Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

QUY TRÌNH và THỦ tục kế TOÁN một số HOẠT ĐỘNG CHỦ yếu tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN đức QUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.98 KB, 40 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tên của ký hiệu viết tắt

viết tắt

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

TSCĐ

Tài sản cố định

3

KH

4

VNĐ

Việt Nam Đồng


5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

BHXH

Bảo hiểm xã hội

7

BHYT

Bảo hiểm y tế

8

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

9

KPCĐ

Kinh phí công đoàn


Khấu hao

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh
viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập này là một
giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu


của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn
kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên
ngoài.
Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm cuối
thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp. Đợt thực tập tốt
nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinh viên năm
cuối. Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập
trong tư duy và công việc.
Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm. Và em
chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Qquân tại bộ phận kế toán của công ty.
Thông qua chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận
dụng những kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo
vào công việc tại đơn vị thực tập.
Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào
công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng
xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Qua 8 tuần thực tập, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của công ty
và dưới sự hướng dẫn của thầy Đỗ Đức Tài và các cán bộ trong Côngty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Đức Quân, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này.
Bản báo cáo gồm các chương:
 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÍ KINH
DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC QUÂN

 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỨC QUÂN
 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC QUÂN
 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC QUÂN

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÍ
KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC
QUÂN
1.1.

Thông tin chung về công ty


-

-

-

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

-

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân ( tên tiếng Anh là FORTEX ) là
một trong những công ty sản xuất Sợi Cotton hàng đầu Việt Nam được thành lập
theo Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 1000400095 do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư tỉnh Thái Bình cấp ngày 27/11/2006 và thay đổi lần thứ 10 ngày
26/07/2016
Điện thoại : 0363.251.688
Fax: 0363.251.689
Mã số thuế : 1000351169
Trụ sở chính của công ty nằm ở Lô A3 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh ,
đường Trần Thái Tông, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình,
Việt Nam.
Số Vốn điều lệ là 500.000.000.000 đồng ( Năm trăm tỷ đồng )
Căn cứ vào Giáy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 10000400095 do Sở Kế Hoạch và đầu tư
tỉnh Thái Bình cấp ngày 30/10/2006 và thay đổi lần thứ 10 ngày 26/07/2016, ngành nghề kinh
doanh của công ty bao gồm nhưng không giới hạn bới :

Tên ngành
Sản xuất sợi
Sản xuất vải dệt thoi
Hoàn thiện sản phẩm dệt
Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và các loại vải không dệt khác
Sản xuất hàng may sẵn ( trừ trang phục)
May trang phục( trừ trang phục từ da lông thú)
Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
Bán buôn vải,hàng may sẵn
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu ( chi tiết : Bán

buôn sợi)

Mã ngành
1311( chính)
1312
1313
1321
1322
1410
1430
4641
4669

Số lao động tính đến hết tháng 12 năm 2016 của doanh nghiệp là 912 lao động,
trong đó lao động thuộc khối văn phòng là 102 người, lao động trực tiếp sản xuất
ở các phân xưởng là 810 người.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
-

Năm 2006
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân tiền thân là công ty TNHH Dệt
Đại Cường Thái Bình được thành lập ngày 30/10/2006 theo Giấy chứng nhận
Đăng ký kinh doanh lần đầu số 080200861 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái
Bình cấp với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng.


-

-


-

-

-

-

Công ty TNHH Dệt Đại Cường Thái Bình được hình thành với sự góp vốn của các
cá nhân Đỗ Tất Thành , Bùi Thị Hằng, Lê Mạnh Thường, Phạm Ngọc Tuân và Đỗ
Đức Dũng .Mỗi thành viên sáng lập góp 20% vốn điều lệ.
Năm 2007
Ngày 04 tháng 01 năm 2007 Cong ty nhận được Giấy Chứng nhận đầu tư số
08201000002 của Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình chấp nhận cho
công ty thực hiện Dự Án Đầu Tư xây dựng nhà máy kéo sợi Đại Cường Thái Bình
với quy mô công suất 4.500 tấn/năm tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh tỉnh
Thái Bình , diện tích đất sử dụng là 2,3 ha với tổng vốn đầu tư là 277 tỷ đồng.
Từ năm 2008 đến năm 2011
Ngày 10 tháng 04 năm 2007 Công ty thay đổi cơ cấu góp vốn của cổ đông sáng
lập và tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tiền.
Năm 2012
Ngày 22 tháng 02 năm 2012 công ty thay đổi cơ cấu góp vốn của cổ đông sáng
lập và tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tiền.
Năm 2013 và năm 2014
Công ty TNHH Dệt Đại Cường Thái Bình chuyển đổi thành công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Đức Quân theo Giấy Chứng nhận Đăng Ký Kinh Doanh số
1000400095 thay đổi lần thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2013.
Các cổ đông sáng lập là ông Lê Mạnh Thường chiếm 80% Vốn điều lệ , ông Phạm
Ngọc Toàn và ông Phạm Thành Đông, mỗi thành viên chiếm 10% vốn điều lệ.

Ngày 24 tháng 12 năm 2015, công ty thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Năm 2015
Trong năm 2015 , công ty tiến hành 2 lần tăng vốn.
Ngày 16/09/2015công ty tăng vốn thêm 280 tỷ đồng lên 430 tỷ đồng thông qua
việc góp vốn bằng tài sản của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Cường.
Ngày 31/12/2015 Công ty tăng vốn điều lệ thành 500 tỷ đồng thông qua việc góp
vốn bằng tiền mặt trị giá 28,8 tỷ đồng và bằng tài sản trị giá 41,2 tỷ đồng.
Năm 2016
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2016 Công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thông qua
việc đăng ký niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch và Chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh và các thủ tục cần thiết khác liên quan.

1.3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm
1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
-

Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh sợi thành phẩm, FORTEX còn kinh doanh
thương mại các loại sợi khác, nguyên liệu bông cotton đầu vào và các nguyên phụ
liệu ngành sợi khác.


-

Ngoài ra phế phẩm đầu ra của quá trình sản xuất sợi bao gồm bông polas, bông thu
hồi từ hệ thống điều không của các nhà máy cũng được bán ra bên ngoài cho các
nhà máy sản xuất khăn bông, bít tất, sản xuất vải địa kỹ thuật…

1.3.2. Các sản phẩm
-


Sợi Cotton chải thô CD có chỉ số Ne từ 30 đến 60 là loại sợi 100% Cotton chải thô
, có tính năng hút ẩm tốt, dễ chịu khi tiếp xúc với da người và thường dùng để dệt
các loại vải mềm trong lĩnh vực may mặc.

-

Sợi Cotton chải kỹ CM có chỉ số Ne từ 30 đến 60 là loại sợi 100% Cotton chải kỹ
cao cấp và thường được dùng để dệt các loại vải mềm trong lĩnh vực may mặc.

-

Sợi Cotton OE có chỉ số Ne từ 18 đến 25 là loại sợi mà nguyên liệu của nó là
bông thu hồi từ các nhà máy sợi cọc và được quay lại sản xuất và thường dùng để
dệt khăn bông, bít tất.

1.3.3. Quy trình sản xuất sản phẩm
-

Công ty sở hữu dây chuyền thiết bị kéo sợi hiện đại, tiên tiến bao gồm: Hệ thống
dây cung bông (Máy xé, máy trộn, máy lọc kim loại, máy lọc sơ ngoại lai), máy
chải thô, máy ghép, máy cuộn cúi, máy chải kỹ, máy sợi thô, máy sợi con, máy
đánh ống tự động, hệ thống điều không, thiết bị phòng thí nghiệm.
- Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Đức, Nhật…
- Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm sợi chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, chúng
tôi liên tục đầu tư và nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện đại. Hệ thống kéo sợi của
công ty được cung cấp chủ yếu bởi RIETER – Thụy Sỹ( hãng cung cấp uy tín
hàng đầu thế giới về thiết bị cho công nghệ kéo sợi).
- Song song với dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm đảm bảo cho chất lượng sợi
đầu ra là ổn định và tốt nhất, công ty còn đầu tư trung tâm kiểm soát chất

lượng với thiết bị kiểm soát từ USTER, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị
đo lường – kiểm tra chất lượng các sản phẩm sợi – dệt.
- Do vậy, trình độ công nghệ và hệ thống máy móc thiết bị của công ty đều ở trình
độ hiện đại của công nghệ kéo sợi.So với các doanh nghiệp khác thì công ty có ưu
điểm là các hệ thống tự động hóa so với nhiều doanh nghiệp kéo sợi hiện nay còn
dùng các thiết bị lạc hậu của thập niên 80-90 của thế kỉ trước.
Quy trình sản xuất sợi Cotton của FORTEX được thể hiện trong sơ đồ 1.1

Xe tơi, làm sạch

Tạp chất/
Phế liệu


Trộn đều và pha

Kéo duỗi

Chải thô

Tạp chất/
Phế liệu

Chải kỹ / Kéo duỗi sợi

Xe sợi

Sợi thành phẩm
Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất sợi Cotton


Bông cotton hoặc Sợi Poly Este được cho vào máy xe tơi, làm sạch để loại bỏ tạp chất
và phế liệu. Sau khi đã loại bỏ tạp chất sẽ được trộn đều và pha sau đó kéo duỗi và
tiếp tục chải thô để loại bỏ tạp chất và phế liệu lần 2 sau đó đe đi chải kỹ để kéo duỗi
thành sợi .Cuối cùng là đem thành phẩm đi Xe sợi để cho ra sợi thành phẩm.
1.4. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị
Tổng Giám Đốc

Ban kiểm soát


Phó Tổng Giám Đốc
quản lý sản xuất

Nhà
máy số
1

Nhà
máy số
2

Nhà máy số
3 Tiền Hải

Phó tổng giám đốc
phát triển kinh doanh


Phòng phát triển kinh
doanh

Các phòng ban chức
năng

-

Phòng hành chính nhân sự
Phòng Công Nghệ Thông Tin
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Kỹ thuật

Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
 Bộ phận quản lý
 Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm
vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh , quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư ,
tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung ,sửa đổi Điều lệ công ty ,thông qua các
chiến lược phát triển , bầu ,bãi nhiễm hội đồng quản trị , Ban Kiểm soát và quyết
định bộ máy tổ chức của công ty và các quy định khác của luật doanh nghiệp.
 Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2016 họp ngày 30 tháng 06 năm 2016 bầu ra gồm 5 thành
viên nêu trên, các thành viên Hội đồng quản trị nhóm họp và bầu ra Chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích và quyền lợi của công ty theo quy định trong điều lệ của Công
ty.Hội đồng quản trị có trách nhiệm bổ nhiệm , giao nhiệm vụ , giám sát Ban Tổng
Giám Đốc và những cán bộ quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản
trị do luật pháp và điều lệ công ty , các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết
Đại Hội Đồng Cổ Đông quy định. Hội đồng quản trị gồm :

- Ông Lê Mạnh Thường : Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Ông Hoàng Xuân Chính : Phó Chủ Tịch Hội đồng quản trị
- Bà Nguyễn Thị Mai : Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Nguyễn Hoàng Giang : Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Lưu Ngọc Bảo : Thành viên Hội đồng quản trị
 Ban Kiểm soát là tổ chức giám sát , kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh , trong ghi chép sổ sách kế toán và tài
chính của công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông theo quy


định trong Điều lệ của công ty .Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban tổng giám đốc. Tại cuộc họp Đại Hội Đồng Cổ Đông ngày 30
tháng 06 năm 2016 đã bầu Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên :
- Bà Phạm Khánh Tâm : Trưởng ban kiểm soát
- Ông Vũ Hồng Thái : Thành viên ban kiểm soát
- Bà Nguyễn Thị Lưu : Thành viên ban kiểm soát
 Tổng Giám Đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm ,là người đại diện theo pháp
luật của công ty, là người điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.Ban Tổng Giám Đốc công ty bao gồm :
- Bà Nguyễn Thị Mai : Tổng Giám Đốc
- Ông Nguyễn Duy Chiến : Phó Tổng Giám Đốc
- Ông Lưu Ngọc Bảo : Giám Đốc Tài Chính
- Ông Nguyễn Đức Cảnh : Kế toán trưởng
 Bộ phận sản xuất
 Nhà máy sợi số 1
Nhà máy sợi số 1 được đóng tại Lô A2 Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố
Thái Bình bao gồm 2 phân xưởng OE bao gồm 6.700 roto với công suất sản xuất 550 tấn
sợi /năm và phân xưởng sợi Cotton gồm 17.640 cọc sợi sản xuất 2.760 tấn sợi/năm.Sản
phẩm chủ yếu tại nhà máy này là sợi OE18 bán cho các làng nghề trong địa bàn tỉnh và

sợi CD30, CD32 xuất khẩu sang Trung Quốc .
 Nhà máy sợi số 2
Nhà máy sợi số 2 đóng tại Lô A3, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái
Bình được đưa vào khai thác từ năm 2008 với tổng số cọc sợi là 38.400 cọc và công suất
thiết kế tối đa 6.120 tấn thành phẩm/năm. Thành phẩm của nhà máy số 2 chủ yếu là các
loại sợi chải thô CD32 và sợi chải kỹ CM32 được xuất sang thị trường Trung quốc , Hàn
Quốc và HongKong.
 Nhà máy sợi số 3 Tiền Hải
Nhà máy sợi số 3 là nhà máy lớn nhất của doanh nghiệp được đóng tại khu công nghiệp
Tiền Hải , tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng từ năm 2008 và chính thức đi vào hoạt
động từ quý 1 năm 2011.Nhà máy có 45.690 cọc sợi với công suất sản xuất 8.700 tấn
sợi /năm.Sản phảm sản xuất tại nhà máy sợi số 3 chủ yếu là sợi chải kỹ với các loại sợi
như : CM32 , CM40 và sợi chải thô CD32 ,CD40 và CD60.
 Bộ phận kinh doanh
 Phòng kinh doanh






-


-

Nghiên cứu và hoạch định các chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh.
Khảo sát, định giá nhu cầu thị trường, thực hiện hoạt động tìm hiểu thị trường, xây
dựng kế hoạch phát triển dịch vụ, tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín , chất lượng.
Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu vè dịch vụ của công ty,

đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho khách hàng.
Tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá dịch vụ, các chương trình khuyến
mại.
Tổ chức bán hàng, tiêu thụ dịch vụ.
Giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
Thống kê lưu trữ hồ sơ và thông tin khách hàng.
Phòng mua hàng
- Tham mưu cho ban lãnh đạo trong lĩnh vực thu mua Nguyên liệu bông xơ và
các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất.
- Đàm phán với nhà cung cấp về việc mua nguyên liệu theo kế hoạch của phòng
Kế hoạch – Xuất nhập khẩu.
- Chịu trách nhiệm về thời gian, tiến độ giao hàng và chất lượng nguyên vật liệu.
- Kiểm tra điều kiện và điều khoản Hợp đồng kinh tế , hợp đồng mua bán.
Các phòng ban chức năng
Phòng hành chính nhân sự
Tham mưu ban lãnh đạo Công ty về cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị nguồn nhân
lực và các chính sách liên quan đến người lao động, đảm bảo cơ sở vật chất và môi
trường làm việc cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Tham Mưu cho ban lãnh đạo về các hệ thống văn bản Pháp luật do nhà nước ban
hành.
Công tác xây dựng tổ chức , xây dựng nội bộ.
Quản trị nhân sự : Tuyển dụng, đánh giá nội bộ, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển,
điều chuyển cán bộ Công nhân viên.
Công tác lao động, tiền lương ,chính sách, phúc lợi cho người lao động, công tác
thi đua ,khen thưởng, kỷ luật.
Xây dựng các quy chế, quy định..nhằm đảm bảo bộ máy công ty hoạt động ngày
càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và sức khỏe của
người lao động trong công ty.
Thực hiện các công tác khác theo sự phân công của ban giám đốc.

Phòng Công nghệ thông tin
Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, thông tin nghe nhìn của công ty : tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình quản lí ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin sau khi được phê duyệt.


-

Quản lý, bảo dưỡng sửa chữa và vận hành hoạt động toàn bộ hệ thống hạ tầng
Công nghệ thông tin, viễn thông và nghe nhìn của tập đoàn.
- Hỗ trợ về mặt kĩ thuật cho cán bộ nhân viên, các phòng chức năng trong khai thác
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc quản lý.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu các văn bản quan trọng của đơn vị.
- Quản trị và tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống mạng Internet.Internet của công
ty ,cung cấp dịch vụ thông tin thư điện tử.
- Quản trị website của công ty và các công ty thành viên, quản trị kĩ thuật, vận hành
các phần mềm ứng dụng : Kế toán, quản trị công ty, quản lý nhân sự,….
- Thực hiện việc thu thập, lưu trữ, theo dõi xử lý và đảm bảo an toàn thông tin, duy
trì các nội quy, quy định về công nghệ thông tin trong tập đoàn.
- Theo dõi , giám sát các hoạt động của toàn bộ tập đoàn theo camera an ninh
- Thực hiện các báo cáo, thống kê theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
 Phòng tài chính kế toán
- Đảm bảo việc hạch toán kế toán theo các chuẩn mực kế toán hiện hành, phối hợp
thực hiện quyết toán và thanh lý các hợp dồng kinh tế, hợp đồng thi công của công
ty với khách hàng.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với đặc
điểm và nhiệm vụ của công ty. Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của công tác
hạch toán kế toán.
- Tính toán hạch toán, định khoản và phản ánh 1 cách kịp thời , trung thực và đầy đủ

toàn bộ vật tư, tài sản , tiền vốn và tình hình biến động của vật tư , tài sản, tiền
vốn và tình hình biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn của toàn công ty.
- Lập và gửi đúng hạn báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê định kỳ
theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định nội bộ của công ty.
- Lập và gửi các “Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần” làm cơ sở cho lãnh đạo
đánh giá và quyết định các biện pháp điều hành để nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty.
- Chủ trì và phối hợp với các phòng ban lập kế hoạch nhu cầu vốn sản xuất kinh
doanh hàng tháng, quý, năm. Chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện các kế hoạch
huy động, sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý báo cáo kế roán thống kê định kỳ và lập báo cáo tổng hợp
kế toán thống kê của công ty theo quy định hiện hành, đảm bảo tính pháp lý của số
liệu tổng hợp.
- Tổ chức quản lý phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác.
- Phối hợp với các đơn vị dịch vụ để quản lý việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu
của công ty.
 Phòng Kỹ thuật
- Kiểm soát, vận hành máy móc thiết bị ở các nhà máy
- Kiểm tra ,bảo trì các thiết bị trong các nhà máy.



-

Quản lý hệ thống thiết bị điện máy cung cấp điện cho công ty
Xác nhận thông số kỹ thuật liên quan tới nhu cầu vật tư, phụ tùng.
Kiểm soát tiến độ cung cấp vật tư phụ tùng.
Quản lí và sửa chữa hệ thống điện tử của toàn công ty.
Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu
Xây dựng kế hoạch nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sử

dụng.
Xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và đảm bảo các thông
số kỹ thuật để phục vụ nhu cầu bán hàng.
Kiểm soát chất lượng giao hàng, chất lượng sản xuất.
Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.
Thực hiện công tác thống kê, kiểm soát chất lượng.

1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013, năm 2014 và năm 2015

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng
Năm 2013
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

Năm 2014

Năm 2015

623.638.274.597 839.020.836.006 962.846.621.923

Lợi nhuận gộp từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ

37.403.556.963

77.962.003.445

120.013.314.354


Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

6.184.330.157

38.638.870.083

66.629.267.865

Lợi nhuận khác

449.037.893

4.170.024.663

12.692.383.553

Lợi nhuận trước thuế

6.633.368.050

42.808.894.746

79.321.651.418

Lợi nhuận sau thuế

6.633.368.050

42.098.759.198


69.882.070.438

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, năm 2014 và năm 2015
Nhận xét: Năm 2014 so với năm 2013 : Doanh thu tăng 34,57%, lợi nhuận gộp tăng
108,43%.
Năm 2015 so với năm 2014 : Doanh thu tăng 14,76%, lợi nhuận gộp tăng 53,94%.


Có thể thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công ty trong 3 năm gần đây đều tăng,
tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu doanh
thu, chứng tỏ các khoản chi phí của công ty đã giảm dần qua các năm.
Như vậy, công ty đang hoạt động theo hướng ngày càng phát triển có hiệu quả, khẳng
định được thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh sợi trong nước và xuất khẩu.
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu

So sánh 2014-2013
Số tuyệt đối

So sánh 2015-2014

Số tương đối Số tuyệt đối
(%)

Số tương đối
(%)

Doanh thu thuần 215.382.561.409


34,57

123.825.785.917

14,76

Lợi nhuận gộp

108,43

42.051.310.909

53,94

40.558.446.482

Bảng 1.2. Bảng so sánh các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2013, 2014 và 2015

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC QUÂN
2.1. Hình thức kế toán
-

Hình thức kế toán được công ty áp dụng là Kế toán máy, in sổ kế toán theo hình
thức Sổ Nhật Ký Chung
Hình thức Sổ nhật ký chung là hình thức ghi chép đơn giản, phù hợp với phần
mềm kế toán mà công ty đang áp dụng và dễ dàng để ghi chép tổng hợp.

Sổ kế toán:
Chứng từ kế toán


-

Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp

Phần mềm kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản trị


Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày
In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm
Kiểm tra, đối chiếu
Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán máy

 Công việc hàng ngày:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
 Công việc cuối tháng:
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp

với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực
theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung phân quyền : Mọi
công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán ( dưới sự chỉ đạo của kế toán
trưởng).Không có phòng kế toán ở từng phân xưởng mà ở mỗi phân xưởng đều có bộ
phận thống kê.
Nhân viên thống kê chịu sự quản lý của Giám Đốc, còn về mặt chuyên môn thì nhân viên
thống kê chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra của kế toán.


Phòng kế toán gồm 9 kế toán viên tương đương với 7 phần hành kế toán của công ty, 1
kế toán trưởng và 1 kế toán tổng hợp.Phòng kế toán được đặt tại trụ sở chính của công ty
tại Lô A3 Khu Công Nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện ở sơ đồ 2.2

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán
tiền
lương


BHXH

Kế
toán
thuế

Kế
toán
ngân
hàng

Kế toán
tiền mặt
( Thủ
quỹ)

Kế
toán
thanh
toán

Kế toán vật tư,
công cụ dụng cụ
và tính giá thành
sản phẩm

Nhân viên thống kê tại phân xưởng
Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Kế toán

Tài sản
cố định


2.2.2. Chức năng,nhiệm vụ của nhân viên kế toán
-

-

-

-

Kế toán trưởng là người phụ trách tất cả các công việc của phòng kế toán, là
người ghi nhận doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh, là người tổngh
ợp và lập Báo cáo tài chính, là người chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mọi
hoạt động của phòng Kế toán cũng như các hoạt động khác của công ty có liên
quan tới công tác tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của công ty.
Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm mọi công việc khi Kế toán trưởng ủy
quyền. Tổng hợp mọi số liệu thanh toán, đảm nhận công tác tổng hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo quyết toán tháng, quý, năm.
Kế toán ngân hàng là người thực hiện các nghiệp vụ liên quan với ngân hàng,
cùng thủ quỹ đi ngân hàng rút tiền, lập kế hoạch vay vốn, thanh toán tạm ứng, theo
dõi thu chi, công tác phí.
Kế toán tiền mặt ( kiêm thủ quỹ) : là người tiến hành công tác thu chi hàng ngày
trong công ty, cân đối các khoản thu chi vào cuối ngày.Lập phiếu thu, phiếu chi
khi có các chứng từ hợp lý hợp lệ theo quy định. Công việc hàng ngày của kế toán
tiền mặt là :
+ Tập hợp và kiểm tra nhu cầu thu chi hàng ngày.
+ Lập phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hàng

ngày.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu-chi theo đúng quy trình, quy
định, kế hoạch thanh toán trước khi trình ban lãnh đạo phê duyệt.
+ Hạch toán kế toán vào phần mềm kế toán hoạt động thu-chi tiền mặt.
+ Lưu trữ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành công việc hợp lý, theo
qui định công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm.

-

Kế toán thuế là người có trách nhiệm theo dõi và lập các báo cáo, tờ khai thuế
gửi cục thuế và các cơ quan chức năng.
Kế toán tiền lương và BHXH là người lập quỹ tiền lương, tính lương phải trả cho
công nhân hàng tháng, trích chi trả BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng tỉ lệ quy
định.


-

-

-

Kế toán vật tư là người theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng tháng nhận
báo cáo từ các nhà máy gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân
bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê. Tính giá thành
theo phương pháp hệ số.
Kế toán tài sản cố định là người theo dõi phần khấu hao TSCĐ, tăng, giảm
TSCĐ của công ty.
Kế toán thanh toán là người thực hiện việc theo dõi chi tiết từng khách hàng về

giá trị tiền hàng, thời hạn thanh toán, tình hình thanh toán của từng khách hàng.
Theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo hành, các giấy tờ có giá trị như tiền để thực
hiện mua hàng, thanh toán chậm của khách hàng. Đồng thời theo dõi các khoản
phải thu, phải trả của công ty.
Nhân viên thống kê là người phụ trách việc theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa
vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho công ty, cụ thể là việc theo dõi:
+ Từng chúng loại nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng
của nhà máy.
+ Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập xuất kho thành phẩm và các
phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Cuối tháng nhân viên thống kê ở mỗi nhà máy lập các báo cáo thanh quyết
toán hợp đồng và gửi lên cho phòng kế toán tính thưởng.

2.3. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty
2.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
-

-

Báo Cáo Tài Chính của công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam phù hợp với
chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ
Tài chính ban hành theo:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành 4 chuẩn mực
kế toán Việt Nam.
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành 6 chuẩn mực
kế toán Việt Nam.
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành 6 chuẩn mực
kế toán Việt Nam
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 về việc ban hành 6 chuẩn mực
kế toán Việt Nam.

Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 về việc ban hành 4 chuẩn mực
kế toán Việt Nam.
Và thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
chế độ kế toán cho doanh nghiệp trong việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính.


2.3.2. Các chính sách kế toán được công ty áp dụng
-

-

-

-

-

-

Kỳ kế toán năm của công ty được áp dụng cho việc lập Báo cáo tài chính bắt đầu
từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Báo cáo tài chính được lập bằng đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của công ty là
đồng Việt Nam ( VNĐ)
Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho nhà máy kéo sợi 4.500tấn của công ty là
15% lợi nhuận chịu thuế trong vòng 12 năm kể từ năm đầu tiên dự án hoạt
động( năm 2009).Ngoài ra, theo giấy chứng nhận đầu tư số 08201000002 do Ban
quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp ngày 04 tháng 01 năm 2007, công
ty được miễn thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp trong vòng 3 năm kể từ năm đầu tiên
có lợi nhuận chịu thuế ( là năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009) và được giảm
50% thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp trong 7 năm tiếp theo.

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngan hàng,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn gốc không quá 3 tháng, có tính
thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các lượng tiền xác định và
không có nhiều rủi ro trong việc chuyên đổi thành tiền.
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn với giá thành để đưa mỗi sản phẩm
đến vị trí và điều kiện hiện tại và giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá trị thuần
có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong điều kiện kinh
doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí bán hàng ước
tính.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập
cho phần giá trị dự kiến cho phần tổn thất do các khoản suy giảm trong giá trị có
thể xảy ra đối với nguyên vật liệu,thành phẩm, hàng hóa tồn kho thuộc quyền sở
hữu của công ty dựa trên bằng chứng hợp lý về sự suy giảm giá trị tại ngày kết
thúc kỳ kế toán năm. Số tăng hoặc giảm khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được hạch toán vào giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản phải thu được trình bày trên Báo Cáo Tài Chính theo giá trị ghi sổ các
khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác sau khi trừ đi các khoản dự phòng
phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị của các
khỏan phải thu mà công ty dự kiến không có khả năng thu hồi tại ngày kết thúc kỳ
kế toán năm. Tăng hoặc giảm số dư dự phòng được hạch toán vào chi phí quản lí
doanh nghiệp trên Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh.
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao lũy
kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và các chi phí có lien
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến. Các chi phí mua
sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí


-


-

-

-

bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh khi phát sinh.
Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị khấu
hao lũy kế được xóa sổ và các khoản lãi lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch
toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đường
thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau :

Loại tài sản
Thời gian sử dụng ước tính
Nhà cửa, vật kiến trúc
8- 22 năm
Máy móc, thiết bị
5- 15 năm
Phương tiện vận tải
6-10 năm
Thiết bị văn phòng
8 năm
Chi phí đi vay bao gồm lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực
tiếp đến các khoản vay của công ty. Chi phí đi vay được hạch toán như chi phí
phát sinh trong năm ngoại trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm,
xây dựng hoặc hình thành một tài sản cụ thể cần có một thời gian đủ dài để có thể
đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán được vốn hóa vào nguyên
giá của tài sản đó.

Chi phí trả trước bao gồm các chi phí trả trước ngắn hạn hoặc chi phí trả trước dài
hạn trên bảng cân đối kế toán và được phân bổ trong khoảng thời gian trả trước
của chi phí tương ứng với các lợi ích kinh tế được tạo ra từ các chi phí này.
Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng trong nhiều năm với giá trị lớn và chi phí sửa
chữa lớn tài sản cố định được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ
dần trong 2 năm vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản phải trả và chi phí trích trước dược ghi nhận cho số tiền phải trả trong
tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào
việc công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa.
Các nghiệp vụ phát sinh bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của
công ty ( VNĐ) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch thực tế vào ngày phát sinh
nghiệp vụ theo nguyên tắc sau:
+ Nghiệp vụ làm phát sinh các khoản phải thu được hạch toán theo tỷ giá mua
của ngân hàng thương mại nơi công ty chỉ định khách hàng thanh toán.
+ Nghiệp vụ làm phát sinh các khoản phải trả được hạch toán theo tỷ giá bán
của ngân hàng thương mại nơi công ty dự kiến giao dịch.
+ Giao dịch góp vốn hoặc nhận vốn góp được hạch toán theo tỷ giá mua
ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà
đầu tư.


+ Giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay
bằng ngoại tệ ( không qua các tài khoản phải trả) được hạch toán theo tỷ giá
mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày của bảng cân đối kế toán theo nguyên tăc sau:
-

Các khoản mục tiền tệ được phân loại là tài sản được hạch toán theo tỷ giá mua
của ngân hàng thương mại nơi công ty thường xuyên có giao dịch.

Các khoản mục tiền tệ được phân loại là tài sản được hạch toán theo tỷ gía bán của
ngân hàng thương mại nơi công ty thường xuyên có giao dịch.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh
giá lại số dư tiền tệ co gốc ngoại tệ cuối kỳ được hạch toán vào kết quả hoạt động
kinh doanh.
-

Phân chia lợi nhuận: Lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được
chia cho các nhà đầu tư sau khi được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt và sau đó đã
trích lập các quỹ dự phòng theo điều lệ của công ty.
- Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận được
các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn. Doanh thu được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.Các điều
kiện ghi nhận cụ thể phải được đáp ứng khi ghi nhận doanh thu là:
+ Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi các rủi ro trọng yếu và các quyền sở hữu
hàng hóa đã được chuyển sang người mua, thường là trùng với thời điểm chuyển
giao hàng hóa.
+ Doanh thu được ghi nhận khi tiền lãi phát sinh trên cơ sở dồn tích ( có tính đến lợi
tức mà tài sản đem lại) trừ khi khả năng thu hồi tiền lãi không chắc chắn.
- Thuế
+ Thuế thu nhập hiện hành :
Tài sản thuế thu nhập và thuế thu nhập phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước
được xác định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho( hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế,
dựa trên các mức thuế suất và các luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Thuế thu nhập hiện hành được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại
trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh liên quan đến một khoản mục được ghi thẳng vào
vốn chủ sở hữu, trong trường hợp này, thuế thu nhập hiện hành cũng được ghi nhận trực
tiếp vào vốn chủ sở hữu.



Công ty chỉ bù trừ các tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải
nộp khi doanh nghiệp có quyền hợp pháp được bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện
hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và doanh nghiệp dự định thanh toán thuế thu
nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.
+ Thuế thu nhập hoãn lại:
Thuế thu nhập hoãn lại được xác định cho các khoản chênh lệch tạm thời tại ngày kết
thúc kỳ kế toán nằm giữa cơ sở tính thuế thu nhập của các tài sản và nợ phải trả và giá trị
ghi sổ của chúng cho mục đích lập báo cáo tài chính.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời
chịu thế, ngoại trừ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một
tài sản hay nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi
nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập ( hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát
sinh giao dịch.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được
khấu trừ, giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế và các
khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế
sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi
thuế chưa sử dụng này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của
một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến
lợi nhuận tính thuế thu nhập ( hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết thúc
kỳ kế toán và phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại đến mức bảo đảm
chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản
thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng.
2.4. Phần mềm kế toán sử dụng tại công ty
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast
Phần mềm kế toán Fast phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, là 1 công ty khá
lớn hoạt động trong lĩnh vực dệt sợi và cần thiết trong việc báo cáo quản lí của công ty.

Giao diện làm việc của phần mềm Fast cũng rất dễ làm việc, luôn cập nhật những thay
đổi mới nhất về các chính sách điều khoản thuế, thông tư và các nghị định của Bộ tài
chính, bám sát các chế độ kế toán hiện hành, và xử lý dữ liệu số liệu một cách
nhanh. Cho phép kết xuất báo cáo ra Excel với mẫu biểu sắp xếp đẹp.


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT
ĐỘNG CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỨC QUÂN
3.1. Kế toán Tài sản cố định
3.1.1. Khái niệm
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. TMột
tài sản được coi là Tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện :
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu
đồng trở lên.
Tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân, việc đánh giá tài sản cố định là việc
xác định trị giá của tài sản cố định, có thể là đánh giá lần đầu cũng có thể là đánh giá lại
trong quá trình sử dụng. Công ty đánh giá tài sản cố định theo giá thực tế, nguyên giá tài
sản cố định bao gồm các chi phí hình thành tài sản cố định trước khi đưa vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua ghi trên hợp đồng, + Chi phí trả trước
– Chiết khấu,
gồm cả thuế nhập khẩu
khi dùng( vận chuyển
giảm giá
( nếu có)
bốc dỡ )
Tuy nhiên, để đánh giá được đầy đủ khả năng, trình độ, trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật
để có kế hoạch đầu tư thì phải xác định :

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
Trong đó Giá trị hao mòn = Số khấu hao cơ bản đã trích
3.1.2. Tài khoản sử dụng
TK211 – Tài sản cố định hữu hình
TK211-M1: Máy kéo sợi
TK211- M2: Máy xe sợi
TK211- M3: Máy loại bỏ tạp chất
TK211- N: Nhà xưởng
TK213 – Tài sản cố định vô hình.
TK214 – Hao mòn TSCĐ
3.1.3.Các chứng từ sử dụng


-

Thẻ Tài sản cố định
Biên bản bàn giao tài sản cố định
Biên bản nhượng bán tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

3.1.4. Sổ kế toán sử dụng
-

Sổ cái tài khoản 211; 214; 213
Thẻ Tài sản cố định
Bảng tổng hợp tài sản cố định

3.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
3.1.5.1.Kế toán tăng TSCĐ


Bộ phận cần

Giám đốc, Phòng
kỹ thuật, phòng tài
sử-Lập
dụng
Giaothẻ
nhận
TSCĐ
chính – kế toán
TSCĐ và tiếp
-Lập bảng tính KH
nhận Hóa đơn
Kiểm
tra,khi
phê
GTGT
-Ghi
sổ chi
tiết, tổng hợp
Yêu
cầu
duyệt,
nhận,quyết
bàn giao
tăng
TSCĐ
định
tăng
- Lưu

Hóa đơn GTGT
TSCĐ
TSCĐ

Hội đồng giao nhận

Kế toán TSCĐ

Sơ đồ 3.1.5.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tăng TSCĐ
1. Khi có nhu cầu tăng TSCĐ bộ phận cần sử dụng gửi Đơn xin bổ sung, mua sắm
thêm TSCĐ lên Giám đốc công ty, Phòng kinh tế kỹ thuật, phòng kế toán - tài vụ.
2. Giám đốc, Phòng kinh tế kỹ thuật, phòng kế toán - tài vụ xem xét và đưa ra
quyết định tăng TSCĐ.
3. Hội đồng giao nhận gồm: Giám đốc, kế toán trưởng. một chuyên gia kỹ thuật,
địa diện bên giao tiến hành giao hoặc nhận tài sản và lập các chứng từ tương ứng với loại


nghiệp vụ gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận
TSCĐ sửa chữa hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
4. Kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ, lập bảng tính khấu hao TSCĐ và ghi sổ chi tiết,
tổng hợp nghiệp vụ tăng TSCĐ và chuyển vào lưu trữ khi đến hạn.

3.1.5.2.Kế toán giảm TSCĐ
Giám đốc, Phòng kinh tế kỹ Hội đồng thanh lý

Kế toán TSCĐ

thuật
,phòng
toán - tài vụ

-Ghi
giảmkếTSCĐ
-Hủy thẻ TSCĐ
-Ghi
chi
tiết,
Xem
Tiến sổ
xét
hành
vàthanh
đưa lý
tổng
hợp
ra
TSCĐ
quyết
vàđịnh
lập các
giảm
chứngTSCĐ
từ

Sơ đồ 3.1.5.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán giảm TSCĐ
Theo quy định của công ty, TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu
quả, công ty cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để thanh lý tài sản.
1. Giám đốc, Phòng kinh tế kỹ thuật, phòng kế toán - tài vụ xem xét và đưa ra
quyết định giảm TSCĐ.
2. Hội đồng thanh lý gồm: Giám đốc, kế toán trưởng. một chuyên gia kỹ thuật, đại
diện bên nhận mua. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra xem xét và thành lập “Biên bản

thanh lý TSCĐ” theo mẫu. Biên bản thanh lý được lập làm 02 bản: 01 Bản cho kế toán
theo dõi, 01 bản cho bộ phận sử dụng TSCĐ.
3. Kế toán TSCĐ tiến hành ghi giảm TSCĐ, hủy thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, tổng
hợp


3.1.5.3. Kế toán khấu hao TSCĐ
Kế toán TSCĐ

Kế toán trưởng

Lập bảng tính và
Xem xét,
kýtra,
duyệt
Kiểm

phân bổ
khấu
hao
TSCĐ duyệt
Nhận lại bảng tính và
phân bổ khấu hao
Lưu
xemtrữxét lại 1 lần
chứng từ

đồ 3.1.5.3. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán khấu hao TSCĐ
3.2. Kế toán tiền mặt
3.2.1. Chứng từ sử dụng

-

Phiếu thu

-

Phiếu chi

3.2.2. Tài khoản sử dụng
TK111- Tiền mặt
TK1111- Việt nam đồng
TK1112 – USD
TK1113 - Ngoại tệ khác
3.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
3.2.3.1. Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt

Giám đốc


Người nộp

Đề nghị nộp
tiền

Kế toán tiền mặt

Kế toán trưởng

Thủ quỹ


Lập
phiếu
Ký và
duyệt
thu
Ký phiếu thu
lại
vàNhận
nộp tiền
phiếuphiếu
thu thu
Nhận
và thu tiền

Ghi
toán
Ghisổ
sổkế
quỹ
tiền mặt

(1) Khi khách hàng, nhân viên có nhu cầu nộp tiền kế toán tiền mặt lập phiếu thu làm
3 liên.
(2)

Chuyển phiếu thu cho Kế toán trưởng ký duyệt.

(3) Khách hàng, nhân viên ký phiếu thu và nộp tiền
(4)


Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu, giao cho người nộp tiền liên 3, tiến
hành ghi sổ quỹ, chuyển liên 1 và liên 2 cho kế toán tiền mặt.

(5)

Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt, lưu liên 1, chuyển liên 2 cho bộ phận
liên quan ghi sổ kế toán liên quan.

(6)

Chứng từ được chuyển cho kế toán tiền mặt lưu theo thời hạn quy định.

3.2.4.2. Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt


×