Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 6 8 2005, 17 10 2005 và 8 11 2005 trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 117 trang )

“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

PHẦN MỘT:

MỞ ĐẦU

Trong năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng (dù không lớn lắm) của
các trận động đất xảy ra vào các ngày 5 - 6 tháng 8; 17 tháng 10 và 8 tháng 11. Theo thang độ
Richter độ mạnh của các trận động đất nằm trong khoảng 4,3 ≤ M ≤ 5,5 và có chấn tâm nằm
trên các đứt gãy kiến tạo á kinh tuyến gần kinh tuyến 1090. Các trận động đất nêu trên được
xếp vào loại động đất địa phương có cường độ trung bình và yếu (động đất địa phương cường
độ trung bình có 5 ≤ M < 6; động đất địa phương yếu không gây thiệt hại đáng kể có 4 ≤ M <
5).
Hậu quả cuả các trận động đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là các chấn
động ở các mức độ khác nhau, không gây thiệt hại đáng kể; nhưng đã gây hoang mang và lo
sợ cho nhiều người dân. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao
cho Phân Viện Địa lý tại Thành phố Hồ Chí Minh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
nhiệm vụ “Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày
5 - 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”, với các mục tiêu:
-

Xác định đường lan truyền sóng động đất thể hiện qua bản đồ các đường đẳng chấn.
Phân vùng nền đất dựa trên tác động của các trận động đất vừa qua, góp phần phục vụ
công tác qui hoạch xây dựng.

Các kết quả của đề tài còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác phân vùng
nhỏ động đất sắp được tiến hành và trấn an sự lo sợ thái quá của một số bộ phận dân cư về
nguy cơ động đất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.

VÀI NÉT VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM NƯỚC TA



Động đất là một trong những tai họa thiên nhiên đe dọa trực tiếp cuộc sống và thành
quả lao động của con người ở những nơi xảy ra động đất. Động đất là hậu quả của vận động
kiến tạo và xảy ra ở nơi mà ứng suất tích lũy trong quá trình vận động vượt quá giới hạn chịu
đựng của môi trường đất đá. Động đất xảy ra không phải ở mọi nơi, mà nói chung ở những
vùng đứt gãy sinh chấn có cấu trúc địa chất đặc biệt và hoạt động kiến tạo mạnh.
Các nhà địa chấn trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phân bố địa lý của
chấn tâm trên toàn bộ mặt hành tinh và đã kết luận rằng [2, 9] :
- Động đất mạnh chủ yếu xảy ra ở ba vành đai động đất chính, đó là vành đai Thái
Bình Dương, vành đai Địa Trung Hải - xuyên Á và vành đai sống núi giữa đại dương.
- Vành đai Thái Bình Dương có hoạt động động đất mạnh nhất, 3/4 năng lượng động
đất được giải tỏa trên vành đai này.
- Năng lượng của động đất nông với độ sâu chấn tiêu nhỏ hơn 70 km chiếm 85% tổng
năng lượng động đất.
Việt Nam nằm xa các đới động đất mạnh trên thế giới.
Vài thập kỷ gần đây các nhà địa chấn và các nhà khoa học thuộc các ngành khoa học
có liên quan đã nỗ lực tìm các phương pháp dự báo động đất, nhưng cho đến nay vẫn chưa có
kết quả khả quan. Do đó, để phục vụ qui hoạch xây dựng và giảm nhẹ tác động cuả động đất
(nếu xảy ra), phân vùng động đất là giải pháp hữu hiệu có ý nghĩa thực tiễn nhất hiện nay.
1


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

Ở nước ta công tác phân vùng động đất đã được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ
trước (Nha khí tượng, 1968). Ở miền Nam, năm 1974 Nguyễn Khắc Mão đã phác thảo Sơ đồ
phân vùng động đất cho khu vực phía Nam dựa vào số liệu lịch sử và một số tài liệu đo đạc
của các trạm động đất quốc tế. Đến năm 1979, Lê Minh Triết và các cộng sự đã bổ sung các
tài liệu địa chất, địa kiến tạo, địa vật lý và điều tra trong nhân dân để thành lập Bản đồ phân
vùng động đất miền Nam tỉ lệ 1/1.000.000. Năm 2004, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học

và Công nghệ Việt Nam) đã công bố kết quả “Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở
Việt nam” do Nguyễn Đình Xuyên chủ biên, trong đó có Bản đồ phân vùng động đất toàn
quốc tỉ lệ 1/1.000.000.
Các kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy vùng lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh chủ
yếu chịu ảnh hưởng của các trận động đất xảy ra trên các đứt gãy kiến tạo á kinh tuyến nằm
gần kinh tuyến 1090. Độ mạnh M lớn nhất của động đất trên đứt gãy này là M = 5,5 [17].
1.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG TRẬN ĐỘNG
ĐẤT

Sau mỗi trận động đất các nhà địa chấn tiến hành thu thập số liệu về tác động của động
đất mà dân cư nhận thấy được trên diện tích lớn xung quanh chấn tâm. Dựa trên thang cấp
động đất MSK - 64 các nhà địa chấn có thể xác định cấp động đất ở nhiều địa điểm. Đây là
công việc tỉ mỉ, nhọc nhằn và đôi khi kéo dài hằng năm. Dựa vào kết quả đánh giá cấp động
đất các nhà địa chấn vạch được các đường đẳng chấn (có cấp động đất bằng nhau). Từ bản
đồ này có thể suy ra nhiều tham số liên quan đến chấn tiêu và đặc tính của nền đất của khu
vực khảo sát. Chẳng hạn ta có thể suy ra độ sâu chấn tiêu và hệ số hấp thụ trung bình của
vùng khảo sát. Phương pháp nghiên cứu này có thể coi là khả năng duy nhất xác định độ sâu
chấn tiêu khi chưa có hệ thống quan trắc động đất bằng máy. Các nhà địa chấn Mỹ đã áp dụng
phương pháp khảo sát này lần đầu tiên đối với trận động đất lớn ngày 18/4/1906 xảy ra ở
California và dẫn đến việc thành lập Hội Địa chấn Hoa kỳ cũng trong năm 1906 [2]. Tuy hiện
nay mạng lưới trạm động đất đã tương đối dày nhưng phân bố không đều, cho nên phương
pháp khảo sát sau động đất vẫn được áp dụng ở nhiều nước và ở nước ta.
Các kết quả khảo sát đối với các trận động đất cho thấy rằng ảnh hưởng của động đất
lên nền đất phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện địa chất địa phương. Nói chung, nền đất
càng mềm xốp, tác động càng lớn, trên nền đá cứng tác động sẽ nhỏ nhất. Qui luật này đã
được phát hiện từ năm 1908 khi H. Wood nghiên cứu các hậu quả của trận động đất 1906 ở
San Francisco, California. Các khảo sát sau này còn cho thấy rằng ở những nơi có trầm tích
trẻ bở rời, bão hòa nước sẽ chịu tác động mạnh theo bề dày của lớp trầm tích. Các đặc điểm

này thể hiện rõ khi nghiên cứu tác động của các trận động đất xa nơi khảo sát [9]. Như vậy,
dựa trên việc đánh giá tác động của động đất thông qua cấp động đất ta có thể phân lọai nền
đất phản ứng đối với động đất và có thể dự báo cường độ tác động tương đối của động đất
trên các vùng có các điều kiện địa chất khác nhau.

PHẦN HAI :
2.1.

ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TP. HỒ CHÍ MINH

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ địa lý 10010’ đến 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ đến
106 54’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía
0

2


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với bờ biển
kéo dài khoảng 15 km, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, là nơi hội lưu của các con sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ
Đông, nối liền ra biển qua sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè - Soài Rạp.
Thành phố có 22 quận huyện trải dài khoảng 120 km theo phương Tây Bắc – Đông
Nam từ Củ Chi đến Cần Giờ; diện tích tự nhiên là 2.093,7 km2.
2.2.


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Địa hình vùng Thành phố Hồ Chí Minh tương đối bằng phẳng, có dạng bậc theo
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và có thể chia thành các vùng từ cao
đến thấp với các đặc điểm như sau :
- Vùng cao, có độ cao trung bình khoảng 10 - 25 m, nằm ở phía Bắc- Đông Bắc và
một phần ở phía Tây - Tây Bắc, thuộc phía Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc Quận Thủ Đức và
Quận 9, trung tâm Thành Phố, với dạng địa hình lượn sóng, xen kẻ những đồi gò, cao nhất là
đồi Long Bình thuộc Quận 9, có độ cao 32 m.
- Vùng trung bình, có độ cao trung bình từ 5 - 10 m, phân bố ở khu vực trung tâm
Thành phố gồm phần lớn khu vực nội thành cũ, một phần Quận 2, Quận Thủ Đức, toàn bộ
Quận 12, phía Tây huyện Hóc Môn, phía Tây huyện Củ Chi và một phần Quận 9. Vùng cao
và vùng trung bình phát triển trên các trầm tích Pleistoxen (phù sa cổ).
- Vùng thấp trũng, có độ cao trung bình trên dưới 1 m, cao nhất là 2 m và thấp nhất là
0,5 m, phân bố ở phía Nam - Tây Nam và Đông Nam Thành phố, thuộc các Quận 9, 8, 7 và
các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
2.3.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CẤU TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí khá đặc biệt trên bình đồ cấu trúc của khu vực, thuộc
rìa phía Tây Nam của đới Đà Lạt, phụ đới Biên Hoà, tiếp giáp với phần phía Đông Bắc đới
Cần Thơ. Do vậy, nó vừa bị chi phối bởi sự phát triển của đới Đà Lạt tuổi Mezozoi, vừa chịu
ảnh hưởng của đới lún chìm Kainozoi muộn Cần Thơ.
Trên hầu hết diện tích Thành phố thường hiện diện đồng thời hai tầng cấu trúc chính :
Tầng móng gồm các đá gốc cứng chắc nằm phía bên dưới và tầng phủ gồm các trầm tích gắn
kết yếu và bở rời xếp thành các lớp nằm ngang hoặc gần như nằm ngang trên tầng đá gốc.
2.3.1. Móng đá gốc
Các đá thuộc móng đá gốc bao gồm các đá trầm tích có tuổi Jura sớm, đá trầm tích núi

lửa tuổi Jura muộn – Krêta sớm và đá xâm nhập tuổi Jura muộn - Krêta sớm. Nằm dưới lớp
phủ ở độ sâu khác nhau, các đá gốc có khả năng chứa nước kém, khá cứng chắc và có khả
năng chịu tải tốt.
- Các thành tạo trầm tích tuổi Jura sớm : là các đá thuộc hệ tầng Draylinh, có thành
phần thạch học chủ yếu là cát kết, đá bột kết đa khoáng xen kẻ với đá phiến silic, sét kết màu
đen, xám đen, đôi chỗ có cấu tạo phân dải, xâm tán carbonat và sulfur. Các đá trầm tích Jura
có mật độ thay đổi từ 2,4 đến 2,65 g/cm3. Vận tốc truyền sóng đàn hồi của các đá rắn chắc
tương đối thấp, trung bình 4 km/s.
3


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Các thành tạo trầm tích tuổi Jura muộn – Krêta sớm : chiếm diện tích khá lớn của đá
móng dưới tầng phủ Neogen - Đệ tứ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng là sản
phẩm của quá trình hoạt động núi lửa. Thành phần thạch học của các thành tạo này có đá núi
lửa bazan - andezit porfyrit, andezit porfyrit, andesit-dacit porphyr, ryodacit porphyr, felsit
porphyr và các trầm tích gồm cát kết tuff, đá phiến sét, bột kết màu đỏ. Các đá thuộc thành tạo
này có độ bền cơ học cao, mật độ khá lớn, trung bình 2,8 g/cm3 đối với các thành tạo andezit.
Vận tốc truyền sóng đàn hồi trong các đá phun trào khá cao, khoảng 5 km/s đối với đá cứng
chắc.
- Các thành tạo xâm nhập tuổi Jura muộn – Krêta sớm : hiện diện khá phổ biến bên
dưới các lớp phủ trầm tích Đệ tứ trong khu vực Cần Giờ, có cấu tạo dạng khối, kiến trúc hạt
vừa, thành phần thạch học tương ứng với nhóm đá granodiorit, mật độ trung bình từ 2,7 đến
2,8 g/cm3. Vận tốc truyền sóng đàn hồi khá cao, từ 5 - 6 km/s.
2.3.2. Tầng phủ Kainozoi muộn
Bao gồm các tập trầm tích nằm ngang, tuổi Neogen - Đệ tứ. Trong mỗi tập trầm tích,
độ hạt của chúng nói chung tăng dần từ trên xuống dưới.
a - Trầm tích Holoxen : bao gồm các trầm tích thuộc hệ tầng Bình Chánh và hệ tầng
Cần Giờ. Thành phần thạch học chủ yếu là sét bột cát, ít gặp hơn là cát, cát bột. Đây là tầng

đất yếu lộ diện trên bề mặt, phủ bất chỉnh hợp trên mặt bóc mòn trầm tích Pleistoxen muộn,
dày từ một vài mét ở vùng rìa các bậc thềm đến 20 - 30 m ở các vùng đồng bằng.
b - Trầm tích Pleistoxen : bao gồm các trầm tích thuộc hệ tầng Trảng Bom, hệ tầng
Thủ Đức và hệ tầng Củ Chi :
- Hệ tầng Trảng Bom: có thành phần thạch học chủ yếu là vật liệu hạt thô : cát, sạn sỏi
lẫn bột sét, phủ bất chỉnh hợp trên tập sét loang lổ thuộc hệ tầng Bà Miêu và bị phủ trên bởi
tập sạn sỏi, cát sạn sỏi của hệ tầng Thủ Đức.
- Hệ tầng Thủ Đức: hiện diện khắp Thành phố, kích thước độ hạt tăng dần từ trên
xuống dưới. Theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bề mặt hệ tầng phân bố ở cao độ từ 10 - 20 m
ở khu vực Tây Bắc Củ Chi, khoảng 2 - 10 m ở Hóc Môn và khu vực nội thành và -30m ở khu
vực Nhà Bè - Cần Giờ. Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thành phần thạch học thay đổi khá
rõ rệt, lộ ra ở cao độ 20 - 40 m tại Quận 9 và Thủ Đức, chìm dần xuống cao độ từ 2 - 5 m ở
khu vực nội thành và -30m đến -35m phía Tây Nam huyện Bình Chánh.
- Hệ tầng Củ Chi: tương tự như các trầm tích thuộc hệ tầng Thủ Đức, độ hạt tăng dần
từ trên xuống dưới; bề mặt hệ tầng chìm dần về phía Đông Nam, từ cao độ 5 - 15 m ở khu vực
Củ Chi đến -15, -16 m ở khu vực Nhà Bè. Về phía Đông Bắc, bề mặt hệ tầng phân bố ở cao
độ 5 - 15 m ở khu vực Thủ Đức và chìm dần đến - 25 m ở khu vực phía Tây Nam huyện Bình
Chánh.
c - Trầm tích Plioxen sớm: gồm các trầm tích gắn kết yếu, phần dưới là cát, cát sạn sỏi
lẫn sét bột màu xám, nằm phủ trực tiếp trên đá gốc, bề dày lên đến hàng trăm mét. Phần trên
là các thành tạo sét, sét bột có bề dày khoảng 10 m, bị các trầm tích có tuổi Pliocen muộn phủ
lên.Thành phần thạch học gồm hạt thô chiếm từ 66 - 94 %.

4


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (từ Củ Chi đến Cần Giờ), các thành tạo này xuất
hiện ở các độ sâu khác nhau với xu hướng chìm dần về phía Cần Giờ.

- Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (từ Thủ Đức đến Bình Chánh) bề mặt trầm tích
này chìm dần theo dạng bậc từ độ sâu 80 - 86 m ở khu vực Bình Thạnh, Quận 9; 136 - 144 m
ở khu vực nội thành cũ; 140 - 212 m ở khu vực Bình Chánh; bề dày thay đổi từ 43 – 68 m,
100 – 128 m tương ứng.
d - Trầm tích Pliocen muộn: gồm các trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu, phủ trực tiếp
trên bề mặt các thành tạo Pliocen sớm, thường bắt đầu bằng các tập trầm tích hạt thô, chủ yếu
là cát sạn pha bột sét và kết thúc bằng các trầm tích hạt mịn, hầu hết là sét bột.
Theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bề mặt hệ tầng phân bố ở chiều sâu khoảng một
vài mét ở khu vực Tây Bắc Củ Chi, chìm dần đến độ sâu 20 - 45 m ở khu vực Hóc Môn – khu
vực nội thành; 34 - 84 m ở khu vực Cần Giờ. Bề dày của hệ tầng ít thay đổi theo hướng này.
Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, bề dày của hệ tầng thay đổi từ 40 - 70 m ở khu vực
Linh Xuân, Thủ Đức, Bình Trưng, Quận 2 đến 90 - 120 m ở khu vực nội thành và khoảng 100
- 136 m ở huyện Bình Chánh. Chiều sâu phân bố bề mặt hệ tầng thay đổi tương ứng, từ cao độ
27 m ở Linh Xuân; -15,5 đến -33,7 m ở Bình Thạnh - Tân Bình và -72,5 m ở Bình Chánh.
e - Trầm tích Mioxen muộn: được gọi là hệ tầng Bình Trưng, thành phần thạch học
bao gồm cát, sạn sỏi chứa các mảnh dăm gắn kết yếu bởi bột sét, cát bột kết màu xám, sét bột
kết màu xám, phân lớp mỏng bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Plioxen muộn.
2.4.

HỆ THỐNG ĐỨT GÃY XÁC ĐỊNH THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA
VẬT LÝ [11, 16]

Cấu trúc vùng Thành phố bị khống chế bởi các hệ thống đứt gãy có phương á kinh
tuyến, á vĩ tuyến, Đông Bắc - Tây Nam, Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ thống đứt gãy này đã
làm cho địa hình bề mặt móng nâng sụt theo dạng khối tảng.
- Đứt gãy sông Sài Gòn (F1), có phương Tây Bắc - Đông Nam, chạy dọc theo sông
Lái Thiêu - Rạch Gò Dưa về Phường Cát Lái Quận 2. Đây là đứt gãy thuận - bằng trái, độ sâu
ảnh hưởng đến 40 km, mặt trượt cắm về hướng Tây Nam với góc dốc 60 - 80o ở trên mặt,
thoải dần đến 40 - 50o ở độ sâu 40 km, cự ly dịch chuyển trong Neogen trên 100 m, cánh
Đông Bắc được nâng lên với biên độ dịch chuyển của đá gốc trước Plioxen sớm là 60 m,

trong Plioxen muộn là 22 m, và khoảng 4 - 5 m trong Holoxen.
- Đứt gãy Hóc Môn - Bình Thạnh (F2), kéo dài từ Tân Thạnh Tây (huyện Củ Chi),
qua Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đến khu vực hội lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai, đứt gãy này chạy song song và cách đứt gãy sông Sài Gòn khoảng 5 km về phía Tây
Nam. Cùng với đứt gãy sông Sài Gòn, đứt gãy này đóng vai trò định tuyến, định đai uốn khúc
cho hoạt động của thung lũng sông Sài Gòn ít nhất từ Pleistoxen muộn cho đến ngày nay.
- Đứt gãy Bình Chánh - Cần Giuộc (F3), có phương Tây Bắc – Đông Nam. Đây là
đứt gãy thuận, phát triển đến độ sâu 40 km, với mặt đứt gãy cắm về phía Tây Nam, dốc 70o –
75o. Trên địa hình hiện đại, đứt gãy trùng với phương kéo dài của thung lũng sông Vàm Cỏ
Đông. Thung lũng này được hình thành ít nhất từ Pleistoxen muộn, nay vẫn còn được phát
triển kế thừa bởi các tích tụ Holoxen muộn.
5


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Đứt gãy Hậu Nghĩa – An Thạnh (F4), có phương á vĩ tuyến chạy ngang qua khu
vực Thị trấn Củ chi. Đứt gãy này là đứt gãy thuận, cắm về phía Nam với góc dốc 65o – 70o.
Trên địa hình hiên tại, theo phương phát triển của đứt gãy, rạch Láng The và sông Sài Gòn
đều bị đổi hướng đột ngột theo phương á vĩ tuyến trên một đoạn dài đến 3 km và cùng về
hướng Đông, theo đó, các đứt gãy sông Sài Gòn và Hóc Môn – Bình Thạnh cũng bị dịch
chuyển ngang ở một khoảng cách tương tự.
- Đứt gãy Đức Hòa - Long Thành (F5), có phương á vĩ tuyến chạy qua khu vực Thị
trấn An Lạc và khu vực hợp lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Đứt gãy này cắm về
phía Nam với góc dốc 70o – 80o, làm dịch chuyển ngang đứt gãy sông Sài Gòn.
- Đứt gãy Tam Thôn Hiệp (F6), có phương vĩ tuyến, chạy qua khu vực Tam Thôn
Hiệp, huyện Cần Giờ. Theo tài liệu trọng lực, đây là đứt gãy thuận cắm về hướng Nam với
góc 70o – 75o. Trên mặt cắt địa chất, cánh phía Bắc bị nâng lên, chênh lệch độ cao của bề mặt
đá gốc là 35 m, nóc của trầm tích Plioxen muộn là 12 m.
- Đứt gãy sông Soài Rạp (F7), có phương kinh tuyến, chạy qua khu vực Mũi Đèn Đỏ,

sông Nhà Bè - Soài Rạp. Đây là một phần của đứt gãy Lộc Ninh - Thủ Dầu Một, có bề rộng
trên 20 km, độ sâu ảnh hưởng đến 60 km, mặt trượt cắm về phía Đông với góc cắm 70o.
- Đứt gãy Lý Nhơn (F8), có phương vĩ tuyến.Trên địa hình hiện tại, đứt gãy này
không có biểu hiện rõ ràng.
2.5.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

2.5.1. Điều kiện địa chất công trình
Có thể phân biệt hai tầng cấu trúc trong mặt cắt chung trên địa bàn Thành phố :
2.5.1.1.

Tầng cấu trúc móng đá tuổi Kainozoi

Cấu tạo bởi các loại đá cứng tuổi Mezozoi (Mz) có nguồn gốc và thành phần khác
nhau, nhưng chủ yếu là đá anđêzit, anđêzitobazan thuộc hệ tầng Long Bình (J3-K1lb). Ngoại
trừ hai điểm lộ là núi Yai (Thủ Đức) và Giồng Chùa (Cần Giờ), phần còn lại của móng đều
chìm rất nhanh theo hướng chung Đông Bắc – Tây Nam, đạt độ sâu lớn nhất 330 m ở ranh
giới phía Tây Thành phố.
2.5.1.2.

Tầng cấu trúc lớp phủ trầm tích Mioxen muộn – Đệ tứ
Tầng cấu trúc này có thể chia ra làm ba phụ tầng cấu trúc như sau :

- Phụ tầng cấu trúc Mioxen muộn – Plioxen : Cấu thành chủ yếu bởi các trầm tích bở
rời gắn kết yếu, nguồn gốc sông, sông biển thuộc các hệ tầng Bình Trưng, Nhà Bè và Bà
Miêu. Tất cả đều không lộ ra trên mặt, phát triển liên lục trên toàn bộ địa bàn Thành phố.
- Phụ tầng cấu trúc Pleistoxen :Cấu tạo bởi các trầm tích bở rời có nguồn gốc sông
tuổi Pleistoxen, nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích Neogen, lộ ra trên mặt ở từng nơi (Thủ
Đức, khu vực Đông Bắc Thành phố) ứng với cao độ 5 - 20 m. Bề dày chung của tầng cấu trúc

này là khoảng 120 m.

6


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Phụ tầng cấu trúc Holoxen :Cấu tạo các trầm tích Holoxen có nhiều nguồn gốc, lộ ra
trên phần lớn diện tích Thành phố.
2.5.1.3.

Các loại đất đá và tính chất cơ lý

Nền đất của Thành phố được cấu tạo bởi đất đá có thành phần và nguồn gốc rất đa
dạng. Theo chiều sâu hiện diện các loại đất đá sau:
- Bùn sét, bùn sét pha (ambQIV) hiện diện trên địa hình trũng thấp và dọc theo các
sông lớn. Đây là lớp trầm tích trẻ nằm ở phần trên cùng. Chiều dày biến đổi rất lớn, trung
bình 15 - 20 m. Đất ở giai đoạn trầm tích, có các tính chất cơ học rất kém.
- Cát biển (mQIV) phân bố thành từng dải kéo dài từ Đông Hoà đến Cần Giờ. Chiều
dày từ 4,5 đến 16 m, trung bình là 7,5 m.
- Sét pha (amQIV) màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy, phân
thành dải không liên tục từ Bình Chánh qua Hóc Môn, lên đến phía Tây Củ Chi, chủ yếu tập
trung ở sườn thoải của địa hình xâm thực tích tụ có cao độ 5 - 7 m. Bề dày trung bình 2 m.
Theo số liệu thống kê về tính chất cơ lý, sức chịu tải quy ước của đất nền khoảng 2,0 – 2,5
kg/cm2.
- Sét (aQII-III) màu xám vàng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng đến cứng. Lớp này tập
trung ở phía Bắc Thành phố như An Nhơn Tây, Tân An Hội, lộ ra và cấu tạo nên các sườn và
đỉnh phân thủy của dạng địa hình xâm thực tích tụ, nằm xen kẹp với lớp sét pha (aQII-III) và
phủ trực tiếp lên lớp sét chứa sạn sỏi laterit. Chiều dày 1,5 - 5,0 m, trung bình 3 m. Theo số
liệu thống kê về tính chất cơ lý, sức chịu tải quy ước của đất nền khoảng 2,5 – 3,5 kg/cm2.

- Sét pha (aQII-III) màu xám nâu, xám vàng trạng thái dẻo cứng đến cứng. Lớp này
phân bố tập trung ở phía Bắc Thành phố, thành dạng dải không liên tục, kéo dài từ Củ Chi qua
Hóc Môn cho đến Thủ Đức, lộ ra và cấu tạo nên các sườn và đỉnh phân thuỷ của dạng địa
hình xâm thực tích tụ, nằm xen kẹp với lớp sét pha (aQII-III) và phủ trực tiếp lên lớp sét chứa
sạn sỏi laterit. Chiều dày khoảng 0,5 – 7,5 m. Theo số liệu thống kê về tính chất cơ lý, sức
chịu tải quy ước của đất nền khoảng 2,5- 3,0 kg/cm2.
- Sét pha lẫn hoặc chứa sạn sỏi laterit (aQII-III) màu nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng,
loang lổ, có mặt gần như trên khắp diện tích nghiên cứu, nằm bên dưới lớp sét hoặc sét pha
aQII-III. Tuỳ thuộc vào cao độ địa hình và đới dao động của mực nước ngầm mà bề dày của lớp
phát triển hoặc hạn chế. Lớp này không có mặt ở những vùng sụt lún mạnh và bào mòn như
vùng trũng cầu Bông, Lê Minh Xuân, Bình Chánh; có chiều dày lớn nhất ở Phú Hoà Đông,
Đồng Dù,… lên đến 5 m. Theo số liệu thống kê về tính chất cơ lý, sức chịu tải quy ước của
đất nền khoảng 2,5 – 3,5 kg/cm2.
- Đá gốc: đá gốc chỉ lộ ở hai điểm (núi Yai - Thủ Đức và Giồng Chùa - Cần Giờ),
thành phần thạch học bao gồm các thành tạo anđezit, tufanđezit, anđezittobazan hệ tầng Long
Bình (J3-K1lb). Theo kết quả phân tích các đá có thành phần tương tự ở Châu Thới, Bửu Long
thì tính chất cơ lý của các loại đá này khá tốt :
o
o
o
o

Cường độ kháng nén tự nhiên : 828 - 1900 kg/cm2.
Cường độ kháng nén bão hoà : 750- 1750 kg/cm2.
Dung trọng : 2,83- 2,87g/cm3.
Tỷ trọng : 2,91- 2,94 g/cm3.
7


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”


Nhìn chung trên nền địa chất công trình của Thành phố có sức chịu tải trung bình đến
yếu.
2.5.2. Phân vùng địa chất công trình
Căn cứ vào các dấu hiệu địa mạo, có thể chia lãnh thổ Thành phố thành 3 vùng khác
nhau là :
- Vùng II - A : xâm thực - tích tụ, chiếm diện tích ở phía Đông Thành phố.
- Vùng II - B : tích tụ - xâm thực, nằm về phía Tây Bắc.
- Vùng II - C : tích tụ, nằm về phía Đông Nam.
2.6.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Tp. Hồ Chí Minh có các tầng chứa và cách nước sau [8] :

2.6.1. Các tầng chứa nước
2.6.1.1.

Tầng chứa nước Holoxen (qh)

Tầng chứa nước Holoxen (qh) phân bố trên diện hẹp, lộ ra ở khu vực Lê Minh Xuân
(Bình Chánh) và Cần Giờ. Bề dày từ 0 - 8 m. Thành phần thạch học của lớp này chủ yếu là
cát pha, cát hạt mịn có màu xám đen.
2.6.1.2.

Tầng chứa nước Pleistoxen (qp)

Tầng chứa nước Pleistoxen (qp) phân bố rộng toàn vùng, lộ ra ở trung tâm Thành phố,
các Quận Tân bình, 2, 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi. Tầng chứa nước được cấu tạo bởi
2 lớp, lớp trên là lớp cách nước yếu, lớp dưới là lớp chứa nước :
- Lớp cách nước yếu : phân bố từ 0 - 26 m. Bề dày thay đổi lớn, từ 0 m ở Bình Hưng

(Bình chánh); 10 - 15 m ở Tân Thới Trung (Củ Chi), Thới Tam Thôn (Hóc Môn), nhưng phổ
biến từ 5 - 10 m.Thành phần thạch học của lớp là sét bột, sét màu xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi
bị phong hoá có kết vón laterit.
- Lớp chứa nước : thành phần thạch học của lớp gồm cát hạt mịn đến trung và thô, có
nơi lẫn sạn sỏi màu xám nâu, xám vàng. Chiều dày thay đổi từ 3,2 m ở Linh Xuân (Thủ Đức)
đến 63 m ở Tân Tạo (Bình Chánh). Ở khu vực Hóc Môn, Củ Chi, chiều dày lớp này thường
nhỏ hơn 20 m; trong khu vực nội thành thường có chiều dày từ 20 - 30 m. Trong lớp chứa
nước thường xen kẹp lớp sét, bột sét mỏng.
2.6.1.3.

Tầng chứa nước Plioxen trên (m42)

Tầng chứa nước Plioxen trên (m42) phân bố trong toàn lãnh thổ Thành phố, độ sâu gặp
mái tầng chứa nước từ 8 m (LK09T) đến 95 m (LKA6), bị tầng chứa nước Pleistoxen phủ trực
tiếp lên trên và nằm trên tầng chứa nước Plioxen dưới (m41). Tầng gồm 2 lớp :
- Lớp cách nước : lớp này được cấu tạo bởi bột sét, sét có màu vàng, nâu đỏ. Chiều
dày lớp thay đổi từ 2 m (Quận 2) đến 48 m (Củ Chi). Lớp này phân bố đều khắp trong Thành
phố.
8


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Lớp chứa nước : thành phần thạch học của lớp gồm cát hạt mịn, trung đến thô, lẫn
sạn sỏi thạch anh màu xám sáng, phân bố trong toàn Thành phố. Chiều dày tầng chứa nước
thay đổi từ 36 m (Củ Chi) đến 82 m (Hóc Môn), trong đó có xen kẹp lớp bột sét cách nước.
1.6.1.4.

Tầng chứa nước Plioxen dưới (m41)


Tầng chứa nước Plioxen dưới (m41) không lộ ra trên mặt, được phân bố trong toàn
Thành phố, độ sâu gặp mái tầng chứa nước từ 50 m (LK806 - Củ Chi) đến 212 m (LK812A Bình Chánh), bị tầng chứa nước Plioxen trên (m42) phủ trực tiếp lên trên. Tầng gồm lớp cách
nước và lớp chứa nước :
- Lớp cách nước : phân bố ở hầu khắp Thành phố, được cấu tạo bởi bột sét, sét có màu
vàng, nâu đỏ. Chiều dày lớp thay đổi từ 5 -10 m.
- Lớp chứa nước : thành phần thạch học của lớp gồm cát hạt mịn, trung đến thô, lẫn
sạn sỏi thạch anh màu xám sáng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong toàn Thành phố.
Chiều dày tầng chứa nước thường lớn hơn 50 m.
1.6.2. Động thái nước dưới đất
Mực nước thường dao động theo mùa. Vào mùa khô, mực nước có xu hướng giảm dần
từ đầu mùa và đạt cực tiểu vào cuối mùa khô : mực nước cực tiểu thường xảy ra vào cuối
tháng 4 đầu tháng 5 hàng năm. Đến mùa mưa, tầng chứa nước nhận được cung cấp, mực nước
có xu hướng dâng lên, đạt cực đại vào cuối mùa và thường xảy ra vào tháng 10, đầu tháng 11
hàng năm. Ở những nơi tầng có quan hệ thuỷ lực với nước mặt, mực nước còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố thuỷ văn; ở những nơi có địa hình thấp, ven biển hay ven các con sông có
ảnh hưởng triều chúng chịu ảnh hưởng của yếu tố thuỷ triều.

PHẦN BA :
3.1.

KẾT QUẢ

CÔNG TÁC ĐIỀU TRA TRONG NHÂN DÂN

Công tác điều tra biểu hiện rung động nền đất và ảnh hưởng của chúng lên các công
trình xây dựng, cảnh quan địa lý (nếu có) do động đất, bao gồm :






Lập phiếu và tập huấn công tác điều tra trong nhân dân.
Định vị các tuyến, điểm điều tra và lên bản đồ tỉ lệ 1/50.000.
Điều tra theo phiếu (theo mẫu, Phụ lục 2) trên 6 khu vực của Thành phố bởi 6
nhóm ký hiệu từ A đến F (Bảng 1, 2). Thời gian tiến hành trong tháng 11 và
12/2005.
Thống kê, đánh giá hiện trạng, biểu hiện và ảnh hưởng do động đất gây ra.

Địa điểm điều tra được phân bố trước trên bản đồ. Dựa vào điều kiện địa chất đã nêu ở
Phần hai, đặc biệt là sự phân bố dân cư và hệ thống đứt gãy đã định trước các tuyến điều tra.
Tọa độ địa lý của các điểm điều tra được xác định bằng máy GPS với độ chính xác ±10 m và
có kiểm tra với địa hình địa vật tại điểm điều tra (giao lộ, chùa chiền, trụ sở UBND…).
Số phiếu bình quân tại mỗi địa điểm là 4 - 5, nhưng có thể thay đổi ở các địa điểm đặc
biệt (vắng người hoặc có nhiều thông tin khác nhau…); mỗi thành viên trong nhóm điều tra
phỏng vấn một người. Nội dung phỏng vấn dựa vào phiếu điều tra. Tuy nhiên, tùy theo hoàn
9


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

cảnh cụ thể, số lượng phiếu điều tra tại một số địa điểm có thể đến 6 phiếu. Trên toàn địa bàn
Thành phố, đạt bình quân 2,5 phiếu/ km2.
Theo Shebalin [9], đối với các trận động đất từ cấp III – VII cảm nhận của con người
có thể coi như “thiết bị” khá tốt để xác định mức độ chấn động. Tập hợp nhiều người chịu chi
phối bởi định luật sai số ngẫu nhiên, và độ lệch quân phương đánh giá cấp động đất của một
người thay đổi từ ± ½ cấp đến ± 1cấp. Trong đó ± ½ cấp là độ lệch chuẩn của một nhóm
người có nhiều đặc điểm tương đồng; ± 1 cấp – đối với nhóm người ngẫu nhiên có các đặc
điểm khác nhau.
Như vậy, với mật độ điều tra tại một địa điểm như đã nêu, sai số đánh giá cấp động đất
giảm đi trung bình √5 ≈ 2 lần, tức là xấp xỉ ½ cấp.

Bảng 1. Danh sách cán bộ điều tra động đất trong nhân dân
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27


Họ tên
Phùng Phước An
Đinh Quang Cư
Đoàn Thị Kim Dung
Trần Thị Mỹ Dung
Nguyễn Quang Dũng
Nguyễn Thụy Ngọc Hân
Nguyễn Thị Lệ Huyền
Bùi Đức Long
Huỳnh Mộng Nghi
Lâm Đạo Nguyên
Nguyễn Thanh Minh
Nguyễn Siêu Nhân
Phạm Tuấn Nhi
Đặng Ngọc Phan
Lê Hồng Phúc
Trần Văn Phúc
Trần Hà Phương
Lê Thị Ngọc Phương
Lê Thị Việt Phương
Lê Ngọc Thanh
Nguyễn Thu Trang
Đặng Quốc Trung
Nguyễn Ngọc Trọng
Nguyễn Thu Trang
Trần Quang Tuấn
Nguyễn Thu Trang
Trần Thế Vinh

10



“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

Bảng 2. Số phiều điều tra động đất
TT Nhóm
1
2
3
4
5

A
B
C
D
E

6

F

Quận, huyện

Số phiếu điều tra

Củ Chi
12, Hóc Môn, Thủ Đức
9, 2, 7
Bình Chánh

Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Phú
Nhuận, Bình Thạnh, 3, 5, 6, 8, 10, 1, 4
Nhà Bè, Cần Giờ
Tổng cộng

801
827
806
811
1000
742
4.987

Bảng 3. Số phiều điều tra thiệt hại công trình xây dựng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Quận, huyện
Q.1
Q.3
Q.4
Q.5
Q.6
Q.8
Q.10
Q.11
Q. Gò Vấp
Q. Bình Thạnh
Q. Phú Nhuận
Q.Tân Bình
Q.Tân Phú
Q. Bình Tân
Tổng cộng

Số phiếu điều tra
44
14
3
26
30
40
28
12
5
49
11
28

4
6
300

3.1.1. Khu vực huyện Củ Chi (Nhóm A)
- Thống kê từ kết quả điều tra cho thấy, động đất cấp I hay không cảm nhận được
động đất ở huyện Củ Chi là khá phổ biến. Ngoại trừ xã Bình Mỹ thì tất cả các xã còn lại hầu
như đều có các ấp không bị ảnh hưởng của động đất
- Tác động của động đất trên địa bàn huyện Củ Chi là không phổ biến, chủ yếu chỉ tập
trung ở các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và một vài ấp của xã Phú Hòa Đông, Tân Phú
Trung, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Trung Lập Hạ... với mức độ ảnh hưởng cũng rất khác
nhau, mạnh nhất là đến cấp IV, còn lại đại đa số các xã khác hầu như đều không cảm nhận
được động đất
- Ảnh hưởng của chấn động cấp I - II phân bố khá rộng trong các xã Phước Hiệp, Tân
An Hội, Trung Lập Hạ, Phước Thạnh, Nhuận Đức, Thái Mỹ,…

11


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Ảnh hưởng của chấn động cấp III - IV chủ yếu xảy ra tập trung dọc theo đứt gãy
sông Sài Gòn nằm về phía đông, đông nam ở các xã Phú Hòa Đông, An Nhơn Tây, Trung An,
Hòa Phú, đặc biệt là tại khu vực xã Bình Mỹ chịu ảnh hưởng chấn động cấp IV, là nơi có địa
hình trũng thấp, ven sông Sài Gòn.Về phía nam giáp ranh huyện Hóc Môn, các xã Tân Phú
Trung, Tân An Hội cũng chịu ảnh hưởng động đất cấp III – IV.
- Ngoài ra ảnh hưởng chấn động cấp III, IV còn phân bố dọc theo các đứt gãy địa F2
và F4 qua các xã Phước Vĩnh An, Tân Thạnh Tây và An Nhơn Tây và khu vực địa đạo Củ
Chi (Phụ lục 3).
3.1.2. Khu vực các Quận 2, Quận 7 và Quận 9 (Nhóm B)

- Cấp IV xảy ra chủ yếu ở gần bờ sông, nơi có nền móng yếu, đặc biệt là Phường Long
Phước Q9, người dân cảm nhận được cấp IV và cảm nhận được trận động đất ngày
17/10/2005 còn các nơi khác chỉ cảm nhận được trận động đất ngày 8/11/2005.
- Các trận động đất đã gây hoang mang và lo sợ cho nhiều người dân trong khu vực
nghiên cứu, đặc biệt là trận động đất ngày 8/11/2005.
- Trong khu vực Quận 2, 7 và 9 chấn động đã xảy ra trên diện rộng với 3 cấp động đất
là cấp I, III và cấp IV, tuy nhiên chưa có trường hợp nào ảnh hưởng đến công trình, nhà cửa
xây dựng.
- Người dân ở gần sông rạch và ở cù lao cảm nhận động đất rõ hơn, đặt biệt là người
dân ở Phường Long Phước Quận 9.
- Các chấn động chấn cấp I - II chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chủ yếu tập trung ở các phường
Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Quận 9 là nơi có điều kiện địa chất khá tốt, phù sa cổ lộ trên bề
mặt.
- Trong khu vực phường Tân Phong, Quận 7 giáp ranh với huyện Nhà Bè xuất hiện
chấn động cấp IV – V (Phụ lục 3).
3.1.3. Khu vực các huyện Thủ Đức, Hóc Môn và Quận 12 (Nhóm C)
- Nhìn chung, trong khu vực khảo sát người dân chỉ cảm nhận được trận ngày
8/11/2005 với mức độ từ không đến rõ ràng. Mức độ thiệt hại không có, nhưng cũng gây cho
người dân những cảm xúc bàng hoàng trong một thời gian ngắn.
- Khu vực điều tra gồm quận 12, quận Thủ Đức và huyện Hóc Môn có nền địa chất là
những thành tạo Đệ Tứ, chúng bao gồm 2 nhóm trầm tích Phù sa cổ có kết cấu nén dẻ cao và
trầm tích Phù sa mới nén dẻ kém.
- Chấn động cấp IV phân bố tại các phường, xã Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Bà Điểm và
khu vực Nhị Xuận thuộc huyện Hóc Môn; phường Thạnh Lộc, Thanh Xuân thuộc Quận 12,
là 2 xã nằm dọc theo sông Sài Gòn qua hệ thống đứt gãy sông Sài Gòn.
- Trên địa bàn huyện Hóc Môn chấn động cấp III cũng phân bố ở các xã Xuân Thới
Thượng, Bà Điểm, Đông Thạnh, Khu công nghiệp Tân Tạo.... ; các chấn động cấp II phân bố
tập trung ở những khu vực có địa hình cao như xã Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.
12



“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Trên địa bàn các Quận 12 và Thủ Đức chấn động đất cấp III – IV chiếm tỷ lệ khá
lớn trên các phường Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp và Thới An (Quận
12); các phường Tam Bình, Tam Hiệp, Hiệp Phước, Linh Trung Linh Chiểu (Quận Thủ Đức).
Chấn động cấp II còn phân bố một vài nơi có địa hình tương đối cao như ở các phường Linh
Trung và Linh Xuân (Phụ lục 3).
3.1.4. Khu vực huyện Bình Chánh (Nhóm D)
- Các điểm điều tra phân bố tương đối đều khắp theo diện và tuyến chủ yếu tập trung ở
các xã với mật độ dân cư đông đúc và sống tương đối tập trung như: xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh
Lộc B, xã Qúy Đức, xã Bình Hưng, xã Hưng Long, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt, xã Phong Phú,
xã An Phú Tây, xã Tân Qúy Tây và thị trấn Tân Túc. Ở các xã Đa Phước, xã Bình Lợi, xã Lê
Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai, dân cư thưa thớt và chiếm hầu hết là diện tích đất nông
nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm…) thì sự phân bố các
điểm khảo sát điều tra chủ yếu theo tuyến các đường giao thông.
- Nhìn chung khu vực này chịu ảnh hưởng chấn động cấp III, tập trung các xã Bình
Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Tạo, Tân Kiên, Tân Nhựt và An Phú Tây.
- Các xã Vĩnh Lộc A, B và Bình Hưng Hòa giáp ranh với huyện Hóc Môn và Quận
Tân Phú xuất hiện các chấn động cấp I – II. Chấn động cấp I – II cũng phân bố ở một vài xã
khác như xã Lê Minh Xuân, Tân Kiên và Tân Qúy Tây và Tân Túc giáp rạnh với tỉnh Long
An.
- Chấn động cấp IV xuất hiện một vài nơi ở các xã Tân Nhựt, Tân Kiên và khu vực 2
xã Bình Hưng và Phong Phú giáp ranh với huyện Nhà Bè (Phụ lục 3).
3.1.5. Khu vực nội thành : các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò
Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân (Nhóm E)
- Hai trận động đất ngày 5/8/05 và ngày17/10/05 mọi người đều không cảm nhận được
nên việc đánh giá cấp động đất dựa theo trận động đất ngày 08/11/2005.
- Theo điều tra của nhóm, trên khu vực khảo sát cảm nhận nhiều nhất là động đất cấp
III (38,8%) và cấp IV (35,2%). Đây là khu vực có nhà cửa xây dựng chắc chắn, nhà được xây

dựng từ cấu trúc B trở lên. Nhìn chung, động đất cấp IV được cảm nhận nhiều nhất ở khu vực
gần sông rạch, là nơi có nền móng yếu và nơi có cao độ địa hình trũng thấp.
- Động đất ngày 8/11/2005 đã khiến cho mọi người hoang mang, lo sợ. Công tác điều
tra vừa qua một phần nào đã giúp bà con hiểu rõ hơn về động đất.
- Chấn động cấp IV xuất hiện hầu hết khu vực nội thành.
- Chấn động cấp II xuất hiện ở một vài nơi có địa hình cao thuộc xã Bình Hưng Hòa,
Bình Trị Đông (Quận Tân Phú), Phường 13, 12, 11, 7, 5, 4 và 3 (Quận Tân Bình), khu vực
phường 16, 13, 12, 11, 6, 4 v.v.... (Quận 11), các phường 6 và 5 (Quận 5), phường 9 và 5
(Quận 8).
- Chấn động cấp III xuất hiện trong khu vực nội thành trải dài theo hướng bắc nam qua
các Quận Tân Bình, Tân Phú, 10, 11, 5 và 8 và còn phân bố rải rác ở các phường 14, 3, 11, 2,
9, 8, và 5 (Quận Phú Nhuận); phường Nguyễn Thái Bình, Cô Giang, Phạm Ngũ Lão… (Quận
1) và các phường 9, 6, 5, 2 (Quận 4) giáp ranh với Quận 1 (Phụ lục 3).
13


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

3.1.6. Khu vực các huyện Nhà Bè và Cần Giờ (Nhóm F)
- Các trận động đất xảy ra 5/8 và 17/10/2006 tương đối nhẹ. Do đó, phần lớn người
dân đều không cảm nhận đựơc.
- Trận động đất xảy ra lúc 14 h55 phút ngày 8/11/2006 đều được người dân cảm nhận
được sự rung động của nền đất và hoang mang lo sợ.
- Khu vực này chịu ảnh hưởng hầu hết chấn động cấp IV, tập trung các xã Nhơn Đức,
Phước Lộc, Phước Kiểng, Long Thới (huyện Nhà Bè); xã Bình Khánh, An Thới Đông , Tam
Thôn Hiệp, Lý Nhơn và thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ).
- Huyện Nhà Bè còn chịu ảnh hưởng chấn động cấp V ở xã Hiệp Phước nằm dọc theo
sông Nhà Bè, nơi giao nhau hai đứt gãy F6 và F7. Chấn động cấp V còn phân bố ở các xã
Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) (Phụ lục 3).
3.1.7. Ảnh hưởng của các trận động đất lên nhà cửa, công trình

Phần lớn các công trình khảo sát đều thuộc công trình cấu trúc C tức là công trình có
khung bêtông, cốt thép được xây dựng kiên cố như các nhà cao tầng, chùa chiền, nhà thờ,
khách sạn….. đồng thời các trận động đất hoàn toàn không bị thiệt hại (Phụ lục 4).
Tuy các công trình nói trên 100% đều không có thiệt hại đáng kể nhưng cũng gây băn
khoăn cho các nhà xây dựng nói chung và xây dựng nhà cao tầng nói riêng. Tính toán xây
dựng cho công việc kháng chấn trên nền đất thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết cho
những công trình xây dựng sau này.
3.2.

BẢN ĐỒ CÁC ĐƯỜNG ĐẲNG CHẤN

Các thông tin điều tra cấp động đất được nhập vào và xử lý thống kê bằng chương
trình Excel. Trong đó việc đánh giá cấp động đất tại một địa điểm dựa trên nguyên tắc đa số:
cấp động đất có nhiều nhất trong tổng số phiếu điều tra được xác định là cấp động đất tại địa
điểm đó. Trong trường hợp các phiếu có đánh giá cấp động đất không tập trung, thông tin sẽ
được kiểm tra lại để thống nhất đưa ra đánh giá cấp động đất cuối cùng.
Kết quả điều tra cho thấy trận động đất ngày 8/11/2005 cho thông tin đầy đủ và đáng
tin cậy nhất về cấp động đất. Do đó, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết quả này, chỉ tham khảo
thêm kết quả hai trận động đất trước đó, để xây dựng bản đồ các đường đẳng chấn (Phụ lục
5).
Sau khi các điểm điều tra và cấp động đất được đưa lên bản đồ (Hình 5), sử dụng
modun Vertical Mapper trong phần mềm MapInfo để vẽ các đường đẳng chấn.
Trên Bản đồ các đường đẳng chấn (Hình 6), nhìn chung có thể nhận thấy trên địa bàn
Thành phố phân chia thành ba vùng chính phân bố theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với mức
chênh lệch (gia số) cấp động đất giữa hai đầu Cần Giờ - Củ Chi là ∆I1 = 3 :
- Vùng 1 : nằm phía Đông Nam, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ và một
phần huyện Nhà Bè, từ khu vực ven biển cho đến ranh giới hai huyện Nhà Bè - Cần Giờ, phân
bố theo đứt gãy sông Sài Gòn, giới hạn bởi đường đẳng chấn cấp IV. Trong vùng này còn có
khu vực cấp III phân bố hai phía đứt gãy.
14



“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Vùng 2 : nằm phần trung tâm địa bàn Thành phố, từ ranh giới Nhà Bè - Cần Giờ đến
ranh giới hai huyện Hóc Môn - Củ chi, giới hạn bởi đường đẳng chấn cấp II - III. Trong phạm
vi vùng 2 cũng xuất hiện các khu vực giới hạn bởi đường đẳng chấn cấp II - III, chủ yếu tập
trung ở khu vực nội thành. Dọc theo đứt gãy sông Sài Gòn còn có khu vực cấp IV.
- Vùng 3 : nằm phía Tây Bắc, chiếm phần lớn diện tích huyện Củ Chi, giới hạn phía
dưới bởi đường đẳng chấn cấp II - cấp III.
3.3.

PHÂN VÙNG NỀN ĐẤT

3.3.1. Điều kiện nền đất Thành phố
Trong công tác phân vùng nhỏ động đất, điều kiện nền đất là các điều kiện tự nhiên
ảnh hưởng đến sự lan truyền dao động động đất. Theo Medvedev (1962) ảnh hưởng mạnh
nhất là tính chất cơ lý của các lớp đất đá nằm từ độ sâu 10 - 15 m trở lên. Sau đó là tính
chất đàn hồi của các lớp đất đá bên dưới ở độ sâu 100 - 200 m cho đến móng đá gốc. Chiều
sâu mực nước ngầm cũng là một thông số quan trọng. Trong một số trường hợp còn phải
tính đến đặc điểm địa hình - địa mạo. Tuy nhiên, địa hình của Thành phố nói chung ảnh
hưởng không đáng kể đến các đặc trưng của nền đất.
Chấn động trên mặt đất do động đất gây ra phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm quan
sát đến chấn tiêu và vào nền đất tại điểm đó. Trong trường hợp nền trung bình, cấp động đất
được đánh giá theo phương trình trường chấn động Blake - Sebalin:
I = bM - ν log√(∆2 + h2) + C

(1)

trong đó I là cấp động đất ở khoảng cách chấn tâm ∆ ; M - magnitude (độ Richter) của động

đất; h - độ sâu chấn tiêu; b, ν, C - các hệ số thực nghiệm.
Trên địa bàn Thành phố, đến nay vẫn chưa có đủ số liệu để xác định các hệ số thực
nghiệm trên. Đối với lãnh thổ Việt nam, nếu lấy trung bình không kể hướng chúng được xác
định là b = 1,45; ν = 3,2 và C = 2,8 [17].
Trận động đất ngày 8/11/2005 xảy ra ngoài khơi Vũng Tàu có chấn tâm cách cửa biển
Cần Giờ 120 km, độ sâu chấn tiêu h = 10 km, magnitude M = 5,5. Thành phố trải dài khoảng
120 km theo phương Tây Bắc – Đông Nam từ Củ Chi đến Cần Giờ.
Sử dụng phương trình (1), cấp động đất tại hai điểm hai đầu mút Cần Giờ - Củ Chi
được xác định là
ICG
ICC

=
=

4,1
3,2

Như vậy, theo phương trình trường chấn động Blake – Sabelin thì toàn địa bàn Thành
phố chịu chấn động cấp III - IV. Sai lệch cấp động đất giữa Cần Giờ - Củ Chi là
∆I2

=

ICG - ICC



1.


(2)

So sánh giá trị ∆I2 [(biểu thức (2)] ở trên với độ sai lệch cấp động đất (∆I1 = 3) từ kết
quả điều tra thể hiện trên Bản đồ các đường đẳng chấn, có thể cho rằng cấp động đất do trận
15


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

động đất ngày 8/11/2005 chủ yếu phụ thuộc vào nền đất địa phương (cục bộ) của Thành
phố.
3.3.2. Phân vùng nền đất Thành phố dựa trên các trận động đất
So sánh Bản đồ các đường đẳng chấn (Hình 6) với Bản đồ Địa chất – Phân vùng Địa
chất công trình (Hình 4), có thể nhận thấy sự tương quan khá chặt chẽ giữa phân bố các
đường đẳng chấn và đặc điểm địa chất - địa chất công trình Thành phố như sau :
- Vùng 1, giới hạn bởi đường đẳng chấn cấp IV, tương ứng với vùng II - C tích tụ
trong phân vùng địa chất công trình, bao gồm trầm tích Holoxen hệ tầng Cần Giờ, chứa nhiều
chất hữu cơ, chưa cố kết.
- Vùng 2, giới hạn bởi các đường đẳng chấn cấp II - IV, tương ứng với cả vùng II - A,
B, C xâm thực tích tụ, xâm thực và tích tụ trong phân vùng địa chất công trình, bao gồm các
trầm tích Holoxen hệ tầng Cần Giờ, Bình Chánh, trầm tích Pleistoxen hệ tầng Củ Chi, Thủ
Đức. Trong phạm vi vùng 2 có thể nhận ra một số khu vực có cấp động đất nhỏ hơn III, tập
trung chủ yếu ở nội thành, tương ứng với trầm tích Pleistoxen đã được nén cố kết, có khả
năng chịu lực tốt.
- Vùng 3, giới hạn phía dưới bởi đường đẳng chấn cấp II - cấp III, tương ứng với vùng
II - B - xâm thực trong phân vùng địa chất công trình, chiếm hầu hết bởi trầm tích Pleistoxen
hệ tầng Củ Chi, Thủ Đức, đã được nén cố kết, có khả năng chịu ngoại lực tốt.
Các kết quả trên cho thấy phân bố các đường đẳng chấn phản ánh khá chính xác
điều kiện nền đất của Thành phố.
3.3.3. Quan hệ giữa cấp động đất và mực nước ngầm

Theo quy luật chung, mực nước ngầm nằm nông (mực nước ngầm đầu tiên) có
tác động làm gia tăng cấp động đất. Để xác định quan hệ giữa cấp động đất và mực nước
ngầm, chúng tôi thành lập hai mặt cắt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông (Hình
7, 8), trên đó cấp động đất được lấy từ Bản đồ các đường đẳng chấn (Hình 6) và độ sâu mực
nước ngầm chọn tháng 11/2005 lấy từ kết quả quan trắc lỗ khoan địa chất thủy văn trong công
trình [8] (Phụ lục 6), tương ứng với trận động đất ngày 8/11/2005.
+ Trên Hình 7, từ lỗ khoan Q013 (An Nhơn Tây) đến lỗ khoan 02 (Thới Tam Thơn)
độ sâu mực nước thay đổi từ 0,65 - 1,9 m, tương ứng với chấn động cấp II - III; từ lỗ khoan
02 đến lỗ khoan Q822 (Cần Giờ) độ sâu mực nước thay đổi từ 0,76 - 10,11 m, tăng dần từ
khu vực nội thành ra đến Cần Giờ, tương ứng với chấn động cấp III cho đến cấp IV.
+ Trên Hình 8, từ lỗ khoan 11B (Thạnh Mỹ Lợi) đến lỗ khoan Q808 (Lê Minh Xuân)
độ sâu mực nước thay đổi từ 4,23 - 10,11 m, giảm dần từ Quận 2 qua khu vực nội thành và từ
đây tăng dần cho đến Bình Chánh, tương ứng với chấn động cấp IV qua cấp II rồi tăng lại đến
cấp IV.
Các kết quả so sánh như trên thể hiện khá rõ rệt mối quan hệ giữa cấp động đất
và độ sâu mực nước ngầm, đặc biệt là khu vực nội thành và khu vực Nhà Bè - Cần Giờ.

16


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

3.3.4. Vai trò kênh dẫn sóng của đứt gãy sông Sài Gòn (F1) và đứt gãy Hóc Môn - Bình
Thạnh (F2)
Đứt gãy kiến tạo trên thực tế địa chất không phải là một mặt phân cách (hình học), mà
là một đới hẹp chuyển tiếp giữa hai cấu trúc kiến tạo, tại đó môi trường đất đá không còn thể
hiện tính liên tục, tính chất cơ lý, bao gồm các đặc trưng đàn hồi của đới đứt gãy khác với môi
trường đất đá ở hai bên đứt gãy. Và do đó, vận tốc truyền sóng động đất trong đới đứt gãy
khác với vận tốc truyền sóng trong môi trường hai bên. Khi đó đứt gãy kiến tạo có thể đóng
vai trò của kênh dẫn sóng động đất với trục dẫn sóng dọc theo phương đứt gãy.

Trên Bản đồ các đường đẳng chấn, phân tích các đường đẳng chấn phân bố dọc theo
hai đứt gãy sông Sài Gòn (F1) và Hóc Môn - Bình Thạnh (F2) ta nhận thấy năng lượng động
đất (ngày 8/11/2005) từ chấn tiêu ngoài khơi Vũng Tàu truyền tập trung dọc theo hai
đứt gãy này, thể hiện qua cấp động đất thường lớn hơn 1 cấp so với hai bên đứt gãy, rõ rệt
nhất là trong vùng 1 (Nhà Bè - Cần Giờ).

NHẬN XÉT KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở khối lượng thông tin khá lớn điều tra trong nhân dân về các trận động
đất năm 2005, đã xây dựng được Bản đồ các đường đẳng chấn khu vực Thành Phố Hồ Chí
Minh, chủ yếu dựa theo trận động đất ngày 8/11/2005 ngoài khơi Vũng Tàu.
2. Bản đồ các đường đẳng chấn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh phản ánh khá phù
hợp điều kiện nền đất và mối quan hệ với độ sâu mực nước ngầm của Thành phố. Đây là
tài liệu góp phần phục vụ công tác qui hoạch xây dựng và phân vùng nhỏ động đất Thành
phố.
3. Có sự quan hệ giữa phân bố các đường đẳng chấn và đứt gãy sông Sài Gòn (F1) và
đứt gãy Hóc Môn – Bình Thạnh (F2). Điều đó cho phép giả thiết đứt gãy này có thể đóng vai
trò “kênh dẫn” sóng động đất lan truyền từ Cần Giờ đến Củ Chi, cần phải quan tâm trong
công tác phân vùng nhỏ động đất Thành phố.
\”[

17


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

Adams, Wm.M., Earthquakes, 1964. An Introduction to Observational Seismology. D.C.
Heath and Comp. Boston.
Barazangi, M., Dorman, J., 1969. World Seismicity Maps Bull. Seism. Soc. Am. 59, 1.
Kissin, I.G., 1982. Động đất và nước dưới đất (tiếng Nga), NXB “Nauka”, Moskva.
Phạm Khoản, 1985. Báo cáo về cấu trúc sâu lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở xử lý tổng hợp
tài liệu địa vật lý, Báo cáo khoa học TCĐC Hà Nội.
Trần Nho Lâm, 1978. Giải thích địa chất tài liệu từ hàng không Nam Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Khắc Mão, 1974. Một số nhận xét về phân vùng động đất miền Nam Việt Nam,
Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội.
Bùi Công Quế, 1990. Nghiên cứu đặc điểm các dị thường địa vật lý, cấu trúc vỏ Trái đất
và cơ chế kiến tạo sâu ở các vùng động đất mạnh lãnh thổ Việt Nam, Tạp chí các Khoa
học về Trái đất, 12 (1).
Nguyễn Kim Quyên, 2006. Báo cáo quan trắc động thái nước ngầm khu vực Tp. Hồ Chí
Minh năm 2005, Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam.
Sebalin, N.V., 1974. Địa chấn học – Khoa học về động đất (tiếng Nga), NXB “Znanhie”,

Moskva.
Scheidegger, A.E. 1975. Physical Aspects of Natural Catastrophes, Elsevier,
Amsterdam.
Nguyễn Ngọc Thu, 2004. Xử lý tổng hợp tài liệu địa vật lý vùng Tp. Hồ Chí Minh, Luận
án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Minh Triết và nnk, 1980. Phân vùng động đất miền Nam Việt Nam, Tuyển tập các
công trình nghiên cứu vật lý địa cầu 1979, Hà Nội.
Lê Minh Triết, Lê Ngọc Thanh và nnk, 1991. Báo cáo phân vùng động đất miền Đông
Nam bộ, Hội nghị Khoa học về Trái đất lần thứ 2, Hà Nội.
Lê Minh Triết và nnk, 1991. Về hoạt động địa chấn và các đặc điểm kiến tạo Nam Trung
bộ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Minh Triết, Lê Ngọc Thanh và nnk, 1992. Hoạt động địa chấn miền Nam và các vấn
đề kiến tạo trong khu vực, Phân viện Khoa học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
Cao Đình Triều, Phạm Huy Long, 2002. Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Đình Xuyên (chủ biên), 2004. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước:
Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt nam, Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội.
Đề án Phân vùng nhỏ động đất Tp. Hồ Chí Minh, 2005, Liên đoàn bản đồ địa chất miền
Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

18


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT:
1.1.
1.2.


MỞ ĐẦU

VÀI NÉT VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM NƯỚC TA
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
TỪNG TRẬN ĐỘNG ĐẤT

PHẦN HAI :

ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CẤU TRÚC
2.3.1. Móng đá gốc
2.3.2. Tầng phủ Kainozoi muộn

4
4
5
10
10
10
10
11
11

2.4. HỆ THỐNG ĐỨT GÃY XÁC ĐỊNH THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT
VÀ ĐỊA VẬT LÝ

2.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

13
14

2.5.1. Điều kiện địa chất công trình
2.5.1.1. Tầng cấu trúc móng đá tuổi Kainozoi
2.5.1.2. Tầng cấu trúc lớp phủ trầm tích Mioxen muộn – Đệ tứ
2.5.1.3. Các loại đất đá và tính chất cơ lý
2.5.2. Phân vùng địa chất công trình

14
14
14
14
16

2.6. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.6.1. Các tầng chứa nước
2.6.1.1. Tầng chứa nước Holoxen (qh)
2.6.1.2. Tầng chứa nước Pleistoxen (qp)
2.6.1.3. Tầng chứa nước Plioxen trên (m42)
2.6.1.4. Tầng chứa nước Plioxen dưới (m41)
2.6.2. Động thái nước dưới đất
PHẦN BA :

KẾT QUẢ

16
16

16
16
16
17
17
19

3.1.

CÔNG TÁC ĐIỀU TRA TRONG NHÂN DÂN

19

3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.

Khu vực huyện Củ Chi (Nhóm A)
Khu vực các Quận 2, Quận 7 và Quận 9 (Nhóm B)
Khu vực các huyện Thủ Đức, Hóc Môn và Quận 12 (Nhóm C)
Khu vực huyện Bình Chánh (Nhóm D)

21
22
22
23
1



“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

3.1.5. Khu vực nội thành : các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân (Nhóm E)
3.1.6. Khu vực các huyện Nhà Bè và Cần Giờ (Nhóm F)
3.1.7. Ảnh hưởng của các trận động đất lên nhà cửa, công trình

23
24
24

3.2.
3.3.

BẢN ĐỒ CÁC ĐƯỜNG ĐẲNG CHẤN
PHÂN LOẠI NỀN ĐẤT

24
25

3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.

Điều kiện nền đất Thành phố
Phân vùng nền đất Thành phố dựa trên các trận động đất
Quan hệ giữa cấp động đất và mực nước ngầm
Vai trò kênh dẫn sóng của đứt gãy sông Sài Gòn (F1) và đứt gãy
Hóc Môn - Bình Thạnh (F2)


25
25
26
27

NHẬN XÉT KẾT LUẬN

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỘNG ĐẤT
Phụ lục 2: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Phụ lục 3: PHÂN BỐ SỐ PHIẾU ĐIỀU TRA THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC NHAU
Phụ lục 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THIỆT HẠI CÔNG TRÌNH DO ĐỘNG ĐẤT
Phụ lục 5:TỔNG HỢP THÔNG TIN ĐIỀU TRA CẤP ĐỘNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
Phụ lục 6: SỐ LIỆU MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG (2005)
CÁC BẢN VẼ (A0) KÈM THEO
1. BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA ĐỘNG ĐẤT VÀ THIỆT HẠI
CÔNG TRÌNH KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
2. BẢN ĐỒ CÁC ĐƯỜNG ĐẲNG CHẤN KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

2



“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Bản đồ phân bố địa lý của chấn tâm toàn cầu

7

Hình 2. Độ động đất phân bố toàn cầu

8

Hình 3. Các đứt gãy kiến tạo sinh chấn xung quanh khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh

9

Hình 4. Bản đồ địa chất – phân vùng địa chất công trình khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh

18

Hình 5. Bản đồ vị trí các điểm điều tra động đất khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 28
Hình 6. Bản đồ đường đẳng chấn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh theo trận
động đất ngày 8/11/2005 ngoài khơi Vũng Tàu

29

Hình 7. Quan hệ giữa cấp động đất và độ sâu mực nước ngầm theo hướng
Củ Chi - Cần Giờ


30

Hình 8. Quan hệ giữa cấp động đất và độ sâu mực nước ngầm theo hướng
Bình Chánh - Quận 2

31

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Danh sách cán bộ điều tra động đất trong nhân dân

20

Bảng 2. Số phiều điều tra động đất

20

Bảng 2. Số phiều điều tra thiệt hại công trình xây dựng

21

3


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

PHẦN MỘT:

MỞ ĐẦU


Trong năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng (dù không lớn
lắm) của các trận động đất xảy ra vào các ngày 5 - 6 tháng 8; 17 tháng 10 và 8 tháng
11. Theo thang độ Richter độ mạnh của các trận động đất nằm trong khoảng 4,3 ≤ M ≤
5,5 và có chấn tâm nằm trên các đứt gãy kiến tạo á kinh tuyến gần kinh tuyến 1090.
Các trận động đất nêu trên được xếp vào loại động đất địa phương có cường độ trung
bình và yếu (động đất địa phương cường độ trung bình có 5 ≤ M < 6; động đất địa
phương yếu không gây thiệt hại đáng kể có 4 ≤ M < 5).
Hậu quả cuả các trận động đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là các
chấn động ở các mức độ khác nhau, không gây thiệt hại đáng kể; nhưng đã gây hoang
mang và lo sợ cho nhiều người dân. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã trực tiếp giao cho Phân Viện Địa lý tại Thành phố Hồ Chí Minh (Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam) nhiệm vụ “Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng
của các trận động đất vào các ngày 5 - 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005 trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh”, với các mục tiêu:
-

Xác định đường lan truyền sóng động đất thể hiện qua bản đồ các đường đẳng
chấn.
Phân vùng nền đất dựa trên tác động của các trận động đất vừa qua, góp phần
phục vụ công tác qui hoạch xây dựng.

Các kết quả của đề tài còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác phân
vùng nhỏ động đất sắp được tiến hành và trấn an sự lo sợ thái quá của một số bộ phận
dân cư về nguy cơ động đất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.

VÀI NÉT VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM NƯỚC TA

Động đất là một trong những tai họa thiên nhiên đe dọa trực tiếp cuộc sống và

thành quả lao động của con người ở những nơi xảy ra động đất. Động đất là hậu quả
của vận động kiến tạo và xảy ra ở nơi mà ứng suất tích lũy trong quá trình vận động
vượt quá giới hạn chịu đựng của môi trường đất đá. Động đất xảy ra không phải ở mọi
nơi, mà nói chung ở những vùng đứt gãy sinh chấn có cấu trúc địa chất đặc biệt và
hoạt động kiến tạo mạnh.
Các nhà địa chấn trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phân bố địa
lý của chấn tâm trên toàn bộ mặt hành tinh và đã kết luận rằng [2, 9] :
- Động đất mạnh chủ yếu xảy ra ở ba vành đai động đất chính, đó là vành đai
Thái Bình Dương, vành đai Địa Trung Hải - xuyên Á và vành đai sống núi giữa đại
dương (Hình 1 và 2).
- Vành đai Thái Bình Dương có hoạt động động đất mạnh nhất, 3/4 năng lượng
động đất được giải tỏa trên vành đai này.
4


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

- Năng lượng của động đất nông với độ sâu chấn tiêu nhỏ hơn 70 km chiếm
85% tổng năng lượng động đất.
Nhìn trên Hình 1 và 2 chúng ta thấy Việt Nam nằm xa các đới động đất mạnh
trên thế giới.
Vài thập kỷ gần đây các nhà địa chấn và các nhà khoa học thuộc các ngành
khoa học có liên quan đã nỗ lực tìm các phương pháp dự báo động đất, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có kết quả khả quan. Do đó, để phục vụ qui hoạch xây dựng và giảm nhẹ
tác động cuả động đất (nếu xảy ra), phân vùng động đất là giải pháp hữu hiệu có ý
nghĩa thực tiễn nhất hiện nay.
Ở nước ta công tác phân vùng động đất đã được tiến hành từ những năm 60 của
thế kỷ trước (Nha khí tượng, 1968). Ở miền Nam, năm 1974 Nguyễn Khắc Mão đã
phác thảo Sơ đồ phân vùng động đất cho khu vực phía Nam dựa vào số liệu lịch sử và
một số tài liệu đo đạc của các trạm động đất quốc tế. Đến năm 1979, Lê Minh Triết và

các cộng sự đã bổ sung các tài liệu địa chất, địa kiến tạo, địa vật lý và điều tra trong
nhân dân để thành lập Bản đồ phân vùng động đất miền Nam tỉ lệ 1/1.000.000. Năm
2004, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã công bố kết
quả “Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt nam” do Nguyễn Đình
Xuyên chủ biên, trong đó có Bản đồ phân vùng động đất toàn quốc tỉ lệ 1/1.000.000.
Các kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy vùng lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh
chủ yếu chịu ảnh hưởng của các trận động đất xảy ra trên các đứt gãy kiến tạo á kinh
tuyến nằm gần kinh tuyến 1090. Độ mạnh M lớn nhất của động đất trên đứt gãy này là
M = 5,5 (Hình 3) [17].
1.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG TRẬN
ĐỘNG ĐẤT

Sau mỗi trận động đất các nhà địa chấn tiến hành thu thập số liệu về tác động
của động đất mà dân cư nhận thấy được trên diện tích lớn xung quanh chấn tâm. Dựa
trên thang cấp động đất MSK - 64 (Phụ lục 1) các nhà địa chấn có thể xác định cấp
động đất ở nhiều địa điểm. Đây là công việc tỉ mỉ, nhọc nhằn và đôi khi kéo dài hằng
năm. Dựa vào kết quả đánh giá cấp động đất các nhà địa chấn vạch được các đường
đẳng chấn (có cấp động đất bằng nhau). Từ bản đồ này có thể suy ra nhiều tham số
liên quan đến chấn tiêu và đặc tính của nền đất của khu vực khảo sát. Chẳng hạn ta có
thể suy ra độ sâu chấn tiêu và hệ số hấp thụ trung bình của vùng khảo sát. Phương
pháp nghiên cứu này có thể coi là khả năng duy nhất xác định độ sâu chấn tiêu khi
chưa có hệ thống quan trắc động đất bằng máy. Các nhà địa chấn Mỹ đã áp dụng
phương pháp khảo sát này lần đầu tiên đối với trận động đất lớn ngày 18/4/1906 xảy ra
ở California và dẫn đến việc thành lập Hội Địa chấn Hoa kỳ cũng trong năm 1906 [2].
Tuy hiện nay mạng lưới trạm động đất đã tương đối dày nhưng phân bố không đều,
cho nên phương pháp khảo sát sau động đất vẫn được áp dụng ở nhiều nước và ở nước
ta.


5


“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

Các kết quả khảo sát đối với các trận động đất cho thấy rằng ảnh hưởng của
động đất lên nền đất phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện địa chất địa phương. Nói
chung, nền đất càng mềm xốp, tác động càng lớn, trên nền đá cứng tác động sẽ nhỏ
nhất. Qui luật này đã được phát hiện từ năm 1908 khi H. Wood nghiên cứu các hậu
quả của trận động đất 1906 ở San Francisco, California. Các khảo sát sau này còn cho
thấy rằng ở những nơi có trầm tích trẻ bở rời, bão hòa nước sẽ chịu tác động mạnh
theo bề dày của lớp trầm tích. Các đặc điểm này thể hiện rõ khi nghiên cứu tác động
của các trận động đất xa nơi khảo sát [9]. Như vậy, dựa trên việc đánh giá tác động của
động đất thông qua cấp động đất ta có thể phân lọai nền đất phản ứng đối với động đất
và có thể dự báo cường độ tác động tương đối của động đất trên các vùng có các điều
kiện địa chất khác nhau.
Báo cáo tổng hợp này dựa trên kết quả của các báo cáo chuyên đề sau :
1. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn huyện Củ Chi” do ThS. Lê Thị Việt
Phương chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của KS. Nguyễn Ngọc Trọng,
KS. Huỳnh Mộng Nghi – Phân Viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
2. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Thủ Đức” do
TS. Nguyễn Siêu Nhân chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của ThS.
Phạm Tuấn Nhi, ThS. Lê Thị Ngọc Phương, KS. Đặng Ngọc Phan, KS. Nguyễn
Thu Trang, KS. Trần Văn Phúc – Phân Viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
3. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn Quận 9, Quận 2 và Quận 7” do ThS.
Nguyễn Thanh Hùng chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của KS. Trần Hà
Phương, KS. Trần Thị Mỹ Dung, KS. Đinh Quang Cư, ThS. Trần Thế Vinh – Phân
Viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
4. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn huyện Bình Chánh” do ThS. Lâm Đạo
Nguyên chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của KS.Nguyễn Thanh Minh,

KS. Đặng Quốc Trung, KS. Lê Hồng Phúc, KS. Bùi Đức Long, KS. Nguyễn Thị
Lệ Huyền và KS. Đoàn Thị Kim Dung - Phân Viện Vật Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
5. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn các Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân,
Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, 3, 5, 6, 8, 10, 1 và 4” do TS. Lê Ngọc Thanh
chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của KS. Nguyễn Thụy Ngọc Hân, KS.
Nguyễn Thu Trang, KS. Phùng Phước An – Phân Viện Địa Lý và Phân viện Vật
Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
6. “Kết quả điều tra động đất trên địa bàn huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ” do TS.
Lê Ngọc Thanh chịu trách nhiệm thực hiện, với sự tham gia của KS. Nguyễn
Quang Dũng và KS. Trần Quang Tuấn – Phân Viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh.
Chân thành cám ơn Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện về kinh phí; cám ơn UNBD và các ban ngành chức năng phường, xã và
quận huyện trên địa bàn Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu
thập tài liệu, điều tra trong nhân dân; cám ơn các đồng nghiệp đã quan tâm đóng
góp ý kiến đề tài.

6


kinh độ

“Điều tra đánh giá biểu hiện và ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5 – 6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005”

Việt Nam

vĩ độ

Hình 1. Bản đồ phân bố địa lý của chấn tâm toàn cầu [2]
7



×