Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC THỊNH PHÁT SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 50 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI


TRẦN LÊ PHƯƠNG UYÊN
LỚP : 11DKQ1

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC
THỊNH PHÁT SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TẠ HOÀNG
THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
LỚP KINH DOANH QUỐC TẾ

Lời nhận xét của đơn vị kiến tập


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xác nhận của đơn vị kiến tập

Bến Tre ,ngày…. tháng ….năm 2013

Trang i


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI
LỚP KINH DOANH QUỐC TẾ

Lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Tp Hồ Chí Minh , ngày….tháng....năm 2013

Trang ii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

LỜI CẢM ƠN


Qua quá trình tìm hiểu về công ty TNHH Lương Thực Thịnh Phát, có được
kết quả chuyên đề thực hành nghề nghiệp: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu gạo của công ty TNHH Lương Thực Thịnh Phát sang thị trường
Singapore” , tôi vô cùng cảm kích và chân thành cảm ơn Quý công ty đã cung cấp
những thông tin để hoàn thành những số liệu này .
Ngoài ra, bài báo cáo được hoàn thành là quá trình tổng hợp kiến thức được
học trong ghế nhà trường .Tôi xin chân thành gửi lời c tôi có lời cảm ơn sâu sắc đến
các Thầy Cô trường Đại học Tài chính- Marketing đã tận tình giảng dạy cho tôi trong
thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới cô Tạ Hoàng Thùy Trang,
đã quan tâm hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian hoàn
thành đề tài.
Lời cuối, tôi xin chúc quý Thầy Cô trường Đại học Tài chính- Marketing luôn
dồi dào sức khỏe và Quý công ty TNHH Lương Thực Thịnh Phát ngày càng lớn
mạnh, quy mô công ty ngày càng mở rộng.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Lê Phương Uyên

Trang iii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG .................................................................................... VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ....................................................................VII
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... VIII
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... IX
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE ......................................................................1
1. Tổng quan về hoạt đông xuất khẩu gạo: .......................................................1
1.1 Khái niệm về xuất khẩu: .........................................................................1
1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế: ..............................................1
1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới: ................................................................1
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân ..............................................................2
1.2.3 Đối với doanh nghiệp: .........................................................................2
1.3 Nhiệm vụ của xuất khẩu: ........................................................................3
1.4 Loại hình xuất khẩu: ...............................................................................4
1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp: .............................................................................4
1.4.2 Xuất khẩu ủy thác: ...............................................................................4
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:...................................................4
1.5.1 Nhân tố bên ngoài: ..............................................................................4
1.5.2 Nhân tố bên trong: ...............................................................................6
1.6 Khái quát chung về xuất khẩu gạo:.........................................................7
1.7 Vai trò xuất khẩu gạo: .............................................................................7
1.8 Tổng quan về thị trường gạo Singapore: ................................................8
1.8.1 Vài nét chung về Singapore: ...............................................................8
1.8.2 Thực trạng thị trường gạo tại Singapore: ............................................8
1.8.2.1 Một số nhà cung cấp gạo chủ yếu trên thị trường Singapore: ........8
1.8.2.2 Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gạo: ...................................................9
1.9 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo từ Thái Lan, Ấn

Độ, Pakistan: .....................................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG
SINGAPORE CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC THỊNH PHÁT ..............13
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH lương thực Thịnh
Phát: 13
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: .................................14

Trang iv


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

2.2.1 Chức năng của công ty: .....................................................................14
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty:.......................................................................15
2.2.3 Quyền hạn của công ty: .....................................................................15
2.3 Sơ đồ tổ chức: .......................................................................................16
2.4 Thị trường hoạt đông chính: .................................................................16
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh chung ...................................................17
2.6 Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty TNHH Lương Thực
Thịnh Phát sang thị trường Singapore: ...........................................................19
2.6.1 Giới thiệu về sản phẩm gạo của công ty: ..........................................19
2.6.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào: .........................................................19
2.6.1.2 Đặc điểm, mẫu mã vả chỉ tiêu chất lượng:....................................19
2.6.1.3 Quy trình sản xuất chung: .............................................................19
2.6.2 Thực trạng xuất khẩu gạo sang Singapore: .......................................20
2.6.2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu: ..............................................................20
2.6.2.2 Kim nghạch xuất khẩu: .................................................................22
2.7 Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Lương Thực Thịnh

Phát sang thị trường Singapore: ......................................................................23
2.8 Kết luận: ................................................................................................25
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT
KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC THỊNH PHÁT SANG THỊ
TRƯỜNG SINGAPORE .......................................................................................26
3.1 Mô hình SWOT và hình thành các phương án: ....................................26
3.2 Xác định mục tiêu của công ty 2020: ...................................................31
3.3 Lựa chọn chiến lược và ác biện pháp thực hiện: ..................................31
3.4 Các giải pháp thực hiện: .......................................................................32
3.4.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức công ty: ................................................32
3.4.2 Giải pháp về marketing: ....................................................................32
3.4.3 Giải pháp về nhân sự: ........................................................................33
3.4.4 Giải pháp thu thập thông tin và dự báo: ............................................33
3.4.5 Giải pháp về thị trường và khách hàng: ............................................33
3.5 Kết luận: ................................................................................................34
3.6 Kiến nghị: .............................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................35
PHỤ LỤC .................................................................................................................36

Trang v


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

DANH MỤC BIỂU BẢNG
BẢNG 2.1- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN GÓP VỐN...................................................14
BẢNG 2.2- DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN GIAI ĐỌAN 2010-2012 ........................17
BẢNG 2.3-SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU 2010-2013 .................................................21

BẢNG 2.4- KIM NGHẠCH XUẤT KHẨU GẠO 2010-2012 SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
............................................................................................................................22

Trang vi


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
ĐỒ THỊ 2.1- DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 2010-2012 ........................................17
ĐỒ THỊ 2.2 – SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU 2010-2012 .............................................21
ĐỒ THỊ 2.3- KIM NGHẠCH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 2010-2012 SANG THỊ TRƯỜNG
SINGAPORE .........................................................................................................23


SƠ ĐỒ 2.1- CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC THỊNH PHÁT ..............16
SƠ ĐỒ 2.2- QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠO ...................................................................20

Trang vii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PGS.TS


Phó giáo sư, thạc sĩ
Trách nhiệm hữu hạn

TNHH
SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức

Trang viii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

LỜI MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển. Với
mục tiêu đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, từng bước
tham gia hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã nâng cao xuất khẩu hàng hóa sang
nước ngoài. Xuất khẩu không chỉ mang lại lợi nhuận cho quốc gia mà còn giải quyết
những vấn đề cấp bách của xã hội như: việc làm,nhu cầu ngọại tệ, cải thiện đời sống
nhân dân.
Việt Nam xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nhưng trong đó gạo là mặt hàng xuất
khầu trọng yếu của chúng ta hiện nay.Việc xuất khẩu gạo Việt Nam không ngừng
tăng trong những năm gần đây.Vào năm 2012, “Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ
hai sau Ấn Độ về xuất khẩu gạo với số lượng 7,7 triệu tấn, tăng 0,6 tấn so với năm

2011, vượt qua cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan (năm 2011, xuất khẩu gạo Việt
Nam là 7,1tấn)” 1. Điều này đã giúp đất nước ta tạo một vị thế vững mạnh trên thị
trường thế giới.
Với thế mạnh về địa hình, thị trường lao đông trẻ rẻ,trí thức, cần cù và sáng tạo ,
công ty TNHH lương thực Thịnh Phát đã sáng suốt đầu tư xuất khẩu gạo sang thị
trường thế giới.Góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước Việt Nam.
Từ những hiểu biết thực tế về tình hình xuất khẩu gạo trên thị trường Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp nói riêng , tôi quyết định thực hiện đề án “Thực trạng
và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của công ty TNHH lương thực Thịnh Phát sang

Doãn Trí Tuệ (2013),“10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm
2012” , truy cập ngày 6/12/2013 “ />Detail/ar1693_10_quoc_gia_xuat_khau_gao_hang_dau_the_gioi_nam_201
2.aspx”
1

Trang ix


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

thị trường Singapore” để tìm hiểu sâu hơn về hoạt đông xuất khẩu, đồng thời đề ra
phương án nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Singapore.
2. Chủ đề và trọng tâm nghiên cứu:
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của công ty TNHH
Lương Thực Thịnh Phát sang thị trường Singapore”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thực trạng xuất khẩu gạo của công ty TNHH
Lương Thực Thịnh Phát và giải pháp thúc đẩy.
3. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nghiên cứu về vai trò xuất khẩu gạo nói chung và khả năng cạnh tranh của
gạo Việt Nam trên thị trường ngoại quốc nói riêng.
Học tập và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu .
Xác định những thuận lợi và khó khăn thường gặp trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường nước ngoài từ đó định ra hướng đi mới cho doanh nghiệp.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về xuất khẩu và những lợi ích do xuất khẩu mang
lại.Trong những năm qua, công ty TNHH lương thực Thịnh Phát đã thu được lợi
nhuận không ít từ hoạt động này.Tuy nhiên, trong môi trường xuất khẩu không phải
bao giờ cũng gặp những thuận lợi, đôi lúc công ty cũng gặp những vấn đề thách thức,
khó khăn từ chính những phức tạp của môi trường xuất khẩu gây nên.Vì thế,từ những
kiến thức có được, tôi muốn đề ra những giải pháp hạn chế và những điểm yếu, thách
thức,rủi ro, phát triển cơ hội và điểm mạnh trong môi trường xuất khầu, giúp Quý
công ty ngày một đi lên,đồng thời,hệ thống hóa những lý luận chung về hoạt động
xuất khẩu,tìm hiểu nền kinh tế, chính trị, thị hiếu từ đối tác kinh doanh và nắm bắt
được quy trình tiến hành xuất khầu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Công ty TNHH lương thực Thịnh Phát và thị trường Singapore.

Trang x


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

Thời gian: Thực trạng xuất khẩu gạo Công ty TNHH Lương Thực Thịnh Phát từ
năm 2010 đến năm 2012.
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo
của Công ty TNHH Lương Thực Thịnh Phát.

Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu công ty cung cấp và tài liệu sách báo chuyên
ngành.
6. Công cụ nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê số liệu .
Phương pháp tổng hợp: tập hợp các số liệu đã tìm được từ thông tin điện tử và
những thông tin do công ty cung cấp.
Phương pháp phân tích: phân tích các số liêu trên sách, báo, internet và công ty
cung cấp đồng thời biểu thị trên đồ thị.
Từ đó phản ánh một cách xác thực nhất hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường
Singapore trong thời gian qua và giải pháp phát triền trong thời gian tới
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu đề tài gồm các phần chính:
 CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo.
 CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore.
 CHƯƠNG 3: Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu
gạo sang thị trường Singapore.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trang xi


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

8. Tống quan các tài liệu:
Để có một cách nhìn rõ hơn về chủ đề cũng như những định nghĩa , vai trò và

nhiệm vụ về xuất khẩu,những qui trình,pháp lý,những khái niệm, ưu nhược điểm các
hình thức xuất khẩu, tôi đã lấy những thông tin này từ các quyển sách:Giáo trình cao
học Quản trị kinh doanh quốc tế - PGS.TS Hà Nam Khánh Giao- NXB tổng hợp
TP.HCM; Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - GS.TS.Võ Thanh Thu-NXB tổng
hợp TP.HCM, Quản trị xuất nhập khẩu – GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Thương mại
Việt Nam-Bộ thương mại-NXB Thống Kê; Tạp chí “Đầu tư”, “Kinh tế”, “Tuổi
trẻ”;bên cạnh đó, tôi còn tham khảo những tư liệu trên những trang mạng hàn lâm
nhằm cung cấp thêm những thông tin một cách đầy đủ hơn để hoàn thành đề án này:
-

www.gso.gov.vn

-



-



-



-



-




9. Kế hoạch thời gian thực hiện:
Tuần 1

Thông qua đề cương chi tiết.

(04/11-10/11)
Tuần 2

Viết bản thảo.

(11/11-24/11)
Tuần 3

Sửa bản thảo.

(25/11-01/12)
Tuần 4
(02/12-15/12)

Viết bản chính và nộp bản chính cho
giáo viên hướng dẫn chậm nhất
16/12/2012

Trang xii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

10. Thiết kế nghiên cứu (Phương pháp so sánh và phương pháp luận):
Trong đề án này, tôi dùng phương pháp so sánh nhằm so sánh những biến động
về xuất khẩu của công ty trong thời gian qua .Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng phương
pháp luận để đề ra những quan điểm khách quan về ưu nhược điểm, khó khăn , thuận
lợi cũng như những cơ hội và thách thức trong tương lai của Quý công ty và đưa ra
giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh .Và trong quá trình nghiên cứu
đề tài, thông qua những gì đã đọc và tìm hiểu trong sách báo, các trang mạng xã hội
giúp tôi giải quyết những thắc mắc về những góc cạnh của xuất khẩu và hoàn thành
những câu trả lời cho những thắc mắc này:
 Xuất khẩu là gì? Đặc điểm, phân loại và vai trò của xuất khẩu?
 Hoạt động xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
Công ty TNHH lương thực Thịnh Phát là công ty như thế nào? Cơ chế hoạt
động ra sao?
Các bộ phận của công ty ra sao? Tình hình xuất khẩu sang thị trường Singapore
như thế nào?
Việc xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Singapore có những lợi thế và
gặp những khó khăn gi?
Phương pháp thống kê: thống kê tất cả các thông tin cần thiết cho báo cáo. Đưa
ra nhận định từ các thông tin trên.

Trang xiii


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

GẠO SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
1. Tổng quan về hoạt đông xuất khẩu gạo:
1.1

Khái niệm về xuất khẩu:

Theo PGS.TS Hà Nam Khánh Cao:
“Xuất khẩu (Export) là việc bán sản phẩm làm từ một quốc gia để bán cho chính
quốc gia đó tiêu dùng hay bán lại cho các quốc gia khác”
(PGS.TS Hà Nam Khánh Cao, Giáo trình cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, 2012,
NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh).

Theo điều 28, mục 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2002, xuất khẩu được
định nghĩa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui
định của pháp luật.
1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:
Từ xưa đến nay, trong nền kinh tế thế giới, không có quốc gia nào có thề tự sản
xuất và cung ứng đủ tất cả những nhu cầu trong nước.Vì vậy, tham gia hoạt động xuất
khẩu và việc vô cùng cần thiết của mỗi quốc gia.Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế đất nước và vai trò của nó được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn:
1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới được mở rộng và giao lưu, để đất nước mình ngày càng mạnh
hơn thì phải tham gia vào xuất khẩu hàng hóa. Việc xuất khẩu giúp cân bằng nền kinh
tế thế giới vì nó lợi dụng tối đa ưu thế của các nước.Không chỉ những nước mạnh có
thể xuất khẩu mà những nước yếu kém cũng có thể tham gia.
Việc xuất khẩu giúp các nước giải quyết những vấn đề khó khăn của mình, đồng
thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này, các nước

Trang 1



THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

tham gia nhanh chóng tiếp thu những trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
từ những đối tác , góp phần vào quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu tạo nguồn vốn nhập khẩu những mặt hàng khan hiếm trong nước, phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu xem như một yếu tố quan trọng kích thích tăng trưởng
kinh tế, tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành mới mở ra, giúp những
mặt hàng phụ trợ phát triển theo đó,đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển sản xuất.
Thông qua xuất khẩu, các trang thiết bị, công nghệ được cải tiến và đổi mới, đáp
ứng nhu cầu cao của thế giới. Mặt khác, người lao động phải được nâng cao tay nghề,
học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
Xuất khẩu giải quyết trực tiếp hàng triệu công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho
nhân dân.Việc xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hảng tiêu dùng, đáp ứng nhu
cầu đa dạng và phong phú cho nhân dân.
Xuất khẩu và ác mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau, là tiền đề vững chắc xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
sau này,từ đó, kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm
quốc tế, tín dụng quốc tế…
1.2.3 Đối với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, việc các doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào hoạt đông thương mại phụ thuộc nhiều vào nền
kinh tế thế giới.Cơ hội và thách thức trên thị trường mở này rất nhiều, là sự sống còn
của doanh nghiệp.Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh

nghiệp bành trướng, phát triển thế lực của mình. Nếu doanh nghiệp tìm được nhiều
bạn hàng, xuất được nhiều hàng hóa thì sẽ thu được ngoại tệ cho đất nước, đồng thời

Trang 2


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới như thế cũng tăng lên.Bên cạnh đó,
thông qua quan hệ trao đổi buôn bán sẽ giúp doanh nghiệp tiếp thu kiến thức và cải
thiện công nghệ kỹ thuật, nâng cao mẫu mã, chất lượng , uy thế và thương hiệu. Giúp
doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh với những đối thủ của mình.
1.3 Nhiệm vụ của xuất khẩu:
Theo Đại học kinh tế Quốc Dân, xuất khẩu có nhiệm vụ sau:
“Từ sau năm 1986, Chính phủ Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ chế độ
quản lý kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và xuất khẩu
nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Với mục tiêu: “Đẩy mạnh xuất
khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo
thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên
thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế; tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến
sâu và tinh trong hàng xuất khẩu”. Ở những thời điểm nhất định mục tiêu xuất khẩu
có khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập
khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu của nền kinh tế rất đa
dạng: Phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho tiêu dùng, cho xuất
khẩu và tạo công ăn việc làm.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu cần phải hướng vào các
nhiệm vụ sau:
- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm

tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự phát triển.
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai,
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật-công nghệ, chất xám theo
hướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim
ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn
đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và
số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.”2

“Đại học Kinh Tế Quốc Dân”, “Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa”, truy
cập ngày 10/12/2013 tại địa chỉ: “ ule/kinhte/nhiem-vu-cua-xuat-khau-hang-hoa.html”
2

Trang 3


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

1.4 Loại hình xuất khẩu:
1.4.1

Xuất khẩu trực tiếp:

Theo GS.TS Võ Thanh Thu, hoạt động xuất khẩu trực tiếp được định nghĩa và có
những ưu, nhược điểm như sau:
“ Là hình thức giao dịch , trong đó người bán (người sản suất, người cung cấp) và
người mua quan hệ trực tiếp với nhau( bằng cách gặp mặt, qua thư từm điện tín) để

bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác”
(GS. TS. Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, 2/2011,
NXB tổng hợp TP.Hồ Chí Minh)
1.4.2

Xuất khẩu ủy thác:

Theo Quyết định số 1172-TM/XNK ngày 22-9-1994 của Bộ Thươngmại ta có định
nghĩa xuất khẩu ủy thác như sau:
“Xuất nhập khẩu ủy thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và
nhập làm dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ
sở hợp đòng ủy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với
những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế”3
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:
1.5.1

Nhân tố bên ngoài:

- Nhân tố kinh tế:
Nhân tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và mở rông thị
trường. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước
biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động
của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời

Bộ Thương Mại (Lê Văn Triết) , “Quy chế xuất nhập khẩu ủy thác của các
pháp nhân trong nước” ,truy cập ngày 18/11/2013 tại địa chỉ: “http:/
/www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?It
emID=10248”
3


Trang 4


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và
đe dọa.
-

Nhân tố tự nhiên và công nghệ:
Nhân tố tự nhiên: Đối với những ngành nghề sản xuất nông phẩn, thực phẩm

theo mùa….thì nhân tố kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng.Để chủ động đối phó
với hiện tượng tự nhiên, các doanh nghiệp phải tiên đoán, đề ra các phương án dự
phòng của chính doanh nghiệp và những quyết định sang suốt của nhà quản trị trong
hoạt động phối hợp sản xuất tránh gây ra tiếng ồn hay ô nhiễm môi trường.
-

Nhân tố công nghệ:

Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.Công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị những
công nghệ cao, tiên tiến nhằm chạy theo nhu cầu thị trường, đồng thời tăng khả năng
cạnh tranh , nếu những doanh nghiệp không đổi mới kịp thời sẽ là một doanh nghiệp
tụt hậu và đương nhiên, thị trường tiêu thụ mặt hàng của những doanh nghiệp này sẽ
giảm.
-


Nhân tố chính trị, xã hội:

Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự đóng vai trò không kém trong việc thu hút
bạn hàng quốc tế. Một quốc gia có nền chính trị ổn định, nhất quán về quan điểm,
chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư.Bên cạnh đó, xã hội cũng ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Mỗi sự thay đổi nền
văn hóa ảnh hưởng đến sự tồn tại của các ngành kinh doanh.
-

Nhân tố chính sách:

Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ phải tuân thủ những
cơ chế và chính sách của nhà nước ban hành .Công cụ chính sách của nhà nước là
nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp, tạo nên hàng rào bảo vệ trước những biến
động môi trường. Chính sách ngoại thương của chính phủ mỗi thời kì khác nhau, vì

Trang 5


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

thế, doanh nghiệp cần nắm chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu
thế vân động chung cùng với sự can thiệp của đất nước.
1.5.2

Nhân tố bên trong:


- Nhân tố tài chính doanh nghiệp:
Nhân tố tài chính phản ánh khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp.Một
doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào sẽ hỗ trợ tối đa cho hoạt động đầu tư sản
xuất sản phẩm, công nghệ kĩ thuật, qui mô sản xuất…đẩy mạnh khả năng cạnh trên
trên thị trường quốc tế.
Để nguồn tài chính không phải tiêu hao một cách lãng phí, doanh nghiệp cần nên
suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh, bên cạnh đó,phải
kiểm tra giám sát nguồn vốn thường xuyên và vạch ra kế hoạch tài chính nhằm đảm
bảo khả năng thu chi.
-

Nhân tố trình độ tố chức quản lý của doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp hoạt động vững mạnh khi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
được thiết kế chặt chẽ và có hệ thống.Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần nên kiểm tra định
kì cơ cấu tổ chức cùng với hiệu quả kinh doanh để điều chính cơ cấu hợp lý hơn
-

Nhân tố vị thế uy tín của doanh nghiệp trên trương trường :

Vị thế và uy tín là một trong những cái mà doanh nghiệp cần có khi muốn thâm
nhập thị trường quốc tế.Tuy nhiên, để có được những điều này, hoạt động quảng cáo
và xây dựng hình ảnh nên được chú trọng.
-

Nhân tố mặt hàng kinh doanh:

Mặt hàng kinh doanh là cơ sở tạo nên nguồn thu lợi nhuận cho hoạt động xuất
khẩu. Trong nền kinh tế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều doanh nghiệp
đã đa dạng hóa sản phẩm của mình.Hoạt động này vừa có ưu nhưng cũng có nhược

điểm. Việc đa dạng hóa sẽ làm doanh nghiệp không tập có những mặt hàng chủ đạo

Trang 6


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

và tạo thế độc quyền trên thương trường, trở nên yếu hơn với đối thủ cạnh tranh. Vì
thế, doanh nghiệp cần tạo nên cho mình một sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo uy
tín , khẳng định vị thế hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.6 Khái quát chung về xuất khẩu gạo:
Gạo là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến món ăn hàng ngày
của người dân Việt Nam.Gạo là một sản phẩm nông nghiệp được thu từ lúa. Cây lúa
hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo
tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Xuất khẩu gạo là việc tổ chức (cá nhân, chính phủ) nước này chuyển giao gạo cho
tổ chức( cá nhân, chính phủ) nước kia nhằm thu một lương ngoại tệ nhất định hoặc
một lượng vật chất có giá trị tương đương.
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu gạo có những biến động liên tục.
“Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
10 tháng đầu năm ước đạt đạt 5,85 triệu tấn với giá trị 2,57 tỷ USD, giảm 15,2% về
khối lượng và giảm 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.Riêng trong tháng 10,
khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 526.000 tấn, trị giá 234 triệu USD.Giá gạo xuất
khẩu tiếp tục giảm. Giá trung bình 9 tháng đầu năm 2013 đạt 439,32 USD/tấn, giảm
13,25 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.” 4
1.7 Vai trò xuất khẩu gạo:
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc nhập khẩu những thiết bị kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến là rất cần thiết đối với những nước đang phát triển.Tuy nhiên, để nhập

khẩu những công nghệ đó, đất nước phải có nguồn thu ổn định từ hoạt động xuất
khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng đối với nhập khẩu. Hiện nay, những
nước xuất khẩu gạo khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Việt Nam ,

Trung Nghĩa(2013), “Xuất khẩu gạo sang Singapore tăng mạnh nhất”, truy
cập ngày 16/11/2013 tại địa chỉ: “ />4

Trang 7


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

Lào, Thái Lan, …vì vậy, nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động này đóng vai trò rất
quan trọng.Điều đó được thể hiện qua các mặt sau:
 Xuất khẩu gạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ phát
triển kinh tế- xã hội các nước.
Xuất khẩu gạo giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn
thiện hơn, năng động hơn.
Xuất khẩu gạo giúp giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống cho người nông
dân, những người làm trong lĩnh vực buôn bán, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
1.8 Tổng quan về thị trường gạo Singapore:
1.8.1

Vài nét chung về Singapore:

-

Tên đầy đủ : Cộng Hòa Xinh-ga-po (Singapore)


-

Thủ đô: Singapore

-

Thể chế chính trị: Cộng Hòa Nghị viện

-

Ngày quốc khánh : ngày 9 tháng 8 năm 1965

-

Đứng đầu nhà nước : Tổng thống S R Nathan (kể từ 1 tháng 9 năm 1999) .Tên
chính thức dùng trong các văn bản Sellapan Ramanathan.

-

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Lý Hiến Long (Lee Hsien Loong) từ ngày 12
tháng 8 năm 2004.

-

Tiền tệ: đô_la Singapore(SGD)

-

Sân bay : 8

1.8.2 Thực trạng thị trường gạo tại Singapore:
1.8.2.1

Một số nhà cung cấp gạo chủ yếu trên thị trường Singapore:

Ngoài nhập gạo Việt Nam ra, hiện nay, Singapore còn là khách hàng quen thuộc
của một số nước xuất khẩu gạo như: Thái Lan, Campuchia, Ấn Đô, Myanmar…Đây
là những nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Điều này đã gây ra những thách thức
lớn cho Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không ngừng xây dựng
chiến lược về chất lượng, giá cả nhằm thu hút bạn hàng tại Singapore.

Trang 8


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

1.8.2.2

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gạo:

Theo tryền thông Singapore cho biết, người dân tại Singapore đang mất dần thói
quen ăn gạo Thái Lan có chất lượng cao, giá đắt sang gạo Việt Nam và Myanmar có
giá rẻ hơn.
Cũng như số liệu mà Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Singapore (MTI) cho biết
trong 11 tháng đầu năm 2012 chỉ có 115.504 tấn gạo Thái được tiêu thụ tại quốc gia
Đông Nam Á này, chiếm 35.4% tổng khối lượng gạo nhập khẩu – tỷ trọng thấp nhất
từ trước đến nay.Theo Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang:
“ Trong năm 2011, lượng gạo Thái tiêu thụ chiếm 50,6% tổng nhập khẩu gạo của

Singapore, giảm so với mức 52,8% năm 2010 và 62,1% năm 2009. Trong khi đó,
nhập khẩu gạo từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Myanmar đã tăng gấp chín
lần kể từ năm 2004.
Chủ tịch Hiệp hội Nhập khẩu gạo Singapore, Andrew Tan cho biết, xu hướng sụt
giảm nói trên bắt đầu từ năm 2008, khi giá gạo toàn cầu tăng. Sau đó, lũ lụt tại Thái
Lan – nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã dẫn đến tình trạng thiếu cung, trong
khi các nước sản xuất lúa gạo khác cũng hạn chế xuất khẩu để đảm bảo đủ nguồn
cung trong nước.
Phó Chủ tịch Hiệp hội trên, Danny Tang nói: “Khi giá tăng các nhà nhập khẩu
Singapore bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung thay thế rẻ hơn, và tỷ trọng gạo Việt Nam
trong tổng lượng gạo nhập khẩu đã tăng từ 5% năm 2008 lên 20% hiện nay”.5
1.9 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo từ Thái Lan, Ấn Độ,
Pakistan:
 Thái Lan
Hoạt động thương mại luôn đầy rẫy sự cạnh tranh,thách thức,và luôn biến động.
Vì thế, đòi hỏi Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm rõ đối tác

Hưng Hòa (2013), “Singapore chuộng gạo Việt Nam” , truy cập
ngày 17/11/2013 tại: “ />c.php?id Tin=4104 “
5

Trang 9


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

những nét chung về kinh tế, chính trị, thị hiếu… để có sự điều chỉnh một cách hợp
lý.

Quốc gia Thái Lan là một nước có tỷ trọng xuất khẩu gạo cao vì gạo thơm và chất
lượng tuy nhiên lại giảm trong những năm gần đây thì giá gạo quá cao.Thông qua
khảo sát của của Công Ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Singapore :
“ Chính sách thu mua lúa gạo lưu giữ để giữ giá gạo cao của Chính phủ Thái Lan
cũng tác động đến người tiêu dùng Singapore, bởi một túi gạo thơm FairrPrice Gold
10kg của Thái Lan có giá tới 24,80 SGD, trong khi loại gạo tương tự của Việt Nam
giá chỉ15,50SGD ( IUSD =1,22SGD).”6
 Ấn độ
“Tìm ra giống lúa tốt hơn: tổ chức IRRI đã và đang phát triển giống lúa mới cho Ấn
Độ có khả năng chịu hạn hán , lũ lụt , độ mặn, và các áp lực khác .
• Khám phá gen lúa - IRRI xác định gen lúa chịu trách nhiệm đối với tính trạng
nông học hữu ích như tính chịu hạn để giúp tạo ra giống lúa cải thiện.
• Cải thiện chất lượng hạt - Theo Mạng lưới quốc tế về chất lượng gạo, IRRI
đang giúp các đối tác Ấn Độ và nông dân cải thiện kết cấu , hàm lượng amylose , và
phẩm chất hạt gạo khác .
• Điều chỉnh hệ thống canh tác lúa - IRRI nhắm tới việc nâng cao năng suất , lợi
nhuận, và khả năng phục hồi của hệ thống canh tác lúa của Ấn Độ trong khi đảm
bảo tính bền vững về môi trường của họ. IRRI làm việc với nông dân Ấn Độ về
cách lựa chọn quản lý cây trồng khác nhau như công nghệ bảo tồn nguồn lực, gieo
giống trực tiếp , cơ giới hóa , áp dụng hệ thống nước trời và tưới tiêu hợp lí
• Sử dụng dữ liệu kinh tế xã hội để giảm nghèo: Để hiểu rõ hơn về tình hình
nghèo , IRRI đang nghiên cứu các hộ gia đình , cá nhân, và dữ liệu trong bốn năm

Hưng Hòa (2013), “Singapore chuộng gạo Việt Nam” , truy cập
ngày 17/11/2013 tại: “ />c.php?id Tin=4104 “
6

Trang 10



THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GVHD: THS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG

tiếp theo trong 42 ngôi làng Ấn Độ để giúp đảm bảo sự thành công của biện pháp
can thiệp giảm nghèo trong tương lai.
• Đối phó với biến đổi khí hậu
Yếu tố thành công chính:
-

Bảo tồn và trao đổi nguồn gen lúa.
Cung cấp các giống lúa mới, thực hành, và công nghệ.
Phát triển những loại lúa chống chịu điều kiện khắc nghiệt như lũ quét, đọng
nước, hạn hán, nhiễm mặn.
Những giống này đang giúp tăng cường và ổn định năng suất lúa dưới khí
hậu luôn thay đổi trong khu vực. Các giống lúa chịu lũ đầu tiên, SwarnaSub1, được phát hành ở Ấn Độ vào tháng Tám năm 2009. Nó đã giúp hơn 1
triệu nông dân trong mùa mưa năm 2011 và hơn 3 triệu nông dân trong mùa
mưa năm 2012. Swarna-Sub1 được ước tính đã bao phủ khoảng 1 triệu ha
đất lúa trong mùa mưa năm 2012”7
 Pakistan

“Pakistan có đa dạng những loại gạo với chất lượng tốt nhất, trải qua quá trình
kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu sản xuất gạo cho đến khâu đóng gói vì vậy hạt gạo
luôn được bảo đảm cao nhất về hương vị, độ dài của hạt lúa, màu sắc và chất dinh
dưỡng.
Ngoài ra, Pakistan còn luôn không ngừng nghiên cứu để cho ra những loại gạo
mới về chất lượng để cạnh tranh trên thị trường thế giới như Super Basmati,
Basmati PK-385, Irri-6, Irri-9 and KS-282 and non-basmati, loại gạo đặc trưng của
Pakistan là Basmati có nguồn gốc ở phía Bắc Punjab từ lâu đời vì địa hình đất cứng
cùng khí hậu đặc biệt được xem là cực kì thích hợp cho sự phát triển của loại gạo

này. Lúa ở Pakistan được trồng trong bốn khu vực khí hậu riêng biệt với các điều
kiện sinh thái nông nghiệp đa dạng. Tại thung lũng núi cao, Gạo Japonica ôn đới
được trồng. Trong khi đó, ở Sindh, Baluchistan và tỉnh Biên giới Tây Nam Bắc, loại
gạo phổ biến nhất được trồng là một loại IRRI nhiều hạt dài và chịu nhiệt. Lúa được
gieo vào các tháng sáu hoặc tháng bảy, và được thu hoạch trong tháng Chín đến

“Rice research and capacity building with India”,truy cập ngày
6/12/2013, dịch tại địa chỉ: “ p?option=com_
k2&view=item&id=8745:rice-research-and-capacity-building-withindia&lang=en”
7

Trang 11


×