Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi hóa sinh học khoa tự nhiên (Đại học Cần Thơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.68 KB, 6 trang )

Câu 1. Câu nào sau đây mô tả KHÔNG ĐÚNG về hoạt động xúc tác của enzyme pyruvate decarboxylase?
A.
B.
C.
D.

Biotin tham gia khử CO2 (decarboxylation).
NAD+ và FAD tham gia như chất mang điện tử.
Phản ứng xảy ra trong chất nền của ty thể.
Có sự tham gia của 2 cofactor chứa nhóm –SH.

Câu 2. Trong sự biến đổi pyruvate thành acetyl-CoA, các cofactor nào sau đây được liên kết với nhau?
A.
B.
C.
D.

Biotin, NAD+ và FAD+.
NAD+, biotin và TPP.
Pyridoxal phosphate, FAD+ và acid lipoic.
TPP, acid lipoic và NAD+.

Câu 3. Phân tử glucose được đánh dấu bằng C14 ở C-3 và C-4 được biến đổi thành acetyl CoA bởi chu trình đường
phân và phức hệ enzyme pyruvate dehydrogenase. Có bao nhiêu phần trăm phân tử acetyl CoA được thành lập
được đánh dấu C14, vị trí của acetyl mang C14?
A.
B.
C.
D.

100% acetyl CoA được đánh dấu ở C-1 (carboxyl).


100% acetyl CoA được đánh dấu ở C-2.
50% acetyl CoA được đánh dấu, tất cả ở C-2 (methyl).
Các phân tử acetyl CoA đều không được đánh dấu.

Câu 4. Chất nào sau đây không phải là chất trung gian của chu trình acid citric?
A.
B.
C.
D.

Citrate.
Oxaloacetate.
Acetyl-CoA.
-Ketoglutarate.

Câu 5. Sự biến đổi 1 mol pyruvate thành 3 mol CO2 thông qua hoạt động của pyruvate dehydrogenase, chu trình
acid citric tạo ra ? mol NADH, ? FADH2 và ? mol ATP (GTP)
A.
B.
C.
D.

2, 2, 2.
3, 2, 2.
3, 2, 0.
4, 1, 0.

Câu 6. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về chu trình acid citric?
A. Tất cả enzyme của chu trình nằm trong dịch bào, trừ succinate dehydrogenase nằm trên màng trong của
ty thể.

B. Oxaloacetate được sử dụng như cơ chất nhưng không được tiêu thụ trong chu trình.
C. Succinate dehydrogenase vốn là kênh vận chuyển điện tử vào chuỗi dẫn truyền điện tử.
D. Đa số enzyme của chu trình được điều hòa bởi ATP và NADH.
Câu 7. Thành phần nào sau đây có thể đi ngang màng trong của ty thể?
A.
B.
C.
D.

Acetyl-CoA.
Acid béo-carnitine.
Acid béo-CoA.
Malonyl-CoA.

Câu 8. Sự vận chuyển acid béo từ dịch bào đến chất nền ty thể cần thành phần nào sau đây?
A. ATP, carnitine và coenzyme A.
B. ATP, carnitine và pyruvate dehydrogenase.
C. ATP, coenzyme A và pyruvate dehydrogenase.


D. Carnitine, coenzyme A và hexokinase.
Câu 9. …
A.
B.
C.
D.


Rất nhiều carbohydrate, không có protein, không có chất béo.
Rất nhiều chất béo, nhiều carbohydrate, không có protein.

Rất ít carbohydrate, rất nhiều protein.

Câu 10. Acetyl-CoA sau khi được tạo ra sẽ được đi theo con đường nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Oxy hóa trong chu trình acid citric hoặc tạo tiền chất của cholesterol.
Thoái hóa cuối cùng cho CO2+H2O, tạo thể keton, tổng hợp acid béo, tổng hợp cholesterol.
Tổng hợp carbohydrate, protein, acid béo.
Tổng hợp acid béo, tổng hợp acid nucleic.

Câu 11. Câu nào sau đây mô tả KHÔNG ĐÚNG về quá trình thoái hóa glucose?
A. Trong điều kiện hiếu khí, pyruvate bị loại bỏ CO2 để tạo thành acetyl-CoA sau đó đi vào chu trình acid citric.
B. Ở mô cơ động vật, trong điều kiện yếm khí, pyruvate được biến đổi thành lactate. Ở nấm men được tăng
trưởng trong điều kiện yếm khí, pyruvate được biến đổi thành ethanol.
C. Sự khử pyruvate thành lactate tái tạo lại cofactor (NAD+) cần thiết cho chu trình đường phân.
D. Pyruvate không được tạo ra dưới điều kiện kỵ khí, bởi vì chu trình đường phân không xảy ra.
Câu 12. So sánh sự tổng hợp acid béo và sự  oxy hóa, câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Dẫn xuất thioester của D--hydroxybutyrate là chất trung gian trong lộ trình tổng hợp nhưng không phải là
chất trung gian của lộ trình thoái dưỡng.
B. Sự tổng hợp acid béo sử dụng NADPH, ngược lại sự  oxy hóa sử dụng NAD+.
C. Sự thoái hóa acid béo được xúc tác bởi các enzyme trong dịch bào, sự tổng hợp acid béo sử dụng các
enzyme trong ty thể.
D. Dẫn xuất thioester của trans-2-butenoic acid là chất trung gian trong lộ trình tổng hợp nhưng không phải là
chất trung gian của lộ trình thoái dưỡng.
Câu 13. Hai phân tử CO2 được tạo thành trong giai đoạn đầu của chu trình acid citric có nguồn gốc từ thành phần
nào sau đây?
A.

B.
C.
D.

Nhóm carboxyl của acetate và nhóm carboxyl của oxaloacetate.
Nhóm carboxyl của acetate và nhóm keto của oxaloacetate.
Hai nguyên tử carbon của acetate.
Hai nhóm carboxyl được lấy từ oxaloacetate.

Câu 14. Những nội dung nào sau đây đúng khi oxy hóa 1 mol palmitate (16:0) bởi sự  oxy hóa, sự  oxy hóa bắt
đầu với những acid béo tự do trong dịch bào.
1. Hoạt hóa 1 acid béo tự do cần 2 ATP
2. Phosphate vô cơ (PPi) được tạo thành
3. Chức năng của carnitine như chất nhận điện tử
4. 8 mol FADH2 được tạo thành
5. 8 mol acetyl-CoA được tạo thành
A. 1 và 5.
B. 1, 2 và 5.
C. 1, 3 và 5.
D. 1, 2 và 4.
Câu 15. Câu nào sau đây ĐÚNG về sự  oxy hóa acid béo?


1. Quá trình xảy ra ở dịch bào của tế bào động vật
2. Mỗi chu kỳ  oxy hóa loại bỏ 1 nguyên tử carbon
3. Trước khi oxy hóa, acid béo phải được biến đổi thành dẫn xuất của CoA
4. NADP+ là chất nhận điện tử
5. Sản phẩm của sự  oxy hóa có thể trực tiếp đi vào chu trình acid citric
A. 1 và 3.
B. 1, 2 và 3.

C. 1, 2 và 5.
D. 3 và 5.
Câu 16. Sự biến đổi palmitoyl-CoA (16:0) thành myristoy-CoA (14:0) và một mol acetyl CoA bởi sự  oxy hóa, kết quả
là chất nào sau đây được tạo thành?
A.
B.
C.
D.

1 FADH2 và 1 NADH.
1 FADH2, 1NADH và 1 ATP.



Câu 17. (không có)
Câu 18. (không có)
Câu 19. Nơi nào trong cơ thể thành lập acetoacetate từ acid béo?
A.
B.
C.
D.

Mô mỡ.
Thận.
Gan.
Cơ.

Câu 20. Thành phần nào sau đây không cần thiết cho sự tổng hợp acid béo?
A.
B.

C.
D.

NADH.
Biotin.
HCO3- (CO2).
Acetyl CoA, malonyl-CoA.

Câu 21. Trong sự thoái hóa acid amin, phản ứng đầu tiên xảy ra ở nhiều acid amin là phản ứng nào trong các phản
ứng sau đây?
A.
B.
C.
D.

Sự chuyển nhóm amin cần pyridoxal phosphate (PLP).
Sự khử nhóm carboxyl cần thiamine pyrophosphate (TPP).
Sự oxy hóa khử amin cần NAD+.
Sự khử cần pyridoxal phosphate (PLP).

Câu 22. Sự biến dưỡng glutamate thành -ketoglutarate và NH4+ bởi quá trình nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Khử amin.
Loại amin oxy hóa.
Loại amin khử.
Chuyển amin.


Câu 23. Sự thoái hóa acid amin serine, alanine và cysteine tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Fumarate.
Pyruvate.
Succinate.
-ketoglutarate.


Câu 24. Chất nào sau đây KHÔNG CÓ trong sự tạo thành urea từ NH4+ thông qua chu trình urea?
A.
B.
C.
D.

Aspartate.
Carbamoyl phosphate.
Ornithine.
Malate.

Câu 25. Câu nào sau đây ĐÚNG về lộ trình tổng hợp nucleotide loại purine?
A.
B.
C.
D.


CO2 không tham gia bất kỳ bước nào của lộ trình.
Deoxyribonucleotide được thành lập từ 5-phosphodeoxyribosyl 1-pyrophosphate.
Isosinate (IMP) là tiền chất tổng hợp nên adenylate và guanylate.
Orotic acid là tiền chất quan trọng cho nucleotide loại purine.

Câu 26. Trong chuyển hóa acid amin, acid -ketonic tương ứng với aspartate là
A.
B.
C.
D.

Pyruvate.
Oxaloacetate.
Iminoglutarate.
-ketoglutarate.

Câu 27. Chất nào sau đây là chất trung gian giữa hai phản ứng chuyển amin và khử amin?
A.
B.
C.
D.

Pyruvate.
Fumarate.
-ketoglutarate.
Oxaloacetate.

Câu 28. Các chất nào sau đây là thể keton
A.
B.

C.
D.

Acid acetic, acid -hydroxybutyric, aceton.
Acid acetoacetic, aceton, acid butyric.
Acid lactic, acid oxaloacetic, aceton.
Acid acetoacetic, acid -hydroxybutyric, aceton.

Câu 29. Sự biến đổi ornithine thành citrulline là một bước trong sự tổng hợp chất nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Aspartate.
Carnithine.
Urea.
Tyrosin.

Câu 30. Chất trung gian của sự thoái hóa purine ở người là chất nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Glutamate.
NH4+.
Urea.
Acid uric.


Câu 31. Tập hợp các phản ứng nào dưới đây tạo NADPH.H+
1

2

3

4

Glucose → G-6P → 6P-gluconate → Ribulose-5-phosphate → Xylulose-5-phosphate
A.
B.
C.
D.

1, 2.
2, 3.
3, 4.
2, 4.

Câu 32. Coenzyme cần cho tất cả sự chuyển nhóm amin có nguồn gốc từ


A.
B.
C.
D.

Riboflavin.
Pyridoxane (Vitamin B6).

Thiamin.
Vitamin B12.

Câu 33. Một sinh vật hiếu khí (ví dụ vi khuẩn E.Coli) được cho ăn với các chất sau như nguồn cung cấp năng lượng,
năng lượng được tạo ra cho mỗi mol của các phân tử theo trình tự
A.
B.
C.
D.

Glucose > alanine > palmitate.
Glucose > palmitate > alanine.
Palmitate > alanine > glucose.
Palmitate > glucose > alanine.

Câu 34. Câu nào sau đây đúng với quá trình tổng hợp acid béo?
A.
B.
C.
D.

Phức hợp multienzyme gồm có 5 enzyme, một phân tử ACP và 2 gốc SH.
Phức hợp acid béo synthetase có 6 enzyme, 1 phân tử ATP và một gốc SH.
Phức hợp acid béo synthetase có 7 enzyme.
Phức hợp acid béo synthetase có 6 enzyme, một phân tử ACP và 2 gốc SH.

Câu 35. Phản ứng nào sau đây của chu trình acid citric phần lớn giống với phản ứng biến đổi pyruvate thành acetylCoA với sự xúc tác của enzyme pyruvate dehydrogenase?
A.
B.
C.

D.

Fumarate thành malate.
Malate thành oxaloacetate.
Succinyl-CoA thành succinate.
-ketoglutarate thành succinyl-CoA.

Câu 36. Phản ứng nào trong chu trình acid citric tạo ATP (GTP) bởi sự phosphoryl hóa ở …
A.
B.
C.
D.

Fumarate thành malate.
Malate thành oxaloacetate.
Succinate thành fumarate.
Succinyl-CoA thành succinate.

Câu 37. Tất cả phospholipid chứa glycerol được tổng hợp từ
A.
B.
C.
D.

Cardiolipin.

Ganglioside.
Phosphatidic acid.

Câu 38. Nếu malonyl-CoA được tổng hợp từ 14CO2 và acetyl-CoA không đánh dấu và … đánh dấu được sử dụng tổng

hợp acid béo, sản phẩm cuối cùng (acid béo) sẽ … phóng xạ ở đâu?
A.
B.
C.
D.

Ở các carbon chẵn.
Ở các carbon lẻ.
Không có ở bất cứ carbon nào.
Ở tất cả các carbon.

Câu 39. Acid amin nào sau đây thuộc cả hai con đường biến dưỡng ketogenic và glucogenic ?
1.
2.
3.
4.
5.

Isoleucine
Valine
Histidine
Arginine
Tyrosine


A.
B.
C.
D.


1 và 5.
1, 3 và 5.
2 và 4.
2, 4 và 5.

Câu 40. Sự thoái hóa acid amin serine, alanine và cysteine tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Fumarate.
Pyruvate.
Succinate.
-ketoglutarate.



×