Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 109 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



LÊ THỊ HÀ

BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP. HCM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60340301




TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM




LÊ THỊ HÀ

BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP. HCM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HUY


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN NGỌC HUY
(Họ tên và chữ ký)








Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 17 tháng 04 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS Phan Đình Nguyên
Chủ tịch
2
TS. Phan Mỹ Hạnh
Phản biện 1
3
TS. Phạm Ngọc Toàn
Phản biện 2
4
TS. Phan Thị Hằng Nga
Ủy viên
5
TS. Hà Văn Dũng
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV





TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng… năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LÊ THỊ HÀ Giới tính: NỮ
Ngày, tháng, năm sinh: 02/03/1984 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850011

I- Tên đề tài:
Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Hệ thống hóa về mặt lý luận lịch sử hình thành và những quy định về báo
cáo bộ phận trên thế giới và tại Việt Nam
Đánh giá thực trạng công tác lập và trình bày bày báo cáo bộ phận và mức độ
tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 28) của các công ty niêm yết trên Sàn
giao dịch chứng khoán TP. HCM năm 2013
Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết
trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2015
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC HUY


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)


TS. NGUYỄN NGỌC HUY
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn



Lê Thị Hà
















ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy lớp Cao học kế
toán 13SKT11 Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM, những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Huy - người đã
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành Luận văn với đề tài “Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã chia sẻ thông
tin, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên Luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý
thầy cô và các bạn.

Lê Thị Hà












iii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác lập và trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Mức độ trình bày
báo cáo bộ phận dựa trên các yêu cầu công bố thông tin của chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 28 (VAS 28). Trên cơ sở đánh giá thực trạng đã nêu, từ đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết.
Mẫu nghiên cứu gồm 183 công ty, trong đó có 140 công ty có trình bày báo cáo
bộ phận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tuân thủ việc công bố thông tin báo cáo
bộ phận trung bình 58.99%. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trình bày báo cáo bộ phận
là quy mô công ty, chất lượng công ty kiểm toán, tỷ suất sinh lời trên tài sản, hình thức
sở hữu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
Qua nghiên cứu thực tế về thực trạng công bố thông tin báo cáo bộ phận còn
một số tồn tại như:
- Hệ thống kế toán quản trị vẫn chưa được chú trọng, chưa có sự triển khai đầy
đủ, chưa quan tâm xây dựng đúng mức và chưa được theo dõi chi tiết theo từng
khoản mục
- Việc đánh giá hoạt động của các bộ phận cũng như việc phân bổ nguồn lực
cho các bộ phận còn gặp nhiều khó khăn do chưa được hỗ trợ bằng các thông tin
theo bộ phận riêng rẽ.
- Ủy ban chứng khoán Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và
số lượng thông tin báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết có tuân thủ đầy đủ
chuẩn mực hay không. Đây là một trong những lý do làm cho các doanh nghiệp chỉ
trình bày báo cáo bộ phận một cách sơ sài
Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện báo
cáo bộ phận của các công ty niêm yết như: Nâng cao hiệu quả và chất lượng của

kiểm toán độc lập, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và
hệ thống báo cáo tài chính nói riêng, tăng cường vai trò quản lý của Ủy ban chứng
khoán nhà nước trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản
pháp lý, giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt
là việc phát hành chứng khoán của các công ty niêm yết
iv
ABSTRACT
The aim of this study is to identify and assess how the situation and the factors
affecting the formulation and presentation of segment reporting of companies listed on
stock exchanges in Ho Chi Minh years 2013. The level presentation of segment
reporting is based on the disclosure requirements of Accounting Standard No. 28
Vietnam (VAS 28). On the bases of assessing the situation described, thereby offering
a complete solution for segment reporting of listed companies.
The sample consists of 183 companies, of which 140 companies have
presented segment reporting. The study results showed that the degree of
compliance with disclosure reporting unit average 58.99%. The positive factors
affecting the presentation of segment reporting as company size, quality audit firms,
revenue growth, state ownership and operating businesses in the industrial sector.
Through empirical studies on the status disclosure report some parts still
exist, such as:
- Management accounting systems have not been focused, without the full
deployment, not interested in building properly and not be tracked in detail each item
- The evaluation of the activities of the department as well as the allocation
of resources for the department implemented many obstacles because it is not
supported by the information in each section separately.
- The State Securities Commission of Vietnam has not paid adequate
attention to the quality and quantity of information for segment reporting of which,
if the listed companies are in fully consistent with standards or not. This is one of
the main reasons why businesses report presents only sketchy parts.
The results presented in this study highlights a number of measurements

proposed to improve the parts of the reports suggest listed companies: Improving
the efficiency and quality of the independent auditors, continue to improve
accounting systems general business and financial reporting systems in particular,
to strengthen the management role of the State Securities Commission in advising
the Ministry of Finance amended the legislation, monitoring the implementation of
in the securities field, particularly the issuance of securities of the listed companies.
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
1.7 Kết cấu của luận văn 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN
2.1 Tổng quan về báo cáo bộ phận 6
2.1.1 Khái niệm về báo cáo bộ phận 6
2.1.2 Quá trình hình thành báo cáo bộ phận trên thế giới 6
2.1.3 Lợi ích của báo cáo bộ phận 9

2.2 Các quy định quốc tế về báo cáo bộ phận 10
2.2.1 Quy định của Hoa Kỳ 10
2.2.2 Quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế 11
2.2.3 Chuẩn mực quốc tế IFRS 8 về báo cáo bộ phận 11
2.2.3.1 Nguyên tắc trình bày IFRS 8 12
2.2.3.2 Phạm vi áp dụng IFRS 8 12
vi
2.2.3.3 Bộ phận hoạt động và bộ phận cần báo cáo 13
2.2.3.4 Xác định bộ phận 13
2.2.3.5 Thông tin trình bày trên báo cáo bộ phận 14
2.2.3.6 Đo lường các yếu tố trong báo cáo bộ phận 17
2.2.4 So sánh IFRS 8 và IAS 14 về báo cáo bộ phận 18
2.2.5 . Tác động khi thay đổi từ IAS 14 sang IFRS 8 20
2.2.5.1 Tác động đến báo cáo tài chính 20
2.2.5.2 Tác động đến thực hiện 21
2.2.6 So sánh IFRS 8 và VAS 28 về báo cáo bộ phận 23
2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 26
2.3.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới 26
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước 30
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 32
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI VIỆT NAM
3.1 Các quy định về báo cáo bộ phận tại Việt Nam 33
3.1.1 Quá trình hình thành 33
3.1.2 Nội dung chuẩn mực VAS 28 35
3.1.2.1 Mục đích của chuẩn mực 35
3.1.2.2 Phạm vi áp dụng 35
3.1.2.3 Bộ phận cần báo cáo 35
3.1.2.4 Chính sách kế toán 36
3.1.2.5 Xác định bộ phận 37
3.1.2.6 Các thông tin bộ phận cần trình bày 37

3.2 Mục tiêu khảo sát 39
3.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 39
3.3.1 Biến phụ thuộc 39
3.3.2 Các biến độc lập của mô hình 40
3.4 Mô hình nghiên cứu 45
3.5 Dữ liệu nghiên cứu 45
vii
3.6 Hệ thống phân ngành 46
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 49
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả thống kê mô tả 50
4.1.1 Thống kê theo ngành nghề hoạt động 50
4.1.2 Thống kê theo bộ phận hoạt động 51
4.1.3 Thống kê theo chỉ tiêu 52
4.1.4 Thống kê theo nhân tố 53
4.2 Kết quả tương quan giữa các biến 55
4.3 Kết quả hồi quy của mô hình 56
4.4 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu 58
4.5 Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập và trình
bày báo cáo bộ phận 60
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 63
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN
5.1 Định hướng hoàn thiện báo cáo bộ phận 64
5.1.1 Hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý 64
5.1.2 Hoàn thiện về chuẩn mực nghề nghiệp 64
5.2 Giải pháp hoàn thiện báo cáo bộ phận 65
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý 65
5.2.2 Giải pháp hoàn thiện tại doanh nghiệp 67
5.2.3 Giải pháp hoàn thiện tại Sở giao dịch chứng khoán 69
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
1
AICPA
American Institute of Certified
Public Accountants
Hiệp hội kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ
2
AIMR
Association for Investment
Management and Research
Hiệp hội quản lý đầu tư và
nghiên cứu
3
BCBP

Báo cáo bộ phận
4
BCTC

Báo cáo tài chính
5

Big4

Bốn công ty kiểm toán hàng đầu
thế giới
6
CODM
Chief Operating Decision
Maker
Người ra quyết định hoạt động
7
EU
European Union
Liên Minh Châu Âu
8
FASB
Financial Accounting
Standards Board
Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài
chính Hoa Kỳ
9
GAAP
Generally Accepted
Accounting Principles
Những nguyên tắc được chấp
nhận chung
10
HOSE
Ho Chi Minh Stock Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh

11
IAS
International Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
12
IASB
International Accounting
Standards Board
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc
tế
13
IASC
International Accounting
Standards Committee
Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế
14
IFAC
The International Federation of
Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
15
IFRS
International Financial
Reporting Standards
Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
16
KTV


Kiểm toán viên
17
OTC
Over The Counter market
Thị trường chứng khoán chưa
niêm yết
18
SEC
U.S. Securities and Exchange
Commission
Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
19
SFAS
Statement of Financial
Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán tài chính
Hoa Kỳ
20
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
ix
STT
TỪ
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
21
TSCĐ


Tài sản cố định
22
US
United States
Hoa Kỳ
23
VAA
Vietnam Association of
Accountants and Auditors
Hội kế toán và kiểm toán Việt
Nam
24
VAS
Vietnam Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
25
VSIC
Vietnam Standard Industrial
Classification
Hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam

x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 4
Bảng 2.1 Các thông tin bộ phận cần trình bày 16
Bảng 2.2 So sánh sự khác nhau của IFRS 8 và IAS 14 về báo cáo bộ phận 18
Bảng 2.3 So sánh sự khác nhau giữa VAS 28 và IFRS 8 23
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chính cần trình bày trong báo có bộ phận 40

Bảng 3.2 Đo lường các biến của mô hình 44
Bảng 3.3 Giả thuyết mối tương quan giữa các biến độc lập đến mức độ trình bày
báo cáo bộ phận 45
Bảng 4.1 Thống kê số lượng công ty trình bày báo cáo bộ phận theo ngành nghề . 49
Bảng 4.2 Thống kê số lượng công ty trình bày báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh
doanh và khu vực địa lý 50
Bảng 4.3 Thống kê lập báo cáo bộ phận theo chỉ tiêu 51
Bảng 4.4 Thống kê lập báo cáo bộ phận theo nhân tố 52
Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan 54
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) 55
Bảng 4.7 So sánh tác động kỳ vọng dấu và kết quả 57











xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo bộ phận trình bày theo khu vực địa lý năm 2013 của Công ty Cổ
Phần BIBICA
Phụ lục 2: Báo cáo bộ phận trình bày theo lĩnh vực kinh doanh năm 2013 của công
ty Cổ Phần FPT
Phụ lục 3: Báo cáo bộ phận trình bày kết hợp theo khu vực địa lý và lĩnh vực kinh
doanh năm 2013 của công ty Cổ Phần Khử Trùng Việt Nam và Công Ty

Con
Phụ lục 4: Danh sách các công ty niêm yết được khảo sát
Phụ lục 5: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến
Phụ lục 6: Bảng kết quả phân tích Anova
Phụ lục 7: Kết quả phân tích ý nghĩa mô hình
Phụ lục 8: Đồ thị kiểm định phân phối chuẩn














1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cho và nhận thông tin đặc biệt là các
thông tin tài chính luôn giữ vai trò tối quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
Tính minh bạch, trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò to lớn trong việc ổn
định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội
Kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển cùng công cuộc cải cách mậu dịch
và tự do hóa trong thương mại. Mức độ công bố thông tin tài chính của mỗi doanh
nghiệp đang trở thành vấn đề cấp thiết. Toàn cầu hóa dẫn đến sự cạnh tranh khốc

liệt giữa các doanh nghiệp với nhau, kể cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực
tiễn cho thấy, để có thể tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp trong nước phải tận dụng, khẳng định vị thế của mình, từng bước khắc phục
những điểm yếu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự hội nhập kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới cùng với sự ra đời của
thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển
nhanh chóng cả về quy mô lẫn số lượng doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tăng nhanh qua các năm gần đây. Các
doanh nghiệp ngày càng có xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
và vươn ra thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải thu hút được nguồn vốn
từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải
xây dựng hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính minh bạch, cung cấp thông
tin hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống
chuẩn mực kế toán chưa bắt kịp với sự phát triển của các quy định và thông lệ kế
toán quốc tế. Do đó, báo cáo tài chính lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn
còn một số hạn chế chưa cung cấp đầy đủ thông tin với chất lượng tốt cho người sử
dụng.
Một trong những thông tin quan trọng được trình bày trong báo cáo tài chính
(BCTC) được biết đến với tên gọi “báo cáo bộ phận” và trình bày trong phần thuyết
2
minh BCTC. Báo cáo bộ phận (BCBP) cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau, doanh
nghiệp có cơ sở kinh doanh đa quốc gia hoặc có phạm vi hoạt động trên nhiều khu
vực địa lý khác nhau. BCBP nhằm hỗ trợ người sử dụng BCTC hiểu rõ tình hình
hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.
Xu hướng mô hình công ty đa ngành nghề, đa quốc gia ngày càng phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà đầu tư, BCBP càng trở nên quan trọng và cần
thiết đối với người đọc BCTC giúp nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ hơn về doanh
nghiệp.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 (VAS 28) quy định về BCBP được ban
hành vào ngày 15/02/2005 theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC. Sau gần 9 năm áp
dụng nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ, chưa lưu tâm
đúng mức đến việc lập và trình bày BCBP. Với mong muốn đem lại cái nhìn sâu
hơn về BCBP cả về quy định lẫn thực tiễn việc lập và trình bày BCBP của các công
ty niêm yết. Tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Báo cáo bộ phận của các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát:
Hệ thống hóa về mặt lý luận lịch sử hình thành và những quy định về báo cáo
bộ phận trên thế giới và tại Việt Nam. Qua đó, phân tích thực trạng công tác lập và
trình bày BCBP và đề xuất giải pháp hoàn thiện BCBP của các công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận của các
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
Đánh giá mức độ trình bày BCBP và nhận định các hạn chế còn tồn tại trong
quá trình thực hiện của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.
HCM
3
Trên cơ sở những tồn tại đã nêu, luận văn cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư
nhìn nhận đúng thực trạng doanh nghiệp để ra quyết định. Đồng thời giúp doanh
nghiệp minh bạch hơn trong việc công bố thông tin BCBP
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng công tác lập và trình bày BCBP của các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán TP. HCM như thế nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP của các công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM?
Những giải pháp nào giúp hoàn thiện BCBP của các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán TP. HCM?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán TP. HCM năm 2013 tuân thủ VAS 28 trong công tác lập và trình bày
BCBP
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp
nhất đã được kiểm toán năm 2013 của 140 công ty có trình bày BCBP được niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Không bao gồm những doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin tổng
quan lịch sử quá trình hình thành BCBP trên thế giới kết hợp phương pháp thống kê
mô tả, phân tích thông tin, so sánh để làm phương pháp luận căn bản cho việc
nghiên cứu
Phương pháp định lượng: Trên cơ sở số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp như
BCTC và BCTC hợp nhất đã được kiểm toán năm 2013 của 140 công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM kết hợp với các quy quy định về BCBP
theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu thực nghiệm về BCBP trên thế giới vận dụng theo đặc thù doanh
nghiệp Việt Nam để thu thập dữ liệu đo lường các biến. Tác giả sử dụng phương
4
pháp phân tích hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP
từ đó xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua
các tham số hồi quy được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS)
Phần mềm sử dụng: Phần mềm SPSS phiên bản 17.0
Bảng 1.1 Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu
























Phân tích hồi quy mô
hình các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ trình
bày báo cáo bộ phận
Chuẩn mực kế toán quốc
tế, chuẩn mực kế toán
Việt Nam về báo cáo bộ
phận
Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm về báo
cáo bộ phận trên thế
giới và tại Việt Nam

Đặt giả thuyết và thiết lập
mô hình hồi quy các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ
trình bày báo cáo bộ phận


Số liệu thu thập từ báo cáo
tài chính năm 2013 của 140
công ty niêm yết
Đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện báo cáo bộ phận
Kết luận
Xác định mối tương
quan giữa các biến
thông qua các tham
số hồi quy
5
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa lịch sử hình thành, những quy định về BCBP trên thế giới và
tại Việt Nam
Xem xét sự khác biệt của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 14, IFRS 8 với
VAS 28 về BCBP
Xác định những hạn chế về quy định của VAS so với các quy định hiện hành
của quốc tế về BCBP
Tóm lược một số nghiên cứu thực nghiệm về BCBP của một số quốc gia trên
thế giới và tại Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP của các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM

Đánh giá mức độ tuân thủ VAS 28 trong việc trình bày BCBP của các công
ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc trình bày BCBP tại
của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
1.7 Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về báo cáo bộ phận
Chương 3: Thực trạng báo cáo bộ phận tại Việt Nam
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện báo cáo bộ phận
6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN
2.1 Tổng quan về báo cáo bộ phận
2.1.1 Khái niệm về báo cáo bộ phận
Theo những nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP) định nghĩa “Báo cáo
bộ phận là báo cáo của các bộ phận hoạt động của một công ty trong việc trình bày
kèm theo báo cáo tài chính của nó”. BCBP nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
và chủ nợ có liên quan đến kết quả tài chính của công ty. Thông qua những thông
tin về BCTC được trình bày giúp họ có căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư, quyết
định cho vay. Đồng thời, việc xác định các thông tin cần báo cáo giúp người ra
quyết định hoạt động sử dụng những thông tin này để đánh giá kết quả hoạt động và
phân bổ nguồn lực
Theo Ijiri (1995) định nghĩa “Báo cáo bộ phận là các số liệu tài chính riêng
của các đơn vị, công ty con hoặc những bộ phận khác nhau của một công ty”. Tất cả
các công ty niêm yết phải công bố lợi nhuận và chi phí bộ phận với những thông tin
có liên quan như doanh thu bên ngoài, doanh thu nội bộ, thu nhập, chi phí, các
khoản mục không dùng tiền mặt,
Theo VAS 28 “Báo cáo bộ phận là báo cáo thể hiện sự chia nhỏ hoạt động
của doanh nghiệp thành những thành phần hay bộ phận và trình bày các thông tin
tài chính của các bộ phận đó. Một trong những cách phổ biến nhất là phân chia theo

ngành nghề kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý hoặc phân chia kết hợp theo ngành
nghề kinh doanh và khu vực địa lý”
Phụ lục 1: ví dụ về BCBP trình bày theo khu vực địa lý của Công ty Cổ Phần
BIBICA
Phụ lục 2: ví dụ về BCBP trình bày theo lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ
FPT
Phụ lục 3: ví dụ về BCBP kết hợp trình bày theo lĩnh vực kinh doanh và khu
vực địa lý của Công ty Cổ Phần Khử Trùng Việt Nam
2.1.2 Quá trình hình thành báo cáo bộ phận trên thế giới
7
Quy định về trình bày BCBP lần đầu tiên được ban hành tại Mỹ vào năm 1969
khi Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ yêu cầu phải trình bày các thông tin hoạt động
kinh doanh trong các giấy tờ niêm yết của doanh nghiệp. Một năm sau Ủy ban này
mở rộng việc trình bày các thông tin này ra trong biểu mẫu báo cáo 10-K dành cho
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tháng 12 năm 1974 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành E3,
một bảng dự thảo của chuẩn mực về báo cáo tài chính hợp nhất, tất cả các công ty
nộp báo cáo cho SEC đều phải trình bày các thông tin này trên báo cáo thường niên
của công ty đó.
Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ SFAS 14 “Báo cáo tài chính cho bộ phận
kinh doanh” được Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ (FASB) ban hành lần đầu vào
năm 1976 đã mở rộng các yêu cầu trình bày đối với các thông tin bộ phận. Đây là
chuẩn mực kế toán đầu tiên liên quan đến báo cáo về thông tin bộ phận được yêu
cầu trình bày theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.
Tháng 3 năm 1980 IASC ban hành ED E15 “báo cáo thông tin tài chính bộ
phận”. Đây là bảng dự thảo được xây dựng dựa trên SFAS 14 của Hoa Kỳ, là
phương pháp tiếp cận rủi ro và lợi ích có được. Việc đưa ra các quyết định dựa trên
cơ sở chính là sự phân chia theo sản phẩm, dịch vụ hoặc phân chia theo khu vực địa
lý.
Tháng 8 năm 1981 IASC đã ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế về BCBP

IAS 14. Chuẩn mực này có nội dung khá gần với SFAS 14, do đó các vấn đề tồn tại
của SFAS 14 cũng là các vấn đề tồn tại của IAS 14.
Năm 1992 Văn bản định vị của Hiệp hội quản lý đầu tư và nghiên cứu (AIMR)
ra đời đã liệt kê những thiếu sót trong BCBP ở hầu hết các BCTC được công bố tại
Mỹ
Năm 1994 Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) thành lập một ủy
ban đặc biệt về BCTC. Ủy ban này đã được thành lập như một câu trả lời cho văn
bản định vị của AIMR nhằm điều tra nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và các
chủ nợ
8
Tháng 12 năm 1995 IASC ban hành E51 “Báo cáo thông tin tài chính bộ
phận”. Bảng dự thảo này cho thấy sự thay đổi đáng kể việc công bố thông tin tài
chính của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Qua đó cho thấy sự
thay đổi trong cách xác định bộ phận được công bố
Sau đó, các cơ quan điều hành chuẩn mực của Canada và Hoa Kỳ cùng với Ủy
ban chuẩn mực kế toán quốc tế thực hiện dự án kết hợp để soát xét lại các chuẩn
mực về BCBP và đã đem lại kết quả là các chuẩn mực mới được ban hành bao gồm:
Chuẩn mực kế toán Canada mục 1700 (CICA Handbook Section 1700) và Chuẩn
mực kế toán Hoa Kỳ số 131 (FASB, 1997). SFAS 131 ra đời đã đánh dấu sự thay
đổi đáng kể so với chuẩn mực trước đó đặc biệt là thay đổi phương pháp mới trong
nguyên tắc xác định bộ phận trình bày
Tháng 8 năm 1997 IASC quyết định sửa đổi IAS 14 thành IAS 14R và IAS
14R có hiệu lực kể từ nỳ 01 tháng 07 năm 1998. Chuẩn mực này quy định ngưỡng
định lượng rõ ràng để xác định các phần được báo cáo, thay các định nghĩa rộng
thành các định nghĩa rõ ràng hơn về tất cả các thuyết minh và cung cấp những
hướng dẫn cụ thể hơn
Tháng 9 năm 2002, FASB và IASB thực hiện một thỏa thuận để loại bỏ sự
khác biệt giữa US GAAP và IFRS được Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu chấp thuận
một số quy định yêu cầu tất cả các công ty EU niêm yết tuân thủ việc trình bày báo
cáo hợp nhất theo quy định của IAS.

Năm 2005 dự án hội tụ giữa US GAAP và IFRS đã được tiến hành
Ngày 19 tháng 1 năm 2006, IASB ban hành bản dự thảo IFRS 8 draft “Bộ
phận hoạt động” thay thế cho IAS 14R hiện có. Sự khác biệt giữa IAS 14R và bảng
dự thảo này là thay đổi phương pháp tiếp cận rủi ro và lợi ích theo hướng quản trị.
Đồng thời nó đòi hỏi doanh nghiệp phải báo cáo thông tin về doanh thu có được từ
kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, các quốc gia tạo ra doanh thu cho công ty, tài sản
mà công ty đang nắm giữ và những khách hàng lớn.
Ngày 30 tháng 11 năm 2006, IFRS 8 được chính thức ban hành có nội dung
gần giống với SFAS 131. Đây là kết quả của dự án hội tụ các chuẩn mực kế toán
9
quốc tế với sự hợp tác của IASB và FASB. Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2009
2.1.3 Lợi ích của báo cáo bộ phận
 Các thông tin bộ phận giúp người sử dụng báo cáo nắm được hiệu quả kinh
doanh trong quá khứ và dự đoán dòng tiền trong tương lai. Để chứng minh điều này
thì lợi ích của BCBP cần phải được xác minh thông qua nhiều phương pháp tiếp cận
khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện một số kiểm tra nhỏ về tính hữu ích của
thông tin mà BCBP cung cấp. Các kiểm tra này được chia thành 3 loại như sau:
Phân tích quá trình ra quyết định của ngƣời sử dụng: là xem xét các
quyết định chịu tác động của các loại thông tin khác nhau. Để thực hiện thì phải
cung cấp cho người sử dụng những loại thông tin khác nhau và yêu cầu họ đưa ra
những loại quyết định khác nhau. Dựa vào đó có thể nhìn thấy được các quyết định
thực tế của người sử dụng và sự chính xác của các ước tính của người phân tích.
Nhóm chuyên gia phân tích tài chính với chuyên môn và các dự đoán của họ được
công bố phổ biến đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu của Baldwin (1984) đã cho
thấy rằng nhờ có các thuyết minh bộ phận đã giúp cho các chuyên gia phân tích dự
đoán chính xác hơn. Có cùng kết quả với Baldwin là các nghiên cứu thực hiện sau
đó của Lobo et al. (1998) nghiên cứu các thuyết minh bộ phận theo lĩnh vực kinh
doanh. Nochols et at. (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của các thuyết minh bộ phận
theo khu vực địa lý đến các dự đoán của các chuyên gia phân tích về thu nhập.

Emmauel et at. (1989) nghiên cứu về dự đoán của các chuyên gia phân tích tại Anh
đã đem lại kết quả khẳng định cho kết luận đã được đưa ra trước đó của các nghiên
cứu tại Hoa Kỳ
So sánh khả năng dự đoán của các ƣớc tính khác nhau: là kiểm tra khả
năng dự đoán thông qua so sánh sự chính xác của các ước tính số học về doanh thu,
thu nhập hay các chỉ tiêu kế toán khác sử dụng các thông tin hợp nhất với các ước
tính đơn giản thay vì dựa vào các thông tin bộ phận
Có số lượng lớn các nghiên cứu về khả năng dự đoán trong đó người nghiên
cứu đưa ra dự đoán của họ về khả năng hoạt động của công ty. Nghiên cứu của
10
Kinney (1971) đã cho kết luận là mô hình nghiên cứu cho kết quả dự đoán chính
xác nhất là mô hình dựa trên doanh thu và lợi nhuận bộ phận. Mô hình này thành
công hơn so với mô hình sử dụng dữ liệu hợp nhất
Kiểm tra phản ứng của thị trƣờng chứng khoán: Đây là phương pháp cho
kết quả ít mơ hồ nhất khi đưa ra kết luận. Họ kiểm tra liệu các BCBP có làm ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu hay các phép tính đo lường về rủi ro thị trường. Nếu các
phản ứng này tồn tại, các thông tin phần nào được sử dụng và do đó nó hữu ích.
Nếu các thông tin bộ phận không có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thì có thể kết
luận nó không được những người tham gia thị trường chứng khoán sử dụng hoặc là
các thông tin này đã được thu thập từ nguồn khác. Tuy nhiên, không thể suy luận
rằng các thông tin bộ phận không có giá trị nào vì nó còn có thể được các nhóm
người sử dụng báo cáo khác chẳng hạn như Chính phủ, công đoàn và nhân viên
công ty. Các nghiên cứu về phản ứng của thị trường đã giúp khẳng định cho kết
luận rằng các thông tin bộ phận là hữu ích. Nghiên cứu của Simonds và Collins
(1978) sử dụng phân tích các biến để kiểm chứng rủi ro của thị trường hay chỉ số
bêta (β) của công ty và kết luận là thuyết minh về bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm giảm rủi ro.
2.2 Các quy định quốc tế về báo cáo bộ phận
2.2.1 Quy định của Hoa Kỳ
 Chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ SFAS 14 “Báo cáo tài chính cho bộ phận kinh

doanh” được FASB ban hành lần đầu năm 1976. Sự ra đời của chuẩn mực này đã
chính thức mở rộng các yêu cầu trình bày đối với các thông tin bộ phận:
Chuẩn mực này yêu cầu trình bày hai loại bộ phận là bộ phận theo ngành
nghề kinh doanh và bộ phận theo khu vực địa lý.
Số lượng các thông tin được yêu cầu trình bày tăng lên.
Tuy nhiên, SFAS 14 có nhiều ý kiến phê bình như là: Chuẩn mực này có rất
ít các hướng dẫn liên quan đến một số vấn đề như việc xác định bộ phận và làm thế
nào để đo lường các chỉ tiêu được trình bày. Chuẩn mực này cũng lưu ý đến cơ cấu
tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp. Do đó, Ủy ban đặc biệt về BCTC của Viện kế

×