Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thuyết minh dự án bưởi năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.92 KB, 12 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
PHẦN 1
1. Tên dự án: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mẫu mã, chất
lượng quả bưởi đặc sản Đoan Hùng.
2. Chủ đầu tư: UBND huyện Đoan Hùng.
- Thời gian thực hiện: 36 tháng: từ tháng 1/2018 – 12/2020.
-Tổng kinh phí dự toán:
2.527,98 triệu đồng.
Trong đó: - Ngân sách tỉnh:
1.603,56 triệu đồng.
- Ngân sách huyện:
335,62 triệu đồng.
-Nguồn vốn đối ứng của dân (gồm cả công L Đ): 588,8 triệu đồng.
- Tổng diện tích vùng dự án: 10 ha.
3. Sự cần thiết phải xây dựng dự án:
Bưởi Đoan Hùng là cây ăn quả truyền thống, cây đặc sản có giá trị riêng của
huyện Đoan Hùng và của tỉnh Phú Thọ đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lí
đối với 2 giống bưởi đặc sản và công nhận là tài sản Quốc gia được Nhà nước bảo
hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Trong những năm qua, để phát huy giá trị, tiềm
năng của cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng và tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ
trương, chính sách để đầu tư cho cây bưởi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển sản phẩm hàng hóa bưởi nâng cao thu nhập cho người dân. Từ năm 2003 đến
năm 2015 nhờ có sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các
ngành và người dân trong huyện, diện tích bưởi tăng nhanh từ 282 ha năm 2002
lên 1.680 ha vào năm 2015. Trong đó bưởi đặc sản đạt 1.060 ha sản lượng bưởi
hàng hóa tăng từ 2.000 tấn lên 9.000 tấn trong đó bưởi đặc sản đạt 7.000 tấn. Nhờ
có thu nhập từ cây bưởi nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo. Nhiều hộ nông
dân có thu nhập khá trên 100 triệu đồng góp phần làm giàu cho gia đình và tăng
thu nhập cho huyện, đời sống người dân vùng bưởi đã có nhiều đổi thay bộ mặt
nông thôn có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên trong những năm qua việc phát triển, cải tạo mẫu mã và nâng cao


chất lượng cây bưởi đặc sản vẫn còn gặp những khó khăn, tồn tại đó là: Việc mở
rộng diện tích còn chưa đạt kế hoạch, Sản lượng bưởi hàng hóa chưa đáp ứng nhu
cầu thị trường Năng suất bưởi tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng chưa xứng với
tiềm năng. Quy trình kỹ thuật khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ
sâu bệnh... chưa thực sự được hoàn thiện. Chất lượng, mẫu mã bưởi đặc sản còn
nhiều điểm hạn chế như: màu sắc chưa hấp dẫn, vẫn còn hiện tượng khô tôm bưởi
1

1


trong bảo quản, thời gian bảo quản ngắn( Bưởi Bằng Luân) làm giảm giá trị hàng hoá
bưởi quả…
Trong thâm canh bưởi tình trạng thiếu phân hữu cơ, nước tưới vẫn còn phổ
biến, đã ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã bưởi quả, khả năng mở rộng diện tích
và tốc độ sinh trưởng của diện tích bưởi mới trồng. Nhiều hộ đã trồng, song chưa
chú trọng đầu tư thâm canh, còn trồng xen ghép với các loại cây trồng khác (chè,
sắn,…), chưa triệt để áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn nên cây bưởi
sinh trưởng, phát triển kém, năng suất bưởi còn đạt thấp, hiệu quả kinh tế không
cao.
Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa
còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ ở người dân. Tâm lý trông chờ ỷ nại vào
nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, cấp trên còn khá phổ biến, việc huy động nguồn
lực trong dân còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa được thường
xuyên, liên tục. Công tác quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý thương hiệu bưởi, bảo hành
chất lượng còn nhiều bất cập. Việc lợi dụng trương biển hiệu bưởi đặc sản để kinh
doanh kiếm lời chưa được kiểm soát chặt chẽ và sử lý triệt để.
Việc áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính

phủ còn hạn chế. Hiện tại, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh bưởi tập trung với quy mô lớn.
Đầu tư cho cây bưởi vẫn còn hạn chế do thiếu nguồn lực đầu tư, hạ tầng
phục vụ cho phát triển cây bưởi còn yếu và thiếu, chính sách khuyến khích phát
triển cây bưởi còn thấp, các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, và liên
kết tiêu thụ sản phẩm bưởi cho nông dân còn nhiều bất cập, công tác nghiên cứu
khoa học, các đề tài nâng cao chát lượng bưởi đặc sản vẫn còn khó khăn.
Để sản phẩm bưởi Đoan Hùng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị
trong và ngoài nước và trở thành sản phẩm mũi nhọn chiếm tỷ trọng giá trị cao
trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp của huyện góp phần thực hiện thắng lợi một
trong 2 khâu đột phá then chốt mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXII đã đề ra, trong những năm tới cần có sự tập trung chỉ đạo của các cấp các
ngành, có các giải pháp đồng bộ về quản lí, khoa học công nghệ. Tạo ra bước đột
phá lớn trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

2

2


4. Căn cứ để xây dựng dự án:
- Căn cứ Kế hoạch số: 5023/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ về Kế hoạch phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng và bưởi Diễn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ định mức tạm thời chương trình khuyến nông, mô hình thâm canh
bưởi theo GAP ban hành theo QĐ số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và Nghị quyết số
03 - NQ/HU, ngày 6/6/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy Về tăng cường sự lãnh
đạo thực hiện chương trình phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện Đoan Hùng khóa XX năm 2016 về

“Chương trình phát triển cây bưởi đặc sản giai đoạn 2016-2020”;
- Căn cứ Kế hoạch số: 462/KH-UBND ngày 30/5/2017 của UBND huyện
Đoan Hùng về Phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, bưởi Diễn giai đoạn 20172020;
- Căn cứ Kế hoạch số: 765/KH-UBND ngày 14/9/2016 của UBND huyện
Đoan Hùng về phát triển cây bưởi đặc sản giai đoạn 2016-2020.

3

3


PHẦN 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BƯỞI ĐẶC SẢN ĐOAN HÙNG

I. TÌNH HÌNH CHUNG.
Kết thúc dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng giai đoạn 2003 - 2007 huyện
Đoan Hùng đã trồng được 1093 ha bưởi đặc sản. Trong đó dự án phát triển cây
bưởi 1000 ha, trồng được 791 ha, chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
và miền núi Bộ KHCN trồng 301,5 ha
Sau khi kết thúc dự án, tỉnh UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ngành: Sở
Nông nghiệp &PTNT, Sở Khoa học & công nghệ phối hợp với UBND huyện
Đoan Hùng rà soát đánh giá thực trạng cây bưởi. Kết thúc dự án 2009, tỷ lệ sống
bình quân đạt 78 %. Diện tích thực tế còn sau kiểm kê đánh giá khoảng 850 ha.
Trong đó: cây sinh trưởng tốt chiếm 30%, sinhh trưởng trung bình 50%,
sinh trưởng kém là 20%.
Năm 2010, Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ XXI, tiếp tục định
hướng phát triển cây bưởi đặc sản Đoan hùng, tập trung chỉ đạo thâm canh chăm
sóc diện tích bưởi đã trồng. Tiến hành trồng dặm, trồng cải tạo, thay thế diện tích
sinh trưởng kém, mỗi năm trồng mới, cải tạo 80 – 100 ha để đến năm 2015 đạt

1.300 ha bưởi đặc sản.
Giai đoạn 2005 – 2010 là những năm chương trình phát triển cây bưởi Đoan
Hùng gặp rất nhiều khó khăn, liên tiếp thời gian dài, nhiều diện tích bưởi Đoan
Hùng có hiện tượng ra hoa nhưng không đậu quả, suy giảm nghiêm trọng về năng
suất, làm cho người dân không hoặc ít quan tâm đầu tư, thâm canh, chăm sóc diện
tích cây bưởi đã có, đặc biệt đã có hộ dân đã phá bỏ một phần hoặc hoàn toàn vườn
bưởi để chuyển sang trồng các cây trồng khác.
Trong 2 năm 2011-2012, được sự quan tâm của Tỉnh, UBND huyện đã phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung
ương thực hiện mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát
triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng, đã cho kết quả tốt: Cây bưởi trong mô
4

4


hình dần được phục hồi sinh trưởng, phát triển, năng suất khá và mang lại hiệu quả
kinh tế cho người dân trồng bưởi.
Giai đoạn 2013-2015, để tiếp tục hoàn thiện quy trình thâm canh bưởi Đoan
Hùng, đặc biệt đối với diện tích bưởi kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản để cây bưởi
cho năng suất cao, bền vững, cải thiện mẫu mã quả nhằm nâng cao giá trị và thu nhập
cho người trồng bưởi. UBND huyện Đoan Hùng tiếp tục phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT, Viện nghiên cứu rau quả, công ty CP Supe phốt phát và hóa chất
Lâm Thao thực hiện các mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng.
Từ 2011 đến nay nhờ áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát
triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng, năng suất, sản lượng bưởi tăng lên rõ rệt
so với trước, nhiều hộ nông dân có thu nhập cao từ bưởi, phong trào thâm canh
chăm sóc, đầu tư mở rộng diện tích được các địa phương phát động và thu được
nhiều kết quả khả quan, diện tích trồng mới cải tạo bưởi từ năm 2011 – 2015 tăng

lên rõ rệt. Năm 2014-2015 công tác chỉ đạo đã được tăng cường quyết liệt hơn.
trong năm năm 2011- 2015, Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp- thủy sản
huyện đã tổ chức 8 kỳ giao ban cụm sản xuất tại cơ sở để đôn đốc, chỉ đạo sản
xuất trong đó chủ yếu tập trung vào chương trình cây bưởi. Mặc dù trong điều kiện
thời tiết hết sức khó khăn nhưng giai đoạn 2011-2015 sản lượng bưởi hàng hóa
vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước , diện tích trồng mới, cải tạo bưởi đạt và
vượt so với kế hoạch đề ra. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự giúp đỡ của
các cơ quan chuyên môn, các Sở, ngành của tỉnh và Trung ương, sự cố gắng nỗ lực
của các cấp các ngành của huyện, chương trình phát triển cây bưởi trong những
năm qua đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận góp phần vào tăng trưởng kinh
tế của huyện, nâng cao đời sống người dân, thương hiệu bưởi Đoan Hùng tiếp tục
được giữ vững và phát triển.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU.
Tổng diện tích bưởi trên địa bàn huyện năm 2017 là 2.040,6 ha, tăng 12,1% so
với năm 2016; trong đó: trồng mới 219,7 ha, diện tích cho thu hoạch 1.200 ha. Sản
lượng bưởi quả ước đạt 12.375 tấn, tăng 17,8% so với năm 2016, giá trị sản phẩm
theo giá hiện hành đạt trên 230 tỷ đồng.
1. Công tác chỉ đạo thực hiện.
Sau Đại hội đảng bộ Huyện Đoan Hùng lần thứ XXI (2010-2015) Huyện
ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực
hiện chương trình. Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghi quyết số
30/2012/NQ-HĐND, ngày 6/8/2012 về chương trình phát triển cây bưởi giai đoạn
2012-2015. UBND huyện đã có Đề án phát triển cây bưởi giai đoạn 2012-2015 và
định hướng đến 2020. Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản của huyện
đã được củng cố cố và kiện toàn, BCĐ phát triển cây bưởi, ban quản lý, tổ tư vấn
5

5



kỹ thuật được củng cố và tăng cường hoạt động. BCĐ phát triển cây bưởi Đặc sản
đã tích cực tham mưu ban hành nhiều văn bản, Kế hoạch để triển khai thực hiện
chương trình, điển hình có các văn bản sau:
- Kế hoạch số 981/KH-UBND ngày 24/12/2012 về triển khai mô hình ứng
dụng kỹ thuật mới nhằm cải tạo, phục hồi và phát triển cây bưởi đặc sản Đoan
Hùng năm 2013;
- Kế hoạch số 993/KH-UBND ngày 27/12/2012 về KH triển khai trồng mới
bưởi Diễn và thâm canh bưởi đặc sản trên địa bàn huyện năm 2013;
- Công văn số 900/UBND-NNPTNT ngày 18/01/2013 về việc tăng cường
công tác chỉ đạo và nhân rộng mô hình thâm canh bưởi đặc sản.
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và Nghị quyết số
03 - NQ/HU, ngày 6/6/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy Về tăng cường sự lãnh
đạo thực hiện chương trình phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện Đoan Hùng khóa XX năm 2016 về
“Chương trình phát triển cây bưởi đặc sản giai đoạn 2016-2020”;
- Căn cứ Kế hoạch số: 462/KH-UBND ngày 30/5/2017 của UBND huyện
Đoan Hùng về Phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, bưởi Diễn giai đoạn 20172020;
- Căn cứ Kế hoạch số: 765/KH-UBND ngày 14/9/2016 của UBND huyện
Đoan Hùng về phát triển cây bưởi đặc sản giai đoạn 2016-2020.
2. Công tác tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Công tác tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển của tỉnh, của
huyện, tập huấn chuyển giao kĩ thuật, xây dựng mô hình điển hình trong trồng mới,
thâm canh đã được chú trọng và mở rộng về quy mô, tăng về số lượng, chất lượng,
nhiều đơn vị đã tổ chức cho nông dân và cán bộ xã đi tham quan các điển hình tiên
tiến ngoài địa phương về sản xuất bưởi để nông dân học tập kinh nghiệm phát triển
sản xuất. Công tác tuyên truyền về thương hiệu bưởi tiếp tục được tăng cường. BCĐ
phát triển cây bưởi và các ngành chuyên môn thường xuyên phối hợp tốt với các cơ
quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương có nhiều bài viết, chuyên
mục, chuyên đề tuyên truyền cho thương hiệu bưởi Đoan Hùng.
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, theo dõi của các cơ quan, đơn vị,

cá nhân được phân công đã có nhiều cố gắng. Công tác tập huấn tuyên truyền
chuyển giao kĩ thuật cho nông dân được triển khai kịp thời. Trong giai đoạn 20122017 tổ chức được 378 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật với số lượt người tham
gia 22.380 lượt người. Đã cấp 20.000 tờ bướm, 500 băng đĩa hướng dẫn kĩ thuật,
phối hợp xây dựng hàng trăm chuyên đề tuyên truyền về mô hình bưởi trên đài
truyền thanh truyền hình huyện và tỉnh.
6

6


Tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình tiên tiến nhân ra diện
rộng, cấp huyện 4 đợt, cấp xã có 8 đợt tổ chức tham quan mô hình tại huyện.
Phối hợp với các ngành mở 15 lớp dạy nghề về trồng trọt, sản xuất cây ăn
quả trong đó có cây bưởi cho 500 học viên là các hộ nông dân tại các xã đã góp
phần nâng cao kỹ năng sản xuất, thâm canh cây ăn quả cho các hộ trồng bưởi.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong những năm qua diện tích bưởi
sinh trưởng tốt đã tăng so với trước, diện tích sinh trưởng kém đã giảm cụ thể:
Diện tích sinh trưởng tốt 526, 5ha chiếm 50%. Diện tích sinh trưởng Trung
bình 421,2 ha chiếm 40%. Diện tích sinh trưởng kém 105,3 ha chiếm 10%. Số hộ
sử dụng giống gốc ghép cao hơn giai đoạn trước cụ thể:
Tỷ lệ sử dụng cành chiết chiếm 20% khoảng 200 ha; tỷ lệ sử dụng giống
cây ghép chiếm 80% khoảng 842 ha. Qua thực tiễn sản xuất giống gốc ghép sinh
trưởng và phát triển tốt, chất lượng đảm bảo được người dân trồng bưởi đánh giá
cao.
Phong trào chăm sóc, đầu tư thâm canh bưởi những năm gần đây đã trở
thành phong trào rộng khắp trên đại bàn huyện, trong sản xuất đã xuất hiện nhiều
mô hình điểm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đi đầu tiên phong trong trồng
mới thâm canh thúc đẩy phong trào sản xuất bưởi đi lên.
3. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật.
- Công tác xây dựng mô hình điểm áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến

được huyện Đoan Hùng và các ngành cấp trên quan tâm chỉ đạo. Từ năm 2010 đến
2015 đều có các mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng
mới thâm canh bưởi để nông dân học tập tuyên truyền nhân ra diện rộng. Cụ thể:
Mô hình của Sở nông nghiệp & PTNT có 4 mô hình 20 ha, Trung tâm khuyến
nông tỉnh có 3 mô hình 14 ha, huyện Đoan Hùng 37 mô hình 320 ha. Diện tích áp
dụng các mô hình liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Các hộ tham gia mô
hình đều có thu nhập khá, nhiều hộ có thu nhập từ 50 -100 triệu đồng. Hiệu quả
tuyên truyền của các mô hình cao.
- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình ngay từ những năm đầu đã
có những bước đi, lộ trình thích hợp. Hàng năm, UBND huyện Đoan Hùng đều
xây dựng Kế hoạch và triển khai mô hình ứng dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến
nhằm phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng đến các cơ quan
chuyên môn, UBND các xã vùng dự án. Công tác chỉ đạo và phối hợp chỉ đạo giữa
các ngành, với cơ quan cấp trên đã được tăng cường. Việc lồng ghép, huy động các
nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân để đầu tư cho cây bưởi có nhiều
chuyển biến. Năm 2011 nguồn vốn xây dựng mô hình (đề tài nghiên cứu) của Viện
NC rau quả Trung ương 120 triệu đồng, từ năm 2011-2015 nguồn vốn của Sở
Nông nghiệp và PTNT xây dựng mô hình 20 ha đầu tư 1.100 triệu đồng, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư 3 năm 2012-2014 cho 14 ha với kinh phí 393 triệu
7

7


đồng, các mô hình của huyện đầu tư 2012-2015 (320 ha) kinh phí 1.656 triệu
đồng, nguồn vốn đóng góp của dân 14.466 triệu. Tổng đầu tư cho các mô hình
trong 5 năm đạt 17,8 tỷ đồng. Nhận thức về vai trò của các biện pháp kĩ thuật
trong việc tăng năng suất, chất lượng bưởi đặc sản trong một bộ phận lớn người
dân đã đầy đủ hơn. Nhiều hộ nông dân ngoài diện được đầu tư kinh phí của mô
hình đã chủ động áp dụng các biện pháp kĩ thuật được hướng dẫn đã ứng dụng

thành công và đem lại hiệu quả cao, thu nhập khá, ổn định cho gia đình.
Trong sản xuất đã xuất hiện nhiều mô hình hộ có thu nhập khá điển hình
như các hộ: Ông Nguyễn Minh Chính thôn 13 xã Bằng Luân có 150 cây bưởi mỗi
năm thu nhập trên 200 triệu đồng; Ông Trương Văn Lễ thôn 13 xã Bằng Luân 100
cây bưởi mỗi năm thu nhập 150 triệu đồng; Ông Nguyễn Văn Lượng thôn 1 Quế
Lâm 100 cây bưởi mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng; Ông Nguyễn Minh Mạch
thôn chí 2 xã Chí Đám 50 cây bưởi thu nhập mỗi năm 100 triệu đồng; Ông
Nguyễn Văn Hoạch thôn Chí 2 có 50 cây bưởi mỗi năm thu 100 triệu đồng
...vv...trên địa bàn vùng dự án có nhiều hộ có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng,
nhiều hộ nhờ có cây bưởi đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình. Cây
bưởi ngày càng khẳng định vị thế trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện, là cây
có hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập từ 300 đến 600 triệu đồng/ha/năm.
4. Thực hiện các chính sách khuyến khích, chính sách quản lý nhà
nước đối với cây bưởi.
- BCĐ sản xuất cây bưởi huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp, các cơ quan
chuyên môn, phối hợp với chi cục quản lý thị trường của huyện tăng cường công
tác kiểm tra các hộ kinh doanh buôn bán sản phẩm bưởi quả, kịp thời trấn chỉnh
việc lợi dụng thương hiệu bưởi đặc sản, trương, gắn biển hiệu bán hàng không
đảm bảo chất lượng. Đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh làm tốt
công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV nói chung, sử dụng thuốc BVTV cho
cây bưởi nói riêng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Từ năm 2011- đến năm 2015 tổ
chức tập huấn về an toàn sử dụng thuốc BVTV cho 218 hộ trồng bưởi. Đã triển
khai 20 lớp quản lý dịch hại tổng hợp, 04 lớp sản xuất bưởi an toàn theo hướng
GAP; 02 mô hình sản xuất bưởi an toàn theo hướng VietGAP.
Ngành BVTV đã làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh trên bưởi, đã kịp
thời có các biện pháp chỉ đạo, biện pháp kỹ thuật hữu hiệu hạn chế đến mức thấp
nhất tác hại của sâu đục quả bưởi góp phần giử vững sản lượng bưởi trong những
năm qua.
- Phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn của tỉnh đôn đốc, đánh giá hiệu
quả công tác quản lý chỉ dẫn địa lý, bảo vệ và phát triển thương hiệu bưởi Đoan

Hùng. Củng cố và kiện toàn hiệp hội sản xuất kinh doanh bưởi Đoan Hùng, các
thành viên của hiệp hội sau khi được củng cố đã tích cực hoạt động góp phần thúc
đẩy phong trào sản xuất bưởi đi lên. Từng bước thực hiện việc quản lí chất lượng,
quảng bá thương hiệu bưởi thông qua việc cấp và dán tem bảo hành chất lượng
8

8


cho 2 giống bưởi đặc sản. năm 2012- 2015 năm đã cấp10.000 tem bảo hành cho
các thành viên hiệp hội bưởi. Việc kinh doanh buôn bán bưởi từng bước đi vào nề
nếp
- Tham mưu cho HĐND huyện ban hành chính sách khuyến khích phát
triển cây bưởi trên địa bàn huyện, theo tinh thần NQ 30/NQ-HĐND huyện hỗ trợ
4,5 triệu đồng/ha trồng mới bưởi Đặc sản. Hỗ trợ thành lập HTX sản xuất kinh
doanh bưởi 30 triệu đồng/HTX, hỗ trợ 10 triệu đồng/trang trại chuyên trồng bưởi (
3 ha trở lên)
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh của huyện đề ra. Ngoài nguồn
kinh phí ngân sách đầu tư trực tiếp cho chương trình bưởi, BCĐ phát triển cây
bưởi huyện đã chỉ đạo việc lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa
bàn, huy động nguồn vốn trong dân tập trung cho công tác đầu tư thâm canh và
mở rộng diện tích bưởi. Từ năm 2011 đến năm 2015 Đầu tư hỗ trợ mua phân bón
chăm sóc bưởi từ nguồn ngân sách cho diện tích đại trà bưởi đặc sản 1.050 ha,
kinh phí đầu tư 1.214 triệu đồng. Trong trồng mới đã có 943 hộ được hỗ trợ thông
qua hình thức trợ giá giống với kinh phí gần 500 triệu đồng (trạm KN), kinh phí
CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 770,5 triệu đồng.
Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho diện tích đại trà và diện
tích mô hình trong 5 năm qua đạt 5.200 tỷ đồng với số lượt hộ được hỗ trợ trên
8000 lượt hộ. Từ nguồn hỗ trợ của nhà nước và các chương trình lồng ghép đầu tư
vào chương trình bưởi đã tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động. Thu nhập

bình quân của nông dân vùng bưởi đạt trên 20 triệu đồng/ người /năm.
5. Công tác củng cố phát triển quan hệ sản xuất, tìm kiếm thị trường,
quảng bá thương hiệu sản phẩm.
5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay thị trường tiêu thụ bưởi đặc sản Đoan Hùng đã được mở rộng ra
nhiều địa phương trong tỉnh và cả các tỉnh, thành khác, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Do thuận lợi về giao thông nên càng ngày bưởi đặc sản Đoan Hùng càng
được nhiều người biết tới, sẵn sàng đặt mua với số lượng lớn. Các hình thức kinh
doanh bưởi Đoan Hùng hiện nay gồm: Chủ hộ sản xuất bán lẻ tại vườn; thương lái
mua buôn theo vườn, đặt hàng từ khi bưởi còn non; các đại lý mua trực tiếp tại vườn;
hệ thống bán lẻ thông qua thương lái và đại lý. Nhìn chung, khâu trung gian trong quá
trình kinh doanh bưởi Đoan Hùng không nhiều. Thời điểm tiêu thụ chủ yếu từ tháng
11 đến tháng 2 năm sau, trong đó tập trung cao điểm vào dịp Tết nguyên đán tháng
12(50%) sản lượng. Đầu vụ (từ tháng 10 đến tháng 11) chủ yếu sản phẩm bưởi thu
hoạch trên các cây bưởi có thời gian sinh trưởng dưới 15 năm, sản lượng khoảng 3
ngàn tấn. Sản phẩm thu hoạch trên các cây có thời gian sinh trưởng trên 15 năm
được tiêu thụ trong dịp tháng 12 đến tháng 1 năm sau( dịp tết nguyên đán sản
lượng khoảng 3.900 ngàn tấn).
9

9


Tuy nhiên, do sản lượng bưởi từ cây nhiều năm tuổi còn thấp nên còn tình
trạng đẩy giá sản phẩm lên cao và thương lái có sự trà trộn làm ảnh hưởng đến chất
lượng, thương hiệu bưởi Đoan Hùng.
5.2 Củng cố quan hệ sản xuất, tuyên truyền, quảng bá và bảo vệ thương
hiệu
Năm 2012, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng được kiện
toàn tổ chức, quy chế hoạt động. Hiện hiệp hội có 160 thành viên là các hộ sản

xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng trên địa bàn huyện. Hiệp hội đã tư vấn thành
lập 2 hợp tác xã sản xuất kinh doanh bưởi Chí Đám và Bằng Luân, đi vào hoạt
động có hiệu quả. Vai trò của hiệp hội và HTX sản xuất kinh doanh bưởi trên địa
bàn bước đầu đã được khẳng định trong việc liên kết, trao đổi thông tin trong
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ kinh phí để đầu tư thâm
canh và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. các thành viên hiệp hội bưởi và thành viên HTX
bưởi đều có thu nhập cao, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần nâng cao thu
nhập của các địa phương vùng bưởi. Công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm được
tăng cường, Hiệp hội đã xây dựng 3 quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại trung tâm
huyện, Chi Đám và Bằng Luân; tổ chức tham gia 2 hội chợ quảng bá thương hiệu
hàng Việt nam tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội trong năm 2012 và
2013. Công tác quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý thương hiệu bưởi được UBND tỉnh
chỉ đạo Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng thực hiện; từ 2012 đến
nay đã cấp phát 10.000 tem nhãn hàng hóa cho thành viên hiệp hội bưởi, gắn công
tác quảng bá giới thiệu với bảo hành chất lượng, từng bước lấy lại lòng tin của
khách hàng với sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng.
Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu: Trong những năm gần đây trên trang
thông tin điện tử của huyện đã có trang mục giới thiệu quảng bá về bưởi đặc sản.
BCĐ huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo, đài của tỉnh và trung ương
xây dựng các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền về cây bưởi. Trong 5 năm đã có
gần 400 tin, bài, phóng sự, về cây bưởi đặc sản được đăng trên sóng phát thanh,
truyền hình, trang thông tin điện tử cùa huyện, 60 chuyên đề, chuyên mục hướng
dẫn kỹ thuật chăm sóc bưởi, 96 phóng sự về các tấm gương trồng bưởi cho hiệu
quả kinh tế.
Năm 2017 BCĐ phát triển cây bưởi đặc sản đã Chủ động triển khai các biện
pháp bảo vệ và quảng bá, giới thiệu thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng: Phối hợp
với sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thí điểm việc dán tem truy xuất nguồn gốc
cho sản phẩm bưởi quả, mở các quầy giới thiệu sản phẩm tại Việt Trì, Đoan Hùng,
nâng cấp trang website "Bưởi Đoan Hùng". Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh khảo
sát triển khai mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, bảo quản sau thu hoạch...


10

10


Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên sản phẩm bưởi Đoan Hùng tiêu thụ
dễ dàng thuận lợi, năng suất, chất lượng được cải thiện giá cả thị trường cao, ổn
định. Cây bưởi đặc sản không còn là cây xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành cây
mũi nhọn làm giàu cho bà con nông dân, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng
khang trang đổi mới.

PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu dự án:
1.1 Mục tiêu chung
- Xác định được nguyên nhân chính của hiện tượng chất lượng bưởi Đoàn
Hùng không đồng đều, mã quả xấu và xây dựng quy trình kỹ thuật khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc trồng và quản lý cây
bưởi Đoan Hùng theo hướng bền vững, hiệu quả.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Bước đầu chỉ ra những yếu tố hạn chế chính dẫn đến hiện tượng chất
lượng bưởi Đoan Hùng không đồng đều, mã quả xấu và hiện tượng khô đầu múi.
- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến chất
lượng, mẫu mã bưởi Đoan Hùng.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật khắc để củng cố chất lượng cây bưởi đặc sản
Đoan Hùng.
2 Nội dung chủ yếu:
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân bưởi Đoan Hùng có chất lượng không đồng đều,
mẫu mã quả xấu và hiện tương khô đầu múi.

- Đánh giá bổ sung đặc điểm đất đai, khí hậu vùng sản xuất bưởi Đoan
Hùng;
- Đánh giá hiện trạng chăm sóc bưởi Đoan Hùng;
11

11


- Đánh giá chất lượng bưởi Đoan Hùng ở các độ tuổi, các vùng khác nhau.
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến chất lượng, mẫu
mã và hiện tượng khô đầu múi trên bưởi Đoan Hùng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến chất lượng
bưởi Đoan Hùng.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao mẫu mã bưởi Đoan Hùng.
- Nghiên cứu điều kiện khí hậu, đặc trưng giống, xây dựng biện pháp khắc
phục hiện tượng khô đầu múi trên bưởi Đoan Hùng.
2.3. Tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
- Tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Đoan Hùng cho các hộ
trồng bưởi đặc sản tại huyện Đoan Hùng

3. Dự kiến sản phẩm của đề tài:
- Chỉ ra được các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng khô đầu múi, chất
lượng bưởi Đoan Hùng không đồng đều, mã quả xấu.
- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thử nghiệm đến
việc nâng cao mẫu mã, chất lượng bưởi Đoan Hùng.
- Đào tạo được 1.800 lượt nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc các
giống bưởi Đoan Hùng.
8. Khả năng và địa chỉ áp dụng:
- Các kết quả của dự án sẽ được áp dụng dễ ràng trong điều kiện huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

9. Nhu cầu kinh phí để thực hiện:
-Tổng kinh phí dự toán:
2.527,98 triệu đồng.
Trong đó: - Ngân sách tỉnh:
1.603,56 triệu đồng.
- Ngân sách huyện:
335,62 triệu đồng.
-Nguồn vốn đối ứng của dân (gồm cả công L Đ): 588,8 triệu đồng.
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
UBND HUYỆN ĐOAN HÙNG

12

12



×