Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ XUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ XUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
2. TS. Nguyễn Duy Lam

THÁI NGUYÊN - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Xuyến


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Nguyễn Duy Lam – những người thầy đã
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo
sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông học và các Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Kỹ thuật Nông Lâm, các Phòng ban chức năng và các đồng nghiệp trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã tạo mọi điều kiện thời gian, kinh phí hỗ trợ cho tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân dân địa phương của hai huyện Bắc

Quang và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Công ty Giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện, các nghiên cứu viên Bộ môn Cây ăn
quả, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng của Viện Nghiên
cứu Rau Quả Hà Nội đã tạo điều kiện, tham gia và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi,
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Xuyến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Tính mới của luận án 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Khái quát về cây có múi 5
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố 5
1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi 6
1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi 8
1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi 12
1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt 12
1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt 12
1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi 23
1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi
23
1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi trên thế giới
28
1.3.3. Những nghiên cứu bổ dung dinh dưỡng cho cây có múi ở trong nước30
1.4. Những nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi 34
1.4.1. Vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phytohormon)
34
1.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình hình
thành và phát triển quả ở cây có múi 35
1.4.3. Một số nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nâng cao năng
suất, chất lượng quả cây có múi
38
1.5. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây có múi
42

1.6. Một số kết luận rút ra từ tổng quan44
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
46


iv

2.1. Vật liệu nghiên cứu 46
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 46
2.3. Nội dung nghiên cứu
46
2.3.1. Nội dung 1
46
2.3.2. Nội dung 2
46
2.3.3. Nội dung 3
46
2.3.4. Nội dung 4
47
2.4. Phương pháp nghiên cứu 47
2.4.1. Nội dung 1
47
2.4.2. Nội dung 2
49
2.4.3. Nội dung 3
52
2.4.4. Nội dung 4
52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Kết quả điều tra, tuyển chọn và theo dõi đặc điểm sinh học của các cây

cam Sành ít hạt tuyển chọn
57
3.1.1. Kết quả điều tra tuyển chọn một số cây cam Sành ít hạt tại Hà Giang 57
3.1.2. Đặc điểm hình thái của những cây cam Sành tuyển chọn 59
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn
64
3.1.4. Đặc điểm năng suất, chất lượng quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn
67
3.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn
71
3.2.1. Kết quả đánh giá tính đa bội của các cây cam Sành tuyển chọn 71
3.2.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân do bất dục đực (Male Sterility) 72
3.2.3. Kết quả đánh giá nguyên nhân bất dục cái (Female Sterility)
74
3.2.4. Kết quả đánh giá nguyên nhân do tự bất tương hợp (self
-incompatibility)
76
3.3. Kết quả đánh giá sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây cam sành tuyển chọn
80
3.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng cây ghép
80
3.3.2. Khả năng ra hoa, đậu quả của các cây ghép ở vụ thứ 2
83
3.3.3. Sự ổn định của chất lượng quả các cây tuyển chọn sau khi ghép cải tạo
85
3.3.4. Sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây tuyển chọn sau khi ghép 86


v


3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng,
phát triển của cam Sành tại Hà Giang 87
3.4.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng của cam
sành tại Hà Giang
87
3.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc
điểm quả của cam Sành Hà Giang 94
3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
98
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA 3 tới năng suất, chất lượng quả cam Sành
Hà Giang 100
3.5.1. Ảnh hưởng của GA3 tới tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của cam
Sành Hà Giang 100
3.5.2. Ảnh hưởng của GA3 đến đặc điểm hình thái, cơ giới quả cam Sành
Hà Giang
103
3.5.3. Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả cam Sành Hà Giang
105
3.5.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng GA3 ở cam Sành Hà Giang 109
3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và năng
suất của cam Sành
110
3.6.1. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng cây cam Sành
110
3.6.2. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới năng suất quả cam Sành
115
3.6.3. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu chất lượng quả
116
3.6.4. Hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật cắt tỉa trong thí nghiệm 117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

119
1. Kết luận 119
2. Đề nghị 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2,4 –D
ABA
Cs
CT
CSKH
CSCH
Đ/C
FAO
GA
IAA
K2O
LSD
MS
N
NXB
P2O5
PTNT
VCR
USDA


:
:
:
:
:
:
:
:

2,4-Dichlorophenoxyacetic acid
Axit abxixic
Cộng sự
Công thức
Cam Sành không hạt
Cam Sành có hạt
Đối chứng
Food and Agriculture Organization

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


(tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
Axit gibberillic
3­Indoleacetic acid (một loại Auxin)
Kali nguyên chất
Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
Môi trường cơ bản sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật
Đạm nguyên chất
Nhà xuất bản
Lân nguyên chất
Phát triển nông thôn
Value Cost Ratio (tỷ suất lợi nhuận)
United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Mỹ)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam....................................9
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang......................................11
Bảng 1.3: Phân bón (NPK: 20.20.15) cơ bản cho cây cam sành qua từng
tháng sau khi trồng................................................................................32
Bảng 3.1. Một số cây cam Sành ít hạt được tuyển chọn tại Hà Giang.....................57
Bảng 3.2. Một số đặc điểm quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn................58
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu hình thái của các cây cam Sành tuyển chọn....................60
Bảng 3.4. Đặc điểm phiến lá của các cây cam Sành tuyển chọn..............................61
Bảng 3.5. Tỷ lệ các loại hoa của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn......................62
Bảng 3.6. Đặc điểm cấu tạo hoa của các cây cam Sành tuyển chọn........................64
Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện và kích thước các đợt lộc của các cây tuyển
chọn (năm 2015)....................................................................................65

Bảng 3.8. Thời gian ra hoa của các cây tuyển chọn (năm 2015)..............................66
Bảng 3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây tuyển chọn.................................67
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các cây tuyển chọn..............................68
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn
..............................................................................................................70
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của các cây cam
Sành tuyển chọn....................................................................................72
Bảng 3.13. Số lượng và kích thước tiểu noãn của các cây cam Sành tuyển chọn
..............................................................................................................74
Bảng 3.14. Kết quả quan sát sự hiện diện của ống phấn sau thụ phấn 7 ngày...............77
Bảng 3.15. Khả năng sinh trưởng của cây ghép.......................................................80
Bảng 3.16. Một số đặc điểm thân cành của các cây sau ghép 24 tháng...................81
Bảng 3.17. Thời gian nở hoa của các cây ghép vụ thứ 2 (năm 2017)......................83
Bảng 3.18. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây ghép ở vụ thứ 2 (năm 2017)
..............................................................................................................84
Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các cây ghép..................................85


viii

Bảng 3.17. Số lượng hạt trung bình trên quả của các cây ghép...............................86
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng của cây...............88
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình ra lộc năm 2015......................89
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tình hình ra lộc năm 2016
..............................................................................................................91
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả và năng
suất quả cam Sành.................................................................................92
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới
quả cam Sành........................................................................................94
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của công thức bón phân tới một số chỉ tiêu sinh hoá

quả cam Sành........................................................................................96
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2015.......................98
Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2016.......................99
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các công thức phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả.................100
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả cam Sành......................................................................102
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả cam Sành
............................................................................................................104
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh hoá quả cam Sành
............................................................................................................106
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của GA3 đến số hạt trên quả của cam sành.......................108
Bảng 3.34. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm...................................109
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến thời gian ra lộc của cam Sành
............................................................................................................. 111
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến số lượng lộc cam Sành
............................................................................................................. 112
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến kích thước tán của cam Sành
............................................................................................................. 114
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả cam Sành.......................................................................115


ix

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu sinh hoá quả
cam Sành.............................................................................................117
Bảng 3.40. Tỷ suất lợi nhuận của các kỹ thuật cắt tỉa cam Sành............................117


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hoa dị hình một số cây tuyển chọn..........................................................63
Hình 3.2. Hình thái quả các cây tuyển chọn............................................................69
Hình 3.3. Mức độ đa bội thể của các cây cam Sành trong thí nghiệm.....................72
Hình 3.4. Mức độ nảy mầm hạt phấn của một số cây cam Sành tuyển chọn...........73
Hình 3.5. Hình ảnh tiểu noãn các cây cam Sành trong thí nghiệm..........................75
Hình 3.6. Một số hình ảnh về sự hiện diện của ống phấn ở nhuỵ cam Sành............79


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả
kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tổng sản lượng quả có múi
trên thế giới đạt 88,47 triệu tấn niên vụ 2014/2015. Trong đó, cam chiếm trên 50%
tổng sản lượng (Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2016) [142].
Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh của cây ăn quả có múi, do
vậy tập đoàn cây ăn quả có múi ở nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, các giống cây ăn quả có múi được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta như
cam Xã Đoài, cam Sành, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Quýt vàng, … đều là giống
nhiều hạt. Đây là một nhược điểm lớn đối với hàng hóa quả có múi của nước ta
đứng ở cả hai phương diện: Ăn tươi và chế biến. Trong khi đó công tác nghiên cứu
chọn tạo giống cây có múi không hạt hoặc ít hạt mới được tiến hành trong khoảng
một thập niên trở lại đây và chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc khảo nghiệm các
giống nhập nội, tuyển chọn trong tự nhiên ngoài sản xuất mà ít đi sâu vào hướng lai
hoặc tạo đột biến bằng hóa học cũng như vật lý. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có
giống cam Sành LĐ6 và cam Mật không hạt được tạo ra bằng đột biến phóng xạ.
Việc đánh giá, chọn lọc các giống không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên ngoài sản

xuất cũng có những ưu điểm nhất định, đó là các cây biến dị tự nhiên được tuyển
chọn thường có thể phổ biến ra sản xuất ngay vì có tính ổn định và được đánh giá là
tốt so với giống cùng loại, không mất thời gian đánh giá tính ổn định cũng như chất
lượng của giống khi tạo ra bằng con đường lai tạo hoặc đột biến nhân tạo. Hiện có
rất nhiều giống không hạt hoặc ít hạt được trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở
nước ta là những giống chọn lọc tự nhiên, như giống cam Washington Navel,
Valencia, Hamlin; quýt Satsuma, Temple, Murcott; giống bưởi Da Xanh, bưởi Năm
Roi, quýt Đường Canh vv…Bởi vậy ngoài việc ứng dụng các phương pháp tạo
giống nhân tạo như lai hữu tính, đột biến hóa học, vật lý phóng xạ có sự trợ giúp
của công nghệ sinh học, thì việc điều tra tuyển chọn các biến dị không hạt hoặc ít
hạt trong tự nhiên là rất cần thiết và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất hiện có của các cơ sở nghiên cứu cũng như trường đại học.
Trong khoảng trên 46.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía Bắc, Hà
Giang chiếm khoảng 6.000 ha, là một trong những tỉnh có diện tích cây có múi lớn


2

nhất vùng. Cây có múi ở Hà Giang chủ yếu là cam Sành (thực chất là một dạng lai
tự nhiên giữa cam (sinensis) và quýt (reticulata); ở Mỹ gọi là quýt King) một
giống rất nổi tiếng và đã gắn liền với đời sống của bà con nông dân Hà Giang tại
ba huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình từ rất lâu đời. Hiện nay cam Sành
Hà Giang đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và được xác định là cây
mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và ba huyện
Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nói riêng.
Mặc dù cam Sành Hà Giang đã nổi tiếng và có thương hiệu, song cũng như
tình trạng chung của cây có múi cả nước, cam sành Hà Giang còn khá nhiều nhược
điểm tồn tại như năng suất, chất lượng thấp, không ổn định, mã quả xấu, đặc biệt là
rất nhiều hạt không thích hợp với thị trường quả tươi và công nghiệp chế biến nước
quả. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư chăm sóc, giống ngày càng bị thoái

hóa, không được chọn lọc cải tiến. Đây đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển
sản phẩm cam Sành trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay.
Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói
riêng, việc nâng cao năng suất, chất lượng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác đi
đôi với các biện pháp chọn lọc cải tiến giống là hết sức quan trọng. Trong những
năm qua Hà Giang cũng đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm
cải tạo và phát triển cây có múi để chúng thực sự là loại cây ăn quả chủ lực. Trong
nhưng nỗ lực đó đã phát hiện và tuyển chọn được một số cây cam Sành rất ít hạt.
Đây là nguồn gen, nguồn vật liệu rất quý cho công tác cải tiến giống. Tuy nhiên để
phát triển nguồn vật liệu quý này ra sản xuất cần phải nắm rõ nguyên nhân đặc
tính ít hạt của chúng để kiểm soát và có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp
nhằm duy trì đặc tính ít hạt và nâng cao năng suất chất lượng quả.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam
Sành Hà Giang”.
2. Mục tiêu
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh vật học của các cá thể cam Sành ít hạt
(số hạt trung bình nhỏ hơn 6) đã tuyển chọn.
- Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn.
- Đánh giá được tính ổn định của các cây ít hạt tuyển chọn sau khi ghép cải tạo
(top – working) tại Hà Giang.


3

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (bón phân, sử dụng chất
điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa) nâng cao năng suất chất lượng cam Sành Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả xác định bản chất di truyền ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn sẽ

là cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống không hạt và ít hạt ở cây có múi nói chung
và cam Sành nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cam Sành tại Hà Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung thêm vào nguồn gen cây có múi
Việt Nam những dòng vật liệu quý không hạt.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong
công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các dòng cam Sành tuyển chọn không hạt hoặc rất ít hạt sẽ là những vật liệu
quý phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng vùng sản
xuất cây có múi hàng hóa ở Hà Giang ngày càng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cam
Sành ở Hà Giang sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo
sản xuất cam quýt nói chung và cây cam Sành nói riêng đạt hiệu quả hơn trong điều
kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng có điều kiện tương tự.
4. Tính mới của luận án
- Đánh giá được đặc điểm sinh học của 6 cá thể cam Sành ít hạt có triển vọng
được tuyển chọn tại Hà Giang (VX1, VX2, VX3, VX4, VX5 và CSKH11) như: Đặc
điểm hình thái và sinh trưởng tương tự như giống cam Sành đang trồng phổ biến tại
Hà Giang; cho năng suất ổn định qua 2 năm theo dõi. Xác định được nguyên nhân ít
hạt của các cây cam Sành tuyển chọn là do hiện tượng bất dục đực không hoàn toàn
trên cây VX3 và CSKH11; do đặc tính tự bất tương hợp trên các cây VX2, VX4,
VX5; do cả 2 nguyên nhân bất dục đực không hoàn toàn và tự bất tương hợp trên cây
VX1. Đánh giá được sự ổn định của đặc tính ít hạt, khả năng sinh trưởng, năng suất,


4


chất lượng quả của 6 cá thể tuyển chọn thông qua việc theo dõi và đáng giá các chỉ
tiêu của một số cây ghép cải tạo trên cam Sành 4 tuổi đang cho quả; xác định được 4
cá thể có số hạt ổn định nhỏ hơn 6 là VX1, VX3, VX5 và CSKH11.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng quả của cam Sành tại Hà Giang như:
+ Bón phân với lượng 600g/cây theo tỷ lệ NPK là 1-0,75-1 cho năng suất và
chất lượng quả tốt nhất và tỷ lệ 1-0,5-1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Phun bổ sung GA3 nồng độ 100ppm thời kì hoa nở rộ có tác dụng làm giảm
số hạt trên quả cao nhất, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Các biện pháp cắt tỉa áp dụng đều khống chế chiều cao cây, tăng đường kính
tán, năng suất quả ít chênh lệch năm đầu và cao hơn đối chứng ở năm thứ 2; trong đó
cắt tỉa kiểu khai tâm cho hiệu quả kinh tế cao hơn cắt tỉa theo quy trình của Viện
Nghiên cứu Rau Quả.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây có múi
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của cam quýt (Bùi
Huy Đáp (1967) [9]; Trần Thế Tục (1967) [45]; Haas (1984) [76]; Wakana và cs.
(1998) [131]; Reuther và cs., 1989 [131]; …) phần lớn đều thống nhất cam quýt
có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc
xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục
địa Úc. Những báo cáo gần đây (Huang (1990) [80]; Wakana (1998) [131]) nhận
định, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam

quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại. Các dạng
cây có múi ăn được bao gồm chanh yên, cam chua, chanh giấy, chanh núm, cam
ngọt, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất.
Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica L.) có nguồn gốc tại miền Nam Trung
Quốc tới Ấn Độ, là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc
Phi rất sớm, trước thế kỷ 1 sau Công nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài
cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc
tại đây.
Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, Citrus auranlifolia Swingle) được xác định có
nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ
đi biển mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu, v.v... Chanh núm
(Citrus limon Burnman) không rõ nguồn gốc, có thể là dạng lai giữa chanh yên và
chanh giấy. Chanh núm được mang tới Bắc Phi và Tây Ban Nha vào khoảng năm
1150 sau Công nguyên liên quan tới việc mở rộng bờ cói của hoàng đế Ả Rập.
Cam ngọt (Citrus sinensis L. Osbeck) có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và cả
Nam Indonesia. Con đường phân bố của cam ngọt tương tự như của chanh yên và được
nhập nội vào châu Ấu bởi người La Mã. Cam được chia thành 4 nhóm là: cam thường
(cam Vân Du, Sông Con, Xã Đoài, Cam Hamlin, Valencia, Pineapple ...); cam rốn
(Washington Navel,...); cam có sắc tố đỏ hay còn gọi là cam máu – blood orange (cam
Sanguinello, cam Moro, cam Taroco, Cara cara,...) và cam không chua (acidless).


6

Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn Độ đến châu Phi xảy ra từ những năm 700
– 1400 và các loài cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh giấy và cam đã được
nhập nội tới các nước châu Mỹ bởi những người định cư và các nhà thám hiểm ở
cùng Địa Trung Hải. Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng châu Mỹ còn do
các tín đồ thiên chúa giáo La Mã đã phát triển nhiều cây ăn quả trong đó có cây có
múi (Davies và Albrigo, 1994) [69].

Hiện nay, cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi được trồng phổ
biến từ Bắc vào Nam nước ta. Sản phẩm cam Sành được gắn với tên địa danh trồng
trọt như Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang) ở
miền Bắc, ngoài ra còn một số vùng trồng khác nhưng diện tích nhỏ hơn như Yên
Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, … quả được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán và vỏ quả
có màu vàng cam. Tại miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu (2009) [6] cho rằng
cam Sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành,
Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ), … quả thu hoạch từ tháng 8
đến tháng 12 hàng năm, vỏ quả màu xanh sẫm.
1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi
Cây có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, tông Citreae, tông
phụ Citrineae, gồm 16 loài (Tanaka, 1954) [125]. Nguồn gốc phân loại và phân bố của
cây có múi được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu như:
Swingle và Reece 1967[123]; Stone, 1994; [122], Hodgson, 1961 [79]….. và cả các
nhà khoa học Việt Nam như Lê Khả Kế (1976) [22] và Phạm Hoàng Hộ (1972) [15].
Do sự đa dạng đến mức phức tạp của các loài trong chi Citrus, nên hiện nay sự
phân chia số lượng các loài cũng như các giống (variety) trong các loài của chi
citrus ở trong mỗi công trình phân loại của các tác giả trên không giống nhau. ví dụ:
Swingle chia chi citrus thành 16 loài, gồm 2 chi phụ: Eucitrus 10 loài và Papeda 6
loài. Tanaka lại chia thành 144 loài, cũng gồm 2 chi phụ: Archicitrus 98 loài và
Metacitrus 46 loài, trong đó có Cam Sành (C. nobilis Lour) thuộc nhánh (section) 7,
nhánh phụ 1 (subsection 1) Euacrumen. Trong khi đó Hodgson lại nhóm thành 4
nhóm: Nhóm 1, những loài chua, gồm 6 loài: C. medica (chanh yên), C. limon
(chanh núm), C. aurantifolia (chanh giấy), C. jambhiri (chanh sần), C. limettiodes
(chanh ngọt) và C. limetta (lai giữa chanh núm và chanh giấy). Nhóm 2, nhóm cam,
gồm 2 loài: C. aurantium (cam chua) và C. sinensis (cam ngọt). Nhóm 3, nhóm
quýt, gồm 3 loài: C. reticulata (cam quýt), C. unshiu (quýt ôn châu) và C. nobilis


7


(quýt King/cam sành, lai giữa C. sinensis và C. reticulata). Nhóm 4, nhóm bưởi,
gồm 2 loài: C. paradisi (bưởi chùm) và C. maxima/C. grandis (bưởi chua). Có một
số loài khác nữa như: C. limonia (chanh rangpur), C. bargamia, C. mytifolia, C.
madurensis/C. mitis (calamodin, một giống của Philippin) nhưng theo ông sự phân
loại này cũng chưa có gì chắc chắn. vv... (Rajput và Haribabu, 1985) [109].
Khóa phân loại theo Swingle chi Citrus gồm 2 chi phụ và 16 loài như sau:
1. C. medica (chanh yên)
1ª. C.medica var sarcodactylis Swingle (Fingered citron- phật thủ/tay Bụt)
1b. C. medica var Ethrog Engl. (Etrog citron – bòng, kỳ đà)
2. C. Limon (Linn) Burm (chanh núm)
3. C. aurantifolia (Christm.) Swingle (chanh giấy),
4. C. aurantium Linn (cam chua)
5. C. sinensis (Linn) Osbeck (cam ngọt)
6. C. reticulata Blanco (quýt)
6ª. C. Reticulata var.austera Swingle (quýt chua)
7. C. grandis (Linn) Osbeck (bưởi),
8. C. paradisi Macf (bưởi chùm),
9. C. indica Tanaka (chanh dại Ấn Độ),
10. C. tachibana (Makino) Tanaka
11. C. ichangensis Swingle
12. C. latipes (Swingle) Tanaka
13. C. micrantha Wester
13ª. C. micrantha var microcapa Wester
14. C. celebica Koord
14ª. C. celebica var. Southwickii (Wester) Swingle
15. C. macroptera Montr
15ª. C. macroptera var. Kerrii Swingle (Kerr Thailand)
15b. C. macroptera var. Annamensis Tanaka (Annam papeda)
16. C. hystrix DC (Mauritius papeda)

1. Fortunella margarita (Lour) Swingle (quất quả oval)
2. Fortunella japonica (Thunb.) Swingle (quất quả tròn)
3. Fortunella polyandra (Ridley) Tanaka (quất Malaysia)
4. Fortunella hindsii (Champ.) Swingle (quất dại Hồng Kong).


8

Trong 10 loài thuộc Eucitrus ở Việt Nam hiện chỉ tìm thấy 7 loài từ 1 đến 7 và
trong chi phụ Papeda chỉ có 1 loài là C. hystrix DC (chấp Thái Bình, một giống làm
gốc ghép cho cam, quýt) (Tanaka, 1954) [125].
Cam Sành thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc từ Việt Nam. Cam Sành được
gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis; Citrus reticulata hay Citrus
sinensis, trên thực tế cam Sành là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên
tiếng Anh: King mandarin). Trong phân loại khoa học, tác giả (Hume, 1957 [82])
cho rằng, cam Sành thuộc bộ (ordo): Rutales; họ (familia): Rutaceae; chi (genus):
Citrus; loài (species): C. reticulata x maxima.
1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi
1.1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại chính là
cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm và bưởi
thường), chanh (bao gồm chanh núm và chanh giấy). Theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA) diện tích cây có múi cho thu hoạch trên thế giới năm 2013 là
7.812.018 ha, sản lượng đạt 87,049 triệu tấn. Những năm gần đây sản lượng cây có
múi trên thế giới biến động liên tục. Năm 2014 sản lượng là 91,081 triệu tấn nhưng
năm 2015 giảm xuống chỉ đạt 88,473 triệu tấn (USDA, 2018) [142].
Riêng sản lượng cam toàn cầu niên vụ 2013/2014 đạt 52,01 triệu tấn trong đó
21,514 triệu tấn cho chế biến và 3,995 triệu tấn cho xuất khẩu. Nước sản xuất cam
nhiều nhất trên thế giới là Braxin, sau đó là Mỹ, Trung Quốc và Mê-hi-co. Niên vụ
2014/2015 sản lượng cam giảm khoảng 7% do năng suất cam của Braxin giảm

mạnh. Năm 2015/2016 sản lượng cam tiếp tục giảm khoảng 3 triệu tấn so với lượng
48,7 triệu tấn của năm trước. Mặc dù sản xuất cam ở Trung Quốc tăng lên (khoảng
10%), Liên minh châu Âu và Ai Cập cũng tăng về sản lượng nhưng không bù đắp
được sự sụt giảm năng suất khá mạnh ở Braxin (giảm 2,4 triệu tấn), Mỹ (407 nghìn
tấn) và Mexico. Sản lượng sụt giảm chủ yếu là nguồn cam chế biến trong khi nhu
cầu sử dụng nước ép cam đang ngày càng tăng lên (USDA, 2018) [142]. Do vậy
nhu cầu về nguồn giống cam ít hạt hoặc không hạt dùng làm nguyên liệu cho chế
biến nước ép và ăn tươi đều rất lớn.


9

Sản lượng cam toàn cầu vụ 2016/2017 đã tăng lên 2,4 triệu tấn so với năm
trước. Đặc biệt lượng cam dùng cho chế biến tăng thêm 2,8 triệu tấn và chủ yếu tăng
ở Braxin. Việc mở rộng sản xuất của nước này chủ yếu sử dụng cho chế biến tại chỗ
mà ít tăng lượng xuất khẩu (USDA, 2018).
Đối với quýt thì sản lượng quả niên vụ 2015/2016 đạt khoảng 29 triệu tấn, tăng
khoảng 400 nghìn tấn so với năm trước. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều quýt nhất
trên thế giới, tiếp theo là Ma Rốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là quốc
gia có sản lượng bưởi lớn nhất thế giới. Niên vụ 2015/2016 toàn thế giới sản xuất
được 6,3 triệu tấn bưởi tăng thêm 220 nghìn tấn so với năm trước trong đó Trung
Quốc chiếm tới gần 4 triệu tấn, tiếp theo là Mỹ (USDA, 2018) [142].
1.1.4.2. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Diện tích trồng
(nghìn ha)
Diện tích thu hoạch
(nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)


2012

2013

Năm
2014

67,5

70,3

78,5

85,4

97,5

55,8

55,6

55,6

58,4

64,7

704,1


706,0

758,9

727,4

799,5

2015

Sơ bộ 2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 [141]
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, diện tích cây ăn quả nước ta
năm 2015 khoảng 819 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cây cam quýt 85,4 ha
chiếm hơn 10%. Diện tích trồng cam quýt hàng năm vẫn không ngừng tăng lên và
tăng mạnh trong năm 2016, tuy nhiên diện tích cho thu hoạch có hiện tượng giảm
đôi chút từ năm 2012 đến năm 2014 và phục hồi vào năm 2015 và 2016. Sự trái
ngược của xu hướng biến động diện tích trồng và diện tích cho thu hoạch cây cam,
quýt chứng tỏ những năm gần đây người dân chú trọng thay đổi giống và trồng
mới nhiều diện tích, đồng thời phá bỏ những vườn đã già cỗi, suy thoái. Ngoài
việc thay đổi cơ cấu giống và trồng mới thì người dân cũng đầu tư các biện pháp
thâm canh tăng năng suất cây cam quýt. Điều đó thể hiện rõ khi diện tích cho thu
hoạch không tăng nhưng sản lượng quả cam, quýt trên cả nước vẫn duy trì ổn định
trong năm 2012, 2013 và tăng rõ rệt trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.


10

Cũng theo con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm

2015, nước ta có 2 vùng cam quýt chính là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(diện tích trồng năm 2014 là 39,2 nghìn ha) và Trung du miền núi phía Bắc (15,7
nghìn ha). Đây là 2 khu vực có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc
phát triển cây cam, quýt nhưng vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình.
Đặc biệt, vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích trồng chiếm 18,3%
nhưng sản lượng chỉ chiếm 10,2% so với cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long chiếm 45,7% diện tích nhưng sản lượng quả chiếm tới 66,9%. Như vậy để
khẳng định vị thế về diện tích trồng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc cần
phải có sự quan tâm, đầu tư về cơ cấu giống và kỹ thuật chăm sóc mới nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm quả cam, quýt.
Cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi chủ yếu ở Việt Nam và được
trồng từ Bắc vào Nam, sản phẩm cam Sành được gắn liền với tên địa danh trồng
trọt. Theo tác giả Vũ Mạnh Hải và cs., 2000 [11] ở miền Bắc có cam Sành Bố Hạ
(Yên Thế - Bắc Giang), hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá
greening. Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang) và cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang)
là 2 vùng cam Sành chủ yếu ở miền Bắc (với diện tích trồng năm 2015 khoảng trên
5000 ha ở Bắc Quang và 4.881 ha ở Hàm Yên). Ngoài ra, còn một số vùng trồng
cam Sành tập trung nhưng diện tích nhỏ hơn như: Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An,
v.v... Ở miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu, 2009 [5] cho biết, cam Sành được
trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền
Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ) ...
1.1.3.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, diện tích rộng, độ dốc lớn, địa hình phức
tạp, chia cắt thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Dân cư của tỉnh phân bố không tập
trung, tuy nhiên Hà Giang có điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi trong việc phát
triển cây ăn quả có múi đặc biệt là cây cam được xác định là 1 trong 3 loại cây
(cam, chè, dược liệu) có thế mạnh phát triển hàng hoá với quy mô lớn của tỉnh
nhằm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Giang năm 2015 là 10.627,4 ha, trong đó
diện tích cây cam quýt là 5.689,4 ha. Cây cam quýt trồng ở Hà Giang chủ yếu là

cam Sành, trong đó Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên là 3 vùng trồng cam hàng
hóa lớn của Hà Giang. Trong những năm gần đây, diện tích cũng như sản lượng cam
quýt của tỉnh biến động mạnh mẽ.


11

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang
Năm
STT
1
2
3

Chỉ tiêu

2012

Diện tích trồng (ha)
1.674,9
Diện tích thu hoạch (ha) 1.411,30
Sản lượng (tấn)
9.416,8

2013
2.663,6
1.504,3
9.725,0

Sơ bộ

2016
3.455,0 5.689,4 8.481,8
1.497,7 1771,1 3.838,1
11.218,0 13.988,8 33.976,4
2014

2015

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang 2017 [140]
Từ năm 2012 đến 2016 diện tích trồng cam, quýt của tỉnh liên tục tăng, tốc độ
tăng mạnh nhất là năm 2016 (tăng gần 3000 ha so với năm 2015). Song song với
việc trồng mới, người dân cũng chú trọng đầu tư kĩ thuật thâm canh nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm quả. Năm 2014, diện tích cho thu hoạch giảm đi
nhưng sản lượng quả lại tăng lên so với năm 2013. Đặc biệt năm 2016, sản lượng
cam quýt của tỉnh tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015. Năm 2016 được coi là năm
được mùa của cam Sành Hà Giang.
Điển hình của các mô hình thâm canh cam Sành là việc xây dựng vườn cam
Sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2015 tổng diện tích cam Sành được cấp
giấy chứng nhận VietGAP là: 125,9 ha/1.605.2 ha, giấy chứng nhận cấp cho 6 cơ sở
sản xuất/ 87 hộ dân. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích cam trồng theo VietGAP là
70%. Giá trị cam VietGAP được nâng lên, năng suất trung bình của các vườn cam
VietGAP đạt trên 19 tấn/ha, giá mua tại vườn dao động từ 15.000 - 25.000 đ/kg tùy
theo thời điểm, so với giá cam sản xuất đại trà thì cam sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGap thường cao hơn từ 3.000 - 5.000 đ/kg (Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang,
2016) [36].
Cam, quýt được trồng ở khá nhiều huyện trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu ở 3
huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (bảng 2 phần phụ lục). Những năm gần
đây Bắc Quang luôn là huyện đứng đầu trong tỉnh với diện tích, năng suất và sản
lượng cam quýt cao nhất. Đặc biệt trong 2 năm 2015 - 2016 diện tích trồng cam,
quýt của Bắc Quang đã tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2014 (từ 2.162,5 ha lên đến

5.481,1 ha) và chiếm trên 60% diện tích trồng cam quýt toàn tỉnh. Người dân Bắc
Quang cũng đi đầu trong phong trào thâm canh và sản xuất cam theo tiêu chuẩn
VietGap. Hàng năm, UBND huyện kết hợp với các Sở Ban Ngành tổ chức hội thi cam


12

và lễ hội khai mùa cam Sành nhằm tuyên dương các hộ sản xuất giỏi và cũng là quảng
bá thương hiệu cho cam Sành Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng.
Đặc biệt, tháng 10 năm 2016 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ
dẫn địa lí cho sản phẩm cam Sành Hà Giang. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển bền vững cây cam Sành, đặc biệt là cơ sở để thúc đẩy xúc tiến thương mại,
quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ để sản phẩm cam Sành trở thành đặc sản quen
thuộc được ưa chuộng khắp cả nước.
1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi
1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt
Đặc tính không hạt là một đặc điểm quý của trái cây nói chung và cam quýt
(Citrus) nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị trường quả tươi và ngay cả
ngành chế biến nước ép vì nước ép từ quả cam quýt có hạt thường có mùi không
thích hợp và còn có vị đắng. Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới nhằm phát
triển các giống cam quýt không hạt mới (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Mục tiêu
chọn tạo giống cam quýt không chỉ chọn tạo ra các giống có năng suất, chất lượng
cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu, bệnh, mà mục tiêu còn
hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không hạt.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quả có múi không hạt. Cam quýt thương
mại thường có rất ít hạt, trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5 hạt/quả được xem như không
hạt (Ortiz, 2002) [107]. Theo Zhu và cs. (2008) [137], quả cam quýt có trung bình
2,3 hạt/quả được coi là không hạt. Theo Varoquaux và cs. (2000) [129], quả cam quýt
được xem là không hạt khi số hạt nhỏ hơn 5 hạt. Theo quy ước của Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) cam được xem là không hạt khi có từ 0 - 6 hạt (Purdure University, 2005) [139]. Còn

theo Davies và Albrigo (1994) [69] cam thương mại được coi là không hạt khi quả
có từ 0 – 8 hạt/quả, ít hạt là từ 9 – 15 hạt/quả.
1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt
Nguyên nhân của việc tạo quả không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin
nội sinh ở trong bầu noãn cao, cho phép bầu noãn phát triển thành quả mà không
cần nguồn auxin trong hạt tạo ra. Ở một vài giống như cam Washington Navel có
quả đơn tính không hạt, hạt phấn không có sức sống và sự thụ phấn là không cần
thiết. Ở hầu hết các loài cam quýt khác đôi khi cũng gặp trường hợp có quả đơn


13

tính, nhưng sự thụ phấn lại cần thiết cho quả phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2004) [49].
Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh (2008) [50] tính trạng không hạt đóng vai trò
quyết định đối với sản xuất quả chất lượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh. Tính trạng
không hạt được quyết định bởi một số yếu tố di truyền quan trọng sau:
- Mức bội thể tam bội (3n): cây mất khả năng tạo ra các giao tử có sức sống do
rối loạn phân bào giảm nhiễm. Do vậy, quả sẽ hoàn toàn không hạt trong mọi
trường hợp canh tác (Ollitrault và cs., 2000) [104].
- Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần
- Hiện tượng bất thụ cái từng phần (phần lớn tế bào trứng không có sức sống).
- Tính trạng tự bất hợp (self-incompatibility)
Theo Chao (2004) [64], trên cam quýt, quả không hạt hoặc ít hạt do giống
trồng có nhiễm sắc thể là tam bội. Quả không hạt cũng có thể là do sự bất dục đực,
noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó đa phần là sự tự bất tương hợp
(Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Sự bất dục có thể phân biệt 3 loại: bất dục cái, bất
dục dực và tự bất hợp (Ollitrault và cs., 2007) [105].
Đặc tính không hạt của cam quýt có nhiều yếu tố chi phối và còn chịu ảnh
hưởng bởi điều kiện môi trường. Ví dụ, giống Mukakukishiu hoàn toàn không hạt

trong bất kỳ điều kiện nào. Cam Navel và quýt Satsuma thường không hạt, nhưng
đôi khi có hạt khi được thụ phấn. Mặt khác, khi được thụ phấn chéo vài giống bưởi
có thể có hơn 100 hạt, trong khi không hạt trong điều kiện tự thụ phấn (Ollitrault và
cs., 2007) [105]. Giống bưởi Năm Roi không hạt cũng gặp tình trạng tương tự (Lê
Văn Bé và Nguyễn Văn Kha, 2010) [3].
1.2.2.1. Nguyên nhân do đa bội hoàn chỉnh lẻ (3x, 5x, ...)
Xem xét dưới góc độ lý thuyết, các giống có số lượng nhiễm sắc thể ở thể đa
bội hoàn chỉnh lẻ (2n = 3x; 5x; 7x …vv) đều có khả năng cho quả không hạt. Cây ở
thể đa bội hoàn chỉnh lẻ, quá trình phân chia giao tử bị rối loạn, hạt phấn được sinh ra
mất sức nảy mầm, hoặc hợp tử được hình thành (nhờ sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử cái) thường bị chết ở giai đoạn phát triển sau khi được hình thành, do đó tạo
nên quả không hạt. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà chọn giống đã đề xuất nhiều
phương pháp tạo thể đa bội hoàn chỉnh lẻ. Trong đó chủ yếu tập trung chọn tạo thể
tam bội (2n = 3x) là dạng cây vừa có khả năng cho quả không hạt, vừa có khả năng
sinh trưởng, chống chịu tốt và cho năng suất chất lượng cao. Các dòng tam bội


×