Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đại cương về thuốc kháng sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.02 KB, 9 trang )

Đại cương về thuốc Kháng Sinh
Thuốc Kháng Sinh là những chất có tác động chống lại sự sống của Vi
Khuẩn (hay còn gọi là Antibiotic) ngăn vi khuẩn nhân lên bằng cách tác động
ở mức độ phân tử, tác động vào một hay nhiều giai đoạn chuyển hóa cần thiết
của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa…
* Phân biệt thuốc kháng sinh với thuốc khử trùng và thuốc sát trùng:
Thuốc khử trùng: (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng
sẽ phá hủy nguyên sinh chất của cả vi khuẩn và vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử
dụng cho các đồ vật vô sinh.
Thuốc sát trùng: (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không
làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh
để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
I.

Phân loại:
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh: dựa vào khả năng tác dụng: kháng
sinh Diệt khuẩn,kháng sinh Hãm khuẩn; dựa vào phổ tác dụng: kháng sinh phổ
rộng, kháng sinh phổ hẹp; dựa vào nguồn gốc: tổng hợp hay bán tổng hợp. Cách
phân loại dưới đây dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh.
1.
Nhóm β-Lactam (Penicillin và Cephalosporin)
a.
Các penicillin:
Penicillin: penicillin G (Benzyl penicillin), penicillin V (penoxymethyl
penicillin)
Trị các bệnh: Nhiễm trùng do tụ cầu, liên cầu ở vật nuôi. Bệnh nhiệt thán, ung
khí thán trâu bò. Bệnh uốn ván ở gia súc. Bệnh đóng dấu ở lợn. Bệnh viêm phổi,
viêm họng, viêm phế quản, thanh quản ở vật nuôi. Nhiễm khuẩn huyết, hoại thư ở
vật nuôi. Viêm tủy xương, viêm khớp ở vật nuôi. Viêm thận, viêm bàng quang,


đường tiết niệu ở vật nuôi. Viêm vú các loài gia súc. Viêm đường sinh dục do
nhiễm khuẩn và sau khi đẻ ở gia súc. Viêm mắt ở vật nuôi.
-

Penicillin M: Methicillin (Oxacillin, cloxacillin, floxacillin)
Trị các bệnh: Nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu ở gia súc non: viêm rốn, viêm
da, viêm cơ, viêm mắt, viêm tai ngoài, vết thương nhiễm khuẩn. Viêm đường hô
hấp trên: viêm họng, khí quản, thanh quản ở vật nuôi. Viêm phế quản phổi, viêm
phổi ở vật nuôi. Viêm đường tiết niệu ở gia súc.


Penicillin A: (Ampicillin, Amoxillin, Sermicilin, Penbritin, Albipen,
Pemiclin, Ambiotic...)
Trị các bệnh: Viêm đường hô hấp: viêm phổi, phế quản, thanh quản, viêm tai
giữa ở vật nuôi. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm thận, bể thận, bàng quang,
tuyến tiền liệt ở gia súc. Nhiễm khuẩn đường ruột: bệnh phó thương hàn, tiêu chảy
phân trắng ở lợn, viêm ruột. Nhiễm khuẩn huyết, tụ huyết trùng trâu bò ngựa gà.
Đóng dấu lợn. Nhiệt thán trâu bò. Viêm túi mật ở gia súc. Nhiễm trùng đường sinh
dục: viêm âm đạo, viêm tử cung, nhiễm trùng sau khi đẻ ở gia súc.
b.
Các cephalosporin: Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để
điều trị các vi khuẩn Gram+; thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn
Gram-.
2.
Nhóm Amynoglucozit
Streptomicin: trị Tụ huyết trùng, viêm tử cung, viêm đường sinh dục, tiết
niệu của vật nuôi, bệnh đường hô hấp, viêm vú bò sữa cấp tính, bệnh đầy hơi
chướng bụng của động vật máu lạnh (cá ếch tôm..), bệnh thối ấu trùng của ong
mật.
Kanamycin: trị bệnh nhiễm trùng máu do các loại vi khuẩn: Acrobacter,

Samonella, Pasteuralla, Staphylococcus Ecoli.
Neomycin: trị các bệnh trên da, màng nhầy do những vi khuẩn mẫn cảm với
thuốc gây ra ở dạng kem bôi, thoa lên vết thương, bỏng, u nhọt, viêm da. Thuốc
còn trị các bệnh do Coliform gây nên ở đường tiêu hóa.
Spectinomycin: trị bệnh CRD, coliform của gia cầm và lợn con phân trắng,
Ecoli gây viêm vú trâu bò
Dihydrostreptomycin, Apramycin, Paromomycin, tobramycin, lividomycin,
framycetin, Gentamicin, Sisimicin.
Sau này, khi thay đổi cấu trúc của các hợp chất tự nhiên nói trên, người ta thu
được các thuốc bán tổng hợp như: Amikacin, Netilmicin, Dibekacin.
3.

Nhóm Chloramphenicol (hay Phenicol)
Những năm1950, thuốc này có tác dụng điều trị hàng loạt bệnh truyền nhiễm,
đặc biệt bệnh tiêu hóa, các bệnh nguy hiểm đến mạng sống. Cho đến nay, bên nhân
y vẫn dùng nhưng trong thú y đã bị cấm do thuốc để lại tồn dư trong sản phẩm
động vật và có nguy cơ gây suy tủy, ung thư cao.


Các thuốc hay dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Chlorocid, có tác dụng
điều trị bệnh thương hàn và sốt phát ban do Rickettsia (là tác nhân truyền bệnh rận,
chấy), Chloromycetin, Thiamphenicol vàflorphenicol (hai thuốc sau ít độc hơn).
4.

Nhóm Tetracyclin: (tetracyclin, chlotetracyclin, oxytetracyclin)
Trị các bệnh: Nhiễm khuẩn đường ruột, ỉa chảy do E.coli, Salmonella lỵ trực
khuẩn, lỵ amip ở gia súc. Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản,
viêm màng phổi có mủ ở tất cả các loài gia súc, gia cầm. Bệnh sảy thai truyền
nhiễm của các thú nhai lại. Nhiễm khuẩn đường sinh dục, đường tiết niệu, viêm tử
cung ở gia súc, viêm vú ở gia súc. Nhiễm khuẩn da ở gia súc, viêm mắt ở gia súc.

5.
Nhóm Macrolide: gồm Macrolide thực thụ (Erythromycin, Tylosin,
Rifamycin, spiramycin) và Macrolidehọ hàng (Lincomycin, virginiamycin).
Erythromycin: trị các bệnh đường hô hấp do vi khuẩn gây ra: CRD, viêm phế quản
phổi, huyết nhiễm cầu khuẩn, bệnh đường tiêu hóa, bệnh viêm vú.
Oleandomycin: ứng dụng giống Erythromycin, ưu tiên nhiễm khuẩn đường hô hấp,
sinh dục, ruột, bệnh tiêu chảy của lợn (hồng lỵ).
Tylosin: dùng phòng (trộn thức ăn), trị bệnh CRD của vật nuôi (nhất là gia cầm
trong khi dùng vaccine, hay bị tác nhân stress có hại khác); tiêu chảy của lợn do vi
khuẩn Treponema hyodysenteria (hồng lỵ); viêm móng chân, viêm vú của đại gia
súc; viêm tai, viêm tử cung, viêm da, leptospilosis và tiêu chảy do vi khuẩn kế phát
từ các bệnh của virut ở chó mèo.
Rifamycin: trị bệnh lao (nên kết hợp với Vancomycin hay Nafcilin chữa viêm nội
tâm mạc, viêm xương)
6.
Nhóm kháng sinh đa peptid (Polypeotides)
Bacitracin: trị bệnh ở chân, móng do thiếu kẽm ở lợn và gia cầm khi sử dụng thức
ăn hỗn hợp.
Novobiocon: trị bệnh nhiệt thán, ung khí thán, bệnh viêm nhiễm khuẩn đường tiêu
hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, tử cung.
Colistin: phòng và trị đường tiêu hóa.


7.
Nhóm thuốc hóa học trị liệu: Gồm nhóm quinolon, 5-nitroimidazol,
nitrofuran, các sunphamid và những thuốc có tác dụng kìm hãm virus.
Nhóm Quinolon: thế hệ 1: acid nalidixic, acid oxolinic; thế hệ 2: flumequin, thế
hệ 3: Norfloxacin,Enrofloxacin, Pefloxacin, Rosoxacin, Ciprofloxacin. Có tác dụng
rất tốt trên vi khuẩn đường ruột –Enterobacteriaceae, các trực khuẩn gram (-),
gram (+), kể cả những chủng đã kháng penicillin cổ điển, kháng β- Lactamin tổng

hợp và bán tổng hợp: meticilin. Thuốc tác dụng mạnh hơn, hấp thu, phân phối đều
hơn, tốt hơn. Dùng uống để chữa nhiễm khuẩn toàn thân được.
Nhóm Nitroimidazol : Metronidazole trị Clostrium tetanos, ung khí thán, nhiệt
thán, tiêu chảy do clostrium peringes ở lợn choai, chữa những ổ viêm và nhiễm
khuẩn.
Nhóm Sulphamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol... là thuốc hóa
học trị liệu được dùng đầu tiên, trước cả thuốc kháng sinh. Nó có vai trò quan
trọng trong phòng trị các các bệnh đường tiêu hóa (nhiễm khuẩn và cầu trùng) và
các bệnh nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hóa (phổi, tử cung, tim, buồng trứng..)
Nhóm Nitrofuran: nitrofurazol, furazolidon, furaltadon...
Nhóm Diaminopyrimidin: trimethoprim, diaveridin, pyrimethamin, ormethoprim.
Nhóm Lincosamide: (Lincomycin, Clindamycin...) Trị bệnh: Viêm phổi, viêm phế
quản, viêm hạch nhân, viêm xoan, viêm cốt tủy ở gia súc.
Nhóm Pleuromutilin:(Tiamulin) Gia
cầm:
bệnh
đường

hấp
do Mycoplasma (CRD) 100mg/kg thức ăn/ 8-10 ngày. Heo: bệnh viêm phổi, hồng
lỵ (viêm ruột xuất huyết do Treponema).
Nhóm Glycopeptide: Vancomycin
Nhóm Synergistin: Virginiamycin: điều trị tại chổ (viêm da, viêm vú), trộn trong
thức ăn (kích thích tăng trọng): 50-100ppm.
Nhóm Polyether ionophore: Monensin, Salinomycin, Avoparcine, Narasin..
8.
Nhóm kháng sinh chống nấm: Griseofulvin, Nystatin, Flucytosine,
Ketoconazole…



II.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Hình mô tả cơ chế tác dụng của kháng sinh
1.
Kháng sinh tác dụng lên tế bào
Kháng sinh tác dụng lên quá trình tạo thành tế bào của vi khuẩn như các
thuốc
thuộc
nhóm βlactamin,
nhóm Glycopeptide
(vancomycin), nhóm polymycine (baxitracin).
Kháng sinh tác dụng lên các màng nguyên sinh chất làm mất phương hướng
hoạt động của màng như nhóm polymycine (colistin).
2.
Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào
Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế sự sinh tổng hợp protein của vi
khuẩn ở mức ribosom, kết quả vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không
cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Nhómaminoglucozid + tetracyclin gắn vào
tiểu phần 30s của ribosome làm cho quá trình dịch mã không chính xác;
các macrolid (erythromycin), lincosamid và phenicol gắn vào tiểu phần 50s
của ribosome làm ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi
polypeptide.
Kháng sinh tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (acid nucleic) cả AND và
ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào. Các quinolon thế hệ mới ức chế


tác dụng của enzyme DNA gyrase (nối giữa các ADN) làm cho hai mạch đơn
của DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.

Nhómsulfamide có cấu trúc giống PABA (para aminobenzonic acid là một loại sinh
tố nhóm B phức tạp) có tác dụng cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng
hợp acid nucleotid.Nhóm imidazol; nhóm trimethoprimtác động vào enzyme
dihydrofolat reductase (DHFAcid) xúc tác cho quá trình tạo nhân purin làm ức chế
quá trình tạo acid nucleic.
III.
1.

Phối hợp kháng sinh
Mục đích của việc phối hợp kháng sinh:
Trong sử dụng kháng sinh nhiều khi phải dùng phối hợp hai kháng sinh trở lên
cùng lúc để đạt hiệu quả trong điều trị. Sự phối hợp kháng sinh phải nhằm đạt 3
mục đích:
Mở rộng phổ kháng khuẩn
Loại trừ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng
Đạt được tác dụng diệt khuẩn
2.

Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Vì phối hợp kháng sinh có nghĩa số kháng sinh dùng nhiều hơn đưa đến giá cả
điều trị tăng cao và nhất là tỷ lệ bị tác dụng phụ do thuốc nhiều hơn nên sự phối
hợp đòi hỏi thận trọng và cân nhắc tối đa. Một số trường hợp cần phối hợp kháng
sinh có thể kể như sau:
Khi bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn (như bị áp-xe não có khi phải phối hợp 3
loại kháng sinh thuộc loại đặc biệt: vancomycin + cefotaxim + metronidazol)
Sốc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn nặng chờ kết quả xét nghiệm (thường
phối hợp beta-lactam + aminosid)
Nhiễm khuẩn giảm bạch cầu hoặc bị suy giảm miễn dịch (có khi phải phối
hợp tobramycin + ticarcillin)
-


Viêm màng trong tim (penicillin + aminosid; vancomycin + aminosid)

Nhiễm loại vi khuẩn đặc biệt: pseudomonas aeruginosa, enterobacter,
serratia, citrobacter, listeria, enterococcus do các loại vi khuẩn này rất dễ đột biến
tạo chủng đề kháng (như trị P.acruginosa có khi dùng:ceftazidim + amikacin)
Khi dùng loại kháng sinh cần phải phối hợp với kháng sinh khác vì nếu
dùng một mình kháng sinh này rất dễ bị đề kháng (rifammycin, acid fusidic,
fosfomycin)


* Khi phối hợp hai kháng sinh, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Hình mô tả nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng, hoặc cùng có tác dụng hãm
khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn: kháng sinh diệt khuẩn: (bactericides) là
đặc tính của kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn (β-Lactamin,
nhóm aminoglucozid, polypeptide, sunfamid + diaminopyrimidin..); kháng
sinh hãm khuẩn: (bacteriostatic) còn được gọi kìm khuẩn, tĩnh khuẩn, trụ khuẩn
hay "ngưng trùng" là đặc tính của loại kháng sinh chỉ ức chế sự phát triển của vi
khuẩn chứ không tiêu diệt (tetracyclin, lincosamin, macrolid, phenicol,
diaminopyrimidin, synergistin..).
Ta chỉ dùng kháng sinh hãm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức, vì thuốc
chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ làm
nhiệm vụ tiêu diệt chúng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị suy yếu, bắt buộc
phải dùng kháng sinh diệt khuẩn. Không phối hợp kháng sinh hãm khuẩn và kháng
sinh diệt khuẩn vì sẽ đưa đến hiệu ứng đối kháng.
Lấy

dụ,

kháng
sinh
nhóm beta-lactam (trong
đó
có cefalexin và amoxicillin) có tác dụng diệt khuẩn(tác động lên vi khuẩn ở giai


đoạn sinh sản) do ngăn chặn sự tổng hợp lớp vỏ bao bọc của vi khuẩn, vi khuẩn
không có vỏ bọc cơ thể nó sẽ vỡ tung xem như bị tiêu diệt, và tác dụng diệt khuẩn
này chỉ phát huy khi vi khuẩn còn có sự phát triển tốt, tổng hợp được lớp vỏ. Nếu
phối hợp kháng sinh beta-lactam với một kháng sinh có tác dụng hãm khuẩn
như: tetracyclin, cloramphenicol... xem như beta-lactam bị đối kháng không còn
tác dụng. Bởi vì kháng sinh hãm khuẩn thường tác động đến ribosom (một bộ phận
trong cơ thể vi khuẩn giúp nó tổng hợp protein để phát triển, tăng trưởng) làm
ribosom không hoạt động tức là làm cho vi khuẩn không còn phát triển, tuy không
chết nhưng ngưng phát triển, không tiếp tục tổng hợp lớp vỏ bọc là đích tác dụng
mà beta-lactam tác động vào.
Trường
hợp
đặc
biệt: Kháng
sinh
nhóm macrolide,
nhóm aminosid (như streptomycin,
gentamycin,
kanamycin...) và
nhóm macrolide tuy tác động vào ribosom nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn, chứ
không có tác dụng hãm khuẩn như tetracyclin (nhóm này tác động trên vi khuẩnở
giai đoạn yên nghỉ). Vì vậy, có thể phối hợp thuốc nhóm beta-lactam với
nhóm aminosid.

Hai kháng sinh phối hợp không thuộc cùng một cơ chế tác dụng hoặc không
gây độc trên cùng một cơ quan:
Thí dụ như không nên phối hợp hai beta-lactam vì cùng tác động trên vỏ của
tế bào vi khuẩn hoặc không phối hợp hai kháng sinh cùng nhóm aminosid vì
nhóm aminosid gây độc đối với tai và thận, nếu phối hợp hai kháng sinh cùng
nhóm sẽ làm điếc và suy thận trầm trọng trong khi hiệu quả trị bệnh lại không tăng.
Kháng sinh cotrim (còn gọi là cotrimoxazol, biệt dược thông dụng bactrim)
thực sự là thuốc phối hợp hai kháng sinh: sulfamethoxazol là một sulfamid với một
kháng sinh khác là trimethoprim. Sulfamethoxazolvà trimethoprin là hai kháng sinh
hãm khuẩn nhưng khi phối hợp trong cotrim thì lại đạt được tác dụng cộng
lực (effets additifs) là diệt khuẩn. Erythromycin được xem là kháng sinh hãm
khuẩn vì tác động trên ribosom của vi khuẩn nhưng nếu khi dùng, đạt được nồng
độ thuốc trong máu cao sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, có
khi erythromycin được phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn.
-

Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng:
Thí dụ như không phối hợp cefoxitin với penicillin vì cefoxitin kích thích vi
khuẩn đề kháng với penicillinbằng cách tiết ra enzym phân hủy kháng sinh phối
hợp với nó.
Một số phối hợp thuốc có tác dụng hiệp lực








ß-lactamin + aminoglycoside

Glycopeptid + aminoglycoside
Sulfamide + trimethoprim
ß-lactamin + fluoroquinolon
Rifampicin + vancomycin

Một số phối hợp thuốc có tác dụng đối kháng cần tránh

Aminoglycoside + chloramphenicol

Aminoglycoside + tetracyclin

Quinolon + chlormphenicol

Penicillin G / ampicillin + tetracyclin

Penicillin G / ampicillin + macrolide
Phòng Kỹ Thuật Công Ty NHÂN LỘC - ROVETCO



×