Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ARAI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.65 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
---------------------

ĐOÀN QUÝ DƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH ARAI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
---------------------

ĐOÀN QUÝ DƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH ARAI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số:

834 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

HÀ NỘI, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá
nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận
văn này là trung thực. Đồng thời, tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
TÁC GIẢ

Đoàn Quý Dương

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ và đóng góp quý báu của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hương Lan đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi
những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học
Quản lý Kinh tế K4-06 của Trường Đại học Đại Nam đã cho chúng tôi những
kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích và quý giá.
Cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Công ty, các Phòng, Ban
chức năng Công ty TNHH Arai Việt Nam và gia đình đã quan tâm giúp đỡ để tôi

hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ

Đoàn Quý Dương

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG..........................4
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh......................4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh...........................................4
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh............................................5
1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh...............................................5
1.2. Một số quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.................................................................................................................. 6
1.2.1. Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..............................................................6
1.2.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp với lợi ích xã hội...................................................................................7
1.2.3. Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
với lợi ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc.........7
1.2.4. Cần xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cả hai mặt định tính và
định lượng........................................................................................................ 7
1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. .8
1.3.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.......................8
1.3.2. Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh....................9
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh..............................10

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.....................................10
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính...............................................11
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.................................16
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...17
1.5.1. Các nhân tố bên ngoài..........................................................................17
1.5.2. Các nhân tố bên trong...........................................................................20
Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH ARAI VIỆT NAM (VNA).................................................25
3


2.1. Khái quát về Công Ty TNHH Arai Việt Nam (VNA).............................25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................26
2.1.3. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm
2015-2017...................................................................................................... 27
2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNA..................................28
2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội..........................................................28
2.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính..................................................................30
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động....................................................33
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. .34
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài..........................................................................34
2.3.2. Các nhân tố bên trong...........................................................................37
2.3.3. Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh...................45
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNA giai đoạn
2015 - 2017.........................................................................................................46
2.4.1. Kết quả đạt được..................................................................................46
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................47
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH


CỦA CÔNG TY TNHH ARAI VIỆT NAM................................50

3.1. Tình hình thị trường, khách hàng............................................................50
3.2. Định hướng và mục tiêu cơ bản đến năm 2020 của Công ty TNHH Arai
Việt Nam............................................................................................................ 52
3.2.1. Định hướng...........................................................................................52
3.2.2. Mục tiêu cơ bản....................................................................................53
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH Arai Việt Nam.................................................................53
3.3.1 Cải thiện hiệu quả chương trình thực hành 5S......................................53
3.3.2. Gải pháp về kinh doanh........................................................................55
3.3.3. Giải pháp mua hàng..............................................................................56
3.3.4. Giải pháp về quản lý sản xuất..............................................................58
4


3.3.5. Giải pháp về quản lý chất lượng...........................................................60
3.3.6. Giải pháp quản lý tài chính...................................................................61
3.3.7. Giải pháp quản trị nhân sự...................................................................61
3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý......................................................65
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước..............................................65
3.4.2. Kiến nghị với Tập Đoàn ARS...............................................................65
KẾT LUẬN....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 70

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

1

ASEAN

2
3

ATIGA
CBCNV

Southeast Asian Nations)
Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN
Cán bộ công nhân viên
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái

4

CPTPP

Bình Dương (Comprehensive and Progressive

5

6

DT
IRR

7

JVEPA

Agreement for Trans-Pacific Partnership)
Doanh thu
Suất thu lợi nội tại (Internalrate of return)
Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Việt Nam (Japan -

8
9
10
11
12
13
14

LN
NPV
ROA
ROE
USD
VAT
VNA


15

WTO

Vietnam Economic Partnership Agreement)
Lợi nhuận
Giá trị hiện tại ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Đô la mỹ (United states dollar)
Thuế giá trị gia tăng (Value added tax)
Arai Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)

6


DANH MỤC SƠ ĐÔ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
SƠ Đ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VNA........................................... 26
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của VNA...................................... 27
Biểu đồ 2.2. Thu nhập bình quân của một lao động tại VNA............................ 30
Biểu đồ 3.1. Doanh số xe máy tại Việt Nam ......................................................51
BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của VNA giai đoạn 2015-2017........ 27
Bảng 2.2. Tỷ suât thuế trên tổng tài sản của VNA năm 2015-2017 ...................28
Bảng 2.3. Thu nhập bình quân của một lao động tại VNA ................................29

Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của VNA năm 2015-2017 ...........30
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản của VNA 2015-2017................................. 31
Bảng 2.6. Sức sinh lời của doanh thu thuần của VNA năm 2015-2017............. 32
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng chi phí của VNA năm 2015-2017......................... 33
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của VNA ..............34
Bảng 2.9. Tỷ trọng doanh thu các nhóm sản phẩm trong tổng doanh thu .........37
Bảng 2.10. Tỷ trọng lợi nhuận các sản phẩm trong tổng doanh thu ..................38
Bảng 2.11. Tỷ trọng lợi nhuận các sản phẩm trong tổng lợi nhuận................... 38
Bảng 2.12. Thông tin về máy móc thiết bị của VNA........................................ 41
Bảng 2.13. Tình hình tài chính của VNA năm 2015-2017 ................................43

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới của quá trình hội nhập và toàn
cầu hóavới việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khối ASEAN
hoặc việc ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nước phát triển và các
nền kinh tế mạnh trên thế giới, gần đây nhất là CPTPP - Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương điều này đồng nghĩa với việc tạo ra cho
chúng ta nhiều cơ hội vàthách thức mới. Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp Việt
Nam phải đổi mới để thích ứng với điều kiện mới. Không ngừng nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình trong nước và Quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập với khu vực
và thế giới.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải tìm
kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ là ngành có đóng góp lớn cho tiến
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Công ty TNHH Arai Việt Nam (VNA) là một công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp phụ trợ, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại phớt dầu, vòng
đệm cao su hình chữ O, các linh kiện cao su cho ô tô, xe máy và các linh kiện
điện tử khác. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh những
năm gần đây nhưng VNA vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức phía
trước. Công ty đã đề ra mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đến
năm 2020. Muốn thực hiện được những điều này cần phải xác định các tiêu
chuẩn, chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNA một cách trung
thực, khoa học, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của VNA.
Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết đó, là một cán bộ đang công tác tại Công ty,
tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Arai Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.

1


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Arai Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lại cơ sở lý luận và tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH Arai Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH Arai Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH Arai Việt Nam có trụ sở chính tại thành phố Hải
Phòng, Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập để phân tích và phản ánh thực
trạng trong giai đoạn 2015-2017 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH Arai Việt Nam đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Arai Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội,
hiệu quả tài chính, hiệu quả sử dụng lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của Công ty TNHH Arai Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp mô
tả, thống kê, so sánh, phân tích,… trên cơ sở các kiến thức của ngành kinh tế để
làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận phân tích, trình bày thực trạng, cũng
như xác lập các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu của đề tài.
2


Bên cạnh các nguồn tài liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đầy đủ của Công
ty TNHH Arai Việt Nam, các thông tin kinh tế vĩ mô, các tài liệu trong danh mục
tài liệu tham khảo, tác giả còn thu thập các thông tin sơ cấp thông qua PHIẾU
THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ.
Đối tượng khảo sát, tham khảo ý kiến đã thực hiện gồm 10 cán bộ trưởng
phòng, phó trưởng phòng (phòng Kinh doanh, Phòng XNK, phòng HCNS,
phòng Kế toán, phòng Sản xuất, phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Kế hoạch sản
xuất, phòng Quản lý chất lượng). Phiếu khảo sát gồm 10 câu hỏi và được thực
hiện vào tháng 4 năm 2018. Chi tiết được thể hiện trong Phụ lục của Luận văn.
5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
Arai Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Arai Việt Nam.

3


Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả
sản xuất kinh doanh còn thểhiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị
doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá
trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi
nhuận. Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính củadoanh nghiệp để đạt hiệu
quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp cực
kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một
cách bền vững.
Do vậy phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản
của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển

không ngừng. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho
các doanh nghiệp trên thị trường.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh các chỉ tiêu cần được xem xét
gắn với thời gian, không gian và môi trường của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mặt
khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn đặt trong mối quan hệ
với hiệu quả xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên của
đất nước.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu
hiệu quả ở các bộphận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả
sử dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay,
4


chi phí… Ta cũng có thể đi phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ
đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các quyết định
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
(2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc
dân).
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả
cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động
sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp
bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện
kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường.
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả
đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ
nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài
chính phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình

độ của các nhà quản lý, căn cứđưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính
xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu
thời gian và không gian phân tích.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh thường thể hiện một
kỳ phân tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả
của một kỳ phân tích.
Nhưng tùy theo mục đích của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn có, khi
phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế toán
quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa.
1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là
trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh
doanh được thể hiện cả ba mặt sau đây:
5


Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ
thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu
quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả của nền kinh tếquốc dân, góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng
cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội.
Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện qua các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh
doanh trình độ công nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan
trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Khi có
hiệu quảcủa doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ,
nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ

mang lại cho người lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và
tinh thần, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được
cải thiện, nâng cao. Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh
nghiệp thì họ sẽtoàn tâm toàn ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng
lên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Một số quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Trong Luận Văn này tác giả xem xét việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh dựa trên các quan điểm sau:
1.2.1. Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng ta cần chú ý đến các mặt, các khâu, các yếu tố trong quá trình sản
xuất kinh doanh; phải xem xét các góc độ không gian và thời gian; các giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế hiện tại phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài
của doanh nghiệp.
6


1.2.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích xã hội
Nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải
phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu
chiến lược của nhà nước. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong cơ thể của
nền kinh tế chung của đất nước, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân,
đến lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt điều này rất quan trọng với nền kinh tế
nước ta hoạt động theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì
ngoài mục tiêu kinh tế phải quan tâm đến các vấn đềvề kinh tế xã hội.
1.2.3. Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và

giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc
Xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là nguồn lực
và vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành công hay
thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người
vừa là điều kiện vừa là mục tiêu hoạt động kinh doanh.
Sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ nhân cách của người lao động không
những thểhiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và
Nhà nước, mà còn tạo điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Việt
Nam.
1.2.4. Cần xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh
trên cả hai mặt định tính và định lượng
Trong đó về định tính hiệu quả kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực
phấn đấu, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của mỗi khâu, mỗi bộ phận, mỗi
cấp trong sản xuất và nó còn phản ánh sự gắn bó trong việc giải quyết những
mục tiêu về kinh tế với những mục tiêu chính trị xã hội.

7


1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh
1.3.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cung cấp
cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích
cho các đối tượng khác nhau.
Đối với các nhà quản trị kinh doanh như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng
quản trịvà Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh
giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích
cực và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất

để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cho doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ
tức… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn
nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính
thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra
các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được
vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà
nước, cơ quan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ
của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các
chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh
nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng
góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển.
8


Thông tin phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn cung cấp cho cán
bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai, từ đó họan tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp.
Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh rất hữu ích cho
nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho
từng đối tượng.
1.3.2. Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân

tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu
cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra
các quyết định phù hợp.
Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung
cụ thểnhư vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi
phí cho doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục
tiêu và nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau. Để đánh giá
khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử
dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh
doanh trên các góc độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn
chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh
thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí… Mặt khác khi phân tích
hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích
như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới
xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định
lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố
tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện
pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu là
báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính,
9


báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp
của kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Nhiệm vụ phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh được xét trên mọi góc
độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả
sử dụng chi phí.
Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết,
đánh giá khái quát… Sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét.

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời
cả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Nó không chỉ phản ánh hiệu quả việc đóng góp
của doanh nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện
hiệu quả sự đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực
hiện mục tiêu nâng cao đời sống người lao động.
1.4.1.1. Tỷ suất thuế trên vốn
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách
nhà nước. Chỉ tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đóng
góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Tỷ suất thuế trên vốn cao và
tăng lên chứng tỏ hiệu quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát
triển theo chiều hướng tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.4.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân trên một lao động, nó thể
hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người
10


lao động.
Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
1.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì
họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư,
với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển. Khi phân tích
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện
xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi
huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh
nghiệp.
Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ
thì hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc
thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào
cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở
hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này
cần kết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ
tiêu này được tính như sau:
-

11


Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao
nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu
nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ
tiêu này được tính như sau:

- Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có một đồng doanh thu thuần thì mất
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu càng cao, đó là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt
động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:


1.4.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn
diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó
trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ
tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử
dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp đánh giá
thích hợp. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu
sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư. Các chỉ tiêu thường sử
12


dụng đánh giá hiệu quả sửdụng tài sản như sau:
- Sức sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà
doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh
nghiệp đầu tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Số vòng quay của tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận
động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản
quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động
nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Nếu chỉtiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh
thu của doanhnghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm

ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này được tính như sau:

-

13


Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản
để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự
kiến. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng
doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp
hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh
thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
1.4.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần (doanh lợi bán hàng)
Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.4.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí (doanh lợi chi phí)
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý
khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu
quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:


14


- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá
vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh
nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí
bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này
được tính như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận
trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí quản lý.
Chỉ tiêu này được tính như sau:

15


×