Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
--------------------------------

ĐOÀN THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DI TÍCH MỸ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
--------------------------------

ĐOÀN THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DI TÍCH MỸ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Nam


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Ngô Xuân Nam, Viện Sinh thái và Bảo
vệ công trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Đoàn Thị Thanh Bình

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến Đa dạng
sinh học khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp bảo tồn” đã
đƣợc thực hiện tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam .
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ngô Xuân
Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã
nhiệt tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu của Viện Sinh thái và Bảo vệ công
trình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử l số liệu phục vụ việc thực hiện

luận văn.
Đồng thời, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ qu báu của các thầy cô giáo, cán
bộ Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc
sĩ Biến đổi khí hậu.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu,
đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn
gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi đƣợc trực tiếp tham gia và sử dụng số liệu của đề tài để thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Ban quản l Khu di tích Mỹ Sơn,
UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp
tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa tại Khu di tích Mỹ Sơn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè,
đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017

Học viên cao học
Đoàn Thị Thanh Bình

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................3
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................3
2.4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
2.5. Giới hạn nội dung nghiên cứu ...........................................................................4
3. Nguồn số liệu ...........................................................................................................4
4. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ....5
1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới ...................................5
1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam .................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học
trên thế giới và Việt Nam ...........................................................................................11
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trên
thế giới ....................................................................................................................11
1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ở
Việt Nam .................................................................................................................13
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu di tích Mỹ Sơn,
tỉnh Quảng Nam .........................................................................................................18
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .........................................................................18
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................21
CHƢƠNG II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........25
2.1. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................25

2.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................25
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu ..........................................................25
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra kinh tế - xã hội ...........................................................25
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn ...............................................................................25
2.3.4. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát .....................................................................26
2.3.5. Phƣơng pháp chuyên gia ...............................................................................30
iii


CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................31
3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn ...............................................31
3.1.1. Đa dạng loài ..................................................................................................31
3.1.2. Đa dạng hệ sinh thái .....................................................................................41
3.1.3. Đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái ..........................................................42
3.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn .....48
3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến đa dạng sinh học .............................................48
3.2.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa đến đa dạng sinh học ........................................49
3.2.3. Ảnh hƣởng của xói mòn đến đa dạng sinh học ............................................51
3.2.4. Ảnh hƣởng của ngập lụt đến đa dạng sinh học .............................................53
3.2.5. Ảnh hƣởng của sạt lở đến đa dạng sinh học .................................................54
3.2.6. Ảnh hƣởng của bồi lắng lòng suối đến đa dạng sinh học .............................56
3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn ......................57
3.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ..................................57
3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................................57
3.3.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng ................................................57
3.3.4. Giải pháp đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng .......................................58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................59
1. Kết luận ..................................................................................................................59
2. Khuyến nghị ...........................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
Phụ lục 01. Danh lục loài thực vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn ...................................1
Phụ lục 02. Danh lục loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích Mỹ Sơn .............4
Phụ lục 03. Danh lục loài động vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn ..................................8
Phụ lục 04. Danh lục loài động vật đáy tại Khu di tích Mỹ Sơn ...............................10
Phụ lục 05. Danh lục loài cá tại Khu di tích Mỹ Sơn ................................................13
Phụ lục 06. Danh lục loài côn trùng trên cạn tại Khu di tích Mỹ Sơn .......................15
Phụ lục 07. Danh lục loài lƣỡng cƣ tại Khu di tích Mỹ Sơn ......................................21
Phụ lục 08. Danh lục các loài bò sát tại Khu di tích Mỹ Sơn ....................................24
Phụ lục 09. Danh lục loài chim tại Khu di tích Mỹ Sơn ............................................28
Phụ lục 10. Danh lục loài thú tại Khu di tích Mỹ Sơn ...............................................31
Phụ lục 11. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân ....................................................................34
Phụ lục 12. Một số hình ảnh điều tra thực địa ...........................................................39

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp về thành phần loài sinh vật tại Khu di tích Mỹ Sơn ...........................31
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn............................33
Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích Mỹ Sơn .....33
Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn...........................34
Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy tại Khu di tích Mỹ Sơn ..........................34
Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài cá tại Khu di tích Mỹ Sơn ............................................35
Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài côn trùng tại Khu di tích Mỹ Sơn................................35
Bảng 3.8. Cấu trúc thành phần loài lƣỡng cƣ tại Khu di tích Mỹ Sơn ................................36
Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần loài bò sát tại Khu di tích Mỹ Sơn......................................36
Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài chim tại Khu di tích Mỹ Sơn .....................................37
Bảng 3.11. Cấu trúc thành phần loài thú tại Khu di tích Mỹ Sơn ........................................37

Bảng 3.12. Tổng hợp các loài qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ........................................38
Bảng 3.13. Tổng hợp các trạng thái rừng tại khu vực phục hồi HST trên cạn ....................41

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú (2010-2015)........................ 22
Hình 1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú (2010-2015) .................................. 23
Hình 2.1. Sơ đồ 10 tuyến điều tra, khảo sát ...................................................................... 29
Hình 2.2. Sơ đồ 30 điểm thu mẫu ...................................................................................... 30
Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các loài thực vật qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ................. 39
Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các loài động vật qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ................ 40
Hình 3.3. Một số loài thực vật mọc ven suối vào mùa khô .............................................. 43
Hình 3.4. Hệ sinh thái rừng trồng (Rừng keo mới trồng) ................................................. 43
Hình 3.5. Trạng thái rừng phục hồi bằng cây tiên phong ƣa sáng ................................... 44
Hình 3.6. Rừng phục hồi đã xuất hiện cây bản địa ........................................................... 45
Hình 3.7. Trảng cỏ, cây bụi tại khu vực chƣa có rừng ..................................................... 46
Hình 3.8. Sơ đồ phân bố các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn ..................................... 47
Hình 3.9. Trận lụt lịch sử tại Khu di tích Mỹ Sơn (2016) ................................................ 50
Hình 3.10. Sơ đồ vị trí các điểm có nguy cơ xói mòn cao ............................................... 52
Hình 3.11. Sơ đồ ngập lụt Khu di tích Mỹ Sơn ................................................................ 53
Hình 3.12. Sơ đồ các điểm có nguy cơ sạt lở cao tại khu vực suối Khe Thẻ................... 54
Hình 3.13. Vị trí sạt lở tại tuyến P2 ................................................................................... 55
Hình 3.14. Sơ đồ tuyến P2 - tuyến có nguy sạt lở lớn nhất .............................................. 55
Hình 3.15. Bồi lắng cát, sỏi giữa lòng suối Khe Thẻ ........................................................ 56
Hình 3.16. Bồi lắng làm thay đổi dòng chảy và tạo thêm sạt lở mới tại suối Khe Thẻ ... 56

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CbA

Mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

CBD

Công ƣớc về bảo tồn đa dạng sinh học

CSIRO

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của
khối thịnh vƣợng chung

ĐDSH

Đa dạng sinh học

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐVĐ

Động vật đáy

ĐVN

Động vật nổi


HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế

KTXH

Kinh tế xã hội

NXB

Nhà xuất bản

TVBC

Thực vật bậc cao

TVN

Thực vật nổi

UNDP

Chƣơng trình phát triển liên hợp quốc

WB


Ngân hàng thế giới

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc cổ của dân tộc Champa. Khu di tích Mỹ
Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 68 km về phía Tây Nam theo đƣờng bộ, cách Trà Kiệu khoảng
10km về phía Tây trong một thung lũng kín đáo. Mỹ Sơn từng là thánh địa Ấn
Độ giáo của vƣơng quốc Champa có niên đại từ thế kỷ thứ IV - XIII. Thời gian
và chiến tranh đã tàn phá, biến khu đền - tháp này thành phế tích. Mặc dù dấu
vết còn lại đến ngày nay quá ít so với những gì tồn tại ở đây nhƣng Mỹ Sơn vẫn
là một trong những quần thể di tích kiến trúc thuộc loại lớn nhất và có giá trị
nhất trong di sản văn hoá Chăm. Quần thể di tích Mỹ Sơn đã đƣợc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm
1979 và đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới năm 1999.
Toàn bộ các đền tháp đều nằm ở khu vực trung tâm của thung lũng Mỹ
Sơn, phân bố tƣơng đối đều ở hai bên dòng khe Thẻ. Cảnh quan tự nhiên của
khu di tích hội đủ các yếu tố cần thiết nhƣ đỉnh núi, rừng cây, mặt nƣớc gắn kết
với các đền tháp thành một thể thống nhất không thể tách rời. Chính cảnh quan
thiên nhiên đặc biệt của khu di tích đã tạo ấn tƣợng để du khách có thể cảm thụ
sâu sắc, đầy đủ đƣợc tính thâm nghiêm, giá trị tâm linh hàm chứa trong bản thân
các đền tháp Chăm. Cảnh quan thiên nhiên đặc biệt này còn chứa đựng một yếu

tố đặc trƣng khác của khu vực, đó là sự hiện diện của nhiều loài thực vật, động
vật hoang dã. Các rừng cây tự nhiên còn là yếu tố tích cực trong việc bảo vệ môi
trƣờng, giảm thiểu các tác hại, rủi ro thiên tai nhƣ lũ lụt, nguồn nƣớc cạn kiệt,
xói mòn, ô nhiễm môi trƣờng, bức xạ nhiệt....
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển kinh tế của thế giới cùng
tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại thịnh vƣợng cho con ngƣời, nhƣng cũng tác
động mạnh đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Đất đai ở nhiều lãnh thổ
bị xói mòn, nguồn nƣớc bị ô nhiễm và nghiêm trọng hơn là nhiều HST có tính
đa dạng cao đang bị suy thoái trầm trọng hoặc bị hủy diệt, nhiều loài động, thực
vật đã bị tuyệt chủng. Hậu quả của suy thoái tài nguyên thiên nhiên và thất thoát
1


HST rất lớn, có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững,
đặc biệt trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
Theo Kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng (2016), vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng
khoảng 1,7 - 2,4oC; lƣợng mƣa tăng từ 5 - 15%, trong đó một số tỉnh ven biển
đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng thêm 20% (theo
kịch bản RCP4.5). Nếu theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ vào cuối thế kỷ 21 tăng
3,3 - 4,0oC (phía Bắc) và 3,0 - 3,5oC (phía Nam); lƣợng mƣa tăng nhiều nhất là
20% ở hầu hết Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.
Những thay đổi về điều kiện khí hậu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm; các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan theo mùa nhƣ bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất,… tác
động trực tiếp đến ĐDSH dẫn đến làm suy giảm ĐDSH. Theo nghiên cứu của
các chuyên gia, những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lƣợng khí carbon
dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới HST, nguồn cung cấp
nƣớc ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lƣợng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Nhiệt độ trái đất tăng cao cũng đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số
lƣợng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1 0C - 6,40C,

30% loài động, thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trƣờng sống của các loài động,
thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tƣợng sa mạc hóa, phá rừng và nhiệt độ nƣớc
ngày càng tăng khiến cho nhiều loài sinh vật không thể thích ứng kịp thời với
những biến đổi trên.
Tác động của BĐKH đến ĐDSH ở Việt Nam nói chung, ở khu di tích Mỹ
Sơn nói riêng có thể: Làm cho một số loài bị mất đi, nhất là các loài rất nguy cấp
và nguy cấp chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định do lũ lụt, hạn hán, cháy
rừng, xói mòn và sạt lở đất; các HST, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cƣ,
các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp;
các HST bị biến đổi và phân mảnh; các khu bảo tồn (thiên nhiên, cảnh quan,
vƣờn quốc gia) sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp; sự xâm nhập của các loài ngoại lai do
môi trƣờng sống bị thay đổi….
2


BĐKH và suy thoái ĐDSH là những vấn đề môi trƣờng lớn có ảnh hƣởng
lâu dài tới sự phát triển bền vững của các địa phƣơng cũng nhƣ của mỗi quốc
gia. Việt Nam là nƣớc đƣợc dự báo sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH thì
vấn đề bảo tồn ĐDSH trƣớc tác động của BĐKH càng là vấn đề quan trọng và
cần quan tâm.
Từ thực tế nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp
bảo tồn" là hết sức cần thiết, góp phần phát triển bền vững KTXH Khu di tích
Mỹ Sơn và vùng phụ cận.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng ĐDSH
Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam liên quan đến bảo tồn ĐDSH;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn;

- Đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh
Quảng Nam liên quan đến bảo tồn ĐDSH;
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn;
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, các yếu tố khí tƣợng, thủy văn tại Khu di tích Mỹ Sơn;
- Các loài sinh vật tập trung chủ yếu vào các nhóm: TVN, TVBC có mạch,
ĐVN, ĐVĐ, cá, côn trùng, lƣỡng cƣ, bò sát, chim, thú;
- Các HST tập trung vào: HST suối, HST rừng.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Khu di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích:
1.158 ha.
3


2.5. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Về ĐDSH chỉ tập trung nghiên cứu về đa dạng loài và hệ sinh thái. Hiện
trạng và xu thế biến động của ĐDSH, các tác động của điều kiện tự nhiên,
KTXH và BĐKH đến ĐDSH.
3. Nguồn số liệu
- Các số liệu phục vụ cho luận văn đƣợc sử dụng từ đề tài độc lập cấp Nhà
nƣớc: "Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái
thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh
Quảng Nam" mà học viên là một thành viên tham gia.
- Các nguồn số liệu khác: Số liệu niên giám thông kê tỉnh Quảng Nam năm
2016; Số liệu điều tra, khảo sát bổ sung.
4. Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và
Việt Nam
1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới
Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan
trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên
hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, qu , hiếm
đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Thực tế, chƣa có đƣợc mô hình bảo tồn ĐDSH đƣợc áp dụng chung, mỗi
nƣớc dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính sách mà xây dựng mô
hình thân thiện với môi trƣờng, thiên nhiên theo hƣớng bền vững.Theo CBD bảo
tồn ĐĐSH để ứng phó với BĐKH cần duy trì và phục hồi các ĐDSH tự nhiên,
bảo vệ và tăng cƣờng các dịch vụ sinh thái, quản l môi trƣờng sống cho các loài
có nguy cơ tuyệt chủng, tạo nơi trú ẩn và vùng đệm, thành lập mạng lƣới bảo vệ
các loài động vật ở cạn, ở nƣớc và biển mà có thể thích nghi với sự thay đổi [36].
Bảo tồn ĐDSH đã đƣợc xem xét từ những năm 80 của thế kỷ XX trong
chiến lƣợc của các tổ chức bảo tồn và phát triển, đặc biệt đƣợc thể hiện trong

“Cứu lấy Trái Đất - Chiến lƣợc cho cuộc sống bền vững” và “Tƣơng lai chung
của chúng ta” của Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và phát triển. Đến năm 1992,
tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trƣờng và phát triển, bảo tồn ĐDSH đã
đƣợc tất cả các nƣớc tham dự đặc biệt quan tâm và cam kết thực hiện với việc
gia nhập Công ƣớc ĐDSH và chấp nhận các phƣơng thức và biện pháp bảo tồn
sự đa dạng của các loài động, thực vật, sử dụng hợp l tài nguyên sinh học và
đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải đƣợc chia sẻ một cách công bằng. Song song với
tiến trình này, Chƣơng trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã đƣợc giới
thiệu, là văn kiện khuyến nghị các hành động trong phát triển KTXH thân thiện
với môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Các nƣớc trên thế giới đã coi công
ƣớc này là một định hƣớng chiến lƣợc và là tiến trình cho công tác bảo tồn
ĐDSH của quốc gia mình.
5


Nhận thức của các tổ chức bảo tồn lớn trên thế giới nhƣ IUCN thay đổi
theo tiến trình nhận thức từ nguyên tắc “Bảo tồn vị bảo tồn” tức là bảo tồn
nghiêm ngặt giá trị ĐDSH, sang nguyên tắc “Bảo tồn vị nhân sinh” tức là bảo
tồn phục vụ lợi ích của con ngƣời trong ngắn hạn cũng nhƣ trong tƣơng lai. Đi
theo hƣớng nghiên cứu này, hiện nay trên thế giới hình thành các mô hình bảo
tồn ĐDSH nhƣ mô hình phục hồi HST tổng hợp có sự tham gia của các bên liên
quan (chính quyền địa phƣơng, cộng đồng bản địa, công ty …) tại vịnh Mehico,
mô hình bảo vệ HST ven biển Thái Lan, mô hình chuyển giao quyền sở hữu tài
nguyên cho cộng đồng tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, mô hình chi trả
dịch vụ HST môi trƣờng và thích ứng dựa vào HST, mô hình quản l ĐDSH dựa
vào cộng đồng…
Một số mô hình bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển du lịch đã thành công ở
một số nƣớc nhƣ Costa Rica, Ecuador và Kenya (Amerom, M.Van, 2006) [34].
Costa Rica: khuyến khích khách du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp
giữa các khu vực đƣợc bảo vệ thuộc tƣ nhân và nhà nƣớc. Tất cả các cấp chính

quyền cùng ngƣời dân đã xúc tiến du lịch sinh thái nhƣ một công cụ phát triển.
Kenya: đất nƣớc đƣợc coi là điểm đến du lịch về động, thực vật hoang dã
đƣợc ƣa chuộng nhất của Châu Phi. Kenya có rất nhiều loài động vật, chúng đi
lang thang trong 26 công viên, 28 khu dự trữ và khu bảo tồn động vật. Kenya là
nƣớc tiên phong về du lịch thiên nhiên ở Châu Phi và đã nhận đƣợc viện trợ từ
nƣớc ngoài hàng triệu đô la Mỹ để phát triển và duy trì các công viên và khu dự
trữ của mình.
Ecuador: du lịch sinh thái tập trung ở quần đảo Galapagos, vốn có hệ thực
vật dồi dào và hệ động vật độc đáo. Vào cuối thập niên 1990, chính phủ Ecuador
nhận ra rằng khách du lịch đến nhiều là nguy cơ đe dọa hủy hoại động, thực vật
nơi đây. Vào năm 1990, chính phủ thông qua luật đặc biệt để bảo tồn quần đảo
Galapagos, áp đặt nghiêm ngặt hơn nhiều đối với số lƣợng khách du lịch và các
hoạt động của họ có thể tiến hành.
Mô hình bảo tồn ĐĐSH dựa vào cộng đồng (CbA) vẫn đƣợc đánh giá là
mô hình có hiệu quả nhất hiện nay, đã đƣợc kiểm chứng bởi các tổ chức và một
số nƣớc nhƣ: UNDP, WB, tổ chức Care quốc tế, làng Begnas-phía tây Nepal,
6


làng Suid Bokkeveld-Nam Phi…. CbA là một quá trình đƣợc dẫn dắt bởi cộng
đồng dựa trên các ƣu tiên, nhu cầu, hiểu biết và năng lực của cộng đồng để tăng
cƣờng cho ngƣời dân lập kết hoạch bảo tồn ĐĐSH đó là: nâng cao nhận thức
cho cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, kết hợp với các
kiến thức khoa học vào quá trình đƣa ra các quyết định, hỗ trợ chính quyền địa
phƣơng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định trong việc bảo tồn có sự tham
gia của ngƣời dân. Đây là một trong những cơ sở l luận quan trọng trong việc
đƣa ra các giải pháp bảo tồn ĐĐSH tại khu di tích Mỹ Sơn.
1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dƣơng, trong vành đai nhiệt
đới bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía

Bắc xuống phía Nam khoảng 1.650 km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên
trên đất liền là 329.241 km2, 75% diện tích với trong đó là đồi núi. Vùng biển có
bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km 2
gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Về
khí hậu, Việt Nam không chỉ có khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn có cả khí hậu
á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí
hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính ĐDSH phong phú và đặc sắc của Việt
Nam, thể hiện ở đa dạng các HST, loài và nguồn gen. Theo Báo cáo Quốc gia về
ĐDSH năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố ta có thể thấy đƣợc
những nét đặc trƣng của ĐDSH ở Việt Nam [3].
1.1.2.1. Đa dạng hệ sinh thái
HST trên cạn: Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể phân
biệt các kiểu HST trên cạn đặc trƣng nhƣ: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô
thị, nông nghiệp, núi đá vôi. Trong số đó thì rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với
tính chất rừng vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều kiểu thảm thực vật rừng khác
nhau, có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất. Đồng thời, đây cũng là nơi cƣ
trú của nhiều loài động vật hoang dã qúy hiếm có giá trị kinh tế và nghiên cứu
khoa học. Ngoài ra còn có các HST khác có thành phần loài nghèo hơn, nhƣ
HST nông nghiệp và HST khu đô thị [3].
7


HST đất ngập nƣớc nội địa: HST đất ngập nƣớc nội địa rất đa dạng, bao
gồm các thủy vực nƣớc đứng nhƣ hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa
nƣớc, các thủy vực nƣớc chảy nhƣ suối, sông, kênh rạch. Trong đó, có một số
kiểu có tính ĐDSH cao nhƣ suối vùng núi, đồi, đầm lầy than bùn với rất nhiều
các loài động vật mới cho khoa học đã đƣợc phát hiện ở đây. Các HST sông, hồ
ngầm trong hang động chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ [3].
HST biển và ven bờ: Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu HST biển điển
hình thuộc 9 vùng phân bố tự nhiên với đặc trƣng ĐDSH biển khác nhau.

Trong đó, ba vùng biển, bao gồm: Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và
Đại Lãnh-Vũng Tàu có tính ĐDSH cao hơn các vùng còn lại. Các HST ven bờ
nhƣ rừng ngập mặn, đầm phá, vụng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng
biển quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ là những nơi có tính ĐDSH cao đồng
thời rất nhạy cảm với biến đổi môi trƣờng. Trong đó, rạn san hô và thảm cỏ
biển đƣợc xem là các HST đặc trƣng quan trọng nhất do chúng có tính ĐDSH
và có giá trị bảo tồn cao nhất. Hai HST này có quan hệ mật thiết và tƣơng hỗ
lẫn nhau, tạo ra những chuỗi dinh dƣỡng đan xen quan trọng ở vùng biển và
ven bờ của Việt Nam. Nếu HST này bị hủy hoại sẽ tác động tiêu cực đến các
HST khác. Nếu mất cả hai loại HST này, các vùng biển ven bờ của Việt Nam
có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc” [3].
Từ những điểm trên có thể thấy, trên khắp vùng lãnh thổ của Việt Nam từ
trên cạn đến nƣớc nội địa ra tới vùng biển, các kiểu HST tự nhiên rất đa dạng.
Mỗi kiểu HST lại có quần xã sinh vật đặc trƣng. Tất cả tạo nên sự phong phú, đa
dạng khu hệ sinh vật của Việt Nam.
1.1.2.2. Đa dạng loài
Việt Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao. Kết quả tổng hợp
về điều tra cơ bản đến năm 2011 cho thấy:
Về thực vật: tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận
13.766 loài thực vật. Trong đó, 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài
TVBC có mạch. Sau đó, trong công trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam,
chƣa kể các nhóm vi tảo ở nƣớc, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài
thực vật.
8


Về động vật ở cạn: đã thống kê và xác định đƣợc 10.300 loài động vật
trên cạn, bao gồm 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán k sinh ở gia
súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), trên 7.700 loài côn trùng (Insecta), 317 loài
bò sát (Reptilia), 167 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Aves), 312 loài

và phân loài thú (Mammalia).
Về sinh vật nƣớc ngọt: đã thống kê và xác định đƣợc 1.438 loài vi tảo
thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xƣơng sống; 1.028 loài
cá nƣớc ngọt. Trong đó, đáng chú

là họ Cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc

32 giống, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1 giống, 40 loài và
phân loài mới cho khoa học. Trong thành phần động vật không xƣơng sống cỡ
lớn, có 10 giống với 52 loài tôm, cua, 4 giống với 50 loài trai, ốc lần đầu tiên
đƣợc mô tả ở Việt Nam. Điều này thể hiện tính đặc hữu rất cao của động vật
thủy sinh nƣớc ngọt của Việt Nam.
Về sinh vật biển: theo dẫn liệu của chuyên khảo Sinh vật và sinh thái, tập
IV trong bộ chuyên khảo Biển Đông (Viện KH&CN Việt Nam, 2009), đã phát
hiện đƣợc trên 11.000 loài sinh vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó, có
khoảng 6.300 loài ĐVĐ; khoảng 2.500 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653
loài rong biển; 657 loài ĐVN; 537 loài TVN; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài
tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển.
Từ những dẫn liệu đƣợc bổ sung trong thời gian gần đây về các giống, loài
mới ở Việt Nam cho thấy, thành phần khu hệ động, thực vật ở Việt Nam còn
chƣa đƣợc biết hết. Bên cạnh những loài mới đƣợc phát hiện đã làm phong phú
thêm cho sinh giới của Việt Nam, một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị
kinh tế cao lại đang có xu hƣớng giảm về số lƣợng cá thể [3].
1.1.2.3. Đa dạng nguồn gen
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Việt Nam với 16 nhóm cây trồng khác
nhau bao gồm trên 800 loài. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến
năm 2010, Chƣơng trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lƣu giữ đƣợc hơn
14.000 nguồn gen của trên 200 loài cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây
lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dƣợc liệu và một số loài cây trồng khác. Một

9


bộ phận quan trọng của các giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính
qu chỉ có ở Việt Nam.
Hiện tại, trên 30% nguồn gen đang bảo tồn đã đƣợc đánh giá ban đầu về
các chỉ tiêu sinh học và nông học; khoảng 5-10% nguồn gen đƣợc đánh giá chi
tiết và đánh giá di truyền. Kết quả, đã tuyển chọn đƣợc 30 nguồn gen lúa đặc
sản, 5 nguồn gen rau, 3 nguồn gen khoai môn, 2 nguồn gen hoa bản địa. Trung
bình 1802)

Nhông xanh

Draco
8

Thằn lằn bay đốm

Draco maculatus (Gray, 1845)
Leiolepis

9

Leiolepis belliana (Hardwicke and Gray, 1827)

Nhông cát beli

10

Leiolepis reevesii (Gray, 1831)


Nhông cát ri-vơ

Gekkonidae

Họ Tắc kè

Cyrtodactylus
11

Cyrtodactylus irregularis (Smith, 1921)

Thạch sùng ngón vằn lƣng

Gehyra
12

Thạch sùng cụt thƣờng

Gehyra mutilata (Wiegmann, 1834)
Hemidactylus

13
14

Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836
Hemidactylus vietnamensis Darevsky,
Kupriyanova and Roshchin, 1984

Thạch sùng đuôi sần

Thạch sùng Việt Nam

Takydromus
15

Takydromus kuehnei Van Denburgh, 1909

Liu điu kuc-ni

16

Takydromus sexlineatus Daudin, 1802

Liu điu chỉ, liu điu sáu vạch

24


Tên khoa học

STT

Tên tiếng Việt
Họ Thằn Lằn bóng

Scincidae
Eutropis
17

Eutropis chapaensis (Bourret, 1937)


Thằn lằn bóng sa pa

18

Eutropis longicaudata (Hallowell, 1857)

Thằn lằn bóng đuôi dài

19

Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)

Thằn lằn bóng hoa

Lygosoma
20

Lygosoma quadrupes (Linnaeus, 1766)

Thằn lằn chân ngắn thƣờng

Plestiodon
21

Plestiodon chinensis (Gray, 1838)

Thằn lằn tốt mã Trung Quốc

22


Plestiodon elegans (Boulenger, 1887)

Thằn lằn tốt mã thƣợng hải

23

Plestiodon quadrilineatus Blyth, 1853

Thằn lằn tốt mã bốn vạch

Typhlopidae

Họ Rắn giun

Ramphotyphlops
24

Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803)

Rắn giun thƣờng

Colubridae

Họ Rắn nƣớc

Calamaria
25

Calamaria septentrionalis Boulenger, 1890


Rắn mai gầm bắc

Boiga
26

Boiga guangxiensis Wen, 1998

Rắn rào quảng tây

27

Boiga kraepelini Stejneger, 1902

Rắn rào krapelin

28

Boiga multimaculata (Boie, 1827)

Rắn rào đốm

Chrysopelea
29

Rắn cƣờm

Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)
Coelognathus


30

Rắn sọc dƣa

Coelognathus radiatus (Boie, 1827)
Cyclophiops

31

Cyclophiops multicinctus (Roux, 1907)

Rắn nhiều đai

Dendrelaphis
32

Dendrelaphis ngansonensis (Bourret, 1935)

Rắn leo cây ngân sơn

33

Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)

Răn leo cây thƣờng

Ptyas
34

Rắn ráo thƣờng


Ptyas korros (Schlegel, 1837)

25


Tên khoa học

STT
35

Tên tiếng Việt
Rắn ráo trâu

Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)
Amphiesma

36

Amphiesma khasiense (Boulenger, 1890)

Rắn sãi kha-si

37

Amphiesma stolatum (Linnaeus, 1758)

Rắn sãi thƣờng

Psammodynates

38

Psammodynatespulverulentus (Boie, 1827)

Rắn hổ đất nâu

Rhabdophis
39

Rhabdophis callichroma (Bourret, 1934)

Rắn hoa cỏ vàng

40

Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)

Rắn hoa cỏ nhỏ

Sinonatrix
41

Sinonatrix aequifasciata (Barbour, 1908)

Rắn hoa cân vân đốm

42

Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899)


Rắn hoa cân vân đen

Xenochrophis
43

Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1860)

Rắn nƣớc đốm vàng, rắn nƣớc

Elapidae

Họ Rắn Hổ

Bungarus
44

Bungarus candidus (Linnaeus, 1758)

Rắn cạp nia nam

45

Bungarus multicinctus Blyth, 1861

Rắn cạp nia bắc

Naja
46

Rắn hổ mang trung quốc


Naja atra Cantor, 1842
Sinomicrurus

47

Sinomicrurus kelloggi (Pope, 1928)

Rắn lá khô đầu hình V

48

Sinomicrurus macclellandi (Reinhardt, 1844)

Rắn lá khô thƣờng

Viperidae

Họ Rắn Lục

Crytelytrops
49

Rắn lục mép trắng

Crytelytrops albolabris (Gray, 1842)
Ovophis

50


Rắn lục núi

Ovophis monticola (Günther, 1864)
Protobothrops

51

Protobothrops mucrosquamatus (Cantor, 1839)

52

Trimeresurus

53

Trimeresurus albolabris Gray, 1842

Rắn lục cƣờm
Rắn lục đuôi đỏ

26


Tên khoa học

STT

Tên tiếng Việt

TESTUDINATA


BỘ RÙA

Platysternidae

Họ Rùa Đầu To

Platysternon
54

Platysternon megacephalum Gray, 1831

Rùa đầu to

Emydidae

Họ Rùa Đầm

Cuora
55

Cuora cyclornata Blanck, McCord and Le, 2006

Rùa vàng, rùa hộp ba vạch

56

Cuora amboinensis Daudin, 1802

Rùa hộp lƣng đen


57

Cuora galbinifrons Bourret, 1939

Rùa hộp trán vàng

58

Cuora mouhotii (Gray, 1862)

Rùa sa nhân

Testudinidae

Họ Rùa Núi

Indotestudo
59

Indotestudo elongata (Blyth, 1854)

Rùa núi vàng

Manouria
60

Rùa núi viền

Manouria impressa (Günther, 1882)


27


Phụ lục 09. Danh lục loài chim tại Khu di tích Mỹ Sơn
Tên Khoa học

STT

Tên tiếng Việt
Ngành ĐỘNG VẬT CÓ DÂY
SỐNG
Lớp CHIM
Bộ HẠC
Họ Diệc
Giống Cò trắng
Cò trắng

CHORDATA

1
2

3

4

5

6


7
8
9
10
11

12

13

14
15

AVES
CICONIIFORMES
Ardeidae
Egretta
Egretta garzetta
Ardeola
Ardeola bacchus
FALCONIFORMES
Accipitridae
Milvus
Milvus migrans
GALLIFORMES
Phasianidae
Gallus
Gallus gallus
CHARADRIIFORMES

Vanellidaea
Vanellus
Vanellus indicus (Boddaert, 1783)
Scolopacidae
Gallinago
Gallinago gallinago
COLUMBIFORMES
Columbidae
Streptopelia
Streptopelia tranquebarica
Streptopelia chinensis
Chalcophaps
Chalcophaps indica
Treron
Treron vernans (Linnaeus, 1771)
Treron affinis
CUCULIFORMES
Cuculidae
Phaenicophaeus
Rhopodytes tristis (Lesson, 1830)
Centropidae
Centropus
Centropus sinensis
CAPRIMULGIFORMES
Caprimulgidae
Caprimulgus
Caprimulgus macrurus
Eurostopodus
Eurostopodus macrotis


Cò bợ
Bộ CẮT
Họ Ƣng
Giống Diều hâu
Diều hâu
Bộ GÀ
Họ trĩ
Gà rừng
Bộ RẼ
Họ Te te
Te vặt
Họ rẽ
Rẽ giun
Bộ BỒ CÂU
Họ Bồ câu
Cu ngói
Cu gáy
Cu luồng
Cu xanh đầu xám
Cu xanh trán xám
Bộ CU CU
Họ Cu cu
Phƣớn
Họ Bìm bịp
Bìm bịp lớn
Bộ CÖ MUỖI
Họ Cú muỗi
Cú muỗi đuôi dài
Cú muỗi mào
28



STT

16

17
18

19

20
21

22

23
24
25
26
27

28
29

30
31
32

33


34
35

Tên Khoa học
APODIFORMES
Apodidae
Apus
Apus affinis
CORACIFORMES
Alcedinidae
Alcedo
Alcedo atthis
Halcyon
Halcyon smyrnensis
Meropidae
Merops
Merops leschenaulti Vieillot, 1817
PICIFORMES
Megalaimidae
Megalaima
Megalaima lineata (Vieillot, 1816)
Megalaima faiostricta (Temminck, 1831)
PASSERIFORMES
Alaudidae
Alauda
Alauda gulgula Franklin, 1831
Pycnonotidae
Pycnonotus
Pycnonotus jocosus

Pycnonotus atriceps (Temminck, 1822)
Pycnonotus aurigaster (Viellot, 1818)
Pycnonotus finlaysoni
Criniger
Criniger pallidus
Turdidae
Copsychus
Copsychus saularis
Copsychus malabaricus
Timaliidae
Timalia
Timalia pileata
Garrulax
Garrulax chinensis
Garrulax canorus
Muscicapidae
Hypothymis
Hypothymis azurea
Nectariniidae
Nectarini
Nectarinia jugularis
Aethopyga
Aethopyga siparaja (Rafles, 1822)
Ploceidae
29

Tên tiếng Việt
Bộ YẾN
Họ yến
Yến cằm trắng

Bộ SẢ
Họ Bói cá
Bồng chanh
Sả đầu nâu
Họ Trảu
Trảu họng vàng
Bộ GÕ KIẾN
Họ Cu rốc
Thầy chùa bụng nâu
Thày chùa đầu xám
Bộ SẺ
Họ Sơn ca
Sơn ca
Họ Chào mào
Chào mào
Chào mào vàng đầu đen
Bông lau tai trắng
Bông lau họng vạch
Cành cạch lớn
Họ Chích choè
Chích choè
Chích choè lửa
Họ Khƣớu
Họa mi nhỏ
Khƣớu bạc má
Hoạ mi
Họ Đớp ruồi
Đớp ruồi xanh gáy đen
Họ Hút mật
Hút mật họng tím

Hút mật đỏ
Họ sẻ


STT
36

37

38
39
40

41
42

Tên Khoa học
Passer
Passer montanus
Sturnidae
Acridotheres
Acridotheres tristis (Linnaeus, 1766)
Dicruridae
Dicrurus
Dicrurus leucophaeus
Dicrurus aeneus
D. paradiseus
Corvidae
Crypsirna
Crypsirna temia

Corvus
Corvus macrohynchos

Tên tiếng Việt
Sẻ
Họ Sáo
Sáo nâu
Họ Chèo bẻo
Chèo bẻo xám
Chèo bẻo rừng
Chèo bẻo cờ đuôi chẻ
Họ Quạ
Giốngm khách
Quạ đen

30


×