Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành: XH

Sơn La, tháng 5 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành: XH
Sinh viên thực hiện: Quàng Thị Hằng

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lò Văn Đặt



Giới tính: Nam Dân tộc: Thái

Đỗ Trung Hiếu

Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh

Lƣờng Thị Xuân Trang

Giới tính: Nữ

Lớp: K56 ĐHGD Chính trị

Dân tộc: Thái

Khoa: Lý luận chính trị

Năm thứ 3/ số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐHGD Chính trị
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Quàng Thị Hằng
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lê Thị Hƣơng

Sơn La, tháng 5 năm 2018


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC

: Cán bộ công chức


CNDVBC : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
CNDVLS

: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

CNH

: Công nghiệp hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DTTS

: Dân tộc thiểu số

HĐH

: Hiện đại hóa

KT-XH

: Kinh tế-xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ..................................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài. ....................................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÁN BỘ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................................7
1.1. Khái niệm và đặc điểm cán bộ cấp xã ......................................................................7
1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Mai Sơn ......................................12
1.3. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lƣợng cán bộ cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số
ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .......................................................................................23
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI
SƠN TỈNH SƠN LA ....................................................................................................27
2.1. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La ......................................................................................................27
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu
số cấp xã ở huyện Mai Sơn............................................................................................43
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................56
KẾT LUẬN ..................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã)
có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực
tiếp của hệ thống chính quyền nhà nƣớc với nhân dân, thực hiện hoạt động quản

lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã
hội ở địa phƣơng theo thẩm quyền đƣợc phân cấp, đảm bảo cho các chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, đƣợc triển khai thực
hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng
trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi
hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ
thống chính trị nói chung, xét đến cùng đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực
và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất
lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối
sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng,
nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nƣớc
và cả hệ thống chính trị.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất,
có ý nghĩa quyết định tới chất lƣợng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt
trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào
những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “
Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho
dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho
Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [4]
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cán bộ quản lý cấp xã có vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là những ngƣời trực tiếp xác định và xây
dựng kế hoạch phát triển ở địa phƣơng, tổ chức vận động nhân dân thực hiện các
1


chủ trƣơng đƣờng lối chính sách phát triển của Đảng, Nhà nƣớc và nhiệm vụ cấp
trên giao phó. Đây cũng là những ngƣời trực tiếp chăm lo đến đời sống nhân

dân, là cầu nối giữa nhân dân và nhà nƣớc.
Mai Sơn là một huyện ở trung tâm tỉnh Sơn La. Phía Bắc giáp Thuận
Châu, thành phố Sơn La và Mƣờng La, phía Đông giáp Bắc Yên, Yên Châu,
phía Tây giáp huyện Sông Mã, phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với đƣờng
biên giới dài 8 km. Mai Sơn rộng 1410,3 km² và có 112,8 nghìn ngƣời (dân số
khu vực thành thị chiếm 8,4%). Có nhiều dân tộc cộng cƣ sinh sống (trong đó 6
dân tộc chủ yếu là ngƣời Thái (Việt Nam) chiếm 55,62%, ngƣời Kinh 30,53%,
ngƣời Mông 7,42%, ngƣời Xinh Mun 3,23%, ngƣời Khơ Mú 2,49%; ngƣời
Mƣờng 0,65%). Mai Sơn bao gồm 21 xã (Xã Hát Lót, Mƣờng Bon, Cò Nòi,
Chiềng Mung, Mƣờng Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng
Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mƣờng Chanh,
Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Lƣơng).
Việc nâng cao chất lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La một cách có hiệu quả, phục vụ sự phát triển trƣớc mắt
cũng nhƣ lâu dài là một nhiệm vụ khó khăn, cần đƣợc thực hiện liên tục, có hệ
thống và đồng bộ. Về mặt xã hội, nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ là ngƣời
dân tộc thiểu số cấp xã phải đƣợc đặt trong mối quan hệ với mục tiêu và yêu cầu
phát triển toàn diện con ngƣời vì sự phát triển lâu dài của huyện Mai Sơn nói
riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Về mặt kinh tế, nâng cao chất lƣợng đào tạo cán
bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã phải đƣợc khai thác triệt để với hiệu quả cao
nhất, đồng thời đƣợc phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai cả về số
lƣợng lẫn chất lƣợng phù hợp với năng lực và khả năng bảo đảm của nền kinh tế
tỉnh Sơn La. Việc đáp ứng nhu cầu này đặt ra những thách thức lớn cho các chủ
thể có liên quan. Vì vậy quan tâm đến chất lƣợng đào tạo cán bộ cấp xã của địa
phƣơng nơi sinh sống, nhóm tác giả chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng
cao chất lƣợng đào tạo cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần đẩy
mạnh chất lƣợng đào tạo cán bộ ở địa phƣơng.
2



2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề quản lý đào tạo cán bộ, công chức nói chung, quản lý đào tạo cán
bộ dân tộc thiểu số cấp xã nói riêng đã đƣợc một số nghiên cứu chú ý với các
cách tiếp cận khác nhau.
- Thứ nhất, các nghiên cứu chung về quản lý đào tạo cán bộ, công chức:
Thuộc về nhóm công trình này, có thể nêu một số nghiên cứu đáng chú ý nhƣ:
Công trình nghiên cứu"Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức hiện nay", Tô Từ Hạ, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1998.
Trong bài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức” của Ngô Thành Can đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 8, 2003.
Các công trình nghiên cứu này mặc dù đã trình bày khá chi tiết và đầy đủ
các vấn đề về đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức nhằm hoàn thành các
nhiệm vụ đƣợc giao, nhƣng còn chung chung và chƣa bao quát trên cả nƣớc; còn
chƣa nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý đào tạo cán bộ DTTS cấp xã nói chung.
Tuy nhiên, những quan niệm, định hƣớng về quản lý đào tạo cán bộ, công chức
đƣợc đề cập sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý
đào tạo cán bộ, công chức DTTS cấp xã trên bình diện rộng trên cả nƣớc.
- Thứ hai, các nghiên cứu về quản lý đào tạo cán bộ cấp xã: Một số
nghiên cứu đáng chú ý nhƣ:
Trong bài“Một số biện pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp cơ
sở trong thực thi công vụ” của Ngô Thị Kim Dung đăng trên Tạp chí Quản
lý Nhà nƣớc số 3/2012; … Nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò, đặc điểm của
cán bộ, công chức cấp cơ sở, những yêu cầu đối với quản lý và đào tạo cán
bộ, công chức cấp cơ sở.
- Thứ ba, các nghiên cứu trực tiếp về quản lý đào tạo cán bộ DTTS và cán
bộ DTTS ở cấp xã: Những nghiên cứu về nội dung này khá đa dạng, đã nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ
DTTS, trong đó có cán bộ DTTS ở cấp xã.
Trong bài“Vấn đề đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp

công hoá, hiện đại hoá đất nước”của Bùi Ngọc Diệp đăng trên Tạp chí Giáo
3


dục số 80, năm 2004 đã khẳng định: Vấn đề đào tạo cán bộ DTTS là một nhiệm
vụ cấp bách để tạo ra đội ngũ cán bộ DTTS ngang tầm nhiệm vụ đƣa chính sách,
pháp luật vào cuộc sống, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc. Bài viết cũng luận giải những vấn đề về việc tổ chức đào tạo,
bồi dƣỡng, bảo đảm hiệu quả của đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.
Trong bài“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong
thời kỳ đẩy mạnh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá”của Nguyễn Hữu Ngà đăng
trên Tạp chí Dân tộc học số 3 năm 2005, tiếp cận vấn đề của đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ, công chức DTTS dƣới góc độ vai trò của cán bộ, công chức DTTS đối
với việc xây dựng năng lực quản lý của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị
và tầm quan trọng của địa bàn trọng yếu mà cán bộ, công chức làm việc.
Một số nghiên cứu khác đi sâu đánh giá về kinh nghiệm quản lý đào tạo
cán bộ công chức DTTS ở một số địa phƣơng, nhƣ:
Trong bài“Giáo dục hướng nghiệp tạo nguồn đào tạo cán bộ cấp xã,
phường người dân tộc thiểu sổ ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La”
của Nguyễn Thị Ánh Tuyết đăng trên Tạp chí Giáo dục số 209, năm 2009.
Nghiên cứu này đã tiếp cận theo logic các vấn đề lý luận về đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ DTTS, nhấn mạnh đến vấn đề gắn kết đào tạo với đặc điểm cán bộ
DTTS, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp.
Một số nghiên cứu đã đi vào vấn đề đổi mới công tác quản lý đào tạo cán
bộ DTTS, nhƣ:
Trong bài“Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu
số - thực trạng và giải pháp”, của Ngô Thành Can đăng trên Tạp chí Quản lý
nhà nƣớc, số 11, năm 2004.
Trong bài“Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán
bộ người dân tộc thiểu số”, của Quàng Văn Hùng đăng trên Tạp chí Tổ chức

nhà nƣớc, số 6, năm 2008.
Trong bài“Mô hình đào tạo cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số cho
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, của Phạm Hồng Quang đăng trên Tạp
chí Giáo dục, số 175, năm 2007;…
4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích
Xây dựng hê ̣ gi ải pháp cho việc nâng cao chất lƣợng cán bộ là ngƣời
dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện
nay.
Nhiệm vụ
Một là, làm rõ cơ sở lý luận – thƣ̣c tiễn của viê ̣c phát tri ển nâng cao chất
lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong
điề u kiê ̣n kinh tế thi ̣trƣờng, hô ̣i nhâ ̣p quố c tế và đổ i mới hê ̣ thố ng chiń h tri
. ̣
Hai là, đánh giá thực trạng chất lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số
cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội,
thách thức, những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong chất lƣợng
cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong giai
đoạn hiện nay.
Ba là, đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc
thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Đề tài nghiên cứu chất lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu
số cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Nghiên cứu chất lƣợng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp
xã.

+ Không gian: Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
+ Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay (5 năm gần nhất).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này, nhóm tác giả chúng tôi sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp: Phƣơng pháp luận của CNDVBC và CNDVLS, phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, quan sát thống kê, tổng kết thực tiễn.
Nhằm thu thập thông tin, đánh giá đúng thực trạng và đƣa ra các giải pháp cơ
bản phù hợp với tình hình năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ dân tộc thiểu số
5


cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
6. Đóng góp của đề tài.
Làm rõ đƣợc thực trạng chất lƣợng cán bộ là ngƣời DTTS cấp xã ở huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn - Sơn La.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục đề tài
gồm 2 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lƣợng cán bộ là ngƣời
dân tộc thiểu số cấp xã ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
là ngƣời dân tộc thiếu số cấp xã ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ
LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH

SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Khái niệm và đặc điểm cán bộ cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ và cán bộ cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Theo các nhà nghiên cứu, thuật ngữ “cán bộ” bắt nguồn từ tiếng Trung
Quốc, đƣợc du nhập vào nƣớc ta khá sớm, đƣợc sử dụng phổ biến vào thời kì
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Thoạt đầu, thuật ngữ cán bộ
đƣợc dùng nhiều trong quân đội, để phân biệt giữa ngƣời chiến sĩ với ngƣời lãnh
đạo các cấp trong quân đội; sau đó, thuật ngữ cán bộ đƣợc dùng để chỉ tất cả
những ngƣời thoát li khỏi nông nghiệp để hoạt động kháng chiến.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của
Đảng của chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình
hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách
cho đúng”. [4]
Trong giai đoạn hiện nay, quan niệm về cán bộ đƣợc mở rộng hơn, bao
gồm: tất cả những ngƣời đƣợc bầu cử vào các cơ quan Nhà nƣớc, Đảng, đoàn
thể, những ngƣời đƣợc bổ nhiệm một công tác quản lí hoặc đƣợc giao một công
tác chuyên môn nào đó (cán bộ giảng dạy, các bộ khoa học kĩ thuật…), cán bộ
khung từ tiểu đội trƣởng trở lên trong lực lƣợng vũ trang.
Nhƣ vậy, quan niệm về cán bộ cho đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Các ý kiến đó thông thƣờng đƣợc hình thành từ cách nhìn trực tiếp đối với từng
loại cán bộ, theo phƣơng pháp liệt kê các tiêu chí hoặc theo cảm tính nên chƣa
phản ánh đƣợc một cách đầy đủ về khái niệm cán bộ.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Cán bộ là ngƣời làm công tác có nghiệp vụ
chuyên môn trong cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời làm công tác có chức vụ một cơ
quan, một tổ chức. [20, tr.109]
7


Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công

chức nhƣ sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nƣớc, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ
ngân sách nhà nƣớc.
Cán bộ bao gồm:
Cán bộ ở Trung ƣơng, tỉnh, huyện – những ngƣời do bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm; làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ
quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng, tỉnh, huyện.
Cán bộ chuyên trách cấp xã.
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ cấp xã
Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức
chính trị – xã hội.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật
Cán bộ, công chức đã đƣợc Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13
tháng 11 năm 2008. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy;
b,Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e, Bí thƣ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
f, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phƣờng, thị trấn
có hoạt động nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt
Nam)
8



h, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
* Chất lượng cán bộ cấp xã
Chất lƣợng là một phạm trù trừu tƣợng, nó mang tính chất định tính và
khó định lƣợng, chúng ta không thể cân đo đong đếm đƣợc. Dƣới mỗi cách tiếp
cận khác nhau thì quan niệm về chất lƣợng cũng khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt, chất lƣợng đƣợc xem là: “Cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của mỗi con ngƣời, một sự vật, một sự việc” [20, tr.144]. Đây là cách
đánh giá một con ngƣời, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc
lập của nó.
Theo một cách hiểu khác thì: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu
thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương
đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách
quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết
các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao
quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật [20].
Nhƣ vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng đào tạo
cán bộ cấp xã, có thể hiểu chất lƣợng của đội ngũ cán bộ là khả năng giải quyết
các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức,
cá nhân về cung ứng các dịch vụ hành chính. Tiêu chí để đánh giá chất lƣợng
cán bộ cũng đa dạng: Có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định về
thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lƣờng về mức độ thỏa mãn của
ngƣời dân khi hƣởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, nhƣ sự
hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của
ngƣời dân…
Chất lƣợng đội ngũ cán bộ đƣợc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của đội ngũ
cán bộ, là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ,năng lực, phẩm chất đạo
đức… của những ngƣời cán bộ theo những tiêu chí nhất định đối với từng ngành
nghề riêng biệt. Để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, cần nói tới chất lƣợng của

mỗi cán bộ vì mỗi cán bộ là một phần, một bộ phận của đội ngũ cán bộ.
Chất lƣợng cán bộ là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí
9


tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin,
năng lực, luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và khả năng thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ đƣợc giao. Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc yêu cầu chất lƣợng
đối với cán bộ ngày càng cao, đòi hỏi ngƣời cán bộ không những có trình độ,
phẩm chất theo tiêu chuẩn cán bộ mà còn phải gƣơng mẫu, đi tiên phong về lý
luận và thực tiễn, có tinh thần kỷ luật rất cao, có tƣ duy khoa học, lý luận sắc
bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn gắn bó với tập thể, với
cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ
năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt, đồng thời luôn chấp hành nghiêm
chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.
Chất lƣợng của cán bộ cấp xã ngoài những yếu tố nêu trên còn phụthuộc
vào cơ cấu đội ngũ cán bộ, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam và nữ,
giữa công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.
Mỗi cán bộ không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một chỉnh
thể thống nhất của cả đội ngũ cán bộ. Vì vậy quan niệm chất lƣợng đội ngũ cán
bộ phải đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lƣợng của từng cán bộ
với chất lƣợng của cả đội ngũ. Bên cạnh đó cũng cần phải giải quyết tốt mối
quan hệ giữa chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ cán bộ. Chỉ khi nào hai mặt này có
quan hệ hài hòa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ.
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp
xã là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ cấp xã, thể hiện qua phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất
lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức cũng như
cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ công chức bảo đảm
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã.

Nâng cao chất lƣợng cán bộ cấp xã là tổng thể các hình thức, phƣơng
pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng từng cán
bộ đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cán bộ cho sự phát triển kinh tế- xã hội
trong từng giai đoạn phát triển. Nâng cao chất lƣợng cán bộ là một yếu tố vô
cùng quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân trong mỗi ngƣời cán bộ. Bên
10


cạnh thể lực, trí lực thì chất lƣợng nguồn cán bộ còn phản ánh tác phong, thái
độ, ý thức làm việc của ngƣời cán bộ.
Nhƣ vậy, nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã chính là việc hoàn thiện
những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu lao động của đội
ngũ cán bộ cấp xã, đồng thời cải thiện những mặt còn yếu kém trong năng lực,
phẩm chất của đội ngũ cán bộ sao cho quy mô, tỷ trọng cán bộ vừa đủ, tận dụng
tối đa năng suất lao động, không thừa, không thiếu và trình độ của người cán bộ
thì đáp ứng tốt yêu cầu của từng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi
trường làm việc, đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần của người cán bộ luôn được
duy trì ở trạng thái tốt nhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì công việc.
1.1.2. Đặc điểm của cán bộ cấp xã
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những ngƣời gần dân, sát dân,
biết dân, trực tiếp triển khai đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nƣớc vào dân, gắn bó với nhân dân.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính ổn định thấp hơn so với
cán bộ, công chức nhà nƣớc cấp trên.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính chuyên môn hóa thấp,
kiêm nghiệm nhiều.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là ngƣời đại diện cho quần chúng
nhân dân lao động ở cơ sở. Vì vậy cán bộ, công chức luôn bám sát dân, gần dân,
lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến hành
công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là ngƣời trực tiếp giải quyết tất
cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nƣớc với nhân dân.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những ngƣời xuất phát từ cơ
sở (ngƣời của địa phƣơng), họ vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là
ngƣời đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, giải quyết
các công việc của nhà nƣớc. Do đó xét ở khía cạnh nào đó cán bộ,công chức cấp
xã bị chi phối, ảnh hƣởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê,
11


những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phƣơng, của dòng họ.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dân bầu ra (có nơi chiếm
60%) chính vì vậy số lƣợng thƣờng xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhân
dân lại bầu ra những đại diện mới.
- Cán bộ, công chức cấp xã cả nƣớc hiện nay rất đông (gần bằng số lƣợng
cán bộ, công chức hành chính của trung ƣơng và 63 tỉnh thành cộng lại). Tuy
nhiên về chất lƣợng lại rất yếu, độ tuổi tƣơng đối già, chính vì vậy nó là những
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao.
1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Mai Sơn
Trong điều kiện có tính đặc thù của huyện Mai Sơn việc làm rõ những
điều kiện về địa lý tự nhiên, văn hóa - xã hội có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây
là căn cứ quan trọng để huyện xây dựng chủ trƣơng chính sách phát triển đội
ngũ cán bộ công chức ngƣời dân tộc thiểu số của huyện nói riêng.
1.2.1. Vị trí, địa giới
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách
trung tâm tỉnh 30 km về phía Bắc. Là trung tâm công nghiệp và là huyện trọng
điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn La - Mai
Sơn - Mƣờng La.
Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng,

lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển, trung bình
khoảng 800 m - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc
theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hƣớng Tây Bắc - Tây Nam,
tạo ra nhiều tiểu vùng với các ƣu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế
đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con
suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m - 1200m so
với mực nƣớc biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm
các khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm,
Chiềng Nơi...; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so
với mực nƣớc biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng
bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công
12


nghiệp..., phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6: xã Cò Nòi thị trấn Hát Lót, xã
Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung...
Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc;
từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Mƣờng La,
thành phố Sơn La. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối. Phía Đông giáp huyện
Yên Châu, ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối; giáp huyện Bắc Yên với ranh
giới là dòng Sông Đà (chảy qua hai xã Chiềng Chăn và Tà Hộc).Phía Tây giáp
huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối.Phía
Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào). Ranh giới chủ yếu
là đồi núi, khe suối, với chiều dài dƣờng biên giới 6,4 km.Huyện lỵ đóng tại thị
trấn Hát Lót. Từ TP. Sơn La đến huyện lỵ đi theo đƣờng Quốc lộ 6, dài khoảng
30 km. Từ Hà Nội đến huyện lỵ có hai tuyến đƣờng: Tuyến Quốc lộ 6 (đƣờng
41 ngày xƣa) dài khoảng 270 km, hƣớng về Hà Nội qua các huyện Yên Châu,
Mộc Châu...; tuyến đƣờng 113A (tức đƣờng 13) đi qua huyện Bắc yên, Phù Yên
sang tỉnh Yên Bái về Hà Nội dài khoảng 370 km.Mai Sơn rộng 1410,3 km² và
có 112,8 nghìn ngƣời (dân số khu vực thành thị chiếm 8,4%). Có nhiều dân tộc

cộng cƣ sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu là ngƣời Thái (Việt Nam) chiếm
55,62%, ngƣời Kinh 30,53%, ngƣời Mông 7,42%, ngƣời Xinh Mun 3,23%,
ngƣời Khơ Mú 2,49%; ngƣời Mƣờng 0,65%).
Mai Sơn bao gồm 21 xã (Xã Hát Lót, Mƣờng Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung,
Mƣờng Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng
Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mƣờng Chanh, Chiềng Chung, Nà
Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Lƣơng).
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình
Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, phức tạp núi đá cao xen lẫn đồi,
thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình 800 – 850 m so với
mực nƣớc biển, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi chạy theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam và dãy chạy theo hƣớng Tây Bắc - Tây Nam, bao gồm các dạng địa
hình chính:
13


- Địa hình núi cao và dốc: Chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các dãy
núi cao, độ cao trung bình 1000 - 1200 m so với mực nƣớc biển. Phân bố ở phía
Đông Bắc và Tây nam của huyện bao gồm khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng
Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm,...
- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500 - 700m so với mực
nƣớc biển, phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, có
các phiêng bãi tƣơng đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công
nghiệp,... Phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6 thuộc khu vực các xã nhƣ: Chiềng
Mung, Chiềng Mai, Hát Lót, Nà Bó, Cò Nòi, Chiềng Sung,...
Nhìn chung địa hình của huyện phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát
triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên
Nà Sản có nhiều ƣu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập
trung theo hƣớng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây rau màu, và phát triển chăn nuôi,...

1.2.2.2. Khí hậu, thời tiết
Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc
đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,3℃.
Tổng lƣợng mƣa bình quân 107,4 mm/năm, mƣa tập trung vào các tháng
6,7,8 với lƣợng mƣa chiếm 76% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa
nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lƣợng mƣa cả năm, tổng số ngày mƣa 145 ngày. Độ ẩm
trung bình là 80,1%. Tổng số giờ nắng 1.978,2 giờ.
1.2.2.3. Thuỷ văn
Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn
có hệ thống suối thuộc lƣu vực sông Đà và sông Mã nhƣ: Nậm Pàn, Nậm Quét,
Nậm Le, Suối Hộc,,...với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ
khác, mật độ sông suối khoảng 0,7 km.
Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có
lƣu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lƣu vực lớn đã
14


tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lƣu lƣợng nƣớc giữa hai mùa chênh
lệch lớn. Mùa cạn kiệt nƣớc trùng với mùa khô lƣu lƣợng nƣớc nhỏ. Mùa lũ
trùng với mùa mƣa lƣu lƣợng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy cao, lƣợng nƣớc
tập trung thƣờng gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và đời sống
nhân dân.
1.2.2.4 Các nguồn tài nguyên
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,6 ha. Theo kết quả tổng hợp
từ bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện có các loại đất
chính sau:
Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất: bao gồm hầu hết ở vùng đồi
núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp,

cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
tổng quỹ đất với 43,50%.
Đất nâu đỏ trên đá vôi: Có diện tích khoảng 26.394 ha, chiếm 18,50%
tổng quỹ đất. - Đất vàng đỏ trên đá sét: Có diện tích khoảng 30.531 ha, chiếm
21,40% tổng quỹ đất. - Đất Feralit mùn vàng trên đá cát: Có diện tích khoảng
7.990 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất.
Đất phù sa ngòi suối: Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét,
Nậm Le,…Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các UBND
huyện Mai Sơn Báo cáo thuyết minh tổng hợp KHSD đất năm 2018 8 loại cây ăn
quả. Có diện tích khoảng 2.568 ha, chiếm 1,80% diện tích tổng quỹ đất.
Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này
thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,… Có diện tích khoảng 9.516
ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình
đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dƣỡng nhƣ:
Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magiê trong đất có hàm lƣợng trung bình. Do đa phần
đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú
trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh
dƣỡng đất.
15


Việc khai thác nguồn nƣớc mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nƣớc tƣới cho cây
trồng. Nƣớc sinh hoạt của nhân dân chủ yếu đƣợc khai thác thông qua hệ thống
cấp nƣớc tự chảy. Nhìn chung nƣớc sông, suối là nguồn nƣớc chính dùng cho
sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 55.878,81 ha chiếm tới
39,17% tổng DTĐTN, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và
rừng kinh tế có giá trị hàng hoá cao. Tài nguyên rừng Mai Sơn khá phong phú,

có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Thực vật có nhiều loài cây quý
hiếm nhƣ: nghiến, lát,…các loài tre trúc và dƣợc liệu. Động vật có các loài
nhím, sóc, khỉ, các loài bò sát nhƣ trăn, rắn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên
một quần thể sinh học đa dạng.
Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre
nứa và rừng hỗn giao trữ lƣợng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ
lƣợng lớn và chất lƣợng rừng tƣơng đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ:
Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa
hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất
hạn chế.
Khoáng sản của Mai Sơn tài liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Sơn La đánh
giá là vùng có khoáng sản đa dạng, phong phú nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ,
trữ lƣợng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa
đƣờng giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau:
Vàng sa khoáng ở Chiềng Lƣơng, Chiềng Chung, Mƣờng Chanh trữ
lƣợng không lớn. Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tƣơng đối rộng, điều kiện
khai thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ mỏ đá vôi Nà Pát, đất
sét ở Mƣờng Chanh có thể sản xuất gốm,....Mỏ Đồng ở Chiềng Chung. Ngoài ra
trên địa bàn còn có trên 1.000 ha núi đá có thể khai thác làm nguyên vật liệu xây
dựng, làm đƣờng giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.
Mai Sơn là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm trong lịch sử. Thời
Hùng Vƣơng, Mai Sơn thuộc bộ Tân Hƣng, đời Lý thuộc châu Lâm Tây, đời
16


Trần thuộc trấn Đà Giang, đời Lê thuộc châu Thái, đời nhà Nguyễn gọi là vùng
Thập Châu thuộc phủ Hƣng Hoá.
Trong quá trình đấu tranh giữ nƣớc, trải qua các giai đoạn thăng trầm của
lịch sử nhân dân các dân tộc (dân tộc Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Sinh Mun)
luôn sinh sống đoàn kết, gắn bó đùm bọc cùng nhau xây dựng bảo vệ quê

hƣơng. Đến nay mỗi dân tộc vẫn giữ đƣợc các nét đặc trƣng riêng trong đời sống
văn hoá truyền thống, làm phong phú, đa dạng thêm bản sắc dân tộc. Đến nay
đồng bào vẫn bảo tồn và lƣu giữ đƣợc các điệu múa, hát và các hoạt động văn
hoá truyền thống nhƣ: “Tiếng hát làm dâu”, điệu múa “Tăng bu, Hƣơn mạy”,
ném còn, bắn nỏ,... Bảo tồn các di sản văn hoá nhƣ khu căn cứ cách mạng
Mƣờng Chanh, tƣợng đài chiến thắng ngã 3 Cò Nòi, di tích gốc me,...
1.2.3. Điều kiện kinh tế-xã hội
* Đặc điểm về dân cư:
Theo số liệu thống kê năm 2016 dân số toàn huyện là 160.050 nhân khẩu,
37.026 hộ, trong đó khu vực thành thị chiếm 11,28%. Mật độ dân số bình quân
toàn huyện là 113 ngƣời/km2 , nhƣng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị
trấn (bình quân 1.272 ngƣời/km2 ).
Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chính cùng chung sống, bao gồm: dân
tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,62% dân số toàn huyện; dân tộc Mông
chiếm 7,42%; dân tộc Kinh chiếm 30,53%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%; dân
tộc Mƣờng chiếm 0,65%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%. Tỷ lệ gia tăng dân số
năm 2017 là 1,35%.
*Lao động - việc làm
Theo số liệu thống kê, năm 2017 dân số trong độ tuổi lao động của Mai
Sơn có khoảng 65.255 lao động, chiếm 41,83% tổng số dân, trong đó lao động
trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 78,03%, công nghiệp và xây dựng
chiếm 4,75%, dịch vụ 17,22%.
Nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lƣợng lao động phân bố
không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Chất lƣợng nguồn lao động
nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chiếm 18,17%
17


tổng số lao động, 81,83% số lao động còn lại chƣa qua đào tạo.
Trong thời gian tới nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

của huyện trong việc tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá, thì việc đào tạo nâng
cao chất lƣợng trình độ ngƣời lao động cần đƣợc quan tâm chú trọng đầu tƣ, đây
là một vấn đề quan trọng để thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển.
*Về y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đƣợc quan tâm, chất lƣợng
khám, chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng cao; duy trì thực hiện có hiệu quả các
chƣơng trình y tế quốc gia, công tác y tế dự phòng; làm tốt công tác phòng
chống bệnh dại, sốt xuất huyết và chân tay miệng không để dịch bùng phát lây
lan trên địa bàn. Trong năm, tiếp nhận và khám chữa bệnh cho 203.468 lƣợt
ngƣời, tăng 10,2% so với năm 2016; số bác sĩ/một vạn dân 5,8 ngƣời đạt 100%;
số giƣờng bệnh/một vạn dân 21,5 giƣờng đạt 97,3%; tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em
dƣới 5 tuổi 20,8% đạt 100%.
Có thêm 03 xã (Nà Bó, Chiềng Ve, Chiềng Mai) đƣợc công nhận đạt
chuẩn các tiêu chí Quốc gia về y tế, lũy kế toàn huyện có 18 xã, thị trấn đƣợc
công nhận. Triển khai kế hoạch phát triển y, dƣợc cổ truyền đến năm 2020, kế
hoạch triển khai Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai
đoạn 2016-2020. Kiểm tra việc kinh doanh thuốc tân dƣợc và hành nghề y tƣ
nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn theo kế hoạch.
Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình; mức giảm sinh 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,33%; thực
hiện tốt mô hình giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Duy trì thực
hiện có hiệu quả mô hình sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh.
*Về giáo dục đào tạo
Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo
dục tiểu học - xoá mù chữ, giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo tiểu học
đúng độ tuổi và kết quả phổ cập giáo dục THCS; tập trung chỉ đạo các nhà
trƣờng xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch; duy trì và giữ vững
trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, có thêm 08 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc
18



gia (đạt 133,33% kế hoạch), luỹ kế toàn huyện có 36 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia
(trong đó có 04 trƣờng đạt chuẩn mức độ 2). Thực hiện tốt chủ trƣơng ghép các
lớp học ở điểm trƣờng lẻ về điểm trung tâm, đã thực hiện đƣợc 06 điểm trƣờng
với 07 lớp. Triển khai xây dựng trƣờng lớp học theo chƣơng trình kiên cố hóa
trƣờng lớp học. Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động dạy và học gắn với cuộc vận
động và các phong trào thi đua. Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2016-2017: Bậc
mầm non 100% trẻ em đến lớp đƣợc đánh giá theo 5 mặt giáo dục và đạt chuẩn
các lĩnh vực phát triển từ 92,2% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình
tiểu học đạt 99,1%; tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,8%; tốt nghiệp THPT 97,3%;
tốt nghiệp GDTX 98,5%. Chỉ đạo các trƣờng có học sinh bán trú tổ chức nấu ăn
tập trung cho học sinh theo quy định; triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
2017- 2018; triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm chấn chỉnh các nhà
trƣờng trên địa bàn trong việc lạm thu, chi các khoản thu ngoài quy định của
Nhà nƣớc.
*Về văn hóa – xã hội
Là một huyện miền núi có nhiều dân tộc chung sống với các phong tục tập
quán khác nhau vì vậy có rất nhiều hình thái quần tụ dân cƣ, phổ biến nhất là
hình thái làng bản. Quy mô làng bản phụ thuộc vào điều kiện sinh sống của các
dân tộc, bình quân từ 50 - 70 hộ. Một số dân tộc có tập quán làm nhà ở trên núi
cao hoặc ở các khu vực vùng sâu, gần với nơi có đất sản xuất. Trong những năm
gần đây, do sức ép về phát triển sản xuất hàng hoá và nhu cầu tách hộ giãn bản,
một số hộ đã lập trang trại, dựng nhà ở ngay tại các khu sản xuất, hình thành các
bản làng với quy mô nhỏ. Vì vậy hình thái và sự phân bố các khu dân cƣ rất đa
dạng, khó xác định đƣợc ranh giới khu dân cƣ. Cơ sở hạ tầng một số địa bàn dân
cƣ nông thôn đều thiếu thốn, lạc hậu. Tình trạng không có đƣờng ô tô, điện lƣới,
không đủ trƣờng học, chợ... ở các khu dân cƣ vẫn còn ở vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới và vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời.
Việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do
đặc thù địa hình miền núi và đầu tƣ chƣa đồng bộ, khả năng khai thác sử dụng

các tuyến đƣờng còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại, giao lƣu, trao
19


đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phƣơng. Trên địa bàn huyện có hai loại hình giao thông đặc trƣng là đƣờng
bộ và đƣờng thuỷ.
Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến (QL6, QL 37, QL4G; QL6C) với
tổng chiều dài 85 km. Đây là các trục đƣờng quan trọng nối các trung tâm kinh
tế, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và
cả vùng Tây Bắc. Trong đó tuyến Quốc lộ 37 dài 50 km (từ xã Cò Nòi đến xã
Phiêng Cằm) hiện đang đƣợc nâng cấp đóng góp phần không nhỏ cho việc giao
lƣu và trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Tỉnh lộ: có 4 tuyến (TL 110; 117; 113) nối liền các trung tâm kinh tế, văn
hoá của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 92 km. Trong đó Tỉnh lộ
103 dài 8 km (từ Cò Nòi đến Yên Châu), Tỉnh lộ 110 dài 30 km (từ QL 6 đến
cảng Tà Hộc), tỉnh lộ 117 dài 4 km (từ xã Mƣờng Chanh đến TP Sơn La). Tỉnh
lộ 113 (Nà Ớt - Phiêng Cằm). Hầu hết các tuyến đƣờng tỉnh lộ là đƣờng cấp V
miền núi chất lƣợng còn xấu, bề mặt nhỏ hẹp. Sự thông suốt giao lƣu trao đổi
hàng hoá còn hạn chế.
Đƣờng huyện, xã, đô thị: Tổng chiều dài gần 544 km, với 143 tuyến
đƣờng bao gồm các tuyến đƣờng nối mạng giao thông tỉnh lộ, quốc lộ tới các
trung tâm xã. Tuy chất lƣợng còn kém chủ yếu là đƣờng đất, nhƣng hệ thống
giao thông trên địa bàn huyện thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp, vì vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều hành công việc, giao lƣu trao đổi hàng hoá, phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Đƣờng xã, bản bao gồm các hệ thống đƣờng nối các bản, các điểm kinh
tế, các điểm tái định cƣ, các vùng nguyên liệu mía đƣờng, sắn... luôn đƣợc tu
sửa, mở mới. Đến nay có 100% số xã thị trấn trên địa bàn có đƣờng ô tô đến các
bản, vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá, phát

triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Cùng với hệ thống giao thông đƣờng bộ, Mai Sơn còn khoảng 25 km
đƣờng sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống đƣờng thuỷ đã
giúp cho nhân dân vùng dọc sông trao đổi các nông sản, hàng hoá với bên ngoài
20


rất kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình hồ chứa việc giao
lƣu vùng lòng hồ với các trung tâm kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt khác giao
thông đƣờng thuỷ mới hình thành và phát triển và do hệ thống kho tàng, bến bãi,
thiết bị bốc xếp còn thiếu và chƣa đồng bộ nên hiệu quả khai thác còn thấp, khối
lƣợng vận chuyển nhỏ, phân tán.
Mai Sơn có sân bay Nà Sản, đây là sân bay nhỏ, trƣớc đây sử dụng vào
mục đích quân sự. Năm 1994 đƣợc đầu tƣ cải tạo, sửa chữa để phục vụ vận
chuyển hành khách tuyến Hà Nội - Nà Sản - Điện Biên, năng lực vận chuyển
20.000 lƣợt hành khách /năm, hiện đang trong giai đoạn nâng cấp sửa chữa.
*Về kinh tế
Mai Sơn là m ột huyê ̣n miề n núi c ủa tỉnh Sơn La. Huyện có nhiề u điề u
kiê ̣n để phát triể n kinh tế theo hƣớng đa d ạng hóa ngành nghề . Tâ ̣p trung khai
thác hiệu quả nh ững lơ ̣i thế trên , nhƣ̃ng năm qua , kinh tế của Mai Sơn có nhiề u
chuyể n biế n tić h cƣ̣ c, đạt mức tăng trƣởng khá , đời số ng nhân dân tƣ̀ng bƣớc
đƣơ ̣c cải thiê ̣n .Mai Sơn đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc trƣng: Vùng kinh tế
dọc Quốc lộ 6; kinh tế dọc Quốc lộ 4G; kinh tế vùng lòng hồ Sông Đà; kinh tế
vùng cao, biên giới. Với diê ̣n tić h đấ t đồ i khá lớn nên nông nghiê ̣p đƣơ ̣c xác
đinh
̣ là ngành kinh tế giƣ̃ vai trò chủ đa ̣o của huyê ̣n Mai Sơn, chiế m tỷ tro ̣ng cao
trong GDP. Mai Sơn đã phát huy mo ̣i nguồ n lƣ̣c , chuyể n dich
̣ cơ cấ u cây trồ ng
theo hƣớng tích cƣ̣c , thực hiện chủ trƣơng “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số

899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ và Đề án “Phát triển và
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm
2020”. Huyện đã ổn định phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung,
có lợi thế. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.935,9 tỷ đồng,
tăng 6,7% so với 2013, giá trị sản xuất trên một ha đạt 40 triệu đồng.
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của địa phƣơng. Kinh tế lâm nghiệp đã
có những bƣớc phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói
giảm nghèo. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của
ngƣời lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp
21


×