Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ TRUNG ĐỨC

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN LÀM GIẢM CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, được thực hiện
và hoàn thành với sự góp ý của TS. Nguyễn Trọng Nguyên.
Các số liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả xin cam đoan luận
văn này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm….
Học viên



Vũ Trung Đức


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1..................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 6
1.1 Các nghiên cứu trước đây về nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận . 6
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 8
1.2 Các mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận............................................ 10
1.2.1 Mô hình Healy (1985) .................................................................................... 10
1.2.2 Mô hình DeAngelo (1986) ............................................................................. 11
1.2.3 Mô hình Jones (1991) ..................................................................................... 12
1.2.4 Mô hình Jones (1995) ..................................................................................... 13
1.3 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 14

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 16
CHƢƠNG 2................................................................................................................... 17


CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................... 17
2.1 Những khái niệm cơ bản ....................................................................................... 17
2.1.1 Điều chỉnh lợi nhuận ...................................................................................... 17
2.1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................................... 21
2.1.3 Mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp ....... 22
2.2 Lý thuyết nền ........................................................................................................ 22
2.2.1 Lý thuyết kế toán thực chứng ......................................................................... 22
2.2.2 Lý thuyết kinh tế học hành vi ......................................................................... 24
2.2.3 Lý thuyết đại diện ........................................................................................... 25
2.2.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng.................................................................... 26
2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan ............................................................................ 28
2.2.6 Cơ sở điều chỉnh lợi nhuận ............................................................................. 30
2.3 Các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp ...................................................................................................... 32
2.3.1 Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm doanh nghiệp........................................... 32
2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm quản lý - kiểm soát ................................. 35
2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm thuế thu nhập doanh nghiệp ................................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 39
CHƢƠNG 3................................................................................................................... 40
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 40
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 40
3.2 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 40
3.3 Mô hình hồi quy.................................................................................................... 43
3.4 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ............................................................................... 46
3.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 53

CHƢƠNG 4................................................................................................................... 54
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................................................... 54


4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .................................................................... 54
4.2 Phân tích tương quan và hồi quy .......................................................................... 57
4.2.1 Phân tích tương quan ...................................................................................... 57
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................ 58
4.2.3 Kiểm định tự tương quan................................................................................ 59
4.2.4 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 59
4.2.5 Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy .............................................. 60
4.2.6 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ....................................................... 62
4.2.7 Mức độ dự báo chính xác của mô hình .......................................................... 62
4.3 Kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước đây ............................. 63
4.3.1 Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 63
4.3.2 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây ............................ 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................. 68
CHƢƠNG 5................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 69
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 69
5.2 Khuyến nghị .......................................................................................................... 69
5.2.1 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ..................................................................... 69
5.2.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp ................................................................ 71
5.2.3 Khuyến nghị đối với kiểm toán viên .............................................................. 71
5.2.4 Khuyến nghị đối với cơ quan thuế ................................................................. 72
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ............................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CTCP

Công ty Cổ phần

ĐCLN

Điều chỉnh lợi nhuận


HĐQT

Hội đồng quản trị

DA

Phần dồn tích có thể điều chỉnh

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tổng quan các biến nghiên cứu ..................................................................... 39
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................. 46
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Wald test ......................................................................... 51
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ............................................. 66


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 34

Hình 4.2: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .................................................................. 58
Hình 4.3: Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................. 59
Hình 4.4: Kết quả hồi quy logit ...................................................................................... 60
Hình 4.5: Kết quả mức độ dự báo chính xác của mô hình ............................................. 63


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, tình trạng chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán tại các công ty tại Việt
Nam rất phổ biến. Điều này có thể bắt nguồn từ các sai sót do việc lựa chọn và áp dụng
các chính sách kế toán, ước tính kế toán của doanh nghiệp hoặc do trình độ của kế toán
viên chưa cao. Tuy nhiên, những nghi ngại phần lớn được đề cập đến việc các doanh
nghiệp cố ý ĐCLN nhằm đạt được các lợi ích riêng và đặc biệt là lợi ích về thuế. Điều
này gây rất nhiều khó khăn và thông tin gây nhiễu cho các nhà đầu tư, cơ quan thuế,
chất lượng thông tin BCTC giảm sút, đặt ra câu hỏi về việc xem xét nghiêm túc vấn đề
ĐCLN để giảm thuế trong hiện tại.
Các nghiên cứu về ĐCLN tại nước ngoài chưa đề cập đến hành vi ĐCLN làm
giảm thuế TNDN phải nộp. Tại Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoài và
cộng sự (2015) đề cập tới hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp nhưng kết quả
nghiên cứu chỉ cho ý nghĩa với các biến: Hưởng chính sách ưu đãi thuế; Ghi nhận
doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ; Ghi nhận dự phòng và Chi phí thuế
TNDN hoãn lại. Hơn nữa, các nghiên cứu về ĐCLN tại Việt Nam chưa sử dụng các
biến kiểm soát vĩ mô (lạm phát, tốc độ tăng trưởng). Do đó, chúng tôi lựa chọn thực
hiện đề tài nảy nhằm mục tiêu xác định các định các nhân tố tác động đến hành vi
ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp; đánh giá tác động của các nhân tố này lên hành
vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp và đưa ra các khuyến nghị cho các nhà đầu
tư, doanh nghiệp, kiểm toán viên và cơ quan thuế.
Chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ 236 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn
HOSE trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, là giai đoạn mà nền kinh tế phục
hồi sau khủng hoảng và thuế suất thuế TNDN được thay đổi liên tục. Chúng tôi thực
hiện hồi quy logit. Kết quả cho thấy có 8 biến có tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm

thuế TNDN phải nộp, bao gồm: Hiệu quả tài chính; Ghi nhận các khoản doanh thu
nhận trước, doanh thu theo tiến độ hoặc dự phòng; Ghi nhận các khoản dự phòng;


Kiểm toán độc lập; Giới tính CEO; Hưởng chính sách ưu đãi TNDN; Ghi nhận các
khoản thuế TNDN hoãn lại; Thay đổi thuế TNDN. Mô hình hồi quy có tỷ lệ dự báo
chính xác 93.56%. Dựa trên kết quả nghiên cứu và các thực trạng môi trường đầu tư,
môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số
khuyến nghị đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kiểm toán viên và cơ quan thuế
nhằm có các biện pháp gia tăng tính minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp,
phát triển các biện pháp nghiệp vụ trong đầu tư, đánh giá tính tin cậy của thông tin tài
chính và thanh tra, kiểm tra thuế.
Từ khóa: Điều chỉnh lợi nhuận; Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Hồi quy logit.


ABSTRACT
Currently, there is a difference between the earnings before and after auditing in
many companies in Vietnam. The reason may be that these companies make mistake in
choosing accounting policies, accounting estimates or the accountants of them do not
get a high level in work. However, we can find a popular reason that they are
deliberately trying to manage earnings to achieve their own interests and especially tax
benefits. This causes a lot of difficulties for investors, tax authorities, making the
quality of financial information decrease, hence, we need to consider the matter
“earnings management (EM) for reducing corporate income tax (CIT)” seriously.
In foreign researchs about EM, we did not find out the results related to EM for
reducing CIT. In Vietnam, there was only the research of Bui Thi Mai Hoai et al
(2015) mentioned about this. But the results only give the meaning to the variables:
Preferential Tax; Unrealized turnover; Provisions and Deferred CIT expense.
Moreover, researches on EM in Vietnam had not used control variables (inflation,
growth rate). Therefore, we made this research in order to determine the factors that

affect the EM for reducing CIT; assessing the impact of these factors on the EM for
reducing CIT and give some recommendations for investors, businesses, auditors and
tax authorities.
We collected data from 236 non-financial companies listed on the HOSE in the
period from 2012 to 2016, the period when the economy recovered after the crisis and
the CIT rate was changed several times. We did logistic regression analysis. The results
show that there are 8 variables that affect the EM for reducing CIT, including:
Financial efficiency; Unrealized turnover; Provisions; Independent audit; Gender of
CEO; Preferential Tax; Deferred CIT expense; CIT rate changing. The prediction rate
of regression model is 93.56%. Based on the research results and current realities of
investment environment, business environment and legal environment in Vietnam, we


provide some recommendations for investors, businesses, auditors and tax authorities,
aim to increase the transparency of financial information of enterprises, to develop
professional tools in investment, tax inspection and to evaluate the reliability of
financial information.
Keywords: Earnings management; Corporate income tax; Logistic regresion model.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, các quy định về chính sách kế toán đưa ra nhiều lựa chọn linh
hoạt cho doanh nghiệp, điều này có thể ảnh hưởng tương đối tới lợi nhuận. Thứ nhất,
về phương pháp kế toán, đối với các công ty sản xuất, khi tính giá thành sản phẩm, họ
có thể lựa chọn các phương pháp tính giá hay đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau
tùy theo đặc điểm riêng biệt của công ty. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cũng
không mang tính khuôn mẫu mà có thể áp dụng theo các tiêu thức phân bổ khác nhau

tùy vào tình hình đơn vị, miễn là điều này được thực hiện thông suốt và nhất quán qua
các kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được chọn một trong các phương pháp tính khấu
hao (khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo sản lượng và khấu hao giảm dần). Điều
này quyết định tới chi phí của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp đem lại lợi ích
không nhỏ. Thứ hai, về các ước tính kế toán, Chuẩn mực kế toán số 29 về Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót đề cập đến việc nhiều khoản mục
báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp không thể xác định được một cách chính
xác mà chỉ có thể sử dụng các ước tính kế toán, ví dụ như các khoản phải thu khó đòi;
giá trị hàng lỗi thời tồn kho; thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ
làm cơ sở tính khấu hao; nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên, các ước tính kế toán thực chất
là các xét đoán và phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của kế toán viên. Không
thể nói các ước tính kế toán là không đáng tin cậy nhưng rõ ràng các con số ước tính
phụ thuộc nhiều vào ý đồ chủ quan của doanh nghiệp. Và các nhà quản trị có thể lợi
dụng điều này và các lỗ hổng về luật để điều chỉnh lợi nhuận (ĐCLN) nhằm phục vụ
cho các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu làm giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) phải nộp.
Theo các báo cáo hàng năm của Vietstock, tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận thay đổi sau kiểm toán từ năm 2012 luôn


2

trên 70%. Báo cáo năm 2017 cho thấy có 540 doanh nghiệp trong số 709 doanh nghiệp
niêm yết có lợi nhuận sau thuế chênh lệch so với BCTC đã công bố trước kiểm toán.
Đặc biệt, có những doanh nghiệp chênh lệch lợi nhuận lên tới vài trăm tỉ đồng như:
Tổng Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư Phát triển Xây dựng (lợi nhuận tăng thêm 202
tỷ đồng do điều chỉnh khoản doanh thu nhận trước từ các công ty liên kết, tăng doanh
thu từ bất động sản đầu tư); CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (lãi tăng hơn 100 tỷ
đồng).v.v. Ngoài ra cũng có những doanh nghiệp giảm lợi nhuận mạnh như: CTCP
Hoàng Anh Gia Lai (lợi nhuận sau kiểm toán giảm tới 661 tỷ đồng, nguyên nhân chính

là do tăng chi phí tài chính thêm 200 tỷ đồng và ghi nhận thêm khoản dự phòng thanh
lý Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3, số tiền 134 tỷ đồng)... Một số doanh nghiệp có
BCTC từ lãi chuyển sang lỗ như: CTCP Tập đoàn Đại Châu (từ lãi 1,5 tỷ đồng chuyển
thành lỗ 2,7 tỷ đồng sau kiểm toán, nguyên nhân chính là do trích lập dự phòng thiếu
hàng tồn kho (HTK) và sai sót trong kết chuyển giá thành một số công trình), CTCP
Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (từ lãi 4 tỷ đồng chuyển thành lỗ tới 187 tỷ đồng,
nguyên nhân chính là do doanh thu ghi nhận không đúng niên độ, số tiền 109 tỷ đồng
và không trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, số tiền 81 tỷ đồng)... Có thể
thấy các sai sót trên bắt nguồn chủ yếu từ các ước tính kế toán. Nhiều nguyên nhân
được các chuyên gia đưa ra, trong đó bao gồm cả việc trình độ của kế toán viên chưa
cao. Tuy nhiên, những nghi ngại phần lớn được đề cập đến việc các doanh nghiệp cố ý
ĐCLN nhằm đạt được các lợi ích riêng và đặc biệt là lợi ích về thuế. Điều này gây rất
nhiều khó khăn và thông tin gây nhiễu cho các nhà đầu tư, cơ quan thuế, chất lượng
thông tin BCTC giảm sút, đặt ra câu hỏi về việc xem xét nghiêm túc vấn đề ĐCLN để
giảm thuế trong hiện tại.
Từ những thực trạng, yêu cầu khách quan trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố
tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
+ Xác định các nhân tố tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN
phải nộp.
+ Đánh giá tác động của các nhân tố này lên hành vi ĐCLN làm giảm thuế
TNDN phải nộp.
+ Đưa ra các khuyến nghị cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kiểm toán

viên và cơ quan thuế.
- Câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
+ Các nhân tố nào tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải
nộp?
+ Các nhân tố này tác động như thế nào đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế
TNDN phải nộp?
+ Khuyến nghị nào cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kiểm toán viên và
cơ quan thuế?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế
TNDN phải nộp của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu được thực hiện đối với các công ty phi tài
chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Lý do nghiên
cứu này không lựa chọn các công ty tài chính (các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các
công ty, quỹ đầu tư tài chính) bởi vì các công ty này là các công ty đặc thù và chịu sự
quản lý, giám sát chặt chẽ của Chính phủ. Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm
2016, là khoảng thời gian nền kinh tế dần đi vào phục hồi và ổn định sau khủng hoảng


4

kinh tế toàn cầu và cũng là khoảng thời gian Việt Nam điều chỉnh thuế suất thuế
TNDN liên tục. Điều này giúp kết quả nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bài nghiên cứu này hi vọng đánh giá đầy đủ hơn về các nhân tố tác động đến
hành vi ĐCLN nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp, bao gồm việc đánh giá qua nhóm
biến: Đặc điểm của doanh nghiệp (Quy mô công ty; Hiệu quả tài chính; Ghi nhận
doanh thu nhận trước, doanh thu chưa thực hiện, doanh thu dự phòng; Ghi nhận các
khoản dự phòng); Đặc điểm quản lý - kiểm soát (Tỷ lệ sở hữu nhà nước; Kiểm toán
độc lập; Giới tính CEO); Thuế TNDN (Chi phí thuế TNDN hoãn lại; Ưu đãi thuế

TNDN; Thay đổi thuế suất thuế TNDN).
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
như: Các nhà đầu tư - để có những đánh giá xác đáng hơn về sức khỏe tài chính của
doanh nghiệp; các doanh nghiệp - để nâng cao tính minh bạch thông tin và thu hút đầu
tư; kiểm toán viên trong công tác kiểm toán doanh nghiệp; cơ quan thuế - để có thêm
công cụ phân tích rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử
dụng mô hình đo đường biến phụ thuộc của tác giá DeAngelo (1986), phương pháp
ước lượng Logit thông qua phần mềm STATA 12 bởi biến phụ thuộc Hành vi ĐCLN
làm giảm thuế TNDN là biến nhị phân, nhận hai giá trị 0 và 1.
Dữ liệu thu thập từ BCTC đã kiểm toán của các công ty phi tài chính niêm yết
trên sàn HOSE trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Đối với các biến kiểm soát
(lạm phát và tốc độ tăng trưởng), đề tài sử dụng dữ liệu do World bank cung cấp.
6. Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu có kết cấu bao gồm các chương như sau:


5

Phần mở đầu
Trong phần này, bài nghiên cứu trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu; mục tiêu
nghiên cứu; tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; phương pháp nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu; kết cấu đề tài.
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 1 bao gồm tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi
ĐCLN và thuế TNDN, từ đó rút ra lỗ hổng nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 bao gồm các khái niệm cơ bản về ĐCLN và thuế TNDN; lý thuyết
nền; phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải

nộp và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3 bao gồm nội dung phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả và bàn luận
Chương 4 bao gồm thống kê mô tả biến; các kết quả kiểm định mô hình; so
sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 bao gồm kết luận; một số khuyến nghị, đề xuất; hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo trong tương lai của đề tài.
Phần kết luận
Phần kết luận tóm tắt lại toàn bộ giá trị khoa học của bài nghiên cứu.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trƣớc đây về nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận
1.1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Các nghiên cứu ĐCLN đầu tiên tập trung vào hành vi tư lợi của các nhà quản
trị. Watts và Zimmerman (1978, 1979, 1980) đặt nền móng đầu tiên cho hướng nghiên
cứu này thông qua lý thuyết kế toán thực chứng. Vận dụng lý thuyết này, các nhân tố
ảnh hưởng tới hành vi ĐCLN được các tác giả nghiên cứu bao gồm: Chế độ lương,
thưởng; Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (VCSH); Chi phí chính trị. Các nhân tố này cũng
được Rath và Sun (2008) tổng kết lại trong nghiên cứu của mình. Trong đó, Chi phí
chính trị có thể được hiểu như nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đạt được một điều
kiện về luật của Chính phủ, ví dụ như điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng
khoán; điều kiện để được ưu đãi thuế.v.v. Các nhân tố này được các tác giả đặt ra giả
thuyết về mối tương quan cùng chiều với việc ĐCLN và kết quả nghiên cứu đã chấp

nhận giả thuyết này.
Trong giai đoạn kế toán hiện đại, nghiên cứu về ĐCLN không còn chỉ tập trung
vào các chính sách kế toán và các nhân tố tác động mang tính chất hoạt động của
doanh nghiệp theo lý thuyết kế toán thực chứng. Các nghiên cứu gần đây về ĐCLN
hầu hết đều đo lường hành vi ĐCLN bằng DA (phần dồn tích bao gồm phần có thể
điều chỉnh và phần cố định) (Beneish, 2001; Charfeddine và cộng sự, 2013) và tập
trung nghiên cứu về các công ty phi tài chính (ngoại trừ ngân hàng, công ty bảo hiểm,
các quỹ đầu tư tài chính…) do các công ty tài chính là các công ty đặc thù, có cơ chế
riêng biệt chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ.


7

John Phillips và cộng sự (2003) nghiên cứu các công ty được thành lập tại Mỹ
trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 và cho kết luận chi phí thuế TNDN hoãn lại
rất hữu ích trong việc phát hiện ĐCLN để đáp ứng các tiêu chuẩn như tránh lỗ. Tác giả
coi việc tránh lỗ như một cách “làm mềm” lợi nhuận. Theo đó, chỉ tiêu chi phí thuế
TNDN hoãn lại có thể được xem như là một dấu hiệu của việc ĐCLN. Holland và cộng
sự (2003) cũng cho kết quả tương tự với mẫu nghiên cứu là các công ty tại Mỹ trong
giai đoạn hưởng ưu đãi thuế.
Ajay Adhikari và cộng sự (2005) nghiên cứu các công ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Kuala Lumpur trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997 (giai đoạn
khủng hoảng kinh tế châu Á, thuế suất được kỳ vọng cắt giảm và thực tế đã giảm từ
30% xuống 28% vào tháng 10 năm 1997) và cho kết luận trong các giai đoạn thuế suất
có sự thay đổi, các doanh nghiệp đã ĐCLN để tối ưu số thuế phải nộp. Điều này được
thể hiện qua việc các công ty tìm cách đẩy thu nhập sang năm có thuế suất thấp hơn để
giảm thuế bằng các thủ thuật kế toán của mình. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh kết
quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào từng thị trường nghiên cứu cụ thể.
Sahlan (2011) nghiên cứu các doanh nghiệp tại Malaysia từ năm 1994 đến năm
2007. Tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa quy mô công ty và sự kiêm nhiệm giữa

CEO và chủ tịch HĐQT với ĐCLN.
Bing-Xuan Lin và cộng sự (2011) nghiên cứu các công ty tại Trung Quốc năm
2007 và kết luận có sự ĐCLN của các công ty trong năm 2007 (năm mà Trung Quốc
ban hành quy định giảm mức thuế suất từ 33% xuống còn 25%). Tuy nhiên kết quả này
không rõ ràng với các công ty cổ phần có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn, các công ty có ủy
ban kiểm toán và các công ty công khai báo cáo kiểm soát nội bộ.
Fakhfakh và Nasfi (2012) nghiên cứu 87 công ty tại Pháp trong bối cảnh mua lại
và sáp nhập giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2008. Kết quả cho thấy các công ty có hệ
số nợ/VCSH càng lớn thì càng có xu hướng ĐCLN. Điều này có thể là do các công ty


8

ĐCLN để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện vay nợ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn
ĐCLN nhiều hơn để gia tăng giá trị công ty khi sáp nhập. Các doanh nghiệp được kiểm
toán bởi nhóm Big 4 có ít nguy cơ ĐCLN hơn do uy tín và chuyên môn của Big 4.
Charfeddine và cộng sự (2013) nghiên cứu 19 doanh nghiệp tại Tunisia trong
giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp
có hệ số nợ/VCSH, quy mô công ty càng lớn càng ĐCLN. Ngoài ra, tác giả cũng tìm
thấy sự ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị
(HĐQT) đến việc ĐCLN với độ tin cậy 10%. Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy ảnh
hưởng của việc kiểm toán bởi Big 4 lên hành vi ĐCLN.
Akram và cộng sự (2015) nghiên cứu ĐCLN của các doanh nghiệp tại Ấn Độ.
Tác giả sử dụng ROA, ROE để đo lường biến Hiệu quả tài chính và kết quả nghiên cứu
cho thấy các công ty hoạt động tài chính càng hiệu quả càng có nhiều khả năng ĐCLN.
Nguyên nhân có thể là do các công ty muốn giữ uy tín, tăng giá cổ phiếu và duy trì giá
trị công ty.
Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc - quốc gia có thể chế tương tự Việt Nam đề
cập đến biến Tỷ lệ sở hữu nhà nước khi nghiên cứu về ĐCLN. Zhang, Uchida và Bu
(2011) cho rằng do sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị

trường ở Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục chiếm tỷ lệ sở hữu đáng kể ở
nhiều công ty niêm yết nên tỷ lệ sở hữu nhà nước là một nhân tố cần phải xem xét.
Nghiên cứu các công ty Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009, tác giả chỉ ra mối
quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và độ lớn của DA.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Nguyễn Hà Linh (2017) nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi ĐCLN tại
các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả tổng
kết các nghiên cứu trước đây và chia biến độc lập thành 02 nhóm: Đặc điểm của doanh
nghiệp (hệ số nợ, hiệu quả tài chính, quy mô công ty) và Đặc điểm quản lý - kiểm soát


9

(quy mô HĐQT, số lượng thành viên HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm của CEO và chủ
tịch HĐQT, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, kiểm toán độc lập). Tác giả
cũng chỉ rõ các chính sách kế toán (dự phòng, ghi nhận các khoản doanh thu nhận
trước...) có tác động đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu
không xét đến các chi phí chính trị (yếu tố thuế TNDN) và không vận dụng các biến
ước tính kế toán vào nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cho kết quả mối quan hệ cùng chiều
với biến ĐCLN của các biến thuộc nhóm Đặc điểm doanh nghiệp, trừ biến Hiệu quả tài
chính. Trong khi quy mô HĐQT và số lượng thành viên HĐQT có tác động ngược
chiều đến hành vi ĐCLN và sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT có tác động
cùng chiều. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ sở hữu nhà nước
lên hành vi ĐCLN. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì có tác động ngược lại. Tác giả cũng kết
luận việc được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nhóm Big 4 có thể được coi
như một dấu hiệu cho việc không can thiệp vào lợi nhuận. Có thể nói nghiên cứu của
Nguyễn Hà Linh (2017) là nghiên cứu mang tính tổng hợp và đầy đủ về mặt lý thuyết
tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn có các nghiên cứu khác tại Việt Nam tập trung vào
từng nhóm nhân tố riêng biệt khác mà tác giả chưa xem xét tới.

Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2017) nghiên cứu về tác động của giới tính ban
lãnh đạo doanh nghiệp đến hành vi ĐCLN. Tác giả sử dụng các lý thuyết hành vi và
ủng hộ giả thuyết CEO nữ ít có xu hướng can thiệp, thay đổi lợi nhuận hơn. Kết quả
nghiên cứu là có mối tương quan nghịch chiều giữa giới tính nữ của CEO với hành vi
ĐCLN. Tuy nhiên tác giả cũng trình bày hạn chế về số lượng dữ liệu và các biến được
sử dụng chưa nhiều.
Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) nghiên cứu về hành vi ĐCLN nhằm làm
giảm thuế TNDN tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 và cho kết luận
về việc các chính sách ưu đãi thuế cũng như chi phí thuế TNDN hoãn lại có ảnh hưởng


10

đến hành vi ĐCLN nhằm làm giảm thuế TNDN. Cụ thể, các chính sách ưu đãi thuế
cũng như thuế TNDN có tương quan nghịch chiều, thuế TNDN hoãn lại có tương quan
thuận chiều với hành vi ĐCLN nhằm làm giảm thuế TNDN. Bùi Thị Mai Hoài và cộng
sự (2015) đã sử dụng các biến ước tính kế toán: Ghi nhận các khoản doanh thu nhận
trước, doanh thu theo tiến độ hoặc dự phòng; Ghi nhận các khoản dự phòng. Các biến
này đều có ý nghĩa và có tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nghiên
cứu không tìm ra ý nghĩa với các biến thuộc nhóm Đặc điểm quản lý - kiểm soát (Vốn
điều lệ, Lợi nhuận sau thuế; Phát hành chứng khoán) và Đặc điểm doanh nghiệp (Thay
đối CEO; Tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO).
1.2 Các mô hình đo lƣờng hành vi điều chỉnh lợi nhuận
1.2.1 Mô hình Healy (1985)
Healy (1985) trong nghiên cứu về ĐCLN của mình, lần đầu tiên sử dụng khái
niệm phần dồn tích có thể điều chỉnh (DA) để xác định hành vi ĐCLN, đã nghiên cứu
về việc các nhà quản trị can thiệp vào lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu đãi ngộ, chế
độ lương, thưởng cho bản thân. Cụ thể, khi một công ty đưa ra hai mức “trần lợi
nhuận” và “sàn lợi nhuận”, nhà quản trị sẽ bị cắt thu nhập nếu lợi nhuận của công ty ở
mức dưới sàn và ngược lại các nhà quản trị cũng không nhận thêm được một khoản lợi

ích nào nếu lợi nhuận của công ty vượt mức trần. Do vậy, với cỡ mẫu 239 doanh
nghiệp từ năm 1968-1980 tại Mỹ, tác giả chỉ ra kết luận về việc các nhà quản trị ĐCLN
tăng lên nếu nó ở dưới mức sàn và ĐCLN ở mức trần để tối đa hóa lợi ích. Phần lợi
nhuận có thể ở mức vượt trần sẽ được chuyển sang năm sau bằng các thủ thuật kế toán.
Healy (1985) đưa ra giả định về NDA là phần dồn tích không thay đổi từ năm
này qua năm khác và DA sẽ có tổng bằng 0 trong dài hạn. Mô hình tính toán DA cụ thể
như sau:


11



Trong đó:
+ TAit là tổng dồn tích năm t của công ty i.
+ DAit là phần dồn tích có thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ NDAit là phần dồn tích không thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ A là tổng tài sản.
1.2.2 Mô hình DeAngelo (1986)
DeAngelo (1986) tiếp tục kế thừa phương pháp sử dụng DA trong nghiên cứu
về hành vi ĐCLN được Healy (1985) sử dụng, mở ra hướng nghiên cứu định lượng
mới về lĩnh vực này. DeAngelo (1986) nghiên cứu 64 doanh nghiệp trong khoảng thời
gian từ năm 1973-1982 tại Mỹ và đưa ra giả thuyết các nhà quản trị sẽ điều chỉnh giảm
lợi nhuận nhằm hạ giá cổ phiếu của công ty khi họ chuẩn bị mua cổ phiếu. Tuy nhiên,
kết luận của tác giả lại là không chấp nhận giả thuyết đã đưa ra. Vậy nhưng mục đích
ĐCLN để giảm giá cổ phiếu của các nhà quản trị vẫn được các nhà nghiên cứu sau này
tiếp tục xem xét và có những nghiên cứu tại các vùng mẫu khác chấp thuận giả thuyết
này.
Mô hình tính toán của DeAngelo (1986) về cơ bản tương tự như Healy (1985).
DA được tính toán như sau:



12

Trong đó:
+ TAit là tổng dồn tích năm t của công ty i.
+ DAit là phần dồn tích có thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ NDAit là phần dồn tích không thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ A là tổng tài sản.
Mô hình DeAngelo (1986) và mô hình Healy (1985) có nhược điểm là giả định
NDA không đổi theo thời gian và không tính đến sự thay đổi trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên hai mô hình này lại có ưu điểm là đơn giản và dễ
tính toán.
1.2.3 Mô hình Jones (1991)
Jones (1991) nghiên cứu các doanh nghiệp Mỹ ĐCLN nhằm tận dụng các ưu
đãi, hỗ trợ của Chính phủ. Jones (1991) sử dụng DA để đo lường ĐCLN, tuy nhiên,
nghiên cứu của tác giả đã khắc phục các điểm yếu của Healy (1985) và DeAngelo
(1986) thông qua việc tính đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng
doanh thu trong công thức tính DA của mình. Kết quả nghiên cứu của Jones (1991) cho
thấy các doanh nghiệp Mỹ có xu hướng ĐCLN giảm nhằm đáp ứng đủ điều kiện được
viện trợ. Mô hình đo lường ĐCLN Jones (1991) được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu về ĐCLN sau đó.
Công thức tính toán cụ thể như sau:
x

x

+

+


x

x

+


13

Trong đó:
+ TAit là tổng dồn tích năm t của công ty i.
+ DAit là phần dồn tích có thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ NDAit là phần dồn tích không thể điều chỉnh năm t của công ty i.
+ A là tổng tài sản.
+
+

là doanh thu năm t trừ doanh thu năm t-1.
là nguyên giá tài sản cố định cuối năm t.

+ a1; a2; a3 là các tham số ước tính được tính toán theo phương pháp OLS.
+

là sai số ước tính năm t.

1.2.4 Mô hình Jones (1995)
Dechow và cộng sự (1995) đã đưa ra mô hình Jones (1995) nhằm khắc phục các
hạn chế của mô hình Jones (1991). Jones (1991) xem doanh thu là phần không thể điều
chỉnh, tuy nhiên trên thực tế đây là điều bất hợp lý bởi các nhà quản trị có thể chuyển

doanh thu từ kỳ này sang kỳ khác. Jones (1995) bổ sung thêm phần phải thu của khác
hàng vào công thức tính toán DA và đưa ra khái niệm biến động doanh thu bằng tiền.
Jones (1995) hay còn gọi là mô hình Jones mở rộng được nhiều tác giả đánh giá cao
hơn Jones (1991). Nghiên cứu của Dechow và cộng sự (1995) sử dụng mô hình Jones
mở rộng đã cho kết quả về việc có mối liên hệ giữa các biến hệ số nợ; kiêm nhiệm
CEO và chủ tịch HĐQT với hành vi ĐCLN.
Mô hình Jones (1995) thay đổi biến động doanh thu bằng biến biến động doanh
thu bằng tiền. Công thức tính toán cụ thể như sau:


×