Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tham luận LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.88 KB, 7 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – MỘT KINH NGHIỆM VÀ
CHIA SẺ TỪ NHÓM SINH VIÊN
Sinh viên Nguyễn Tuấn Anh
Khoa Thương mại
Kính thưa quí Thầy Cô
Thưa các bạn sinh viên tham dự Hội nghị
Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động gắn liền với sinh
viên, đi song hành trong học tập và nghiên cứu. Không những thế, nhiều cuộc thi
nghiên cứu khoa học sinh viên đã được tổ chức: “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Olympia dành cho sinh viên Đại học của LG
Electronics, Eure’ka của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tài năng kinh tế trẻ
của Trường Đại học Tài chính - Marketing… nhằm giúp các bạn sinh viên tiếp xúc với
hoạt động động nghiên cứu khoa học, khơi nguồn sáng tạo trong giới sinh viên, từ đó
tạo đà cho các nghiên cứu ứng dụng vào phát triển đất nước. Song, để sinh viên tiếp
cận và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học hiện đang là một vấn đề khó khăn.
Điều này được thể hiện rõ qua một quá trình nghiên cứu mà chính cá nhân em đã tiếp
cận và nhận thấy.
Nghiên cứu khoa học từ lâu đã trở thành một sân chơi vô cùng bổ ích đối với
các bạn sinh viên. Nghiên cứu khoa học không chỉ mang lại kiến thức, mà còn giúp
các bạn sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng tự nghiên cứu của bản thân, kỹ năng sắp xếp công việc… Quan trọng hơn, thông
qua quá trình nghiên cứu, các bạn sẽ được làm quen với phương pháp trình bày và viết
một bài nghiên cứu khoa học, cũng là kinh nghiệm rất cần thiết với sinh viên cuối
khóa viết khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, đối với các bạn lần đầu tham gia nghiên
cứu khoa học, chắc hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp xúc. Chính vì
thế, bài viết này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của em “Làm
thế nào để thực hiện thành công một nghiên cứu khoa học” mà cá nhân mình đã
thực hiện, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn khi tham gia vào nghiên cứu
khoa học.



Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài thực hiện nghiên cứu, ngoài việc cá
nhân nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn, còn đòi hỏi cá nhân
có khả năng tự nghiên cứu độc lập, tư duy logic, khả năng tự sáng tạo của mình cũng
như áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào bài nghiên cứu. Để thực hiện
tốt một đề tài, cần phải trải qua các bước thực hiện sau đây:
 Chọn đề tài nghiên cứu
Xác định chọn một đề tài nghiên cứu hợp lí rất quan trọng và quyết định đến
thành công cho công trình nghiên cứu vì đề tài sẽ hình thành nên toàn bộ con đường đi
của bạn. Không chỉ thế, chọn đề tài còn quyết định cho vấn đề đầu tư thời gian cũng
như chi phí cho quá trình nghiên cứu, hiển nhiên khi đã tiến hành nghiên cứu, vì một
lý do nào đó dẫn đến chúng ta hủy đề tài thì đó sẽ là một thiệt hại ngược lại cho chính
chúng ta. Đề tài nghiên cứu được chọn phải có sự thống nhất giữa các thành viên
trong nhóm nghiên cứu và trao đổi với giảng viên hướng dẫn. Sự thống nhất lựa chọn,
thứ nhất sẽ giúp các thành viên có cùng một đam mê với cùng một vấn đề nghiên cứu,
thứ đến giúp gắn kết nghiên cứu giữa các thành viên trong nhóm.
Tên đề tài phải bao phủ vấn đề nghiên cứu, tránh quá rộng. Thông thường, đề
tài được đặt tên trước khi bắt đầu nghiên cứu, sau đó trong quá trình nghiên cứu có thể
sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tế hiện tại. Đề tài thường chứa đủ các thông tin trả
lời câu hỏi: Đối tượng nghiên cứu là ai? Nghiên cứu cái gì? Phạm vi nghiên cứu ở
đâu? Thời gian khi nào? Trong một số trường hợp, tên đề tài không có đủ 4 yếu tố
trên nếu yếu tố thời gian và địa dư không quan trọng lắm. Ví dụ với đề tài “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh
viên tại TP. Hồ Chí Minh”. Đối với vấn đề này, đối tượng nghiên cứu được xác định
là: Sinh viên cùng các lý thuyết nghiên cứu về “ý định hành vi”; vấn đề nghiên cứu
chính đó là: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của
sinh viên, phạm vi nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh, ở đề tài này không có yếu tố thời
gian. Việc xác định tên đề tài hợp lý sẽ giúp ích cho quá trình nghiên cứu của bạn.
Tránh không quá thấp nhằm kích thích mày mò nghiên cứu sâu hơn; không quá rộng
nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghiên cứu của cá nhân, vì khi chọn đề tài quá rộng

đồng nghĩa với vấn đề nghiên cứu lớn, thị trường nghiên cứu rộng khiến việc định


hướng khó khăn và vấn đề quan trọng nó có thể vượt ra khỏi tầm hiểu biết của cá nhân
bạn.
Trong quy trình nghiên cứu khoa học, theo nhiều chia sẻ đánh giá từ giới
chuyên môn thì giai đoạn quan trọng nhất của quy trình nghiên cứu nằm ở việc xác
định tên đề tài nghiên cứu. Đề tài lựa chọn nếu là một vấn đề bạn tâm huyết là tốt nhất
vì nó sẽ giúp bạn có nhiều động lực để thực hiện. Tuy nhiên, để kết quả đề tài được
đánh giá cao thì đề tài phải có tính thực tiễn cao, những vấn đề thời sự đang được
quan tâm mang tính cấp thiết, thể hiện sự sáng tạo đột phá và đừng quên khả năng ứng
dụng vào thực tế. Hơn nữa, vấn đề mà bạn đã được học sẽ giúp bạn dễ tiếp cận, có cái
nhìn sâu sắc và toàn diện hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí trong quá trình
nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản khi chưa tìm được một ý tưởng ưng ý để
thực hiện. Hãy lưu ý rằng, trong quá trình học tập sẽ có nhiều vấn đề thường xuyên
được các thầy cô nhấn mạnh, đó sẽ là những gợi ý cụ thể mang tính khoa học, giúp
bạn hình thành ý tưởng một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu ngành
học, những vấn đề bên ngoài mang tính giải quyết cao, những đề tài bạn tham khảo để
hình thành một ý tưởng mới hay hơn cho riêng mình.
 Tìm kiếm và tập hợp nguồn tài liệu tham khảo
Làm nghiên cứu khoa học, đều quan trọng trước hết là phải đảm bảo nội dung
khoa học của nó. Điều này có nghĩa, một đề tài khi được xây dựng phải có nội dung
cơ sở khoa học của nghiên cứu. Để nội dung lý thuyết mang tính khoa học thì không
chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của cá nhân xây dựng, mà còn phải tìm hiểu kế thừa
những nghiên cứu đã qua cho một vấn đề khi đề cập vào nội dung nghiên cứu, nhằm
đảm bảo tính khoa học, tăng tính thuyết phục khi xây dựng cơ sở lý thuyết cho bài
nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung khoa học còn đem lại ý nghĩa thực tiễn về mặt kinh tế
- xã hội nhất định, trả lời được một số câu hỏi nào đó có ích cho thực tiễn, giải quyết
được vấn đề đang nghiên cứu.
Vì thế, nguồn tài liệu tham khảo có vai trò trọng tâm phục vụ cho quá trình

nghiên cứu. Thực tế cho thấy, có nhiều nhóm khi lập đề cương nghiên cứu rồi mới tiến
hành tìm nguồn tài liệu nghiên cứu. Điều này sẽ khiến cho đề cương thiếu tính bao
quát, không cụ thể và không thể hiện hết ý, thậm chí thiếu tính liên kết bởi không có
cơ sở chắc chắn. Tài liệu tham khảo được tập hợp từ nhiều nguồn, những tài liệu đáng


tin cậy nhất là giáo trình, tập chí, các bài nghiên cứu và đừng bỏ qua những bài nghiên
cứu liên quan từ nước ngoài, vì nó sẽ là nguồn tài liệu đáng tin cậy giúp bạn xây dựng
cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu (một trong những tiêu chí giúp bài nghiên cứu
mang tính khoa học khi đề xuất mô hình nghiên cứu) và phát triển mô hình nghiên
cứu mới cho vấn đề.
 Truy cập nguồn tài liệu tham khảo và cách đọc tài liệu
Thời đại công nghệ ngày nay sẽ là một thuận lợi để ứng dụng vào tìm kiếm
nguồn tài liệu liên quan từ các công cụ tìm kiếm (Google) phục vụ nghiên cứu, đặc
biệt là những nghiên cứu hay tập chí của nước ngoài. Nghiên cứu của nước ngoài sẽ
góp phần vào việc xây dựng một cơ sở lý thuyết thành công cho bài nghiên cứu của
mình, vì thế nghiên cứu nên tận dụng nguồn dữ liệu nghiên cứu này. Một “mẹo” nhỏ
trong quá trình tìm kiếm bằng Google bằng cách sử dụng các từ khóa, vấn đề liên
quan đến bài nghiên cứu (thường bằng Tiếng Anh) để tìm kiếm các bài nghiên cứu.
Bạn có thể truy cập vào trang chủ Google của nước đó (như Googleusa của Mỹ) rồi gõ
cụm từ khóa tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả hơn hay có thể tìm kiếm tổng quan
chung từ Google. Nếu bạn muốn tìm kiếm bài nghiên cứu dạng File Word, File PDF
thì có thể gõ cụm từ đính kèm theo sau. Ví dụ: “Customer Behavior” PDF.
Khi đã có được tài liệu nghiên cứu thì cách đọc tài liệu hiệu quả nhưng vẫn
nắm bắt được nội dung bài nghiên cứu tìm hiểu, nhằm tiết kiệm thời gian tìm hiểu
những bài nghiên cứu khác góp phần quan trọng không nhỏ. Việc tìm hiểu nguồn tài
liệu nghiên cứu, cần tập trung vào tìm hiểu những nội dung chính bài nghiên cứu của
tác giả (tóm tắt nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đạt được, lý thuyết nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và nhận xét đánh giá nghiên cứu) để từ đó đúc kết nội dung
cũng như nhận xét riêng cho tài liệu tìm hiểu vừa đọc có thể ứng dụng cho bài nghiên

cứu của mình được hay không.
 Xây dựng đề cương và phương pháp nghiên cứu
Sau khi đã có nguồn tài liệu và tham khảo nguồn tài liệu, việc tiếp theo hãy bắt
tay vào xây dựng đề cương nghiên cứu. Về cơ bản, đề cương cho một bài nghiên cứu
khoa học thường có 3 phần chính: Cơ sở lý thuyết, thực trạng và giải pháp. Việc xây
xây dựng đề cương còn tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu mà hình thành nên. Thực
tế có nhiều đề tài nghiên cứu có kết cấu lên 5 chương hay cũng có một số đề tài có kết


cấu sáng tạo tạo khi đưa phần thực trạng lên trên đầu chương. Vì thế, chính bạn cũng
có thể xây dựng cho mình một đề cương khác biệt mang tính sáng tạo, nhưng quan
trọng hãy đảm bảo nội dụng hợp lý, liền mạch và logic với nhau. Lưu ý rằng, đề
cương càng chi tiết thì sẽ giảm thiểu khó khăn cho quá trình nghiên cứu.
Tương tự như đề cương, việc xác định phương pháp nghiên cứu như thế nào là
tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu giải quyết vấn đề. Có đề tài chỉ sử dụng một
phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, đề tài chỉ sử dụng một phương pháp
nghiên cứu định lượng và áp dụng tổng hợp cả hai phương pháp nghiên cứu này cùng
một lúc. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tư duy diễn dịch…
 Diễn đạt, trình bày và xử lý thông tin
Điều này có lẽ là một điểm yếu và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu của các
bạn sinh viên. Để có một bài nghiên cứu nhìn đẹp mắt và được đánh giá cao thì hình
thức là điều quan trọng. Diễn đạt và trình bày cũng cần phải có kỹ năng riêng như:
viết lách, lập luận, phân tích, bố trí vấn đề… Do đó, hãy tìm hiểu, lựa chọn ngôn từ,
hành văn thích hợp cũng như trình bày rõ ràng khi viết bày, vì đây cũng là một trong
những tiêu chí chấm bài nghiên cứu của Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài.
Hiện nay, để bài nghiên cứu mang tính thuyết phục, ngoài những bước nên trên
thì bài nghiên cứu còn ứng dụng những phần mềm như: SPSS, Eview… vào xử lý và
phân tích cho bài nghiên cứu khoa học, nhằm đảm bảo tính chính xác cao, thuyết phục
người đọc cũng như dự đoán các hành vi trong tương lai khi tiến hành chạy số liệu

phân tích. Bạn đừng e ngại khi tiếp cận các công cụ phân tích này, vì nó không chỉ
ứng dụng cho nghiên cứu, mà còn đáp ứng cho quá trình học tập cũng như công việc
sau này. Vì thế, hãy tìm hiểu, theo học và nó sẽ giúp ích cho bạn.
 Giáo viên hướng dẫn nghiên cứu
Giáo viên hướng dẫn sẽ là người theo sát bạn từ đầu quá trình nghiên cứu cho
đến khi hoàn thành cũng như sau này. Thầy Cô sẽ là người giúp bạn chọn đề tài,
hướng dẫn thiết kế đề cương, định hướng đề tài nghiên cứu đi đúng hướng. Không chỉ
thế, thầy cô còn giúp bạn hiểu rõ vấn đề khi bạn là người thắc mắc, là người hỗ trợ
cho thành công sau này của bạn. Vì thế, đừng đánh rơi mọi sự tò mò và cố gắng của
bạn trong quá trình thực hiện, vì đây là đều giúp bạn vượt qua các trở ngại trong quá


trình nghiên cứu gặp phải, cũng là điều thầy cô mong muốn ở cá nhân bạn vượt qua
những khó khăn đang đối diện để đi đến mục tiêu mình mong muốn.
Kính thưa quí Thầy Cô
Thưa các bạn sinh viên tham dự Hội nghị
Đó là những kinh nghiệm chủ yếu làm thế nào để thực hiện thành công một
nghiên cứu khoa học, giúp em cùng nhóm nghiên cứu thực hiện thành công đề tài
nghiên cứu của nhóm vừa qua, giành lấy giải nhất toàn quốc giải thưởng “Tài năng
khoa học trẻ Việt Nam” năm 2013 do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức.
Nhân đây, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà trường đã tạo môi
trường cho chúng em học tập và tham gia vào nghiên cứu khoa học. Em xin cảm ơn
các Thầy Cô của Phòng Quản lý Khoa học và Khoa Thương mại đã có nhiều động
viên, khích lệ chúng em; đặc biệt Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Hiệp đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện thành
công đề tài nghiên cứu ngoài mong đợi.
Cuối cùng, em xin chúc quí Thầy Cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp trồng người. Chúc các bạn sinh viên có nhiều sức khỏe và có
nhiều đam mê trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Kính chúc Trường Đại học Tài chính – Marketing ngày càng phát triển bền vững.

Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Viện đào tạo sau đại học, 2012. Hướng
dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo trong các khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các công trình khoa học (Thông báo
(182)/TB-ĐHKT-SĐH). Ngày 27 tháng 02 năm 2012.
2. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2010), “Nghiên cứu khoa học trong
quản trị kinh doanh”, Nxb Thống Kê.
3. Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”,
Nxb Lao động Xã hội.
4. Đăng Nguyên (2013), “Giúp sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả”, Diễn đàn
của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, số ra ngày 15/01/2013.


5. Hồng Liên (2013), “Nghiên cứu khoa học – Sinh viên còn thiếu tự tin”, Giáo dục &
Thời đại, số ra ngày 13/11/2013.
6. Lê Đình Viên (2011), “Đừng coi nhẹ nghiên cứu khoa học của sinh viên”, Tạp chí
giáo dục Việt Nam, số ra ngày 18/06/2011.



×