Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Boi duong HSG hoa 9 dang toan thuc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 33 trang )

[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

Chủ đề 7: Dạng toán vận dụng thực tế
Trong cuộc sống, nhiều hiện tượng xảy ra có bản chất là quá trình hóa học. Để khai thác tư duy
hiểu biết kiến thức vận dụng vào thực tế, các thầy cô đã đưa các hiện tượng vào đề thi. Và đây
là xu hướng của các đề thi HSG và thi vào10 chuyên những năm gần đây. Qua quan sát, thầy
thấy các bạn thường bị ngợp vì nó lạ. Nhưng dù có đa dạng trong cách đặt câu hỏi thì chúng ta
vẫn có tư duy chung, cụ thể:
Bước 1: Bài toán thực tế đa phần không khó, nó lạ nên các bạn trau dồi thêm các hiện tượng
xung quanh cuộc sống và suy nghĩ thêm 1 chút, nhất định sẽ xử lí được.
Bước 2: Phán đoán phương trình hóa học xảy ra trong hiện tượng. Dựa vào phương trình đó và
cố gắng giải thích hiện tượng.
Sau đây, các bạn cùng xem qua các ví dụ thực tế trong đề thi nhé!

ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Thi HSG 9 Cần Thơ 2015
Nước muối sinh lí là dung dịch NaCl 0,9%. Nước muối sinh lí được dùng để súc miệng (ngừa
và chữa viêm họng, bệnh răng miệng), rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, làm dịch truyền,
…Tuy nhiên nước muối sinh lí tự pha ở gia đình chỉ nên dùng để súc miệng, rửa vết thương
nhẹ chứ không nên nhỏ mắt, thay thế dịch truyền.
Hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch nước muối sinh lí từ nước cất và dung dịch
NaCl 3%.
Câu 2: Thi HSG 9 Hà Nội 2015
1. Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình thành và nổi lên rất
nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi nước được
đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa. Giải thích hiện tượng.
2. Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn rau sống, người
ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15 phút để
sát trùng.
Giải thích khả năng sát trùng của dung dịch muối ăn. Vì sao cần khoảng thời gian ngâm rau
sống như vậy?


Câu 3: Thi HSG 9 Nam Định 2015
1. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong
phân tử (biểu diễn bằng tỉ lệ các số nguyên tối giản). Ví dụ, axetilen C2H2 sẽ có CTĐGN là CH.
a) Viết công thức cấu tạo của 2 chất X, Y khác axetilen có cùng CTĐGN là CH.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

397


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
b) Oxybenzon là hợp chất có nhiều trong kem chống nắng, có khả năng chống tia UV gây hại
cho cơ thể người. Phân tích cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon, hiđro,
oxi lần lượt là 57,49%; 4,19% và 38,32%. Xác định công thức đơn gian nhất của oxybenzon
2. Bếp biogaz được sử dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi ở Nam Định. Loại bếp này tận
dụng quá trình phân hủy của các chất thải chăn nuôi sinh ra khí dùng để làm nhiên liệu đốt, qua
đó giúp giảm chi phí năng lượng và bảo vệ môi trường. Khi 1 gam metan phản ứng cháy tỏa ra
55,6 kJ. Cần đốt bao nhiêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1 lít nước (D =
1g/cm3) từ 250C lên 1000C. Biết rằng muốn nâng 1 gam nước lên 10C cần tiêu tốn 4,18 J và giả
sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
3. Để dập tắt xăng dầu cháy, người ta làm như sau:
Cách 1: phun nước vào ngọn lửa.
Cách 2: phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào ở trên là đúng? Giải thích.
Câu 4: Thi HSG 9 Nghệ An 2015
Thành phần chính của lớp dầu lỏng là gì? Khi đốt cháy một lượng nhỏ dầu lỏng xảy ra phản
ứng chính nào? Viết phương trình hóa học dạng tổng quát của phản ứng đó. Trong thực tế
lượng xăng thu được khi hcưng cất dầu mỏ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Để tăng hàm lượng xăng
người ta sử dụng phương pháp nào? Nêu ưu điểm nổi bật và nhược điểm của dầu mỏ nước ta.
Câu 5: Thi HSG 9 Thanh Hóa 2015
1. Có một mẫu vải chất liệu bằng sợi bông tự nhiên. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch

H2SO4 đặc, tại vị trí tiếp xúc với axit vải bị đen rồi thủng. Nếu thay bằng dung dịch HCl đặc thì
sau một thời gian, tại chỗ tiếp xúc với axit vải bị mủn dần rồi thủng. Viết phương trình hóa học
để giải thích các hiện tượng trên.
2. Giải thích tại sao khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi?
Câu 6: Thi HSG 9 TPHCM 2015
Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn
uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy
trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ
chuyển hóa tế bào giảm xuống và một tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30s nếu không được
cung cấp đủ oxi. Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình khí thở oxi trong y học và đời sống để
cung cấp oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc trong môi trường thiếu oxi
không khí, có khói, khí độ, khí gaz…
a) Theo đoạn thông tin trên người ta sử dụng bình khí thở oxi trong trường hợp nào?
b) Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại
sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong
công nghiệp và ngược lại?
398

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Câu 7: Thi HSG 9 Hà Nội 2016
Lưu huỳnh đioxit là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit gây tổn thất nghiêm
trọng cho các công trình bằng thép, đá vôi. Hãy giải thích quá trình tạo mưa axit và sự phá hủy
các công trình bằng thép, đá vôi do hiện tượng mưa axit, viết phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra.
Câu 8: Thi HSG 9 Kiên Giang 2016
Ô nhiễm không khí là gì? Cho các khí sau: O3, CH4, N2, CO2, SO2, NO2, NH3, HCl, H2S. Hãy
cho biết những khí nào gây ra hiệu ứng nhà kính? Những khí nào gây ra hiện tượng mưa axit.

Câu 9: Thi HSG 9 Ninh Bình 2016
Chọn một hóa chất thích hợp để loại bỏ khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm và viết
các phương trình hóa học xảy ra: Cl2, SO2, H2S, NO2.
Câu 10: Thi HSG 9 Bình Phước 2017
CaO tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và
minh hoạ bằng phương trình hoá học.

HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Thi HSG 9 Cần Thơ 2015
NaCl + H2O 
 Nước muối
m1

m2

500g

m1  m 2  500
m  150á

  3%.m
 1
→ Cần pha 150 gam dung dịch NaCl 3% và 350 gam H2O.
1
m

350á

0,9%



 2
 500
Câu 2: Thi HSG 9 Hà Nội 2015
1. Khi đun nóng nước thì nước ở dưới đáy bình nhận nhiều nhiệt nhất rồi mới truyền nhiệt lên
trên. Vì vậy nước ở dưới đáy sẽ nhận đủ nhiệt để chuyển thành dạng hơi trước khi nước ở trên
mặt hóa hơi. Nước dạng hơi ở đáy bình sẽ bay lên do nó nhẹ hơn nước dạng lỏng. Xuất hiện
bọt khí (thực chất là nước dạng lỏng hóa hơi)
Nếu là nước cứng:

0

t
Mg(HCO3)2 
 MgCO3 + CO2↑ + H2O
0

t
Ca(HCO3)2 
 CaCO3 + CO2↑ + H2O

(MgCO3, CaCO3) thành cặn dưới đáy ấm đun nước. Khi để nguội đun nước sôi trở lại thì
không có bọt khí vì ion HCO3 đã nhiệt phân thành kết tủa và khí CO2 trước đó hết rồi.
Chú ý: H2O không thể bị phân hủy thành H2 và O2 ở nhiệt độ cao.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

399


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

2. Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng
độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện
tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối
trong tế bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở
lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào từ
vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và
bị tiêu diệt.
Câu 3: Thi HSG Nam Định 2015
1. a) C4H4-CH2=CH-C≡CH (vinylaxetilen) và
C6H6 (benzen).

b) Giả sử công thức ĐGN của Oxybenzon là: CxHyOz
→x:y:z=

57, 49% 4,19% 38,32%
:
:
12
1
16

 x : y : z  4,79 : 4,19 : 2,395  x : y : z  8 : 7 : 4 → CT ĐGN: C8H14O4

2. 1 lít H2O là 1000g H2O
→ Đưa 1000g H2O tăng 750C cần nhiệt lượng là:
1000.4,18.75 = 313.500J = 313,5kJ
→ Cần:

400


313,5
á CH4 → V(CH4) cần dùng là: 7,894 (l)
55,6
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

3. Cách làm 2 là đúng vì có thể cách li ngọn lửa với khí O2 là nguyên liệu sự cháy.
Cách làm 1 không được vì: xăng, dầu nhẹ hơn nước, do đó làm cho đám cháy càng lan rộng do
sự linh hoạt của H2O.
Câu 4: Thi HSG Nghệ An 2015
Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon: CnH2n+2-2k +

3n  1  k
O2 → nCO2 + (n + 1 – k)H2O
2

Để tăng hàm lượng xăng người ta dùng phương pháp cracking dầu nặng
Dầu mỏ Việt Nam có đặc điểm:
Ưu điểm: hàm lượng các chất chứa S thấp
Nhược điểm: do chứa nhiều parafin nên dễ bị đông đặc
Câu 5: Thi HSG Thanh Hóa 2015
1. Sợi bông có thành phần chính là xenlulozơ: (C6H10O5)n hay C6n(H2O)5n
Khi cho H2SO4 đặc vào vải, xenlulozơ bị mất nước thành C (than)
H SO

2
4
C6n(H2O)5n 

 6nC + 5nH2O

Sau đó cacbon bị oxi hóa theo phản ứng:
C + 2H2SO4

 CO2 + 2SO2 + 2H2O

Khi cho dung dịch HCl đặc vào mảnh vải thì xảy ra phản ứng thủy phân xenlulozơ tại phần tiếp
xúc, do đó mảnh vải bị mủn dần.
HCl
(C6H10O5)n + nH2O 
nC6H12O6

2. Thành phần chính của phân urê là (H2N)2CO.
Khi bón phân urê vào đất thì có phản ứng: (H2N)2CO + H2O 
 (NH4)2CO3
Nếu bón vôi cùng, lượng nitơ trong phân sẽ bị mất do xảy ra phản ứng:
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 
 CaCO3 + 2NH3 
Gây ra lãng phí phân đạm và làm cho đất bạc màu.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

401


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Câu 6: Thi HSG TPHCM 2015
a) Người ta sử dụng bình khí thở oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc
trong môi trường thiếu oxi không khí, có khói, khí độc, khí gaz…
b) Điều chế oxi

* Trong phòng thí nghiệm:

* Trong công nghiệp:
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Điện phân nước
Câu 7: Thi HSG 9 Hà Nội 2016
Khoa học hiện đại: S + O2 → SO2;
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
SO2 + OH- → HOSO2402

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.
HOSO2- + O2 → HO2- + SO3
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2- và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2- và SO3 (lưu huỳnh
triôxít).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
Hiểu đơn giản là: SO2 + H2O + 0,5O2 → H2SO4
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành
phần chủ yếu của mưa axít.

Phá hủy công trình bằng thép, đá vôi: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

403



[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Trong công nghiệp người ta quan tâm tới chi phí đầu vào (nguyên liệu rẻ) và hiệu suất đầu ra
cao (sản lượng lớn), ngược lại trong phòng thí nghiệm không có các điều kiện thực hiện điều
chế tốt như trong công nghiệp.
Câu 8: Thi HSG 9 Kiên Giang 2016
Hiệu ứng nhà kính: CO2, O3, CH4
Mưa axit: SO2, NO2, HCl, H2S
Câu 9: Thi HSG 9 Ninh Bình 2016
Hóa chất đó là: Ca(OH)2
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
H2S + Ca(OH)2 → CaS + 2H2O
4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Câu 10: Thi HSG 9 Bình Phước 2017
CaO để lâu ngoài không khí sẽ có hiện tượng bị vón cục, khó tan trong nước, vì trong không
khí có CO2 nên xảy ra phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3

404

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Thi HSG 9 Đà Nẵng 2017
1. Nêu tác dụng của phân lân supephotphat kép đối với cây trồng và tính hàm lượng P2O5 trong
một loại phân supephotphat kép có chứa 80% Ca(H2PO4)2, biết tạp chất trong phân không có P.
2. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho 2 ml dầu hoả hoặc xăng vào cốc nước nhỏ. Thí nghiệm này

minh hoạ tính chất gì của hidrocacbon? Tại sao trên thực tế người ta không dùng nước để dập
tắt các đám cháy do xăng dầu?
Câu 2: Thi HSG 9 Đồng Tháp 2017
1. Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào bếp thì bếp tắt, còn nếu rắc 1 chút nước vào
bếp thì bếp than bùng cháy lên. Hãy viết phương trình hoá học để giải thích hiện tượng trên.
2. Đốt cháy một cây nến nặng 35,2 gam và đặt vào một chiếc hộp kín hình lập phương có cạnh
là 7,5 dm chứa đầy không khí. Hỏi cây nến có cháy hết không? Giả thiết rằng nến là một lại
ankan có 25 nguyên tử C trong phân tử. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc và trong không khí
chứa 20% thể tích oxi.
Câu 3: Thi HSG 9 Hà Giang 2017
Phèn chua có công thức phân tử là: K2Al2S4O40H48, trong đó có chứa những phân tử H2O ở
dạng kết tinh. Hãy cho biết: công thức phân tử của phèn chua ở dạng muối. Công thức viết
gọn? Phèn chua được dùng làm gì trong thực tế cuộc sống?
Câu 4: Thi HSG 9 Hà Nam 2017
Bằng kiến thức hoá học em hãy giải thích và viết phương trình xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nói về việc ăn cơm, các cụ xưa có câu: “Nhai kĩ no lâu”.
b) Đất đèn được dùng để dấm trái cây.
c) Khi lên men rượu thì cần ủ kín còn lên men giấm lại để thoáng.
d) Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để loại bỏ cặn có thể dùng
giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi xúc sạch.
Câu 5: Thi HSG 9 Hà Nội 2017
Nêu biện pháp xử lí môi trường trong trường hợp tàu chở dầu gặp sự cố và tràn dầu ra biển.
Câu 6: Thi HSG 9 Hải Phòng 2017
Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như:
MgCl2, CaCl2, CaSO4… làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước, gây ảnh hưởng xấu
tới chất lượng muối nên cần loại bỏ. Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi
nước biển ở vùng Bà Nà – Ninh Thuận có thành phần khối lượng: 97,625% NaCl, 0,190%
MgCl2, 1,224% CaSO4, 0,010% CaCl2, 0,951% H2O. Để loại bỏ các tạp chất trên trong nước
muối, người ta dùng lần lượt từng lượng vừa đủ dung dịch chứa chất BaCl2 và Na2CO3.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


405


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình loại bỏ các tạp chất có trong muối ăn
ở trên từ BaCl2 và Na2CO3.
b) Tính tổng khối lượng hai muối Na2CO3 và BaCl2 cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có
trong 3 tấn muối ăn có thành phần như trên. Giả thiết các tạp chất trên đều tan hết trong nước.
Câu 7: Thi HSG 9 TPHCM 2017
Một nhóm học sinh đi thăm quan du lịch động Phong Nha – Kẻ Bàng. Các bạn thực sự ngạc
nhiên khi được nhìn thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh dưới đây là một trong những hang
động mà các bạn đã đến. Có một bản hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những
thạch nhũ này được hình hành như thế nào nhỉ? Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn nhé.

Câu 8: Thi HSG 9 Khánh Hòa 2017
1. Nêu khái niệm về đám cháy. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy. Để dập tắt đám cháy
người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không? Tại sao?
2. Có vết bẩn trên quần áo là vết dầu nhờn. Hãy chọn trong số các chất sau dùng làm sạch vết
bẩn: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét xăng, cồn 900. Giải thích.
Câu 9: Thi HSG 9 KonTum 2017
Trên bao bì một loại phân bón NPK có kí hiệu 20, 10, 10. Kí hiệu này cho ta biết điều gì? Hãy
tính tỉ lệ hàm lượng % các nguyên tố N, P, K có trong loại phân trên.
Câu 10: Thi HSG 9 Long An 2017
Khí hidro và oxi có thể phản ứng với nhau trong điều kiện thích hợp tạo thành nước. Một học
sinh cho hidro và oxi phản ứng với những khối lượng khác nhau. Kết quả thí nghiệm được ghi
trong bảng như sau:
406

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]



[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Khối lượng sau

Khối lượng sau

phản ứng của H2

phản ứng của oxi

(gam)

(gam)

90

0

10

20

80

10

0

40


60

32,5

0

Thí

Khối lượng ban

Khối lượng ban

nghiệm

đầu của H2 (gam)

đầu của oxi (gam)

1

10

2
3

a) Tính khối lượng nước được tạo thành trong thí nghiệm số 3.
b) Nếu cho 10 gam hiđro phản ứng với 64 gam oxi, thì khối lượng khí dư sau khi kết thúc phản
ứng là bao nhiêu?


HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Thi HSG 9 Đà Nẵng 2017
1. Phân lân supephotphat kép tác dụng kích thích bộ rễ
và phát triển mầm cây ở giai đoạn cây non. Ngoài ra,
phân lân giúp cây phục hồi tốt, kích thích ra hoa và
chịu hạn tốt.
Không mất tính tổng quát, ta giả sử:
nCa H PO   1 (mol)
2
4 2
BTNT.P
 

 P2 O 5 :1(mol)
 m Ca(H PO )  234á


2
4 2
142(á)





m Ca(H PO )
m
2
4 2
 m pâaân 

 292,5á
 Ñoä dinâ dö zõná = P2 O5 .100%  48,547%
80%


m pâaân


2. Hiện tượng:
Xăng hoặc dầu hoả không tan trong nước,
nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước. Thí
nghiệm này minh hoạ cho tính chất liên kết
hoá học không phân cực của hidrocacbon
không tan trong dung môi phân cực (ví dụ
như H2O) mà tan trong các dung môi không
phân cực.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

407


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Đây là vụ tràn dầu tại vịnh Mexico do cháy
giàn khoan khai thác dầu của hãng BP. Vụ
việc gây ra thảm hoạ môi trường rất nghiêm
trọng do hàng triệu thùng dầu đã bị tràn ra
diện tích mặt biển rộng lớn. 20 tỉ USD khắc
phục môi trường và đền bù thiệt hại kinh tế
liên quan là con số lớn nhất từ trước đến nay
cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của thảm

hoạ này.
Một biện pháp xử lí: thu gom và đốt dầu loang trên biển
Câu 2: Thi HSG 9 Đồng Tháp 2017
1. Vì khi đổ 1 chút nước thì than cháy ở nhiệt độ cao sẽ khử nước theo phương trình:
C + H2O → CO↑ + H2↑

CO + H2O → CO2↑ + H2↑

H2 thoát ra phản ứng mãnh liệt với O2 trong không khí làm ngọn lửa bùng cháy:
H2 + ½ O2 → H2O↑
2. C25H52 + 38O2 → 25CO2 + 26H2O
0,1→

3,8

Vậy để đốt cháy hết nến cần: 3,8 mol O2
Mà thể tích hình hộp là 7,53 dm3 = 7,53 (lít) → V(O ) 
2

7,53.20%
 3, 767  3,8
22, 4

Suy ra: cây nến cháy không hết.
Câu 3: Thi HSG 9 Hà Giang 2017
CTPT: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
→ CTCT thu gọn: KAl(SO4)2.12H2O
Công dụng phèn chua:
- Làm trong nước đục.
- Trị hôi nách, ho có đờm ở cổ, ngứa da trắng lưỡi ở

trẻ em.
- Ngâm với quần áo khi giặt sẽ giúp tránh phai màu.
Câu 4: Thi HSG 9 Hà Nam 2017
a) Nhai kĩ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột thành glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi
thức ăn được vận chuyển xuống dạ dày th́ dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa, tạo cho ta một
cảm giác đói, muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày không tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm
giác no lâu.
408

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

men
(C6H10O5)n + nH2O 
 nC6H12O6
enzim

b) Đất đèn trong môi trường ẩm sinh ra khí
axetilen, khí này bị hidro hoá chậm tạo thành khí
etilen CH2=CH2. Khí này kích thích quá trình chín
nhanh ở hoa quả.
CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + CH≡CH (axetilen)
CH≡CH + H2 → CH2=CH2 (etilen)

c) Lên men rượu:
men
(C6H10O5)n + nH2O 
 nC6H12O6

enzim

men rö zuu
C6H12O6 
 2C2H5OH + 2CO2↑

Lên men rượu cần ủ kín, nếu ủ không kín, không khí vào sẽ oxi hoá chậm rượu thành anđêhit
và axit axetic (giấm ăn)
C2H5OH + ½ O2 → CH3CHO + H2O

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Lên men giấm cần để thoáng để oxi trong không khí có thể dễ dàng oxi hoá rượu
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
d) Ấm đun nước lâu ngày có lớp cặn vôi CaCO3, MgCO3 vì khi đun nước: các muối axit trong
nước là Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 dễ nhiệt phân thành kết tủa.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

409


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

o

t
Ca(HCO3)2 
 CaCO3 + CO2↑ + H2O
o


t
Mg(HCO3)2 
 MgCO3 + CO2↑ + H2O

Câu 5: Thi HSG 9 Hà Nội 2017
Các biện pháp xử lí tràn dầu trên biển:
- Thu hồi dầu trên mặt nước bằng cách dùng
phao nổi khoanh vùng, sau đó hút và tái chế.
Sử dụng tàu, thuyền có lưới lớn để lai dắt và
gom dầu tràn. Sau đó, có thể đốt dầu tràn trên
biển để tránh phạm vi ô nhiễm lan rộng
- Sử dụng hoá chất để làm kết tủa hoặc trung hoà dầu tràn.

- Dùng chế phẩm sinh học kích thích sự phát triển của các loại sinh vật phân huỷ dầu
Bằng cách oxi hoá hidrocacbon thành các chất đơn giản: CO2, H2O, axit hữu cơ. Đây là biện
pháp an toàn, hiệu quả và được sự dụng để xử lí khu vực ô nhiễm rộng lớn.
Chú ý: HSG 9 Hà Tĩnh 2017 có câu tương tự.
Câu 6: Thi HSG 9 Hải Phòng 2017
a) BaCl2 + CaSO4 → BaSO4↓ + CaCl2
Na2CO3 + MgCl2 → 2NaCl + MgCO3↓
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3↓
410

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
NaCl : 2,92875
nCaSO  n BaCl 
BaCl2


4
2


MáCl
:
0,0057
2
0,03672.208

 0,05616


136
b) 3 taán muoáiCaSO4 : 0, 03672  
Na2 CO3
CaCl : 0,0003
nNa2CO3  n(MáCl2 CaCl2 ) 

2


0,0057.106 0,0003.106

95
111

H 2 O : 0, 02853
Suy ra: m  BaCl  Na CO  = 0,0628 (tấn)

2
2
3
Câu 7: Thi HSG 9 TPHCM 2017
Ở những vùng núi đá vôi, nước chứa đầy khoáng chất hình thành bởi quá trình:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Các dòng sông khoáng ngầm chảy bên trên vòm hang, nơi có nhiệt độ khá thấp, dần chảy qua
các kẽ nứt rơi xuống hang, tại đây chênh lệch nhiệt độ khiến muối hidrocacbonat phân huỷ:
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O
Quá trình kéo dài hàng triệu năm dần hình thành nên nhũ đá hay thạch nhũ tuyệt đẹp như
chúng ta đã biết.
Chú ý: từng giọt nước chảy đều ngưng tụ một vòng canxi, quá trình hình thành liên tục bền bỉ
được gọi là hình thành “cọng rơm soda”.
Câu 8: Thi HSG 9 Khánh Hòa 2017
Sự cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và ánh sáng. Quá trình cháy là quá trình biến đổi lý
hóa tỏa nhiệt phức tạp của hỗn hợp cháy và chất oxy hóa tạo thành sản phẩm cháy.

Dấu hiệu nhận biết đám cháy:
Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy.
+ Mùi vị sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên,
do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.
+ Khói: khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác
nhau màu sắc của khói phụ htuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

411


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
+ Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa

mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.
2. Dầu nhờn là hợp chất hữu cơ không phân cực, nó tan trong các hợp chất hữu cơ không phân
cực nên có thể dùng: nước xà phòng (hoặc nước rửa chén, dầu gội đầu), ét xăng.
Các chất còn lại: nước, giấm ăn, cồn là các chất phân cực.
Chú ý: một điểm để phân biệt các chất hữu cơ phân cực và không phân cự là xem khả năng của
nó tan trong nước hoặc etylaxetat. Nếu tan tốt trong nước (dung môi phân cực) thì chất hữu cơ
đó phân cực.
Câu 9: Thi HSG 9 KonTum 2017
 N : 20%

NPK 20, 10, 10 cho ta biết % khối lượng  P2 O5 :10%
K O :10%
 2


N : 20%

 31.2
Vậy hàm lượng N, P, K trong phân là P :
.10%  4,37%
 142
 39.2
K : 94 .10%  8,30%
Câu 10: Thi HSG 9 Long An 2017
Thí nghiệm

H2

½ O2


1

5

2,8125



0

0,3125 (10 gam)

2

10

2,5



5 mol (10 gam)

0

3

40

60




16,25(mol) (32,5 gam)

0

H2 O

67,5(gam)

Dựa vào dữ kiện thí nghiệm 1+2+3 → hiệu suất của phản ứng là 100%

n H : 20
 n H O :1,875.2  m H O : 67,5 (áam)
a)  2
2
2

3,75(mol)
n O2 :1,875

H :10á  5mol H2 dö :1mol

b)  2
O2 : 64á  2mol H2 O : 4mol
412

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]



[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Thi vào 10 chuyên hóa Hà Nội 2015
Một loại xăng chứa bốn ankan có thành phần số mol: 10% C7H16; 50% C8H18; 30% C9H20;
10% C10H22.
a) Khi dùng loại xăng này làm nhiên liệu cho một loại động cơ cần trộn lẫn hơi xăng với một
lượng không khí vừa đủ theo tỉ lệ thể tích như thế nào để để xăng cháy hoàn toàn thành CO2,
H2O. Biết không khí có chứa 20% O2 và 80% N2 (theo thể tích)
b) Giả sử một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 1,495 kg xăng nói trên. Hỏi khi chạy 100 km,
chiếc xe máy đó đã tiêu thụ hết bao nhiêu lít oxi của không khí và thải ra môi trường bao nhiêu
lít CO2? Các thể tích khí đo ở đktc.
Câu 2: Thi vào 10 chuyên hóa Bến Tre 2015
Nêu 4 tên và viết công thức hóa học tương ứng của các chất là thành phần chính của phân đạm,
lân hoặc kali được dùng phổ biến trong nông nghiệp. Ở mỗi loại, nguyên tố nào cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng?
Câu 3: Thi vào 10 chuyên hóa Phú Yên 2015
Etanol (rượu etylic) là hợp chất hữu cơ có khả năng cháy tốt. Nếu trộn etanol với các loại xăng
thông thường sẽ được loại xăng sinh học có thể thay thế các loại xăng thông thường khác và có
thể dùng làm nhiên liệu cho ô tô, xe máy. Xăng sinh học E5 là xăng gồm hàm lượng etanol 5%
và 95% xăng thông thường về mặt thể tích. Với những động cơ chưa được thiết kế lại (động cơ
thiết kế để sử dụng xăng thông thường), nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng etanol cao
(hơn 10% theo thể tích) có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết của động cơ làm từ kim loại,
cao su, nhựa hoặc polime, còn với hàm lượng 5% etanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không
xảy ra. Hãy giải thích vì sao khi hàm lượng etanol trong xăng cao (hơn 10% theo thể tích) thì
gây ra những hỏng hóc đối với một số chi tiết của động cơ như đã nêu?
Câu 4: Thi vào 10 chuyên hóa Quảng Ninh 2015
1. Khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình sử dụng máy phát điện, nhưng vì sao không nên
chạy máy phát điện ở trong phòng kín?
2. Tại sao ngày nay không dùng chất làm lạnh CF2Cl2, CFCl3...( gọi chung là freon) trong các

máy lạnh, tủ lạnh, mặc dù chúng làm lạnh tốt, không độc và không mùi?
Câu 5: Thi vào 10 chuyên hóa Vũng Tàu 2015
1. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh xảy ra như sau:
cloropâin, aùnâ saùná
6CO2 + 6H2O + 2816kJ 
C6H12O6 + 6CO2

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,05 kJ năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10%
được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Hãy tính thời gian để một cây có 1.000 lá xanh (
diện tích mỗi lá 10cm2) sản sinh được 1 kg glucozơ?
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

413


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
2. X là quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3 và Y là quặng mahetit chứa 92,8% Fe3O4 theo khối
lượng (còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y
thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 420,42 kg
thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Tính
m1 và m2.
Câu 6: Thi HSG 9 Thanh Hóa 2017
Hãy giải thích vì sao không nên dùng các dụng cụ bằng nhôm để đựng nước vôi?
Câu 7: Thi vào 10 chuyên hóa Hà Nội 2016
1. Vì sao ăn sắn (củ mì) đôi khi bị ngộ độc (còn gọi là say sắn)? Cần lưu ý gì để làm giảm tính
độc khi luộc sắn? Vẫn loại sắn đó nếu đem phơi khô, giã thành bột để làm bánh ăn thì ăn bánh
có bị ngộ độc hay không? Tại sao?
2. Trong quá trình chế biến nước mía để được đường kết tinh (chứa 2% tạp chất) và rỉ đường
(chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống CaO. Từ 260 lít nước mía có nồng
độ đường 7,5% (có khối lượng riêng 1,103 gam/ml) chế biến được m (kg) đường kết tinh, a (kg) rỉ

đường. Toàn bộ lượng rỉ đường thu được đem lên men thành b (kg) rượu etylic với hiệu suất
60%. Biết chỉ 70% lượng đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đường.
a) Cho biết vai trò của vôi sống và tìm giá trị m, a, b.
b) Biết để thu được 100kg đường kết tinh cần dùng vừa hết 2,8 kg vôi sống. Tính khối lượng
vôi sống đã dùng.
3. Một loại etxăng (có khối lượng riêng 0,75g/ml) được xem là hỗn hợp các hiđrocacbon có
cùng công thức phân tử là C8H18. Tiến hành pha thêm 0,5ml chì tetraetyl Pb(C2H5)4 (có khối
lượng riêng là 1,6g/ml) vào 1 lít etxăng trên, sau đó dùng một động cơ đốt trong để đốt cháy
hoàn toàn lượng etxăng đã pha thì thải ra m1 gam CO2, m2 gam Pb. Giả sử toàn bộ chì tetraetyl
khi cháy hoàn toàn thì sinh ra Pb, CO2, H2O. Tìm giá trị m1, m2.
Câu 8: Thi vào 10 chuyên hóa Hải Phòng 2016
1- Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm không khí và mưa
axit. Tổ chức y tế thế giới (WHO) qui định: Nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí
thì coi như không khí bị nhiễm SO2. Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thấy
0,012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị nhiễm SO2 hay không? (Biết thể tích các khí đo ở cùng
điệu kiện nhiệt độ, áp suất).
2- Hàm lượng glucozo trong máu con người khoảng 0,1 % (khoảng 0,8g/ml). Một người bị
đường huyết thấp khi hàm lượng glucozo thấp hơn 0,8g/ml; bị đường huyết cao khi hàm lượng
glucozo cao hơn 1,2g/ml.
Để xét nghiệm hàm lượng glucozo trong một mẫu máu, người ta cho 1ml mẫu máu này vào
ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 dư, đun nóng nhẹ thấy có 1,08 gam kết tủa Ag. Viết phương
trình phản ứng, tính toán và đưa ra kết luận về đường huyết của người đó.
414

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Câu 9: Thi vào 10 chuyên hóa Lạng Soen 2016
Trong “viên sủi” chứa một axit hữu cơ (RCOOH) và một chất hóa học M (một muối của Na).

Dung dịch M tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong suốt, tác dụng với HCl tạo khí
N. (N là một trong các sản phẩm của quá trình lên men rượu từ glucozo). Xác định công thức
của M, N. Hãy giải thích tại sao hòa tan viên sủi vào nước có hiện tượng sủi bọt khí. Viết
phương trình hóa học minh họa.
Câu 10: Thi vào 10 chuyên hóa Lê Hồng Phong TPHCM 2016
Một loại phân supephotphat kép có chứa 67,86% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm
các chất không chứa photpho. Xác định độ dinh dưỡng (phần trăm khối lượng P2O5 của loại
phân này).

HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Thi vào 10 chuyên hóa Hà Nội 2015
C7 H16 :1

 BTNT.C : CO2 : 84
C H : 5
a) Giả sử 10 mol xăng  8 18
 O2  
 BTNT.H : H 2 O : 94
C9 H20 : 3
C H :1
 10 22

 BTNT.O : 2nO  2nCO  nH O  nO  131
2

2

2

2


suy ra: n(không khí) = 655 → trộn (xăng : không khí) = (10 : 655) về thể tích

b)
Khối lượng xăng

Thể tích O2 (l)

Thể tích CO2 (l)

1,196kg

2934,4

1881,6

1,495kg

3668

2352

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

415


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Câu 2: Thi vào 10 chuyên hóa Bến Tre 2015
Phân đạm (cung cấp N): NH4NO3 đạm nitorat/ (NH2)2CO đạm ure


Phân lân (cung cấp P): Ca(H2PO4)2.CaSO4 supephôtphat

Phân kali (cung cấp K): KCl, K2SO4

Câu 3: Thi vào 10 chuyên hóa Phú Yên 2015
416

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
Etanol là dung môi linh hoạt, không phân cực có thể hòa tan các hợp chất không phân cực như
cao su, nhựa hoặc polime. Do vậy, nếu hàm lượng etanol trong xăng cao quá 10% thì nó có
thể ảnh tới các chi tiết máy làm bằng cao su, nhựa tổng hợp hay polime.
Câu 4: Thi vào 10 chuyên hóa Quảng Ninh 2015
1. Máy phát điện dùng xăng hoặc dầu, quá trình đốt
cháy nhiên liệu trong phòng kín thiếu O2 sẽ tạo khí
CO, khí này rất độc, gây ngạt, suy hô hấp, có thể
dẫn đến tử vong.

2. Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được
lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh
có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là
"gas"). Freon là tên gọi chung của những hợp chất
CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,… Nhờ có dịch
hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon
có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí,
freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái Đất
và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ khí ozone.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, các loại sơn,
bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Đây là những hóa chất thiết yếu
và trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoá
chất dạng freon bốc hơi bay lên khí quyển.
Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo
nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy ozone. Cụ thể, các
phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính
nhờ các phản ứng quang hoá:
CFCl3 + hv → CFCl2 + Cl

CFCl2 + hv → CFCl + Cl

CF2Cl2 + hv → CF2Cl + Cl

CF2Cl + hv → CFCl + Cl

Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:
Cl + O3 → ClO + O2

ClO +O3 → Cl +2O2

Câu 5: Thi vào 10 chuyên hóa Vũng Tàu 2015
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

417


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
1. Cứ 1 phút, 1000 lá sản sinh ra: 1000.10.0,05.10% = 50kJ
Cứ 2816kJ năng lượng sinh ra 1 mol C6H12O6 (180g)

Vậy: 1000g (1kg C6H12O6) thì cần:

1000.180
1000.180
kJ → Số phút cần:
 312,89'
2816
2816.50

m (á)X : Fe2 O3 (64%)

 ââ Z :1tan 
 Tâeùp: 420,42ká (0,1%C)
2.  1
m 2 (á)Y : Fe3 O4 (92,8%)
m1  m 2  1000


64%.m1 .2.56

m1 :
Ta có 
160
m Fe 
m : 92,8%.m 2 .3.56

 2

232
 BTNT.Fe :


m  500
64%.m1 .2.56 92,8%.m 2 .3.56 420, 42.99,9%
 1


160
232
75%
m 2  500

Câu 6: Thi HSG 9 Thanh Hóa 2017
Các dụng cụ bằng nhôm không nên đựng trong nước vôi vì sẽ xảy ra phản ứng sau:
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
Lớp màng oxit Al2O3 bị bào mòn, khi đó nước vôi sẽ tác dụng với lớp Al bên trong:
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2↑
Al + 3H2O → Al(OH)3 + 1,5H2↑
(Al tác dụng được với H2O nhưng quá trình này sau đó tạo lớp màng oxit Al2O3 bền vững ngăn
cản Al tiếp xúc với H2O nên phản ứng nhanh chóng dừng lại).
Câu 7: Thi vào 10 chuyên hóa Hà Nội 2016
1. Loại sắn ngọt (mọi người vẫn thường ăn)
có hàm lượng HCN có thể gây ngộ độc nếu
không chế biến đúng cách. Nguyên nhân là
chất này không bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi.
Cách giảm độc tính khi luộc sắn:
- Lột sạch vỏ rồi ngâm vào nước, tốt nhất là
nước gạo.
- Đầu củ chứa nhiều độc nên phải cắt bỏ.
- Luộc đến lúc sôi thì mở vung cho chất độc thoát ra.
418


[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01
- Khi luộc nên thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc.
- Nên ăn sắn với đường hoặc mật để trung hòa độc tố trong sắn.
- Không nên ăn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không
phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.
- Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ em.
- Không ăn sắn lúc đói vì sẽ dễ bị ngộ độc hơn.
- Nếu thấy sắn có vị đắng thì không được ăn nữa.
Khi phơi khô, giã thành bột: thì ăn không còn bị ngộ độc do axit HCN bay hơi hết.
2. CaO có vai trò tách các tạp chất (axit và protein) khỏi đường.
Khối lượng đường kết tinh thu được là =

21508,5.0, 7
 15363,2á
0,98

Khối lượng rỉ đường =

21508,5.0,3
 25810,2á
0,25

Khối lượng C2H5OH =

21508,5.0,3.4.46.0,6
 2082,93 g

342

C8H18 + Pb(C2H5)4 → CO2

3.
D:

0,75g/ml

1,6g/ml

V:

1000ml

0,5ml

Mol:

125/19

Pb

4/1615

BTNT n CO  8n C H  8n Pb C H   m CO = m1 = 2316,67 gam
2
8 18
2
2 5 4

n Pb  n Pb C H  → m2 = 0,5127 gam
2 5 4
Câu 8: Thi vào 10 chuyên hóa Hải Phòng 2016
1. nSO 
2

0,012.103 1,875.107
3,75.106

 1,875.107.20 
 1m3  3.105
64
50l
1000l

Vậy không khí thành phố này chưa bị nhiễm độc SO2
Chú ý: SO2 và N2Ox là các khí gây ra hiện tượng mưa axit

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

419


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

2. C6H12O6 → 2Ag
0,005 ← 0,01
Suy ra: n C H
6


12 O6

 0,9á / ml → đường huyết của người này bình thường

Câu 9: Thi vào 10 chuyên hóa Lạng Soen 2016
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (N)
→ M là: NaHCO3 (thuốc muối)
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 10: Thi vào 10 chuyên hóa Lê Hồng Phong TPHCM 2016
Chú ý:
+ Khi đề bài cho em các dữ kiện ở dạng tương đối (%, tỉ lệ, tỉ số, tỉ khối) mà không có dữ kiện
tuyệt đối (đơn vị: mol, lít, CM) thì em hoàn toàn có thể chọn số mol một chất bất kì (1 thôi nhé)
mà không làm mất tính tổng quát của bài toán.
N
 Ñaum


+ Độ dinh dưỡng của phân Laân  C%(m) P2 O5 trong phân
Kali
K O

 2

BTNT.P : n P O  1  m P O  142
2 5
2 5

Thầy chọn: 1 mol Ca(H2PO4)2 → 
 %m(P O )  41,18%

m Ca(H PO )
2 5
2
4 2
m(pâaân ) 
67,86%


420

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]


[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Thi vào 10 chuyên hóa Hải Dương 2016
Để điều chế 100 lít rượu etylic 460 cần dùng m kg gạo. Biết rằng, trong gạo chứa 80% tinh bột;
khối lượng riêng C2H5OH bằng 0,8 g/ml và hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế đạt 75%.
Tính m.
Câu 2: Thi vào 10 chuyên hóa Ninh Bình 2016
Phần trăm khối lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu < 0,30%. Đốt cháy hoàn toàn
100 gam nhiên liệu, sản phẩm cháy thu được chỉ gồm CO2, SO2, H2O làm mất màu tối đa 200
ml dung dịch KMnO4 0,01M. Hỏi nhiên liệu có được phép sử dụng không?
Câu 3: Thi vào 10 chuyên hóa Nghệ An 2016
Khi phân hủy một chất béo trong môi trường axit chỉ thu được glyxerol, 2 axit béo
C17H35COOH và C17H33COOH.
a. Xác định công thức của chất béo
b. Giải thích tại sao khi để lâu trong không khí chất béo có mùi ôi? Để hạn chế điều này, ta
phải bảo quản chất béo như thế nào?

Câu 4: Thi vào 10 chuyên hóa Yên Bái 2016
Cho các chất rắn sau: BaSO4, CH3COONa, Ba(HSO3)2, NaHCO3. Em hãy cho biết:
a. Chất nào không thể điều chế bằng cách cho kiềm tác dụng với oxit axit
b. Chất nào tan trong dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí là nguyên chính gây ra hiện tượng hiệu
ứng nhà kính
c. Chọn một thuốc thử thích hợp để phân biệt bốn chất rắn trên
Câu 5: Thi vào 10 chuyên hóa Bắc Giang 2017
Tính khối lượng gạo chứa 80% tinh bột cần thiết đề điều chế 50 lít dung dịch rượu etylic 360C
(gồm rượu và nước). Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml và hiệu suất mỗi giai đoạn
thủy phân và lên men đều là 80%.
Câu 6: Thi vào 10 chuyên hóa Bắc Ninh 2017
Cho 30,3 gam dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với Natri dư. Sau khi phản ứng kết
thúc, thu được 8,4 lít khí (đktc). Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của rượu etylic tinh
khiết là 0,8 g/ml và của nước là 1,0 g/ml.
Câu 7: Thi vào 10 chuyên hóa Bình Phước 2017
Hãy giải thích các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng:
a) Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b) Cho dung dịch KOH dư tác dụng với dung dịch FeCl2. Lấy kết tủa thu được để lâu trong
không khí.
[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI]

421


×