Tải bản đầy đủ (.docx) (180 trang)

Facebook sự tham gia vào không gian số và ảnh hưởng của nó đến lối sống thanh niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.54 KB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KIM ANH

FACEBOOK: SỰ THAM GIA VÀO KHÔNG GIAN SỐ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG
THANH NIÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KIM ANH

FACEBOOK: SỰ THAM GIA VÀO KHÔNG GIAN SỐ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG
THANH NIÊN HIỆN NAY

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS Nguyễn Quý Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết
luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công
trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Kim Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG............................................................................................................. 13
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................... 13
1.1. Nhóm nghiên cứu về sự tham gia của người sử dụng vào trang mạng xã hội...13
1.2. Nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của trang mạng xã hội đến lối sống thanh
niên .......................................................................................................................... 23
1.3. Một số vấn đề cơ bản Luận án tập trung nghiên cứu......................................... 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................38
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 38
2.1.1. Hệ thống khái niệm........................................................................................ 38
2.1.2 Vận dụng lý thuyết.......................................................................................... 45
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 54
2.2.1. Một số đặc điểm về khách thể........................................................................ 54
2.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................... 56
Chương 3: SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN VÀO TRANG MẠNG XÃ

HỘI FACEBOOK (KHÔNG GIAN SỐ).................................................................. 58
3.1. Tần suất và thời lượng mỗi lần truy cập trang mạng xã hội Facebook..............59
3.2. Mục đích truy cập trang mạng xã hội Facebook............................................... 65
3.3. Đối tượng tương tác trên trang mạng xã hội của thanh niên.............................68
3.4. Đánh giá chung của thanh niên khi tham gia trên trang mạng xã hội
Facebook................................................................................................................. 73
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO TRANG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK (KHÔNG GIAN SỐ) ĐẾN LỐI SỐNG THANH NIÊN...................80
4.1. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập của
thanh niên................................................................................................................ 80
4.2. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới hoạt động giải trí của thanh
niên........................................................................................................................ 100
4.3. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới định hướng giá trị của
thanh niên.............................................................................................................. 119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1: Tương quan giữa yếu tố giới tính và thời lượng truy cập mạng xã
hội (%).......................................................................................................... 64
Bảng 3.2: Tương quan giữa giới tính và bạn thường xuyên trao đổi trên trang
mạng xã hội của thanh niên (%).................................................................... 72
Bảng 3.3: Vị trí của trang mạng xã hội Facebook trong cuộc sống (%)...................74
Bảng 4.1: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường
hoạt động học tập của thanh niên.................................................................. 82
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy (tuân thủ giờ giấc).........................................84
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa.......................................................................... 84

Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy (ý thức tập trung)........................................... 89
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa.......................................................................... 89
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy (việc ghi chép)............................................... 93
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa.......................................................................... 93
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy (hoạt động thảo luận trên lớp).......................97
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa.......................................................................... 97
Bảng 4.6: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường
hoạt động giải trí của thanh niên................................................................. 102
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy (xem Tivi, nghe nhạc cùng người thân).......104
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 104
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy (đi thăm họ hàng, người thân).....................108
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 108
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy (tham gia hoạt động thể dục).......................112
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 112
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy (uông rượu, bia, chơi đánh bài)................. 116
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 116
Bảng 4.11: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo
lường định hướng giá trị của thanh niên..................................................... 123


Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy (định hướng giá trị về sự trinh tiết và
quan hệ tình dục trước hôn nhân)................................................................ 126
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 126
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy (xây dựng gia đình)................................... 130
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 130
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy (con cái)..................................................... 134
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 134
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy (quyền lực)................................................ 138
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 138
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy (hoạt động xã hội)...................................... 142

Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa....................................................................... 142


DANH MỤC CÁC HỘP TRONG LUẬN ÁN
Hộp 1: Truy cập Facebook và việc học tập của thanh niên...................................... 64
Hộp 2: Mục đích truy cập Facebook của thanh niên................................................ 67
Hộp 3: Đánh giá tích cực về Facebook của thanh niên............................................ 75
Hộp 4: Đánh giá tiêu cực về Facebook của thanh niên............................................ 76
Hộp 5: Ý kiến của thanh niên về sự tương tác bạn học với việc tuân thủ giờ giấc
trong học tập................................................................................................. 87
Hộp 6: Ý kiến của thanh niên về sự tương tác bạn học với ý thức tập trung trong học
tập................................................................................................................. 92
Hộp 7: Ý kiến của thanh niên về mục đích truy cập trang mạng với hoạt động
thể dục thể thao........................................................................................... 115
Hộp 8: Ý kiến của thanh niên việc truy cập Facebook với việc có con................. 137


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 3.1: Tần suất truy cập trang mạng xã hội Facebook (%)............................61
Biểu đồ 3.2: Thời lượng truy cập trang mạng xã hội của thanh niên (%)................63
Biểu đồ 3.3: Mục đích chính khi sử dụng mạng xã hội Facebook (%)....................66
Biểu đồ 3.4: Đối tượng thanh niên tương tác trên trang mạng (%)..........................71
Biểu đồ 3.5: Đánh giá việc sử dụng mạng xã hội Facebook (%).............................75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày này là thế giới của công nghệ, thế giới của điện tử. Ở nơi đó, con
người có thể được tận hưởng những điều tuyệt vời từ những công nghệ hiện đại.
Sự xuất hiện của các đầu máy kỹ thuật số, điện thoại, máy tính, máy ảnh… đã

tạo ra một không gian mà các thế hệ trước đây không thể tưởng tượng nổi. Trong
không gian số ấy, sự xuất hiện của Internet tạo ra một bước ngoặt mang tính
quan trọng. Sự kết nối vượt lên trên cả mặt thời gian và không gian. Với các loại
như: Email (thư điện tử), E-book (sách điện tử), E- learning (học qua mạng), Ebusiness (thương mại điện tử), E-marketing (tiếp thị điện tử)… dẫn đến nhiều
thay đổi trong các tương giao và hoạt động xã hội. Nhờ có mạng Internet, có rất
nhiều trang mạng xã hội mới được ra đời.
Thanh niên là một trong những nhóm đối tượng sử dụng nhiều về trang mạng xã
hội. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên.
Với đặc thù là trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên thanh niên là đối tượng
rất dễ dàng trong việc tiếp cận và tiếp nhận những cái mới (trong đó có cả những
cái tốt và những cái xấu). Vì vậy, việc trở thành công dân mạng có thể làm thay
đổi các hoạt động giao tiếp, một số quan niệm của họ về các giá trị trong cuộc
sống hàng ngày qua cách họ tiếp cận và đối xử với các mối quan hệ.
Hiện nay, việc tham gia vào các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Số lượng
người truy cập và đăng ký thành viên ở các trang mạng xã hội ngày càng tăng.
Trang mạng xã hội ngày càng phát triển rộng khắp và chứng tỏ sức thu hút và
vai trò của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội như: thương mại, học tập,
giải trí. Nhờ hệ thống mở của trang mạng xã hội, người dùng có thể tự do kết
bạn với bạn mình, những người mình quen, bạn của bạn mình, thậm chí với cả
người không quen biết. Khả năng truyền tin giúp thông tin

1


được cập nhật của một cá nhân lan truyền thành cấp số nhân ở diện hẹp hoặc ở
diện rộng cho mọi người trong cộng đồng mạng xã hội cùng biết. Trang mạng xã
hội giúp người dùng giữ liên lạc với bạn bè xuyên thời gian và không gian. Chỉ
với smart phone, Ipod, Ipad... có 3G, người dùng lập tức biết bạn bè mình đang
làm gì, ở đâu thông qua cập nhật của họ. Tính chất "ở đây và ngay bây giờ"
khiến thông tin mạng xã hội hơn hẳn phương tiện truyền thông khác, phần nào

đáp ứng nhu cầu chia sẻ và thể hiện của người dùng. Hiện nay, có rất nhiều các
trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, My space, Link… đó là những trang
mạng xã hội phổ biến được nhiều cư dân mạng tham gia vào. Dường như sự trải
nghiệm mọi hoạt động, suy nghĩ trong cuộc sống của bạn bè trở nên rất sống
động dù trong môi trường rất ảo đã làm cho trang mạng xã hội trở nên gần gũi,
nhất là nhóm thanh niên - giới trẻ đầy năng động hiện nay.
Có thể nói rằng trang mạng xã hội Facebook là một trang mạng được rất nhiều
người sử dụng trên thế giới và trong những năm gần đây, trang mạng xã hội
Facebook trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện nhu cầu giao tiếp
xã hội và giải trí cao. Nó tạo ra mỗi người một cộng đồng xã hội bao gồm những
người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi trường xã hội trên
Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm... hoặc ngay cả
yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào Facebook để trao đổi. Nhìn chung,
Facebook dần trở thành một công cụ xã hội không thể thiếu đối với nhiều người,
đặc biệt là thanh niên. Song với bất kỳ một hiện tượng xã hội nào đều có tính hai
mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề đặt ra là chủ thể sử dụng công cụ Facebook này
như thế nào thì tác động ngược trở lại của nó đối với con người, xã hội sẽ như
vậy. Bởi vậy, nghiên cứu về sự tham gia vào trang mạng xã hội và những tác
động từ việc tham gia này trở thành vấn đề được quan tâm.


Vậy câu hỏi là: Sau khi tham gia trang mạng xã hội nói chung và trang mạng xã
hội Facebook nói riêng, lối sống của thanh niên có những thay đổi gì và thay đổi
như thế nào? Xuất phát từ lí do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Facebook: Sự tham
gia vào không gian số và ảnh hưởng của nó đến lối sống thanh niên hiện nay”
để tiến hành nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Nhằm phân tích và nhìn thấy
được hiện trạng sử dụng trang mạng xã hội Facebook của thanh niên hiện nay,
những tác động của nó đối với lối sống thanh niên. Từ đó có cái nhìn khái quát
nhất về vấn đề trong một cách tiếp cận mới, đánh giá và đưa ra được xu hướng
sử dụng trang mạng xã hội Facebook của thanh niên trong những năm tiếp theo.

Đề tài có sự kết hợp kiến thức của xã hội học lối sống, khoa học công nghệ. Do
vậy, các nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài đều dựa trên những tài liệu
về lối sống của thanh niên, những đề tài liên quan đến mạng xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong muốn tìm hiểu sự tham gia của thanh niên vào trang mạng xã hội
Facebook. Từ đó có sự phân tích những ảnh hưởng của sự tham gia vào trang
mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên và đưa ra một số định hướng về
việc quản lý và sử dụng trang mạng xã hội một cách hiệu quả hơn nữa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sự tham gia của
thanh niên vào trang mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của sự tham gia vào
trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên.
Làm rõ các khái niệm liên quan: không gian số, sự tham gia, trang mạng xã hội,
lối sống thanh niên, hoạt động học tập, hoạt động giải trí, định hướng giá trị.


Khảo sát định lượng và định tính về sự tham gia của thanh niên vào trang mạng
xã hội Facebook và phân tích các ảnh hưởng của sự tham gia vào trang mạng xã
hội Facebook đến lối sống thanh niên.
Đề xuất một số khuyến nghị về việc quản lý và sử dụng trang mạng xã hội một
cách hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của thanh niên vào trang mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của sự
tham gia vào trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: - Quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như
xây dựng bộ công cụ nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội.
- Quá trình điều tra khảo sát thu thập thông tin định tính, định lượng

được thực hiện tại thành phố Hà Nội.
- Quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện tại Hà Nội.
Phạm vi thời gian: thời gian bắt đầu nghiên cứu vấn đề từ năm 2014
đến năm 2017.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: - Hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội được yêu
thích từ thanh niên. Tuy nhiên, luận án tập trung vào một trang mạng xã hội được
coi là thu hút nhiều cư dân mạng. Đó là trang mạng xã hội Facebook.
- Lối sống thanh niên là một khái niệm rộng. Vì thế, luận án cũng giới
hạn vào một số hoạt động của thanh niên như: Hoạt động học tập, hoạt động
giải trí, định hướng giá trị.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp luận
Từ quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ
tầng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, tư tưởng của Marx về vai


trò của ý thức trong đời sống xã hội, về mối liên hệ giữa truyền thông đại chúng
và dư luận xã hội được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tác động của truyền
thông đại chúng và dư luận xã hội.
Quan điểm lý thuyết xã hội học được dùng làm cơ sở nghiên cứu ở đây gồm: lý
thuyết mạng lưới quan hệ xã hội, lý thuyết tương tác biểu trưng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp thu thập thập dữ liệu: Nghiên cứu có sử dụng các phương
pháp thu thập dữ liệu sau:
Phương pháp phân tích tài liệu: Từ các công việc: Tổng quan các nghiên cứu
trong và ngoài nước về các chủ đề nghiên cứu về trang mạng xã hội; Hệ thống
hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm như: sự tham gia, trang
mạng xã hội, thanh niên, lối sống, lối sống thanh niên; Xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh chính của đề tài... Nghiên
cứu đã định hướng được vấn đề quan tâm, đối tượng nghiên cứu ban đầu, xây

dựng bộ công cụ. Danh sách cụ thể các tài liệu được nêu trong phần danh mục
tài liệu tham khảo.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu để biết được cách thức thanh niên sử dụng trang
mạng xã hội Facebook qua thông tin họ chia sẻ. Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp
những ý kiến, đánh giá sâu hơn của người trả lời về ảnh hưởng của trang mạng
xã hội Facebook đến họ. Nghiên cứu phỏng vấn 12 trường hợp và các trường
hợp phỏng vấn đều có sự khác biệt về giới tính, tuổi, nghề nghiệp. Qua đó giúp
cho việc tìm hiểu sự khác biệt khi tham gia vào không gian số (sử dụng trang
mạng xã hội Facebook). Nội dung phỏng vấn sâu tìm hiểu mức độ sử dụng
Facebook của thanh niên, các hoạt động của họ trên Facebook, quan điểm, đánh
giá của họ từ khi sử dụng Facebook.
Phương pháp phỏng vấn Anket: Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng.
Bảng hỏi sử dụng được chuẩn hóa bao gồm 15 câu hỏi và các câu thu


thập thông tin từ người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được
tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học SPSS 11.5. Các kết quả
đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích. Cỡ mẫu phỏng vấn Anket
được xác định là 400, phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho
nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ
dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu.
Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc
tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách
thức khác nhau. Mục đích nhằm xác định ảnh hưởng của sự tham gia vào trang
mạng xã hội Facebook (tần suất truy cập, thời lượng truy cập, mục đích truy cập,
tương tác với các đối tượng) liên quan đến lối sống thanh niên (hoạt động học
tập, hoạt động giải trí, định hướng giá trị).
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Alpha của Cronbach là một đại

lượng có thể được sử dụng trước hết để đo lường độ tin cậy của các nhân tố và
để loại ra các biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy trong thang đo. Điều kiện
tiêu chuẩn chấp nhận các biến gồm có 2 điều kiện:
Thứ nhất, những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item –
Total Correlation) > 0,3 trở lên.
Thứ hai, các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0,7 trở lên và
>= Cronbach’s Alpha if Item Delected.
Thỏa mãn 2 điều kiện trên thì các biến phân tích được xem là chấp nhận và thích
hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally và BernStein, 1994).
Phương pháp phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc (lối sống thanh niên: hoạt động học tập, hoạt động giải


trí, định hướng giá trị) và các biến độc lập (thời gian sử dụng trang mạng xã hội
Facebook, tần suất, thời lượng, mục đích và đối tượng tương tác).
Mô hình phân tích được chọn lựa là phương pháp chọn từng bước Stepwise
(từng bước) hoặc phương pháp Enter (đưa vào một lượt), đây là hai phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
Giả định: Biến phụ thuộc là lối sống thanh niên (hoạt động học tập, hoạt động
giải trí, định hướng giá trị).
Biến số độc lập bao gồm: tần suất truy cập, thời lượng mỗi lần truy cập, mục
đích truy cập và đối tượng tương tác.
Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%).
Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi hàm hồi
quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời
các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của
phần dư … được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy ta thực hiện
kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi
quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm hồi quy.
Tiêu chuẩn chấp nhận sự phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là:

Kiểm định F phải có giá trị sig α < 0.05; Tiêu chuẩn chấp nhận các biến số có giá
trị Tolerance > 0,0001; Đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyết với hệ số
phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10.
 Một số mô tả về thiết kế nghiên cứu ban đầu:
Nghiên cứu sử dụng thiết kế kết hợp định lượng và định tính. Dữ liệu định lượng
được thu thập từ việc điều tra bằng bảng hỏi trên người sử dụng trang mạng xã
hội. Dữ liệu định tính được lấy từ các phỏng vấn sâu và ý kiến của người sử
dụng trang mạng xã hội.
Bước 1: Xây dựng bản câu hỏi.


Xây dựng bản câu hỏi dựa trên nền tảng thông tin cần thu thập trong mô hình
nghiên cứu và các nghiên cứu về sự tham gia vào trang mạng xã hội, lối sống có
liên quan.
Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi. Phỏng vấn thử 10 người tham gia trang
mạng xã hội ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi.
Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành phát bảng câu hỏi chính
thức (phụ lục 1).
Bước 2: Xác định cỡ mẫu và thang đo cho việc khảo sát.
Bước 3: Tiến hành khảo sát.
Bước 4: Theo dõi kết quả khảo sát.
Bước 5: Xử lí dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ SPSS và tiến hành phân
tích dữ liệu.
Mẫu chọn: Tiêu chí chọn khách thể là thanh niên sử dụng trang mạng xã hội
trên địa bàn thuộc thành phố Hà Nội (không phân biệt vùng nội thành, ngoại
thành Hà Nội).
Sau quá trình tiến hành sử dụng bảng hỏi, chúng tôi thu lại được 400 phiếu trả
lời của những thanh niên tham gia vào trang mạng xã hội.
Cách thức lấy mẫu: Khảo sát ở quận Hoàn Kiếm: 120 người; quận Ba Đình: 80
người; quận Đống Đa: 100 người; quận Hai Bà Trưng: 100 người. Quá trình khảo

sát được sự giới thiệu, giúp đỡ của cán bộ tại địa bàn nghiên cứu.
Cơ cấu mầu điều tra:
Về giới tính, trong số thanh niên được khảo sát có 58,8% là nữ thanh niên và
41,3% là nam thanh niên.
Về độ tuổi của đối tượng khảo sát: Việc xác định độ tuổi thanh niên ở nước ta
hiện nay vừa không nhất quán, vừa không phù hợp, song trong cuộc khảo sát này
chúng tôi vẫn hướng tới nhóm xã hội – dân cư trong độ tuổi từ


15 – 30 tuổi (gần sát với quy định của Luật thanh niên). 41,5% thanh niên ở độ
tuổi 15 – 22 tuổi; 58,5% thanh niên ở độ tuổi 23 – 30 tuổi.
Về trình độ học vấn: trên Trung học phổ thông là 55,0%; Trung học phổ thông:
32,5%; Dưới Trung học phổ thông: 12,5%
Về nghề nghiệp: Trong số 400 thanh niên được khảo sát, có 50,0% là học sinh,
sinh viên; 25,0% là nhân viên, 12,5% là chuyên viên; 8,8% là nội trợ và 3,8% là
làm việc khác.
 Câu hỏi nghiên cứu
- Thanh niên có sự tham gia như thế nào vào trong không gian số (đặc
biệt là trên trang mạng xã hội Facebook)?
- Sự tham gia của thanh niên vào không gian số (đặc biệt là trên trang
mạng xã hội Facebook) có mối quan hệ như thế nào đến các dạng hoạt động học
tập, giải trí và định hướng giá trị của thanh niên?
- Sự tham gia của thanh niên vào không gian số (đặc biệt là trên trang
mạng xã hội Facebook) làm thay đổi các dạng hoạt động học tập, giải trí, định
hướng giá trị của thanh niên như thế nào?
 Giả thuyết nghiên cứu
Thanh niên có sự truy cập vào trang mạng xã hội Facebook với tần suất truy cập
cao và thời lượng truy cập kéo dài.
Sự tham gia vào trang mạng xã hội của thanh niên có quan hệ dương với hoạt
động học tập của thanh niên. Có nghĩa là: sự tham gia vào trang mạng xã hội của

thanh niên càng cao thì các dạng hoạt động học tập của thanh niên có tính chủ
động, tích cực.
Sự tham gia vào trang mạng xã hội của thanh niên có quan hệ dương với hoạt
động giải trí của thanh niên. Có nghĩa là: sự tham gia vào trang mạng xã hội của
thanh niên càng cao thì các dạng hoạt động giải trí của thanh niên có tính tập thể,
tích cực.


Sự tham gia vào trang mạng xã hội của thanh niên có quan hệ dương với định
hướng giá trị của thanh niên. Có nghĩa là: sự tham gia vào trang mạng xã hội của
thanh niên càng cao thì định hướng giá trị của thanh niên có tính hiện đại.
 Khung phân tích
Đặc điểm nhân khẩu học: Giới tính, học
vấn, thu nhập, nghề nghiệp.

Hoạt động học tập

Sự tham gia vào trang
mạng Facebook:

hội
Lối sống thanh niên

Mục đích truy cập
Tần suất truy cập
Thời lượng truy cập
Đối tượng tương tác

Hoạt
động giải trí


Hoạt động định hướng giá trị

Sự phát triển Kinh tế - xã hội, chính
sách quản lý.

Biến số độc lập: Sự tham gia của thanh niên vào trang mạng xã hội
Facebook: Tần suất truy cập, thời lượng truy cập, mục đích truy cập, đối tượng
tương tác.
Biến số phụ thuộc: Lối sống thanh niên thông qua: hoạt động học tập; hoạt động
giải trí; định hướng giá trị.


Biến số can thiệp: Đặc điểm nhân khẩu học: Giới tính, nghề nghiệp, học vấn,
trình độ học vấn, thu nhập; Sự phát triển Kinh tế - xã hội; Chính sách quản lý;
Chính sách quản lý.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Từ những phân tích và định hướng nghiên cứu ở trên, đề tài hướng đến nghiên
cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của Xã hội học để đánh giá những
biến đổi và phát triển của lối sống ở một nhóm xã hội nhất định là thanh niên.
Đề tài đi vào phân tích thực trạng và đánh giá những tác động theo cả hai chiều
để thấy được một cách nhìn tổng quan nhất về lối sống thanh niên.
Đã có rất nhiều những nghiên liên quan đến các phương tiện truyền thông đặc
biệt là Internet, song những nghiên cứu đều chỉ ra những ảnh hưởng, những vấn
đề tổng quan chung cho một xã hội hay một nhóm xã hội nhất định mà thiếu đi
sự tiếp cận vi mô, đi vào nghiên cứu và phân tích chi tiết một khía cạnh nhỏ
trong cả một hệ thống tiếp cận. Đề tài này với một góc độ nghiên cứu là lối sống
của thanh niên (cụ thể hơn là đi vào các hoạt động học tập, hoạt động giải trí,
hoạt động định hướng giá trị) trong tác động của yếu tố “sự tham gia” vào trang
mạng xã hội Facebook.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu: “Facebook: Sự tham gia vào không gian số và ảnh hưởng
của nó đến lối sống thanh niên hiện nay” được thực hiện từ góc nhìn Xã hội
học. Với luận án này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu về
truyền thông đại chúng và ảnh hưởng của trang mạng xã hội đến công chúng
thanh niên, phần nào bồi đắp thêm những hiểu biết về bình diện này vào bề
dày tri thức của ngành Xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Những
kết


quả và thông tin thu được từ nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu Xã hội học truyền thông.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi muốn đưa ra những vấn đề đang
xảy ra hiện nay trong lối sống thanh niên giúp cơ quan truyền thông đại chúng
nắm bắt được những ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới công chúng thanh
niên được nghiên cứu, cũng như những nhu cầu của tầng lớp xã hội này. Từ đó,
tạo cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các
phương tiện truyền thông đại chúng tới công chúng thanh niên.
7. Cơ cấu của Luận án
Luận án gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phần nội dung được chia thành 4 chương, 13 tiết.


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Là một hiện tượng xã hội, một trào lưu xã hội nảy sinh trong hơn thập kỷ qua
không chỉ ở cấp độ lãnh thổ mà là trên toàn thế giới, trang mạng xã hội
Facebook đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những tiếp cận khác

nhau. Sự phát triển này đã đánh dấu mạnh mẽ những biến đổi xã hội, sự mở rộng
không biên giới các mối quan hệ và sự tự do của con người trong một khía cạnh
xã hội nhất định. Trang mạng xã hội Facebook đã đáp ứng một nhu cầu lớn của
con người trong đời sống xã hội hiện đại.
Để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu và phân tích, tác giả xin đi vào phân tích
tổng quan nhất những nghiên cứu xã hội ở cả trong nước và nước ngoài về các
vấn đề có liên quan đến nội dung luận án. Hay nói cách khác, đây là phần trả lời
cho câu hỏi, thế giới đã nghiên cứu được những vấn đề gì, Việt Nam có những
nghiên cứu gì có liên quan đến sự tham gia của cá nhân con người vào cộng
đồng mạng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu của
các tác giả trên thế giới về mạng xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Những nghiên cứu về nội dung : 1/Sự tham gia vào trang mạng xã hội (nội dung
đề cập đến: đối tượng, độ tuổi tham gia; mục đích tham gia: mục đích giáo dục,
mục đích giao tiếp, mục đích tiếp cận các mặt giá trị); 2/Ảnh hưởng của trang
mạng xã hội đến lối sống thanh niên (những ảnh hưởng mang tính tích cực, tiêu
cực đến lối sống của thanh niên).
1.1. Nhóm nghiên cứu về sự tham gia của người sử dụng vào trang mạng
xã hội
Về cơ cấu xã hội của chủ thể trong không gian số, các nghiên cứu và báo cáo
điều tra đã chỉ ra rằng, chủ thể này thường là người trẻ tuổi, có học vấn cao, đa
dạng nghề nghiệp. Cụ thể trong các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, trong
nước như sau:


Đối với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Về đối tượng, độ tuổi tham gia: Cùng với thời gian, sự phát triển của trang mạng
xã hội càng mạnh mẽ, tính năng nổi bật, nhiều ứng dụng, người sử dụng càng bị
thu hút và dành nhiều thời gian sử dụng, đặc biệt đối tượng sử dụng không bị
giới hạn lứa tuổi khi đăng nhập. Những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên

thế giới chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là thanh thiếu niên (học sinh và
sinh viên) ở thế hệ Y (Generation), hay còn gọi là Milennial. Họ còn được gọi là
thế hệ mạng – nhóm thanh niên của thế hệ hiện tại, sinh ra trong giai đoạn đầu
thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990 - thời điểm công nghệ kỹ thuật số phát
triển như máy tính, điện thoại di động, internet, máy nghe nhạc Mp3 và các công
nghệ khác.
Các nghiên cứu của tác giả D. Boyd tập trung nghiên cứu vào nhóm đối tượng
từ 14 – 17 tuổi và nghiên cứu đưa các thông tin quan trọng về

cách thế hệ mới

tương tác với nhau. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đưa ra số liệu
để minh chứng cho sự thật có một lượng lớn người sử dụng là dưới độ tuổi cho
phép, trái với quy định của luật pháp quốc tế là quy định tối thiểu phải 18 tuổi
mới được sử dụng các trang mạng xã hội [83].
Tương đồng với nghiên cứu này, trong báo cáo của bác sĩ tâm thần nhi Ahn
Dong – Huyn, tại Đại học Hanyang ở Seoul cho rằng gần 30% người Hàn Quốc
dưới 18 tuổi nghiện Internet (Chương trình nghiên cứu ba năm dưới sự tài trợ
của Chính phủ). Hay theo số liệu của Hội đồng quốc gia về thông tin và quyền tự
do của Pháp đã điều tra về sử dụng Mạng xã hội ở trẻ 8- 17 tuổi trên 1200 trẻ độ
tuổi 8-17 tuổi tại các trường học công lập trên nước Pháp. Kết quả cho thấy 96%
trẻ trong độ tuổi này sử dụng Internet, trong số đó, 48% trẻ sử dụng mạng xã hội
(tuyệt đại đa số sử dụng Facebook). Mặc dù trẻ dưới 13 tuổi không có quyền sử
dụng Facebook, tuy nhiên vẫn có 18% trẻ


dưới 13 tuổi có trang Facebook cá nhân; 59% trẻ ngày nào cũng truy cập vào trang
mạng xã hội [91].
Khác với nghiên cứu của các tác giả Boyd, nghiên cứu của C. Dwyer lại có nghiên
cứu ước tính rằng sinh viên có nhiều khả năng sử dụng các trang mạng xã hội hơn.

Và đây là nhóm đối tượng có thời lượng truy cập mỗi ngày [80].
Cũng đồng quan điểm trên, các nghiên cứu của các tác giả Lewis, Kayman,
Christaki, Wiley, Sison cũng chỉ ra việc dành nhiều thời gian trên trang mạng xã
hội là một phần quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thanh thiếu
niên. Và đối tượng sinh viên là nhóm đối tượng có hồ sơ cá nhân trên trang
mạng nhiều nhất [80].
Về mục đích tham gia: Những nỗ lực của công nghệ mạng xã hội và điện thoại di
động đã cho phép thanh niên sử dụng mạng thỏa mãn nhu cầu rộng rãi trong việc
kết bạn, trao đổi thông tin, giao tiếp, tìm kiếm giải trí, học tập với những địa chỉ
liên lạc, khu vực trên toàn cầu và cho phép kết hợp hoạt động của email, tin
nhắn, tạo trang, nhật ký, album ảnh, tải nhạc, video.
Mục đích tham gia của các cá nhân vì mục đích giáo dục: Các nhà
nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã nhanh chóng nhận ra rằng
việc tìm câu trả lời về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông Internet là
rất phức tạp.
Các nghiên cứu ban đầu về phương tiện truyền thông mạng thường theo cách
tiếp cận thuần công nghệ (công nghệ phục vụ giáo dục), như nghiên cứu của
Fulk & DeSanctics, Nass & Mason. Những nghiên cứu này nhằm phân tích xem
phương tiện truyền thông có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của người
sử dụng mạng. Các nhà nghiên cứu giáo dục kết luận chắc chắn rằng bản thân
các công cụ kỹ thuật này không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Nhiều
nghiên cứu cho thấy các công cụ công nghệ truyền thông (media tool) không làm
tăng cường và cũng không gây tác động tiêu cực đến


việc học tập khi so sánh với chiến lược dạy học trong phòng học. Vấn đề không
phải là cái máy tính, mà là các hành vi học tập diễn ra bên trong các phần mềm
hay chương trình giáo dục đó ra sao [74]. Như vậy, các tính năng của công nghệ
(không phải là bản thân công nghệ), cho phép và hạn chế cách một người sử
dụng công cụ đó. Đồng thời, các nhân tố xã hội như chuẩn mực, văn hóa, tập

quán hành vi là những nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến cách sử dụng công
nghệ của một người.
Ở những nghiên cứu khác theo cách tiếp cận về mục tiêu giáo dục thì có các
nghiên cứu của Greenhow và Robelia, Madge và cộng sự, Selwyn [103]. Các
nhà nghiên cứu này có quan điểm: các trang mạng xã hội phục vụ tốt nhất cho
nhiều mục tiêu và đặc biệt là mục tiêu giáo dục vì các trang mạng xã hội kết nối
các sinh viên với nhau kể cả bằng con đường không chính thức, ý nghĩa hợp tác
trên mạng xã hội là rất có ý nghĩa. Một số trang mạng xã hội được quy định đặc
biệt cho môi trường giáo dục bao gồm “linkedin.com”, trang mạng có đầy đủ
tính năng cho mục đích giáo dục và cho phép người dùng cập nhật trình độ giáo
dục của mình và thực hiện một kết nối mang tính chuyên nghiệp. Ngoài những
tuyên bố trên, Ellision và cộng sự, Lampe và cộng sự cũng nói rằng các trang
mạng xã hội có thể mang ý nghĩa hợp tác giữa các sinh viên vì nó được sử dụng
bởi vì họ có cùng chung những mục đích. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối
quan hệ giữa phương tiện truyền thông xã hội và cam kết sinh viên trong giáo
dục đại học, King & Robinson đã tìm thấy rằng những sinh viên sử dụng hệ
thống bỏ phiếu điện tử có nhiều khả năng trả lời câu hỏi trong quá trình toán học.
Annetta và cộng sự quan sát thấy rằng những sinh viên chơi một trò chơi mang
tính giáo dục là có sự cam kết nhiều hơn đối với công việc của họ chứ không
phải là một kiểu điều khiển nhóm. Nicole và cộng sự đã phân tích rằng có một
liên kết mạnh mẽ giữa các


trang mạng xã hội và sinh viên, các trang mạng xã hội giúp duy trì mối quan hệ
với mọi người kể cả khi họ từ một cộng đồng ẩn khác [87].
Madge và cộng sự, Salaway và cộng sự cho rằng sinh viên thường sử dụng các
trang mạng xã hội để thảo luận về các vấn đề học thuật của họ dù chính thức hay
không chính thức để tương tác với giảng viên, giáo viên và các giáo sư của họ.
Nghiên cứu kiểm tra các mối quan hệ, khi giảng viên, giáo sư hướng dẫn sinh
viên mà có sử dụng trang mạng trực tuyến thì thường tạo được động lực cho

chính sinh viên của mình và giảm được sự không an toàn, tăng động lực cho học
sinh, tạo ra thái độ tích cực hơn đối với cả khóa học và với cả giáo sư [111].
Đồng quan điểm này thì những nghiên cứu của Acquisti & Gross quan điểm trên
nhiều người sử dụng tin rằng bất cứ điều gì họ đăng chỉ giới hạn cho các hội của
họ và nhóm bạn thân không nhận thức được thực tế là các thông tin mà họ có thể
đăng công khai có sẵn được tìm kiếm và đọc rộng lớn hơn. Và trong nghiên cứu
của Tinto cũng đưa ra nhận xét rằng những thông tin mới trên các trang mạng xã
hội khuyến khích sự phát triển và cung cấp cho sinh viên một cộng đồng học tập
ngày càng phát triển [73].
Mục đích tham gia của các cá nhân thông qua hoạt động mang tính
giải trí: ở nội dung này thì quan điểm của các tác giả có sự tương đồng với
nhau khi thấy được mục đích tham gia của các cá nhân vào trang mạng xã hội
có tính giải trí.
Theo Charlene Li và cộng sự hoạt động sinh viên trên các trang mạng xã hội tập
trung vào giao tiếp với nhau. Các hoạt động phổ biến nhất được thực hiện bởi
các sinh viên và người sử dụng trên các trang mạng xã hội xoay quanh việc xem
qua hồ sơ của một người khác, tìm kiếm ai đó ở đâu, hoặc cập nhật hồ sơ cá
nhân của chính mình, nghe trộm (cảm nhận các hoạt động khác trên các trang
web mạng xã hội và phân tích bài viết của họ). Phương


×