Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây sơn tra tại các xã hang chú, xím vàng, làng chếu, háng đồng và tà xùa tại huyện bắc yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.31 KB, 31 trang )

1

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Sơn Tra
(Sơn Tra: Docynia Indica) tại 5 xã Hang Chú, Xím Vàng, Làng Chếu,
Háng Đồng và Tà Xùa tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Sơn Tra (Táo Mèo) là loại cây nhiều công dụng y học, đem lại lợi
ích kinh tế cao, đặc biệt có ý nghĩa với huyện Bắc Yên nói chung và 5 xã
vùng cao nói riêng trong kế hoạch xãa đói giảm nghèo và phát triển bền vững
của huyện. Sơn Tra Bắc Yên có nhiều đặc tính thuận lợi hơn táo các vùng
khác như nồng độ đường cao hơn, thơm ngon hơn. Vị trí địa lí của vùng táo
Bắc Yên có nhiều thuận lợi hơn các vùng khác. Từ Hà Nội lên thị trấn Bắc
Yên chỉ khoảng 190km, từ trung tâm Bắc Yên lên vùng táo chỉ từ 20-50 km.
Trong khi đó vùng táo các địa phương lân cận xa hơn rất nhiều. Thực trạng
sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ táo bước đầu thu được một số thành quả
nhất định. Sản phẩm táo tươi, nước táo, mứt táo, táo khô đã được nhiều vùng
biết đến, trở thành một thứ quà quý khi đến với Sơn La nói chung và Băc Yên
nói riêng. Sản phẩm rượu vang Sơn Tra thu được nhiều ý kiến phản hồi tốt,
hương vị thơm ngon đặc biệt và để lại ấn tượng khó phai. Nhiều khách du lịch
khi đến với Bắc Yên và nhiều người dân Bắc Yên thường đưa sản phẩm vang
Son Tra đến giới thiệu ở nhiều nơi, bước đầu gây được sự chú ý của thị
trường.
Tiềm năng sản xuất của vùng táo trên địa bàn huyện còn rất lớn. Thị
trường tiêu thụ tương đối thuận lợi, diện tích có thể trồng được Son Tra còn
nhiều, nếu được đầu tư sẽ trở thành vùng nguyên liệu trù phú trong tương lai.
Có thể đầu tư trồng rừng Son Tra thành rừng phòng hộ ở các khu vực phù
hợp, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.


Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng về diện
tích, sản lượng, tình hình sinh trưởng, các yếu tố khác trên vùng táo để làm cơ
sở đề ra các biện phát triển cây bền vững loài cây này. Xuất phát từ lý do đó
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững cây Sơn Tra (Sơn Tra: Docynia Indica) tại 5 xã Hang Chú, Xím Vàng,
Làng Chếu, Háng Đồng và Tà Xùa tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La” Là cần
thiết góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Phân loại thực vật học về cây Sơn Tra
1.1.2. Một số nghiên cứu về Cây Sơn Tra
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về cây Sơn Tra
1.2.2. Nghiên cứu về Phân Loại cây Sơn Tra
1.2.3. Nghiên cứu về chon giống và nhân giống
1.2.4. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng


4

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển bền vững

cây Sơn Tra tại vùng 5 xã vùng cao Hang Chú, Xím Vàng, Làng Chếu và Tà
Xùa, huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng cây Sơn Tra và công tác quản lý Sơn Tra ở 5
xã vùng cao Hang Chú, Xím Vàng, Làng Chếu và Tà Xùa, huyện Bắc Yên
tỉnh Sơn La.
- Đề xuất được một số giải pháp để phát triển bền vững cây Sơn Tra tại
địa bàn nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra tình hình đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội 5 xã vùng cao
của huyện Bắc Yên - Sơn La
2.3.2. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Sơn Tra ở 5 xã vùng
cao của huyện Bắc Yên - Sơn La
2.3.3. Tổng kết đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường của cây Sơn
Tra.
2.3.4. Tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Sơn Tra
trên địa bàn huyện Bắc Yên.
2.3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây Sơn Tra trên địa bàn
huyện Bắc Yên - Sơn La.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thực địa.
2.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
2.4.5. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
2.4.5.1. Phương pháp tĩnh
2.4.5.2. Phương pháp động
2.4.4. Phương pháp kế thừa



5

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Xã Tà Xùa
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tà Xùa
a. Vị trí địa lý : Xã Tà Xùa là xã vùng cao của huyện Bắc Yên cách
trung tâm huyện 14 km về phía Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên 4.900,0 ha,
gồm 8 bản. Ranh giới của xã tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên;
- Phía Nam giáp xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên;
- Phía Đông giáp xã Suối Tọ, huyện Phù Yên;
- Phía Tây giáp xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên.
b. Địa hình, địa mạo: Xã có địa hình rất phức tạp, độ cao từ 300m đến
2.000m so với mực nước biển, bao gồm các dạng địa hình chính:
- Địa hình có độ cao từ 350 - 1.400 m so với mực nước biển, tập trung
khu vực các bản giáp xã Suối Tọ huyện Phù Yên như Bản Trò A, Bản Trò B.
- Địa hình có độ cao từ 1.500 – 2.000 m so với mực nước biển, phân bố
các bản giáp xã Làng Chếu, Xím Vàng và xã Phiêng Ban như: Tà Xùa A, Tà
Xùa C, Chung trinh, Khe cải, Mống Vàng, Bản Bẹ.
- Độ dốc bình quân 25-300, địa hình núi đá có độ dốc > 350
c. Thổ nhưỡng
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000
trên địa bàn xã Tà Xùa có các loại đất chính sau:
- Đất vàng nhạt trên đá cát (ký hiệu Fq): Phân bố trên địa hình đồi núi
cao từ 800 m - 1.500 m. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp như : Sơn Tra, Chè,…

- Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (ký hiệu Fs): Phân bố trên các khu
vực núi cao trên 1.500 m, loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm
nghiệp.


6

- Đất phù sa sông suối (ký hiệu P'): Phân bố các khu vực có độ cao từ
350 m đến 700 m so với mực nước biển, ven các con suối loại đất này thích
hợp cho việc trồng lúa, hoa màu.
d. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu của xã Tà Xùa mang
đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, mùa đông khô lạnh, có sương mù kéo dài 6
tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè khí hậu mát mẻ, kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 180C. Tổng lượng mưa trung
bình 1.500 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm
khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ hơn chỉ chiếm
15% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 78%.
- Thủy văn : Xã có hệ thống thủy văn rất phong phú bao gồm nhiều con
suối lớn nhỏ chảy qua địa bàn, trong đó có các suối chính như sau:
+ Suối Bẹ bắt nguồn từ suối Háng Bla chảy qua các địa phận các bản
Chung trinh, Tà Xùa A, Tà Xùa C, Mống Vàng, Bản bẹ rồi hợp lưu với suối
Háng Đồng với chiều dài 7km, có nước chẩy quanh năm, lưu lượng nước
trung bình, có tốc độ dòng chẩy mạnh.
+ Suối Háng Đồng bắt nguồn từ khu rừng đặc dụng chảy qua các bản
Háng Đồng A, xã Háng Đồng rồi hợp lưu với Suối Bẹ và chảy qua bản Bẹ,
bản Trò B và bản Trò A rồi hợp lưu với Suối Bé tạo thành Suối Sập, với chiều
dài khoảng 15 km, có nước chảy quanh năm lưu lượng nước lớn, tốc độ dòng
chẩy mạnh.
Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều khe, suối nhỏ tạo nên một hệ thống

suối dầy đặc trong vùng. Do yếu tố địa hình nên khả năng khai thác nguồn
nước từ các suối để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
trong vùng là rất hạn chế.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Tà Xùa
a. Dân số, dân tộc và lao động
-. Dân số, dân tộc : Theo số liệu thống kê năm 2011 dân số của xã có
2.640 nhân khẩu với 382 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 6,9 người/hộ.
Mật độ dân số bình quân toàn xã là 186 người/km2. Dân số phân bố không
đều trong toàn xã, đông nhất là ở bản Tà Xùa A với 81 hộ (578 nhân khẩu),
bản Trò A là 94 hộ (657 nhân khẩu), ít nhất là bản Khe Cải 17 hộ (105 nhân


7

khẩu), bản Mống Vàng 18 hộ (115 nhân khẩu). Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là
1,55%. Trên địa bàn xã dân tộc Mông chiếm 100%.
-. Lao động và việc làm
Toàn xã có 1.135 lao động, chiếm 43,0% tổng dân số, trong đó: Lao
động nông nghiệp 1.033 người (chiếm 91%). Chất lượng lao động còn thấp
chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo có kỹ thuật
còn rất thấp, lao động phi nông nghiệp 102 người (chiếm 9%), trong đó chủ
yếu là cán bộ xã, giáo viên, hộ kinh doanh... Nhìn chung lực lượng lao động
trong xã là khá trẻ (85% ở lứa tuổi từ 18 - 45).
b. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
-. Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong sản xuất
nông nghiệp của xã. Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó chú
trọng cây lúa, ngô; những cây trồng khác còng được quan tâm phát triển. Kết
quả cụ thể như sau:
Diện tích trồng lúa nước trên địa bàn xã là 168,0 ha, diện tích trồng cây

hàng năm khác là 112,68 ha bao gồm các loại: Ngô, Sắn, rau ...diện tích trồng
cỏ chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả các loại là 10,0 ha.
Diện tích đất trồng lúa chủ yếu ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, bản Trò
A... Năng suất lúa mùa đạt 38tạ/ha, năng suất ngô đạt 35 tạ/ha. Tổng sản
lượng lương thực năm 2011 đạt 999,9 tấn, bình quân lương thực đầu người
378,8 kg/người/năm.
Diện tích cây sắn 25,0 ha, năng suất 90 tạ/ha, sản lượng 57,2 tấn; cây rau
các loại diện tích 4,1 ha, năng suất 140 tạ/ha, sản lượng 57,2 tấn.
Cây Dong Riềng diện tích 130,0 ha, năng suất bình quân đạt 33 tạ/ha,
sản lượng đạt 429 tấn.
- Cây Chè diện tích 85 ha, năng suất bình quân đạt 50ạ/ha, sản lượng đạt
500, tấn.
Diện tích cây ăn quả các loại 10,0 ha năng xuất trung bình 33 tạ/ha, sản
lượng 33,0 tấn. Cây ăn quả trên địa bàn xã chủ yếu nằm trong các vườn hộ gia
đình phục vụ trong gia đình chưa mang tính sản xuất hàng hoá.
+ Chăn nuôi: Năm 2011, toàn xã có 640 con trâu, 790 con bò; đàn dê có
510 con; đàn lợn 2.500 con; đàn ngựa 350 con; đàn gia cầm có 13.000 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 177,5 tấn. Công tác kiểm soát giết


8

mổ động vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo
không để xẩy ra dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, chưa hình thành các khu chăn nuôi tập trung, phần lớn đều
nuôi theo quy mô hộ gia đình. Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình
có chuồng trại chăn nuôi đặt gần với nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong khu dân cư.
-. Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện có 807,79
ha, chiếm 16,49 % diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó đất rừng sản xuất là

107,05 ha, đất rừng phòng hộ có 660,74 ha. Công tác quản lý, giao đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân, tổ chức, cộng đồng khoanh nuôi bảo vệ
do vậy tình trạng đốt phá rừng làm nương và khai thác gỗ, củi đốt bừa bãi đã
hạn chế.
-. Nuôi trồng thủy sản : Trên địa bàn xã hiện có 1,4 ha đất mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản, chủ yếu nằm xen kẹp trong các khu dân cư hiện đang được
nhân dân nuôi thả cá, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ, mỗi năm sản lượng
cung cấp cho thị trường khoảng 2,1 tấn cá.
c. Cơ sở hạ tầng
-. Giao thông : Trên địa bàn xã có tuyến đường Tỉnh lộ 112 chạy từ thị
trấn Bắc Yên đi xã Xím Vàng, qua địa bàn xã khoảng 2 km đã trải nhựa, chất
lượng đường tốt. Đây là các tuyến đường chính của xã phục vụ nhu cầu vận
chuyển, trao đổi hàng hoá của nhân dân trong xã với các xã trên địa bàn
huyện.
Đường huyện lộ từ Tà Xùa – xã Háng Đồng dài 25,0 km hiện đã được
dải nhựa 7 km, còn lại 14 km là đường đất.
Hệ thống đường trục xã và đường liên bản dài 29,0 km, trong đó đường
đất và cấp phối chiếm 100% .
-. Thuỷ lợi : Toàn xã hiện có 4 công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới tiêu cho
189,0 ha ruộng lúa và rau màu các loại. Trong đó có 03 công trình đã được
kiên cố hóa. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã, đã góp phần đáng kể cho
việc khuyến khích thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hoá, tăng năng suất và
chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã.
-. Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Xã Tà Xùa có nguồn nước mặt rất
phong phú, trong những năm gần đây chương trình nước sạch nông thôn đã
được chú trọng và quan tâm hơn trước. Hiện tại 7/8 bản đã có công trình nước
sinh hoạt được xây dựng từ các nguồn vốn CT 134, 135.. Do được xây đã lâu


9


nên hầu hết các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn xã đã xuống cấp, 1 số
bản nguồn nước còn thiếu như Trò A, bản Bẹ…Bản Trò B chưa có công trình
nước sinh hoạt. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 64%.
-. Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình : Xã Tà Xùa có
điểm Bưu điện văn hoá hiện trạng là nhà xây cấp 4, đã xuống cấp, 02 trạm thu
phát sóng thông tin di động cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ bưu chính viễn
thông địa bàn. Hiện nay, xã chưa có điểm truy cập internet. Trong thời gian
tới cần xây dựng một số trạm thu phát sóng và hệ thống internet tại những bản
vùng xa của xã nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc cho người dân ngày một tốt
hơn.
-. Hệ thống điện phục vụ đời sống
Nguồn điện cung cấp cho địa bàn xã được cung cấp từ lưới điện quốc gia
trong vùng chạy qua. Hiện nay trên địa bàn xã có 3/8 bản được sử dụng điện
lưới quốc gia thông qua 01 trạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ( trạm biến áp Tà
Xùa A). Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 41,1% (theo chuẩn
95%). Hiện còn 5 bản chưa có điện lưới quốc gia (bản Trò A, Trò B, Mống
Vàng, bản Bẹ, bản Chung Trinh), trong thời gian tới cần đầu tư hệ thống điện
sinh hoạt cho các bản này.
-. Các công trình công cộng của xã.
*. Trụ sở UBND xã
Trụ sở UBND xã gồm: 01 nhà 2 tầng, 01 nhà làm việc các ban ngành,
diện tích khuôn viên trụ sở 2.950m2, đa đáp ứng được yêu cầu làm việc của
UBND xã Tà Xùa. Trong giai đoạn quy hoạch cần xây thêm nhà khách
UBND xã.
*. Nhà văn hoá
Nhà văn hoá trung tâm xã: Hiện đã được đầu tư xây chuẩn bị đưa vào sử
dụng, hệ thống nhà văn hoá tại các bản 2/8 bản đã có nhà văn hoá (Trò B,
Mống Vàng) nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Trong giai đoạn quy hoạch cần
xây dựng nhà văn hoá cho toàn bộ các bản trên địa bàn xã.

*. Trường học
+ Trường trung học cơ sở Tà Xùa: Trên địa bàn xã có 1 trường trung học
cơ sở có quy mô là 3.200 m2, có 06 phòng học nhà 2 tầng, 06 phòng nhà bán
trú, 12 phòng nhà công vụ. Hiện nhà trường còn thiếu nhà hiệu bộ, nhà đa
năng, phòng học chức năng, nhà bếp ăn và mở rộng chỉnh trang lại khuân
viên, cây xanh, xây dựng tường rào, cổng trường. Tổng số học sinh của
trường là 179 học sinh, giáo viên là 17.


10

+ Trường tiểu học: Trên địa bàn xã có 01 trường tiểu học: Nằm tại bản
Tà Xùa A với quy mô 3.200 m2. Hiện trường có 06 phòng nhà lớp học nhà 2
tầng, 02 phòng học tạm, 06 phòng nhà công vụ, 06 phòng nhà bán trú. Tổng
số học sinh của trường là 395, tổng số giáo viên là 26 (bao gồm cả điểm
trường cắm bản).
+ Trường mầm non: Trường Mầm non trung tâm (bản Tà Xùa A) diện
tích 800 m2, có 03 phòng học nhà cấp IV, 01 phòng nhà làm việc giáo viên.
Nhu cầu trong giai đoạn tới cần xây dựng nhà hiệu bộ, nhà đa năng + chức
năng, nhà công vụ, nhà bếp ăn và mở rộng khuôn viên cây xanh. Tổng số học
sinh của điểm trường là 241, tổng số giáo viên là 14 ( bao gồm cả lớp học
cắm bản).
*. Trạm y tế: Xã đã có trạm y tế xây dựng nhà cấp IV diện tích khuôn
viên 1.660 m2, diện tích xây dựng 120 m2, trang thiết bị vẫn còn thiếu. Trong
giai đoạn tới cần xây mới trạm y tế và đầu tư xây dựng đạt chuẩn Quốc gia.
*. Nhà ở khu dân cư : Nhìn chung nhà ở khu dân cư của xã đảm bảo nhu
cầu sinh hoạt, phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong
gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử
dụng; giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Kiến trúc, mẫu nhà ở của mỗi
dân tộc là khác nhau phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân

tộc trong xã. Năm 2011 tổng số hộ có nhà ở trong toàn xã là 382 hộ; số hộ có
nhà kiên cố chắc chắn là 352hộ, chiếm 91,9%; số hộ còn nhà tạm là 30hộ,
chiếm 8,1 % trong tổng số nhà ở trên địa bàn.
*. Thoát nước và vệ sinh môi trường : Đa phần người dân trong xã sử
dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước mặt, trong những năm gần đây các
chương trình về nước sạch nông thôn đã được quan tâm hơn trước, người dân
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước sạch. Các
hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các
gia đình như: chăn thả gia súc, gia cầm thải thẳng phân ra ngoài môi trường,
rác và nước thải sinh hoạt…Hiện nay xã chưa có các hoạt động tập kết thu
gom rác thải sinh hoạt, tình trạng để bừa bãi xung quanh khu dân cư gây lên
sự ô nhiễm môi trường. Số hộ gia đình trong xã được dùng nước sạch hợp vệ
sinh là 244 hộ chiếm 64%, các hoạt động làm suy giảm môi trường như: đốt
phá rừng, làm nương trên đất dốc…
3.1.2. Xã Háng Đồng
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên của xã Háng Đồng
a. Vị trí địa lý


11

Xã Háng Đồng là một xã miền núi của huyện, cách trung tâm huyện 32
km hướng đi xã Tà Xùa về phía Đông - Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên theo
địa giới hành chính là 13.108 ha bao gồm 6 bản phân bố rải rác trên toàn xã.
Có vị trí giáp ranh như sau
- Phía Đông giáp xã Suối Tọ - huyện Phù Yên
- Phía Nam giáp xã Tà Xùa - huyện Bắc Yên
- Phía Tây giáp xã Xím Vàng - huyện Bắc Yên
- Phía Bắc giáp xã Bản Mù huyện Trạm Tấu - Yên Bái
b. Địa hình, địa mạo

Xã Háng Đồng phía bắc, phía tây bắc, phía đông là đồi núi cao phù hợp
việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, tiếp đến là vùng đồi núi thấp phù hợp việc làm
nương rẫy, trang trại. Nhìn chung địa hình có độ dốc tương đối phù hợp cho
việc canh tác (trồng lúa và những cây hàng năm khác).
c. Thổ nhưỡng
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000
trên địa bàn xã Háng Đồng có các loại đất chính như sau:
- Đất vàng nhạt trên đá cát (ký hiệu Fq): Phân bố trên địa hình đồi núi
cao từ 800 m - 1.500 m. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp như : Sơn Tra, Chè,…
- Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (ký hiệu Fs): Phân bố trên các khu
vực núi cao trên 1.500 m, loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm
nghiệp.
- Đất phù sa ven suối (ký hiệu P'): Phân bố các khu vực có độ cao từ 350
m đến 700 m so với mực nước biển, ven các con suối loại đất này thích hợp
cho việc trồng lúa, hoa màu.
Nhìn chung, hầu hết các loại đất trên địa bàn xã có độ dày tầng đất từ
trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Các chất dinh
dưỡng như đạm, lân, Kali… thấp. Đất đai có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm
thực vật thấp nên đang có hiện tượng bị xúi mòn rửa trôi.
d. Khí hậu, thủy văn


12

- Khí hậu: Xã Háng Đồng nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa đông (mùa khô) thường ít mưa và được bắt đầu từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau, mùa này thịnh gió mùa Đông Bắc thường, thời tiết
lạnh và khô và thường xuất hiện sương muối.

- Mùa hè (mùa mưa ) được bắt đầu từ tháng tư đến cuối tháng 9, mùa này
thịnh hành gió Tây nam, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều. Lượng mưa chiếm
75% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình 250C,
Độ ẩm không khí dao động từ 85 – 87%, trung bình năm 86%.
Nhìn chung khớ hậu thuận lợi cho các cây trồng như: Lúa ngô, khoai
sắn...vv, các loại cây ăn quả, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên ở
vùng có gió tây nam còng có nhiều ảnh hưởng xấu tới qúa trình ra hoa kết quả
của cây trồng.
-. Thủy văn : Xã nằm trong vùng lưu vực của suối Bé với nhiều các suối
nhánh. Hệ thống suối bắt nguồn từ các dãy núi cao với lưu lượng nước tương
đối lớn và ổn định, dòng chảy mạnh do có độ dốc lớn vì vậy có tiềm năng
phát triển thuỷ điện. Hệ thống các suối nhỏ với mật độ phân bố khá dày song
lưu lượng nước thường không ổn định do mưa tập trung theo mùa..
Ảnh hưởng của yếu tố địa hình phức tạp nên hệ thống suối ở đây thường
có độ dốc lớn, mùa mưa lưu lượng dũng chảy lớn thường gây lũ quét sạt lở
đất, mùa khô nguồn nước hạn chế do vậy khả năng cung ứng cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Háng Đồng
a. Dân số, dân tộc và lao động
Theo số liệu điều tra năm 2011 toàn xã có 305 hộ và 2.265 khẩu, tất cả
đều là dân tộc Mông. Quy mô trung bình 1 hộ là 7,43 người. Toàn xã hiện nay
có 6 bản, bình quân 1 bản có 51 hộ và 370 khẩu, bản ít nhất là bản Háng Bla
với 24 hộ và 223 khẩu, bản nhiều nhất là bản Làng Sáng với 79 hộ và 477
khẩu. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1,7%.
Dân số trong độ tuổi lao động của xã có 1.367 người, chiếm 60% tổng
dân số của xã, trong đó đều là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
b. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp



13

- Về trồng trọt: Đây là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân.
Trong những năm gần đây, nhờ các chương trình khuyến nông ngành trồng
trọt của xã đó có sự chuyển biến tích cực với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật như đưa nhiều loại giống mới vào sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thay
thế các loại giống cũ ở địa phương như: Lúa Lai, cây ăn quả, sắn..., . Năm
2011 diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm đạt 443,63ha trong đó: cây ngô là
34.93ha, diện tích cây Sắn và dong diềng là 29,50ha, lúa nương là 278,57ha,
lúa nước là 70,63ha.
-. Chăn nuôi: Những năm gần đây ngành chăn nuôi đó được đồng bào
chú trọng hơn do hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Số lượng đàn gia súc, gia
cầm cụ thể như sau:
Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2011: Trong đó Đàn trâu: 390con, Đàn
bò: 464 con, Đàn lợn: 1.132 con, Đàn dê: 642 con, Ngựa: 194 con, Gia cầm:
2749 con.
- Về lâm nghiệp: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của xã trong thời gian
qua chủ yếu tập trung vào công tác khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng hiện
còn, trồng rừng theo các dự án. Tài nguyên rừng của xã hiện còn 7.130 ha,
bao gồm rừng đặc dụng với diện tích 6.327,01 ha (chiếm 89% đất lâm nghiệp)
và rừng phòng hộ với 802,99 ha (chiếm 11% đất lâm nghiệp). Trong năm
2010 trên địa bàn xã đang có các dự án đang triển khai như Dự án 30a của
Chính phủ, dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng theo Quyết định 380 của Chính
phủ. Diện tích rừng đó được giao khoán đến từng hộ gia đình, các tổ chức
đoàn thể, cộng đồng để quản lý.
-. Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã năm 2010 có 2 ha, chủ
yếu là các ao hồ nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư.
c. Cơ sở hạ tầng
- Trụ sở UBND xã: Trụ sở UBND xã hiện nay nằm tại bản Háng Đồng B
có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng với diện tích khuôn viên khoảng

200m2 .Trong thời gian tới cần xây mới đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Trạm y tế xã: Được xây dựng tại khu vực trung tâm xã. Hiện tại trạm
có 1 nhà cấp 4 để khám và chữa bệnh với 4 giường bệnh. Hiện nay trạm có 5
cán bộ y tế gồm 2 y sỹ, 1 y tá, 1 hộ sinh và 1 cán bộ khác. Nhìn chung cơ sở


14

vật chất của trạm còn thiếu chưa đảm bảo theo nhu cầu của địa phương. Hiện
tại trạm chưa đạt chuẩn quốc gia.
- Trường học: Trong xã có 3 bậc học là mầm non, tiểu học và trung học
cơ sở. Các trường đều được xây dựng tại khu vực trung tâm xã, cơ sở hạ tầng
còn thiếu, các lớp học hiện là các dãy nhà cấp 4. HIện tại xã có tổng số 39
giáo viên, trong đó đại học 5 người và 34 là trung cấp, cao đẳng.
- .Nhà ở: Theo số liệu điều tra nhà ở năm 2010, trên địa bàn xã có 277
nhà, trong đó: Nhà kiên cố và bán kiên cố: 56 nhà. Nhà tạm: 221 nhà.
-. Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã gồm có: Tuyến đường
huyện: Bao gồm 4 tuyến đường với tổng chiều dài là 17km, hiện tại các tuyến
đều là đường bê tông, trong đó hầu hết không đảm bảo chất lượng, mặt đường
nhỏ cần được nâng cấp theo tiêu chuẩn. Đường liên xã: Gồm 3 tuyến với tổng
chiều dài 26 km, hiện đều là đường đất. Đường trục bản, liên bản: Gồm 6
tuyến thuộc 6 bản với tồng độ dài 16,5 km. Hiện tại đều là đường đất với
chiều rộng mặt đường 1-2 m, nền đường 1,5 - 3 m. Lưu thông trên đường có
nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
- Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi:
Trên địa bàn xã hiện có 6 công trình thuỷ lợi với 32 km kênh mương,
trong đó có 2 công trình thuộc bản Háng Bla được xây dựng kiên cố, còn lại
chưa cứng hóa. Các công trình thuỷ lợi của xã về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản
xuất. Tuy nhiên do các công trình ớt được tu sửa bảo dưỡng hoặc bằng đất
nên mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% công suất theo thiết kế. Để đáp ứng

yêu cầu cần sửa chữa, nâng cấp các công trình, đặc biệt là các tuyến kênh
mương
-. Hiện trạng hệ thống điện:
Hiện nay trên địa bàn xó đang xây dựng hệ thống điện gồm đường dây
35KV và 3 trạm biến áp, dự kiến cấp điện cho 4 bản Háng Bla, Chống Tra,
Háng Đồng A, Háng Đồng B. Hiện tại người dân chủ yếu sử dụng máy thủy
điện nhỏ phục vụ nhu cầu hàng ngày. Toàn xó hiện có 205 máy thủy điện nhỏ.
-. Hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Hiện nay trên địa bàn xã có 5 bản có công trình cấp nước sinh hoạt do
các chương trình, dự án xây dựng như dự án giảm nghèo, chương trình 134,
135...., còn lại bản Làng Sáng chưa có. Các công trình cấp nước hiện nay
chưa đảm bảo nhu cầu dùng nước vì vậy cần được nâng cấp, sửa chữa để có
thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong những năm tới.


15

3.1.3. Xã Làng Chếu
3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Làng Chếu
a. Vị trí địa lý : Xã Làng Chếu là xã vùng III của huyện Bắc Yên, nằm
cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 22 km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích
tự nhiên theo địa giới hành chính là 5364,0 ha, gồm 9 bản. Ranh giới của xã
tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên.
- Phía Nam giáp xã Chim Vàn và xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên.
- Phía Đông giáp xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên.
- Phía Tây giáp xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên.
Xã có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng của huyện, là trung tâm cụm xã của các xã vùng cao huyện
Bắc Yên, là địa bàn có thể phát triển trồng hoa, rau và cây ăn quả ôn đới;

trồng cây công nghiệp (cây Sơn Tra), đây là thế mạnh của xã trong quá trình
phát triển chung của huyện.
b. Địa hình, địa mạo: Xã có địa hình khá phức tạp, độ cao từ 750 m đến
1.750 m so với mực nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồi núi trung bình có độ cao từ 750 m đến 900 m so với mực
nước biển, phân bố ở khu vực các bản giáp xã Làng Chếu như: Bản Păng
Khúa , bản Cáo A;
- Địa hình núi cao có độ cao từ 900 m - 1.750 m so với mực nước biển,
dạng địa hình này phân bố khu vực thuộc các bản: Suối Lộng, Cáo A, Cáo B,
Chếu A, Chếu B, Háng A, Háng B, Chếu C.
c. Thổ nhưỡng : Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn
La tỷ lệ 1/100.000 trên địa bàn xã Làng Chếu có các loại đất chính sau:
- Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá phiến sét (Hc): Đất Feralit vàng
đỏ trên mắc ma a xít (Fa): Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fq):
Ngoài ra ven suối Hí, suối Cao còn có đất phù sa, dưới chân núi và các
thung lũng có đất dốc tụ.
Tính chất đất: Độ dày tầng đất: 0,3 – 1m.T hành phần cơ giới: Từ thịt
nhẹ đến thịt nặng. Kết cấu: hạt, viên. Tỷ lệ đá lẫn: 10-15%. Hàm lượng mùn:
Dinh dưỡng khoáng còn khá cao.
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã còn tương đối tốt thích hợp với nhiều
loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.


16

e. Khí hậu, thủy văn
-. Khí hậu : Xã Làng Chếu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
vùng núi, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 190C. Tổng lượng mưa trung bình

1.500mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm 85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 15% tổng lượng
mưa. Độ ẩm trung bình là 78%.
-. Thủy văn : Xã có hệ thống suối khá phong phú, trong đó có con suối
chính là suối Xím Vàng chảy dọc theo ranh giới giữa xã Làng Chếu và xã
Xím Vàng với chiều dài khoảng 20 km, có nước quanh năm, lưu lượng nước
lớn, dòng chảy mạnh ngoài ra còn các nhánh suối nhỏ và các khe như: suối
Đôi Lộng, suối Khúa, suối Cao, suối Đàn,… thường cạn nước về mùa khô.
Do yếu tố địa hình nên khả năng khai thác nguồn nước cung cấp cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng là rất hạn chế.
3.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Làng Chếu
a. Dân số, dân tộc và lao động
-. Dân số, dân tộc : Theo số liệu thống kê năm 2011 dân số của xã có
2.704 nhân khẩu với 479 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 5,6 người/hộ.
Mật độ dân số bình quân toàn xã là 55 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm
2011 là 1,5%. Về dân tộc, xã có 100% là dân tộc Mông.
-. Lao động và việc làm : Toàn xã có 1.177 lao động, chiếm 43,53% tổng
dân số, trong đó: Lao động nông nghiệp 1.071 người (chiếm 91%). Chất
lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động
được đào tạo có kỹ thuật còn rất thấp, lao động phi nông nghiệp 165 người
(chiếm 9%), trong đó chủ yếu là cán bộ xã, giáo viên, hộ kinh doanh... Nhìn
chung lực lượng lao động trong xã là khá trẻ (85% ở lứa tuổi từ 18 - 45).
Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã
nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước thì việc đào tạo,
nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư,
đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
b. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
-. Trồng trọt: Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã có xu
hướng biến đổi tích cực. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong sản



17

xuất nông nghiệp của xã. Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó
chú trọng cây lúa, ngô; những cây trồng khác cũng được quan tâm phát triển.
Kết quả cụ thể như sau:
Diện tích trồng lúa nước trên địa bàn xã là 47,0 ha, diện tích trồng cây
hàng năm khác là 673,74 ha bao gồm các loại: Ngô, Sắn, rau ...diện tích trồng
cỏ chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả các loại là 2,0 ha.
Diện tích đất trồng lúa chủ yếu ở các bản Háng A, Háng B, Háng C...
Năng suất lúa chiêm xuân bình quân đạt 60 tạ/ha, lúa mùa đạt 55tạ/ha, năng
suất ngô đạt 36 tạ/ha, năng suất lúa nương 10tạ/ha.Tổng sản lượng lương thực
năm 2011 đạt 1.611,9 tấn, bình quân lương thực đầu người 596,1
kg/người/năm;
Diện tích cây sắn 24,3 ha, năng suất 90 tạ/ha, sản lượng 218,7 tấn; cây
rau các loại diện tích 13,8 ha, năng suất 140 tạ/ha, sản lượng 193,2 tấn.
Cây Dong Riềng tích 38,0 ha, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản
lượng đạt 114,0 tấn.
Diện tích Sơn Tra 148,2 ha, năng suất 30 tạ/ha, sản lượng 444,6 tấn.
Diện tích cây ăn quả các loại 2,0 ha năng xuất trung bình 35 tạ/ha, sản
lượng 7,0 tấn. Cây ăn quả trên địa bàn xã chủ yếu nằm trong các vườn hộ gia
đình phục vụ trong gia đình chưa mang tính sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, trình độ thâm
canh của các hộ còn hạn chế, chậm thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, do
đó năng suất một số cây trồng chính chưa cao.
-. Chăn nuôi:
Sự phát triển của chăn nuôi tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo
hướng ngày càng hợp lý bước đầu khai thác được lợi thế của địa phương, phát
triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Năm 2011, toàn xã có 474 con trâu, 630
con bò; đàn dê có 1.091 con; đàn lợn 982 con; đàn gia cầm có 5.930 con. Sản

lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 125,3 tấn.
Công tác kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm được quan tâm chỉ đạo không để xẩy ra dịch bệnh liên quan đến gia súc,
gia cầm.
Bên cạnh đó, chưa hình thành các khu chăn nuôi tập trung, phần lớn đều
nuôi theo quy mô hộ gia đình. Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình


18

có chuồng trại chăn nuôi đặt gần với nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong khu dân cư.
-. Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện có 1.965,04
ha, chiếm 36,63 % diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó đất rừng sản xuất là
632,84 ha, đất rừng phòng hộ có 1.332,2 ha. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp
bao gồm công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng bằng vốn các
dự án 661, khai thác lâm sản chủ yếu khai thác tre, củi phục vụ tại chỗ.
Đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên trên địa bàn xã đã được giao đến chủ sử
dụng và quản lý, bởi vậy công tác bảo vệ và chăm sóc rừng trong những năm
gần đây đã có bước phát triển.
-. Nuôi trồng thủy sản
Trên địa bàn xã hiện có 3,5 ha đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu
nằm xen kẹp trong các khu dân cư hiện đang được nhân dân nuôi thả cá, chủ
yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ, mỗi năm sản lượng cung cấp cho thị trường
khoảng 3,2 tấn cá.
c. Cơ sở hạ tầng
-. Giao thông
Trên địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 112 chạy qua với chiều dài 10,0
km, là đường nhựa. Hiện nay, xã đã có đường giao thông nông thôn đến được
trung tâm các bản, các tuyến đường này cơ bản là đường đất, trong thời gian

tới cần được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã, cụ thể như
sau:
Hệ thống đường trục xã và đường liên bản dài 34,0 km, trong đó đường
đất và cấp phối chiếm 100% .
Đường trục chính trong các bản có chiều dài là 28,5 km, nền đường rộng
từ 3- 5 m hiện là đường đất và cấp phối.
-. Thuỷ lợi
Toàn xã hiện có 9 công trình thuỷ lợi với 75 phai thủy lợi, phục vụ tưới
tiêu cho 100,4 ha ruộng lúa và rau màu các loại. Trong đó có 10 phai được
kiên cố hóa (5 phai ở bản Păng Khúa, 01 phai ở bản Suối Lộng,02 phai bản
Háng A, 02 phai bản Cáo A) Còn lại 65 phai thủy lợi đều là công trình tạm do
nhân dân tự làm, hệ thống kênh mương với 49,0 km thì 5,0 km đã được kiên
cố hóa. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã, đã góp phần đáng kể cho việc
khuyến khích thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hoá, tăng năng suất và
chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã. Tuy nhiên do chưa được đầu tư kiên cố


19

hoá nên mỗi khi mưa to bị lũ bồi lấp, nên hiệu quả khai thác của các công
trình cũng bị hạn chế, tuổi thọ công trình ngắn, do vậy cần được đầu tư kiên
cố hoá các công trình thủy lợi trong giai đoạn tới, nhằm phục vụ cho nhu cầu
sản xuất nông nghiệp của bà con dân bản.
-. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
Xã Làng Chếu có nguồn nước mặt rất phong phú, trong những năm gần
đây chương trình nước sạch nông thôn đã được chú trọng và quan tâm hơn
trước. Hiện tại 9/9 bản đã có công trình nước sinh hoạt được xây dựng từ các
nguồn vốn CT 134, 135.. Do được xây đã lâu nên hầu hết các công trình nước
sinh hoạt trên địa bàn xã đã xuống cấp.Tỷ lệ hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh đạt 57%. Trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp lại toàn bộ hệ thống

nước sinh hoạt trên toàn xã.
-. Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình
Xã Làng Chếu có điểm Bưu điện văn hoá hiện trạng là nhà xây cấp 4, đã
xuống cấp, 02 trạm thu phát sóng thông tin di động cơ bản đáp ứng nhu cầu
phục vụ bưu chính viễn thông địa bàn. Hiện nay, xã chưa có điểm truy cập
internet. Trong thời gian tới cần xây dựng một số trạm thu phát sóng và hệ
thống internet tại những bản vùng xa của xã nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc
cho người dân ngày một tốt hơn.
-. Hệ thống điện phục vụ đời sống
Nguồn điện cung cấp cho địa bàn xã được cung cấp từ lưới điện quốc gia
trong vùng chạy qua. Hiện nay trên địa bàn xã có 7/9 bản được sử dụng điện
lưới quốc gia thông qua 02 trạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (Trạm biến áp
trung tâm xã và trạm biến áp Chếu A). Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên,
an toàn đạt 75,8% (theo chuẩn 95%). Hiện còn 2 bản chưa có điện lưới quốc
gia (bản Păng Khúa, Suối Lộng).Tuy nhiên được sự quân tâm của nhà nước
hiện hai bản này đang được đầu tư kéo điện đến bản. Dự kiến sẽ hoàn thành
vào năm 2013.
-. Các công trình công cộng của xã.
*. Trụ sở UBND xã
Trụ sở UBND xã gồm: 01 nhà 2 tầng, 01 nhà tạm, 01 nhà bếp…diện
tích khuôn viên trụ sở 1.210 m2, chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc của
UBND xã Làng Chếu. Trong giai đoạn quy hoạch cần mở rộng khuôn viên và
đầu tư đạt chuẩn theo quy định.
*. Nhà văn hoá


20

Nhà văn hoá trung tâm xã: Hiện đã được đầu tư xây dựng, hệ thống nhà
văn hoá tại các bản 2/9 bản đã có nhà văn hoá ( Chếu A, Chếu B) nhưng chưa

đảm bảo tiêu chuẩn. Trong giai đoạn quy hoạch cần xây dựng nhà văn hóa
bản cho các bản còn lại trên địa bàn xã.
*. Trường học
+ Trường trung học cơ sở Làng Chếu: Trên địa bàn xã có 1 trường trung
học cơ sở có quy mô là 2.500 m2, có 6 phòng học nhà 2 tầng, 08 phòng nhà
bán trú. Hiện nhà trường còn thiếu nhà hiệu bộ, nhà đa năng, phòng học chức
năng, nhà công vụ, nhà bếp ăn và mở rộng chỉnh trang lại khuân viên, cây
xanh, xây dựng tường rào, cổng trường. Tổng số học sinh của trường là 200
học sinh, giáo viên là 16.
+ Trường tiểu học: Trường tiểu học trung tâm xã (bản Háng C) với quy
mô 19.000 m2 (bao gồm cả diện tích trường THCS cũ). Hiện trường có 08
phòng nhà lớp học nhà 2 tầng. 02 phòng học nhà cấp IV, 05 phòng nhà công
vụ, 02 phòng nhà bán trú. Tổng số học sinh của trường là 441, tổng số giáo
viên là 30 (bao gồm cả điểm trường cắm bản).
+ Trường mầm non: Trường Mầm non trung tâm (bản Háng C) diện
tích 1.360 m2, có 2 phòng học nhà cấp IV, 02 phòng làm việc nhà cấp IV. Nhu
cầu trong giai đoạn tới cần xây dựng nhà hiệu bộ, nhà đa năng + chức năng,
nhà công vụ, nhà bếp ăn và mở rộng khuôn viên cây xanh.
Tổng số học sinh của điểm trường là 226, tổng số giáo viên là 18( bao
gồm cả lớp học cắm bản).
*. Chợ nông thôn
Xã chưa có chợ, hiện tại người dân trong xã thường giao lưu buôn bán
trao đổi hàng hoá ở chợ thị trấn huyện. Trong giai đoạn tới cần quy hoạch mới
01 chợ ở khu trung tâm xã và đầu tư đạt chuẩn theo quy định.
*. Bưu điện
Bưu điện xã: Là nhà cấp IV hiện đã xuống cấp, diện tích xây dựng
55m2. Trong giai đoạn tới cần, đầu tư xây dựng mới bưu điện đạt chuẩn theo
quy định.
*. Trạm y tế: Xã đã có trạm y tế được xây dựng. Hiện trạng là 2 nhà cấp
IV diện tích khuôn viên 1.024 m2, , trang thiết bị vẫn còn thiếu. Trong giai

đoạn tới cần đầu tư nâng cấp đạt chuẩn Quốc gia.
*. Nhà ở khu dân cư


21

Nhìn chung nhà ở khu dân cư của xã đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, phù
hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đồng thời
các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng; giao thông cơ
bản đáp ứng được nhu cầu. Kiến trúc, mẫu nhà ở của mỗi dân tộc là khác
nhau phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc trong xã.
Năm 2011 tổng số hộ có nhà ở trong toàn xã là 479 hộ; số hộ có nhà kiên cố
chắc chắn là 436 hộ, chiếm 91%; số hộ còn nhà tạm là 43hộ, chiếm 9,0 %
trong tổng số nhà ở trên địa bàn.
*. Thoát nước và vệ sinh môi trường
Đa phần người dân trong xã sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước mặt,
trong những năm gần đây các chương trình về nước sạch nông thôn đã được
quan tâm hơn trước, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng nguồn nước sạch. Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở
sản xuất kinh doanh và các gia đình như: chăn thả gia súc, gia cầm thải thẳng
phân ra ngoài môi trường, rác và nước thải sinh hoạt…Hiện nay xã chưa có
các hoạt động tập kết thu gom rác thải sinh hoạt, tình trạng để bừa bãi xung
quanh khu dân cư gây lên sự ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn tới cần
khuyến khích người dân về tinh thần bảo vệ môi trường, vứt và xử lý rác thải,
vệ sinh chuồng trại một cách khoa học.
Số hộ gia đình trong xã được dùng nước sạch hợp vệ sinh là 291 hộ
chiếm 57%, các hoạt động làm suy giảm môi trường như: đốt phá rừng, làm
nương trên đất dốc…
3.1.4. Xã Xím Vàng
3.1.4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Xím Vàng

a. Vị trí địa lý : Xã Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên nằm
cách trung tâm huyện lỵ Bắc Yên 36 km về phía Tây Bắc có tổng diện tích tự
nhiên theo địa giới hành chính là 8.280,0 ha bao gồm 7 bản phân bố rải rác
trên toàn xã. Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
- Phía Nam giáp xã Chim Vàn, xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên.
- Phía Đông giáp xã Háng Đồng, Tà Xùa, huyện Bắc Yên.
- Phía Tây giáp xã Hang Chú, huyện Bắc Yên.
b. Địa hình, địa mạo: Địa hình của xã bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi
cao và các khe suối tạo nên các bồn địa nhỏ và các hủm sâu, độ cao trung


22

bình của xã là 1.653,15 m so với mực nước biển, đỉnh núi cao nhất có độ cao
2.744,80 m. Địa hình của xã được chia thành các dạng như sau:
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 500 m đến 800 m so với mực
nước biển, dạng địa hình này tập trung dọc suối Chim, suối Xím Vàng và bản
Pá ổng A.
- Dạng địa hình đồi núi trung bình: Có độ cao từ 800 m đến 1.500 m so
với mực nước biển, dạng địa hình này tập trung ở khu vực dọc trục đường
chính (Bản Pá Ổng B, Háng Gò Bua, Bản Sồng Chống, Bản Xím Vàng, Háng
Tâu, Bản Cúa Mang).
- Dạng địa hình núi cao: Có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển,
dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở khu vực giáp xã Tà Xùa và xã Bản Mù,
huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là dốc và bị chia cắt mạnh. Tuy
nhiên phần diện tích có độ dốc nhỏ thường phân bố tập trung dọc theo các khe
suối hoặc các trục đường giao thông chính tạo nhiều thuận lợi để phát triển
sản xuất nông nghiệp cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng khác.

c. Thổ nhưỡng : Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn
La tỷ lệ 1:100.000 trên địa bàn xã Xím Vàng có các loại đất chính như sau:
- Đất feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): Chiếm khoảng 58%
(4.881,8 ha) diện tích tự nhiên, phân bố hầu khắp các khu vực trên địa bàn xã,
loại đất này có hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình đến khá, thích hợp
cho việc trồng cây các loại lâu năm như mận, táo sơn Tra..., cây hàng năm
như sắn, ngô, đậu.
- Đất mùn Alit trên núi (HA): Chiếm khoảng 34,99% (2.886 ha) diện
tích tự nhiên, phân bố trên địa hình đồi núi cao loại đất này thích hợp cho việc
khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất dốc tụ (Ld): Chiếm 5,19% tổng diện tích tự nhiên (428 ha) phân
bố chủ yếu ở các phiên bãi, hủm thụt đất giàu chất mùn nhưng chua hàm
lượng các chất dinh dưỡng ít loại đất này thích hợp trồng cây ăn quả, cây ngô,
lúa nước và cây công nghiệp hàng năm,…phân bố rải rác tại nhiều nơi trong
khu vực.
- Đất khác: Chiếm 1,02% tổng diện tích tự nhiên (84,20 ha) phân bố dải
rác trên địa bàn xã.


23

Nhìn chung, hầu hết các loại đất trên địa bàn xã có độ dày tầng đất từ
trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Các chất dinh
dưỡng như đạm, lân, Kali… thấp. Đất đai có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm
thực vật thấp nên đang có hiện tượng bị xói mòn rửa trôi.
d. Khí hậu, thủy văn
-. Khí hậu : Xím Vàng mang đặc trưng của khí hậu á nhiệt đới có mùa
đông khô, lạnh, sương mù kéo dài khoảng 8 tháng. Khí hậu được chia thành
hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm khoảng 22 0C. Tổng lượng
mưa trung bình khoảng 1.600mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7 và
tháng 8 chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô lượng mưa nhỏ
chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình là
80%/năm.
Nhìn chung thời tiết khí hậu của xã có nhiều thuận lợi để phát triển đa
dạng các loại cây trồng khác nhau như cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi
gia súc, gia cầm và sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố hạn chế về khí hậu
là mưa tập trung theo mùa thường gây nên lũ lớn dẫn đến sạt lở, xói mòn đất.
Mùa khô nhiệt độ xuống thấp nắng hạn kéo dài xuất hiện gió lào vào tháng 3,
tháng 4 không khí khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong xã.
-. Thủy văn : Xã có 2 con suối lớn là suối Xím Vàng và suối Chim bắt
nguồn từ các dãy núi cao với lưu lượng nước tương đối lớn và ổn định, dòng
chảy mạnh do có độ dốc lớn vì vậy có tiềm năng phát triển thuỷ điện. Ngoài
ra còn có các nhánh suối nhỏ với mật độ phân bố khá dày song lưu lượng
nước thường không ổn định do mưa tập trung theo mùa.
Ảnh hưởng của yếu tố địa hình phức tạp nên hệ thống suối ở đây thường
có độ dốc lớn, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn thường gây lũ quét sạt lở
đất, mùa khô nguồn nước hạn chế do vậy khả năng cung ứng cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3.1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Xím Vàng
a. Dân số, dân tộc và lao động
-. Dân số : Theo số liệu điều tra năm 2011 toàn xã có 362 hộ và 2.301
khẩu, tất cả đều là dân tộc Mông. Quy mô trung bình 1 hộ là 6,36 người. Toàn


24

xã hiện nay có 7 thôn . Bình quân 1 thôn có 52 hộ và 328 khẩu, thôn ít nhất là

Sống Chống với 33 hộ và 228 khẩu, thôn nhiều nhất là thôn Pá Ổng B với 66
hộ và 342 khẩu. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1,8%.
-. Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của xã năm 2011 có 1.237
người, chiếm 54% tổng dân số của xã, trong đó lao động nam chiếm 51%, nữ
49%. Lao động của xã đều là lao động nông nghiệp.
b. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
-. Trồng trọt:
Cây lương thực là cây trồng chính của vùng và gồm có lúa và ngô. Trong
những năm gần đây diện tích cũng như sản lượng đều tăng. Năm 2006 diện
tích gieo trồng cây lương thực của xã là 584 ha, đến năm 2011 diện tích gieo
trồng là 970,56 ha, tăng 166% so với 2006. Sản lượng lương thực năm 2011
đạt 1.412 tấn, bình quân 614 kg/người, trong đó riêng thóc 185 kg/người, đảm
bảo an ninh lương thực.
Ngoài cây lương thực, trong vùng còn phát triển các loại cây hoa màu
khác như sắn, dong riềng, đậu đỗ, … nhưng với số lượng hạn chế, chủ yếu
đáp ứng nhu cầu tại chỗ của người dân.
-. Chăn nuôi:
Những nãm gần đây chăn nuôi đã được chú trọng hơn do hiệu quả kinh
tế của nó mang lại. Đàn gia súc, gia cầm nhìn chung có tốc độ phát triển ổn
định. Tuy nhiên do thói quen chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên và
tiêm phòng, ngăn chặn dịch bệnh chưa đạt hiệu quả cao nên tốc độ tăng
trưởng còn chậm.
- Đàn trâu năm 2011 có 495 con; Đàn bò 1.269 con; Đàn lợn 1.559 con.
Đàn dê 1.683 con. Đàn gia cầm 10.941 con; Đàn ngựa có 145 con.
-. Sản xuất lâm nghiệp:
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong những năm qua chủ của xã yếu tập
trung vào công tác khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện còn, trồng rừng
theo các dự án như dự án dự án 661, trồng cây táo Sơn Tra lấy quả. Công tác
giao đất, giao rừng đã hoàn thành và đã giao được cho các hộ và các tổ chức
quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền giáo dục được tăng

cường, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn
vì rừng được giao cho các chủ hộ quản lý.


25

Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của xã có 3.946,32 ha chiếm 47,66%
tổng diện tích tự nhiên. Trong đó rừng phòng hộ có 3.525,95 ha, rừng sản xuất
có 420,37 ha.
-. Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã năm 2010 có 1,47 ha,
chủ yếu là các ao hồ nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư.
c. Cơ sở hạ tầng
-. Trụ sở UBND xã hiện nay nằm tại bản Xím Vàng với diện tích khuôn
viên 0,32 ha và mới được xây dựng kiên cố với dãy nhà làm việc 2 tầng. Hiện
tại ngoài nhà làm việc ra, trong khuôn viên chưa có các công trình phụ trợ. Để
đảm bảo hoạt động cần xây dựng các công trình phụ trợ theo tiêu chuẩn
chung.
- Trạm y tế xã:
Được xây dựng tại trung tâm xã với diện tích khuôn viên 0,13 ha. Hiện
tại trạm trạm y tế gồm 1 nhà cấp 4, với 7 phòng, 10 giường bệnh, chưa có
vườn thuốc nam và các công trình phụ trợ khác. Hiện nay trạm có 5 cán bộ,
gồm 2 y sỹ, 2 y tá và 1 nữ hộ sinh. Hiện tại trạm chưa được công nhận đạt
chuẩn quốc gia. Để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ cho người dân trong xã, cần phải xây dựng và nâng cấp trạm y tế xã đạt
chuẩn quốc gia.
- Trường học:
Hiện nay xã có 3 cấp học là trường trung học cơ sở, trường tiểu học và
trường mầm non. Cụ thẻ cơ sở hạ tầng của các trường:
+ Trường trung học cơ sở: Được xây dựng tại trung tâm xã với diện tích
khuôn viên 0,84 ha. Trường được xây dựng nhà 2 tầng kiên cố với tổng số 12

phòng học. Hiện tại trường còn thiếu nhà công vụ, các phòng chức năng và
các công trình phụ trợ khác. Trường chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
+ Trường tiểu học: Được xây dựng tại trung tâm xã với diện tích khuôn
viên 1 ha. Trường được xây dựng nhà 2 tầng kiên cố với tổng số 16 phòng
học. Hiện tại trường còn thiếu nhà công vụ, các phòng chức năng và các công
trình phụ trợ khác. Trường chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
+ Trường mần non: Được xây dựng tại trung tâm xã với diện tích khuôn
viên 0,2 ha. Trường được xây dựng kiên cố. Hiện tại trường còn thiếu nhà
công vụ, các phòng chức năng và các công trình phụ trợ khác. Trường chưa
được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
3.1.5. Xã Hang Chú


×