Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

De cuong hoc phan phat trien cong dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.29 KB, 12 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Mã số mô đun: MĐ19
Thời gian mô đun: 180 giờ

(Lý thuyết: 53 giờ; Thực hành: 127 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí mô đun phát triển cộng đồng là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt
buộc quan trọng của chương trình đào tạo trung cấp nghề Công tác xã hội liên quan tới
trang bị nghiệp vụ của tác viên cộng đồng.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Kiến thức:
+ Hiểu được các khái niệm cơ bản về phát triển cộng đồng.
+ Các nguyên tắc làm việc với cộng đồng.
+ Vai trò của tác viên cộng đồng.
+ Hiểu thế nào là dự án và xây dựng, quản lý dự án phát triển cộng đồng.
- Kỹ năng:
+ Tổ chức họp dân để huy động nguồn lực và xác định vấn đề ưu tiên.
+ Phân tích tình hình cộng đồng.
+ Sử dụng các phương pháp PRA.
+ Xây dựng dự án phát triển cộng đồng.
+ Tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ cộng đồng.
- Thái độ: Cảm thông với những cộng đồng đói nghèo và mong muốn cùng người dân
phát huy năng lực xây dựng xã hội tốt đẹp
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số
TT
A


1

Tên các bài trong mô đun
Tổng
số
Lý thuyết về phát triển cộng đồng
70
Những vấn đề cơ bản của phát triển cộng
23
đồng
Khái niệm
1
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của
1
phát triển cộng đồng
Đặc điểm phát triển cộng đồng tại Việt nam
1
Quan điểm, nguyên tắc hành động trong
2

Thời gian

Thực
thuyết hành
35
30
13
9
1
1

1
2

Kiểm
tra
5
1


2

3

4

B
1
2
3

phát triển cộng đồng
Giới và phát triển cộng đồng
Tiến trình phát triển cộng đồng
Vai trò, phẩm chất của tác viên cộng đồng
Tổ chức các hình thức hoạt động trong
phát triển cộng đồng
Khái niệm và tiến trình tổ chức cộng đồng
Tuyên truyền, vận động trong cộng đồng
Phát triển năng lực tự quản trong cộng đồng
Phương pháp đánh giá cộng đồng có sự

tham gia (PRA)
Cơ sở, nguyên tắc của phương pháp
Một số phương pháp đánh giá
Dự án và quản lý dự án.
Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự
án:
Các bước, chu trình quản lý dự án
Xét đề nghị dự án
Thực hành Phát triển cộng đồng
Hướng dẫn quy trình và yêu cầu thực hành
Thực hành các kỹ năng
Tổ chức các hoạt động:
- Xâm nhập, tìm hiểu cộng đồng
- Phân tích điểm mạnh và những vấn đề
cộng đồng quan tâm cần giải quyết.
- Tổ chức các cuộc họp dân để xác định vấn
đề ưu tiên, huy động nguồn lực
- Lập một dự án nhỏ triển khai hỗ trợ cộng
đồng.
- Xây dựng các nhóm nòng cốt
- Triển khai hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
- Tổ chức tập huấn chuyên đề nâng cao nhận
thức của người dân.
-Tổ chức báo cáo kết quả hoạt động phát
triển cộng đồng trước cộng đồng
- Lượng giá kết quả hỗ trợ cộng đồng.
- Viết báo cáo
Tổng cộng

4

9
5
11

2
4
2
6

2
5
2
4

1
1

3
4
4
16

3
2
1
8

2
2
6


1
2

3
13
20
4

3
5
8
2

6
11
2

8
8
110
10
21
79
9
5

3
3
15

10
1
4
1

6

1

5
4
90
20
70
8
5

6

5
26
6

5
25
6

5
5
6

180

1
5
5

5

6
1

2
1

5
5
1
50

2. Nội dung chi tiết:
Phần A: Lý thuyết về phát triển cộng đồng
Bài 1: Những vấn đề cơ bản của phát triển cộng đồng

120

5
10


Mục tiêu:

- Kiến thức:
+ Nắm vững khái niệm phát triển, phát triển cộng đồng và đặc điểm phát triển
cộng đồng ở Việt Nam.
+ Nắm rõ mục tiêu, nguyên tắc phát triển cộng đồng, tiến trình phát triển cộng
đồng.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được các nguyên tắc và tuân thủ theo tiến trình trong phát triển cộng
đồng.
- Thái độ:
+ Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tin tưởng vào sự thay đổi của cộng đồng.
+ Có quan điểm giới trong phát triển cộng đồng.
Nội dung:
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm phát triển
1.2.Khái niệm phát triển cộng đồng
2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khoa về
phát triển cộng đồng
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển
2.2. Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghề
nghiệp
2.3. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam
3. Đặc điểm phát triển cộng đồng tại Việt Nam
3.1. Hội Phụ nữ với phát triển cộng đồng
3.2. Đoàn TN với phát triển cộng đồng
3.3. Các tổ chức dân sự xã hội khác
3.4. Sự phối hợp với các tổ chức dân sự xã hội
4. Quan điểm, nguyên tắc hành động trong phát triển cộng
đồng
4.1. Quan điểm định hướng trong phát triển cộng đồng
- Lấy dân làm gốc

- Phát triển bền vững
- Tăng năng lực và tăng quyền lực cho người dân
- Nghiên cứu, vận dụng phù hợp thực tiễn
4.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng
- Dựa vào chuyển biến xã hội để đạt sự cải thiện về

Thời gian: 1 giờ
Thời gian: 1 giờ

Thời gian: 1
giờ

Thời gian: 2
giờ


vật chất và tinh thần
- Củng cố cac thiết chế xã hội
- Tạo cơ hội cho sự tham gia tối đa của người dân.
- Đẩy mạnh công bằng xã hội
4.3. Nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng
- Bắt đầu từ nhu cầu và khả năng của người dân
- Tin tưởng vào khả năng thay đổi của cộng đồng
- Đáp ứng các nhu cầu bức xúc của cộng đồng
- Đối tượng ưu tiên là nhóm yếu thế
- Dân chủ
- Quyền tự quyết chất lượng là của cộng đồng
- Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ
- Cung cấp nhiều cơ hội để người dân giúp đỡ lẫn
nhau

- Giải quyết các xung đột
- Hỗ trợ chỉ mang tính xúc tác
5. Giới và phát triển
5.1. Nguyên tắc và thực hành giới trong phát triển cộng
đồng
Thời gian: 4
- Phụ nữ và nam giới có các vai trò truyền thống
trong xã hội Việt nam
- Phụ nữ đóng góp cho phát triển cộng đồng tại Việt
nam
- Mô hình phụ nữ quốc tế trong phát triển cộng đồng
- Mô hình phụ nữ Việt nam trong phát triển cộng
đồng
5.2. Khuyến khích nam giới, phụ nữ và trẻ em
tham gia phát triển cộng đồng
- Đạt được sự hỗ trợ của nam giới trong việc đưa phụ
nữ và trẻ em vào quá trình phát triển cộng đồng
- Đảm bảo sự an toàn của tất cả những người tham
gia và không bị kỳ thị và đối xử tiêu cực trong quá trình
phát triển cộng đồng
- Đảm phụ nữ và trẻ em được tham gia
- Hỗ trợ những phụ nữ và trẻ em vùng xa và dễ tổn
thương được tham gia
6. Tiến trình phát triển cộng đồng
6.1. Tìm hiểu phân tích cộng đồng
Thời gian: 9 giờ
6.2. Thức tỉnh cộng đồng
6.3. Tăng năng lực cho cộng đồng
6.4. Phát triển năng lực tự quản
7. Vai trò, phẩm chất của tác viên cộng đồng

Thời gian: 4 giờ
7.1. Vai trò
- Người xúc tác
- Người biện hộ


- Người nghiên cứu
- Người huấn luyện
- Người vạch kế hoạch
- Tuyên truyền, vận động quần chúng
7.2. Phẩm chất
- Năng lực
- Trung thực
- Hòa đồng
- Khiêm tốn
- Khách quan đạo đức trong sáng.
- Kiểm tra: Lý thuyết

Thời gian: 1 giờ

Bài 2: Tổ chức các hình thức hoạt động trong phát triển cộng đồng

Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Học sinh hiểu được tiến trình trong tổ chức cộng đồng và được trang bị một số
kỹ năng trong làm việc với cộng đồng.
- Kỹ năng:
+ Phát hiện và sử dụng nhóm nòng cốt trong phát triển cộng đồng.
+ Xây dựng và lập dự án phát triển cộng đồng.
- Thái độ:

+ Tạo cơ hội cho người nghèo và phụ nữ tham gia bình đẳng trong những công việc
của cộng đồng..
Nội dung:

1. Khái niệm và tiến trình tổ chức cộng đồng
1.1. Khái niệm tổ chức cộng đồng
1.2. Tiến trình tổ chức cộng đồng
- Lựa chọn cộng đồng

Thời gian: 3 giờ


- Tìm hiểu cộng đồng
- Hội nhập cộng đồng
- Xác định các tổ chức dựa vào cộng đồng
- Nhận diện và bồi dưỡng lãnh đạo cộng đồng
- Thành lập nhóm nòng cốt
- Thành lập ban điều hành
- Phát hiện các tổ chức trong cộng đồng
- Huy động nguồn lực
- Lượng giá
- Kết thúc và lập kế hoạch cho dự án tương lai
2. Tuyên truyền, vận động trong cộng đồng

Thời gian: 4 giờ

2.1. Các hình thức tuyên truyền vận động
2.2. Các kỹ năng
- Sử dụng phương tiện giao tiếp
- Tạo dựng mối quan hệ với các thông tin đại chúng

- Vận động xây dựng quỹ cộng đồng
3. Phát triển năng lực tự quản trong cộng đồng

Thời gian: 3 giờ

3.1. Nét đặc trưng của tính tự quản cộng đồng
3.2. Các năng lực tự quản cộng đồng
3.3. Vai trò của phụ nữ trong tự quản cộng đồng
3.4. Kiểm tra: Lý thuyết

Thời gian: 1 giờ

Bài 3: Phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia (PRA)

Mục tiêu:
- Kiến thức:


+ Học sinh được trang bị các kỹ năng, phương pháp cần thiết trong khi làm việc
với cộng đồng.
- Kỹ năng:
+ Thực hành các phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia của người dân.
- Thái độ:
+ Tôn trọng các nguyên tắc của phương pháp PRA.
+ Tạo mọi cơ hội cho người dân cùng tham gia.
Nội dung:

1. Cơ sở, nguyên tắc của phương pháp
1.1. Khái niệm PRA.


Thời gian: 3 giờ

1.2. Mục đích.
1.3. Điều kiện để thực hiện PRA.
1.4. Ưu nhược điểm.
1.5. Nguyên tắc của PRA.
1.6. Đảm vào sự tham gia của người dân
không kể đến giới tính, tuổi tác và văn hoá.
2. Một số phương pháp đánh giá

Thời gian: 11 giờ

2.1. Mô tả lược sử cộng đồng
2.2. Vẽ bản đồ, sơ đồ cộng đồng
2.3. Phân loại, xếp hạng cho điểm ưu tiên
2.4. Biều đồ mối quan hệ các tổ chức cộng đồng
2.5. Kiểm tra: Thực hành
Bài 4: Dự án và quản lý dự án
Mục tiêu:
- Kiến thức:

Thời gian: 2 giờ


+ Trang bị cho học sinh kỹ năng xây dựng và quản lý một dự án phát triển cộng
đồng.
- Kỹ năng:
+ Biết cách xây dựng dự án nhỏ nhằm hỗ trợ cộng đồng.
+ Quản lý các dự án một cách hiệu quả.
- Thái độ:

+ Công khai, minh bạch trong đề nghị dự án và quản lý dự án.
Nội dung:
1. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án
1.1. Khái niệm dự án, dự án phát triển cộng đồng

Thời gian: 4 giờ

1.2. Đặc điểm dự án phát triển cộng đồng
1.3. Chu trình dự án
1.4. Quản lý dự án
2. Các bước, chu trình quản lý dự án

Thời gian: 8 giờ

2.1. Thiết kế dự án
2.2. Tổ chức thực hiện dự án
2.3. Đánh giá dự án
3. Xét đề nghị dự án và báo cáo dự án
3.1. Giới thiệu và khái quát dự án.
3.2. Đối tượng dự án.
3.3. Các giải pháp về giới.
3.4. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
3.5. Đối tác tham gia và vai trò của họ.
3.6. Tiến trình tham vấn thiết kế dự án.
3.7. Các bước tiến hành dự án.
3.8. Xác định rủi ro cho sự thành công của
dự án và chiến lược quản lý dự án.

Thời gian: 7 giờ



3.9. Ngân sách.
3.10. Kiểm tra: Lý thuyết

Thời gian: 1 giờ

Phần B: Thực hành phát triển cộng đồng
Mục tiêu:
Học sinh được đưa về các cộng đồng dân cư nghèo hoặc những cộng đồng đang
triển khai các dự án phát triến cộng đồng để tham gia vào các hoạt động và thực hành:
- Thực hành phân tích tiềm năng của cộng đồng.
- Tổ chức họp dân xác định vấn đề ưu tiên.
- Xây dựng dự án hỗ trợ cộng đồng giải quyết vấn đề ưu tiên.
- Cùng người dân triển khai dự án.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng.
Nội dung:

1. Hướng dẫn quy trình và yêu cầu thực hành

Thời gian: 10 giờ

- Các bước tiến hành
- Các kiến thức và kỹ năng áp dụng
- Các quy định bắt buộc
2. Thực hành các kỹ năng

Thời gian: 21 giờ

- Giao tiếp
- Tạo lập mối quan hệ,

- Giải quyết các vấn đề xung đột trong nhóm
- Quản lý
- Lập kế hoạch
- Biện hộ
3. Tổ chức các hoạt động:
3.1. Xâm nhập, tìm hiểu cộng đồng

Thời gian: 79 giờ
Thời gian: 9 giờ


3.2. Phân tích điểm mạnh và những vấn đề

Thời gian: 5 giờ

cộng đồng quan tâm cần giải quyết.
3.3. Tổ chức các cuộc họp dân để xác định vấn

Thời gian: 6 giờ

đề ưu tiên, huy động nguồn lực.
3.4. Lập một dự án nhỏ triển khai hỗ trợ cộng đồng.

Thời gian: 6 giờ

3.5. Xây dựng các nhóm nòng cốt.

Thời gian: 5 giờ

3.6. Triển khai hoạt động hỗ trợ cộng đồng.

3.7. Tổ chức tập huấn chuyên đề nâng cao nhận

Thời gian: 26 giờ
Thời gian: 6 giờ

thức của người dân.
3.8. Tổ chức báo cáo kết quả hoạt động phát triển

Thời gian: 5 giờ

cộng đồng trước cộng đồng
3.9. Lượng giá kết quả hỗ trợ cộng đồng.
3.10. Viết báo cáo.
3.11. Kiểm tra: Thực hành

Thời gian: 5 giờ
Thời gian: 6 giờ
Thời gian: 5 giờ

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Vật liệu: Giấy A0, thẻ màu, biểu bảng các loại.
- Dụng cụ và trang thiết bị: Bảng, máy vi tính, máy chiếu, bút dạ dầu, biểu đồ,
bản đồ. Các cộng đồng đang triển khai dự án phát triển cộng đồng; cộng đồng có vấn đề
như nghèo đói, ô nhiễm, tệ nan xã hội...
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập cá nhân, xâm nhập cộng
đồng…
- Nội dung đánh giá:
+ Bài tập thảo luận nhóm, trình bày những thông tin thu thập được qua xâm nhập
cộng đồng.

+ Bài tập cá nhân trong ngân hàng bài tập.
+ Trình bày các bài viết theo yêu cầu.
+ Xây dựng dự án phát triển.


Lưu ý: Các trường phải đảm bảo rằng nơi thực tập của học sinh phải được an toàn và
lãnh đạo cộng đồng phải có trách nhiệm và khả năng giúp đỡ học sinh thông qua các
cuộc họp hàng ngày nếu cần thiết.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
Chương trình mô đun phát triển cộng đồng dùng để giảng dạy cho học sinh học
nghề Công tác xã hội và làm tài liệu tham khảo cho các nghề thuộc khối xã hội và nhân
văn.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
- Trước khi giảng dạy mô đun, giáo viên cần căn cức nội dung của từng bài học,
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện.
- Giáo viên liên hệ và đưa học sinh về các cộng đồng triển khai dự án phát triển
cộng đồng hoặc cộng đồng có vấn đề ưu tiên như nghèo đói, ô nhiễm môi trường, tệ nạn
xã hội. Các địa bàn có thể ở gần trường nếu học sinh vừa học lý thuyết vừa thực hành.
Hoặc giáo viên lên hệ các cộng đồng ở các tỉnh trung du, miền núi, đưa học sinh đi thực
hành tập trung cũng là mô hình hiệu quả. Các cộng đồng này cần có đội ngũ cán bộ có
trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ học sinh thực hành.
3. Những nội dung trọng tâm cần chú ý
- Lý thuyết cơ bản về phát triển cộng đồng, tổ chức cộng đồng.
- Xây dựng và quản lý dự án phát triển cộng đồng.
- Vấn đề giới trong phát triển.
- Tìm hiểu, đánh giá cộng đồng có sự tham gia.
- Xâm nhập cộng đồng, đánh giá cộng đồng.
- Lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ cộng đồng.
4. Hướng dẫn ôn tập, kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun:

4.1. Kiểm tra định kỳ
Số lần kiểm tra định kỳ được thực hiện theo phân phối nội dung chương trình mô
đun. Giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm điểm và các cột điểm
này sẽ được tính điểm hệ số 2 trong điểm tổng kết mô đun này.
4.2. Ôn tập, kiểm tra kết thúc mô đun
- Thời gian ôn tập: 4 giờ
- Thời gian kiểm tra: 8 giờ
- Hình thức kiểm tra kết thúc mô đun: Thực hành
5. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình phát triển cộng đồng - TS.Nguyễn Thị Kim Liên - NXB Lao động xã
hội, 2006.




×