Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐỒ ÁN NGHIÊNG CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 71 trang )

Lời cám ơn
Trước tiên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô
giáo trong trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và các Thầy Cô giáo trong
Viện Khoa Học Công Nghệ nói chung, bộ môn Kỹ thuật môi trường nói riêng đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Vũ Hải Yến, Cô đã tận tình giúp
đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình làm chuyên đề. Trong thời gian
làm việc với Cô, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà
còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều
rất cần thiết cho chúng em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về chuyên đề, kiến thức của chúng em còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện
hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Viện Khoa Học Công
Nghệ thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của
mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .........
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Th.S Vũ Hải Yến

2


MỤC LỤC
Lời cám ơn.....................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH BẾN TRE.........................................................................2
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.............................2
1.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Lách.......................2

a. Vị trí địa lý tỉnh Bến Tre............................................................................................2
b. Vị trí địa lý huyện Chợ Lách......................................................................................5
1.1.2. Điều kiện đất đai, khí hậu huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre................................6
a. Đất đai........................................................................................................................ 6
b. Khí hậu...................................................................................................................... 6
1.1.3. Kinh tế xã hội huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre..................................................7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY SẦU RIÊNG TẠI
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE.....................................................................8
2.1. Nguồn gốc, đặc tính thực vật và giống cây sầu riêng...............................................8
2.1.1. Nguồn gốc phân bố..........................................................................................8
2.1.2. Đặt tính thực vật...............................................................................................9
2.1.3. Các giống sầu riêng........................................................................................14
a. Sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre (còn gọi là sẩu riêng Chín Hóa)..............................14
b. Sầu riêng Ri-6..........................................................................................................15
c. Sầu riêng Monthong.................................................................................................15
d. Sầu riêng khổ qua xanh...........................................................................................16
e. Sầu riêng hạt lép Đồng Nai (dòng vô tính S11ĐL).................................................16
f. Sầu riêng cơm vàng hạt lép (dòng vô tính SĐN O1L).............................................16
3


g. Dòng sầu riêng EAKV – 01.....................................................................................17
2.2. Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ trồng và phương pháp nhân giống..........................17
2.2.1. Điều kiện ngoại cảnh......................................................................................17
a. Yêu cầu đối với khí hậu...........................................................................................17
b. Yêu cầu về đất đai...................................................................................................18
c. Thời vụ trồng...................................................................................................19
d. Phương pháp nhân giống.................................................................................19
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc...................................................................................21
2.3.1. Kỹ thuật trồng................................................................................................21

a.Làm đất.............................................................................................................22
b. Trồng cây.........................................................................................................23
2.3.2. Chăm sóc........................................................................................................24
2.4. Các loại sâu bệnh chính trên cây sầu riêng............................................................31
2.4.1. Các loại sâu hại chính....................................................................................31
a. Sâu đục trái.......................................................................................................31
b. Rầy nhảy hại sầu riêng....................................................................................33
c. Sâu ăn bông sầu riêng......................................................................................34
d. Rệp sáp phấn....................................................................................................34
2.4.2. Các loại bệnh hại chính..................................................................................35
a. Bệnh thối gốc chảy mủ....................................................................................35
b. Bệnh thán thư..................................................................................................36
c. Bệnh nấm mốc hồng........................................................................................37
d. Bệnh cháy lá và chết ngọn...............................................................................37
2.5. Thu hoạch..............................................................................................................38
CHƯƠNG 3. NGHIÊNG CỨU CÁC GIẢI PHÁP CANH TÁC CÂY SẦU RIÊNG
ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH
BẾN TRE....................................................................................................................40
4


3.1. Khái niệm biến đổi khí hậu....................................................................................40
3.1.1. Khái niệm.......................................................................................................40
3.1.2. Biểu hiện........................................................................................................41
3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến tre..........................................................................................................................41
3.2.1. Ảnh hưởng nhiệt độ đối với cây sầu riêng......................................................43
3.2.2. Ảnh hưởng lượng mưa với cây sầu riêng.......................................................45
3.2.3. Ảnh hưởng hạn hán với cây sầu riêng................................................................46
3.2.4. Ảnh hưởng xâm nhập mặn với cây sầu riêng.................................................47

3.3. Phương pháp nghiêng cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cây sầu riêng tại
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến tre.......................................................................................48
3.3.1 Nghiêng cứu nhiệt độ......................................................................................49
3.3.2 Nghiêng cứu lượng mưa..................................................................................51
3.3.3 Nghiêng cứu khả năng chịu hạn......................................................................52
3.3.4 Nghiêng cứu khả năng chịu mặn.....................................................................54
3.4. Các giải pháp canh tác cây sầu riêng ứng với biến đổi khí hậu..............................56
3.4.1. Nâng cao nhận thức........................................................................................56
3.4.2. Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến kỹ thuật chăm sóc cây sầu
riêng để làm cơ sở xây dựng các biện pháp chủ động ứng phó.....................................57
3.4.3. Rà soát điều chỉnh quy hoạch đất đai và bố trí cơ cấu cây sầu riêng hợp lý...57
3.4.4. Nghiên cứu, phát triển giống cây sầu riêng mới.............................................57
3.4.5. Nghiên cứu, phát triển kỹ thuật trồng cây sầu riêng thích ứng với BĐKH.....58
3.4.6. Chuyển giao và ứng dụng giống và công nghệ sản xuất mới..........................59
3.4.7. Xây dựng cơ chế chính sách...........................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................60
1. Kết luận................................................................................................................60

5


2. Kiến nghị.............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................62

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre


4

Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách

5

Hình 2.1. Cây sầu riêng

9

Hình 2.2. Rể cây sầu riêng

10

Hình 2.3. Lá cây sầu riêng

10

Hình 2.4. Hoa cây sầu riêng

12

Hình 2.5. Quả sầu riêng non

13

Hình 2.6. Quả sầu riêng

14


Hình 2.7. Nhân giống bằng hạt

20

Hình 2.8. Trồng cây sầu riêng

23

Hình 3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây sầu riêng

40

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nghiêng cứu nhiệt độ đối với cây sầu riêng.................................................49
Bảng 3.2. Ảnh hưởng nhiệt độ đối với cây sầu riêng...................................................50
Bảng 3.3. Nghiêng cứu lượng mưa với cây sầu riêng..................................................51
Bảng 3.4. Ảnh hưởng lượng mưa đối với cây sầu riêng...............................................52
Bảng 3.5. Nghiêng cứu hạn đối với cây sầu riêng........................................................52
Bảng 3.6. Ảnh hưởng hạn đối với cây sầu riêng..........................................................54
Bảng 3.7. Nghiêng cứu độ mặn đối với cây sầu riêng..................................................54
Bảng 3.8. Ảnh hưởng độ mặn đối với cây sầu riêng.................................................................56

7


8


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong nơi có khí hậu và địa hình thuận lợi cho

sự phát triển trồng trọt. Trong đó việc phát triển vườn cây ăn trái rất được quan tâm để
có thể tận dụng tốt và tối đa những ngồn lợi mà thiên nhiên ưu đãi. Có rất nhiều loại
cây ăn trái được các nhà vườn nơi đây chọn lựa để sản xuất như trong đó đặc biệt là
cây sầu riêng rất được bà con quan tâm. Loại cây này cho ra loại trái không chỉ vừa
thơm vừa ngọt mà còn có một vị béo rất đặt trưng mà không phải loại trái nào cũng
có được, ai đã từng thử qua một lần thì khó mà quên được mùi vị của trái. Và giá cả
của trái luôn giữ được ở mức ổn định và thường cao hơn nhiều loại trái khác.
Sâu riêng được du nhập vào nước ta từ rất sớm, và nhanh chống được ta tiếp nhận
và không ngừng lai tạo dể tạo ra nhiều giống sầu riêng đặc trưng riêng của ta. Và đến
ngày nay đã có rất nhiều giống sầu riêng xuất hiện trên thị trường như: sầu riêng Ri6,
cơm vàng hạt lép, khổ qua, … mỗi loại điều có một hương vị đặc trưng riêng và chất
lượng trái ngày càng được nâng cao.
Cũng vì khả năng giá trị kinh tế mà sầu riêng đem lại rất hấp dẫn người trồng
nên những nhà vườn thường rất muốn phát triển loại cây này nhầm mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho gia đình. Nhưng không phải bất kỳ nơi nào ở Đồng bằng sông Cửu
Long điều phát triển thành công loại cây này.Trong đó chỉ có một số nơi phát triển
thành công như huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Cái Bè- Tiền Giang…là nổi tiếng với
loại cây này.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nan giải, tác động mạnh
đến quá trình canh tác cây sầu riêng của bà con nông dân, gây ra những hậu quả tiêu
cực dẫn đến giảm năng suất, sản lượng… Vì vậy Đề tài : “Ngiêng cứu các giải pháp
canh tác cây sầu riêng ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Huyện Chợ Lách, Tỉnh
Bến Tre” với mục đích tìm ra các giải pháp giúp cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển
tốt và việc tháo gỡ khó khăn, ứng phó với biến đổi khí hậu gây ra.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH BẾN TRE

1.1.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

1.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Lách
a. Vị trí địa lý tỉnh Bến Tre

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
“Nguồn: Website tỉnh Bến Tre”
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông
Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các
tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ
Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Có diện tích tự nhiên là
2.360 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa
của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai
59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm cực Bắc của Bến Tre

2


nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10 020' Bắc, điểm cực Đông
nằm trên kinh độ 106048' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đông.
Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba
Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia.
Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược
lại, tàu bè từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.
Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở
nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông
thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các
tỉnh lân cận.

Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng
có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh (qua
các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành
phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến cầu Cổ Chiên, sang tỉnh Trà
Vinh. Quốc lộ 57 điểm cuối từ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú qua thị trấn Mỏ Cày,
thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Đường tỉnh 882 nối đường
vào cầu Hàm Luông (ngã 4 Tân Thành Bình) với Quốc lộ 57 (ngã 3 cây Trâm). Đường
tỉnh 883 nối Quốc lộ 60 đi qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Đường tỉnh 884 từ
ngã tư Tân Thành qua bến phà Tân Phú đến Quốc lộ 57. Đường tỉnh 885 nối thành phố
Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Đường tỉnh 886 nối Đường tỉnh
883 (Ngã 3 Đê Đông) đến xã Thừa Đức. Đường tỉnh 887 từ cầu Mỹ Hoá – thành phố
Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm.
Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân
trong tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao
Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội
của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

3


Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các
tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 oC - 27oC. Lượng mưa trung
bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.

Hình 1.2. Đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre
“Nguồn: Website tỉnh Bến Tre”

b. Vị trí địa lý huyện Chợ Lách
4



Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách
“Nguồn: Website tỉnh Bến Tre”
Huyện Chợ Lách nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Minh.
-

Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Tây Bắc giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long;
Đông Bắc giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Châu Thành cùng tỉnh
Tây Nam giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long
Đông Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc cùng tỉnh.
Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Chợ Lách và 10 xã là: Hoà Nghĩa, Phú

Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà, Hưng
Khánh Trung B, Phú Sơn.
Chợ Lách nằm bên tả ngạn sông Cổ Chiên, cách trung tâm thành phố Vĩnh
Long khoảng 17 km. Trong khi đó từ huyện lỵ Chợ Lách phải mất 50 km đường bộ với
có thể về đến thành phố Bến Tre. Tuy có vị thế hơi cô lập và khó khăn trong giao thông
5


đường bộ, nhưng bù lại với hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, Chợ Lách rất
thuận tiện về mặc giao thông thủy.
1.1.2. Điều kiện đất đai, khí hậu huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
a. Đất đai
Đất đai của huyện do có phù sa của sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi đắp
nên rất màu mỡ. Hàng năm vào mùa nước lên, một số vùng thấp có bị ngập độ vài
tháng, và khi nước rút thì để lại trên mặt đất trồng một lớp phù sa như một loại phân
bón mới.
Có những cù lao như cù lao Phú Đa, cù lao Cái Gà là những nơi chuyên canh

cam, quýt, chuối xuất khẩu với sản lượng lớn. Đất tốt, nước ngọt quanh năm, khí hậu
điều hòa là những yếu tố thiên nhiên thuận lợi rất cơ bản giúp cho con người ở đây tạo
ra một vùng cây trái đặc sản thuộc loại trù phú nhất của Nam Bộ.
Huyện Chợ Lách có tài nguyên đất đai nông nghiệp khá phong phú, đa số là đất
phù sa, có sông ngòi chằng chịt và nước ngọt gần như quanh năm. Trong những năm
hạn hán kéo dài, một số diện tích đất giáp với huyện Mỏ Cày có thể bị nhiễm mặn nhẹ
(với nồng độ khoảng 3%0).
b. Khí hậu
Theo Niên giám thống kê huyện Chợ Lách (2017), nhiệt độ trung bình hằng năm
của huyện là 28,10C, cao nhất là 350C và thấp nhất là 23 0C. Lượng mưa trung bình
hằng năm là 1.499,8 mm, phân bổ từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch trong mùa mưa,
từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch là mùa nắng. Số giờ nắng bình quân cả năm là
2.172,3 giờ, tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 3 (285,2 giờ). Tổng diện tích của
huyện là 17.242 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 12.340 ha, phần lớn là trồng cây
ăn trái (10.796 ha, chiếm 86,85%).
Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre (2017), ẩm độ không khí
bình quân trong năm là 82,21%. Thủy triều theo chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có hai
đỉnh triều và mỗi tháng có hai đợt triều cường. Nhiệt độ cao trung bình cao nhất vào

6


tháng 5 là 350C, thấp nhất vào tháng 2 là 28 0C. Biên độ nhiệt chênh lệch nhiều nhất
trong tháng 2 là 100C và thấp nhất là 60C trong tháng 6 dương lịch.
1.1.3.

Kinh tế xã hội huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Dân số của huyện là 132.349 người với 31.180 hộ. Trong đó, có 23.806 hộ
sống bằng nghề trồng trọt chiếm tỷ lệ 76,35%. Bình quân diện tích mỗi hộ là

3.462,5 m2 (Niên giám thống kê huyện Chợ Lách, 2017). Huyện Chợ lách có kinh tế
trang trại và kinh tế hợp tác xã khá phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.
Toàn huyện hiện có 12 hợp tác xã, 17 làng nghề cây giống hoa kiểng, hơn 20 tổ
liên kết sản xuất trái cây và 36 trang trại được công nhận. Theo báo cáo của Ủy ban
nhân dân huyện Chợ Lách, năm 2017 diện tích cây ăn trái trên địa bàn là 9.486 ha có
sản lượng đạt 115.000 tấn.
Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng, tuy nhiên, do thị trường tiêu
thụ trái cây không ổn định đã làm cho thu nhập của nhiều hộ dân gặp khó khăn. Thêm
vào đó, tình trạng đê bao bị tràn và sạt lở ở nhiều nơi kết hợp với mưa lớn đã
gây ngập úng trên 1.836 ha đất nông nghiệp.
Huyện Chợ lách đã cung ứng hơn 16 triệu sản phẩm cây giống hoa kiểng các
loại. Bên cạnh sản xuất cây trồng, toàn huyện hiện có 4.647 trâu bò, đàn heo
14.869 con; 400 ha nuôi thủy sản với sản lượng đạt 40.078 tấn. Sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện
khá ổn định.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY SẦU RIÊNG TẠI
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
2.1.

Nguồn gốc, đặc tính thực vật và giống cây sầu riêng

2.1.1. Nguồn gốc phân bố
7


Giống sầu riêng được bắt nguồn từ các nước vùng Đông Nam Á. Những nơi trồng
nhiều sầu riêng nhất phải kể đến là Thái Lan, Lào và cả Việt Nam. Tại nước ta có 2
vùng trồng sầu riêng nhiều nhất đó là Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Riêng Việt Nam, sầu riêng du nhập vào Việt Nam từ Thái Lan và được trồng đầu tiên
ở vùng Tân Quy (Biên Hòa). Cây sầu riêng được trồng nhiều ở Thái Lan, Malaysia,
Inđônêsia, Việt Nam, Mianma, Philippin, Campuchia, Lào, ngoài ra còn trồng ở Ấn
Độ, Srilanca, Brunây.
Sầu riêng được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX,
nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là "một
món trứng sữa nồng hương vị hạnh nhân". Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau,
và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực
Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín.
Sầu riêng có tên khoa học là Durio zibethinus. Chi Durio có nhiều loài, nhưng có
1 loài quan trọng nhất, kinh tế nhất được trồng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á và các
nước khác là Durio zibethinus. Một số loài khác cũng cho quả ăn được nhưng cùi
mỏng, phẩm chất kém được trồng ít hơn như Durio oxleyanus, D. lowianus, D.
graveolus, D. carinatus, D. dulcis và Durio testudinarium.
Theo Nguyễn Đình Khang (1992) trong bài “Xuất xứ vài loại trái cây ở Việt Nam
thì trái sầu riêng do cha cố Gernet lấy giống ở quần đảo Inđônêxia sang; trái Saboche
(hồng xiêm) do cha Gernet đưa từ Mỹ đến năm 1890…”. Với các tư liệu hiện có cho
thấy cây sầu riêng được nhập vào nước ta từ rất sớm cách đây khoảng 100 năm, nguồn
gốc giống từ Inđônêxia do cha cố Gernet đưa vào.
2.1.2.

Đặt tính thực vật

Sầu riêng trồng bằng hạt có thể cao 20-40m, cây ghép chỉ cao 8-12m. Thân thẳng,
cành thường nằm ngang, phân cành thấp. Khi cây còn nhỏ sầu riêng có tán hình chóp
trông gần giống như cây thông. Đường kính tán cây tăng dần theo độ tuổi: độ tuổi 10 từ

8



6,63-8,44m, tuổi 15 từ 7,67-11,14m và trên 30 tuổi từ 8,75-12,67m (Lâm Thị Bích Lệ,
1995).

Hình 2.1. Cây sầu riêng
Bộ rễ sầu riêng có thể đâm sâu 5-6m, sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính
chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết cành, ghép)
và kỹ thuật chăm bón.

9


Hình 2.2. Rể cây sầu riêng
Lá sầu riêng thuộc loại lá đơn, mọc cách, hình trứng, gốc lá tròn hay tù, chiều
dài 12-20cm, rộng 4-6m; màu xanh sáng ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn màu nâu
óng ánh. Cuống lá dày, dài 1,5-3,0cm, đường kính từ 0,15-0,25cm.

Hình 2.3. Lá cây sầu riêng
Cây sầu riêng trồng bằng hạt khoảng 7-8 năm sau thì ra hoa, còn cây ghép độ 34 năm. Hoa sầu riêng mọc từng chùm (3-30 hoa hoặc hơn) trên những cành lớn,
thõng xuống cuống hoa to, dạng ống hơi to từ dưới lên trên, có đốt, dài khoảng 2- 4cm
và có vảy. Trên một cây có đến 20.000-40.000 hoa.
Đài có 5 cánh và đài phụ phía ngoài 3 cánh. Tràng 5, cánh hoa màu kem hơi xanh
dài hơn đài (2-3 lần). Nhị đực dài hơn cánh, gồm 5 bó dính nhau một ít ở gốc, còn nửa
chỉ nhị phía trên tự do. Bầu hình trái xoan, vòi dài, đầu nhụy trơn có năm mảnh. Khi
chín có nhựa dính.
Từ khi nụ bắt đầu nở đến khi thành hoa cần 2-3 ngày. Hoa nở khoảng 5 giờ chiều.
Nuốm nhụy nhận phấn sớm khi lá đài phụ vừa nứt ra và kéo dài đến 6 giờ sáng hôm

10



sau. Bao phấn bắt đầu tung phấn vào lúc 7 giờ tối đến khoảng 11 giờ đêm là khoảng
thời gian thụ phấn tốt cho nhụy, nhưng lúc này nhụy đã tàn không còn khả năng tiếp
nhận hạt phấn, vì vậy hoa sẩu riêng không tự thụ phấn được, mà muốn kết quả cây
cần được thụ phấn của những cây khác.
Nếu thụ phấn không hoàn hảo thì nuốm nhụy sẽ bị héo và rụng sau khi hoa nở
khoảng 4 ngày, tỷ lệ đậu trái sẽ thấp, ảnh hưởng đến năng suất.

Hình 2.4. Hoa cây sầu riêng
Trong trường hợp hoa thụ phấn tốt, màu của quả non thay đổi tù màu nâu sáng
sang xanh sáng và sau khoảng 1 tuần lễ bầu noãn bắt đầu to ra. Bầu noãn có 5 ngăn,
mỗi ngăn chứa 1-7 tiểu noãn, không phải tất cả các tiểu noãn đều phát triển. Thông
thường một quả sầu riêng trung bình có khoảng 12-13 hạt. Cùi mềm bọc quanh hạt là

11


phần ăn được, hương vị chủ yếu phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn có tác động của
điều kiện tự nhiên nơi trồng và kỹ thuật canh tác.

Hình 2.5. Quả sầu riêng non
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sầu riêng trổ hoa từ tháng 12 dương lịch và
kéo dài đến tháng 2. Thời gian hoa nở đến quả lớn tối đa là 12-13 tuần lễ, đến quả
chín là 15-16 tuần. Trước đây sầu riêng ở nước ta được trồng bằng hạt, qua quá trình
trồng trọt nhiều năm sự phân ly các đặc tính di truyền rất rõ, do đó các giống/dòng sầu
riêng ở các vùng trồng trong nước rất đa dạng.

12


Hình 2.6. Quả sầu riêng

2.1.3. Các giống sầu riêng
Điều tra nghiên cứu sầu riêng ở Nam Bộ cho thấy có 59 giống/dòng (Nguyễn
Minh Châu, 1999), ở Đắc Lắk, có 24 dòng (Trần Vinh, 1996).
Trong đó các giống sầu riêng ngon được thị trường ưa chuộng là:
a. Sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre (còn gọi là sẩu riêng Chín Hóa)
Có nguồn gốc ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, hiện đang được
trồng nhiều ở Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Phước, Đắc Lắk, Lâm Đồng v.v…
Cây sinh trưởng khỏe, tán dạng hình chóp, lá thuôn dài, mặt lá màu xanh
đậm bóng láng.

13


Quả khá to (2,6 – 3,1kg/quả), dạng hình cầu cân đối, đẹp. Khi chín vỏ quả có màu
vàng đồng, cơm trái màu vàng, không xơ, vị béo ngọt, có mùa thơm, không sượng, hạt
lép nhiều, tỷ lệ cơm khá cao (28,8%).
Cây ghép sau 4 năm trồng đã có quả. Năng suất khá cao và khá ổn định (cây 20
tuổi có thể cho 300kg/cây/năm).
Mùa thu hoạch từ tháng 5 – 6. Từ ra hoa đến thu hoạch 3,5 – 4 tháng. Xử lý đông
lạnh với quả cho kết quả tốt
b. Sầu riêng Ri-6
Sầu riêng Ri-6 có xuất xứ từ Mianma, nhập vào nước ta vào năm 1988 tại xã Bình
Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vỉnh Long. Hiện trồng khá phổ biến và cho kết quả
tốt ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, Vỉnh Long, Tiền Giang và ở
miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước…
Cây sinh trưởng phát triển khá tốt, phân cành ngang, tán hình tháp, lá hình xoan,
mặt lá có màu xanh đậm. Quả có hình ôvan, trọng lượng trung bình 2-2,5 kg, vỏ quả
có màu vàng khi chín, thưa gai. Cơm trái dày, có màu vàng đậm, không xơ, ráo, không
sượng, vị béo ngọt, thơm hấp dẫn, o lép nhiều. Tỷ lệ cơm cao 32 – 34%.

c. Sầu riêng Monthong
Sầu riêng Monthong là giống ngon nổi tiếng của Thái Lan nhập nội vào nước ta
lần đầu tiên vào năm 1991 do ông Trần Minh Tân trồng tại huyện Bình Long, tỉnh
Bình Phước. Khả năng thích nghi rộng và cho quả tốt. Hiện nay được trồng ở nhiều
tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến nay cây đã
bắt đầu cho quả. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đến năm
2000 diện tích Monthong ở các tỉnh phía Nam khoảng 2.500ha.
Cây trồng cho quả sớm, cây ghép được chăm sóc tốt sau 3 năm cho quả.
Cây 9 tuổi đã có 140 quả/cây/năm.Cây sinh trưởng khá tốt, tán hình tháp, lá thuôn dài,
mặt lá phẳng, màu xanh sậm, bóng.

14


Quả có dạng hình trụ, đáy quả nhọn. Trọng lượng quả khá lớn (2,5-4,5kg). Khi
chín vỏ quả chuyển từ màu xanh thành vàng nâu. Cơm trái màu vàng nhạt, ráo, mịn, ít
xơ, tỷ lệ cơm cao: 29-33%, hạt lép nhiều, ăn ngọt, thơm, ít béo. Đây là giống có thể bảo
quản bằng phương pháp đông lạnh. Công nghệ này đã giúp Thái Lan xuất khẩu được
một khối lượng lớn đi các nước: Mỹ, Ôxtrâylia, Canada, Nhật Bản và các nước EU.
d. Sầu riêng khổ qua xanh
Trồng nhiều ở cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và rãi rác ở các
tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Nai… Ưu điểm là cây mọc khỏe, cho quả
sớm (cây ghép 3 năm đã cho quả), khả năng đậu quả cao, có thể đậu 200 – 300
quả/cây/năm, thậm chí 500 – 600 quả, ngoài vụ chính (thu tháng 5 – 7) còn có thêm vụ
trái (thu tháng 2 – 4). Nông dân rất thích trồng giống này vì cho nhiều quả. Nhưng với
yêu cầu của thị trường, sầu riêng khổ qua xanh còn có những nhược điểm như: quả
nhỏ (1,5 – 1,8 kg), tỷ lệ phần ăn được thấp, chỉ đạt 18 – 21%, thịt quả hơi nhão.
Dạng quả hình êlip, màu quả xanh; khi chín cơm màu vàng rất nhạt, ăn ngọt đậm,
béo, có vị đắng nhẹ; hạt to, 6-12 hạt/quả, thường không lép và chiếm 18,4% trọng
lượng quả. Năng suất trung bình cây 9 tuổi trong 3 năm đạt 95 kg/cây.

e. Sầu riêng hạt lép Đồng Nai (dòng vô tính S11ĐL)
Giống sầu riêng hạt lép Đồng Nai có nguồn gốc ở xã Xuân Tân, huyện Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai, là cây trồng bằng hạt khoảng 20 tuổi, có tán tròn đều, Thời gian
thu hoạch tháng 6 – 8 dương lịch, năng suất cao và ổn định qua các năm (hơn 110
quả/cây/năm).
Trọng lượng quả trung bình 1,5 – 3,2kg, dạng quả khá cân đối, cơm có màu vàng
đều, không xơ, ráo, mịn, chắc, tỷ lệ cơm cao 29,6%, vị béo, ngọt, mùi thơm hấp dẫn.
Giống này được phát hiện qua hội thi cây sầu riêng giống tốt năm 1996 tại trung tâm
cây ăn quả Long Định (nay là Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam) đã được Bộ
NN và PTNT công nhận, cho phép đưa vào sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ.
f. Sầu riêng cơm vàng hạt lép (dòng vô tính SĐN O1L)

15


Giống sầu riêng cơm vàng hạt lép có nguồn gốc ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai, tham gia Hội thi Cây sầu riêng giống tốt năm 1997 đã được Bộ NN và PTNT công
nhận, cho phép đưa vào sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ.
Cây được trồng bằng hạt khoảng 10 năm tuổi, tán tròn, phân vố cành đều. Thời
gian thu hoạch từ tháng 6-8 dương lịch, năng suất cao (hơn 80 quả/cây/năm) và ổn
định qua các năm. Trọng lượng quả trung bình 1,5-2,0kg, dạng quả tròn, khá cân đối,
cơm có màu vàng đếu, không xơ, ráo mịn, chắc, tỷ lệ cơm cao (27,0- 33,0%), vị béo,
ngọt, mùi thơm, hấp dẫn, tỷ lệ hạt lép cao (>50%).
g. Dòng sầu riêng EAKV – 01
Do Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên tuyển chọn ở tỉnh Đắc Lắk trong
năm 1996. Đắc Lắk là vùng rất thích hợp để phát triển sẩu riêng và cũng là nơi tập
trung nhiều dòng sầu riêng ngon nổi tiếng với năng suất cao, chất lượng tốt. Dòng sầu
riêng số 13 trong số 24 dòng đã được chọn lọc mang mã số EAKV – 01 là dòng tốt:
cây trên 30 tuổi có năng suất rất cao (600 – 1000kg/quả/năm), tỷ lệ cơm cao 30 –
46%. Cơm quả rất mềm, ít xơ, ăn ngọt, béo có mùi thơm. Đã được Bộ N và PTNT công

nhận là dòng tốt cho phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam theo quyết định số
2767 ngày 29/10/1997.
2.2.

Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ trồng và phương pháp nhân giống

2.2.1. Điều kiện ngoại cảnh
a. Yêu cầu đối với khí hậu
Sầu riêng là cây ăn quả điển hình nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao. Để
sinh trưởng và phát triển cần có nhiệt độ từ 24-30oC, ẩm độ không khí vào khoảng 7580%, có lượng mưa từ 1.600-4.000 mm/ năm, nhưng tốt nhất là 2.000 mm/năm, lượng
mưa phân bố đều. Không mưa khi quả già, sắp thu hoạch. Mùa khô không nên kéo dài
quá 3 tháng.
Sầu riêng tuy ưa khí hậu nóng ẩm, song không ưa nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
(sự sinh trưởng của sầu riêng bị giới hạn khi nhiệt độ thấp dưới 22oC hoặc vượt quá

16


40oC) yêu cầu độ ẩm cao và ổn định, lượng bức xạ của vùng trồng không quá lớn, do
đó miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng vì có mùa đông lạnh và mùa hè thì
lại quá nóng vì gió Lào, nhiệt độ không khí thường đạt tới 39-40oC. Trong những
vùng thuộc xích đạo sầu riêng không bị ảnh hưởng bởi quang kỳ hay cảm ứng nhiệt để
phân hóa mầm hoa. Ở những vùng thuộc vĩ độ 10-18o bắc hay nam xích đạo thường
thấy hoa xuất hiện vào mà xuân và thu hoạch quả giữa hè đến mùa thu.
Gió mạnh gây ra gãy nhánh rụng quả nhiều ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng của cây. Những vùng hàng năm có gió mạnh cần có đai rừng chắn gió để giảm
bớt thiệt hại do gió gây ra.
b. Yêu cầu về đất đai
Sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Đất thịt pha cát
hay hay thịt pha sét, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám của các tỉnh Đông Nam bộ là

loại đất phù hợp với sầu riêng.
Đất giồng cát không thích hợp với sầu riêng vì đất thoát nước nhanh và thường
nghèo dinh dưỡng, đất sét nặng thoát nước kém, nên rễ sầu riêng dễ bị thối do nấm
bệnh khi ngập úng.
Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là vùng đất rất thích hợp để trồng sầu riêng,
nhưng phải chú ý lên líp cao, bồi đất, đắp ụ nếu đất thấp. Đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên có tầng lớp dà, độ màu mỡ khá, song phải chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây
trong mùa khô.
Đất thích hợp cho sầu riêng phải có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều chất hữu cơ,
thoát nước tốt. Độ pH thích hợp 5,0 - 6,5. Sầu riêng cũng phát triển tốt ở các vùng đồi
núi. Vùng gần xích đạo ở độ cao trên 800m và 18 độ vĩ Bắc trở vào (H.Y. Nakasone;
R.E. Paul, 1988).
Đối chiếu khí hậu của các vùng trồng sầu riêng ở nước ta: Đồng bằng Sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và yêu cầu sinh thái của cây sầu riêng cho thấy
những nơi này có thời gian khô hạn thuận lợi cho việc phân hóa của cây, ngoài ra các

17


×