến năm 2010 đất lúa nước 23.485,60 ha, nhưng thực tế
đất lúa nước đến năm 2010 là 36.287,00 ha, tăng 12.801,40 ha, đất lâm nghiệp quy

hoạch đến năm 2010: 20.000 ha, thực tế đến nay đất lâm nghiệp có rừng chỉ còn
7.130,94 ha, giảm 12.869,06 ha, đất phi nông nghiệp quy hoạch đến năm 2010:
5.600,90 ha, nhưng đến năm 2010 đã thực hiện 5.315,84 ha, ít hơn so với quy hoạch
285,06 ha.
Nguyên nhân: Đất tràm mất giá nông dân chặt đốn tràm chuyển sang trồng lúa,
đất phi nông nghiệp dự báo phát triển lớn nhưng thực hiện không đáp ứng yêu cầu của
dự báo. Dự báo dựa theo số liệu và bản đồ địa chính cũ nên số liệu không thật sự phản
ánh đúng thực tế nhu cầu đất.
II.5. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
II.5.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
1. Kết quả xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai
Bảng 7 : Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai
Đơn
vị
đất
đai

Loại
đất

Địa
chất

Địa
hình

Thành
phần
cơ giới


Thời
gian
ngập

Độ
sâu
ngập
(m)

Khả
năng
tưới

Đt

P

Đh

C

Fu

Fd

I

Diện
tích
(ha)


1

Đất phèn hoạt Phù sa
Thấp
động sâu
mới

Sét

Ít
T8 - 1.0 thuận
T11
1.5m
lợi

8.473,97

2

Đất phèn hoạt Phù sa
Thấp
động sâu
mới

Thịt
nặng

T8 - >
T11

1.5m

Ít
thuận
lợi

13.34,86

3

Đất phèn hoạt Phù sa
Thấp
động nông
mới

Sét

T8 - >
T11
1.5m

Ít
thuận
lợi

7.650,90

4

Đất phèn hoạt Phù sa

Thấp
động nông
mới

Thịt
nặng

T7 - >
T12
1.5m

Ít
thuận
lợi

961,30

Đất xám điển Phù sa Cao
hình
cổ

Thịt
nhẹ

Không Không Ít
ngập
ngập
thuận

5


- 20 -

913,47


lợi
6

Đất xám điển Phù sa
Cao
hình
cổ

Thịt
nhẹ

Ít
T9 <0.5m thuận
T10
lợi

353,50

7

Đất xám điển Phù sa
Cao
hình
cổ


Thịt
nhẹ

Ít
T9 - 0.5 thuận
T10
1.0m
lợi

862,50

8

Đất xám điển Phù sa
Cao
hình
cổ

Thịt
nhẹ

T9 - 0.5 - Thuận
T10
1.0m
lợi

240,00

9


Đất xám điển Phù sa
Cao
hình
cổ

Thịt
trung
bình

T8 - 0.5 - Thuận
T11
1.0m
lợi

329,00

10

Đất xám có Phù sa
Cao
tầng loang lổ cổ

Thịt
trung
bình

T9 Thuận
<0.5m
T10

lợi

980,00

11

Đất xám có Phù sa
Cao
tầng loang lổ cổ

Thịt
nhẹ

T9 - 0.5 - Thuận
T10
1.0m
lợi

3.945,00

12

Đất xám có Phù sa
Cao
tầng loang lổ cổ

Thịt
nhẹ

T8 - 0.5 - Thuận

T11
1.0m
lợi

5.551,02

13

Thịt
Đất xám có Phù sa Trung
trung
tầng loang lổ cổ
bình
bình

T8 - 1.0 - Thuận
T11
1.5m
lợi

392,60

14

Thịt
Đất xám có Phù sa Trung
trung
tầng loang lổ cổ
bình
bình


Ít
T8 - 1.0 thuận
T11
1.5m
lợi

516,40

15

Đất xám có Phù sa
Thấp
gley
cổ

T8 - 1.0 - Thuận
T11
1.5m
lợi

1.918,00

Thịt
trung
bình

Sông, kênh rạch

2.804,17


Tổng diện tích

49.240,69

Mỗi đơn vị đất đai thể hiện đầy đủ các thuộc tính của chúng và thể hiện chất
lượng đích thực của từng đơn vị đất. Huyện Tân Hưng có 15 đơn vị đất đai
- Vùng đất phèn hoạt động sâu có 2 đơn vị đất đai (ĐVĐĐ): số 1 và 2.
- Vùng đất phèn hoạt động nông có 2 ĐVĐĐ: số 3 và 4.
- Vùng đất xám điển hình có 5 ĐVĐĐ: số 5,6,7,8 và 9.
- Vùng đất xám có tầng loang lổ có 5 ĐVĐĐ: số 10,11,12,13 và 14.
- Vùng đất xám gley có 01 ĐVĐĐ: số 15.
2. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai

- 21 -


Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với một số loại hình sử
dụng đất nhất định. Loại hình sử dụng đất (LUTs) chính trong dự án được phân tích
xem xét mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố tự nhiên, đất đai, môi trường, các biện
pháp quản trị đất và lợi ích kinh tế.
Bảng 8: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
Đơn vị tính: ha
KT
N

ĐVĐ
Đ

DIỆN TÍCH

(ha)

(%)

LUT-1

LUT-2

LUTLUT-4
3

LUT-5

1

1

8.473,97

17,2
1

N/đhf

S1

N/đhf S1

S3/đhf


13

392,60

0,80

N/hf

S1

N/f

S2/đ

S3/hf

8

240,00

0,49

N/hf

S1

N/f

S2/đ


S3/hf

14

516,40

1,05

N/đ

S1

N/đf

S2/đ

S3/hf

15

1.918,00

3,90

N/f

S1

S2/f


S3/đh

S2/f

10

980,00

1,99

N/f

S1

S2/f

S3/đh

S2/f

11

3.945,00

8,01

N/f

S1


S2/f

S3/đh

S2/f

4

12

5.551,02

11,2
7

N/f

S1

S3/f

S3/đh

S2/f

5

2

13.348,8

6

27,1
1

N/đhf

S2/f

N/đhf S1

S3/đhf

3

7.650,90

15,5
4

N/đhf

S2/f

N/đhf S1

S3/đhf

6


9

329,00

0,67

N/f

S2/f

S3/f

S2/f

7

4

961,30

1,95

N/đhf

S3/đ

N/đhf S1

S3hf


8

5

913,47

1,86

S1

S3/h

S1

N/đ

S1

9

6

353,50

0,72

N/f

S3/hn


S2/f

N/đ

S1/f

7

862,50

1,75

N/f

S3/hn

S2/f

N/đ

S1/f

2

3

Sông,
rạch

kênh


2.804,17

5,69

Tổng
tích

diện 49.240,6
9

100

Loại hình sử dụng đất (LUTs):

S3/đh

Mức thích nghi (S): S1 rất thích nghi, S2 thích nghi trung bình, S3 ít thích
nghi, N không thích nghi.
Yếu tố hạn chế (Lim): đ: đất, h: địa hình, f: ngập nước, n: khả năng tưới.

- 22 -


Loại hình tích nghi (LUTs): LUT-1: cây lâu năm, LUT-2: lúa nước, LUT-3:
hoa màu và cây hàng năm khác, LUT-4: rừng tràm, LUT-5: xây dựng cơ sở hạ tầng.
(Nguồn: Đánh giá đất huyện Tân Hưng)
Vậy toàn huyện có 9 kiểu thích nghi:
- Kiểu thích nghi số 1: bao gồm đơn vị đất đai số 1, 13 rất thích nghi (S1) với
LUT-2, LUT-4, ít thích nghi (S3) với LUT-5 và không thích nghi (N) LUT-1, LUT-3.

- Kiểu thích nghi số 2: bao gồm các đơn vị đất đai số 8, 14, 15, rất thích nghi
với LUT-2, thích nghi trung bình với LUT-4, LUT-5 và không thích nghi với LUT-3,
LUT-1.
- Kiểu thích nghi số 3: bao gồm các đơn vị đất đai số 10,11 rất thích nghi với
LUT-2, thích nghi trung bình với LUT-5, ít thích nghi với LUT-4 và không thích nghi
với LUT-1, LUT-3.
- Kiểu thích nghi số 4: bao gồm đơn vị đất đai số 12 rất thích nghi với LUT-2,
thích nghi trung bình với LUT-5, ít thích nghi với LUT-3, LUT-4 và không thích nghi
với LUT-1.
- Kiểu thích nghi số 5: bao gồm các đơn vị đất đai số 2, 3 rất thích nghi với
LUT-2, thích nghi trung bình với LUT-4, ít thích nghi LUT-5 và không thích nghi với
LUT-3, LUT-1.
- Kiểu thích nghi số 6: bao gồm đơn vị đất đai số 9 thích nghi trung bình LUT2, LUT-5, ít thích nghi với LUT-3, LUT-4 và không thích nghi với LUT-1.
- Kiểu thích nghi số 7: bao gồm đơn vị đất đai số 4 rất thích nghi với LUT-4, ít
thích nghi với LUT-2, LUT-5 và không thích nghi với LUT-3, LUT-1.
- Kiểu thích nghi số 8: bao gồm đơn vị đất đai số 5 rất thích nghi với LUT-3,
LUT-1, LUT-5, ít thích nghi với LUT-2 và không thích nghi với LUT-4.
- Kiểu thích nghi số 9: bao gồm các đơn vị đất đai số 6,7,8 rất thích nghi với
LUT-2, LUT-5, không thích nghi với LUT-1, LUT-4, LUT-3.
II.5.2. PHÂN VÙNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Bản đồ phân vùng sử dụng đất huyện Tân Hưng được xây dựng trên cơ sở các
tài liệu, bản đồ về tài nguyên đất đai, khí hậu, nước, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
các tài liệu quy hoạch các ngành...nhằm đánh giá tiềm năng đất đai, xác định khả năng
sử dụng đất, định hướng sử dụng đất cho mỗi vùng và mỗi tiểu vùng, làm cơ sở cho
việc định hướng QHSDĐ, bố trí sử dụng đất đai trong các phương án quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất. Kết quả trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, huyện Tân Hưng được chia
thành 3 vùng và 5 tiểu vùng.
1. Vùng I: Vùng đất đô thị và công nghiệp: Thị trấn Tân Hưng và khu cụm
công nghiệp lân cận, diện tích khoảng 800 ha. Loại đất chính là đất xám điển hình và

đất xám có tầng loang lổ, địa hình bằng cao, thuộc đơn vị đất đai số 5,6. Phương
hướng sử dụng đất trong tương lai là xây dựng đô thị, trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa
học kỹ thuật huyện Tân Hưng và tập trung các khu công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp.
2. Vùng II: Vùng đất lâm nghiệp kết hợp: Diện tích 12.000 ha chiếm 18,27%
diện tích toàn huyện. Phân bố chủ yếu ở các xã Vĩnh Lợi,Vĩnh Đại, Vĩnh Châu A. Đặc
tính chủ yếu của đất đai là các loại đất phèn hoạt động nông đơn vị đất đai số 1,2,3,4,
- 23 -


địa hình thấp, ngập lũ sâu, thích hợp với trồng tràm và làm lúa 2 vụ đông xuân – hè
thu. Hiện trạng sử dụng: Hiện đang sử dụng trồng lúa, tràm và đất phi nông nghiệp.
Định hướng sử dụng đất chính: Trồng tràm ở những nơi đất phèn nặng, ngập lũ
sâu, kết hợp trồng lúa hai vụ và nuôi trồng thủy sản. Vùng II được chia làm 2 tiểu
vùng:
Tiểu vùng nông lâm kết hợp: có 8.523 ha chiếm 17,30% DTTN toàn huyện.
Phương hướng chủ yếu của vùng này là trồng tràm kết hợp trồng lúa.
Tiểu vùng lâm nghiệp: có 3.477 ha chiếm 7,06% DTTN toàn huyện. Phương
hướng chủ yếu của vùng này là tập trung phát triển và bảo vệ cây tràm với hình thức
rừng đặc dụng kết hợp du lịch sinh thái.
3. Vùng III: Vùng đất nông nghiệp: Diện tích 25.872 ha, chiếm 52,54%
DTTN toàn huyện. Phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện. Đặc tính nổi bật của
vùng này là các loại đất xám, ít hoặc không phèn, địa hình cao hơn vùng phía Nam.
Hiện trạng sử dụng đất: Hiện đang sử dụng cho nông nghiệp, trồng tràm và đất phi
nông nghiệp.
Định hướng sử dụng đất chính: Sản xuất nông nghiệp trong đó lúa nước là
chính, một ít sản xuất lúa – màu và xen canh lúa – cá. Vùng III được chia thành 3 tiểu
vùng:
Tiểu vùng lúa + màu: Diện tích 4.000 ha, chiếm 8,12% DTTN toàn huyện.
Phân bố ở các xã Hưng Điền B, Hưng Hà. Phương hướng sử dụng chính: Sản xuất lúa

kết hợp với trồng màu, 02 vụ lúa – 1 vụ màu (bắp, dưa hấu, họ đậu …) hoặc 01 vụ lúa
– 01 vụ màu.
Tiểu vùng chuyên lúa: Diện tích 21.872 ha, chiếm 44,42% DTTN toàn huyện.
Phân bố ở các xã Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà, Hưng Thạnh, Thạnh Hưng,
Thạnh Hưng. Phương hướng sử dụng chính: Sản xuất lúa nước là chính, có thể kết hợp
trồng lúa – bắp.
Tiểu vùng xen canh lúa – cá: diện tích 5.368 ha chiếm 10,90% diện tích tự
nhiên toàn huyện. Phương hướng sử dụng chính: Sản xuất 1vụ lúa Đông Xuân và trong
thời gian ngập nước 3 – 4 tháng nuôi trồng thủy sản.
II.5.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
1. Tiềm năng đất Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
Tiềm năng đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp của huyện Tân Hưng xem như
đã đạt tới hạn về diện tích. Vấn đề đặt ra cho nông nghiệp lâu dài là thâm canh, tăng
vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa
nông sản phục vụ cho công nghiệp và xuất khẩu.
Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất cho thấy
việc sử dụng đất đai cho hiện tại cũng như tương lai trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là
sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Qua kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai, huyện Tân Hưng vừa có những điều
kiện thuận lợi. Đồng thời, cũng có những thách thức ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp như sau:
- Chủ yếu là đất xám và xám nhiễm phèn, là các loại đất đã trải qua quá trình
rửa trôi mạnh, đất trở nên chua, độ no bazơ, dung tích hấp phụ và các chỉ tiêu về độ rất
thấp.
- 24 -


- Tuy gần nguồn nước ngọt, nhưng lại bị ngập sâu và ngập sớm trong mùa lũ. Vì
vậy, vụ lúa hè thu thường rất bấp bênh. Mùa khô bị nắng hạn gây thiếu nước tưới.
- Với điều kiện đất đai như trên, trong sản xuất nông nghiệp thường chỉ độc

canh cây lúa, trong lúc giá lúa rất thấp. Do bị ngập lũ nên rất khó sản xuất các cây ăn
quả và hoa màu.
Tiềm năng đất lâm nghiệp: Cũng như vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân

Hưng vốn là huyện có tài nguyên rừng tràm ngập nước rất phong phú. Tuy vậy,
tài nguyên rừng đã bị khai thác cạn kiệt để chuyển sang đất trồng lúa. Hiện nay
chỉ còn 7.130,94 ha đất lâm nghiệp, hầu hết là tràm cừ.
Tóm lại: Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất
cho thấy sử dụng đất đai cho hiện tại cũng như tương lai trên địa bàn huyện có khoảng
43.924,85 ha đất sản xuất Nông – Lâm - Thủy sản (89,20% DTTN), gồm: Đất lúa
nước 36.287,00 ha, đất lâm nghiệp 7130,94 ha, đất nuôi trồng thủy sản 155,69 ha.
2. Tiềm năng đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp của Tân Hưng mới vừa hình thành nhưng cũng đã có những
bước phát triển nhất định và đóng góp chung vào nền kinh tế. Tuy nhiên do mới hình
thành nên số lượng cơ sở sản xuất còn ít, điều kiện sản xuất thấp và sản lượng chưa
cao vì điều kiện xa các trung tâm kinh tế lớn và hệ thông giao thông chưa đồng bộ, các
ngành sản xuất nhỏ chủ yếu là nghề truyền thống:
- Xay xát lúa gạo, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí sửa chữa nhỏ…
- Sản xuất gạch ngói nung, đóng xuồng ghe, sản xuất nước đá, làm bún…
II.6. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
II.6.1. QUAN ĐIỂM KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Quan điểm chung về khai thác sử dụng đất: Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá “tấc đất, tấc vàng”, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế
được của nhiều ngành kinh tế. Đất đai là tiền đề cho việc bố trí phát triển KT-XH và
đời sống dân sinh, bảo đảm an ninh quốc phòng. Mặt khác đất đai là tài sản có giới hạn
về mặt diện tích, trong lúc dân số ngày càng tăng cao. Vì vậy quan điểm hàng đầu
trong sử dụng đất cho hiện tại cũng như sau này là sử dụng đất một cách tiết kiệm, có
hiệu quả và an toàn về môi trường, phải tính đúng, tính đủ nhu cầu sử dụng đất của các
ngành.
2. Đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp: Theo định hướng kinh tế và dựa

trên tình hình phát triển hiện nay của địa phương có thể định hướng cơ cơ cấu kinh tế
của huyện trong thời gian tới sẽ là khu vực I (52,7%), khu vực II (22,3%), khu vực III
(25,0%). Tân Hưng vốn là một huyện có cơ sở hạ tầng về điện, nước và các công trình
phúc lợi công cộng còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy, phải ưu tiên giành đất
cho công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, sẽ có
một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất xây dựng cơ bản và xây dựng
các khu công nghiệp, đó là một xu thế tất yếu.
3. Đất cho sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi đất đai có những chất
lượng nhất định. Để có lớp đất mặt bảo đảm cho cây trồng phát triển, thiên nhiên phải
mất hàng trăm năm mới tạo ra được, song chúng ta lại dễ dàng bị phá hủy trong chốc
lát. Huyện Tân Hưng là huyện có diện tích đất nông nghiệp rất lớn và còn nhiều tiềm
năng. Nhưng điều kiện đất đai, khí hậu ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích
- 25 -


×