Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN VĂN TÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến công tác kế
toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM” là công trình nghiên cứu của tôi.
Những thông tin sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài
liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của
luận văn.
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Mai Trâm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2

3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4

6.

NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ............. 4

7.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: .................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ....................................................................... 6
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ...................................................................... 7

1.3. TỔNG HỢP VÀ NHẬN XÉT ................................................................................. 12
1.4. XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 17
2.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KTQT ................................................................ 17
2.1.1. Bản chất của của KTQT ...................................................................................... 17
2.1.2. Vai trò của KTQT ................................................................................................ 17
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KTTN ................................................................. 19
2.2.1. Khái niệm KTTN ................................................................................................. 19
2.2.2. Vai trò KTTN ...................................................................................................... 21
2.2.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với KTTN ................................................. 21
2.2.4. Các trung tâm trách nhiệm .................................................................................. 23
2.2.4.1. Trung tâm chi phí ......................................................................................... 23
2.2.4.2. Trung tâm doanh thu .................................................................................... 24
2.2.4.3. Trung tâm lợi nhuận ..................................................................................... 24


2.2.4.4. Trung tâm đầu tư .......................................................................................... 24
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm ........................................ 25
2.2.5.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................................... 25
2.2.5.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá........................................................................... 25
2.2.6. Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm .............................................. 29
2.3. MỐI QUAN HỆ CỦA ĐẶC ĐIỂM CTNY VỚI KTTN ......................................... 29
2.3.1. Sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý ................................................... 29
2.3.2. Sự phân cấp trong quản lý ................................................................................... 30
2.3.3. Quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. ................................................................. 31
2.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC KTTN TRONG CTNY ............ 31
2.4.1. Quy mô công ty ................................................................................................... 31
2.4.2. Nhận thức của nhà quản trị .................................................................................. 32
2.4.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................... 33

2.4.4. Phương pháp và kỹ thuật ..................................................................................... 34
2.4.5. Trình độ nhân viên kế toán .................................................................................. 34
2.4.6. Công nghệ thông tin ............................................................................................ 35
2.5. LÝ THUYẾT NỀN .................................................................................................. 36
2.5.1. Lý thuyết bất định ................................................................................................ 36
2.5.1.1 Nội dung lý thuyết ............................................................................................. 36
2.5.1.2 Áp dụng lý thuyết bất định vào KTTN .............................................................. 36
2.5.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .................................................................. 37
2.5.2.1 Nội dung lý thuyết ............................................................................................. 37
2.5.2.2 Áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào KTTN ............................................................ 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 41
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 41
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................ 41
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...................................................... 44
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................. 44
3.3.2. Xây dựng giả thuyết ............................................................................................ 47
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................................. 47
3.4.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng........................................................................... 47
3.4.2. Xây dựng thang đo .............................................................................................. 49


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 54
4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU................................................................................. 54
4.1.1. Độ tuổi đối tượng khảo sát .................................................................................. 54
4.1.2. Về vị trí công việc ................................................................................................ 54
4.1.3. Về trình độ chuyên môn....................................................................................... 55
4.1.4. Nhu cầu tổ chức công tác KTTN ......................................................................... 56
4.1.5. Mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí ............................................................. 57

4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ....................................................................... 58
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ................ 58
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 65
4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội .......................................................................... 75
4.3. GIẢ ĐỊNH VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA SAI SỐ ...................................................... 81
4.3.1. Giả định liên hệ tuyến tính .................................................................................. 81
4.3.2. Giả định phân phối chuẩn của phần dư ............................................................... 82
4.3.3. Giả định về tính độc lập của sai số ...................................................................... 83
4.3.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 84
4.4. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 85
4.4.1. Đối với nhân tố quy mô công ty .......................................................................... 86
4.4.2. Đối với nhóm nhân tố nhận thức ......................................................................... 86
4.4.3. Đối với nhân tố cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .................................................. 86
4.4.4. Đối với nhân tố phương pháp và kỹ thuật ........................................................... 87
4.4.5. Đối với nhân tố trình độ nhân viên kế toán ......................................................... 87
4.4.6. Đối với nhân tố công nghệ thông tin ................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 89
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 90
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 91
5.2.1. Đối với quy mô công ty ....................................................................................... 91
5.2.2. Đối với nhận thức của nhà quản trị ..................................................................... 92
5.2.3. Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 92
5.2.4. Đối với phương pháp và kỹ thuật ........................................................................ 93
5.2.5. Đối với trình độ nhân viên kế toán ...................................................................... 93


5.2.6. Đối với công nghệ thông tin ................................................................................ 94
5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......
...................................................................................................................... 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CTCP:

Công ty cổ phần

CTNY:

Công ty niêm yết

DT:

Doanh thu

HĐQT:

Hội đồng quản trị

KTQT:

Kế toán quản trị

KTTC:

Kế toán tài chính


KTTN:

Kế toán trách nhiệm

LN:

Lợi nhuận

SGDCK TP.HCM: Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp và nhận xét các nghiên cứu trước. ...........................................12
Bảng 3.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính .................43
Bảng 3.2: Trình tự tiến hành ....................................................................................44
Bảng 3.3: Thang đo chính thức về các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các
CTNY ......................................................................................................................51
Bảng 4.1: Mức độ đồng ý với chất lượng thang đo ................................................57
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt mô hình .............................................................................77
Bảng 4.3 : Bảng phân tích hồi qui ANOVA ............................................................78
Bảng 4.4 : Kiểm định Spearman ..............................................................................79
Bảng 4.5: Bảng hệ số hồi qui theo tỷ lệ ..................................................................80
Bảng 4.6 : Kiểm định Durbin-Watson .....................................................................83
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................84


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Sơ đồ diễn giải khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall ............37
Hình 2.2: Khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu ..............................................38
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn ..............................................................41
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu.................................................................................42
Hình 4.1: Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.................................81
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ....................................................82
Hình 4.3: Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa .........83
Biểu đồ 4.1: Độ tuổi đối tượng khảo sát .................................................................54
Biểu đồ 4.2: Vị trí công việc của người được khảo sát ...........................................55
Biểu đồ 4.3: Trình độ chuyên môn của người được khảo sát..................................55
Biểu đồ 4.2: Nhu cầu tổ chức công tác KTTN ........................................................56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, điều này đã tạo nhiều
cơ hội về hoạt động kinh doanh cho các công ty Việt Nam nhưng đồng thời cũng là
những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của các công ty.
Trước sự cạnh tranh gay gắt đó, đòi hỏi các công ty Việt Nam phải tiến
hành cải cách toàn diện hệ thống kế toán để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thông tin phải
đa dạng phục vụ cho công tác điều hành của công ty. Đây cũng là cơ sở để hình
thành KTQT nói chung và KTTN nói riêng. Nói đến KTQT, không thể không đề
cập đến KTTN, một trong những nội dung cơ bản của KTQT. Hiện nay, KTTN
ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý công
ty. Hơn nữa, mô hình KTTN rất phù hợp đối với các tổ chức, công ty có quy mô lớn
như CTNY. Các CTNY là một loại hình công ty có cơ cấu tổ chức hoạt động phân
cấp, phân quyền giữa các thành viên tham gia quản lý diễn ra hết sức mạnh mẽ, nơi
mà công tác KTTN hoạt động có hiệu quả nhất. Sự thành công của một công ty phụ

thuộc rất nhiều vào các quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, trong CTNY cần thiết
phải có một công cụ tài chính hữu ích giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định
chính xác, nhanh chóng và đạt được mục tiêu chung của tổ chức. KTTN là một
trong những công cụ quản lý đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trên. Công tác KTTN
sẽ giúp nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra phương pháp quản lý và phương thức
hoạt động của mỗi trung tâm trách nhiệm. Các nhà quản trị cấp cao cũng có thể
đánh giá, kiểm soát, tìm ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những ưu điểm
của mỗi bộ phận. Việc đánh giá đúng trách nhiệm sẽ thúc đẩy các nhà quản lý điều
hành bộ phận của mình theo hướng đúng những yêu cầu được giao, từ đó hoạt động
của toàn công ty được nâng cao. Thực hiện tốt nội dung KTTN sẽ giúp các CTNY
phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách lâu dài.
Các nước trên thế giới nhất là các nước phát triển đã quan tâm, nghiên cứu
và ứng dụng KTTN trong các công ty từ rất lâu. Tuy nhiên tại Việt Nam việc thực


2

hiện công tác KTTN còn là một vấn đề rất mới mẻ và chưa thu hút được nhiều sự
quan tâm của các công ty. Cụ thể, tại Việt Nam KTTN thực sự chỉ được tìm hiểu
vào đầu những năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Nói chung
việc tổ chức KTQT_KTTN ở các công ty tại Việt Nam vẫn còn sơ khai hoặc chỉ
dừng lại ở mức độ tự xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhà quản
trị trong việc ra quyết định (Nguyễn Thị Hồng Sương, 2018). Vì vậy, việc nghiên
cứu các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các CTNY là một yêu cầu cấp
thiết.
Với mong muốn hiểu được bản chất của vấn đề, xác định được các nhân tố
tác động và qua đó đưa ra các định hướng cho công tác KTTN tại các CTNY, tác
giả đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến công tác KTTN
tại các CTNY trên SGDCK TP.HCM” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát: Luận văn được thưc hiện nhằm nghiên cứu các nhân
tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác KTTN tại các CTNY
trên SGD.CK TP.HCM. Từ việc nghiên cứu các nhân tố tác động và mức độ tác
động của chúng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của
công tác KTTN tại các CTNY, để từ đó giúp các công ty hoàn thiện và nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các CTNY trên SGDCK
TP.HCM.
 Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công tác KTTN tại các CTNY
trên SGDCK TP.HCM.


3

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến công tác KTTN tại các
CTNY trên SGDCK TP.HCM hiện nay?
 Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến công tác KTTN tại
các CTNY trên SGDCK TP.HCM?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các nhân tố tác động đến công
tác KTTN tại các CTNY trên SGDCK TP.HCM.
- Các nhân tố mà đề tài nghiên cứu bao gồm các nhân tố bên trong công ty
như: quy mô công ty; nhận thức của nhà quản trị; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý;
phương pháp và kỹ thuật; trình độ nhân viên kế toán và công nghệ thông tin có tác
động đến công tác KTTN tại các CTNY trên SGDCK TP.HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu đối với các nhân tố bên

trong công ty có thể khảo sát và thực hiện đo lường được trong khuôn khổ đánh giá
sự tác động của các nhân tố này đến công tác KTTN tại các CTNY trên SGDCK
TP.HCM.
Về thời gian: Các số liệu được tác giả thực hiện khảo sát trong khoảng thời
gian từ năm 2016.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu khảo sát được từ các
CTNY trên SGDCK TP.HCM.


4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này tác giả sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng.
 Nghiên cứu định tính: bằng việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, lấy ý kiến
chuyên gia, thống kê mô tả để tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về công tác KTTN, xác
định sơ bộ các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các CTNY trên SGDCK
TP.HCM hiện nay.
 Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu phục vụ để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Các câu hỏi điều tra
gồm các câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Sau đó tác giả phân tích và kiểm định
bằng phần mềm SPSS để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố
tác động đến công tác KTTN, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường
mức độ tác động của chúng. Công cụ sử dụng bao gồm Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Về mặt khoa học: Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến công tác
KTTN, mô hình có giá trị tham khảo tích cực đối với các nghiên cứu định lượng
về sau trong cùng chủ đề.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo
đối với các CTNY nói riêng và các công ty Việt Nam nói chung. Bài nghiên
cứu góp phần khám phá ra những nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các
CTNY. Từ đó sẽ giúp các CTNY có cái nhìn bao quát và sự chuẩn bị cần thiết khi
muốn tổ chức công tác KTTN bằng cách xem xét các yếu tố tác động đến công tác
KTTN được xác định trong nghiên cứu này.


5

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
[1] Fowzia, 2011. Use of Responsibility Accounting and Measure the
satisfaction Levels of Service organizations in Bangladesh. International Review of
Business Research Papers. Vol. 7. No. 5. September 2011. Pp. 53-67.
Khi nghiên cứu về công tác KTTN ở Bangladesh nhằm tìm ra sự hài lòng
khi tổ chức công tác KTTN. Thông qua việc điều tra 88 các tổ chức dịch vụ, sử
dụng phân tích hồi quy để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến công tác
KTTN, nghiên cứu thu được kết quả các nhân tố tác động đến công tác KTTN như

sau: sự phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, phương pháp và kỹ thuật đo
lường hiệu quả công tác KTTN và công tác khen thưởng.
[2] Alpesh T. Patel, March 2013. Responsibility Accounting: A Study in
Theory and Practice. Indian Journal Of Applied Research, Accountancy.Volume:
3,Issue: 3.
Tác giả bài báo nhận định hệ thống KTTN rất hữu ích trong những công ty
có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm đa dạng, có nhiều phòng ban khác nhau như công
ty TNHH Hindustan Unilever: mỗi bộ phận đều có chuyên gia quản lý chịu trách
nhiệm cho mỗi phòng ban.
Tác giả xác định trung tâm trách nhiệm là một bộ phận của cơ cấu tổ chức,
nơi mà một người quản lý chịu trách nhiệm về quyết định của họ.
[3] Cletus O. Akenbor, 2013. The effectiveness of responsibility accounting in
evaluating segment performance of manufacturing firms. Kasu journal of
accounting research and practice. Vol. 2 issue 2.
Theo tác giả tạp chí, hiệu quả của công tác KTTN tác động bởi nhiều yếu tố
như: thu thập dữ liệu chính xác, thay đổi về kỹ thuật sản xuất, chất lượng nhân lực
và nguồn lực tài chính. Dựa trên những kết quả từ nghiên cứu này, tác giả bài tạp


7

chí kiến nghị các quản lý của các công ty sản xuất như giám đốc điều hành cần thực
hiện một số biện pháp nhằm loại bỏ các yếu tố tác động không tốt đến tính hiệu quả
của hệ thống KTTN tại Nigeria. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng vốn hóa
thị trường của công ty, nâng cao trình độ nhân lực cho các trung tâm trách nhiệm và
đảm bảo thu thập dữ liệu chính xác về chi phí, lợi nhuận và đầu tư của công ty.
[4] P.Muthulakshmi, Apr 2014. Examining The Role Of Responsibility
Accounting In Organizational Structure. International Journal Of Scientific
Research. Volume: 3, Issue: 4.
Bài tạp chí nghiên cứu vai trò của KTTN trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản

lý. Trong trường hợp công ty phát triển kinh doanh, các hoạt động tập trung trong
các tổ chức trở nên phức tạp hơn, công ty có quy mô càng lớn càng cần có sự phân
cấp quản lý. Khi có độ chêch lệch giữa số lượng dự toán so với số lượng thực tế,
KTTN được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của sai lệch đó và từ đó các nhà quản
trị có những biện pháp để khắc phục. Qua việc xác định trách nhiệm của mỗi người
quản lý sẽ giúp họ điều hành hoạt động bộ phận của mình theo hướng mục tiêu
chung của tổ chức. KTTN liên quan đến việc đánh giá các yếu tố kiểm soát và
không kiểm soát được. Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố kiểm soát và không thể
kiểm soát được trong thực tế là rất khó khăn và phức tạp.
KTTN là một trong những công cụ tốt nhất của quản lý chi phí được sử
dụng trong các tổ chức lớn có sự phân cấp quản lý. KTTN giúp nhà quản trị đưa ra
quyết định đúng đắn để giảm bớt khó khăn trong công tác quản lý.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
[1] Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010. Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm
quản trị công ty niêm yết, NXB Phương Đông.
Cuốn sách trình bày nội dung, điều kiện xây dựng quy trình hệ thống
KTTN. Một trong những điều kiện đó là: công ty phải chọn cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý thích hợp và có sự phân cấp quản lý rõ ràng. Từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ


8

nhằm xây dựng và ứng dụng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong
các CTNY: nhà nước cần hoàn thiện hướng dẫn tổ chức KTTN trong nội dung
KTQT, công ty cần tổ chức khoa học bộ máy kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin
vào phân tích, đào tạo nhân viên có chuyên môn về KTQT, nâng cao khả năng hiểu
biết về tầm quan trọng của KTQT nói chung và KTTN nói riêng.
[2] Trần Văn Tùng, 2010. Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm
quản trị trong CTNY ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.

Luận án đưa ra các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan để giải
thích vì sao KTTN chưa được vận dụng bài bản ở các CTNY như: hướng dẫn xây
dựng và áp dụng một hệ thống kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý chưa được quan
tâm; cơ cấu bộ máy quản lý còn mang nặng tính hành chính chưa được cơ cấu theo
mô hình các trung tâm trách nhiệm; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
chưa được quan tâm; chưa xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá.
[3] Phạm Văn Đăng, 2011. Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm tại các doanh
nghiệp niêm yết. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 57.
Tác giả nhận định CTNY cần thiết phải có KTTN là một công cụ giúp nhà
quản lý cấp cao giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối
với công việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải
tiến những hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu
chung của toàn công ty. KTTN ở các CTNY trên thị trường chứng khoán được tác
giả nghiên cứu thông qua bản chất, vai trò, đối tượng sử dụng thông tin của KTTN,
nội dung cấu thành KTTN.
[4] Đỗ Thị Xuân Thu, 2011. Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận
tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.


9

Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán đánh giá trách nhiệm bộ
phận tại công ty Vinamilk theo phương pháp định tính, từ đó đưa ra những nguyên
nhân dẫn đến hạn chế, cản trở việc xây dựng thành công KTTN như sau: bộ máy tổ
chức quản lý còn mang tính kiêm nhiệm; KTQT chưa được quan tâm đúng mức;
chưa tổ chức đầy đủ các báo cáo để đánh giá trách nhiệm quản trị từng bộ phận;
chưa sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động; chưa phân loại chi
phí, doanh thu, lợi nhuận theo phương thức phục vụ KTQT_KTTN.
[5] Nguyễn Thị Minh Phương và Nguyễn Hoản, 2013. Phương hướng ứng

dụng kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, số 194(II), trang 75-81.
Bài nghiên cứu đề cập đến thực trạng KTTN ở một số nước trên thế giới,
kết hợp với hệ thống lý thuyết về KTTN từ đó các tác giả đưa ra phương hướng ứng
dụng KTTN cho các công ty Việt Nam như sau: cần tổ chức phân cấp quản lý, phân
công trách nhiệm rõ ràng; thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm ROI, RI,
BSC; xác định số lượng trung tâm trách nhiệm phù hợp với quy mô công ty.
[6] Hồ Mỹ Hạnh, 2014. Kế toán trách nhiệm và mối quan hệ với cấu trúc tổ
chức của doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính, số 12.
Bài nghiên cứu này tập trung vào phân tích hệ thống KTTN trong mối quan
hệ với cấu trúc tổ chức, từ đó tác giả đưa ra kiến nghị về mô hình KTTN áp dụng
cho các phù hợp với bộ máy tổ chức tại các công ty kinh doanh xăng dầu.
Tác giả bài viết đưa ra nhận xét các công ty kinh doanh xăng dầu đã có một
bộ máy tổ chức quản lý phân chia trách nhiệm rõ ràng, tạo điều kiện tiên quyết để
xây dựng hệ thống các trung tâm trách nhiệm, là tiền đề vận dụng công tác KTTN
vào các công ty.
[7] Lý Phát Cường, 2018. Kế toán trách nhiệm trong các công ty dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. [online], < >
[Ngày truy cập: 19/05/2018].


10

Theo bài tạp chí, KTTN chỉ được thực hiện tại các công ty dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nếu các công ty đó có cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý được phân quyền một cách rõ ràng. Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ
chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị mà chia ra thành các
trung tâm trách nhiệm tương ứng.
Theo khảo sát các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam cho thấy có một thực trạng chung là các công ty này vẫn còn chưa tổ

chức công tác KTTN nhằm đánh giá hoạt động các bộ phận, phòng ban trong công
ty. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm kiến nghị các công ty dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tổ chức công tác KTTN phù hợp với
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty dệt may, theo mô hình 4 loại trung
tâm trách nhiệm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đầu tư.
[8] Châu Hồng Phương Thảo, 2013. Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish). Luận văn Thạc sĩ.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về KTTN trong đó có nội dung đáng
quan tâm là tác động của mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong CTCP đến công tác
KTTN.
Sau khi tìm hiểu thực trạng KTTN tại công ty, luận văn đưa ra những điều
kiện tác động đến công tác KTTN tại công ty như: nhận thức của nhà quản trị về
tầm quan trọng của KTTN; cơ cấu tổ chức của công ty; hướng dẫn tổ chức và áp
dụng KTTN; công tác lập dự toán ngân sách; tâm lý của nhà quản trị về tính ứng
dụng của KTTN; sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Từ đó đưa ra các giải pháp vận
dụng KTTN tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Agifish: nâng cao
nhận thức của nhà quản trị, cơ cấu tổ chức của công ty phải có sự phân cấp quản lý.
[9] Nguyễn Hữu Phú, 2014. Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công
ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.


11

Một số giải pháp tác giả kiến nghị vận dụng KTTN phù hợp với đặc điểm
và tình hình tại các tổng công ty xây dựng:
Cơ cấu lại tổ chức sản xuất và quản lý, tăng cường phân cấp để nâng cao
trách nhiệm và quyền hạn quản lý;
Đối với KTTN, vấn đề xử lý nhiều nghiệp vụ khác nhau, đòi hỏi cần phải

ứng dụng công nghệ thông tin để có thể xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như
đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin;
Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng phần
mềm kế toán, máy tính và các phương tiện quản lý cho các nhân viên.
[10] Phan Thị Nhật Linh, 2014. Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí Kế Toán – Kiểm toán.
Nguyên nhân một số cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Nghệ An không tổ chức công tác KTTN: một phần xuất phát từ đặc điểm cơ cấu tổ
chức của các công ty cũng như trình độ kế toán trong đơn vị chưa đáp ứng được
điều kiện áp dụng KTTN vào quản lý. Hơn nữa là do quan điểm quản trị kinh doanh
và nhận thức của người quản trị về KTTN còn chưa sâu.
[11] Lê Thị Thanh Ngọc, 2015. Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco). Luận văn Thạc sĩ. Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả nêu ra được thực trạng hệ thống
KTTN tại Pharimexco, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của
hệ thống KTTN tại công ty: Pharimexco chưa có sự quan tâm đúng mức về tầm
quan trọng của KTTN, chưa có sự nhận thức đầy đủ về nội dung KTTN; ban lãnh
đạo và nhân viên giữa các bộ phận chưa có trình độ tương xứng và nhận thức tầm
quan trọng của KTTN; công nghệ thông tin áp dụng cho KTTN chưa được quan
tâm; kỹ năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ thông tin của một số nhân viên chưa


12

cao; cán bộ liên quan đến công tác đánh giá trách nhiệm trình độ vẫn còn hạn chế,
chưa được đào tạo chuyên sâu.
[12] Trần Đình Khuyến, 2016. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác kế
toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu thu được kết quả có năm nhân tố tác động đến công tác KTTN

tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM: Đặc điểm doanh nghiệp, Công tác
khen thưởng, Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN, Phân
cấp quản lý. Trong đó nhân tố phân cấp quản lý và công tác khen thưởng có mức độ
tác động cao nhất.
1.3. TỔNG HỢP VÀ NHẬN XÉT
Bảng 1.1 Tổng hợp và nhận xét các nghiên cứu trước.
Nhóm các

Phương pháp

Nội dung

công trình

nghiên cứu

nghiên cứu
 Đã nghiên cứu được:
-

Các tác giả đặt nền tảng cơ sở lý
thuyết vững chắc về khái niệm, vai
trò, chức năng, các bộ phận cấu
thành hệ thống KTTN.

CÁC CÔNG
TRÌNH

-


Các tác giả nghiên cứu mức độ thực

NGHIÊN

hiện hệ thống KTTN và đảm bảo

CỨU NƯỚC

KTTN hoạt động hiệu quả tại các tổ

NGOÀI

chức.

-

Các nghiên cứu áp
dụng

cả

phương

pháp định tính và
định lượng.


13

 Hạn chế:

- Phần nhiều các nghiên cứu của các

CÁC
CÔNG

-

Chưa thể hiện mối

tác giả tập trung vào từng đơn vị cụ

quan hệ giữa các

thể mà chưa tập trung nghiên cứu

biến phục thuộc và

những nhóm đối tượng có những đặc

biến độc lập mà chỉ

điểm chung như các công ty vừa và

là chấp nhận hay

nhỏ, các CTCP, CTNY.

bác bỏ giả thuyết.

 Đã nghiên cứu được:

-

-

- Đa số các nghiên

Các tác giả trong nước đã có những

cứu

kết quả nghiên cứu nhất định trong

phương pháp định

việc xây dựng và hoàn thiện hệ

tính: Quan sát,

thống KTTN tại từng đơn vị cụ thể,

mô tả, thăm dò,

cũng như đưa ra được một số giải

khảo sát dữ liệu;

pháp, kiến nghị hữu ích cho việc

Phân


tích,

thu

triển khai vận dụng hệ thống KTTN

thập

thông

tin,

tại các công ty đó.

phân tích dữ liệu

Các đối tượng nghiên cứu đa dạng

thống kê.

TRÌNH

khắp các lĩnh vực kinh doanh như:

NGHIÊN

thủy sản, ngân hàng, dược phẩm,

CỨU


viễn thông ….Bên cạnh đó có một

TRONG

số nghiên cứu tập trung xây dựng hệ

NƯỚC

thống báo cáo trách nhiệm trong các
CTNY là loại hình công ty mà vai
trò của công tác KTTN rất quan
trọng.

sử

dụng


14

 Hạn chế:

 Hầu hết trong

 Cũng giống như các nghiên cứu

các công trình

nước ngoài, hầu hết các nghiên cứu


nghiên cứu, các

chỉ tập trung chủ đề nghiên cứu về

tác giả đều sử

hệ thống KTNN của từng đơn vị cụ

dụng

thể mà ít có chủ đề nghiên cứu
KTTN về một nhóm công ty có đặc
điểm chung về cơ cấu tổ chức ví dụ
như CTCP, CTNY.
 Các nghiên cứu chưa bám sát đặc
điểm, tình hình nghiên cứu đặc
trưng của từng công ty.

phương

pháp nghiên cứu
định

tính



chính. Vì vậy đa
số các nghiên
cứu chỉ mang

tính chủ quan và

 Đa số các nghiên cứu chỉ đưa ra sơ

không tổng quát

bộ nguyên nhân những hạn chế của

hóa được vấn đề

hệ thống KTTN của từng công ty.

cần nghiên cứu.

Những nguyên nhân đó chỉ mang
tính chủ quan của người nghiên cứu
mà chưa có sự tổng quát hóa mức độ
tác động của từng nhóm nhân tố đến
công tác KTTN. Dẫn đến các giải
pháp hoàn thiện chỉ mang tính chủ
quan, và thiếu sự bao quát.
Nguồn: tác giả tự đề xuất
1.4. XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU
Với tổng thể những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, tác giả đã xác
định được những khe hổng nghiên cứu: mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ là
một đơn vị cụ thể. Hơn nữa, phần nhiều các nghiên cứu trên chỉ thực hiện nghiên
cứu theo phương pháp định tính, thống kê mô tả. Ngoại trừ một số nghiên cứu của
nước ngoài, thì chưa có tác giả nào thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu về các



15

nhân tố tác động và kiểm định mô hình qua công cụ thống kê toán. Trên hết, hầu
như chưa có nghiên cứu nào về “Các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các
CTNY trên SGDCK.TP.HCM”. Từ những khe hổng như trên tác giả đã định được
hướng nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động
của các nhân tố đó đến công tác KTTN tại các CTNY cụ thể là các CTNY trên
SGDCK TP.HCM.


×