Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO cáo THỰC tập PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.39 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Truyền hình có vai trò rất lớn đối với một quốc gia. Đó chính là một tờ
báo điện tử gồm cả hình và tiếng, đem đến một cách nhanh nhất, sinh động nhất
những thông tin về mọi mặt của đời sống Kih tế - văn hóa – xã hội trong nước
cũng như quốc tế.
Truyền hình không chỉ là thư viện cung cấp thông tin một cách nhanh
chóng, cập nhật mà còn đem đến cho người xem những khoảng khắc thư giãn
sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi bằng các chương trình truyền hình
như: ca nhạc, bóng đá, game show… Tất cả các chương trình đấy đều thu hút sự
quan tâm, yêu thích của đông đảo khán giả ở mọi lứa tuổi.
Để có một sản phẩm truyền hình hoàn chỉnh để phát sóng là cả một quá
trình tìm tòi, sáng tạo của đông đảo người làm truyền hình qua nhiều công đoạn,
từ xây dựng ý tưởng, viết kịch bản, quay phim, sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ… Một
sản phẩm được đem đi phát sóng , chất lượng chương trình đạt yêu cẩu, có nội
dung phù hợp, được đông đảo khán giả yêu thích, đón chờ chính là mục tiêu,
động lực của ngành truyền hình nói chung và chương trình sản xuất truyền hình
nói riêng. Một chương trình truyền hình thành công, hấp dẫn, được sự yêu
thích… có sự góp sức không nhỏ của những ngời quay phim. Là công đoạn thứ
ba trong việc sản xuất một chương trình, quay phim đóng một vai trò không hề
nhỏ đối với sự thành công của chương trình đấy.
Trong quá trình học tập tại trương, được sự dạy dỗ tận tình của các thấy
cô, tôi đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản về chuyên nghành quay phim.
Đối với tôi, đây là quãng thời gian vô cùng quí giá, nó giúp tôi phát huy
được những gì mình đã học, tiếp thu thêm những kiến thức mới để làm giàu cho
hành trang của mình.
Sau đây là báo cáo thực tập của tôi sau thời gian thực tập tại Kênh Truyền
hình Quốc Phòng Việt Nam


I.


Thông Tin chung về Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Quân

ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân
Việt Nam. Đây là một kênh truyền hình chuyên biệt của lực lượng quân sự, quốc
phòng nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về xây dựng Quân
đội nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và bảo vệ Tổ quốc trong thời
kỳ mới.
Cùng với việc thông tin kịp thời tin tức thời sự; phản ánh, bình luận hoạt
động Quốc phòng, kênh truyền hình Quốc phòng còn chuyển tải các tin tức về
kinh tế quốc phòng, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các khu kinh tế - quốc
phòng và các doanh nghiệp quân đội. Bên cạnh đó là các chuyên đề, phim tài
liệu chính luận về lịch sử, quân sự trong nước và thế giới theo góc nhìn quốc
phòng của Việt Nam
Kênh có nội dung phong phú với gần 40 format chính được sản xuất
chuyên sâu về các lĩnh vực quân sự - quốc phòng và truyền thông tập trung cho
nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Kênh có 7 nhóm nội dung chương trình cơ bản, gồm: tin tức, tài liệu chính luận, tài liệu - nhân văn, phim truyện, thể thao - giải trí, tiếp sóng và phát
lại chương trình của VTV, giới thiệu chương trình và đệm sóng. Qua các chương
trình trên, quân dân cả nước sẽ được xem những tin tức thời sự trong và ngoài
nước; phản ánh, bình luận hoạt động quốc phòng, các hoạt động chính trị, xã hội
theo định hướng tuyên truyền của Đảng, Nhà nước; các tin tức về kinh tế quốc
phòng, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các khu kinh tế - quốc phòng và các
doanh nghiệp Quân đội. Bên cạnh đó, khán giả còn được xem các chuyên đề,
phim tài liệu chính luận về lịch sử, quân sự, vũ khí trong nước và thế giới theo
góc nhìn Quốc phòng của Việt Nam,...


Ngoài ra kênh cũng sẽ giới thiệu lịch sử truyền thống các đơn vị, quân
binh chủng của quân đội nhân dân Việt Nam, giới thiệu các danh tướng đất Việt,

các anh hùng lực lượng vũ trang trong lịch sử, các trận đánh lịch sử của dân tộc
Việt Nam.
Kênh Truyền hình QPVN được xây dựng trên hệ thống công nghệ xử lý
tín hiệu thành phần bằng kỹ thuật số (DIGITAL-COMPONENT) với chuẩn hình
ảnh độ phân giải cao HD. Hệ thống trang thiết bị xử lý tín hiệu đồng bộ từ tiền
kỳ đến hậu kỳ và phát sóng, đảm bảo số hóa dữ liệu 100% và được lưu trữ tập
trung trên nền Itbase. Kênh Truyền hình QPVN dự kiến có thời lượng phát sóng
18,5 giờ/ngày, từ 5h30 sáng đến 24h00 đêm. Hiện tại đang phát sóng
24h00/ngày[2]
Trong thời gian đầu, kênh đã bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ tháng 2 và
sau đó ra mắt chính thức trên toàn quốc thông qua các hệ thống truyền dẫn, phát
sóng

trên

các

hạ

tầng

truyền

hình:

Vệ

tinh

DTH


quảng

bá; VTVCab; SCTV; HTVC; THVL; AVG & dịch vụ truyền hình IPTV và
Mobile TV của Viettel, FPT và VNPT.
II. Bài học và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập.
1. Bài học.
Để thực hiện một bài phóng sự, người quay phim cần phải có làm được tất cả các
bước sau:
+ Trình bày ý tưởng, đề tài cho lãnh đạo.
+ Đi khảo sát thực tế.
+ Lên kịch bản sơ bộ.
+ Chọn địa điểm, thời gian tiến hành quay.
+ Chuẩn bị máy móc để thực hiện.


+ Quay phim theo đúng ý tưởng đã trình với lãnh đạo. Tuy nhiên, cần phải
quan tâm đến sự sáng tạo, tinh tế trong từng cảnh quay, góc máy, và ứng biến
phù hợp với hoàn cảnh.
+ Sau khi quay xong, cần nạp hình vào máy dựng.
+ Viết lời bình, chọn nhạc và âm thanh.
+ Hoàn thiện tác phẩm để lãnh đạo duyệt.
+ Phát sóng.
Trên đây là tất cả các khâu để làm một bài phóng sự ở đài truyền hình. Không
đơn giản để thực hiện một tác phẩm truyền hình, phải trải qua nhiều công đoạn,
nhiều khâu.
Nhìn chung, trong một khung chương trình liên quan đến rất nhiều
thứ. Thứ nhất, trang thiết bị có đảm bảo không? Thứ hai, kịch bản có phải viết
như thế nào. Người dựng là người có chuyên môn hay không? Và khi xét duyệt,
biên tập thì như thế nào. Để làm ra một khung chương trình thì không phải dễ,

trong khi đó yêu cầu của truyền hình là thời sự. Chính vì vậy, để có được một
khung chương trình tốt thì tất cả những phóng viên, biên tập và nhiều chức danh
khác nữa phải thật sự cố gắng.
Tùy vào mỗi thể loại, tin hay phóng sự thì mỗi quay phim lại có những
góc quay khác nhau. Quay phim rất tôn trọng kịch bản. Điều đấy được chứng
minh rằng: Quay đúng các cỡ cảnh được đề ra trong kịch bản, tuy nhiên, nhiều
lúc bên cạnh cái sườn của kịch bản còn sáng tạo thêm những cảnh quay của
mình, không trật khỏi đường ray của kịch bản mà vẫn giữ nguyên được nội dung
của phóng sự.
Bố cục hình ảnh hợp lí: toàn, trung, cận.
Mỗi quay phim đều phải tuân thủ nguyên tắc vàng: Toàn, trung cận. Đấy được
xem là tỉ lệ vàng mà tất cả các quay phải sử dụng. Bên cạnh đó còn có các cỡ
cảnh khác nữa, ví dụ như: đặc tả, đại cảnh…. Riềng quay phóng sự, muốn hiểu
rõ được đời tư của nhân vật thì quay phim nên sử dụng nhiều đến những cảnh


đặc tả, đây là cỡ cảnh dễ lấy được cái thần của nhân vật nhất. Phóng sự là đứa
con riêng của quay phim, vì chúng ta xem một phóng sự, chúng ta sẽ hiểu được
một phần tính cách của người quay phim ấy.
Chắc hình.
Chắc hình là như thế nào? Là khi quay phim lia máy, zoom thì những hình ảnh
ấy chắc không nằm ngoài phạm vi của các cỡ cảnh, đúng với qui chuẩn của tỉ lệ
vàng. Dù phóng viên có dùng chân máy hay không dùng chân máy, thì những
động tác ấy vẫn nói lên được khả năng của phóng viên ấy. Bên cạnh đó, hình ảnh
được sử dụng còn phải đủ độ nét, đúng sáng, đúng với nguyên tắc của truyền
hình.
Nhiều cảnh sử dụng rất tinh tế.
Là những cảnh sử dụng những cái mà thiên nhiên có để làm nền cho những cảnh
quay của mình.Bên cạnh đó, không chỉ làm theo khuôn mẫu của truyền hình mà
vượt ra ngoài khuôn mẫu để chọn cho mình những góc máy lạ nhất, hấp dẫn

nhất, tinh tế nhất.
Phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật.
Quay phim mà sử dụng hình ảnh để nói lên được diễn biến của nhân vật mới thật
tài giỏi.
Không quá lạm dụng vào kịch bản.
Vì kịch bản chỉ là cái hiện thực hóa tác ý tưởng của mình. Lạm dụng quá
nhiều vào kịch bản sẽ hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi quay phim.
Đơn giản, việc ngồi ở nhà lên kịch bản khác với việc ra ngoài thực tế. Vậy nên,
kịch bản chỉ là cái sườn, đừng quá theo khuôn mẫu của kịch bản mà kìm hãm
khả năng tư duy của mình. Kịch bản chỉ là cái để mỗi quay phim nhìn vào đấy để
thể hiện tác phẩm của mình một cách dễ dàng hơn thôi, nó không thay thế được
hình ảnh cũng không nói hết được những suy nghĩ, sự tư duy của người sáng tạo
tác phẩm.
Quan sát thật nhiều khi ra khảo sát thực tế.


Một lần đi thực tế là một lần người quay phim khảo sát được những thứ tốt
nhất, là mỗi lần quay phim tìm ra được những cái tốt nhất để cho vào hình ảnh
của mình, là những lẫn quay phim tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm của
những góc quay, rồi lựa chọn những hình ảnh tốt nhất để sử dụng. Hơn vậy, có
như thế quay phim mới chọn cho mình được những góc quay tinh tế, sáng tạo và
độc. Hơn nữa, khi quan sát nhiều, quay phim có thể dễ ứng biến để có thể chọn
cho mình được những góc máy phù hợp nhất, lạ mắt nhất.
Quay tin thời sự thì nên chú trọng đến các cảnh cận.
Đơn giản, vì tin thời sự thường trôi qua rất nhanh. Vì thế, khi quay một tin
thời sự thì chúng ta phải chắt lọc những hình ảnh tốt nhất. Phải đưa đến cho
người xem thấy được thông điệp của mình bằng những hình ảnh. Nếu dùng
những cảnh toàn thì chỉ là bao quát bên ngoài, chưa đi sâu vào phân tích thái độ,
tình cảm, diễn biến tâm lí của nhân vật được. Lựa chọn những hình ảnh, nhất là
những cảnh cận để chúng ta có thể kể câu chuyện ấy một cách chi tiết, rõ ràng và

đầy đủ nhất. Có như vậy thì cái tin 30s mới làm cho người xem thấy ấn tượng,
bị thuyết phục hơn.
Luôn để máy quay ở chế độ sẵn sàng.
Không cố định chân máy, vì như thế khi nhân vật di chuyển quay phim
không bắt kịp được hình. Có những hình ảnh không thể đứng một chỗ để bắt,
quay phim phải ứng phó kịp thời với những trường hợp như thế. Không phải
nhân vật chỉ là một ma đơ canh. Nhân vật, sự vật, hiện tượng trong truyền hình
không bao giờ đứng yên, mà nó luôn chuyển động theo thời gian. Vì thế, người
quay phim không bao không được để máy quay cố định một chỗ. Nếu như vậy,
máy quay không thể bắt kịp được sự chuyển động của nhân vật, của sự vật, của
hiện tượng. Chính vì thế mà chúng ta những người quay phim luôn để máy quay
ở chế độ sẵn sàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà quay phim phóng túng cho
việc sử dụng máy quay.
Nhanh nhẹn, ý thức và tự giác.


Nhanh nhẹn khi nào: nhanh nhẹn là khi chúng ta di chuyển máy, cân bằng
cho máy, lắp ráp chân máy, lắp ráp máy vào chân máy. Không phải lúc nào cũng
cần có chân máy. Có những lúc, quay phim cần phải quay bằng tay. Vì thế, quay
phim phải thật nhanh nhẹ để theo được chân nhân vật, không là không bắt được
những cảnh như mình mong muốn.
Ý thức khi nào: là khi trong quá trình quay phim, người quay phim phải có
ý thức bảo vệ máy, luôn cẩn thận. Hơn nữa, quay phim phải ý thức được những
hình ảnh của mình. Có thể những hình ảnh của mình được lên truyền hình mang
lại cho người này, người kia những điều khác nhau. Người quay phim phải luôn
giữ cho hình ảnh nhân vật của mình một cách đẹp nhất. Khi quay phim ý thức
được công việc mình làm, thì sản phẩm mà quay phim làm ra là những sản phẩm
rất đẹp, bởi đó là tâm huyết của mình.
Tự giác: là luôn tự giác với công việc của mình. Hãy luôn chủ động, đừng
ỷ lại, làm thì làm cho tử tế, không thì thôi.

Cần phải tìm hiểu các trang thiết bị ở nơi mình kiến tập: máy quay phim.
Không phải cơ quan nào cũng có máy quay phim giống nhau. Vì thế, khi
về cơ quan, mình phải thường xuyên học hỏi, nhờ các anh chị trong đài bày dạy
và chỉ dẫn. Phải hiểu được cấu tạo và cách sử dụng thì quay phim mới làm chủ
được thiết bị của mình đang dùng.
Phải luôn chú ý tới ánh sáng.
Ánh sáng là nhân tố quyết định đến chất lượng hình ảnh của tác phẩm.
Quay ngước sáng là điều tối kị đối với quay phim. Tuy nhiên, nó sẽ là ưu điểm
nếu quay phim biết vận dụng chiêu trò đó.
Là sinh viên năm cuối, tôi biết được việc thực tập quan trọng với mình
như thế nào. Là quá trình rèn luyện bản thân về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức
nhà báo và là nhân cách làm người nữa.


Được sự chỉ bảo tận tình của các anh quay phim trong cơ quan, những
người đã có hàng chục năm kinh nghiệm, tôi đang dần trưởng thành, trưởng
thành trong cách quay, cách xử lý tình huống, cách lấy những hình ảnh.
Người ta nói rằng, “dục tốc thì bất đạt”. Câu này đúng trong tất cả các tình
huống, các công việc và trong quay phim cũng thế: nóng vội, hấp tấp… thì
những cảnh quay sẽ không thành, sẽ mất đi cái hồn của hình ảnh. Từ tốn, chậm
mà chắc là cái mà một quay phim nên cần. Câu nói đấy khác với sự nhanh nhẹn,
tháo vát. Cần và trau dồi thêm, không gì là không thể.
Vẫn biết rằng, một quay phim có một sự sáng tạo về hình ảnh, nhưng sự
sáng tạo đấy phải phù hợp với tiêu chí của cơ quan, nằm trong khuôn khổ cho
phép của cơ quan. Anh sáng tạo thế này, chứ sáng tạo nữa mà không được sử
dụng thì sự sáng tạo đấy phải xem xét lại.
Lúc còn ngồi trên ghế nhà lúc, lúc còn chập chững cầm máy quay, chọn
cho mình những hình ảnh… và so với bây giờ, tôi thấy mình khác xưa nhiều quá.
Nếu trước kia tôi quay rất nhiều, nhưng lúc dựng thành sản phẩm thì chỉ lấy một
rất nhiều cảnh quay đó. Bài học đầu tiên, quay ít và chất lượng.

Đây là bài học đầu tiên khi tôi mới về đài, được các anh quay phim tin
tưởng giao cho máy. Bản chất của truyền hình là nắm bắt thông tin một cách
nhanh chóng, chính xác, chân thật và thời sự, vì vậy, khi quay thì không thể quay
đi quay lại một cảnh được, thời gian không cho phép quay phim làm được việc
đó. Đây cũng chính là cách để làm các quay phim càng ngày càng cứng tay, già
cội hơn trong quay phim. Quay là sử dụng được, cảnh đáng quay nhiều thì quay
nhiều, cảnh nào cần quay ít thì quay ít, không vì tham hình ảnh mà quay thật
nhiều, xong rồi chỉ lấy một phần. Như thế sẽ phí mất thời gian mình quay, bỏ qua
các chi tiết đáng để đưa vào hình ảnh. Làm như thế, sẽ rèn luyện cho quay phim
cách quan sát không gian, tìm chọn địa điểm thật nhanh để quay. Đây chính là
bài học đắt giá nhất khi tôi bước chân vào thực tập ở đài.


Một quay phim thì nhất thiết phải để ý xem nhân vật khi lọt vào ống kính
sẽ như thế nào? Bởi lẽ, truyền hình là để phục vụ cho quần chúng, quần chúng
bỏ tiền ra để xem những hình ảnh đẹp nhất, chuẩn nhất và nhân văn nhất. Vậy
nên, lúc chuẩn bị quay nhân vật, quay phim nhất thiết phải để ý xem nhân vật ăn
mặc như thế đã đúng chưa, cần thêm thắt gì vào, chỉnh chu lại cho lịch sự đàng
hoàng hay không. Đây là điều cần thiết mà mọi quay phim cần phải có.
Cái nữa, quay phim khi ghi hình phỏng vấn. Không phải cẩu thả thích
quay phỏng vấn nhân vật chỗ nào cũng được. Điều này là cấm kị. Đã là quay
phim phải quan sát thật kĩ không gian để chọn cho nhân vật một chỗ đứng,
ngồi…hợp lí nhất. Cái hợp lí ở đây là nhân vật phải đứng, ngồi… như thế nào để
diễn tả hết được tinh thần, cảm xúc của nhân vật.
Đã là quay phim, thì tất cả những góc máy đều phải nắm được. Bất kể
quay ở nơi đâu, chỗ nào thì phải chọn cho mình một góc máy hợp lí nhất, sáng
tạo nhất, quy chuẩn nhất, để lúc người ta xem người ta sẽ nhớ đến mình.
Tôi thấy rằng, việc quay hội nghị đôi lúc không phân biệt được đâu là góc
máy cần thiết. Nhưng khi thực tập, được các anh bày dạy, chỉ bảo, tôi đã rút cho
mình một kinh nghiệm khi quay hội nghị. Nó giống như một công thức, chỉ cần

bạn hiểu rõ được công thức đấy thì tất cả mọi bài toán bạn đều có thể giải được.
Không phải cái gì mình cũng biết, và cũng chẳng phải điều gì mình cũng nắm rõ
được. Trên lý thuyết là khác, chỉ là một phần thậm chí chỉ là một góc nhỏ đối với
thực tiễn. Không có gì học nhanh bằng việc thực hành cả. Bạn thực hành sai, bạn
sẽ biết để lần sau mình nên làm gì và làm như thế nào cho đúng. Quay phim
cũng thế, vác máy lên và quay rồi mình sẽ biết mình thiếu ở đâu, sai như thế nào
và cách khắc phục ra làm sao. Thực tiễn mang lại cho tôi nhiều bài học quý giá.
Ví dụ như: tôi biết rằng, lúc quay nhân vật ấy, cụm cảnh ấy tôi hình dung ra được
góc máy, động tác máy như thế nào, nhưng khi trực tiếp cầm máy, tôi mới biết là
nó khó đến như thế nào. Vậy nên, để có thể làm chủ được hình ảnh, để làm cho


hình ảnh của mình không đi trượt với suy nghĩ ban đầu thì quay phim phải bình
tình, tự tin vào khả năng của mình, lúc ấy thì mới có thể làm được.
Đối với những người mới thực tâp như tôi, việc làm chủ được máy móc
thật sự là rất khó khăn. Muốn thực hiện tốt việc quay phim thì trước tiên, các bạn
phải bỏ ra 1 tuần để làm quen với trang thiết bị phục vụ cho công cuộc làm phim.
Quan trọng nhất vẫn là máy quay. Mỗi đài truyền hình lại sử dụng một loại máy
quay khác nhau, vì vậy để làm chủ được nó, các bạn phải thật sự am hiểu về nó.
Để có thể hoàn thanh được một tác phẩm hay, ý nghĩa, đối với quay phim
phải trực tiếp đi kiểm tra xem những hình ảnh mình dự tính quay là gì? Góc máy
như thế nào? Khi phỏng vấn nhân vật thì sắp xếp nhân vật ra làm sao. Có như
vậy thì tác phẩm của mình mới thật sự hay, chiếm được tình cảm của công
chúng. Quay phim là cả một nghệ thuật, và người quay phim là một nghệ sĩ,
dùng những hình ảnh + âm thanh để vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của cộng
đồng, của công chúng.
Một điều nữa, không phải trong quá trình làm tác phẩm chúng ta đều gặp
những thuận lợi. Đôi lúc, quay phim gặp phải những nhân vật khó tính, không
muốn hợp tác với mình, lúc đấy rất cần sự kiên nhẫn của quay phim, làm thế nào
để có thể thuyết phục được nhân vật hợp tác với mình, đấy mới gọi là tài.

Trong quay phim, rất ít khi thấy người ta sử dụng những cảnh ngược sáng.
Nhưng với tôi thì khác, tôi lại thích sử dụng những cảnh như vậy. Theo như cách
học, thì quay ngược sáng là một cái lỗi, là điều không nên dùng trong quay phim,
nhưng tôi thấy những cảnh quay như thế lại rất hay, đẹp và sáng tạo. Quay ngược
sáng là tạo cho người xem cảm giác ở một góc máy lạ, đẹp. Vì ngược sáng
thường là ý đồ, mục đích của người quay phim cả, có như thế nào thì quay phim
mới đưa những cảnh đấy vào bộ phim của mình.
Tôi rút ra một bài học rằng, quay ngược sáng thì thường sử dụng trong
một số trường hợp chứ không phải trường hợp nào cũng dùng, làm cho người
xem cảm thấy nhàm chán. Với lại, quay ngược sáng không phải dễ, nó đòi hỏi


người quay phim phải chọn cho mình một góc máy hợp lí và đẹp nhất, không thì
những cảnh đấy coi như bỏ. Làm thế nào để những cảnh quay ngược sáng đó trở
nên đẹp trong mắt người xem thì phụ thuộc toàn bộ vào quay phim. Tuy nhiên,
không nên dùng một cách thái quá, nếu không mang lại tác dụng gì thì không
nên dùng, đôi lúc còn phản tác dụng.
Đã là quay phim thì phải thích nghi với môi trường, biến những cái khó
thực hiện thành dễ dàng, biến những cái không chuyên thành chuyên dụng. Sử
dụng đèn chiếu sáng trong truyền hình là điều không hề dễ dàng. Nhiều người
nghĩ, chỉ cần cầm và chiếu vào đối tượng là được, là xong. Tuy nhiên, hoàn toàn
không phải, nếu như thế thì không gọi là truyền hình. Phải chiếu như thế nào, lúc
nào thì cần chiếu sáng, lúc nào không? Cường độ đèn là bao nhiêu cho đủ? Đấy
là những câu hỏi đặt ra, yêu cầu quay phim phải nắm vững, chứ không phải
chiếu như thế nào cũng được, như thế sẽ phá vỡ bối cảnh, người xem sẽ dễ dàng
nhận ra mình sử dụng đèn. Làm truyền hình là chiếu đèn mà người xem không
biết được là mình sư dụng công cụ hỗ trợ. Thế mới gọi là thành công. Phải sự
dụng đèn chiếu sáng một cách hợp lí nhất, dùng như không dùng, nghệ thuật là ở
chỗ đó. Không thể để lộ cho khán giả xem truyền hình biết là mình đang sử dụng
đèn chiếu sáng. Hơn thế nữa, lúc quay ban đêm, đa số chúng ta phải dùng đèn, vì

nguồn sáng chưa đủ để cung cấp cho hình ảnh, phải dùng đèn thì may chăng mới
đủ cho quay phim tác nghiệp.
Quay phim cũng giống như chụp ảnh. Chụp một cái ảnh đẹp thì thứ nhất
về bố cục phải cân đối, có chiều sâu; thứ hai là phải đủ ánh sáng; thứ ba là ảnh
phải sắc nét. Khi quay một cái tin hay làm một bài phóng sự, có hai chế độ để
quay phim lựa chọn: chế độ auto và chế độ chỉnh bằng tay. Nếu để auto, máy sẽ
tự động lấy nét, ánh sáng. Còn sang chế độ chỉnh bằng tay thì chúng ta phải
thường xuyên lấy nét, đòi hỏi quay phim phải cực kỳ thành thạo và nhanh nhẹn
thì mới xử lý được. Hay nói đúng hơn, khi mà sử dụng chế độ bằng tay thì cho
thấy độ chuyên nghiệp của mình cao hơn.


2. Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình.
“Sống trong quân ngũ” là chương trình đang phát trên kênh Truyền hình
Quốc phòng Việt Nam (QPVN), khắc họa chân thực cuộc sống người lính. Với
ưu thế của một kênh truyền hình là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng, những người làm chương trình đã được phép tiếp cận sâu với
những bài huấn luyện chiến thuật và những kỹ năng vận hành, điều khiển khí tài
vũ khí. Do vậy, đây chương trình duy nhất đến thời điểm này ở Việt Nam đi sâu
vào những kỹ năng chiến đấu đặc thù của từng đơn vị riêng trong quân


đội.

Lính đặc công ngụy trang bằng bùn

Thuận lợi:
“Sống trong quân ngũ” là một chương trình truyền hình theo dạng
truyền hình thực tế, được thiện hiện tại các doanh trại quân đội, các khu vực
huấn luyện quân sự. Vì là chương trình truyền hình thực tế nên trong quá trình
quay thường sử dụng từ 3 đến 5 máy quay phối hợp với nhau. Thời gian thực



hiện chương trình từ 3 đến 5 ngày cho 1 tập. Qua những đặc điểm nêu trên và
qua những gì bản thân đã được tiếp thu em xin đưa ra các thuận lợi mà quay
phim có được:
+ Được quay trong thời gian khá dài nên quay phim có thời gian setup
các bối cảnh, lựa chọn ra những góc máy tốt nhất, những góc máy sáng tạo nhất.
+ Quay phối hợp 3 đến 5 máy nên mỗi quay phim được giảm số lượng
hình cần bắt. Một quay phim chỉ đảm nhiệm một đến 2 khung hình hoặc 1 đến 2
nhân vật. Điều này giúp quay phim quay chắc được các đúp hình, không bị loạn
và tập trung hơn cho hình ảnh của mình.
+ Được đặc cách quay trong môi trường quân sự nên được tạo mọi
điều kiện để quay phim có được sự thoải mải nhất để quay. Ngoài ra tác phong
kỷ luật của quân đội cũng giúp quay phim dễ dàng hơn trong tác nghiệp.
Khó khăn:
Là chương trình đặc thù quay về các lực lượng đặc biệt của quân đội
Việt Nam như lính đặc công, lính xe tăng, lính tên lửa… nên quay phim gặp phải
rất nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp
+ Tiến độ làm việc khá là vất vả. Trong 1 chương trình quay phim
thường bắt đầu quay từ 5 giờ sáng theo giờ quân đội và kết thúc vào 10 giờ tối.
Đây thực sự là 1 thử thách rất lớn đối với quay phim. Việc liên tục lao động với
cường độ như vậy từ 3 đến 5 ngày sẽ gây ra rất nhiều mệt mỏi.
+ Môi trường, địa hình làm việc cũng là 1 trở ngại rất lớn đối với quay
phim. Quay phim sẽ phải tác nghiệp trong rừng, trên mặt nước, trong xe tăng…
đều là những nơi khó khăn cho việc quay phim. Đội khi nó còn gây ran guy hiểm
cho người và các thiết bị quay phim.
Ví dụ như khi quay cảnh lính đặc công luyện tập phòng chống khủng
bố có nhiều cảnh quay nhanh trên 2 xe ô tô, các cảnh nhào lộn từ các nhà cao
tầng. Để đảm bảo những hình ảnh đẹp nhất, chân thực nhất, người quay phim



cần phải đứng tại những vị trí nguy hiểm như của sổ xe ô tô, trên nóc xe hay
treo mình trên các bức tường của nhà cao tầng.
+ Đòi hiểu nhiều góc quay khó, nhanh và liên tục. Vì là những lực
lượng đặc thù với những đặc trưng riêng nên quay phim luôn cần phải đáp ứng
các hình ảnh một cách chân thực nhất.
+ Có nhiều hình ảnh cần hạn chế. Vì là quay trong môi trường quân đội,
có nhiều hình ảnh mà không được phép công bố ra ngoài vì vậy người quay
phim cần phải luôn ghi nhớ để tránh những hình ảnh quan trọng của ngành bị lọt
ra ngoài.


KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam,
được trực tiếp sản xuất ra một chương trình truyền hình, tôi nhận thấy tầm quan
trọng của việc quay phim, người quay phim là như thế nào. Để là ra một chương
trình nói chung và những phóng sự, những tin nói riêng thì cần tất cả sự phối hợp
một cách ăn ý của cả một ekip làm phim. Tuy nhiên, trong cả ekip đấy, người
quay phim là quan trọng nhất. Bởi lẽ đơn giản, để có được những hình ảnh đẹp,
không ngoài ai khác, chính quay phim đảm nhận nhiệm vụ đó. Phải nhanh nhẹn,
ý thức, tự giác, ham học hỏi vả có tinh thần cầu tiến. Nhũng tố chất ấy là điều mà
tất cả những người làm truyền hình đều phải có, nhưng đối với quay phim, điều
đấy còn quan trọng hơn. Nó quyết định gần 80% thành công của một quay phim.
Ngoài ra, còn rất nhiều điều khác cần phải học nữa. Nếu làm được những điều
như vậy thì sẽ có lúc người quay phim thành công trên con đường mình đã chọn.
Tôi đã học được rất nhiều từ đợt thực tập này. Về tác phong làm việc, về nghiệp
vụ và cả về đạo đức nữa.
Sẽ quá sớm để nói rằng mình đã học được nhiều đợt thực tập này. Nhưng
sẽ không quá muộn để ước mơ của bạn thành hiện thức. Thực tập tại cơ quan
chính là chất xúc tác để thúc đẩy khả năng tư duy, tác phong nhanh nhẹn của

quay phim. Đây là môi trường thuận lợi để rèn luyện nghiệp vụ cho bản thân, là
đòn bẩy nếu ta biết cách. Hãy là một người quay phim tốt, không chỉ về bản chất
nghiệp vụ mà còn về đạo đức nghề nghiệp.



×