Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 92 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------

HOÀNG THỊ THẢO

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------

HOÀNG THỊ THẢO

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH


TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ
thực tế của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Thái Nguyên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1


3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3

1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....3
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại...........................................................3
1.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại..................4
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại..................5
1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................8
1.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng thương mại........8
1.2.2. Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng
thương mại.......................................................................................................21
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở
Ngân hàng thương mại....................................................................................23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ ở Ngân hàng thương mại.............................................................................25
1.3. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................28
1.3.1. Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước........28
1.3.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
Thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên................................................30
CHƯƠNG 2

32


THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 32
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

32


2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN....................................................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.......................................................33
2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính.........................................34
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN...............................................40
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên. .40
2.2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên....41
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN.........................48
2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................48
2.3.2. Những tồn tại.........................................................................................55
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.............................................................59
CHƯƠNG 3

67


GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ.....67
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

67

3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN....................................................................67


3.1.1. Định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh chung...............................67
3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ............................68
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................69
3.2.1. Nâng cao năng lực, uy tín của Agribank Thái Nguyên.........................69
3.2.2. Hoàn thiện và mở rộng nghiệp vụ.........................................................69
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý...............................................71
3.2.4. Đầu tư hiện đại hoá công nghệ, thiết bị ngân hàng...............................73
3.2.5. Đa dạng và khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ..................................74
3.2.6. Phát huy yếu tố con người.....................................................................75
3.3. KIẾN NGHỊ.............................................................................................77
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước................................................................77
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.80
3.3.3. Đối với khách hàng...............................................................................81
KẾT LUẬN

83



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nguyên nghĩa
Agribank Thái Nguyên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Agribank VN
BIDV
CP

Thái Nguyên
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam
Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

KH

Khách hàng


NHNN
NHTM

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại

NH

Ngân hàng

Sở QL V&NT

Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ

TCTD

Tổ chức tín dụng

VN

Việt Nam

TD

Tín dụng

Vietinbank TN
Vietcombank
XNK

USD
EUR

Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Thái Nguyên
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Xuất nhập khẩu
Đô la Mỹ
Đồng tiền chung Châu Âu

JPY

Đồng Yên Nhật

GBP

Đồng Bảng Anh

VND

Đồng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên.................................33
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013.............................35
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2011 - 2013......................37
Bảng 2.3: Doanh số mua, bán ngoại tệ năm 2011 – 2013...............................38
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tại Agribank Thái Nguyên................................39
qua các năm 2011 - 2013................................................................................39
Bảng 2.5: Tỷ trọng các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ......................................42

Bảng 2.6: Số món giao dịch giao ngay............................................................43
Bảng 2.7: Doanh số mua, bán ngoại tệ tiền mặt..............................................44
Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ tại Agribank TN năm 2011 - 2013......45
Bảng 2.9 : Doanh số mua bán kỳ hạn tại Agribank Thái Nguyên...................46
Bảng 2.10: Trạng thái ngoại tệ của Agribank Thái Nguyên năm 2011 – 2013
.........................................................................................................................47
Bảng 2.11: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh các năm 2011 - 201347
Bảng 2.12: So sánh doanh số mua bán ngoại tệ giữa Agribank TN và
Vietinbank TN.................................................................................................50
Biểu đồ 2.1: Nguồn nhân lực...........................................................................34
Biểu đồ 2.2: Doanh số mua, bán ngoại tệ qua các năm của Agribank TN......50
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động KDNT....................................52
Biểu đồ 2.4: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do theo ngày
VND/USD, 2009- 2011...................................................................................57


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ dẫn đến sự
phát triển đa dạng của các dịch vụ tài chính – ngân hàng. Do vậy, bên cạnh
các hoạt động kinh doanh truyền thống như: Huy động vốn, cho vay, thanh
toán,… Ngân hàng ngày nay còn phát triển nhiều dịch vụ kinh doanh mới để
thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ
mà tương lai sẽ trở thành hoạt động kinh doanh lớn của ngân hàng thương mại
hiện đại.
Trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam thì chi nhánh Thái Nguyên là một trong những chi nhánh tiêu biểu trong
tiến hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Trong các hoạt động kinh doanh của
chi nhánh thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được các thành tựu nhất

định. Tuy nhiên bên cạnh đó chi nhánh vẫn còn những hạn chế làm kìm hãm
hoạt động kinh doanh ngoại tệ bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh còn đơn điệu,
chưa phong phú và doanh thu chưa cao. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các
giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên là
một yêu cầu cấp bách.
Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt
Nam - Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên” cho bài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề cập và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về mở rộng kinh doanh
ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013, qua đó làm rõ những kết quả đã


2
đạt được cũng như chỉ ra những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những
tồn tại này.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại Agribank Thái Nguyên những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Chủ yếu đề cập và phân tích hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại Agribank Thái Nguyên
Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống là: Duy vật biện chứng, Duy
vật lịch sử, tổng hợp, so sánh, phân tích logic…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tỉnh Thái Nguyên


3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ngân hàng thương mại, người
ta thường dựa vào tính chất, mục đích của nó trên thị trường tài chính và đôi
khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Theo Luật Ngân hàng Pháp, tháng 6 năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng
là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930 định nghĩa, “những nhà băng thiết
yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề
thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực
hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…”
Ở Việt Nam, theo điều 2 luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội
thông qua ngày 16/06/2010 nêu rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong khái
niệm này, hoạt động ngân hàng được giải thích tại Luật ngân hàng nhà nước
“Là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các
dịch vụ thanh toán”. Luật này cũng quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức
tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định


4
của luật này.
1.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, NHTM kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm với sản phẩm là
tiền – một loại sản phẩm mang tính xã hội và nhạy cảm rất cao. Cụ thể là chỉ
một thay đổi nhỏ trong môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt
động chính của NHTM. Đặc biệt là khách hàng của NHTM không trung
thành, dễ bị lôi kéo nếu khách hàng nghe thông tin nào đó không tốt về ngân
hàng thì họ rất dễ bị xao động và rút tiền gửi tại ngân hàng và dẫn đến hiệu
ứng domino làm cho các NHTM gặp phải rủi ro trong thanh khoán nếu khách
hàng đến rút tiền ồ ạt.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngân hàng rất đa dạng, phong phú và có
phạm vi rộng lớn: Liên quan đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và có
quan hệ với tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Như chúng ta thấy hầu hết
các lĩnh vực trong nền kinh tế đều cần tới các dịch vụ của ngân hàng như: Sản

xuất kinh doanh hàng hóa, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo hiểm, kinh doanh
chứng khoán,...
Thứ ba, hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan mật thiết đến hệ
thống lưu thông tiền tệ và thanh toán quốc gia. Bởi vì NHTM là trung tâm
thanh toán lớn của nền kinh tế. Như chúng ta thấy ngày nay hầu hết các hoạt
động trong nền kinh tế đều thanh toán thông qua hệ thống NHTM do đó vai
trò của NHTM đối với việc thanh toán trong nền kinh tế rất quan trọng. Mặt
khác hoạt động của các NHTM liên quan đến vấn đề tạo tiền thông qua chức
năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Hệ thống NHTM đã làm
tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán,
chi trả của xã hội.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rủi ro cao. Vì hoạt
động KD của ngân hàng liên quan đến nhiều yếu tố về môi trường kinh doanh
vĩ mô như: Giá cả, lãi suất, tỷ giá,… đều tác động đến hoạt động của NHTM.


5
Nếu lãi suất thị trường giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của các
NHTM hoặc nếu tỷ giá tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
làm dòng tiền đi vào trong nước tạo cơ hội tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
Ngoài ra hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chịu tác động bởi yếu tố
tâm lý khách hàng, nếu khách hàng nhận được dịch vụ chăm sóc tốt từ NHTM
và các thông tin về NHTM tốt thì khách hàng đó sẽ gắn bó với ngân hàng và
ngược lại, do vậy tâm lý khách hàng rất quan trọng và các NHTM luôn phải
tìm ra các biện pháp để nắm được các tâm lý đó. Mặt khác chúng ta thấy rằng
hiện nay các ngân hàng không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ truyền thống như:
Huy động vốn, cho vay, thanh toán,.,. mà còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ
khác và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như: Bất động sản, chứng khoán,
bảo lãnh,…Việc đầu tư nhiều hoạt động như vậy nếu thuận lợi thì mang lại
nguồn thu rất lớn cho các NHTM, tuy nhiên chúng ta thấy các hoạt động trên

đều mang tính rủi ro cao trong khi đó nguồn vốn của NHTM chủ yếu là vốn
huy động (chiếm đến 80% tổng nguồn vốn của NHTM), do đó tỷ lệ vốn tự có
trên tổng nguồn vốn của NHTM còn thấp.
Thứ năm, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ
của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền khác thông qua hệ thống các văn
bản pháp luật, qui chế,...Trong từng thời kỳ kinh tế khác nhau, NHNN ban
hành các văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế, do vậy các NHTM
cần cập nhật thường xuyên để điều chỉnh hoạt động của NH mình. Mặt khác,
nếu NHTM hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì còn bị sự điều chỉnh của luật
pháp quốc tế, các hiệp ước, thông lệ quốc tế.
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của một NHTM rất đa dạng, nhưng chúng ta có
thể phân làm các nhóm nghiệp vụ cơ bản sau:


6
1.1.3.1. Huy động vốn
Đây là hoạt động thường xuyên của các NHTM và là hoạt động rất quan
trọng đối với bản thân NH cũng như đối với nền kinh tế. Ta biết rằng, trong
nền kinh tế luôn tồn tại một bộ phận tiền nhàn rỗi trong dân chúng và trong
các tổ chức kinh tế – xã hội, bộ phận này nếu được huy động tập trung sẽ tạo
nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Các NHTM, với vai trò và vị trí của
mình là một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung nguồn tiền nhàn
rỗi trong nền kinh tế, từ đó đầu tưđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Để có nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên từ
phía KH, các NHTM áp dụng nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để huy
động vốn:
- Phong phú về kỳ hạn huy động: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn;
- Phong phú về công cụ huy động: Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái

phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước.
- Phong phú về nguồn huy động: Vay trên thị trường tiền tệ, vay trong
dân chúng, các tổ chức kinh tế trong nước, vay trên thị trường vốn quốc tế.
- Phong phú về cách thức hấp dẫn người gửi tiền: Tiết kiệm bậc thang,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi một nơi lấy ra ở nhiều nơi …
Khi thực hiện hoạt động nhận tiền gửi, NHTM sẽ quản lý được một khối
lượng lớn tiền của nền kinh tế. Đây chính là nguồn vốn để NH tài trợ trở lại
đối với nền kinh tế.
1.1.3.2. Cho vay
Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà NHTM đã huy động được trong
nền kinh tế. Các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều phương thức, đáp ứng
nhu cầu của nhiều đối tượng. Cụ thể:


7
- Cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các NH đã thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán hàng
(người bán chuyển khoản phải thu cho NH để lấy tiền trước) giúp họ có vốn
để mua hàng dự trữ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau đó, các NH đòi nợ
trực tiếp đối với khách hàng (là người mua hàng).
- Cho vay tiêu dùng. Trước đây, hầu hết các NH không mặn mà với các
khoản cho vay cá nhân và hộ gia đình vì họ đều cho rằng các khoản cho vay
tiêu dùng rủi ro cao. Tuy nhiên, từ sau Thế chiến II, do sự gia tăng thu nhập
của người tiêu dùng và áp lực cạnh tranh đã buộc các NH phải hướng tới
người tiêu dùng và coi đây là khách hàng tiềm năng của mình. Thực tế ở các
nước phát triển cho thấy, TD tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình
TD tăng trưởng nhanh nhất
- Tài trợ dự án. Ngoài thực hiện nghiệp vụ truyền thống là cho vay ngắn
hạn, các NH ngày càng năng động trong cho vay tài trợ các dự án, đặc biệt là

tài trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số NH còn cho vay để đầu tư vào
đất đai, bất động sản.
- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Thông qua mua trái phiếu Chính
phủ phát hành, hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi đối với các doanh
nghiệp của Chính phủ.
- Bảo lãnh. Do uy tín cũng như khả năng tài chính của mình, các NH
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho KH trong mua chịu hàng hóa và trang thiết
bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức TD khác…
- Đầu tư. Nghiệp vụ đầu tư của NHTM có thể thực hiện trên thị trường
tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán, cũng có thể đó là hoạt động trực tiếp hùn
vốn hoặc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp, công ty.
- Thuê mua. Thực chất đây là nghiệp vụ cho thuê vốn (Capital Lease),
nhưng vốn cho thuê không phải bằng tiền mà là dưới hình thức tài sản (Các


8
văn phòng, máy móc thiết bị, các tài sản khác). Thuê mua có 3 loại:
(1) Thuê mua đơn thuần trong đó, người đi thuê chọn máy móc thiết bị
và nhà cung cấp, sau đó người cho thuê là các NHTM sẽ mua thiết bị này và
chuyển nó cho người đi thuê sử dụng theo hợp đồng thuê mua.
(2) Thuê mua trực tiếp: Theo hình thức này thì NHTM sẽ cho người đi
thuê sử dụng thiết bị mà họ có sẵn.
(3) Thuê mua liên kết: Đối với những tài sản cho thuê có giá trị lớn, nhiều
NHTM hoặc liên kết giữa NHTM với các nhà sản xuất sẽ hợp tác cùng nhau để
tài trợ cho người đi thuê (liên kết ngang). Cũng có thể các NHTM giao tài sản
của họ cho các chi nhánh thực hiện dịch vụ cho thuê (liên kết dọc).
- Các dịch vụ về chứng khoán: Mua bán chứng khoán, môi giới chứng
khoán, bảo lãnh chứng khoán…
1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Các khái niệm
Kinh doanh ngoại tệ là việc mua, bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm
đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận
trực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở NHTM là quá trình nhằm
tăng trưởng quy mô, đa dạng hóa loại hình và phương thức kinh doanh ngoại
tệ trên cơ sở kiểm soát được rủi ro, bảo đảm chất lượng dịch vụ và hiệu quả
kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng
trong từng thời kỳ.
1.2.1.2. Các hình thức kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng thương mại
Các hoạt động của NHTM luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận và hạn chế
các rủi ro có thể xảy ra. Do đó đối với hoạt động KDNT cũng như vậy, ngân
hàng luôn tìm cách thu được các khoản lợi nhuận, nếu thu được lợi nhuận mà


9
không cần bỏ vốn thì càng tốt. Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu hoạt động
của thị trường ngoại tệ Việt Nam và thị trường hoạt động KDNT trên thế giới
có mối quan hệ mật thiết với nhau và có từ đó các NHTM có thể tiến hành các
hoạt động KDNT của mình nhằm thu lợi. Có hai hình thức KDNT mà hiện
nay các NHTM đang áp dụng là Arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá) và
Speculation (hoạt động đầu cơ).
(1) Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)
Kinh doanh chênh lệch giá là việc NHTM tiến hành các hoạt động mua,
bán kiếm lời dựa vào sự yết giá không thống nhất giữa các thị trường mà
không phải bỏ vốn và cũng không bị rủi ro hối đoái. Điều đó có nghĩa là
NHTM sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc yết giá bao gồm: Tỷ giá,
lãi suất giữa các thị trường khác nhau từ đó tìm kiếm cơ hội giao dịch mua
bán để hưởng khoản tiền thu được từ chênh lệch này. Các NHTM khi muốn

thực hiện nghiệp vụ Arbitrage thì cần có số vốn lớn và có quan hệ đại ký rộng
khắp với nhiều thị trường. Việc thu thập và xử lý thông tin phải được thực
hiện nhanh chóng, chính xác. Các NHTM có thể lựa chọn kinh doanh
arbitrage theo một trong ba loại hình sau:
Thứ nhất, arbitrage địa phương: Là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa
trên sự khác biệt về tỷ giá giữa 2 đồng tiền ở 2 thị trường khác nhau. Các
NHTM bằng cách cùng lúc mua ở thị trường giá thấp và bán ở thị trường giá
cao giúp các NHTM thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch về tỷ giá. Chẳng hạn
có thông số về tỷ giá USD/VND trên các thị trường như sau:
Thị trường
Tỷ giá mua
Tỷ giá bán
Thị trường 1
21.000
21.100
Thị trường 2
21.110
21.120
Trên cơ sở các thông số như trên thì NHTM thực hiện kinh doanh qua
các bước sau:
Bước 1: Mua USD tại thị trường 1 với tỷ giá 1 USD= 21.100 VND
Bước 2: Bán USDtại thị trường 2 với tỷ giá 1 USD = 21.110 VND


10
Vậy chúng ta thấy rằng với hoạt động kinh doanh như trên thì NHTM sẽ
không phải bỏ vốn và cũng không chịu rủi ro, mà vẫn thu được tiền lãi, cụ thể
số tiền lãi mà ngân hàng thu được trong trường hợp này là 10 VND.
Thứ hai, arbitrag 3 bên: Là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa trên sự
chênh lệch tỷ giá liên quan đến 3 loại tiền tệ ở 3 thị trường khác nhau. Để tìm

ra cơ hội kinh doanh thì phải tính tỷ giá chéo. Các NHTM tiến hành chuyển
đổi bắt đầu từ một đồng tiền, qua các đồng tiền khác nhau trên các thị trường
và cuối cùng quay trở về đồng tiền đầu tiên. Chẳng hạn có các thông số về tỷ
giá trên các thị trường như sau:
Thị trường
Cặp đồng tiền
Tỷ giá
London
GBP/USD
1,6770 – 1,6780
Frankfurt
EUR/USD
1,1210- 1,1230
NHTM tại Tokyo
EUR/GBP
0,6680- 0,6690
Với các thông tin về tỷ giá của 3 thị trường như trên, NHTM sẽ tiến hành
kinh doanh để thu lợi nhuận qua các bước như sau:
Bước 1: NHTM sẽ xác định tỷ giá EUR/GBP tại các thị trường
London/Frankfurt thông qua phương pháp tỷ giá chéo:
EUR/GBP = 0,6681 – 0,6696.
Bước 2: Mua vào 1 EUR tại NHTM Tokyo với tỷ giá: 1 EUR= 0,6680 GBP
Bước 3: Bán 1 EUR tại thị trường London/Frankfurt với tỷ giá:
1 EUR = 0,6681GBP
Cũng giống như arbitrage địa phương, với nghiệp vụ này NHTM cũng
không phải bỏ vốn và không chịu rủi ro. Số tiền lãi mà NHTM nhận được là
0,0001 GBP.
Thứ 3, arbitrage bù đắp lãi suất: Là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ mà
các NHTM tận dụng sự không nhất quán trong việc yết lãi suất để kiếm lãi.
Và với nghiệp vụ này thì NHTM cũng không phải bỏ vốn và chịu rủi ro.

Thông thường để kiếm lời với nghiệp vụ này thì NHTM sử dụng công thức


11
quy đổi lãi suất sang lãi suất tương đương với trường hợp lựa chọn đồng tiền
đầu tư và lựa chọn đồng tiền đi vay.
Nếu NHTM đứng trên phương diện của một nhà đầu tư thì đồng tiền để
NHTM lựa chọn để đầu tư là đồng tiền có mức lãi suất kỳ vọng cao nhất. Có
hai trường hợp quy đổi lãi suất như sau:
Qui đổi lãi suất của đồng tiền yết giá sang lãi suất tương đương của đồng
tiền định giá

Qui đổi lãi suất đồng tiền định giá sang lãi suất tương đương của đồng
tiền yết giá

Các ký hiệu trong công thức quy đổi sang lãi suất tương đươngbao gồm:
T

R

C

: Lãi suất của đồng tiền yết giá qui lãi suất tương đương của đồng

tiền định giá
S: Tỷ giá giao ngay
RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá
n: Kỳ hạn đầu tư
Nếu NHTM đứng trên phương diện của người đi vay thì đồng tiền nào
có lãi suất thấp nhất sẽ được lựa chọn. Do NHTM phải qui đổi về đồng nội tệ

nên việc vay các đồng ngoại tệ có thể phát sinh rủi ro tỷ giá, do vậy để xác
định chính xác đồng tiền được lựa chọn để vay nợ thì NHTMphải qui đổi về
mức lãi suất chuẩn để so sánh. Chẳng hạn có các thông số về tỷ giá và lãi suất
của cặp đồng tiền USD/VND như sau:
Tỷ giá
Lãi suất

USD/VND
RVND

20.500 – 20.600
13%- 15.5%/năm


12

RUSD
2%- 3.5%/năm
Kỳ hạn
N
90 ngày
Giả sử lựa chọn USD làm lãi suất chuẩn NHTM thực hiện qui đổi lãi
suất VND sang lãi suất tương đương của USD theo công thức:

Sau đó NHTM sẽ tính

R

T
CO


:

=4
T

Lúc đó: FO1/4 = 21.292 ; RCO = 17,53. Điều này có nghĩa là lãi suất qui
đổi tương đương của USD cao hơn so với lãi suất của VND.
Vậy NHTM sẽ lựa chọn đồng tiền đầu tư là USD và đồng tiền đi vay
là VND
(2) Kinh doanh Speculation (Đầu cơ)
Kinh doanh Speculation (đầu cơ ngoại tệ) là việc các NHTM mua bán
ngoại tệ nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Do đó, hoạt động kinh doanh này
của NHTM đã tạo ra trạng thái ngoại tệ nên ngân hàng chịu rủi ro tỷ giá (theo
thông tư số 07/2012/TT – NHNN ban hành ngày 20/03/2013 thì các NHTM
phải duy trì trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm tại thời điểm cuối ngày tối đa
bằng 20% vốn tự có). Cụ thể là nếu NHTM duy trì trạng thái “trường ngoại
tệ” thì khi tỷ giá tăng thì NHTM sẽ phát sinh lãi ngoại tệ và ngược lại. Còn
nếu NHTM ở trạng thái “ đoản ngoại tệ”thì khi tỷ giá tăng thì phát sinh lỗ
ngoại tệ và ngược lại.
Chúng ta có thể hiểu quy trình kinh doanh đầu cơ của các NHTM như sau:
Giả sử tỷ giá kỳ hạn USD/VND với thời hạn t ngày được NHTM A
đưa ra là Ft và nhà kinh doanh dự tính rằng tỷ giá giao ngay sau thời hạn t


13
ngày sẻ ở mức Set > Ft.. Khi đó, nhà kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động
sau đây để thu lợi:
Thứ nhất, ngay ngày hôm nay, nhà kinh doanh sẽ tìm đến NHTM A ký
một hợp đồng mua kỳ hạn USD với kỳ hạn t ngày theo tỷ giá Ft.

Thứ hai, sau thời hạn t ngày, nhà kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động là:
Thanh lý hợp đồng forward để mua vào USD theo tỷ giá Ftvà bán số USD mua
được tại NHTM A trên thị trường theo tỷ giá Setkhi đó:Lãi thu được = Set – Ft
Như vậy qua phân tích hai hoạt động KDNT của các NHTM ta có thể
thấy rằng bản chất của hoạt động đầu cơ tỷ giáhoàn toàn khác biệt so với
hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá cụ thể là:
- Hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá dựa trên cơ sở nhà kinh doanh
nhận biết các cơ hội kinh doanh từ việc niêm yết tỷ giá không giống nhau
giữa các thị trường. Trong khi đó, bản chất của hoạt động đầu cơ tỷ giá là dựa
trên cơ sở dự đoán tỷ giá trong tương lai.
- Trong hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá, các nhà kinh doanh
không phải bỏ vốn và không xuất hiện trạng thái hối đoái. Trong khi đó, hoạt
động đầu cơ tỷ giá nhà kinh doanh phải bỏ vốn – tức là nhà kinh doanh phải
mở ra một trạng thái và kiếm lời nhờ trạng tháihối đoái mở này.
- Trong phương thức kinh doanh đầu cơ trên thị trường hối đoái, bởi vì
kinh doanh hoàn toàn dựa trên các dự báo tỷ giá, nên các nhà kinh doanh có
thể lãi hoặc lỗ (lãi nếu như dự báo đúng còn sẽ chịu lỗ nếu dự báo sai). Trong
khi đó, với phương thức kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì nhà kinh doanh chắc
chắn lãi do đã khai thác chính xác các thông tin tỷ giá thị trường.
Để tiến hành các hoạt động KDNT thì các NHTM sử dụng các công cụ
bao gồm: giao dịch ngoại hối giao ngay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch
hoán đổi ngoại hối, giao dịch ngoại hối tương lai và giao dịch ngoại hối quyền
chọn. Các giao dịch này được hiểu như sau:


14
Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot)
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay là một giao dịch mua bán các
đồng tiền khác nhau có trên tài khoản ngân hàng, trong đó việc thanh toán
được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng. Đây là một

trong những nghiệp vụ truyền thống và phổ biến nhất trên thị trường ngoại
hối, chiếm tỷ trọng trên 90% khối lượng giao dịch hối đoái.
Để tiến hành giao dịch này, các NHTM sử dụng tỷ giá giao ngay. Tỷ giá
giao ngay là tỷ giá được niêm yết trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Có
thể là tỷ giá được niêm yết trực tiếp trên thị trường hoặc do NHTM tự xác
định theo phương pháp tỷ giá chéo. Trong giao dịch giao ngay, NHTM không
thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ
giá mua để trang trải các chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro và thu lợi nhuận.
Với giao dịch ngoại hối giao ngay, các NHTM khi tiến hành hoạt động
KDNT có thể sử dụng cho cả hoạt động Arbitrage và Speculation, thật vậy:
Với tư cách là một nhà kinh doanh chênh lệch giá thì NHTM sẽ phải tham
khảo tỷ giá được niêm yết ở nhiều thị trường khác nhau, qua đó xác định cơ
hội kinh doanh mà không mất vốn và tạo trạng thái ngoại tệ. Với tư cách của
một nhà đầu cơ, NHTM sẽ phải dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá các
đồng tiền trong tương lai từ đó quyết định mở ra các trạng thái ngoại tệ cho
phù hợp (ở Việt Nam hiện qui định tổng trạng thái không được vượt ngưỡng
30% so với tổng tài sản Có của NHTM). Còn với tư cách của một nhà kinh
doanh chênh lệch lãi suất thì NHTM sẽ phải tham gia vào cả thị trường tiền tệ
và thị trường hối đoái.
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward)
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch ngoại hối trong đó hai bên tham
gia giao dịch cùng cam kết sẽ trao đổi một lượng ngoại tệ xác định theo một
mức tỷ giá xác định trong tương lai theo các điều kiện và điều khoản thỏa


15
thuận. Tỷ giá được sử dụng trong giao dịch ngoại hối kỳ hạn là tỷ giá kỳ hạn.
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay (ngày ký kết hợp đồng)
để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định trong tương lai.
Còn hợp đồng kỳ hạn được coi như một công cụ để mua hoặc để bán một

lượng ngoại tệ nhất định, với một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định
trong tương lai.
Khác với giao dịch ngoại hối giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá
kiếm lời, khi NHTM thực hiện giao dịch ngoại hối kỳ hạn sẽ thu được các
khoản phí nhất định và giao dịch này được sử dụng với tư cách là một công cụ
phòng chống rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu
nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất kể sự biến động của
tỷ giá trên thị trường. Mặt khác khi các bên đã ký kết với nhau trong một hợp
đồng forward thì phải có trách nhiệm thực thi hợp đồng vô điều kiện, bất chấp
diễn biến của thị trường trong tương lai là như thế nào và như vậy rất có thể
một trong các bên sẽ bị rủi ro. Ta có thể thấy như sau: NHTM khi ký hợp
đồng kỳ hạn mua ngoại tệ, NH sẽ hi vọng rằng tại thời điểm NH nhận về
ngoại tệ thì ngoại tệ sẽ tăng giá và NH sé bán giao ngay tại thời điểm đó để
kiếm lời. Tuy nhiên nếu ngoại tệ giảm giá thì NH sẽ không có khoản lợi
nhuận này trong khi vẫn phải thực hiện hợp đồng kỳ hạn trên.
Do đó, NHTM sẽ phải so sánh giữa tỷ giá kỳ hạn thỏa thuận với khách
hàng và mức tỷ giá cân bằng tại thời điểm xác định trong tương lai khi hợp
đồng đáo hạn. Trong trường hợp có sự không cân xứng giữa 2 loại tỷ giá này
thì có 2 tình huống xảy ra: (i) nắm giữ hợp đồng forward có lợi khi đó NHTM
sẽ tiếp tục nắm giữ hợp đồng; (ii) nắm giữ bất lợi: NHTM sẽ buộc phải tìm
đối tác để thực hiện một hợp đồng phái sinh nhằm tự phòng vệ rủi ro (rất có
thể là một hợp đồng forward hoặc một hợp đồng option hay hợp đồng future).
Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn là: Có các quy định của pháp


16
luật về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợp đồng…và khách hàng biết đến nghiệp
vụ này của ngân hàng và có các yêu cầu thực hiện nhằm tránh rủi ro do những
biến động bất thường của tỷ giá ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của khách hàng và khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của

khách hàng.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một
đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là
khác nhau. Khác với giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối kỳ
hạn là NHTM mới chỉ hoạt động một chiều để phục vụ khách hàng của mình,
có nghĩa là ngân hàng mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao
ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn mà không thỏa thuận với khách hàng một nghiệp vụ
đối ứng bán hoặc mua lại. Do đó, ngân hàng không chắc chắn rằng có thể cân
bằng được trạng thái ngoại hối của mình ngay sau thời điểm giao dịch đó và
việc sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối có thể khắc phục được rủi ro trên
cho NHTM.
* Một hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có những đặc điểm sau:
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng
thời tại thời điểm ngày hôm nay và nếu không có thỏa thuận khác gì khác thì
việc mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá
và bán ra một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá.
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này là bằng nhau trong cả 2 vế
(vế mua vào và vế bán ra) của hợp đồng hoán đổi. Vì thế giao dịch này không
tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho ngân hàng, giúp ngân hàng tránh được rủi
ro tỷ giá.
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra
là khác nhau vì thế mà có độ lệch về thời gian và luồng tiền khiến cho NHTM


17
phải chịu rủi ro về lãi suất.
* Giao dịch hoán đổi ngoại hối được phân chia thành 2 loại:
- Giao dịch hoán đổi bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ
hạn, được gọi là giao dịch hoán đổi giao ngay- kỳ hạn (Spot - Forward swap).

- Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được
ký kết đồng thời tại ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau gọi là giao
dịch hoán đổi kỳ hạn - kỳ hạn (Forward - Foward Swap. Tuy nhiên giao dịch
này hiện nay ít được các NHTM sử dụng.
* Tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng hoán đổi là tỷ giá hoán đổi: Tỷ giá
hoán đổi (Swap rate) phản ánh điểm kì hạn (Forward Point) hay điểm hoán
đổi (Swap Point), là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi 2 đồng
tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và kì hạn.
Swap Rates = Swap Points = Forward Points
Hay: Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kì hạn - Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá này được yết khác nhau giữa tỷ giá hoán đổi mua vào và bán ra.
Theo tập quán và trên thị trường Interbank, tỷ giá hoán đổi thường được yết
dạng điểm kỳ hạn (hay điểm hoán đổi). Như vậy, thực chất tỷ giá hoán đổi
không phải là tỷ giá, mà chỉ là đơn thuần chênh lệch tỷ giá.
Nghiệp vụ Swap có nhiều ứng dụng trong KDNT như kéo dài hay rút
ngắn trạng thái tiền tệ nhưng ứng dụng phổ biến nhất mà các NHTM sử dụng
giao dịch này là để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cách sử dụng hợp đồng hoán đổi
để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cũng tương tự như hợp đồng kỳ hạn. Chỉ có
điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi sẽ được sử dụng, thay vì sử dụng hợp
đồng kỳ hạn khi khách hàng vừa có nhu cầu mua (bán) giao ngay ở thời điểm
hiện tại đồng thời có nhu cầu bán (mua) kỳ hạn cùng một số lượng ngoại tệ ở
thời điểm đáo hạn của hợp đồng. Nghiệp vụ này được sử dụng khá phổ biến
vì nó rất hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thương lượng hợp đồng giữa NHTM và


×