ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TÂN THƯỢNG
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
/BC-UBND
Tân Thượng, ngày 27 tháng 6 năm 2017
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2016
Và 6 tháng đầu năm 2017
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Xã Tân Thượng nằm phía Tây Bắc huyện Di Linh, cách trung tâm huyện 12
km, toàn xã có 05 thôn, có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lâm Hà
- Phía Nam giáp xã Tân Châu
- Phía Đông giáp xã Tân Nghĩa
- Phía Tây giáp xã Tân Lâm.
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.574,24 ha; diện tích đất canh tác là 4.935,28 ha;
dân số 5.823 khẩu, 90,9% là người đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên, trong đó
40,82% dân số theo đạo. Nhân dân trong xã cần cù lao động, thu nhập chủ yếu từ
sản xuất nông nghiệp, chuyên canh cây cà phê.
Triển khai thực hiện quy chế trên địa bàn xã có những thuận lợi cơ bản, đó
là: nhiều chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
được cụ thể hóa và đi vào thực tiễn cuộc sống. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Huyện ủy, UBND huyện, sự hỗ trợ của các phòng ban huyện và sự nỗ lực phấn
đấu của cả hệ thống chính trị xã nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã đạt
nhiều kết quả nổi bật: thu ngân sách hàng năm đều đạt chỉ tiêu phân bổ, thu nhập
bình quân đầu người tăng 36 triệu/năm, cơ sở hạ tầng được đầu tư quan tâm, tiếp
tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu
chí đã đạt được, các hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất,
tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, an
ninh – quốc phòng được giữ vững, hệ thống chính trị được thường xuyên củng cố
và hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế
đó là một số chủ trương chậm được cụ thể hóa, thời tiết có lúc không thuận lợi, giá
cả thị trường không ổn định làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân,
công tác quản lý đất đai có lúc chưa chặt chẽ, ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn
vệ sinh môi trường chưa cao, tình hình an ninh trật tự còn nhiều phức tạp, một số
bộ phận nhân dân chưa có ý thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia
đóng góp xây dựng tại địa phương.
-1-
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QCDC Ở CƠ SỞ
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở
Xác định việc tiếp tục xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ là một nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài và có tác dụng quyết định đến việc thực hiện
thắng lợi chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà Nước. Năm 2016, UBND xã tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các quan điểm, chủ trương
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị như: Chỉ thị
số 30-CT/TW của Bộ chính trị, Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư, Nghị định
71/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung Ương, của
tỉnh, của Huyện ủy về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, các phong trào thi đua yêu nước,
đưa việc thực hiện QCDC ở cơ sở vào chương trình công tác hàng năm của UBND
xã, coi đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét thi đua.
Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, UBND đã cụ thể hóa kết luận của Ban
Bí thư Trung Ương Đảng khóa X và Công văn của Ban Thường Vụ tỉnh ủy vận
động vào thực tế ở địa phương cơ sở và tổ chức triển khai vừa gắn liền với công tác
kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và ở
thôn đã góp phần thể hiện được tính minh bạch, công khai “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”. Trong công tác có phân công cán bộ phụ trách xuống cơ sở thôn
giúp đỡ theo dõi nắm bắt tình hình và hướng dẫn, uốn nắn kịp thời những sai xót,
lệch lạc để sữa chữa và rút kinh nghiệm, duy trì thường xuyên việc thực hiện quy
ước, hương ước khu dân cư, tiếp tục xây dựng bổ sung Quy chế trong cơ quan, đơn
vị hành chính sự nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu, nề nếp hơn. Đã ban hành 08
văn bản trong đó 02 kế hoạch, 04 công văn và 02 thông báo liên quan tới công tác
triển khai thực hiện QCDC.
2. Hoạt động trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của xã
Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp mình đối với việc triển khai quán
triệt việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ theo Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ
chính trị; Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và Nghị định 71/NĐ-CP của Chính phủ chính quyền địa phương thực hiện theo các
nội dung quy chế dân chủ gắn với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa”, cải tiến sự chỉ đạo điều hành của chính quyền ngày càng đáp ứng
với yêu cầu, có niêm yết công khai đầy đủ các quy định về giải quyết các loại giấy
tờ, thủ tục hành chính và cách thức giải quyết cho dân biết, đồng thời loại bỏ các
thủ tục giấy tờ không cần thiết theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời phát huy dân chủ trong việc trực tiếp bàn bạc, thảo luận tham gia
ý kiến đề xuất tập thể quyết định thông qua tổ chức hội nghị cán bộ, công chức xã
nhất là chi ngân sách, mua sắm tài sản, có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thường
xuyên quan tâm đến các chế độ liên quan đến người lao động trong cơ quan. Thái
độ phục vụ tác phong làm việc của cán bộ, công chức có nề nếp hơn, việc tiếp xúc
và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân nhất là những ván đề bức xúc nổi cộm
-2-
và tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm; như các vụ việc xảy ra
khiếu kiện về làm đường liên thôn, giải quyết công tác đến bù giải phóng mặt bằng
tại thủy điện Đồng Nai 2 và một số vấn đề hòa giải khác nhìn chung đã cơ bản ổn
định.
Tuy nhiên, việc tiếp nhận triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chưa
mạnh, chưa đồng bộ và chưa thường xuyên, việc kiểm tra đôn đốc chưa kịp thời,
cải cách hành chính theo chế độ “một cửa” có mặt còn chậm chưa đáp ứng với yêu
cầu, vai trò trách nhiệm của một số cán bộ dưới thôn chưa đầy đủ và sâu sắc, năng
lực tổ chức triển khai của cán bộ thôn còn yếu.
Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng về công tác xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở. Đầu năm 2016, 2017 lãnh đạo cơ quan phối hợp với
Công đoàn xã đã tổ chức Hội nghị cán bộ công chức đầu năm; tại hội nghị này đã
thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan đến toàn thể cán bộ, công chức bàn
bạc và đưa đến thống nhất theo từng nội dung đưa ra.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương gắn với thực hiện việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. UBND xã tích cực, chủ
động phối hợp với Mặt trận đoàn thể tổ chức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân
tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tham mưu cho cấp ủy
củng cố, kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo, chỉ đạo các thôn thực hiện tốt quy ước,
hương ước ở khu dân cư.
3. Công tác phối hợp với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
UBND xã đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực tham
gia có hiệu quả việc thực hiện dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận
động đoàn viên, hội viên thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. MTTQ và các đoàn
thể tham gia giám sát hoạt động chính quyền; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục
cho đoàn viên, hội viên và nhân dân về các nội dung cơ bản của Pháp lệnh thực hiện
dân chủ; thông tin kịp thời cho nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tham
gia công tác tiếp dân, giám sát việc xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo; tham gia rà soát
hương ước, quy ước. Bên cạnh đó, Mặt trận đã có các hoạt động đẩy mạnh giám sát
việc thực hiện QCDC cơ sở thông qua Ban thanh tra nhân dân; Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng; vận động nhân dân tham gia giám sát. Trong năm qua Ban Thanh tra
nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tổ chức .... cuộc giám sát quy trình thi công
các công trình xây dựng có sự đóng góp kinh phí của nhân dân trên địa bàn, việc thu,
chi và sử dụng các nguồn quỹ vận động trong nhân dân, tham gia giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân ngay tại cơ sở.
MTTQ phối hợp với chính quyền tổ chức tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu dân cử;
trong năm qua Ủy ban MTTQ phối hợp với Thường trực HĐND xã tổ chức 05 cuộc
-3-
tiếp xúc với gần 840 cử tri tham gia, có trên 45 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri được
tổng hợp và phản ánh kịp thời tại kỳ họp HĐND xã. Thực hiện Quy chế giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm:
Việc thực hiện các nội dung theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP, tiếp tục được
cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện thể hiện qua việc chỉ đạo củng
cố, kiện toàn Quy chế làm việc của UBND xã, tổ chức hội nghị cán bộ công chức
đầu năm đúng theo quy định. Tổ chức tốt các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng
tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao
và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ
quan. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, tạo điều kiện
cho cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ…Thực hiện các quy định về công khai tài chính, xem xét, giải quyết kịp
thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công
chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan; kịp thời báo cáo với cơ
quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Từ đó đã góp phần phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,
năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng,
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Đồng thời góp phần
phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Việc thực hiện QCDC ở cơ sở còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao;
việc tổ chức quán triệt phổ biến chỉ thị, pháp lệnh, nghị định chưa thật sự sâu rộng, chưa
tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Vai trò kiểm tra, giám sát của Ban thanh tra nhân dân còn yếu. Công tác phối
hợp giữa các ban hành Mặt trận và các đoàn thể trong tuyên truyền chưa được đồng
bộ, nhịp nhàng;
- Hình thức phổ biến, quán triệt các văn bản mới của Đảng và Nhà nước liên
quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa phong phú, chưa tổ chức
được các lớp tập huấn để cán bộ, công chức và người lao động hiểu và thực hiện tốt
hơn;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện Quy chế dân chủ chưa được
thường xuyên. Sự phối hợp chỉ đạo thực hiện pháp lệnh dân chủ giữa chính quyền
với cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể thực hiện chưa đồng bộ;
-4-
- Nhận thức của một số cán bộ, công chức nhất về thực hiện quy chế dân chủ
chưa đầy đủ và sâu sắc. Chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở của mặt trận và các đoàn thể chưa toàn diện. Một số công chức, viên chức và
người lao động còn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử;
3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan:
Là một xã đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm 90,9% cơ sở vật chất hạ
tầng có nơi còn thiếu thốn, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của một bộ
phận cán bộ, nhân dân chưa cao, trách nhiệm năng lực của một số đội ngũ cán bộ
tham mưu xã và các thôn có mặt còn hạn chế. Đã ảnh hướng đến việc tổ chức thực
hiện quy chế dân chủ tại địa phương.
b. Nguyên nhân chủ quan: Việc chủ động tổ chức triển khai quán triệt thực
hiện Chỉ thị, pháp lệnh của Ban chỉ đạo chưa được kịp thời.
Vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hịên QCDC ở cơ sở chưa được cụ thể, rõ nét; công tác phối,
kết hợp chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Đề nghị cấp trên cần tổ chức các lớp tập huấn về triển khai thực hiện Quy
chế dân chủ trong hoạt động cơ quan cho các đối tượng cán bộ làm công tác tham
mưu, tổng hợp về thực hiện Quy chế dân chủ.
- Đề nghị Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ xã tổ chức sơ kết, tổng kết
và nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
V. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Nhiệm vụ chung:
Triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện hiệu
quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015”, Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị
quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác dân vận trong tình hình mới”. Qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên trong việc phê bình và tự phê bình, bám sát cơ sở, thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
a. Tăng cường tham mưu Đảng ủy chỉ đạo đối với việc thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở
- Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chức học tập, nâng
cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với việc xây
-5-
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, Quyết định số 217QĐ/TW về việc thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày
12/12/2013 của Bộ Chính trị Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền;
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại các thôn. Trong
đó, quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giám sát cộng đồng và công
tác hòa giải ở cơ sở.
b. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, các chủ trương của Đảng,
pháp luật Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của tỉnh lãnh đạo, chỉ
đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở. Công tác tuyên truyền của các cơ
quan phải đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả.
c. Nâng cao chất lượng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của người phụ trách
tham mưu thực hiện QCDC; gắn trách nhiệm của từng cá nhân được phân công phụ
trách. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế, quy định của mối cơ
quan cho phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, về phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở cơ quan và cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt
động tại bộ phận một cửa, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, không gây phiền hà cho
dân; công khai minh bạch các thủ tục hành chính, các quy định về chế độ chính sách,
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
d. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng và tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng, vận động nhân dân, đoàn viên hội viên thực hiện tốt quy chế, hương
ước, quy ước. Nâng cao vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư
cộng đồng nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở.
-6-
Trên đây là báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm
2016, 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới của Ủy
ban nhân dân xã Tân Thượng./Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- UBND huyện;
- UBMTTQVN huyện;
- Phòng Nội vụ;
- TT Đảng ủy – HĐND xã;
- CT, PCT UB;
- Lưu: VT.
-7-