Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đề xuất được những giải pháp về kỹ thuật và một số khuyến nghị cho việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo, và làm tiền đề cho việc triển khai rộng rãi ở toàn phân khu phục hồi sinh thái, vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.72 KB, 24 trang )

đề xuất được những giải pháp về kỹ thuật và một số
khuyến nghị cho việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo, và làm
tiền đề cho việc triển khai rộng rãi ở toàn phân khu phục
hồi sinh thái, Vườn quốc gia Ba Vì

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia Ba Vì mặc dù có diện tích nhỏ hơn so với diện tích của nhiều
Vườn quốc gia khác trong cả nước, nhưng Vườn quốc gia Ba Vì có tầm quan trọng
đặc biệt trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh vật, lưu trữ nguồn gen quí hiếm, mà
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia khác không thể thay thế được.
Nằm ở vị trí thuận lợi, nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật, Vườn quốc gia
Ba Vì có hệ thực vật phong phú và đa dạng, với 1209 loài thực vật bậc cao có mạch,
thuộc 157 họ, 633 chi; và 668 loài dược thảo đã được phát hiện. Vườn quốc gia Ba Vì
còn nổi tiếng bởi các loài cây quí hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis),
Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus mannii), Sến mật
(Maldhuca pasquieri), Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ (Gymnosphaera gigantea), Bát
giác liên (Dysosma pleiantha (Hance). Khu hệ động vật Ba Vì có 63 loài thú, 191
loài chim, 61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư và 552 loài côn trùng đã được thống kê,
trong đó có nhiều loài động vật có tên trong sách đỏ như: Cu li lớn, Chồn bạc má,
Gấu ngựa, Cầy vằn, Cầy mực, Sơn dương, Tê tê, Gà lôi trắng, v.v... Đặc biệt ở đây có
loài Sóc bay (Pertanriste pertanrista) - một loài biểu trưng của Vườn quốc gia Ba Vì.
Sự phong phú, đa dạng và quí hiếm của các giống loài ở Vườn quốc gia Ba Vì thực
sự là tài nguyên quí giá, là tài sản của quốc gia.
Tuy nhiên, các hoạt động sử dụng đất, khai thác tài nguyên, và đốt rừng làm
nương rẫy ở Vườn quốc gia Ba Vì, nhất là ở vùng đệm và ở phân khu phục hồi sinh
thái trong quá khứ đã làm mất đi nhiều khu rừng nguyên thuỷ, làm biến đổi nguồn
thức ăn và nơi cư trú của nhiều loài động thực vật vốn phụ thuộc chặt chẽ về mặt sinh
thái rừng tự nhiên. Mặt khác, chính sự nghèo nàn của rừng và tình trạng đồi núi trống


trọc trong một thời gian dài thiếu giải pháp phục hồi một cách hợp lý đã ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình diễn thế của rừng tại khu phục hồi sinh thái.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải bảo tồn và phục hồi lại hệ sinh thái
rừng ở phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, nhằm đảm bảo an toàn cho
1


phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ở phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc
gia Ba Vì, nhiều khu rừng đã không thể trông chờ vào tái sinh tự nhiên, mà phải
thông qua các tác động kỹ thuật một cách có tính toán mới có thể dẫn dắt rừng phát
triển theo chiều hướng diễn thế đi lên, như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên
nhiên. Mức độ suy thoái rừng cũng rất khác nhau, nên không thể sử dụng một giải
pháp duy nhất để phục hồi rừng. Những nghiên cứu về phục hồi rừng thứ sinh nghèo
tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì trong những năm gần đây còn
rất tản mạn và ít ỏi. Những quy phạm kỹ thuật trong các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật
lâm sinh hiện hành chưa đủ chi tiết và cụ thể để áp dụng ngay cho phục hồi hệ sinh
thái rừng với nhiều nét đặc thù dựa trên mục tiêu bảo tồn của phân khu phục hồi sinh
thái Vườn quốc gia Ba Vì.
Để triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã chọn phân khu phục hồi sinh thái
Vườn quốc gia Ba Vì thuộc địa giới hành chính huyện Ba Vì làm địa bàn nghiên cứu.
Đây là phân khu với kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, phân bố ở độ cao 100
- 400 m so với mực nước biển. Việc gìn giữ và phát triển rừng tự nhiên ở phân khu
này đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Rừng nơi đây không những là
thành viên cấu trúc vẹn toàn của khu bảo tồn mà còn có tác dụng đảm bảo sự nguyên
vẹn của phân khu phục hồi sinh thái. Khu vực nghiên cứu còn có nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp để phục hồi rừng một cách có hiệu quả
theo định hướng bảo tồn tính đa dạng sinh học, nhưng đồng thời cũng là nơi mà phục
hồi rừng thứ sinh đã được áp dụng trong một số năm qua. Những thành công ban đầu
và cả thất bại trong phục hồi rừng tại đây là những bài học bổ ích để đánh giá, phân
tích và tổng kết, nhằm hoàn thiện các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh theo hướng ổn

định, bền vững và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Thông qua nghiên cứu sẽ đề
xuất được những giải pháp về kỹ thuật và một số khuyến nghị cho việc phục hồi rừng
thứ sinh nghèo, và làm tiền đề cho việc triển khai rộng rãi ở toàn phân khu phục hồi
sinh thái, Vườn quốc gia Ba Vì.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới:
FAO và ECE (1995) đã tóm tắt kết quả đánh giá tài nguyên rừng, đồng thời
đưa ra những thông tin về diện tích rừng, cũng như về sự thay đổi diện tích rừng ở cả
vùng nhiệt đới và phi nhiệt đới từ năm 1980 đến 1990 (bảng 01). Từ bảng 01cho
thấy, bình quân mỗi năm diện tích rừng trên thế giới đã bị suy giảm khoảng 0.4%
trong những năm của thập kỷ 80. Hầu như toàn bộ diện tích rừng bị mất đều thuộc về
các nước nhiệt đới, nơi mà diện tích rừng bị mất theo ước tính là 15.4 triệu ha mỗi
năm. Diện tích rừng ở vùng phi nhiệt đới về đại thể đều tăng khoảng 0.2% mỗi năm,
mặc dù bảng thống kê này chưa đề cập đến sự mất mát đáng kể về diện tích rừng ở
một số nước riêng biệt, đang phát triển trong vùng phi nhiệt đới. Phần lớn sự tăng lên
về diện tích của rừng phi nhiệt đới đều có thể được xem là do việc trồng rừng trên đất
nông nghiệp hoang hoá, tại các nước phát triển và do sự thúc đẩy công nghiệp hoá
nông nghiệp, theo chiều hướng thay đổi mục đích sử dụng đất tại các nước đang
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Bảng 01. Ước tính diện tích rừng thứ sinh nghèo trên thế giới
Vùng

Nhiệt đới
Châu Phi
Châu á TBD

Việt Nam
Châu Mỹlatin/Caribê
Cộng
Phi nhiệt đới
Châu Phi
Châu á TBD
Châu Mỹlatin/Caribê
Bắc Mỹ
Châu Âu
Liên Bang Xô viết cũ

Diện tích rừng năm
1980
(triệu ha)

Diện tích rừng
năm 1990
(triệu ha)

Ước tính tỷ lệ rừng thứ
sinh nghèo năm 1990
(%)

568,6
349,6

527,6
310,6

50 – 60

45 – 55

10,9
992,2
1.910,4

9,2
918,1
1.756,3

50 – 60
30 – 40

19,2
240,5
90,9
464,6
147,8
732,4

21,4
245,4
93,7
456,7
149,3
755,0

50 – 60
45 – 50
30 – 40

35 – 45
30 – 40
30 – 35

3


Cộng
Toàn thế giới

1.695,4
3.605,8

1.721,5
3.477,8

45 – 55

Tình trạng mất rừng nêu trên đã đặt ra cho các nước, một mặt phải phục hồi lại
rừng, mặt khác nhanh chóng thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia,
nhằm lưu trữ nguồn gen trong các hệ sinh thái tự nhiên nguyên vẹn.
Tính đến năm 1993, toàn thế giới có tất cả 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích
xấp xỉ 8 triệu km2. Vườn quốc gia rộng nhất thế giới có diện tích 0,8 triệu km 2 ở
Greenland. Mặc dù con số về các khu bảo tồn nói trên khá gây ấn tượng, song chúng
chỉ đại diện cho 5,9% diện tích đất đai trên trái đất. Diện tích của các khu bảo tồn
khác nhau đáng kể giữa các quốc gia: khá nhiều ở các nước như Đức (24,6%), Áo
(25,3%) và Anh (18,9%), song lại ít một cách đáng kinh ngạc tại những nước như
Nga (1,2%), Hy Lạp (0,8%) và Thổ Nhĩ Kỳ (0,3).
Nhiều nghiên cứu hướng vào việc xử lý các mối đe doạ với các vườn quốc gia.
Nhìn chung, những mối đe doạ tới các khu bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất và ở châu

Âu là ít nhất. Một khu bảo tồn nhiều khi cần phải được quản lý rất nghiêm ngặt để
đảm bảo gìn giữ các nơi cư trú nguyên thuỷ. Nhiều loài chỉ xuất hiện ở một nơi cư trú
hoặc vào một giai đoạn diễn thế nhất định nào đó. Tại một khu vực của khu bảo tồn,
các hình thức nhiễu động hoặc các hoạt động của con người có thể gây tác động lớn
tới mức làm cho nhiều loài nguyên thuỷ sống ở đây đã không thể tồn tại được
(Gomez-pompa và Kaus, 1992). Các nhiễu động tự nhiên là những yếu tố quan trọng
quyết định sự tồn tại của một số loài quí hiếm. Trong các vườn quốc gia nhỏ, có thể
không có đầy đủ các giai đoạn của quá trình diễn thế và chính lý do này có thể làm
cho nhiều loài bị mất đi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp cần phải chủ động đảm bảo
cho tất cả các giai đoạn diễn thế đều xảy ra tại một khu vực nhỏ. Cách phổ biến
thường làm là thỉnh thoảng gây cháy cục bộ, có kiểm soát tại những khu vực đồng cỏ,
cây bụi và những cánh rừng để khởi động lại quá trình diễn thế. Trong những trường
hợp khác, một vài khu vực trong các khu bảo tồn cần được quản lý cẩn thận để giảm

4


thiểu các nhiễu động do con người gây ra và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây
kích thước lớn phát triển.
Khi phục hồi rừng, cần cố gắng bảo tồn và duy trì các nguồn vật chất quan
trọng mà nhiều loài phải phụ thuộc vào. Nếu như không thể quản lý các nguồn này
nguyên vẹn thì cần phải cố gắng xây dựng lại chúng. Chẳng hạn cần phải tạo lại một
trảng cây bụi tại những nơi trước đây đã có mà hiện nay đã bị huỷ hoại. Các nguồn
tài nguyên chính cũng như các loài then chốt nên được tăng cường trong các khu bảo
tồn để có thể gia tăng quần thể của những loài trước đây đã bị suy thoái. Trong mọi
trường hợp, cần phải tạo được sự cân bằng giữa việc hình thành các khu bảo tồn thiên
nhiên cách biệt khỏi những tác động của con người với việc tạo ra những khu vườn
bán thiên nhiên trong đó động thực vật phụ thuộc vào con người.
Có phải cách tốt nhất để bảo tồn một vùng tự nhiên là đóng kín nó như một
chiếc bình được cách ly với thế giới bên ngoài hay không? Sớm hay muộn thì kiểu

bảo vệ như vậy sẽ huỷ hoại những gì mà nó đang muốn gìn giữ. áp lực sinh thái và xã
hội - cả bên trong lẫn bên ngoài - cuối cùng rồi sẽ có thể làm tiêu tan một khu bảo
tồn. Vì vậy, một mặt cần tăng cường bảo tồn và phục hồi rừng phía ngoài phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, mặt khác cần phát triển các hoạt động của con người trong mối
liên hệ giao hoà với thiên nhiên, vì lợi ích của con người.
Một cơ hội quan trọng cho các nhà sinh thái bảo tồn là được tham gia vào việc
khôi phục các hệ sinh thái đã bị huỷ hoại hay suy thoái (Jordan và cộng sự, 1990;
Lieth và Lohmann, 1993). Việc sửa chữa lại những hệ sinh thái đã bị huỷ hoại là một
tiềm năng lớn để mở rộng hệ thống các khu bảo tồn hiện có hoặc duy trì sự tồn tại
của nó. Ngày nay, khi đa dạng sinh học trở thành mối quan tâm quan trọng của xã hội
thì việc tái thiết lại tập hợp các loài và những quần xã nguyên vẹn đã trở thành một
trong những mục tiêu chính của các chương trình khôi phục rừng.
Các hệ sinh thái có thể bị huỷ hoại bởi các hiện tượng tự nhiên, nhưng nói
chung chúng đều có thể phục hồi sinh khối gốc cũng như cấu trúc quần xã của mình,
thậm chí phục hồi được cả thành phần loài, sau một quá trình diễn thế. Tuy nhiên,
một vài hệ sinh thái bị con người huỷ hoại nghiêm trọng tới mức khả năng khôi phục
5


là rất nhỏ bé. Sự phục hồi là không thể xảy ra khi mà các tác nhân gây hại vẫn còn
tồn tại đối với hệ sinh thái đó. Sự phục hồi cũng sẽ là không tưởng nếu như rất nhiều
loài nguyên thuỷ đã bị tiêu diệt trên một vùng rộng lớn vì lúc đó sẽ không có nguồn
để tái lập quần thể. Ngoài ra, sự phục hồi khó có thể xảy ra được khi môi trường tự
nhiên đã bị biến đổi quá mức các loài nguyên thuỷ không thể sống sót tại địa điểm
đó.
Hiện nay, việc phục hồi các hệ sinh thái bị huỷ hoại hay thoái hoá được dựa
trên cơ sở của lý thuyết sinh thái học phục hồi. Có bốn cách tiếp cận chính nhằm khôi
phục các quần xã và các hệ sinh thái (Cairns, 1986; Bradshaw, 1990):
- Không hành động vì việc phục hồi là quá tốn kém, vì những nỗ lực phục hồi
trước đây đều thất bại, hoặc vì kinh nghiệm đã cho thấy hệ sinh thái sẽ tự phục hồi.

- Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thuỷ của khu vực bằng một
chương trình tái nhập loài một cách tích cực, đặc biệt là bằng cách trồng và gieo lại
các loài cây nguyên thuỷ.
- Cải tạo lại nhằm phục hồi ít nhất một số chức năng của hệ sinh thái và một số
loài cây nguyên thuỷ, như thay thế các khu rừng đã bị tàn phá bằng các thảm cây
trồng.
- Thay thế một hệ sinh thái đã bị huỷ hoại bằng một hệ sinh thái khác có năng
suất cao hơn, như thay thế một khu rừng kiệt quệ bằng một vùng đồng cỏ tươi tốt.
Về nghiên cứu tái sinh và phục hồi rừng, nhiều công trình nghiên cứu đã đề
cập đến những nguyên nhân ảnh hưởng tới tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên và có thể
chia thành hai nhóm tác động chính:
- Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng không có sự
can thiệp của con người.
Nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan tâm và tìm hiểu là sự thiếu hụt ánh
sáng của cây con dưới tán rừng. Trong rừng nhiệt đới, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh
hưởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển
mầm non thường không rõ (Baur G. N, 1962).

6


Cấu trúc của quần thụ ảnh hưởng đến tái sinh rừng được Anden. S (1981)
chứng minh rằng, độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của tầng cây gỗ là
0,6 - 0,7. Độ khép tán của quần thụ có quan hệ với mật độ và mức sống của cây con.
Trong sự cạnh tranh giữa thực vật về dinh dưỡng, khoáng, ánh sáng, ẩm độ, thì mức
độ cạnh tranh tuỳ thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi của mỗi loài và điều kiện sinh
thái của quần xã thực vật.
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng có sự can thiệp của
con người.
Hiệu quả xử lý lâm sinh được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các nhà lâm

học đã xây dựng thành công nhiều phương thức tái sinh và phục hồi rừng nghèo kiệt,
như: Gorxenhin (1972, 1976); Bêlốp (1982), đáng chú ý là một số công trình nghiên
cứu của Maslacop E.L (1981) về "phục hồi rừng trên các khu khai thác", Mêlêkhốp
I.C (1966) về "ảnh hưởng của cháy rừng tới quá trình phục hồi rừng", Pabedinxkion
(1966) về "phương pháp nghiên cứu quá trình phục hồi rừng".
Về phương hướng kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo, có thể tóm
tắt như sau:
- Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của rừng được tạo ra, phân chia các phương
thức lâm sinh thành các loại:
+ Các phương thức đem lại rừng khác tuổi: Như phương thức khoanh nuôi
phục hồi rừng - lợi dụng khả năng tái sinh và chiều hướng diễn thế tự nhiên của rừng;
phương thức chặt chọn, chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên nhằm cải thiện kết cấu và tình
trạng vệ sinh rừng kết hợp với xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung (khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, làm giàu rừng).
+ Các phương thức đem lại rừng đều tuổi hoặc về căn bản đều tuổi: Phương
thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng nhiệt đới, phương thức cải thiện quần thể,
phương thức cải tạo rừng, phương thức trồng rừng kết hợp với nông nghiệp.
- Căn cứ vào hình thức và mức độ tác động của PTLS, phân chia các PTLS
thành các loại:

7


+ Các PTLS lợi dụng tái sinh tự nhiên, tức là lợi dụng khả năng tự phục hồi
của rừng. Căn cứ vào mức độ tác động lại chia ra:
. PTLS hoàn toàn lợi dụng tái sinh tự nhiên: như phương thức khoanh nuôi
phục hồi rừng về căn bản không có tác động của con người (thường được áp dụng từ
năm 1998 trở về trước).
. PTLS vừa lợi dụng tái sinh tự nhiên, vừa sử dụng tái sinh nhân tạo hoặc trồng
bổ sung, như phương thức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; phương

thức làm giàu rừng cũng vừa lợi dụng khả năng tự phục hồi của lớp thảm rừng cũ,
vừa trồng bổ sung để làm tăng giá trị của rừng; phương thức chặt cải thiện.
+ Các PTLS về căn bản không lợi dụng tái sinh tự nhiên, như phương thức cải
tạo rừng, phương thức này hoàn toàn sử dụng kỹ thuật trồng rừng để phục hồi rừng.
- Căn cứ vào trình tự xử lý của PTLS, chia ra:
+ Các PTLS lấy cải thiện làm mục tiêu duy nhất ngay trước mắt, như phương
thức đồng nhất hoá tầng trên.
+ Các PTLS nhằm tạo lập tái sinh là mục tiêu chủ yếu, còn cải thiện chỉ là một
phần của biện pháp tái sinh, như phương thức rừng đồng tuổi (MUS), phương thức
chặt dần nhiệt đới của Nijêria và Trinidat.
+ Các PTLS nhằm đạt cả hai mục tiêu song song, tức là vừa cải thiện, vừa thúc
đẩy tái sinh ở nơi cần thiết, mà dạng tổng quát của nó có liên hệ với hình thức của
phương thức khai thác chọn.
1.2 . Trong nước:
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học. ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo
tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về
thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.
Tuy nhiên, ở Việt Nam độ che phủ của rừng đã không ngừng bị giảm sút. Vào
những năm 1940-1945 tỷ lệ che phủ rừng được ước lượng vào khoảng 43%, đến năm
1995 giảm xuống còn khoảng 29%. Ở một số tỉnh như Sơn La, Lạng Sơn, Quảng
Ninh v.v... con số này giảm xuống dưới 15%.
8


Mất rừng không chỉ làm giảm nguồn sống của người dân miền núi mà còn là
nguyên nhân chủ yếu của nhiều thiên tai. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt
và hạn hán mỗi ngày một gia tăng. Chúng đã tác động đến cuộc sống của người dân ở
cả vùng thượng nguồn lẫn hạ lưu trên mọi miền đất nước.
Bảng 02. Biến đổi về diện tích và độ che phủ của rừng ở Việt Nam

Năm
2010
2009
1999
1995
1990
1985
1980
1976
1943

Rừng tự nhiên
(1000 ha)
10.304,816
10.339,305
9.444
8.252
8.430
9.308
10.486
11.077
14.300

Rừng trồng
(1000 ha)
3.083,259
2.919,538
1.471
1.050
745

584
422
92
0

Tổng số
(1000 ha)
13.388,075
13.258,843
10.915
9.305
9.175
9.892
10.908
11.169
14.300

Độ che phủ
của rừng (%)
39,5
39,1
33.2
28.2
27.8
30.1
32.1
33.8
43.0

Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe doạ sức sinh

sản lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhà nước ta đang thực hiện một
chương trình rộng lớn về phục hồi và phát triển rừng, trong đó chú trọng vào phục
hồi lại rừng thứ sinh nghèo. Theo số liệu thống kê, đến năm 2009 độ che phủ của
rừng trên cả nước đã đạt 39%. Đây là thành quả rất quan trọng khẳng định khả năng
và triển vọng phục hồi rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, Việt Nam
còn làm được quá ít trong công cuộc bảo vệ tính đa dạng sinh học và xây dựng các
khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1986 chính phủ nước Việt nam đã thành lập một hệ
thống 87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 vườn quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, phong cảnh đẹp với
diện tích khoảng 1,2 triệu hecta chiếm 5,7% diện tích đất rừng hay khoảng 3,3% diện
tích cả nước. Trong số 87 khu bảo tồn nói trên có 28 khu có diện tích khá rộng, chiếm
xấp xỉ 700.000 ha. Từ năm 1986 đến nay hệ thống các khu bảo tồn được mở rộng
thêm và hiện nay danh sách các khu bảo tồn đã lên đến 144 khu, trong đó có 30 vườn
quốc gia.
9


Ở phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia, mục tiêu chủ yếu của phục
hồi rừng là bảo tồn tính đa dạng sinh vật gắn với bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Vì
vậy, việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại đây có nhiều nét đặc thù so với việc phục
hồi rừng thứ sinh nghèo nhằm mục đích sản xuất. Có thể đưa ra một số điểm như sau:
- Bảo vệ tính đa dạng sinh vật là mục tiêu nổi bật nhất tại phân khu phục hồi
sinh thái.
- Nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc
tại rừng. Vì vậy, việc phục hồi rừng phải chú ý đến các loài bản địa, phải tái tạo lại
rừng dựa vào những loài cây vốn có của rừng.
- Nhà nước nghiêm cấm các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật và các tài
nguyên thiên nhiên khác tại phân khu phục hồi sinh thái của các Vườn quốc gia (Quy
chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, QĐ số
186/2006/QĐ - TTg ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ).

Về giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo: Đến những năm 90 của thế kỷ 20,
Nhà nước ta mới cho ra đời quy phạm "phục hồi rừng bằng khoanh nuôi" (QPN 14 92) và "phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung"
(QPN 21 - 98). Đây là hai quy phạm kỹ thuật lâm sinh có tính đột phá, nó giúp cho
việc định hình khái niệm "khoanh núi nuôi rừng" và đề cập đến một số quy định rõ
nét hơn về đối tượng, giới hạn và các biện pháp tác động, về thời hạn khoanh nuôi
phục hồi rừng. Đây được xem là sự chuyển hướng quan trọng và thể hiện được nét
chấm phá về tiến bộ kỹ thuật trong phục hồi rừng tự nhiên ở nước ta.

CHƯƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
10


Đánh giá được hiệu quả phục hồi rừng của một số loài cây bản địa ở một số
trạng thái rừng khác nhau trên cơ sở đó đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và
phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên với các loài cây bản địa tiêu biểu cho phân khu
phục hồi sinh thái và vùng rừng núi Vườn quốc gia Ba Vì.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được đặc điểm cấu trúc cơ bản của rừng phục hồi.
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả phục hồi rừng bằng cây bản địa ở các trạng
thái rừng khác nhau.
- Đề xuất được những giải pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao
chất lượng rừng phục hồi.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Rừng thứ sinh phục hồi bằng cây bản địa gồm :
Bách xanh, Thông tre, Vàng tâm, Vù hương, Kháo, Dẻ đỏ, Chò chỉ, Lim xanh, Lim
xẹt, Re gừng, Mỡ, Lát hoa, Đinh thối, Sến mật, Sấu, Nhội, Dẻ đầu nứt, Trám tr¾ng.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả phục hồi rừng ở các trạng
rừng thứ sinh bằng cây bản địa tại phân khu phục hồi sinh thái (phần thuộc địa giới
hành chính huyện Ba Vì) - Vườn quốc gia Ba Vì.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Đặc điểm rừng thứ sinh tại phân khu phục hồi sinh thái:
- Đặc điểm đất đai của khu nghiên cứu.
- Đặc điểm khí hậu.
- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao:
+ Nghiên cứu tổ thành và mật độ lâm phần.
+ Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che.
+ Các đại lượng sinh trưởng (D1.3 và Hvn ), M.
- Đặc điểm tái sinh và phục hồi tự nhiên của lớp cây gỗ.
- Đặc điểm cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng.

11


2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa dưới tán
rừng ở một số trạng thái rừng:
- Tỷ lệ sống (%).
- Đường kính gốc (Do).
- Chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Chất lượng (Tốt, TB, Xấu).
2.3.3. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi
rừng thứ sinh:
- Phân loại đối tượng rừng thứ sinh.
- Nghiên cứu chọn loài cây phù hợp để bổ sung vào rừng thứ sinh.
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc các loài cây bản địa cho phục hồi rừng thứ sinh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung:
Đề tài sẽ tiến hành những nghiên cứu chuyên ngành để đánh giá thực trạng
rừng thứ sinh nghèo, phân tích chiều hướng phát triển của rừng thứ sinh, phân loại
đối tượng phục hồi rừng, xác định các đại lượng sinh trưởng của tập đoàn cây trồng
bổ sung trong rừng phục hồi, hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng.Ứng
dụng các phần mềm thống kê Excel , SPSS,... để xử lý số liệu, tổng hợp và đánh giá
kết quả.
Các bước tiến hành nghiên cứu được mô phỏng theo sơ đồ sau:

Thu thập các tài
liệu liên quan

Điều tra thực địa

12


Các văn
bản, tài
liệu
nghiên
cứu về
phục hồi
rừng

Điều
kiện tự
nhiên,
kinh tế,
xã hội

khu vực
nghiên
cứu

Đất đai
khu
vực
nghiên
cứu

Đặc
điểm
cấu
trúc
rừng
thứ
sinh

Khả năng
sinh trưởng
của các cây
gỗ tái sinh,
cây bụi
thảm tươi
dưới tán
rừng

Khả
năng
sinh

trưởng
của các
cây bản
địa dưới
tán

Phân tích, xử lý
thông tin

Tổng hợp, đánh giá

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật
phục hồi rừng bằng cây bản địa

Sơ đồ 2.1: Các bước giải quyết vấn đề
2.4.2. Phương pháp điều tra cụ thể:
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu:
Trong quá trình thực hiện đề tài dự kiến kế thừa có chọn lọc các tư liệu sau:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn nghiên cứu: Khí
hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa
dạng sinh học, chính sách của Nhà nước, quy định của Vườn quốc gia Ba Vì.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài phục hồi rừng của Vườn quốc gia Ba Vì
như tổ thành, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu của khu vực nghiên cứu.
- Những văn bản liên quan đến phục hồi rừng: Các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật
lâm sinh liên quan đến phục hồi rừng, công ước đa dạng sinh học, kết quả của các
chương trình, dự án tại khu vực nghiên cứu....
13


2.4.2.2. Thiết kế khu vực nghiên cứu:

a/ Yêu cầu khi chọn khu vực nghiên cứu:
Khu vực được chọn phải đại diện tốt cho từng đối tượng tác động ở khu vực
và có khả năng ứng dụng để phục hồi rừng tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn
quốc gia Ba Vì.
b/ Dự kiến các khu nghiên cứu (kế thừa các mô hình của đề tài nghiên cứu
khoa học – Vườn quốc gia Ba Vì):
*Nhóm I: Các mô hình phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, ưu tiên loài
cây có giá trị cao trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh vật(29 ha), gồm:
- Khoanh nuôi bảo vệ (5 ha).
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên (10 ha).
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung (7 ha).
- Nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo (5 ha).
- Làm giàu rừng nghèo (2 ha).
*Nhóm II: Mô hình về trồng rừng mới hỗn loài cây bản địa trên đất chưa có
rừng (2 ha).
2.4.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài thực địa:
a/ Phương pháp xây dựng ÔTC:
- Khảo sát theo tuyến để phát hiện các loại trạng thái rừng, các loại đất và thực
bì có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng. Từ đó sơ bộ tổng hợp các trạng thái rừng
và đất rừng hiện có qua khảo sát.
- Thiết lập các ô tiêu chuẩn đại diện tốt cho từng trạng thái rừng. Dự kiến sẽ
thiết lập khoảng 30 ô tiêu chuẩn tại phân khu phục hồi sinh thái.
+ Diện tích ô tiêu chuẩn: Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2000 m 2 (50 m x 40 m),
trên mỗi ô tiêu chuẩn tiếp tục thiết lập 12 ô dạng bản, mỗi ô dạng bản có diện tích 9
m2. Ô tiêu chuẩn và ô dạng bản là những đơn vị cơ bản để tiến hành điều tra thu thập
các thông tin cần thiết phản ánh hiện trạng của đối tượng phục hồi rừng.
+ Hình dạng và kích thước ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn có dạng hình chữ nhật,
với chiều dài 50 m và chiều rộng 40 m. Các cạnh của ô tiêu chuẩn đều được cải bằng
14



để đảm bảo hình chiếu diện tích của ô trên mặt phẳng nằm ngang là 2000 m 2. Cạnh
dài của ô tiêu chuẩn được bố trí theo hướng song song với đường đồng mức, cạnh
ngắn của ô vuông góc với đường đồng mức.
+ Các ô dạng bản hình vuông với cạnh là 3 m, được bố trí theo phương pháp hệ
thống trên ô tiêu chuẩn.
+ Vị trí và phân bố ô tiêu chuẩn: Tuỳ theo hình dạng và kích thước của đối
tượng rừng thứ sinh mà xác định vị trí ô tiêu chuẩn cho phù hợp. Nhưng nhìn chung,
việc thiết lập ô tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
. Tính đại diện cao cho từng đối tượng phân loại trong phục hồi.
. Phân bố trải đều trong tất cả các đối tượng phục hồi và bao quát được sự biến
động của từng đối tượng rừng thứ sinh .
. Phải xác định được vị trí của ô tiêu chuẩn trên bản đồ.
b/ Điều tra các chỉ tiêu tại ô tiêu chuẩn:
Địa hình: độ cao tuyệt đối (m), độ cao tương đối (m), độ dốc mặt đất (độ),
hướng phơi; Chỉ tiêu điều tra: Tên loài (nếu loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để
giám định), D1,3, Hvn, DT, D0, chất lượng cây, độ tàn che:
* Điều tra tầng cây cao:
- Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành được đo bằng thước đo cao điện tử
Forester Vertex.
- Đường kính ngang ngực tầng cây cao được đo bằng thước dây để có chu vi, từ
chu vi tính ra đường kính bằng công thức chuyển đổi.
- Đường kính tán tầng cây cao được đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng
đứng của mép tán lá xuống mặt phẳng nằm ngang, đo hai chiều Đông Tây và Nam
Bắc rồi tính trị số bình quân.
- Xác định độ tàn che:
Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy xác định độ tàn che KB-2. Trên
mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy đo cường độ xác định

15



độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi 1, nếu không có gì
che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2.
Ngoài ra, độ tàn che của từng QXTV còn được xác định thông qua vẽ phẫu đồ
rừng. Dùng phương pháp đo vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Richards và
Davis (1934), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng co diện tích 500m 2 (10x50m) tỷ
lệ 1/200, sau đó tính diện tích tán che trên giấy kẻ ly, tính tỷ lệ %.
Kết quả đo được ghi vào các phiếu điều tra sau:
Biểu 2.1: Điều tra tầng cây cao
Số ÔTC:…………… Hướng dốc:…………….. Người điều tra:………………..
Độ cao:……………. Độ dốc:…………………. Ngày điều tra:…………………
Tọa độ:……………. Độ tàn che:…………….... Trạng thái rừng:
………………...
TT

Tên loài

cây
1
2

Chu vi

D1.3

Hvn

Hdc


DT

(cm)

(cm)

(m)

(m)

(m)

Chất lượng

Ghi chú

* Điều tra cây tái sinh:
- Đo chiều cao của cây tái sinh theo các cấp khác nhau bằng sào đo cao chia
vạch có độ chính xác đến cm.
- Chất lượng cây tái sinh:
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không
sâu bệnh.
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, bị sâu
bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh.
- Điều tra ảnh hưởng của một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên:

16



+ Tình hình tác động của sinh vật và con người: Hoạt động chăn thả gia súc,
hoạt động canh tác.
+ Một số nhân tố khác có liên quan: Tình hình cháy rừng, mức độ xói mòn đất,
v.v.
Khi điều tra tái sinh trên các ÔDB, đồng thời xác định các chỉ tiêu: Độ tàn che,
độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vị trí ÔDB.
Biểu 2.2: Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng
Số ÔTC:…………… Hướng dốc:…………….. Người điều tra:………………..
Độ cao:……………. Độ dốc:…………………. Ngày điều tra:…………………
Tọa độ:……………. Độ tàn che:…………….... Trạng thái rừng:
………………...
STT

TT

ÔDB

cây

Tên cây

Số lượng cây tái sinh
<50
cm

50-

100-

>20


Chất

Nguồn

lượng

gốc

100c 200c 0 cm
m

m

1
2
* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi:
- Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi),
chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ÔDB.
- Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che
phủ trung bình của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ÔDB.
Kết quả điều tra được ghi vào phiếu sau:
Biểu 2.3: Điều tra cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng
Số ÔTC:…………… Hướng dốc:…………….. Người điều tra:………………..
Độ cao:…………….. Độ dốc:…………………. Ngày điều tra:…………………
Tọa độ:……………...Độ tàn che:………………Trạng thái rừng:………………..
STT
ÔBD

Tên loài


Số

Chiều

Độ che

bụi

cao (cm)

phủ (%)
17

Dạng Bộ phận
sống

sử dụng

Tình hình
sinh trưởng


1
2
* Điều tra cây bản địa:
- Chiều cao của cây bản địa được đo bằng sào đo cao chia vạch có độ chính xác
đến cm.
- Đường kính gốc (D0): được đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến mm,
đo hai chiều Đông Tây và Nam Bắc sau đó lấy số trung bình giữa 2 lần đo.

- Đường kính tán được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm theo hình
chiếu thẳng đứng của mép tán lá xuống mặt phẳng nằm ngang, đo hai chiều Đông
Tây và Nam Bắc rồi tính trị số bình quân.
- Chất lượng cây tái sinh và cây bản địa được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
hình thái theo ba cấp :
+ Cây tốt (T): Là những cây khoẻ mạnh, có thân thẳng, tán lá cân đối, không bị
cong queo, sâu bệnh, có sức sống khoẻ.
+ Cây xấu (X): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh
trưởng kém.
+ Cây trung bình (TB): Là những cây có hình thái trung gian
Biểu 2.4: Điều tra cây bản địa
Số ÔTC:…………… Hướng dốc:…………….. Người điều tra:………………..
Độ cao:……………. Độ dốc:…………………. Ngày điều tra:…………………
Tọa độ:……………. Độ tàn che:…………….... Trạng thái rừng:
………………...
TT
cây

Tên loài

D0

Hvn

(cm)

(m)

DT (m)
ĐT


NB

1
2
* Điều kiện thổ nhưỡng:

18

Chất lượng

Ghi chú


Sử dụng phương pháp điều tra phẫu diện kết hợp với phương pháp phân tích
trong phòng thí nghiệm để định lượng các chỉ tiêu cần thiết.
Dự kiến đào 2 phẫu diện, các phẫu diện đất được đào ở vị trí khác nhau, các mẫu
đất được lấy ở độ sâu 0 – 20cm, 30 – 50cm, 80 – 100cm. Các mẫu đất được được
cho vào túi vải, ghi rõ số hiệu và đem về phân tích tại phòng phân tích đất Trường
Đại học Lâm nghiệp.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Từ những thông tin thu thập trên ô tiêu chuẩn, sẽ tiến hành xử lý số liệu và xây
dựng báo cáo đánh giá thực trạng của rừng phục hồi ở các địa bàn nghiên cứu.
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, tính toán và phân tích theo phương pháp
thống kê sinh học.
2.4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao:
a. Tổ thành tầng cây gỗ:
Tổ thành là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào
đó chiếm trong lâm phần. Các lâm phần có tổ thành khác nhau thì biện pháp kinh
doanh cũng như giá trị kinh tế cũng khác nhau.

Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số
cây, còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện
ngang hoặc theo trữ lượng.
Để xác định tổ thành tầng cây cao, sử dụng phương pháp tính tỷ lệ tổ thành theo
phương pháp xác định chỉ số quan trọng (Important Value – IV% ) của Daniel
Marmillod:
IVi % 

Ni %  Gi %
2

(2-1)

Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng) của loài i.
Ni% là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng.
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật rừng.
Theo Thái Văn Trừng những loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Những loài xuất hiện trong công thức tổ thành là loài có
19


IV%  giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong quần xã thực vật rừng.
Trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 40% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị
số này > 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%.
b. Mật độ:
Công thức xác định mật độ như sau:
n
N/ha  10.000
S


(2-2)

Trong đó: n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số các thể trong ÔTC.
S là diện tích ÔTC (m2 ).
c. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của các trạng thái rừng:
Cấu trúc tầng là chỉ tiêu cấu trúc hình thái thể hiện sự sắp xếp không gian phân
bố của thực vật theo chiều thẳng đứng. Nghiên cứu cấu trúc được tiến hành thông qua
các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934).
Độ tàn che được xác định bằng phương pháp điều tra điểm, công thức tính
TC 

ni
N

(2-3)

Với TC là độ tàn che, n1 là số điểm gặp tán lá và N là tổng số điểm tra.
2.4.3.2. ĐÆc ®iÓm t¸i sinh rừng:
a. Tổ thành cây tái sinh:
Xác định loài được đưa vào công thức tổ thành:
m

n

i

n

(2-4)


i 1

m

Trong đó: -n là số cây trung bình theo loài.
- m là tổng số cá thể điều tra.
- ni: Số cây của mỗi loài. Nếu n i ≥
không đưa vào công thức.

20

được đưa vào công thức,ni <


Xác định tổ thành theo số cây và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công
thức:
Hệ số tổ thành:

Ki 

ni
10
N

(2-5)

Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i.
-ni: Số lượng cây loài i.
-N:Tổng số cây của các loài trong 1 trạng thái được đưa vào công thức.

Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là
công thức tổ thành. Nó bao gồm chữ cái viết tắt của tên loài và hệ số phần mười trữ
lượng hay tổng tiết diện ngang của chúng.
b. Mật độ cây tái sinh:
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định
theo công thức sau:
10.000 n
N/ha 
S

(2-6)

Với S là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2 ) và n là số lượng cây tái
sinh điều tra được.
c. Chất lượng cây tái sinh:
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu, đồng thời xác định
tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình và xấu theo công thức:
N% 

Trong đó:

n
100
N

(2-7)

N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình và xấu.
n: Tổng số cây tốt, trung bình và xấu.

N: Tổng số cây tái sinh.

d. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao:
Thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao:< 0,5m; 0,5-1m; 1-2m và
trên 2m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao.
2.4.3.3. Chất lượng cây bản địa:
21


- Tỷ lệ cây đánh giá theo chất lượng

(2-8)

Trong đó: n(T, X, TB) là số cây Tốt, Sấu, Trung bình
N là tổng số cây điều tra trên ô tiêu chuẩn
- Tỷ lệ sống

(2-9)

Trong đó: N là số cây hiện tại trong ô; No là số cây trồng ban đầu
CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm lập địa và khí hậu khu vực nghiên cứu.
- Xác định được đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ở các trạng thái
rừng khác nhau.
- Xây dựng được bản hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại
phân khu phục hồi sinh thái, Vườn quốc gia Ba Vì.

22



CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Với mục tiêu của đề tài là góp phần giải quyết một số cơ sở khoa học và những
căn cứ thực tế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm mục đích phục hồi lại hệ
sinh thái rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì. Từ những nội dung nghiên cứu có thể rút ra
những kết luận sau:
- Phân loại trạng thái hiện tại của rừng là cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
rừng và đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm sử dụng rừng lâu bền và nâng cao
hiệu quả của rừng.
- Hiệu quả phục hồi rừng bằng cây bản địa ở các trạng thái rừng khác nhau.
4.2. Khuyến nghị:
Công trình cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn từ phạm vi đến nội
dung theo thời gian. Qua đó có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất
các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như giải pháp quản lý phát triển rừng bền vững
vùng phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba vì.

23



×