Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học môn lao động nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 24 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của Khoa học, công
nghệ, cũng như sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội thì báo chí là một nghề chuyên môn hóa cao, là một hoạt động mà luôn
đề cập đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mọi ngóc ngách
và ở mọi nơi, mọi lúc. Như một nhà nghiên cứu lý luận báo chí đã từng nói:
Trên thế gian chỉ có hai lực lượng đáng sợ nhất, cùng một lúc có thể soi rọi
khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của hành tinh chúng ta. Đó là ánh sáng mặt trời
và thông tin báo chí. Do vậy việc nhận thức mô hình, phẩm chất nghề nghiệp,
chuyên môn nhà báo là một vẫn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn.Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động báo chí trong thời đại
hiện nay có sức tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng đến toàn bộ xã
hội, báo chí có một sức ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức
của công chúng. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định
hướng dư luận, tham gia vào việc quản lí các quá trình kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Nó được xem là quyền lực thứ 4 sau quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp trong xây dựng và phát triển đất nước. Nó giúp Đảng ta có đường lối
chính sách để tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Và một điều nữa, khi nói
đến hoạt động báo chí ta không thể không nhắc đến đội ngũ những người làm
báo ( đội ngũ phóng viên, biên tập viên…) họ là những người trực tiếp sáng
tạo nên những tác phẩm báo chí và mang đến với công chúng. Họ cũng chính
là những nhà hoạt động chính trị xuất sắc, việc quan tâm, nâng cao chất lượng
đào tạo đội ngũ phóng viên, những người làm báo để cho ra xã hội những cây
bút sắc sảo là một điều rất quan trọng. Những người làm báo cần nhận thức rõ
vai trò và sức mạnh to lớn của báo chí để từ đó biết phát huy ưu thế của hoạt
động báo chí truyền thông
Để thực hiện tốt vai trò này của báo chí đòi hỏi nhà báo phải có kiến
thức sâu rộng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có lương tâm, trách nhiệm với
1



nghề. Mỗi tác phẩm báo chí được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh truyền hình đều qua sự
đánh giá khắt khe của công chúng trong việc kiểm chứng sự thật về thông tin
vì thế trong hoạt động sáng tạo ra tác phẩm báo chí của mình, các phương
pháp thu thập thông tin được đặc biệt coi trọng và được phân chia thành các
phương pháp chủ yếu sau: phương pháp thu thập tư liệu văn bản, phương
pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát. Mỗi phương pháp đều có những ưu
thế và hạn chế riêng. Nhà báo phải biết sử dụng các phương pháp một các phù
hợp để tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị và đi vào lòng người đọc.
Trong bài tiểu luận này đã nghiên cứu những vai trò, ý nghĩa của từng
phương pháp thu thập thông tin tư liệu và những ưu điểm và hạn chế của từng
phương pháp đó.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I. Lí luận về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu
1. Khái niệm.
Tư liệu là một khai niệm tương đối rộng. Tư liệu là những thông tin
rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như công cụ sản xuất, công trình
kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet...và là những thông
tin sống động từ con người.
Tư liệu xuất phát từ 3 nguồn gốc cơ bản: con người, môi trường vật
chất xung quanh và các loại văn bản.
Trong lĩnh vực báo chí, tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyên
vật liệu, chất liệu để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí. Hoạt động
thu thập thông tin tư liệu của phóng viên giống như việc tích góp những “viên
gạch” để xây nhà.
2. Phân loại tư liệu

Tư liệu được phân chia theo nhiều cách khác nhau.
Phân chia theo các dạng tư liệu: Tư liệu động,là những loại tư liệu từ
hiện thực cuộc sống và tư liệu tĩnh là dạng tư liệu văn bản
Phân chia theo hình thức cố định tư liệu gồm: tư liệu văn tự, thông tin
được lưu dưới dạng trong các văn bản, các biểu số, số liệu và tư liệu phi văn
tự là các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, chương
trình truyền hình, băng đĩa hình tiếng.
Phân chia theo tính chất pháp lí của tư liệu gồm: tư liệu chính thức là
những tư liệu được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ
quan nhàn nước, các tổ chức xã hội và tư liệu không chính thức.
Phân chia theo cách thức lấy tư liệu của phóng viên thì có 2 loại: Tư
liệu trực tiếp là tư liệu phóng viên thu thập được qua sự tiếp xúc trực tiếp với
các sự kiện, con người không qua trung gian. Tư liệu trực tiếp là tư liệu “tai
nghe, mắt thấy” chủ yếu thu thập qua phương pháp trực quan. Điều này sẽ
làm nên sức sống cho tác phẩm báo chí. Thứ hai là tư liệu gián tiếp là loại tư
3


liệu phóng viên thu thập, tìm hiểu được thông qua một trung gian, từ một
nhân chứng về một sự kiện nào đó, có thể là những thông tin tìm hiểu được
trên sách, báo,internet, có thể là từ các văn bản báo cáo, các quyết sách của
chính phủ và nhà nước, các con số thống kê của các cơ quan, đơn vị. Những
dạng tư liệu văn bản này thường mang lại cho tác phẩm báo chí những căn cứ,
cứ liệu có tính chất pháp lí, tạo sự tin cậy và thuyết phục bạn đọc
3. Hoạt động thu thập tư liệu.
Thu thập thông tin tư liệu là hoạt động nghề nghiệp, là thói quen diễn ra
thường xuyên, liên tục của phóng viên. Không chỉ phục vụ cho việc sáng tạo
ra một tác phẩm báo chí đã dự định chủ đề, mà trong cuộc sống hàng ngày, đi
bất cứ nơi đâu, gặp mỗi người, mỗi cảnh, mỗi việc ...phóng viên đều có ý thức
thực hiện hoạt động thu thập, tìm kiếm thông tin. Mỗi phóng viên giống như

“túi cẩm nang”, như “cần ăng-ten” để chứa đựng, thu hút mọi tin tức, tín hiệu
vô cùng phong phú, muôn sắc màu của cuộc sống xã hội.
Đối với mỗi tác phẩm báo chí cụ thể, mỗi giai đoạn hình thành nên tác
phẩm giữ một vai trò riêng nhưng chúng có tác động, ảnh hưởng, gắn bó chặt
chẽ với nhau. Trong đó giai đoạn thu thập thông tin, tư liệu có một vị trí quan
trọng. Phóng viên có thể có một chủ đề hay, có năng lực ngôn từ, nhưng nếu
thiếu hàm lượng thông tin hoặc chất lượng thông tin không tốt thì tác phẩm
của anh khó được bạn đọc quan tâm.
Nếu ví nguồn tin như những vùng mỏ thì không phải lúc cũng có mỏ lộ
thiên, nếu ví nó như những ngôi nhà thì không phải lúc nào cũng có ngôi nhà
mở toang cửa. Thu thập, khai thác thông tin, tư liệu là lao động vất vả, khó
khăn, phức tạp đòi hỏi người phóng viên phải có tri thức, trách nhiệm, đặc
biệt là phải có phương pháp tiếp cận, khám phá nguồn tin.
4. Vai trò ý nghĩa của các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu
trong hoạt động sang tạo tác phẩm báo chí.
4.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản.
Văn bản có 2 nghĩa: Một là văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với một
nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài. Hai là văn bản là những chuỗi
4


kí hiệu ngôn ngữ hay loại kí hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa
trọn vẹn. Văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản
gồm: sách, báo, internet, các văn bản giấy tờ ( văn bản quản lí hành chính nhà
nước, văn bản đời thường)
Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,
phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin , tư
liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm
Phương pháp nghiên cứu văn bản không đơn thuần chỉ là việc sao chép,
trích dẫn mà là một thao tác trí tuệ.

Sách, báo, internet, các văn bản giấy tờ…giúp phóng viên có được
những thông tin nền trước khi tìm hiểu cụ thể về đối tượng nào đó. Vì vậy
trong hoạt động thu thập tư liệu, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầu tiên
để phóng viên tiến hành các phương pháp khác.
Nhìn chung thông tin rút ra từ tài liệu văn bản giấy trắng mực đen
thường ít thiên vị và có độ tin cậy cao. Các loại văn bản quản lí hành chính
nhà nước có tính chất chuẩn mực vì đã được những cá nhân hoặc tổ chức có
thẩm quyền phê duyệt. Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết…ít nhiều cũng được
cá nhân, đơn vị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra.
Tùy từng trường hợp cụ thể, tư liệu văn bản có giá trị pháp lí giúp nhà
báo nhìn nhận, xem xét về con người, sự kiện, vấn đề. Những căn cứ đó sẽ
làm tăng sức nặng của bài viết và có sức thuyết phục cao đối với người đọc.
Các tư liệu văn bản (báo cáo, tổng kết, thống kê…của các cơ quan chức
năng) thường chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra
tính toán, so sánh đối chiếu một cách chính xác với các sự việc, hiện tượng
diễn ra trong thực tế. Nếu nhà báo biết khai thác, phân tích sẽ làm cho việc
nhận xét, đánh giá các sự kiện đó trở nên khách quan hơn, ít phụ thuộc vào
tính chủ quan của nhà báo.
Các văn bản đời thường cũng được xem là những vật chứng có ý nghĩa
khi nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, con người nào đó nhưng giá trị pháp lí
5


có thể không cao. Nhưng cũng có khi thư từ, nhật kí, giấy viết tay...của cá
nhân lại trở thành những tư liệu quý giá, đọc đáo cho bài báo.
Bên cạnh những tư liệu nói trên, thông tin được rút ra từ sách báo cũng
có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng thông tin, làm cho bài báo sâu
sắc và thuyết phục bạn đọc hơn. Tuy nhiên, thông tin từ văn bản thường chỉ
có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài
báo, không nên lạm dụng việc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các

thông tin, tư liệu làm thành tác phẩm báo chí. Tư liệu văn bản thường khuôn
mẫu, khô khan. Một bài báo chỉ có tư liệu văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn.
Bạn đọc thú vị với những bài viết sống động, nóng hổi hơi thở cuộc sống hơn
là những bài được viết ra từ sách vở, báo cáo.
Tư liệu văn bản thường được phổ biến rộng rãi. Đến các cơ quan đơn vị
hay dự những cuộc họp , họp báo…phóng viên đều có thể được cung cấp.
Hoặc nếu khai thác trên internet, với công cụ tìm kiếm tiện lợi, phóng viên
cũng dễ dàng tìm được một văn bản theo ý muốn. Không chỉ dành riêng cho
phóng viên, bất kể người nào cũng có quyền truy cập internet. Vì vậy, nếu chỉ
khai thác từ nguồn đó, phóng viên sẽ ít có thông tin đọc quyền.
Khi khai thác tư liệu văn bản thì phóng viên cần xác định giá trị pháp lí
của ăn bản, xác định nguôn gốc tác giả, văn bản, và cần kiểm tra tính xác thực
của một số tư liệu văn bản. Khi nghiên cứu một số văn bản cần phát hiện ra
các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, các yếu tố tin tức. Nên có thái độ
nghi ngờ trong khai thác các tư liệu văn bản và cẩn trọng với các tài liệu bí
mật của Nhà nước.
4.2 Phương pháp quan sát
Khái niệm quan sát
Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các giác
quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe
nhìn.

6


Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người
quan sát đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường mang lại những thong
tin có đặc tính mô tả.
Với phóng viên, quan sát không chỉ là nhìn, trông mà thấy được sự vật,
hiện tượng. Quan sát khác với hoạt đông nhìn, trông vì quan sát có sự tham

gia của hoạt động tư duy như phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán…
Nhà báo Hữu Thọ cho rằng, thấy là tiến tới chiều sâu, tới bản chất của
sự nhìn, xem. Nhìn phải đạt đến mức nào đó mới có thể gọi là quan sát. Cho
nên quan sát là nhìn một cách có cách có phương pháp để đi tới bản chất của
sự vật, hiện tượng.
Đối tượng quan sát.
Trong môi trường tự nhiên và xã hội, xuất hiện khá nhiều sự việc, hiện
tượng với vô vàn các chi tiết khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin để
viết báo, phóng viên có thể dung phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt
của mình những chi tiết chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề
tác hợp thành các dạng cơ bản sau đây: quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan
sát con người; quan sát đồ vật…
+) Quan sát quang cảnh, hiện trạng: Đó có thể là hình ảnh một con sông
bị ô nhiễm nặng nề, những vạt rừng bị chặt phá, một bãi khai thác vàng bị đào
bới nham nhở, không khí của một công sở trong giờ làm việc, một quán café
trá hình…
+) Quan sát diện mạo và hoạt động của con người: Mỗi tác phẩm báo
chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với số phận của những con người trong
cuộc sống. Họ thuộc đủ các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội, từ
những người có địa vị cho tới người lao động bình thường, từ những người
nổi tiếng cho đến người không ai biết đến.
Dưới ngòi bút của phóng viên, hình ảnh của những con người với tư
cách là nguồn tin, nhân chứng xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Việc
phác họa về vóc dáng , khuôn mặt, cử chỉ, hoạt động của con người một cách
7


phù hợp sẽ làm tăng sự chân thật, sinh động cho bài báo, phần nào thể hiện
được năng lực thu thập và xử lý thông tin của người viết: “Nhà báo giỏi
không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ nói cho chúng ta

thấy ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề”
Các loại quan sát
Thứ nhất: theo vị trí người quan sát
+) Quan sát tham dự: người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt
động cùng với những đối tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan
sát có nhiều mức độ khác nhau: tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.
+) Quan sát không tham dự: Người quan sát không tham dự vào các
hoạt động cùng cùng với những đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc
và đơn thuần là ghi lại những gì đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người
quan sát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau
mỗi hành động của đối tượng được quan sát
Thứ hai: theo cách thức quan sát
+) Quan sát công khai: đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị
quan sát. Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng ít hay nhiều
đến đối tượng được quan sát. Do vậy quan sát công khai có thể gây ra sự căng
thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát. Có trường hợp quan sát
công khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.
+) Quan sát bí mật: đối tượng được quan sát không biết mình đang bị
quan sát. Vì vậy quan sát bí mật có thể tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc
đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn. Tuy nhiên cũng
có ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật đạo đức trong một số trường hợp
phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát tham dự. họ cho rằng quan sát
bí mật có thể sẽ xâm phạm vào quyền lợi riêng tư của người bị quan sát.
4.3 Phương pháp phỏng vấn
Khái niệm phỏng vấn.
Nhìn dưới góc độ phương pháp, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ trao đổi, hỏi
chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai
8



thác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung tùy
theo mục đích của nhà báo. Phỏng vấn là một phương pháp chủ lực trong hoạt
động thu thập tư liệu sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng viên. Các nhà báo
chí Phương Tây cho biết, ¾ tư liệu có trong tác phẩm của các nhà báo là từ
phỏng vấn. Và họ cũng cho rằng: chất lượng của một tác phẩm báo chí có thể
tính bằng số lượng và chất lượng của tiếng nói các nhân chứng.
Đối tượng để phỏng vấn là những con người. Con người là nguồn tư
liệu phong phú, sinh động và hấp dẫn. Họ là những mỏ tin sống không bao
giờ cạn kiệt. Con người là chủ thể tham gia vào hoạt động tự nhiên, xã hội, có
thể là nhân chứng trong sự kiện, nắm giữ thông tin vào sự kiện ấy. Họ có thể
là nhân tố dẫn truyền, lưu giữ thông tin từ các nguôn khác. Đặc biệt, họ mang
thông tin về chính bản thân mình, về thế giới nội tâm của mình mà chỉ có cá
nhân họ mới biết.
Tuy nhiên con người cũng là nguồn thông tin, tư liệu phức tạp, tinh vi,
khó khai thác. Có thể cùng một đối tượng nhưng không phải phóng viên nào
khi tiếp xúc với họ cúng thu thập được thông tin có giá trị như nhau. Điều này
phụ thuộc vào tài năng và nghệ thuật phỏng vấn của mối phóng viên. Phỏng
vấn là cuộc giao tiếp, đối thoại có tính chất động, vì vậy khi thực hiện cần
linh họat, mềm dẻo. Tùy theo điều kiện mà phóng viên có thể thỏa thuận với
người trả lời về hình thức giao tiếp, và hoàn cản, địa điểm giao tiếp. Khi thực
hiện phỏng vấn không nhất thiết phóng viên lúc nào cũng phải giữ cương vị
là một nhà báo mà có thể đặt mình trong các vai giao tiếp khác nhau nhằm
mục đích thu thập được những thông tin chân thật, khách quan.
Vai trò của phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn có thể thực hiện nhanh, tiết kiệm được thời
gian và công sức. Một sự kiện vừa xảy ra, ngay lập tức nhà báo có thể phỏng
vấn các đối tượng nhất là nhân chứng trong cuộc.
Bằng phương pháp phỏng vấn, phóng viên có thể tái hiện được sự kiện
đã xảy ra hoặc xry ra bất ngờ của các nhân chứng mà phóng viên không có
9



điều kiện được chưng kiến tham dự. Bên cạn đó phỏng vấn còn cung cấp sự
hiểu biết sâu rộng về sự kiện qua những thông tin, ý kiến, quan điểm...của các
đối tượng khác liên quan đến sự kiện, vấn đề như: chuyên gia, người có thẩm
quyền, người bị tác động, ảnh hưởng.
Thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất
khách quan từ nguồn tin trực tiếp. Đặc điểm này nên giá trị và mức độ tin cậy
cao cho thông tin.
Khi trả lời phỏng vấn, người trả lời phải có trách nhiệm với những gi
mình phát ngôn. Họ phải chia sẻ trách nhiệm của mình cùng với phóng viên
trong việc đảm bảo những thông tin sẽ cung cấp cho đọc giả là chân thật,
khách quan. Do vậy với phương pháp phỏng vấn, phóng viên có thể an tâm
hơn vì những thông tin quan trọng ít nhiều đã được bảo lãnh bởi người trả lời.
Nếu khai thác một cách khéo léo , phóng viên có thể nắm giữ trong tay những
thông tin đọc quyền. Đó là những thông tin riêng không có mặt trong các bản
báo cáo, tổng kết.
Phỏng vấn được cho là một phương pháp tinh vi, đặc biết trong việc
khám phá thế giới nội tâm của nhân vật. Nó khơi gợi và tìm kiếm được những
điều chỉ có trong đầu và trái tim của người trả lời. Tất nhiên, muốn có thông
tin độc đáo, cuộc phỏng vấn của nhà báo phải không chỉ dừng lại ở cuộc hỏi
chuyện mà thường phải nâng thành một công việc có tính chất nghệ thuật:
nghệ thuật thuyết phục lòng người.

10


CHƯƠNG II: SƯU TẦM VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM BÁO
CHÍ TIÊU BIỂU
1. Khảo sát, phân tích một số tác phẩm báo chí.

Hầu hết trong các tác phẩm báo chí nhà báo đều sử dụng kết hợp cả 3
phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau đây em xin phân tích một số
tác phẩm báo chí để làm rõ nội dung của cả ba phương pháp thu thập thông
tin tư liệu trên.
“Hiểm nguy bủa vây con trẻ”
Đây là tít bài báo được đăng trên báo Thời nay, số 546 ra thứ 5, ngày
9/4/2015 kể về việc những ngày qua, các tỉnh phía Nan liên tục xảy ra nhiều
vụ xâm hại nghiêm trọng thân thể, tâm sinh lý trẻ em gây hoang mang dư
luận. Nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng khi con trẻ bị bủa vây bởi nhiều
mối nguy hiểm mà chưa có biện pháp để bảo đảm an toàn.
Trong bài báo tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin tư
liệu chủ yếu đó là: Nghiên cứu văn bản và phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu văn bản chủ yếu được tác giả lấy từ
internet,các báo và các nhân chứng sống cụ thể về các vụ bạo hành bắt cóc và
mất tích. Đó là việc Chiều 6/4 các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP Hồ Chí
Minh) cung cấp thông tin cho báo chí về việc bé N.T.H bị bỏng nặng đến 85%
thân thể do chính người cha đẻ của mình đổ xăng đốt. Ngày 6/4, dư luận xã
hội bàng hoàng khi clip quay cảnh các bảo mẫu ở trung tâm Nuôi dưỡng bảo
trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) hành hạ những
đứa trẻ có HIV được đăng tải trên mạng.
Trước đó đầu tháng 3, dư luận xôn xao vì clip quay cảnh một nữ sinh
lớp 7, trường THCS Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh) bị nhiều bạn xông vào đánh
hội đồng ngay trong lớp. Đầu tháng 4, lại xảy ra vụ việc tương tự tại một lớp
7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh An Giang).
Có những vụ việc bi thảm hơn đó là vụ việc xảy ra với bé Nguyễn Ngọc
Phút (8 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) mất tích từ tháng 1/2015 khi

11



đi học, nhiều nghi ngờ em bị bắt cóc vì có người thấy em được một người đàn
ông chở đi khi ra khỏi cửa lớp. Đến ngày 19/3, người ta phát hiện thi thể em ở
Campuchia khiến dư luận đồn đoán bé bị bắt cóc cướp nội tạng.
Liên tiếp sau đó, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh chung quanh
xuất hiện nhiều tin trẻ em bị bắt cóc. Như ngày 21/3, gia đình bé Nguyễn Thị
Diệu Ng. (15 tuổi, ngụ quận 8, TP Hồ Chí Minh) đến cơ quan chức năng trình
báo bé bị mất tích. Cùng thời gian đó, người nhà bé Nguyễn Ngọc C.T. (14
tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) cũng đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ vì bé bị mất
tích từ ngày 13/3.
Tác giả đã sử dụng những tư liệu có thực đã được kiểm chứng của các
cơ quan qua lời kể của các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 1, qua mạng internet có
độ tin cậy cao, để nhà báo đi sâu phân tích các hiện tượng bạo hành, mất tích
trẻ em để tăng tính thời sự cho bài báo, cũng như cung cấp cho công chúng
những thông tin về các vụ việc xảy ra trong thời gian qua để các bậc phụ
huynh cẩn thận hơn trong cách bảo vệ trẻ em, bảo vệ con cái.
Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã phỏng vấn người dân, và những
người có liên quan đến việc bạo hành và mất tích trẻ em, các chuyên gia tâm
lí để cảnh báo sớm và can thiệp kip thời, có cách bảo vệ con trẻ tốt nhất. Tác
giả đã phỏng vấn bà Trần Thị Vân, ngụ xã Tân Phú Trung, huyệ Củ Chi, bà
cho biết: “ Giờ cứ nghe ở đâu có trẻ em mất tích là bàn tán xôn xao ghê lắm.
Ai có con nhỏ cũng giữ rịt trong nhà, không dám cho ra đường một mình như
trước nữa vì sợ bé bị bắt cóc để bán nội tạng”
Theo ông Trần Công Bình, chuyên gia thuộc quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc tại Việt Nam khi nói về việc các phụ huynh thực hiện biện pháp giữ rịt
trẻ em trong nhà thì ông cho rằng: “Các biện pháp mang tính kiểm soát chỉ có
thể giải quyết được tại một thời điểm. Đối với gia đình, một trong những
khuyến cáo là các phụ huynh dù cuộc sống có bận rộn thế nào thì chúng ta
cũng phải dành nhiều thời gian quan tâm nhiều hơn đến con cái của mình”.
Còn Trung tá Nguyễn Quang Thắng, Phó trưởng phòng tham mưu (công an
12



TP Hồ Chí Minh) khuyến cáo người dân “Các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo
phải quan tâm con cái, học trò, dạy kĩ năng sống cho các em, đặc biệt là các
bé gái, khi ra khỏi nhà, trường học. Những người có trsch nhiệm liên quan
phải giúp các em nhận biết được bạn bè, và các đối tượng xấu trong xã hội,
những người đáng ngờ vì không quen biết, không rõ lai lịch. Cha mẹ phải
nắm được lịch trình của các em, đi đâu, làm gì để khi xảy ra những trường
hợp bất thường thì có hướng tìm kiếm, trình báo công an”.
Chuyên gia tâm lí Huỳnh Anh Bình, giám đốc Trung tâm tư vấn hướng
nghiệp, đào tạo kĩ năng sống TP Hồ Chí Minh cũng đồng ý việc phải chú
trọng giáo dục trẻ em để ứng phó với các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong xã hội
ngày càng phức tạp như hiên nay và việc hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em
cũng là biện pháp quan trọng để hạn chế các sự việc trên. Ông nói: “Một thực
trạng rất đau lòng là khi xảy ra những trường hợp bị mất tích, bị bạo hành…
thì người trong cuộc không biết tiếp cận các cơ quan, hệ thống cảnh báo can
thiệp, phát hiện và trợ giúp thế nào. Phần lớn, người ta sẽ báo với công an
hoặc là chính quyền địa phương khi sự việc đã xảy ra rồi”
Đây là những lo lắng của người dân về việc trẻ em bị bạo hành, bắt cóc
và những giải pháp tạm thời trước mắt mà các cơ quan chức năng có liên quan
đến trẻ em khuyến cáo các phụ huynh ứng phó với các tình huống cụ thể.
“ ‘Xóm tạm’ ở phố”
Đây là tít bài trên tờ báo thời nay, số 546 ra ngày 9/4/2015 thuộc thể
loại phóng sự xã hội kể về việc một lượng lớn người ngoại tỉnh rủ nhau lên
thành phố tìm việc làm thêm những lúc nông nhàn. Theo chuẩn nghèo thì có
thể học không thuộc đối tượng nghèo, tuy nhiên với mức chi tiêu đắt đỏ ở các
đô thị, cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn. “Xóm liều”, “khu ổ chuột” là
cái tên người ta hay gọi xóm nhà trọ nhếch nhác thuộc khu dân cư số 2,
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội nằm ngay dưới chân cầu Long Biên.
Trong những con ngõ rộng chưa đầy 1m, tranh tối tranh sáng là dãy gồm hơn

10 phòng trọ như vậy, Mái nhà được lợp bằng fibro xi măng, chỗ nào thủng
13


thì dc vá bằng những tấm gỗ ép nhặt ngoài chợ, nhiều chỗ tường nhà còn
được dựng bằng phên nứa, bìa carton…hoặc xây cẩu thả bằng gạch vụn, trát
vữa nham nhở. Mỗi ô như vậy chỉ rộng chừng 6-10 mét vuông nhưng người
thuê trả từ 800.000- 1.000.000 đồng/tháng tùy theo chất lượng.
Ban ngày cái “xóm tạm” này rất vắng vì mọi người đi bán hàng rong,
những người ở lại nhà thì hầu hết là cửu vạn làm đêm, ban ngày ngủ lấy sức.
Ở cái xóm này cũng không thiếu những đứa trẻ theo cha, theo mẹ từ
thuở lọt lòng và phải sống trong khu vực ô nhiễm, quanh năm thiếu ánh sáng,
thừa ẩm mốc ấy rồi lớn lên, trưởng thành từ cái xóm nghèo nàn ấy. Sống tại
những nơi như vậy, nhưng người lao động vẫn bám trụ Thủ Đô.
Cách quan sát của phóng viên ở đây rất tỉ mỉ và chi tiết, tuy không quá
nhiều, nhưng nó gợi ra cho bạn đọc một cái nhìn khá khái quát về các nhân
vật trong xóm trọ này. Miêu tả cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, cơ cực của
người nông dân ở đây để người đọc có thể cảm nhận và đồng cảm với cuộc
sống với những người nghèo.
“Được chọn hưởng Bảo hiểm xã hội một lần”
Đăng tải lúc 14h38 ngày 22/6/2015 về việc Quốc hội (QH) cho phép
người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần khi có yêu cầu.
Cụ thể, nghị quyết được các Đại Biểu Quốc Hội (ĐBQH)
biểu quyết thông qua với tỉ lệ 81,78% (404/419 đại biểu) cho phép
người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng
lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
luật BHXH 2014.
Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm
nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng
BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, khi có yêu cầu thì được nhận

BHXH một lần.
Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc
được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính
14


- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những
năm đóng trước năm 2014;
- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm
đóng từ 2014 trở đi;
Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện
được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm
đóng trước năm 2014;
- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm
đóng từ 2014 trở đi.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 cùng với luật BHXH 2014.
Chính phủ được giao thực hiện quy định này, khi cần thiết báo cáo QH xem
xét, quyết định việc sửa đổi luật BHXH.
Nghị quyết cũng yêu cầu Chính phủ bảo đảm cho người lao động được
bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc được nhận BHXH một lần; công khai,
minh bạch thông tin về việc đóng, hưởng BHXH cho người lao động, người
sử dụng lao động; cải cách thủ tục để tạo thuận lợi cho người lao động tiếp
cận chính sách BHXH; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
Trước đó, nội dung này được đưa ra thảo luận tại QH sau khi công nhân
một số khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đình công để phản
đối điều 60, vì họ sẽ không được tiếp tục hưởng BHXH một lần như trước khi
sửa luật, trong khi đây được coi là một nguồn thu nhập trước mắt quan trọng
của họ.

Đây có thể coi là một trong những nội dung tranh luận gay gắt nhất ở
QH, với hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối. Nhiều ĐB công khai xin lỗi
công luận vì đã bấm nút thông qua dự thảo luật thu hẹp điều kiện hưởng
BHXH một lần của người lao động, trong khi nhiều ĐB khác cảnh báo lặp lại

15


câu chuyện chính sách 176, người lao động nhận “một cục” rồi lại nói nhà
nước “bắt chanh bỏ vỏ” vì về già vô cùng khó khăn khi không có lương hưu.
Uỷ Ban Thường vụ QH đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH về chủ trương
duy trì chính sách hưởng BHXH một lần như cũ. Kết quả, trong 470 phiếu
hợp lệ thu về, có 411 phiếu đồng ý (87,45 %), 48 không đồng ý (10,21%), 11
phiếu có ý kiến khác (2,34%).
Căn cứ kết quả xin ý kiến này, QH đã xây dựng nghị quyết giữ chính
sách hưởng BHXH một lần, giải tỏa bức xúc cho người lao động.
Tác giả bài báo đã sử dụng các văn bản quản lí hành chính nhà nước về
các văn bản Luật về vấn đề bảo hiểm xã hội năm 2014 và những quy định về
mức lương được thực hiện trong thời gian tới. Tác giả cũng nêu ra tỉ lệ bỏ
phiếu về Nghị quyết trên của Chính Phủ, tỉ lệ bỏ phiếu về chủ trương duy trì
chính sách hưởng Bảo hiểm xã hội một lần như cũ.
Đây là những tư liệu văn bản có tính xác thực và độ tin cậy cao, phát
hiện được các chi tiết, số liệu quan trọng thật sự đắt giá cho bài báo. giúp cho
nhà báo và công chúng có những đánh giá khách quan, đa chiều về sự kiện,
khả năng phân tích vấn đề từ đó mà được nâng lên một cách đáng kể.
Bài báo được đăng trên báo dân trí thể thao ngày 17/6/2015, cuộc
phỏng vấn trao đổi với ông Phấn về sự định hướng về đầu tư cho thể thao
nước nhà.
Ông đánh giá thế nào về công tác chuẩn bị của nước chủ nhà?
Singapore tổ chức rất chuyên nghiệp. Họ rất thân thiện, cởi mở, đoàn

nào đến đây cũng đánh giá rất cao công tác tổ chức của nước chủ nhà. Tôi
nghĩ rằng, với một nước chủ nhà tổ chức rất tốt như vậy, các đoàn đều yên
tâm với việc tập trung cho việc thi đấu.
Dù vậy chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn, thưa ông?
Đúng vậy. Chúng ta gặp một vài sự cố liên quan đến VĐV bị tiêu chảy,
nhưng đã được xử lý rất nhanh. Về chuyên môn, đây là kỳ SEA Games chúng
16


ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, việc nước chủ nhà cắt
giảm rất nhiều môn thi đấu, nội dung thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên,
chúng tôi vẫn quyết tâm giành từ 56-65 HCV. Thực tế thì chúng ta còn làm tốt
nhiều hơn như thế.
Ông đánh giá thế nào về sự cạnh tranh trong 3 vị trí dẫn đầu đại hội là
Singapore, Thái Lan và Việt Nam?
Chúng ta thua Thái Lan ở một số môn tập thể và Olympic. Đây là điều
được chúng tôi dự đoán từ đầu. Một số môn của chúng ta chưa đạt được đẳng
cấp như người Thái, trong đó có bóng đá, bóng chuyền… Tuy nhiên, tôi rất
hài lòng vì ở SEA Games năm nay chúng ta thi đấu rất thành công ở những
môn cơ bản của Olympic như điền kinh, bơi lội, đấu kiếm, TDDC…Đặc biệt,
những môn này đều phá nhiều kỷ lục SEA Games. Đây là điều chúng ta chưa
bao giờ làm được. Việt Nam giành HCV ở các môn Olympic chỉ kém Thái
Lan, nhưng đứng trên Singapore.
Thời gian qua, các môn Olympic đã được chúng tôi quan tâm hơn
nhiều, bên cạnh đó các điều kiện đảm bảo về trang thiết bị tập luyện, dinh
dưỡng và đặc biệt là vấn đề y tế đang được làm rất tốt ở những trung tâm
huấn luyện quốc gia.
Từ thành công này, thể thao Việt Nam (TTVN) sẽ tự tin hướng tới
ASIAD, Olympic, thưa ông?
Chúng tôi luôn có suy nghĩ nhiệm vụ trọng tâm là phải có sự đầu tư cho

những môn cơ bản của Olympic, từ sự chuẩn bị liên quan đến thi đấu, tới tập
huấn, chế độ. Chúng tôi sẽ tập trung cho 5 môn là điền kinh, bơi lội, bắn súng,
TDDC và cử tạ. Đây là những môn đều có VĐV sáng cửa giành huy chương ở
Olympic.
Trước đó chúng tôi đã phải loại môn taekwondo ra khỏi nhóm những
môn được tập trung này, bởi trong những năm gần đây, chúng ta thấy ngay cả
Hàn Quốc cũng không có thành tích cao, nên chúng ta khó có thể tranh chấp
huy chương ở những sân chơi lớn như Olympic hay ASIAD.
17


Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh rằng chặng đường phía trước của chúng
ta còn rất nhiều gian nan. Việc có huy chương ở sân chơi Asiad và đặc biệt là
Olympic cực khó.
Còn những môn không có thành tích cao thì sự đầu tư sẽ được chuyển
hướng ra sao, thưa ông?
Chúng tôi sẽ vẫn đầu tư, nhưng mức độ phải có sự điều chỉnh hợp lý.
Theo đánh giá của tôi, ở các môn bóng hiện nay, ngoài bóng đá ra thì còn lại
đều chưa vượt qua tầm Đông Nam Á. Vừa qua bóng chuyền đạt hạng 5 châu
Á nhưng đó là giải chúng ta chỉ gặp đội hình 2, thậm chí là 3 của Nhật Bản.
Còn tại SEA Games, bóng chuyền Việt Nam cực khó vượt qua Thái Lan. Bao
năm qua chúng ta chỉ hài lòng với tấm HCB.
Về sự đầu tư cho những môn này, nói thật là ngành thể thao rất khó đầu
tư cho các môn tập thể như bóng đá, bóng chuyền. Như một chuyến đi của cả
đội bóng ở SEA Games năm nay, tốn không biết bao nhiêu tiền của, nhưng
đôi khi thành tích lại không như mong đợi.
Dù được quan tâm đặc biệt nhưng vì sao đội U23 của chúng ta vẫn
không thi đấu thành công ở đấu trường SEA Games?
Đó thực sự là điều tôi không hài lòng nhất. Việc bóng đá không thể
giành HCV là chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng chắc chắn các cầu thủ cũng

đã thi đấu hết khả năng. Tất nhiên, sau những thất bại, chúng ta cần mổ xẻ để
tìm nguyên nhân.
Xin cảm ơn ông!
Cuộc phỏng vấn trực tiếp gồm 6 câu hỏi, được tác giả hỏi từ tầm bao
quát từ rộng đến hẹp và sựu định hướng cho nền thể thao trong thời gian tới.
Cuộc phỏng vấn tuy ngắn những đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của công
chúng. Người trả lời không bị áp lực và thoải mái trả lời các câu hỏi. Còn các
câu hỏi của phóng viên khá là mở.
2. Nhận xét về các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu
2.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản.
18


Ưu điểm: Trong hoạt động báo chí, chất lượng hay độ chính xác của
thông tin là một yếu tố cực kì quan trọng đáp ứng nhu cầu thông tin của đại
chúng. Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành
mạnh theo những hướng tích cực của xã hội, qua đó tác động vào việc giải
quyết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Một bài báo có thể tạo được
những tác động khác nhau, tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc rất nhiều vào
cách thông tin về sự kiện có đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy hay không,
đôi khi một thông tin sai lệch trong thông tin trong báo chỉ không chỉ ảnh
hưởng đến một người mà có thể ảnh hưởng đến tương lai của cả một thế hệ.
Bài báo mà sử dụng tư liệu văn bản thì không chỉ dừng lại ở mục đích
thông tin mà điều quan trọng hơn là người viết muốn truyền tải đến công
chúng của mình những định hướng, thông điệp, thông qua tư liệu trong bài,
độc giả sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khách quan dựa vào
tính xác thực, sâu sắc của thông tin. Từ đó khơi dậy lòng tin cho công chúng
của mình đồng thời hình thành hệ thống dư luận theo hướng tích cực.
Nhược điểm: Ngày nay, tuy được sử dụng trong các bài báo và có vai
trò quan trọng nhưng việc sử dụng tư liệu văn bản chỉ mang tính chất minh

họa thêm cho nội dung, không phải yếu tố đóng vai trò chủ đạo nên nó cũng
tồn tại những hạn chế nhất định.
Thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ
không phải là tư liệu duy nhất cho nột bài báo, bởi vì cái cốt lõi mà công
chúng thật sự cần là sự thỏa mãn về mặt thông tin những yêu cầu về mặt thời
sự nóng hổi.
Tư liệu văn bản thường khô khan và khuôn mẫu.
2.2 Phương pháp quan sát
Ưu điểm: Phương pháp quan sát trong hoạt động sáng tạo tác phẩm
báo chí, quan sát được coi là một phương pháp không thể thiếu để thu thập
những tư liệu nóng hổi, chân xác, sống động cho bài viết, nó có sức thuyết

19


phục, lôi quấn người đọc, bởi phương pháp này có thể miêu ta các chị tiết tỉ
mỉ, cụ thể, khiến cho người đọc cảm nhận chân thực khách quan về hiện thực.
Tiến hành hoạt động quan sát, phóng viên phải tiếp cận trực tiếp với
hiện thực. Hình thức tiếp cận này thường để lại cảm xúc ấn tượng về con
người, sự kiện mà họ đã quan sát, tiếp xúc. Hơn nữa, quan sát trực tiếp dễ
khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho phóng viên.
Thông tin từ quan sát có thể đem lại dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm
định bản chất của sự kiện. Người ta thường nói “trăm nghe không bằng một
thấy”. Thông qua việc nghe, nhìn phóng viên có thể thấy được những dữ liệu
thể hiện bản chất của sự kiện căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài có thể cảm
thụ được.
Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối
tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức
độ tin cậy của thông tin.
Nhược điểm: Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ

quan. Hiện thực cuộc sống qua quan sát của phóng viên luôn gắn liền với sự
nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lý của bản thân họ.
Mặt khác khi quan sát mỗi sự vật hiện tượng trong xã hội, người quan
sát thường không dễ dàng gạt bỏ những kinh nghiệm, hiểu biết sơ bộ đã có
trước về chúng.
Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian. Mặc dù có
thể có các phương tiện kỹ thuật trợ giúp, nhưng phóng viên cũng khó quan sát
được các sự kiện diễn ra trong .phạm vi rộng lớn về không gian. Họ cũng
không thể quan sát được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng
với bản chất sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào
quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.
2.3 Phương pháp phỏng vấn
Ưu điểm: Phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được những
thông tin về thực tại cũng như những tâm tư, suy nghĩ tình cảm của đối tượng.
20


Bằng phương pháp phỏng vấn, các thông tin thu được có chất lượng
cao, tính chân thực và đọ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm dc trong
quá trình phỏng vấn.
Nhược điểm: Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi người phỏng vấn phải
có trình độ cao, có khả năng xử lí các tình huống, am hiểu lĩnh vực nghiên
cứu, biết cách tiếp cận đối tượng phỏng vấn, phương pháp này khó triển khai
được trên quy mô rộng.
Tiếp cận được đối tượng phỏng vấn là việc tương đối khó.

21



CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu
bằng 3 phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản, quan sát, phỏng vấn ngày
càng phổ iến và được sử dụng nhiều trong các tác phẩm báo chí. Nhưng
không phải nhà báo nào cũng vận dụng thành công các phương pháp này
trong tác phẩm báo chí của mình vì vậy nhà báo cần có sự khéo léo trong
chọn lọc thông tin, tư liệu mà mình thu thập được để trích dẫn làm cho tác
phẩm trở nên hấp dẫn và có giá trị về nội dung hơn bao giờ hết.
Mỗi phương pháp thu thập thông tin, tư liệu đều có những ưu điểm và
hạn chế nhất định, vì vậy trong quá trình thu thập và xử lí thông tin không nên
quá chú trọng vào một phương pháp, vận dụng một cách khuôn mẫu thụ động
mà nhà báo cần có sự linh hoạt, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, để có
thể kết hợp hài hòa các phương pháp với nhau.
Sự thay đổi bổ sung của các phương pháp trong cùng một bài viết sẽ
làm cho thông tin mang tính chính xác, phong phú hơn, đem lại cho công
chúng những bài viết sinh động, hấp dẫn. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần
làm nên thành công chúng của một sản phẩm báo chí.

22


CHƯƠNG IV: PHẦN PHỤ LỤC
Các tác phẩm được sử dụng để phân tích trong bài tập trên là:
-

Tác phẩm: “Hiểm nguy bủa vây con trẻ” được đăng tải trên tờ báo Thời nay

-

số 546 ra ngày 9/4/2015 của tác giả Tùng Nguyên, Anh Tuấn.

Tác phẩm: “Xóm tạm” ở phố của tác giả Quốc Thái được đăng trên báo Thời

-

nay số 546 ra ngày 9/4/2015
Tác phẩm: “Thể thao Việt Nam đã thành công rực rỡ ở các môn Olympic”

-

đăng tải trên báo Dân trí ngày 17/6/2015 của tác giả Hà Nguyên.
Tác phẩm: “ Được chọn hưởng Bảo hiểm xã hội một lần” đăng tải trên báo
điện tử Vietnamnet ngày 22/6/2015 của tác giả Chung Hoàng.

23


PHẦN III: KẾT LUẬN
Nền báo chí hiện đại ngày nay đòi hỏi đội ngũ những người làm báo
phải là những người năng động, chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp.
Việc phấn đấu để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp là một quá trình
không hề đơn giản. Nó cần sự kiên trì, bền bỉ, niềm đam mê và khả năng học
hỏi không ngừng nghỉ. Như ta đã biết làm báo là làm chính trị, những phóng
viên là những người trực tiếp viết lên, sáng tạo nên tác phẩm báo chí và mang
đến cho công chúng của mình. Kiến thức nền, kỹ năng, đạo đức, phẩm chất
của anh ta rất quan trọng. Làm báo đòi hỏi phải có một kiến thức rộng, hiểu
biết về nhiều lĩnh vực trong xã hội. Theo như cách ví von thú vị thì nhà báo là
người: “ biết tất cả về một cái gì đó và biết cái gì đó về tất cả”. Yêu cầu này
đòi hỏi nhà báo phải có một tri thức rộng đồng thời phải sâu về các lĩnh vực
trong đời sống xã hội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà báo là nhận thức và

phản ánh thực tiễn cuộc sống đã và đang diễn ra hàng ngày với những phương
thức thông tin giải thích, giải đáp và bình luận những gì công chúng quan tâm.
Phát hiện sự kiện đã khó, nhưng phán đoán năng lực và mối quan hệ tác động
ở bối cảnh cụ thể tình hình trong nước và thế giới lại càng khó hơn. Cũng có
thể có bản thân một sự kiện làm khởi phát một vấn đề nào đó.
Có thể nói rằng mỗi sự kiện đều có tiềm năng thông tin. Tiềm năng ấy
được khơi thức hay không là tùy thuộc năng lực nhận thức và bàn tay kỹ năng
của nhà báo. Vì vậy nhà báo cần thông hiểu tình hình, nắm bắt được nhịp đi,
mạch thở của cuộc sống, những động thái chính trị cũng như các quan hệ kinh
tế - văn hóa. Phát hiện và lựa chọn sự kiện thông tin có ý nghĩa rất quan trọng
trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày của nhà báo.
Nhà báo cần nắm rõ các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu để có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong sáng tạo tác phẩm báo chí.

24



×