Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

CHƯƠNG 5 Xây dựng chiến lược thâm nhập và cấu trúc tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.83 KB, 40 trang )

Chương 5
Xây dựng chiến lược thâm nhập
và cấu trúc tổ chức


Mục đích







MÔ TẢ việc một MNC phát triển và thực hiện chiến lược thâm nhập và cơ
cấu sở hữu như thế nào
XEM XÉT một số loại hình chiến lược thâm nhập và cơ cấu tổ chức chủ
yếu
Phân tích những lợi thế và bất lợi thế của từng loại hình cơ cấu tổ chức,
bao gồm một số điều kiện để lựa chọn một cơ cấu tổ chức thích hợp
MÔ TẢ một số sắp xếp tổ chức phi truyền thống hiện nay-kết quả của
các vụ sáp nhập, liên doanh, keiretsus, và một số thiết kế tổ chức mới
khác
GiẢI THÍCH các đặc trưng về tổ chức như hình thức hóa, chuyên môn
hóa, tập trung trung hóa có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc và chức
năng của tổ chức


Chiến lược thâm nhập
và cấu trúc sở hữu









Xuất khẩu/nhập khẩu
Công ty sở hữu 100% vốn
Sáp nhập/mua lại
Liên minh/liên doanh
Cấp phép
Nhượng quyền thương mại


Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: Xuất khẩu/nhập khẩu



Lựa chọn duy nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới mong muốn mở rộng ra thị
trường quốc tế




Cho phép các doanh nghiệp lớn mở rộng ra thị trường quốc tế với vốn đầu tư tối thiểu





Cho phép dễ dàng thâm nhập vào các thị trường nước ngoài

Công việc giấy tờ có thể giao cho công ty quản lý xuất khẩu hoặc thông qua bộ phận xuất
khẩu của công ty
Chiến lược mang tính chuyển tiếp


Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: công ty con 100% vốn







Hoạt động ở nước ngoài thuộc sở hữu và kiểm soát hoàn toàn bởi MNC
MNC tin rằng sẽ đạt hiệu quả quản lý tốt hơn mà không cần đối tác bên ngoài
Một số nước chủ nhà lo ngại rằng MNC sẽ loại các doanh nghiệp địa phương ra khỏi thị
trường
Công đoàn của nước xuất xứ đôi khi coi các công ty con ở nước ngoài như là một nỗ lực
"xuất khẩu việc làm ra nước ngoài"
Ngày nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia lựa chọn hình thức sáp nhập, liên minh, hoặc liên
doanh hơn là hình thức thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn


Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: sáp nhập và mua lại




Việc mua bán, trao đổi vốn chủ sở hữu xuyên biên giới liên quan đến hai hoặc
nhiều hơn các công ty



Kế hoạch chiến lược của công ty sáp nhập: mỗi bên đóng góp những điểm mạnh
của mình tạo nên khả năng cạnh tranh cao cho công ty


Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: liên minh và liên doanh



Liên minh



Liên doanh quốc tế (IJV)

– Bất kỳ loại quan hệ hợp tác nào giữa các công ty khác nhau
– Thỏa thuận, theo đó hai hoặc nhiều đối tác từ các nước khác nhau sở hữu hoặc kiểm
soát một doanh nghiệp

– Liên doanh không đóng góp cổ phần là hình thức hợp tác theo đó các bên

không đóng góp vốn để hình thành một pháp nhân mới mà chỉ thỏa thuận về
việc chia sẻ nguồn lực


– Liên doanh cổ phần là hình thức hợp tác theo đó các bên đóng góp vốn để
hình thành một thực thể kinh doanh (pháp nhân) riêng biệt

– Ưu điểm





Nâng cao hiệu quả
Tiếp cận tri thức
Yếu tố chính trị
Thông đồng hoặc hạn chế cạnh tranh


Một số khuyến nghị đối với
liên minh chiến lược




Biết rõ đối tác trước khi hình thành liên minh



Việc có nguồn lực mong muốn không đảm bảo đối tác sẽ có nguồn lực bổ sung cho doanh
nghiệp.





Cần nhạy cảm với nhu cầu của đối tác liên minh.

Thấy trước sự khác biệt trong mục tiêu liên minh giữa các đối tác tiềm năng có trụ sở ở các nước
khác nhau.

Sau khi xác định được đối tác tốt nhất, cần tiến tới phát triển mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau


Liên minh chiến lược toàn cầu


Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: cấp giấy phép







Cấp giấy phép là thỏa thuận cho phép một bên sử dụng quyền sở hữu công nghiệp trong việc
trao đổi để nhận được thanh toán từ bên kia
Bên cấp phép có thể tránh chi phí đầu vào bằng cách cấp giấy phép cho một công ty đã hiện diện
tại thị trường
Bên cấp phép thường là một công ty nhỏ thiếu nguồn lực tài chính và quản lý
Bên cấp phép thường là các công ty chi tiêu phần lớn doanh thu cho R & D
Các công ty chi tiêu rất ít cho R & D thường sẽ là bên nhận giấp phép



Chiến lược thâm nhập và cấu trúc
sở hữu: nhượng quyền thương mại



Nhượng quyền thương mại: một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền)
vận hành một doanh nghiệp sử dụng thương hiệu, logo, dòng sản phẩm, và phương thức hoạt
động để đổi lấy một khoản tiền bản quyền



Sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh và các ngành công nghiệp khách
sạn/nhà nghỉ



Chỉ với sự điều chỉnh nhỏ thích ứng với thị trường địa phương có thể mang lại lợi nhuận cao cho
hoạt động kinh doanh quốc tế


Các cấu trúc tổ chức chủ yếu



Cấu trúc phân chia ban đầu






Thỏa thuận xuất khẩu



Phổ biến với các công ty sản xuất, đặc biệt là công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến

Hoạt động sản xuất tại chỗ




Để đối phó với chính quyền địa phương khi tăng doanh thu
Sự cần thiết giảm chi phí vận chuyển

Công ty con



Phổ biến đối với các hoạt động kinh doanh có liên quan đến tài chính hoặc các hoạt động khác đòi hỏi phải có sự
hiện diện tại chỗ từ đầu


Các cấu trúc tổ chức chủ yếu


Cấu trúc phòng quốc tế



Sắp xếp cấu trúc theo đó tất cả các hoạt động quốc tế được tập trung vào một bộ phận

thành lập riêng cho mục đích này





Đảm bảo việc tập trung cho hoạt động kinh doanh quốc tế nhận được sự chú ý hàng đầu của quản lý
Phương pháp tiếp cận thống nhất cho các hoạt động quốc tế
Thường được sử dụng bởi các công ty vẫn còn trong trạng thái đang phát triển hoạt động kinh doanh
quốc tế




Tách quản lý trong nước khỏi các nhà quản lý quốc tế (không tốt)
Có thể có khó khăn trong suy nghĩ và hành động chiến lược, hoặc phân bổ nguồn lực trên cơ sở toàn
cầu


Cấu trúc phòng quốc tế


Sắp xếp cấu trúc toàn cầu:
Cấu trúc sản phẩm toàn cầu



Cấu trúc sản phẩm toàn cầu

– Sắp xếp cấu trúc trong đó các đơn vị trong nước được giao trách nhiệm trên

toàn thế giới cho các nhóm sản phẩm






Đơn vị sản phẩm toàn cầu hoạt động như trung tâm lợi nhuận




Trùng lặp các cơ sở và nhân viên phục vụ trong các đơn vị



Giúp quản lý sản phẩm, công nghệ, và sự đa dạng của khách hàng
Khả năng phục vụ nhu cầu địa phương
Hoạt động tiếp thị, sản xuất và tài chính được phối hợp theo từng sản phẩm trên cơ sở
toàn cầu
Quản lý bộ phận có thể theo đuổi triển vọng ở khu vực địa lý hiện đang hấp dẫn và bỏ
bê các địa bàn khác với tiềm năng dài hạn
Quản lý bộ phận có thể dành quá nhiều thời gian khai thác địa phương hơn là thị
trường quốc tế


Cấu trúc sản phẩm toàn cầu


Cấu trúc toàn cầu theo khu vực




Cấu trúc, theo đó hoạt động toàn cầu tổ chức trên cơ sở địa lý









Hoạt động quốc tế đặt trên cùng một mức độ như trong nước
Người quản lý bộ phận toàn cầu chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động kinh doanh trong khu vực địa
lý được chỉ định
Thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp đã trưởng thành với dòng sản phẩm hẹp
Công ty có thể giảm chi phí trên một đơn vị và giá cả cạnh tranh của sản xuất trong một khu vực
Khó khăn trong việc hòa hợp nhấn mạnh theo sản phẩm với định hướng địa lý
Nỗ lực R & D mới thường bị bỏ qua vì đơn vị đang bán trên thị trường trưởng thành
Quản lý có thể dành quá nhiều thời gian khai thác địa phương hơn là thị trường quốc tế


Cấu trúc toàn cầu theo khu vực


Cấu trúc toàn cầu theo chức năng




Cơ cấu theo đó các hoạt động trên toàn thế giới được tổ chức chủ yếu dựa trên chức năng và
thứ yếu dựa trên sản phẩm



Phương pháp tiếp cận ít được sử dụng, ngoại trừ các công ty khai khoáng như dầu mỏ và khai
thác mỏ



Được ưa chuộng bởi các công ty cần sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ, tập trung quá trình sản
xuất tích hợp và các công ty tham gia vận chuyển các sản phẩm và nguyên liệu giữa các khu vực
địa lý


Cấu trúc toàn cầu theo chức năng



Lợi thế







Nhấn mạnh chuyên môn chức năng
Điều khiển tập trung
Cán bộ quản lý tương đối tinh gọn


Hạn chế




Phối hợp sản xuất và tiếp thị thường rất khó



Chỉ có CEO chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận

Quản lý nhiều dòng sản phẩm có thể là rất khó khăn bởi việc tách sản xuất và tiếp thị vào các phòng
ban khác nhau


Cấu trúc toàn cầu theo chức năng


Cấu trúc hỗn hợp



Cấu trúc hỗn hợp là sự kết hợp của các cấu trúc sản phẩm, toàn cầu, khu vực,
hoặc chức năng




Lợi thế: Cho phép tổ chức tạo ra loại hình thiết kế cụ thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình

Hạn chế: Khi sự phức tạp của thiết kế ma trận tăng lên, việc điều phối nhân sự và hướng
mọi người tới mục tiêu chung thường trở nên khó khăn


Cấu trúc hỗn hợp


Cấu trúc mạng lưới xuyên quốc gia



Sắp xếp cấu trúc đa quốc gia kết hợp các yếu tố chức năng, sản phẩm, địa lý, trong khi
dựa vào sự sắp xếp mạng lưới để liên kết các công ty con trên toàn thế giới



Tại trung tâm của cấu trúc mạng lưới xuyên quốc gia là các nút, đơn vị chịu trách nhiệm
điều phối thông tin sản phẩm, chức năng, và địa lý



Đơn vị dòng sản phẩm và các đơn vị khu vực địa lý khác nhau có cấu trúc khác nhau tùy
thuộc vào những gì được coi là tốt nhất cho hoạt động cụ thể của mình


×