Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.25 KB, 26 trang )

-1-
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM.
Qua nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
thương mại các nước tiên tiến trên thế giới cho thấy các khuynh hướng ảnh hưởng
đến hoạt động dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.1 Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng thương mại Việt
Nam:
* Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ. Như chúng ta đã thấy ở phần
trước, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính
mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc
trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính
khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ.
Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các dịch
vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những
nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ
phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi
cho vay.
* Sự gia tăng cạnh tranh. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày
càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục
dịch vụ. Các ngân hàng thương mại địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết
kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu
dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp
từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công ty kinh doanh chứng khốn như
Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như
Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch
vụ cho tương lai.
* Phi quản lý hóa. Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng cũng được
thúc đẩy bởi sự nới lỏng các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm sốt của Chính phủ.
Điều này bắt đầu từ hai thập kỷ trước, xu hướng nới lỏng các quy định đã được bắt


-2-
đầu với việc Chính phủ nâng lãi suất trần đối với tiền gửi tiết kiệm nhằm cố gắng
giúp công chúng một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình. Cũng lúc
đó, nhiều loại tài khoản tiền gửi mới được phát triển giúp cho công chúng có thể
hưởng lãi trên các tài khoản giao dịch. Gần như đồng thời, các dịch vụ mà những đối
thủ chính của ngân hàng như hiệp hội tín dụng và cho vay cũng được mở rộng nhanh
chóng và do đó khả năng cạnh tranh với ngân hàng của những tổ chức này cũng được
củng cố. Các quốc gia hàng đầu như Australia, Canada, Anh quốc và Nhật Bản gần
đây đã tham gia vào trào lưu phi quản lý hóa, nới rộng giới hạn pháp lý cho ngân
hàng, cho người kinh doanh chứng khốn và cho các công ty dịch vụ tài chính khác.
Chi phí và rủi ro tổn thất theo đó cũng tăng lên.
* Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm
tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân
hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh
quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải
sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của
mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm
số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các
ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khốn hóa một số tài
sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi
bảng cân đối kế tốn; các chứng khốn được đảm bảo bằng các món vay được bán trên
thị trường mở nhằm huy đọng vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt
động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so
với các nguồn vốn truyền thống ( như tiền gửi ).
* Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Các qui định của Chính phủ đối
với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mực thu nhập
cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành
hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các
tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã
được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ

thu nhập thay đổi thoe điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang
-3-
phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các
khoản tiền gửi “ trung thành ” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên
phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơi với ý thích thay
đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
* Cách mạng trong công nghệ ngân hàng. Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn,
từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt
động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là
trong công việc nhận tiền gửi, thanh tốn bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật
nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, ở Mỹ có hơn 100.000 chiếc, cho phép
khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24 / 24 giờ; Máy thanh tốn tiền POS
được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện
thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng
ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên tồn thế giới.
Do đó, ngân hàng đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định;
sử dụng ít lao động và chi phí biến đổi. Nhiều chuyên gia tin rằng các tòa nhà ngân
hàng và các cuộc mít tinh gặp mặt trực tiếp giữa các nhà ngân hàng và khách hàng
cuối cùng sẽ trở thành những di tích của quá khứ và bị thay thế bởi các cuộc liên
quan và giao tiếp điện tử. Sản xuất và cung cấp dịch vụ sẽ hồn tồn tự động. Những
bước đi đó sẽ giảm đáng kể chi phí nhân công hóa ngân hàng và gây ra tình trạng mất
việc làm khi máy móc thay thế người lao động. Tuy nhiên, những kinh nghiệm gần
đây gợi ý rằng một ngành ngân hàng hồn tồn tự động có thể vẫn còn là điều xa vời.
Một tỷ lệ lớn khách hàng vẫn ưa chuộng các dịch vụ của con người và những cơ hội
để nhận được sự tư vấn cá nhân về các vấn đề tài chính.
* Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý. Sử dụng có hiệu quả quá trình tự
động hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các hoạt động ngân hàng phải có qui
mô lớn. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới
các thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản. Kết quả là hoạt động mở
chi nhánh ngân hàng diễn ra. Mô hình công ty sở hữu ngân hàng mua lại các ngân

hàng nhỏ và đưa chúng trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng đa trụ sở đã
ngày càng phổ biến. Nhiều vụ đại hợp nhất đã diễn ra như vụ hợp nhất giữa Chemical
-4-
Bank và Chase Manhttan ở New York hay Bank of America và Nations Bank. Số
lượng các ngân hàng sở hữu độc lập và bắt đầu giảm và qui mô trung bình của các
công ty ngân hàng đã tăng đáng kể. Cùng lúc đó, số lượng các ngân hàng nhỏ của Mỹ
( tổng tài sản dưới 1 tỷ USD ) đã giảm mạnh ít nhất là 1/3 kể từ giữa thập kỷ 80 của
thế kỷ XX, số lượng nhân viên giảm hơn 100.000 người trong cùng thời kỳ.
Hơn nữa, thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX đã mở ra một kỷ nguyên sự bành
trướng “liên tiểu bang” trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Hơn 300 tổ chức ngân hàng đã
vương ra khỏi thị trường tiểu bang, thôn tính các ngân hàng nhỏ để trở thành những
ngân hàng tầm cỡ quốc gia. Hiện nay ngân hàng đang tìm mọi cách để đạt được sự đa
dạng hóa và ngân hàng không còn muốn duy trì mô hình ngân hàng cổ điển và nhấn
mạnh vai trò của nó như là các tổ chức tài chính năng động, đổi mới và hướng về
khách hàng.
Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở
những vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp
mở rộng qui mô thị trường hơn là xây dựng các cơ sở vậït chất mới. Trong nhiều
trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn
phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng.
* Quá trình tồn cầu hóa ngân hàng. Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân
hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lể và lan rộng ra với quy
mô tồn cầu. Ngày nay, các ngân hàng lớn nhất thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả
các lục địa. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, các ngân hàng Nhật, dẫn đầu là Dai_I
Chi Kangyo Bank và Fuji Bank đã phát triển nhanh hơn hầu hết các đối thủ cạnh
tranh trên khắp thế giới. Các ngân hàng lớn đặt trụ sở tại Pháp ( dẫn đầu là Caisse
Nationale de Credit Agricole ), tại Đức ( dẫn đầu là Deutsche Bank ) và tại Anh ( dẫn
đầu là Barclays PLC ) cũng trở thành những đối thủ nặng ký trên thị trường cho vay
Chính phủ và cho vay công ty. Quá trình phi quản lý hóa đã giúp tất cả các tổ chức
này cạnh tranh hiệu quả hơn so với các ngân hàng Mỹ và nắm được thị phần ngày

càng tăng trên thị trường tồn cầu về dịch vụ ngân hàng. Ngày nay, Canada, Mỹ và
Mexico đã thực hiện Hiệp ước mậu dịch tư do Bắc Mỹ ( NAFTA ) điều mà cho phép
ngân hàng ở những nước này sở hữu và quản lý các chi nhánh ngân hàng ở nước kia
-5-
và sức mạnh dịch vụ của các chi nhánh loại này hồn tồn so sánh được với những chi
nhánh sở hữu bởi các ngân hàng trong nước.
* Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Trong khi
xu hướng hợp nhất và bành trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều ngân hàng ít tổn
thương trong điều kiện kinh tế trong nước thì sự đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân
hàng và các tổ chức phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng có vấn đề một nền
kinh tế luôn biến động đã dẫn tới sự phá sản ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Xu hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực tài chính đã mở ra cơ hội cho các nhà ngân
hàng, nhưng cũng chỉ tạo ra một thị trường tài chính xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản,
thôn tính và thanh lý ngân hàng dễ xảy ra hơn.
* Đối với các dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh tốn, các hoạt động quản lý và
hoạt động hỗ trợ khác:
- Tham gia thị trường mua bán nợ thông qua hình thức chứng khốn nợ;
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ điện tử - tin học trong quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị ngân hàng; lưới kênh phân phối
cả về lượng và về chất nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển thêm các kênh
phân phối mới ( qua ATM, Internet, điện thoại,…) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận
với các dịch vụ ngân hàng.
- Phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh như: giao dịch mua bán giao ngay,
tương lai, quyền chọn tiền tệ ( currency option ), quyền chọn vàng (gold option ), hốn
đổi lãi suất,…
- Phát triển dịch vụ bảo hiểm, hoạt động đầu tư… để từng bước thành lập tập đồn
ngân hàng đa năng;
- Thực hiện tốt các giao dịch thanh tốn điện tử, chuyển tiền điện tử, giao dịch tại
nhà; các giao dịch thanh tốn thẻ;
- Phát triển dịch vụ thanh tốn và quyết tốn các tài sản tài chính. Bao gồm các

chứng khốn, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh tốn khác;
- Cung cấp và chuyển tải thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và các phần
mềm của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác;
- Mở rộng dịch vụ ngân hàng quốc tế đến các doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu.
-6-
- Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài
chính. Đây là mô hình phù hợp với nền kinh tế hiện nay bởi khả năng đáp ứng vốn
trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tư vấn, trung gian môi giới các dịch vụ tài chính phụ trợ khác như: môi giới mua
bán chứng khốn, uỷ thác đầu tư,…
* Đối với dịch vụ giữ hộ và quản lý hộ tài sản:
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận uỷ thác của khách hàng, giữ hộ chứng
khốn, thu hộ tiền lãi, tiền gốc khi đến hạn phải thu với một lệ phí hợp lý giúp khách
hàng tiết kiệm thời gian đi nhận tiền lãi, tiền gốc khi chứng khốn đáo hạn.
- Mở rộng các dịch vụ giữ hộ giấy tờ có giá, dịch vụ môi giới mua bán nhà đất,
hợp thức hố chủ quyền nhà, đất, đóng thuế trước bạ và các khoản thuế khác theo yêu
cầu uỷ quyền của khách hàng;
- Ngồi ra, các tổ chức tín dụng còn có thể mở dịch vụ thay mặt khách hàng mua hộ,
bán hộ chứng khốn theo uỷ quyền của khách hàng nhằm giúp khách hàng sử dụng
các khoản thặng dư tài chính có lợi ích cao nhất để đầu tư vào các chứng khốn mong
muốn.
Việt Nam với dân số hơn 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị
trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại, thị trường này sẽ phát triển
mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại hình
doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng
cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển
sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và
có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp
cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi
hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng,

giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Cạnh
tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại đặc
biệt, lọai 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ
ngân hàng tăng mạnh. Trong số các ngân hàng nước ngồi đang hoạt động tại Việt
Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng tồn cầu về kinh doanh ngân hàng
-7-
bán lẻ, trong đó HSBC đã có chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng
bán lẻ.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp
dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới tồn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng
thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được thực hiện từng bước vững chắc nhưng
cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị
phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới để phát triển thị trường trong tương
lai. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa
lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu vốn lớn trong khi môi trường
kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi các ngân
hàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của
tồn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để
mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù
đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị
trường. Hồn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng
bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền
thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng
công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của tổ chức tín dụng
nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ phận chức
năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân
hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt
chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.

Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ
về các quy định và tỉ lệ an tồn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về
nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân
hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Từ những khuynh hướng nói trên tôi xin đề xuất một số giải pháp phát triển
các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
-8-
3.2 Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1 Tình hình cạnh tranh dịch vụ của các ngân hàng
Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán đã
diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía
cạnh phù hợp với chủ trương của Chính phủ và các cam kết của WTO. Về cơ bản
Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngồi. Như vậy,
các ngân hàng nước ngồi sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện
thương mại chính là: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Hai là, các
nhà đầu nước ngồi sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ
cho phép. Đây cũng chính là sức ép đối với các ngân hàng trong nước sau khi Việt
Nam gia nhập WTO.
Điểm mạnh của các ngân hàng trong nước: trước hết là mạng lưới. Các ngân
hàng thương mại trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các chi nhánh và
sở giao dịch. Thứ hai, các ngân hàng trong nước đã thiết lập được mối quan hệ với
các hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống
để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm, đặc biệt là khối các
ngân hàng thương mại nhà nước. Thứ ba, với thâm niên hoạt động của mình, các
ngân hàng nội địa rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam. Đây
là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên các ngân hàng thương mại trong nước cần sớm khắc phục các hạn
chế: Thứ nhất, năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo dự
đốn của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của

hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD /
ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1 - 2 tỷ USD / ngân hàng
ở các nước trong khu vực. Thứ hai, các ngân hàng nước ngồi có thế mạnh về cung
cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín
dụng. Theo HSBC, doanh thu từ thanh tốn quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của
ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%,
nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đốn 3 năm nữa tăng lên
-9-
70%. Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các ngân hàng nước ngồi vượt khá xa về trình độ
công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công
nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này
liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp
trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội
địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các
ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong
nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. Bên cạnh những
điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân hàng trong
nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp.
Các động thái chuẩn bị cho một cuộc đua mới: Bức tranh về áp lực cạnh tranh
trong ngành ngân hàng trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã hiện rõ :
Thứ nhất, các ngân hàng nội địa đã tăng vốn điều lệ. Giải pháp này nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính. Theo dự báo của các
chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ 1.000
tỉ đồng sẽ chiếm trên 80% tổng số ngân hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải pháp
tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm 2006 đã
được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng
thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy nhiên,
giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân hàng tận dụng cơ hội
để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không tốt nếu tỉ lệ an tồn vốn quá cao
( được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản ).

Thứ hai, các ngân hàng thương mại cổ phần đua nhau bán lại cổ phần cho các ngân
hàng nước ngồi.
Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ
bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngồi; Citibank kết hợp với ngân
hàng thương mại cổ phần Đông á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chuyển
kiều hối; Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union Pay, một
liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung Quốc, các ngân hàng trong nước cũng
đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngân
-10-
hàng ACB kết hợp với Western Union, ngân hàng Công thương cung cấp dịch vụ
kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo. Ngân hàng Đông Á
với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram….
Thứ tư, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty tài
chính liên doanh.
Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng nội địa đang cố
gắng hành động đó là tăng cường đội ngũ nhân lực thông qua cải thiện các chế độ
lương, thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giữ chân nhân viên cũ và tìm kiếm những
chuyên viên giỏi.
Sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, vốn điều lệ của hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần đã tăng gấp hơn 2 lần, tạo cơ sở cho các ngân hàng mở rộng quy
mô và mạng lưới kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế của các ngân hàng. Cùng với
việc tăng vốn, các ngân hàng còn tăng tốc đầu tư hiện đại hóa công nghệ và cho đến
nay, tất cả các ngân hàng thương mại đều đã tham gia vào hệ thống thanh tốn điện tử
liên ngân hàng. Một số ngân hàng đã tỏ rõ sự vượt trội về công nghệ qua việc triển
khai dịch vụ thanh tốn thẻ với hàng chục sản phẩm tiện ích như Ngân hàng Đông Á.
Để tăng năng lực cạnh tranh, nhiều ngân hàng cũng đang ráo riết xây dựng và
triển khai các phương án chiếm lĩnh thị phần, xác lập các chuỗi sản phẩm chuyên biệt
trong những phân khúc thị trường nhất định hay sáp nhập và hợp tác kinh doanh với
các ngân hàng khác ở trong và ngồi nước. Một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, còn đang nỗ lực

hướng đến mục tiêu trở thành những tập đồn tài chính đa năng. Độ sâu tài chính của
các ngân hàng thương mại đã tăng rất đáng kể, thể hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi /
GDP và tổng dư nợ / GDP ngày càng tăng. Nếu năm 2006 tổng tiền gửi / GDP là
78,4% so với mức 66,7% năm 2005 ( tăng khoảng 12% ), tín dụng / GDP tăng
khoảng 5% thì năm 2007 tốc độ tăng này đã mạnh hơn nhiều, chỉ số tăng lần lượt là
khoảng 92,4% và 84,6%. Xét về năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn điều lệ,
cũng có tốc độ tăng nhanh hơn năm 2006 ( năm 2006 vốn điều lệ của hệ thống ngân
hàng tăng 44% so với năm 2005, thì năm 2007 tăng 54% so với năm 2006, nhất là
khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng 59%, vượt xa con số 2% của năm 2006 so

×