Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển đồng bằng sông cửu long nghiên cứu trường hợp xã an thủy và thị trấn sông đốc TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.45 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

DƯƠNG HOÀNG LỘC

TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ AN THỦY
(HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE) VÀ THỊ TRẤN
SÔNG ĐỐC (HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU)

Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62.31.03.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC

Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Trần Hồng Liên
2. PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Trần Hồng Liên


2. PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu

Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Lâm Bá Nam
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Phản biện 1:……………………..
Phản biện 2:……………………..
Phản biện 3:……………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cơ sở đào tạo
họp tại:……………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
vào hồi……. giờ……. ngày….. tháng…. năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
I. Tạp chí khoa học
1. Dương Hoàng Lộc. (2015). Lễ hội nghinh Ông của cộng đồng
ngư dân An Thủy (huyện Ba Tri-tỉnh Bến Tre). Tạp chí Phát triển
Khoa học& Công nghệ, X3/2015.
2. Dương Hoàng Lộc.(2016). Tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng từ góc
nhìn văn hóa Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số
2/2016.
3. Dương Hoàng Lộc. (2013). Một số nét chính về quá trình hình
thành và phát triển cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre”. Tạp
chí Nghiên cứu và phát triển, số 2/2013.
II. Kỷ yếu hội thảo

1. Dương Hoàng Lộc. (2014). Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu ở cộng
đồng ngư dân An Thủy-huyện Ba Tri-tỉnh Bến Tre”. Nhiều tác giả,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ bản
sắc và giá trị, thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Dương Hoàng Lộc. (2014). Lễ hội Nghinh Ông của của cộng
đồng ngư dân ven biển Bến Tre-Trường hợp xã An Thủy (huyện
Ba Tri) và xã Bình Thắng (huyện Bình Đại). Nhiều Tác giả (2014),
Lễ hội cộng đồng: truyền thống và biến đổi, thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dương Hoàng Lộc. (2017). Tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu
của ngư dân thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau). Nhiều tác giả. (2017). Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế
Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại, Hà
Nội, Nxb.Thế giới.
4. Dương Hoàng Lộc. (2017). Giao thoa văn hóa Việt-Hoa qua các
cơ sở thờ tự của cộng đồng tại thị trấn Sông Đốc. Nhiều Tác giả
(2017), Văn hóa dân gian và giao lưu xuyên văn hóa ở Đông Á
(Tập 1: Văn hóa dân gian cho hạt nẩy mầm), thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
5. Dương Hoàng Lộc. (2017). Lễ hội nghinh Ông ở Sông Đốc- một
di sản văn hóa phi vật thể cần phát huy giá trị. Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi


DẪN LUẬN
1. Lý do nghiên cứu
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 7 tỉnh
giáp biển gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên
Giang. Các tỉnh này thuộc khu vực Nam bộ tiếp giáp với Biển Đông và vùng Biển

Tây Nam với chiều dài bờ biển là 732 km. Nghiên cứu vùng ven biển, hải đảo ở Việt
Nam nói chung cũng như ĐBSCL nói riêng đã được các nhà khoa học đẩy mạnh trong
khoảng hơn một thập niên năm qua. Đáng chú ý là những nghiên cứu về văn hóa của
các cộng đồng ngư dân-chủ thể trực tiếp khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Thông qua việc nghiên cứu chủ đề tín ngưỡng sẽ góp phần tìm hiểu những mong
muốn, ước vọng của cộng đồng ngư dân trong cuộc sống, cũng như mối quan hệ giữa
tín ngưỡng với môi trường sinh thái tự nhiên, sinh kế, lịch sử và văn hóa- xã hội của
cộng đồng. Vì vậy, để hiểu rõ diện mạo cũng như phân tích đâu là những động thái
đưa đến sự hình thành và tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng, việc gia tăng
thực hành tín ngưỡng của ngư dân hiện nay cũng như nhận diện các đặc trưng tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân nơi đây, chúng tôi chọn đề tài Tín ngưỡng của cộng
đồng ngư dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu trường hợp xã
An Thủy(huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau) làm đề tài luận án Tiến sĩ Dân tộc học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống và phân loại các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân An
Thủy và Sông Đốc hiện nay nhằm hiểu rõ nhận thức cũng như niềm tin, suy nghĩ của
cộng đồng về các vị thần linh đang được thờ cúng.
- Nhận diện các chức năng và đặc điểm chính của từng loại tín ngưỡng, chú
trọng làm rõ vai trò, giá trị và những tác động của tín ngưỡng đối với đời sống cộng
đồng ngư dân ĐBSCL nói chung và ở hai khu vực An Thủy, Sông Đốc nói riêng..
- Phân tích mối quan hệ giữa tín ngưỡng với các yếu tố như môi trường tự
nhiên, sinh kế, quan hệ tộc người, lịch sử, văn hóa-xã hội của cộng đồng nhằm hiêủ
rõ tính đa dạng của bức tranh tín ngưỡng các cộng đồng ngư dân ven biển ĐBSCL
hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng ở phạm vi
cộng đồng cùng với những sinh hoạt tín ngưỡng gồm các hành vi, hoạt động liên quan
trực tiếp như: Cơ sở thờ tự, lễ hội, truyền thuyết, văn hóa nghệ thuật (hát bội và múa
bóng rỗi).

Chúng tôi cũng nhận thức rằng hai cộng đồng ngư dân ven biển An Thủy và
Sông Đốc được chọn khảo sát có đặc điểm là cộng đồng đa nghề nghiệp. Vì vậy, để
luận án mang tính tập trung và nổi bật nội dung, chúng tôi chú trọng trình bày, phân
tích cứ liệu thuộc về tín ngưỡng của nhóm ra khơi đánh bắt thủy hải sản gồm tài công
và ngư phủ cùng với chủ ghe, các chủ đại lý thu mua thủy hải sản là những người liên
quan trực tiếp đến hoạt động đánh bắt. Nhóm này mang tính đại diện cho đặc điểm
kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng.

1


4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất luận án đưa ra là: Bản chất hoạt động tín ngưỡng
của ngư dân ở đây là gì? Gắn với câu hỏi thứ nhất, có thể đưa ra giả thuyết ngư dân ra
khơi đánh bắt gặp rủi ro về bão tố, sóng gió, áp lực về thu nhập để nuôi sống bản thân.
Đồng thời, chủ ghe lại lo lắng về tài sản và nguồn vốn đầu tư cho mỗi chuyến ra khơi.
Họ dễ bị lỗ vốn, thậm chí ghe-tài sản lớn nhất của họ bị tịch thu khi vượt sang hải phận
nước khác. Một số chủ đại lý thu mua thủy hải sản lo lằng nguồn tiền đầu tư cho ghe mà
không thể thu hồi toàn bộ. Vì vậy, họ có các cách thể hiện niềm tin và cúng bái khác
nhau. Mặt khác, nhờ vào sinh hoạt tín ngưỡng đã tạo nên tính liên kết, thể hiện đặc trưng
văn hóa truyền thống, đồng thời là cách trao truyền giá trị truyền thống giữa các thế hệ
trong cộng đồng.
Môi trường sinh thái vùng ven biển, biển đã tác động đến văn hóa của cộng đồng
ngư dân. Như vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ hai của luận án là: Môi trường sinh thái có tác
động như thế nào đến tín ngưỡng của ngư dân? Và sự tác động đó chủ yếu ở phương
diện nào? Với câu hỏi thứ hai, luận án tiên liệu rằng môi trường sinh thái, đặc biệt là qui
luật gió mùa hoạt động trên biển, tác động nhiều đến sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng,
nhất là thời điểm tổ chức lễ hội của cộng đồng, cũng như tạo ra sự biến đổi trong tín
ngưỡng của họ hiện nay.
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba là: Trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng đâu là

không gian thiêng và tục? Liên quan đến câu hỏi thứ ba, dựa vào cách tiếp cận cấu trúc,
có thể cho rằng hai không gian cùng tồn tại song song khi người ta tham gia sinh hoạt tín
ngưỡng là thiêng và tục. Họ vừa có thể thực hành tâm linh đồng thời vừa vui chơi, giải trí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu định
tính (qualitative research) để thu thập dữ liệu phục vụ luận án này: Điền dã dân tộc học,
phỏng vấn sâu, ghi chép thực địa,…
6. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Đề tài chọn địa bàn khảo sát là xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị
trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).
* Phạm vi thời gian
Từ năm 2014 đến năm 2017 là quãng thời gian người viết tiến hành thâm nhập
cộng đồng, khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu ở xã An Thủy, thị trấn Sông Đốc để thu
thập dữ liệu nghiên cứu phục vụ luận án.
Dựa trên những dữ liệu này, nghiên cứu tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân An
Thủy, Sông Đốc nhằm hiểu về chức năng, vai trò, tác động của nó đối với đời
sống cộng đồng hiện nay.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, điều tra, nghiên cứu tại hai cộng đồng. luận án sẽ
trình bày hệ thống, đầy đủ các hình thức tín ngưỡng lẫn những sinh hoạt tín ngưỡng
liên quan của họ.
- Luận án chỉ ra và phân tích những động thái cụ thể, trực tiếp dẫn đến việc
hình thành, gia tăng thực hành tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông
Đốc. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng với đặc điểm sinh kế, môi trường sinh thái, nguồn
2


gốc lịch sử và quan hệ tộc người được quan tâm xem xét, là tiền đề chính giúp nhận
diện các đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng cộng đồng.

- Luận án nhận diện một số xu hướng biến đổi của tín ngưỡng ở hai trường
hợp được chọn nghiên cứu trong đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng hiện nay.
8. Bố cục của luận án
Nội dung chính của luận án được phân chia bố cục thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên
cứu. Nội dung của chương này trình bày các vấn đề liên quan đến tình hình nghiên
cứu, những khái niệm cũng như quan điểm tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu, tổng quan
về hai cộng đồng được chọn nghiên cứu.
- Chương 2: Các hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng của cộng
đồng. Nội dung của chương này giới thiệu về niềm tin, việc thờ cúng Cá Ông, thờ
Mẫu và vong linh người mất trên biển thông qua các đặc trưng cụ thể cũng như những
thực hành của cộng đồng như cơ sở thờ tự, lễ hội, văn hóa nghệ thuật.
- Chương 3: Tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân: Chức năng và đặc điểm. Nội
dung chương này tập trung phân tích chức năng tâm lý và chức năng xã hội của tín
ngưỡng, nhận diện những đặc điểm nổi bật cũng như một số xu hướng biến đổi hiện
nay của tín ngưỡng trong cộng đồng.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
- Trước tiên, liên quan đến những khái niệm được sử dụng nghiên cứu trong
luận án này đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố trong nhiều năm qua đề cập.
Cho nên, đây là nguồn tài liệu thiết thực, bổ ích để luận án kế thừa và vận dụng.
Các công trình liên quan đến khái niệm tín ngưỡng được tiếp cận, tham khảo
cho việc thực hiện luận án có thể kể đến một số quyển sách tiêu biểu như: Lý luận về
tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (2005) của Đặng Nghiêm Vạn, Về tín

ngưỡng lễ hội cổ truyền (2007) của Ngô Đức Thịnh và một công trình khác cũng do
tác giả này chủ biên là Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Nhân
học văn hóa con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên của Vũ Minh Chi
(2004),…Gần đây, Luật tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam (2017)... đã
được ban hành. Luật này đã đưa ra khái niệm tín ngưỡng. Bên cạnh đó, còn có công
trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001) đã đưa ra
sự khác biệt giữa hai thuật ngữ tín ngưỡng và tôn giáo. Vì vậy, luận án kế thừa khái
niệm tín ngưỡng từ Luật tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam cũng như quan
điểm tín ngưỡng tích hợp các sinh hoạt, giá trị văn hóa của Ngô Đức Thịnh để tiếp
cận lẫn triển khai nghiên cứu.
Mặt khác, khái niệm cộng đồng cũng như mối quan hệ giữa cộng đồng với
nhân tố tín ngưỡng, tôn giáo được hai tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang
nhắc đến trong quyển sách Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2000).
- Tiếp theo, các nghiên cứu về cộng đồng ngư dân được tiếp cận cả những
nghiên cứu trong lẫn ngoài nước rất hữu ích và làm cơ sở tiếp cận nghiên cứu cộng
đồng cho luận án.
Nhiều quyển sách giới thiệu về cộng đồng ngư dân nhiều nơi trên thế giới đã
được nhiều nhà nhân học nước ngoài công bố. Đầu tiên, không thể không nhắc đến
quyển. Argonauts of Western Pacific (Những người hùng của Tây Thái Bình Dương)
được xuất bản năm 1922 bởi nhà nhân học Malinowski. Bên cạnh đó, Cynthia Chou
xuất bản công trình Những người du cư trên biển Indonesia: Tiền bạc, ma thuật và sự
sợ hãi của Orang Suku Laut (Indonesian sea Nomands: Money, magic and fear of the
Orang Suku Laut) vào năm 2003. Tác giả nghiên cứu tộc người Orang Suku Laut ở
quần đảo Riau. Ngoài ra, về lĩnh vực nhân học biển, chúng tôi tiếp cận sách Những
người sống trên biển: Nghiên cứu Nhân học biển (Those who live from the sea: Study
in Maritime Anthropology) do Estellie M.Smith tập hợp xuất bản ở Mỹ năm 1980.
Đây là một tuyển tập cung cấp những dữ liệu dân tộc học về cộng đồng nghề cá ở
châu Mỹ như Canada, Venezuela, Mỹ, Ecuador,…
Ở Việt Nam, quyển sách Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam (2002) của Nguyễn
Duy Thiệu đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển các

nhóm ngư dân ở nước ta và đối tượng được đề cập là các cộng đồng ngư dân chuyên
nghiệp tức là những người lấy hoạt động ngư nghiệp làm nguồn sống duy nhất hoặc
chủ yếu cho gia đình mình. Quyển Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam bộ do Trần Hồng
Liên (chủ biên) (2004) là một nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Đây là một một nghiên
cứu dân tộc học theo phương pháp nghiên cứu trường hợp hai cộng đồng ngư dân
Phước Tỉnh (Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và Vàm Láng (Huyện Gò Công
4


Đông, Tỉnh Tiền Giang). Đặc biệt, quyển sách Đời sống xã hội-kinh tế văn hóa của
ngư dân và cư dân ven biển Nam bộ được xuất bản năm 2014 của Phan Thị Yến Tuyết
là một công trình quan trọng, có giá trị khoa học lẫn thực tiễn trong nghiên cứu cộng
đồng ngư dân, cư dân ven biển Nam bộ dưới góc nhìn Nhân học biển (Maritime
Anthropology). Những đúc kết quan trọng về đời sống kinh tế-xã hội-văn hóa của các
cộng đồng ngư dân và cư dân Nam bộ rất có ý nghĩa tham khảo. Phạm Thanh Duy đã
hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2013 tại Đại học Hải Dương Tokyo (Nhật Bản) Những
vấn đề xã hội-văn hóa và sự phát triển ở một cộng đồng ngư dân miền Nam Việt
Nam: Trường hợp tại cộng đồng Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
(Socio-cultural issue and development in a fishing community of southern Vietnam: A
case stuydy of Song Doc communityin Tran Van Thoi district, Ca mau province). Luận
án này đã góp một cái nhìn về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội
cũng như sự phát triển bền vững của cộng đồng này trong thời gian tiếp theo.
Nhìn chung, qua một số tài liệu nghiên cứu trong, ngoài nước về cộng đồng
ngư dân giúp cho luận án kế thừa việc tiếp cận, nghiên cứu cộng đồng cần chú trọng
đến các nhân tố môi trường sinh thái, văn hóa-xã hội, nhất là sinh kế tác động và hình
thành nên diện mạo, đặc điểm mỗi cộng đồng. Ngoài ra, các nghiên cứu này nhấn
mạnh tầm quan trọng của nghề đánh bắt hải sản-sinh kế chủ đạo của cộng đồng. Mặt
khác, qua hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy hai cộng đồng ngư
dân An Thủy, Sông Đốc cần được nghiên cứu một cách tổng thể, đầy đủ hơn nữa.
Bên cạnh đó, các công trình liên quan đến lý thuyết nhân học được chúng tôi

tiếp cận nhằm rút ra những luận điểm quan trọng của từng lý thuyết mà luận án này
vận dụng nghiên cứu. Bộ Từ điển Nhân học (The Dictionary of Anthropology) (2 tập)
của Thomas Barfield (1998) đã ghi nhận tên tuổi, sự nghiệp cũng như các luận điểm
chính của các nhà nhân học thuộc trường phái Cấu trúc, Chức năng cũng như Sinh
thái học văn hóa như Claude Levi Strauss, Bronislaw Malinowski, Arthur Reginald
Radcliffe Brown, Julien Steward,… Quyển Nhập môn lý thuyết nhân học(An
Introdution to theory in Anthropology) (2007) của Robert Layton, sách Những vấn đề
Nhân học tôn giáo (2006) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thực hiện có trích bài
“Ma thuật, khoa học và tôn giáo” của nhà nhân học Bronislaw Malinowski, sách Cấu
trúc và chức năng trong xã hội nguyên thủy (Structure and funtion in primitive
society) (1965) của A.R.Radcliffe-Brown,… được tham khảo. Các tài liệu này đã
giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện luận án trên mặt tiếp cận những lý thuyết được
vận dụng nghiên cứu, giúp trả lời những câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
- Kế đó, các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng của ngư dân vùng biển ở
Việt Nam nói chung cũng như ở Nam bộ và ĐBSCL nói riêng. Cho đến nay, việc
nghiên cứu về tín ngưỡng ngư dân vùng biển đã có nhiều công trình của các nhà
nghiên cứu trong nước xuất bản. Tiêu biểu có thể kể đến như: Tục thờ cúng của ngư
phủ Khánh Hòa của Lê Quang Nghiêm (1970), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của
Ngô Đức Thịnh (2007), Tín ngưỡng dân gian những góc nhìn (2014), Tín ngưỡng thờ
thủy thần ở Nam bộ (2015) của Nguyễn Thanh Lợi, Luận án tiến sĩ Tôn giáo tín
ngưỡng của cư dân vùng biển Bạc Liêu do Trương Thu Trang thực hiện (2017), Tín
ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam Đà Nẵng của Nguyễn Xuân Hương (2009),
Luận án tiến sĩ Biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô
thị hóa của Lê Thị Thu Hiền (2007)… những công trình này mang giá trị tham khảo
về mặt tư liệu, phương pháp tiếp cận cũng như những đánh giá, phân tích, lý giải về
nguồn gốc, thực trạng các loại hình tín ngưỡng được người dân vùng biển nước ta thờ
cúng. Đáng chú ý là các nghiên cứu như sách Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa
của Lê Quang Nghiêm, sách Tín ngưỡng thờ Thủy thần ở Nam bộ của Nguyễn Thanh
5



Lợi, sách Văn hóa dân gian làng ven biển do Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian thực
hiện, sách Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu (2004),…,Với cách tiếp cận
hệ thống, các hình thái tín ngưỡng này không chỉ dừng lại ở niềm tin mà còn có cả các
hình thức gắn liền với nó như lễ hội, diễn xướng dân gian, cơ sở thờ tự mang tính chất
đặc thù ở từng loại hình khác nhau. Cho nên, cách tiếp cận này được tác giả luận án
kế thừa, vận dụng nghiên cứu vào từng loại hình tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân
An Thủy và Sông Đốc.
- Cuối cùng, luận án cần kế thừa những nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng
của cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc trước nay, nhất là thu thập dữ liệu làm
cơ sở tìm hiểu, phân tích, đánh giá. Cho nên, các công trình: Sách Tỉnh Bến Tre trong
lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945) của Nguyễn Duy Oanh (2017), Địa chí Bến Tre
do Thạch Phương-Đoàn Tứ (chủ biên) (2001), Văn hóa dân gian Nam bộ những phác
thảo của Nguyễn Phương Thảo (1997), Cà Mau xưa của Huỳnh Minh-Nghê Văn
Lương (2003),… Tuy nhiên, khảo tả, phân tích trực tiếp về hoạt động tín ngưỡng của
hai cộng đồng ngư dân này, chúng tôi quan tâm đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Luận án tiến sĩ Miếu, lăng, cung thờ ở Cà Mau tín ngưỡng và giá trị nhân văn của
Phan Văn Tú (2008). luận văn thạc sĩ Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven
biển Bến Tre của Dương Hoàng Lộc (2009) và một số bài viết liên quan như: “Tín
ngưỡng thờ Bà Thủy của cộng đồng ngư dân An Thủy”, “Tìm hiểu tín ngưỡng thờ
Mẫu của cộng đồng ngư dân An Thủy-huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”, “Tín ngưỡng
Thiên Hậu Thánh Mẫu của ngư dân thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau)”, “Lễ hội nghinh Ông ở Sông Đốc-một di sản văn hóa phi vật thể cần phát huy
giá trị”, “Giao thoa văn hóa Việt-Hoa qua các cơ sở thờ tự của cộng đồng tại thị trấn
Sông Đốc”. Bên cạnh đó là bài viết “Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở huyện ven biển Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau-dưới góc nhìn văn hóa biển” do Bùi Thị Hoa thực hiện. Thiết
nghĩ, các nghiên cứu này, ở phạm vi một bài viết, nên nội dung chỉ ở mức độ riêng rẽ
từng hình thức, từng sinh hoạt tín ngưỡng hoặc ở một hướng tiếp cận nào đó. Tuy
nhiên, cũng cần nói rằng, những tư liệu ở các bài viết cung cấp nguồn tư liệu quan
trọng, mang tính tiền để luận án kế thừa và tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Tuy có đề cập đến

các chức năng cũng như đặc điểm của tín ngưỡng ở hai cộng đồng này nhưng các tác
giả chỉ đề cập mức độ đơn giản, chưa đi sâu phân tích, nhất là gắn với hoạt động khai
thác, tiêu thụ nguồn tôm cá đánh bắt được. Vì thế, đây là vấn đề mà tác giả tiếp tục
triển khai nghiên cứu trong luận án này.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Các khái niệm
Qua nhiều công trình lẫn văn bản pháp luật đã công bố, đặc biệt qua phân loại
của một số tài liệu nghiên cứu, có thể tạm chia hai nhóm quan điểm khác nhau về khái
niệm tín ngưỡng. Thứ nhất là nhóm quan điểm cho rằng tín ngưỡng là trạng thái tâm
lý của con người đối với thế lực thiêng, là một bộ phận của tôn giáo và không thể tách
rời khỏi tôn giáo, đồng thời trở thành tiền đề quan trọng hình thành nên tôn giáo. Tiêu
biều là Đặng Nghiêm Vạn, Vũ Minh Chi, E.B. Tylor, G.J. Frazer,… Nhóm thứ hai
(Phan Hữu Dật, Trần Ngọc Thêm,…) có quan điểm khác, xem tín ngưỡng hoàn toàn
khác và thậm chí còn độc lập với tôn giáo. Từ cách hiểu về khái niệm tín ngưỡng đã
nêu, dựa vào bối cảnh nghiên cứu văn hóa Việt Nam, có thể đi đến một số nhận định
sau:
- Thứ nhất, tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thế mang tính độc
đáo, góp phần biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam. Ngoài
ra, tín ngưỡng còn đóng góp việc hình thành nên các giá trị truyền thống của văn hoá
6


và tính cách dân tộc, kết nối cộng đồng thông qua sự cộng mệnh và cộng cảm, thúc
đẩy việc bảo tồn bản sắc văn hóa.
- Thứ hai, tín ngưỡng không những đơn thuần là niềm tin mà còn là cách thể
hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của họ đối với một hiện tượng
siêu nhiên hoặc một sự vật, cá nhân liên quan đến cuộc sống thực tại của con người
đã được thiêng hóa để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Những hành động thể hiện niềm
tin được gọi là sinh hoạt tín ngưỡng, hoạt động tín ngưỡng.
- Thứ ba, tín ngưỡng cần được nhìn nhận là một hiện tượng văn hóa - xã hội.

Cho nên, qua tìm hiểu tín ngưỡng của cá nhân lẫn cộng đồng giúp nhận diện được bối
cảnh văn hóa-xã hội nơi mà họ đã và đang tồn tại
- Thứ tư, tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà có sự tích hợp với
nhiều hình thức văn hóa khác nhau để bộc lộ các khía cạnh của niềm tin của con
người thông qua các hành vi cụ thể.
- Thứ năm, tín ngưỡng và tôn giáo còn khác biệt ở các yếu tố thuộc về khía
cạnh tổ chức tôn giáo: Giáo chủ, giáo lý, giáo qui và giáo hội mà ở tín ngưỡng không
có. Ngoài ra, ở Việt Nam, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự giao thoa lẫn nhau do đặc
tính dung hợp-một đặc điểm truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy, không thể bỏ qua
việc tìm hiểu đến sự hiện diện của các yếu tố tôn giáo trong niềm tin, sinh hoạt tín
ngưỡng và ngược lại.
- Thứ sáu, phân loại tín ngưỡng hiện có nhiều cách thức khác nhau bởi các nhà
nghiên cứu ở nước ta. Theo đó, gắn với luận án này cần giới thiệu qua khái niệm tín
ngưỡng cộng đồng, tín ngưỡng nghề nghiệp. Tín ngưỡng cộng đồng là những hình
thức thờ phụng thần linh ở phạm vi cộng đồng dân cư (chẳng hạn như thôn xã của
người Việt) để bảo vệ, che chở cho cuộc sống của họ. Ngoài ra, tín ngưỡng nghề
nghiệp được hiểu là tín ngưỡng của những nhóm, những cộng đồng nghề nghiệp khác
nhau trong xã hội với chức năng phù hộ hoạt động nghề nghiệp của họ được thuận lợi,
phát triển
* Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm người có sự tương tác và mối quan hệ chặt chẽ, cùng
chia sẻ với nhau những giá trị văn hóa-xã hội mà họ thừa nhận để đảm bảo sự ổn định
và phát triển của bản thân mỗi cộng đồng.
* Cộng đồng ngư dân
Cộng đồng ngư dân là khái niệm rất khó định nghĩa một cách rõ ràng với
những nội hàm liên quan, bởi vì cần phải xét ở từng điều kiện cụ thể mới có thể hiểu
rõ. Tuy nhiên, nói đến cộng đồng ngư dân ven biển có thể bước đầu hiểu đây là một
tập hợp người sinh sống sinh sống ở các vùng ven biển. Nghề đánh bắt thủy hải sản
giữ vai trò quan trọng, chi phối đến sự phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng. Đồng
thời, cộng đồng này thể hiện rõ những đặc điểm văn hóa - xã hội vốn chịu ảnh hưởng

khá rõ bởi sinh kế cùng với môi sinh vùng ven biển và biển.
1.2.2. Quan điểm tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu
* Quan điểm tiếp cận
Quan điểm tiếp cận từ cộng đồng: Từ quan điểm này sẽ giúp cho người
nghiên cứu chọn cách thâm nhập cộng đồng phù hợp để điền dã dân tộc học thuận lợi,
hơn nữa đó là những dữ liệu trung thực, khách quan để trả lời câu hỏi nghiên cứu một
cách chính xác. Mặt khác, nó còn góp phần nói lên tiếng nói của cộng đồng và của các
7


chủ thể khác nhau trong cùng một cộng đồng, tránh đi những phán đoán, nhận định
chủ quan của nhà nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ khi nhìn nhận một vấn đề nào đó.
* Những lý thuyết nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã
đặt ra, chúng tôi sử dụng những lý thuyết nghiên cứu của ngành nhân học: Thuyết
Chức năng, thuyết Cấu trúc và thuyết Sinh thái học văn hóa. Thiết nghĩ, trong việc tìm
hiểu các lý thuyết này, việc kế thừa một số luận điểm cơ bản gắn liền đề tài là hết sức
cần thiết. Đồng thời, việc sử dụng nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu sẽ giúp cho
nghiên cứu này có một cái nhìn đa chiều, toàn diện để khám phá, lý giải nhiều vấn đề
mà mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
- Lý thuyết Chức năng: Trường phái Chức năng luận gắn với hai nhà nhân học
B.Malinowski (1884-1942) và A. R.Radcliffe - Brown (1881-1955). Cả hai ông cùng
hướng đến việc tìm hiểu các thiết chế góp phần vào việc duy trì đời sống văn hóa-xã
hội, cùng phản ứng lại quan niệm của thế kỉ XIX cho rằng có thể phân thứ bậc các xã
hội đang tồn tại theo các giai đoạn mà chúng đã đạt đến trong sự tiến hóa xã hội. Tuy
vậy, Malinowski và Radcliffe – Brown đều có những hướng đi riêng của mình. Điều
này tạo ra hai nhánh trong cùng một trường phái, đó là chức năng tâm lý gắn với
Malinowski và chức năng cấu trúc thuộc về Radcliffe –Brown. Malinowski đã nhắc
đến chức năng của tín ngưỡng, tôn giáo là nhằm đáp ứng việc thỏa mãn nhu cầu tâm
lý của con người, giúp họ tránh đi những sợ hãi, lo lắng bởi những rủi ro, bất trắc khó

lường trong cuộc sống. Malinowski đưa ra giả thuyết môi trường tự nhiên càng bất
trắc thì những lo lắng tâm lý càng tăng và buộc người ta có khuynh hướng dùng đến
ma thuật, lễ nghi. Mặt khác, Radcliffe –Brown chủ trương tìm hiểu vai trò của các thể
chế văn hóa, cấu trúc xã hội trong việc duy trì sự cân bằng, ổn định của một xã hội.
Ông cũng khẳng định chức năng của việc thực hiện nghi lễ có một chức năng xã hội
đặc biệt: Điều chỉnh, duy trì và chuyển giao thế hệ này sang thế hệ khác những cảm
xúc và niềm tin.
- Lý thuyết Cấu trúc: Cấu trúc luận (Structuralism) xuất hiện vào cuối Chiến
tranh thế giới thứ nhất, được phổ biến ở Pháp, Anh và ảnh hưởng không lớn ở Mỹ.
Trường phái này do Claude Lévi Strauss đề xướng. Lévi-Strauss tìm cách xây dựng
ngữ pháp phổ quát của văn hóa, những cách thức các đơn vị của diễn ngôn văn hóa
được tạo ra (theo nguyên tắc đối lập nhị nguyên), các qui tắc sắp xếp và kết hợp các
đơn vị đó (các cặp đối lập) tạo ra những sản phẩm văn hóa thực sự (thần thoại, các qui
định hôn nhân, sự sắp đặt vật tổ của các thị tộc,…) mà các nhà nhân học ghi chép.
Theo đó, mô hình cấu trúc luận trong nhân học cho thấy cấu trúc của hệ nhận thức
con người ở mọi nền văn hóa đều tồn taị theo hình thức đối lập nhị nguyên với những
cặp tương phản như tối-sáng, đen-trắng, nam-nữ, sống-chín, trên-dưới, tự nhiên-văn
hóa….
- Lý thuyết Sinh thái học văn hóa: Sinh thái học văn hóa chỉ ra mối quan hệ
gắn bó giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố tự nhiên là cơ sở cho
việc hình thành các mô hình văn hóa khác nhau. Nhân vật đại diện tiêu biểu của
trường phái này là Julian Steward-nhà nhân học người Mỹ. Điều cần nhấn mạnh là
Julian Steward đã đưa ra phương pháp sinh thái văn hóa. Theo đó, bước thứ nhất phải
phân tích sự tương liên giữa môi trường tự nhiên và các kỹ thuật sử dụng để khai thác
và xử lý nguồn tài nguyên này, bước thứ hai sẽ phân tích cách xã hội tổ chức công
việc (làm việc cá nhân hay nhóm) liên quan đến các hoạt động sinh tồn và kinh tế gắn
với nguồn tài nguyên và bước thứ ba là truy nguồn sự ảnh hưởng qua lại giữa hai hiện
tượng này tới các yếu tố khác của văn hóa. Theo Steward, môi trường sinh thái tác
8



động đến văn hóa ở các yếu tố nòng cốt như tổ chức xã hội, chính trị, tôn giáo là
những yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
1.3. DIỆN MẠO CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN ĐBSCL
Vùng ven biển ĐBSCL trải dài qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Ở các địa phương này đã hình thành
nên những cộng đồng đánh bắt thủy hải sản ven biển khá lâu. Ngày nay, việc đánh bắt
xa bờ của họ không ngừng được đầu tư với nhiều ghe tàu được trang thiết bị hiện đại
đã vươn ra khơi xa đánh bắt. Có nhiều địa phương ven biển nơi đây trở thành những
cộng đồng đánh bắt với qui mô lớn về ghe tàu và sản lượng tôm cá. Chính điều này đã
đem lại nguồn thu nhập nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của người dân
nói chung trong thời gian qua. Vì vậy, để tập trung và có cái nhìn cụ thể, việc giới
thiệu diện mạo của các cộng đồng đánh bắt tiêu biểu ở ven biển ĐBSCL rất cần thiết.
Đó là thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), xã An Thủy (huyện
Ba Tri, tỉnh Bến Tre), xã Bình Thắng (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre), thị trấn Định An
(huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), thị
trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên
Giang), thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau), thị trấn Sông Đốc
(huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Qua khảo sát một số cộng đồng ngư dân tiêu
biểu ở các địa phương ven biển ĐBSCL đã cho thấy một đặc điểm nổi bật là nghề
đánh bắt thủy hải sản giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế địa
phương, là tiền đề phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để đáp ứng nhu cầu ra khơi, giải
quyết việc làm cho lao động địa phương. Hai mươi năm qua, hoạt động đánh bắt đã
được nhà nước đầu tư bằng hình thức cho vay vốn đóng tàu, xây dựng hệ thống cảng
cá đã góp phần thúc đẩy ngư dân ngày một tiến ra khơi xa đánh bắt trên biển Đông
cũng như vùng biển Tây Nam. Tuy vậy, ngày nay, thách thức về sụt giảm trữ lượng
tôm cá, thiếu nhân lực lao động nghề cá, bị nước ngoài tịch thu cũng như giam giữ
thuyền viên đang là vấn đề mà các cộng đồng này gặp phải.
1.4. TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU
Hai cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc được tiếp cận phương diện địa

bàn cư trú, hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa-xã hội. Qua việc giới thiệu diện mạo
của cộng đồng ngư dân Sông Đốc và An Thủy, có thể đi đến một số đúc kết như sau:
- Nghề đánh bắt thủy hải sản là sinh kế chính của hai cộng đồng này và có
chung quá trình phát triển, mở rộng phạm vi đánh bắt từ trong bờ, ven bờ và cho đến
nay là xa bờ. Nghề này đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương
hiện tại. Bên cạnh đó, với đặc điểm là cộng đồng đa nghề nghiệp, nên hai cộng đồng
này còn có nhiều nghề khác tồn tại như: Nghề nuôi trồng thủy hải sản, nghề trồng lúa,
nghề làm muối và nghề kinh doanh,...nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa
phương cũng như sự phát triển toàn diện của kinh tế-xã hội. Vì vậy, mô hình cơ cấu
kinh tế của xã An Thủy gồm: Ngư-nông-lâm-diêm, còn mô hình của thị trấn Sông
Đốc là ngư-nông-lâm kết hợp.
- Trong quá trình hình thành, phát triển của hai cộng đồng này, không thể
không nhắc đến vai trò của người Hoa đến đây khai thác, tổ chức mua bán thủy hải
sản, góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế địa phương, đồng thời chắc chắn sẽ
để lại những dấu ấn văn hóa của tộc người này ở xã An Thủy, thị trấn Sông Đốc hiện
nay.
- Tuy hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc có mối liên hệ qua lại
thường xuyên, đều thuộc loại hình ngư dân bãi dọc, nhưng không thể bỏ qua sự khác
9


biệt giữa hai nơi này. Thứ nhất, nghề đánh bắt thủy hải sản truyền thống của họ trước
đây phụ thuộc vào qui luật gió mùa hoạt động trên biển Đông. Do nằm phía đông nam
của biển Đông nên mùa gió nam (gió mùa tây nam) là thời điểm thích hợp để ngư dân
An Thủy đánh bắt. Ngược lại, mùa gió chướng (gió mùa đông bắc) thích hợp để ngư
dân ở thị trấn Sông Đốc ra khơi khai thác trên vùng biển Tây Nam. Về cách thức đánh
bắt, ngư dân An Thủy chuyên đóng đáy song cầu, đáy rạo ngày trước và nay thì thiên
về loại hình ghe cào có thể đánh bắt hàng tháng trên biển. Trước kia, ngư dân Sông
Đốc phát triển nghề nò xiêm, chà chim. Hiện tại, họ chuyên đánh bắt bằng ghe câu
mực, ghe lưới đèn và ra khơi theo qui luật “con trăng” hàng tháng. Tại thị trấn Sông

Đốc, nguồn gốc cư dân cũng như ngư dân địa phương mang tính đa dạng, thậm chí là
phức tạp hơn xã An Thủy rất nhiều vì lý do thị trấn này thu hút đông ghe tàu từ nhiều
tỉnh, thành đến lưu trú cũng như nhiều người đi về đây tìm kiếm việc làm. Thị trấn
Sông Đốc có qui mô về sản lượng khai thác lẫn ghe tàu đánh bắt xa bờ hơn hẳn xã An
Thủy.
Tiểu kết chương 1
Đầu tiên, chương này tập trung phân tích các khái niệm tín ngưỡng, cộng đồng
và ngư dân để làm công cụ phục vụ nghiên cứu. Kết quả phân tích còn làm cơ sở để
lựa chọn những nội dung phù hợp, quan trọng, nổi bật ở từng khái niệm nhằm tiếp cận
dễ dàng, phù hợp với bối cảnh, cách tiếp cận lẫn đối tượng nghiên cứu.
Đồng thời, những luận điểm chính của các Lý thuyết Chức năng (Chức năng
tâm lý, chức năng xã hội), Lý thuyết Cấu trúc, Lý thuyết Sinh thái học văn hóa cũng
được trình bày để làm cơ sở xây dựng khung phân tích của luận án. Từ đó việc vận
dụng những luận điểm chính của các lý thuyết vào việc trả lời từng câu hỏi nghiên
cứu, giả thiết nghiên cứu đã đặt ra. Điều này góp phần rất lớn vào chất lượng cơ sở lý
luận của luận án.
Hai cộng đồng ngư dân Sông Đốc, An Thủy có một diện mạo riêng về môi
trường sinh thái, quá trình hình thành và phát triển, đời sống văn hóa-xã hội lẫn hoạt
động kinh tế của họ. Đặc biệt, qua việc trình bày phương thức đánh bắt thủy hải của
ngư dân cho thấy đây là sinh kế quan trọng, ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ nền
kinh tế-xã hội của cộng đồng.

10


Chương 2
CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG VÀ
SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
2.1. TÍN NGƯỠNG VÀ SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CÁ ÔNG
2.1.1. Tín ngưỡng Cá Ông: Nguồn gốc và niềm tin

Tín ngưỡng Cá Ông được ngư dân ven biển Miền Trung rất tin tưởng nên họ
thờ cúng thần phổ biến từ Thanh Hóa trở vào đến tận Kiên Giang. Về bản chất, tín
ngưỡng Cá Ông thuộc tín ngưỡng vật linh (Animalism). Niềm tin về Cá Ông của ngư
dân ven biển ĐBSCL rất lớn, sâu sắc vì họ xác tín Thần cứu giúp họ vượt qua những
lúc sóng to, gió lớn ở ngoài khơi cũng như mang lại sự sung túc cho ngư nghiệp. Kết
quả khảo sát tại hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc cho thấy niềm tin Thần
Nam Hải của ngư dân có nhiều nét độc đáo. Trước nay, người làm nghề đánh bắt thủy
hải sản xã An Thủy và thị trấn Sông Đốc rất tôn kính Cá Ông. Vì vậy, họ gọi Cá Ông
bằng Ông Nam Hải, Nam Hải Tướng Quân, nhưng nhiều và phổ biến nhất là Ông.
Nhìn chung, những đặc trưng nổi bật trên phương diện niềm tin về Cá Ông tại hai địa
phương này được biểu hiện như sau:
-Thứ nhất, từ những ngư dân cao tuổi cho đến các thành phần ngư nghiệp gồm
các chủ ghe tàu, ngư phủ, chủ đại lý thu mua thủy hải sản hiện nay đều tin tưởng vào
quyền năng cứu người mỗi khi gặp nạn trên biển của Thần Nam Hải.
- Thứ hai, ngư dân An Thủy và Sông Đốc đã hình thành tri thức nhận diện
Thần Nam Hải nếu tình cờ gặp trên biển hoặc thi hài bị trôi dạt vào bờ. Điều này tránh
đi sự nhầm lẫn với một số loài cá tương tự như cá giông (dông), cá xà trên vùng biển
Nam bộ ngày trước.
- Thứ ba, trước đây, tại An Thủy và Sông Đốc, mỗi khi thấy Ông trôi dạt vào
bờ, việc tổ chức tang lễ cho Thần long trọng để tỏ lòng kính tiếc. Phong tục mai táng
và việc lưu giữ hài cốt Cá Ông vẫn được lưu truyền cho đến hiện nay ở địa phương,
tuy có biến đổi đôi chút. Ngoài ra, đây là biểu hiện về sự kế tục nghi thức tang ma
truyền thống của Cá Ông giữa các thế hệ ngư dân địa phương.
- Thứ tư, mối quan hệ giữa ngư dân và Cá Ông mang tính hai chiều, thể hiện
qua sự giúp đỡ lẫn nhau với tình cảm sâu sắc, đồng thời cho thấy sự gắn bó giữa con
người với môi trường biển cả.
- Thứ năm, ngày nay, ở xã An Thủy và thị trấn Sông Đốc, các ngư dân cao
tuổi vẫn còn nhắc đến việc Cá Ông hiển linh giúp vua Gia Long bằng cách đưa thuyền
vào bờ nên ông đã thoát nạn bão tố trên biển trong lúc còn bôn ba ở Nam bộ để phục
nghiệp

Như vậy, tín ngưỡng Cá Ông chính là tín ngưỡng đặc trưng của nghề đánh bắt
thủy hải sản của ngư dân An Thủy, Sông Đốc. Trong niềm tin của họ, Thần Nam Hải
luôn luôn phù hộ cho ghe tàu ra khơi được bình an, cứu giúp họ thoát khỏi tai nạn nên
rất được ngư dân tin tưởng. Ngoài ra, thần còn phù hộ nghề đánh bắt được thịnh
vượng, sung túc. Mặt khác, qua tìm hiểu lẫn phân tích, sự xuất hiện thêm yếu tố Nho
giáo, Đạo giáo đã cho thấy tục thờ Cá Ông ở đây có nét độc đáo, thể hiện chiều sâu
văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
2.1.2. Sinh hoạt tín ngưỡng Cá Ông

11


Sinh hoạt tín ngưỡng Cá Ông chính là những biểu hiện của ngư dân nhằm bày
tỏ niềm tin, tấm lòng thành kính của họ đối với Thần Nam Hải. Cụ thể, đó là việc xây
dựng nơi thờ cúng-lăng Ông, tổ chức lễ hội nghinh Ông và trình diễn hát bội cho thần
thưởng thức. Mục tiêu của những việc làm này còn hướng đến việc cầu mong Thần
Nam Hải phù hộ bình an, giúp cho ngư nghiệp địa phương được sung túc, thịnh
vượng.
* Lăng Ông
Tại An Thủy và Sông Đốc, nơi thờ Thần Nam Hải được gọi là Lăng Ông Nam
Hải. Qua khảo sát cho thấy: Hai lăng Ông này không đồng nhất về kiến trúc lẫn bài trí
thờ tự. Ngoài ra, nét tương đồng của hai Lăng Ông Nam Hải ở An Thủy và Sông Đốc
là được trùng tu nhiều lần. Đây là thời điểm mà nghề đánh bắt thủy hải sản ở địa
phương bắt đầu phát triển do ngư dân được nhà nước đầu tư vốn để đóng tàu lớn ra
khơi đánh bắt. Vì thế, nhiều chủ ghe có điều kiện tài chánh đã ủng hộ nguồn kinh phí
lớn để tiến hành trùng tu lăng. Tóm lại, lăng Ông là một địa điểm linh thiêng của cộng
đồng vì đây là nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng của người dân qua nhiều thế hệ. Ngoài
ra, đây còn là một thiết chế văn hóa đặc trưng của cộng đồng ngư dân địa phương
được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ nhằm góp phần mang lại niềm tin tưởng
về quyền năng của Ông Nam Hải sẽ phù hộ cho công việc ra khơi đánh bắt của họ

được thuận lợi, sản lượng tôm cá dồi dào, ngư nghiệp sung túc.
* Lễ hội nghinh Ông
Xét về tính chất, lễ hội nghinh Ông thực ra là lễ hội cầu ngư mong cho cuộc
sống của ngư dân sung túc và phản ánh ước vọng bình an, cầu mong thuận lợi mỗi khi
ra khơi đánh bắt. Qua lễ hội nghinh Ông ở Thị trấn Sông Đốc và Xã An Thủy cho
thấy việc tổ chức các lễ hội nghinh Ông là một nét văn hóa độc đáo, một hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng mang tính chất đặc trưng của nghề đánh bắt thủy hải sản, được
chính cộng đồng bảo lưu, sinh hoạt rộng rãi trước nay. Nhìn chung, công việc tổ chức
rất chặt chẽ, bài bản và chu đáo góp phần cho thấy tính chất quan trọng lẫn niềm tin
tưởng mạnh mẽ của cộng đồng vào Thần Nam Hải.
* Hát bội
Trong lễ hội nghinh Ông, hát bội mục đích trước để cúng Thần Nam Hải, sau
là phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng. Trong Lễ hội nghinh Ông ở An Thủy vẫn
duy trì sân khấu hát bội với ba suất hát. Tối ngày mười sáu tháng giêng, nhiều người
dân địa phương tập trung đứng xung quanh gian võ ca đợi đoàn hát trình diễn. Nhiều
đàn ông và đàn bà, có cả trẻ em, ngồi xem trong tiếng trống, tiếng nhạc, họ say sưa
theo các điệu bộ của diễn viên. Hát bội kết thúc vào giữa khuya của đêm cuối cùng
(tức đêm mười bảy âm lịch) với việc tôn vương. Hiện nay, Lễ hội nghinh Ông ở thị
trấn Sông Đốc không còn tổ chức hát bội.
2.2. TÍN NGƯỠNG VÀ SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Tại An Thủy và Sông Đốc, qua khảo sát, các hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu
của cộng đồng gồm có: Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, tín ngưỡng Bà Thủy Long, tín
ngưỡng Bà Cậu, tín ngưỡng Quan Âm Nam Hải, tín ngưỡng Thiên Hậu. Bên cạnh đó,
các lễ hội kỳ yên, lễ vía cùng với những ngôi miếu thờ và diễn xướng múa bóng rỗi
trở thành những sinh hoạt tín ngưỡng mang tính đặc thù của cộng đồng nhằm biểu
hiện niềm tin của họ đối với các vị thánh mẫu.
2.2.1.Các hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu
* Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ
12



Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ tại xã An Thủy (Miếu Bà An Bình) và thị trấn Sông
Đốc (Miếu Bà Chúa Xứ Vàm Sông Ông Đốc) gắn liền với quá trình hình thành, phát
triển của địa phương cũng như hoạt động đánh bắt thủy hải sản của ngư dân hiện nay.
Trong niềm tin của người dân địa phương, Bà Chúa Xứ là vị thánh mẫu chức năng cai
quản đất đai nên phải lập miếu thờ Bà và phù hộ con người có được sức khỏe để ổn
định cuộc sống, là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được của cư dân đến đây
khai khẩn. Điểm thống nhất giữa tín ngưỡng Bà Chúa Xứ tại An Thủy và Sông Đốc
hiện nay chính là Bà phù hộ công việc ra khơi đánh bắt của ngư dân. Nhờ hoạt động
đánh bắt thủy hải sản ở An Thủy và Sông Đốc không ngừng phát triển, Bà Chúa Xứ,
vốn gắn liền chức năng cai quản đất đai, lại được bổ sung chức năng mới là phù hộ
cho ghe tàu ra khơi được yên ổn, thu hoạch tôm cá dồi dào.
* Tín ngưỡng Thủy Long
Bà Thủy Long hay Thủy Long Thánh Mẫu, Thủy Long Thần Nữ được ngư dân
tôn thờ phổ biến để phù hộ họ trong công việc đánh bắt. Phạm vi thờ cúng Bà khá
rộng, trải dài từ miền Trung trở vào, trong đó có vùng ven biển Nam bộ nói chung và
ĐBSCL nói riêng. Cụ thể, khảo sát tại thị trấn Sông Đốc và xã An Thủy, ngoài hai
ngôi miếu thờ Bà Thủy được ngư dân hương khói trước nay, trên ghe tàu, người ta
còn lập bàn thờ Thủy Long. Vì vậy, Bà được tài công, ngư phủ thắp hương van vái
mỗi ngày. Cho nên, tín ngưỡng Bà Thủy Long chính là hình thức tín ngưỡng gắn với
hoạt động đánh bắt của ngư dân địa phương trước nay. Chức năng nổi bật nhất của Bà
Thủy Long chính là phù hộ trực tiếp cho ngư nghiệp của cộng đồng. tín ngưỡng Bà
Thủy Long có một vị trí quan trọng lẫn mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến hoạt động
đánh bắt mỗi ngày của ngư dân tại An Thủy, Sông Đốc trước nay. Bà đã hiện diện
cùng với quá trình hình thành, phát triển ngư nghiệp ở địa phương.
* Tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu
Thiên Hậu Thánh Mẫu được cư dân Nam bộ tôn kính nên họ thờ phụng Bà ở
nhiều nơi. Thánh mẫu còn được người dân một số địa phương ven biển ĐBSCL thờ
cúng qua các ngôi miếu thờ được người Hoa xây cất, thu hút nhiều ngư dân đến đây
cúng bái. Tại An Thủy và Sông Đốc, ngư dân kính ngưỡng Bà vì thánh mẫu phù hộ

cho cộng đồng nói chung và nghề đánh bắt thủy hải sản nói riêng. Hai ngôi miếu thờ
Thiên Hậu Thánh Mẫu trên địa bàn An Thủy, Sông Đốc trở thành một địa chỉ cầu
nguyện của cộng đồng, trong đó có nhiều chủ ghe và tài công, ngư phủ thường xuyên
đến đây lễ bái trong nhiều năm qua. Thiên Hậu Thánh Mẫu, ngoài chức năng giúp cho
cộng đồng bình an, sức khỏe, công việc thuận lợi, mọi sự được may mắn, còn phù hộ
cho ngư nghiệp ở địa phương hiện nay. Qua đây cho thấy tính đa dạng trong việc thực
hành tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Nam bộ, đó là gắn liền với đặc trưng sinh
kế ở từng địa phương.
* Tín ngưỡng Quan Âm Nam Hải
Quan Âm Nam Hải là vị bồ tát được người dân Nam bộ nói chung và các địa
phương ven biển, hải đảo nơi đây tôn kính. Thông thường, ngư dân thờ phụng bồ tát ở
trên ghe tàu để phù hộ họ. Ngư dân An Thủy và Sông Đốc thành tâm thờ cúng, lễ bái
Quan Âm Nam Hải vì họ tin tưởng bồ tát phù hộ ghe tàu ra khơi đánh bắt trên biển.
Vì vậy, hầu hết trên các ghe tàu địa phương đều lập bàn thờ Quan Âm để tài công thắp
hương khấn vái mỗi ngày. Tại cộng đồng, tôn tượng bồ tát được tôn trí ở các chùa,
miếu. Vì vậy, đây trở thành nơi khấn nguyện thường xuyên của các chủ ghe tàu, ngư
phủ mỗi dịp lễ vía hoặc ngày sóc vọng hằng tháng diễn ra. Vì thế, tín ngưỡng Quan

13


Âm Nam Hải trở một thành tố quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của ngư dân Xã
An Thủy và Thị trấn Sông Đốc.
* Tín ngưỡng Bà Cậu
Ở Nam bộ, những người làm nghề đi lại buôn bán, chài lưới trên sông hoặc
theo ghe đánh bắt trên biển được gọi là nghề Bà Cậu. Thực ra, gọi nghề Bà Cậu vì
hoạt động sinh kế của họ gắn liền với sông nước, biển cả nên tôn thờ Bà Cậu để vững
tâm hơn. Trên hành trình đi biển của ngư dân An Thủy và Sông Đốc, Bà Cậu gắn liền
với niềm tin của họ bằng nhiều biểu hiện khá sinh động. Trước nay, ngư dân Sông
Đốc, mỗi khi chuẩn bị xuất hành, đều sắm sửa lễ vật cúng Bà Cậu ở phía mũi ghe.

Thông thường, lễ vật gồm bông hoa, trái cây, nhang đèn, gà vịt luộc, nhiều ghe còn
chuẩn bị thêm vàng mã. Tại An Thủy, đều đặn mỗi tháng hai lần, các chủ ghe cào gửi
ghe tải mang trái cây, gà vịt, bánh mứt từ trong bờ ra ghe để ngư phủ nấu nướng rồi
bày biện trước mũi ghe cúng Bà Cậu vào ngày mùng hai và 16 âm lịch hàng tháng.
Nhiều ghe tàu đánh bắt khấm khá, những lần vào bờ hay xuất hành đầu năm, đều cúng
rất lớn, lễ vật phải có heo quay. Bên cạnh đó, giống như ở Sông Đốc, thời điểm xuất
hành ra biển, một số ghe lưới đèn ở An Thủy tổ chức cúng Bà Cậu, lễ vật gồm gà
hoặc vịt luộc, bông hoa và trái cây mỗi khi ra đến cửa Sông Hàm Luông.
2.2.2. Sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu
Sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu chính là cách mà ngư dân địa phương bày tỏ
tấm lòng tôn kính lẫn ước vọng, cụ thể nhất là thông qua các việc xây dựng ngôi miếu
làm nơi thờ tự, tổ chức lễ hội kỳ yên và vía Bà, diễn xướng múa hát bóng rỗi và trình
diễn sân khấu hát bội.
* Miếu Bà
Trên địa bàn An Thủy có ba ngôi miếu: Miếu Bà An Bình, Miếu Bà Tiệm Tôm
và Miếu Bà An Thạnh. Ở Thị trấn Sông Đốc, người dân đến viếng Thiên Hậu Cung,
Miếu Bà Chúa Xứ Vàm Sông Ông Đốc, Miếu Quan Âm và Miếu Thủy Long Thần Nữ
Nương Nương. Nhìn chung, về kiến trúc và qui mô, các ngôi miếu ở hai địa phương
khác biệt lớn. Nếu những ngôi miếu tại Xã An Thủy được xây cất lớn, theo mô hình
kiến trúc đặc trưng của ngôi đình Nam bộ thì phần lớn các miếu ở Thị trấn Sông Đốc
nhỏ, thậm chí đơn sơ. Đó là trường hợp Miếu Quan Âm được xây cất với vật liệu
bằng lá, hay Miếu Thủy Long Thần Nữ Nương Nương tọa lạc khiêm tốn trong khuôn
viên Lăng Ông Sông Đốc. Nhìn chung, dù lớn hay nhỏ, những ngôi miếu thờ này là
nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng, trở thành một không gian linh thiêng đối với những
ngư dân địa phương mỗi khi đến cầu nguyện. Ngoài ra, điểm thống nhất giữa các ngôi
miếu này là được trùng tu, tôn tạo liên tục trong ba thập kỷ qua. Đây là thời điểm
nghề đánh bắt thủy hải sản địa phương phát triển, đời sống ngư dân sung túc hơn
trước nên việc thể hiện tấm lòng tri ân với các vị thánh mẫu thông qua việc cùng nhau
đóng góp để những ngôi miếu này ngày một kiên cố, khang trang
* Lễ hội

Ở Nam bộ, thông thường các lễ hội cúng Bà được tổ chức ở các miếu gọi là lễ
kỳ yên, lễ vía nhằm trước để tri ân công đức các vị thánh mẫu, sau là cầu an cho
người dân địa phương. Các lễ hội được tổ chức ở các miếu Xã An Thủy trước nay
được gọi lễ hội kỳ yên. Miếu Bà Chúa Xứ Vàm Sông Ông Đốc và Miếu Thủy Long
Thần Nữ Nương Nương được người dân gọi là lễ cúng. Riêng tại Thiên Hậu Cung (thị
trấn Sông Đốc) tổ chức Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu vào ngày 23/3 âm lịch hằng
năm nhằm tưởng niệm ngày sinh nhật của Bà. Tất cả các lễ hội này trở thành dịp để
cộng đồng cầu khấn các vị thánh mẫu giúp đỡ và che chở họ nhằm đạt được những
14


ước nguyện, điều mong muốn trong cuộc sống, nhất là phù hộ ngư nghiệp địa phương
sung túc, thịnh vượng. Qua khảo sát cho thấy trong khâu tổ chức lễ hội của các ngôi
miếu giữa hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc hoàn toàn khác nhau về mặt
tiến trình nghi lễ lẫn qui mô tổ chức. Điều này phản ánh tính đa dạng trong sinh hoạt
lễ hội ở hai cộng đồng này. Lễ hội kỳ yên Miếu Bà An Thạnh diễn ra vào ngày 16, 17
tháng tư âm lịch, Miếu Bà Tiệm Tôm tổ chức cúng ngày 16, 17 tháng sáu âm lịch,
trong khi đó Lễ Kỳ yên Miếu Bà An Bình diễn ra ngày 12 và 13 tháng hai âm lịch.
Nhìn chung, lễ hội ở các miếu này có trình tự chung, gồm có: Múa bóng rỗi Bà, nghi
Nghinh Bà, nghi Tế Tiền Hiền-Hậu Hiền, nghi Đại bội, nghi Chánh tế và cuối cùng là
nghi thức Tống ôn. Các lễ hội của các ngôi miếu trên địa bàn Sông Đốc cũng như An
Thủy là dịp quan trọng để người dân địa phương không chỉ dâng lễ vật, thắp hương
cúng bái mà còn là dịp để họ gặp gỡ và trò chuyện. Đồng thời, tại các miếu, người ta
còn nấu thức ăn để đãi khách, tạo thêm không khí vui tươi và nhộn nhịp. Đây là thời
điểm mà ngư dân địa phương bày tỏ tấm lòng tri ân cũng như thành tâm cầu nguyện
các vị thánh mẫu phù hộ công việc đánh bắt suôn sẽ, thuận lợi và đạt sản lượng dồi
dào.
* Múa hát Bóng rỗi và hát bội
- Múa hát Bóng rỗi: Bóng rỗi là hình thức diễn xướng dân gian gắn liền với
lễ kỳ yên các miếu Bà ở vùng đất Nam bộ. Bóng rỗi hay múa bóng rỗi là một loại

hình nghệ thuật do các ông bà bóng thực hiện, cất lên những lời ca thờ cùng và xưng
tụng thần linh. Ở An Thủy và Sông Đốc, các miếu Bà có tổ chức múa bóng rỗi trong
dịp lễ kỳ yên, đó là các ngôi miếu: Miếu Bà Tiệm Tôm, Miếu Bà An Thạnh và Miếu
Bà Chúa Xứ Vàm Sông Ông Đốc.Bóng rỗi diễn ra vào buổi tối đêm trước ngày chính
lễ kỳ yên, lễ cúng với mục đích chầu mời Bà về chứng lễ của miếu. Tham gia là hầu
hết các thành viên trong khánh tiết, ban trị sự của các miếu, đồng thời còn thu hút
nhiều người dân đến xem. múa hát bóng rỗi đã đem đến nét đặc trưng của lễ hội các
miếu Bà trên địa bàn Xã An Thủy và Thị trấn Sông Đốc. Đồng thời, nó góp phần làm
cho những lễ hội này mang tính thiêng liêng, tạo ra sự vui tươi, hấp dẫn và hào hứng
lòng người mỗi khi lễ kỳ yên, lễ cúng diễn ra. Diễn xướng múa bóng rỗi trở thành một
nét văn hóa lễ hội đáp ứng nhu cầu tinh thần, nhất là ước vọng cầu an cho cộng đồng
địa phương.
- Hát bội
Hát bội chỉ diễn ra tại các ngôi miếu trên địa bàn xã An Thủy. Giống như ở
Lăng Ông An Thủy, hát bội trước giúp vui cho Bà, sau phục vụ cho người dân, góp
phần tạo nên không khí vui tươi và có tính qui tụ cộng đồng. Thông thường, ba ngôi
miếu Bà ở An Thủy mời các đoàn hát Lâm Tiến, Tâm Đồng, Ngọc Quí, Kim Phụng,
… ở tỉnh Bến Tre, Tiền Giang về biểu diễn 3 suất hát trong suốt lễ kỳ yên.
Tóm lại, qua khảo sát và phân tích những loại hình tín ngưỡng lẫn việc thực
hành tín ngưỡng các ngôi miếu thuộc hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc,
có thể đi đến những nhận định như sau: Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Mẫu ở hai cộng
đồng này mang tính phổ biến và chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần người dân.
Qua tìm hiểu, phân tích về tín ngưỡng thờ Mẫu ở An Thủy, Sông Đốc cho thấy rõ các
vị thánh mẫu còn gắn với hoạt động đánh bắt thủy hải sản của ngư dân để đáp ứng
nhu cầu tâm linh thường xuyên của họ. Hay nói cách khác, niềm tin tưởng sâu sắc vào
các vị thánh mẫu lẫn các sinh hoạt tín ngưỡng, nhất là lễ hội, đã trở thành một chỗ dựa
tinh thần vững chắc, trấn an tâm lý khi họ phải đối mặt với những hiểm nguy, thách
thức trong quá trình đánh bắt lẫn sự phát triển hoạt động ngư nghiệp của địa phương.
Bên cạnh đó còn thể hiện rõ tâm thức hướng về cuộc sống bình an, sung túc và thịnh
15



vượng của ngư dân địa phương trước nay. Cho nên, niềm tin này không ngừng được
phát triển, củng cố mạnh mẽ trong điều kiện ngư dân An Thủy, Sông Đốc. Đặc biệt
hơn nữa, Bà Chúa Xứ, Bà Thủy Long là những vị mẫu gắn liền với yếu tố tự nhiên.
phản ánh ý niệm tôn thờ các vị thánh mẫu có nguồn gốc hoặc gắn liền với tự nhiên
nhằm bảo hộ cuộc sống của họ khi đối mặt với thiên nhiên vốn còn nhiều hiểm họa.
Sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc đã
hình thành những thiết chế đặc trưng với các thành tố liên quan như miếu, lễ hội kỳ
yên và lễ vía, múa bóng rỗi, hát bội. Đây cũng là những đặc điểm của sinh hoạt tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ. Tìm hiểu nguồn gốc của các vị thánh mẫu Việt (Bà Chúa
Xứ, Bà Thủy Long, Bà Cậu) được tôn thờ tại An Thủy Sông Đốc cho thấy đây chính
là sự kế thừa, tiếp nối tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung và kể cả sự nhập nhằng, lai
tạp về nguồn gốc cần tiếp tục làm rõ hơn. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu ở hai địa
phương này nằm trong bối cảnh vùng đất Nam bộ mang đặc điểm đa tộc người, đa
văn hóa, dung hợp mạnh mẽ giữa tín ngưỡng và tôn giáo. Trường hợp Thiên Hậu
Thánh Mẫu ở Xã An Thủy, Thị trấn Sông Đốc là một điển hình về giao thoa văn hóa
Việt-Hoa. Ngoài ra, việc tích hợp yếu tố Phật giáo qua việc ngư dân thờ cúng Quan
Âm Nam Hải tạo nên tính đa dạng cho diện mạo tín ngưỡng địa phương.
2.3. TÍN NGƯỠNG VONG LINH NGƯỜI MẤT TRÊN BIỂN
Niềm tin tưởng lẫn thờ cúng những vong linh người mất trên biển, trong đó có
rất nhiều ngư phủ chẳng may đã bỏ mình dưới biển sâu, trở thành một nét văn hóa
tinh thần mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngư dân trước nay. Ngư dân vùng ven
biển ĐBSCL cũng rất tin tưởng vào đối tượng này vì tin rằng chư vị vong linh luôn
phù hộ, giúp đỡ họ trong công việc đánh bắt. Tìm hiểu về tín ngưỡng vong linh người
mất trên biển tại hai cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc sẽ giúp hiểu rõ hơn về
hình thức tín ngưỡng này. Mặt khác, càng không thể không nhắc đến Lễ Trai đàn chẩn
tế được cộng đồng tổ chức mang ý nghĩa giúp đỡ cho các vong linh được no đủ và
nhanh chóng siêu thoát, không còn trong tình cảnh bơ vơ, đói khát, lạnh lẽo ở ngoài
biển.

2.3.1. Vong linh người mất trên biển: Niềm tin và thực hành
Nghề đi biển, vốn lênh đênh giữa sóng gió ngoài khơi, nếu chẳng may bất cẩn
hoặc gặp giông bão làm chìm ghe thì ngư dân sẽ bị vùi thây dưới biển, rất khó tìm
thấy được thi thể. Tín ngưỡng vong linh người mất trên biển được ngư dân thờ cúng
từ dưới ghe đến trên bờ bởi đã có nhiều người đã vĩnh viễn bỏ mình ngoài khơi lẫn sự
linh ứng của họ. Những biểu hiện sau đây giúp hiểu rõ hơn về quan niệm lẫn thực
hành tín ngưỡng vong linh người mất trên biển của cộng đồng ngư dân An Thủy và
Sông Đốc:
- Trước đây và hiện tại, ngư dân địa phương đặt niềm tin vào sự linh ứng lẫn
phù hộ của các vong linh này. Cụ thể, những người làm các nghề đáy song cầu, đáy
rạo ở xã An Thủy hoặc đánh bắt bằng hình thức nò xiêm, chà chim thị trấn Sông Đốc
cũng khấn vái chư vị vong linh mỗi ngày. Đồng thời, họ đều đặn tổ chức cúng vào
ngày mùng hai, mười sáu âm lịch hàng tháng …để các vong linh hưởng lễ vật rồi phù
hộ công việc đánh bắt tôm cá của ngư phủ địa phương.
-Ngư phủ đi ra khởi đánh bắt rất dễ bỏ mình do gặp giông bão bất ngờ ập đến
làm ghe chìm hoặc do không cẩn thận đi lại trên ghe nên dễ dàng rơi xuống biển, mãi
không tìm được xác. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp phải nhảy xuống biển mỗi
khi lưới ghe bị mắc vật cản rồi mất tích hẳn, thân xác vĩnh viễn nằm lại biển khơi.
Được biết, có nhiều gia đình ở xã An Thủy, thị trấn Sông Đốc vĩnh biệt người thân,
16


nhất là không có dịp gặp mặt lần cuối cùng cũng như nghe những lời trăn trối của họ.
Đồng thời, họ trở thành những vong linh trôi dạt trên biển nếu không được làm lễ
rước vong từ ngoài biển về nhà để được gia đình thờ phụng, hương khói mỗi ngày. Vì
vậy, nhiều người đã thỉnh các nhà sư theo ghe ra biển làm lễ rước vong về nhà.
-Hơn hai mươi năm trước, cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào vùng biển Nam bộ
gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tại thị trấn Sông Đốc, cơn bão này ập đến
ngày 2/11/1997 đã tàn phá nặng nề, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân
tại đây cho đến nay. Một đài tưởng niệm đã được dựng lên tại khóm 1 nhằm ghi nhớ

lại sự kiện bi thương này. Tấm bia ở đài tưởng niệm cho biết số lượng người bị
thương, chết và mất tích được thống kê như sau: Số lượng người chết là 128 người,
người bị thương có 601 người và vĩnh viễn mất tích gồm 1.164 người. Từ thời điểm
đó đến nay, đến ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm, ghe tàu của ngư dân
Sông Đốc, mặc dù đang bận đánh bắt ngoài biển, vẫn nấu cơm canh bày phía trước
mũi để cúng tưởng niệm những người đã bỏ mình trong cơn bão khủng khiếp ấy.
Nói tóm lại, từ niềm tin cho đến việc thờ cúng vong linh người mất trên biển
trở thành một nét văn hóa có tính nhân văn cao, thể hiện rõ lối sống nhân ái, nghĩa
tình của con người Việt Nam nói chung và ngư dân An Thủy, Sông Đốc nói riêng. Mặt
khác, hơn ai hết, bản thân ngư phủ, tài công luôn thấu hiểu sự rủi ro tính mạng của
mình trong những lúc ra khơi đánh bắt. Phải chăng từ đó dẫn đến sự thấu cảm, chia sẻ
của họ đối với những người có cùng nghề nghiệp, cùng hoàn cảnh mưu sinh đã bỏ
mình trên biển?
2.3.2. Lễ Trai đàn chẩn tế
Lễ Trai đàn chẩn tế được tổ chức với mục đích cầu siêu cho những vong hồn,
trong đó có linh hồn những người đã bỏ mình trên biển. Lễ này được tổ chức nhiều
lần tại hai cộng đồng ngư dân xã An Thủy, thị trấn Sông Đốc. Lễ Trai đàn chẩn tế
trước là thí thực cho những vong linh không còn đói khát, sau mới siêu độ giúp họ
thoát khỏi kiếp cô hồn ngạ quỉ. Đây là một khoa nghi quan trọng của Phật giáo Bắc
tông. Khoa nghi này có nguồn gốc từ Mật tông, mang ý nghĩa mở rộng lòng từ bi, cứu
giúp thập nhị loại cô hồn đang ở trong cảnh vất vưởng, khổ đau.
Chùa Thắng Quang (ấp An Thuận, xã An Thủy) cho biết rằng chùa đã nhiều
lần tổ chức Trai đàn chẩn tế vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhưng chủ yếu là giúp
cho vong linh của những thuyền nhân nhưng chẳng may tử nạn trên biển. Những năm
gần đây, từ khi được tái thiết qui mô hơn (2010), Chùa Tân Bửu (ấp An Bình, xã An
Thủy) liên tục tổ chức cúng mỗi năm ít nhất hai lần, cụ thể vào dịp rằm tháng Bảy và
rằm tháng Mười. Đặc biệt, Lễ Tưởng niệm và Trai đàn cầu siêu các ngư dân tử nạn
trong cơn bão số 5 và đồng bào tử nạn trên biển được tổ chức qui mô, liên tục vào hai
năm 2012 và 2013 tại thị trấn Sông Đốc. Lễ này qui tụ khá đông người dân địa
phương tham dự. Trai đàn này do Đại đức T.N.T, trụ trì Chùa Niệm Phật Đường (xã

Phước Điền, huyện Trần Văn Thời) tổ chức tại Đài tưởng niệm nạn nhân cơn bão
Linda thuộc khóm 1. Nhiều người dân thị trấn Sông Đốc yêu cầu nhà chùa đứng ra tổ
chức Lễ Trai đàn chẩn tế. Phần nhiều là những gia đình có chồng, con và anh em mất
tích hoặc chết nhưng tìm thấy xác trên biển sau cơn bão.
Lễ Trai đàn chẩn tế dùng để cầu siêu cho các vong linh vĩnh viễn nằm lại trên
biển mang lại một ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với cộng đồng, góp phần làm xoa dịu
nỗi đau do mất mát người thân của họ trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, lễ này còn
phản ánh tính nhân văn của con người Việt Nam, không chỉ quan tâm đến con người

17


thực tại mà còn hướng lòng giúp đỡ đến những vong hồn chẳng có nơi nương tựa, cầu
mong họ được siêu thoát.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận án giới thiệu các hình thức tín ngưỡng, sinh hoạt tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc. Đó là tín ngưỡng thờ Cá Ông
và vong linh người mất biển, tín ngưỡng thờ Mẫu với nhiều dạng thức khác nhau.
Điều này cho thấy hệ thống thần linh lẫn niềm tin của ngư dân phong phú, đa dạng để
đáp ứng nhu cầu tinh thần của họ. Kết quả khảo sát, nghiên cứu ở chương 2 đã cho
thấy bức tranh toàn diện về tín ngưỡng, sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân
địa phương. Tất các gắn liền với ngư nghiệp, là niềm tin của ngư dân An Thủy, Sông
Đốc trước nay.

18


Chương 3
TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN:
CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM

3.1. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG
Qua việc tiếp cận lý thuyết chức năng, đồng thời tổng hợp những tư liệu thu
thập tại hai xã An Thủy và thị trấn Sông Đốc, cho thấy hai chức năng chính của tín
ngưỡng là: (1) Chức năng tâm lý nhằm đem đến sự ổn định tâm lý, tạo ra tâm lý bình
an cũng như vững tâm hơn trước những rủi ro của ngư nghiệp, (2) Chức năng xã hội
được thể hiện qua tính cố kết lẫn sự tái hiện các giá trị truyền thống lẫn sự trao truyền
văn hóa giữa các thế hệ trong cộng đồng. Đây là hai hướng tiếp cận với mục đích làm
sáng tỏ vị trí, vai trò của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa- xã hội hai cộng đồng ngư
dân được chọn khảo sát nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.
3.1.1. Chức năng tâm lý
Đối với người làm nghề đánh bắt thủy hải sản ở An Thủy và Sông Đốc, thông
qua tín ngưỡng bằng một niềm tin sâu sắc và thực hành rộng rãi cũng hướng đến mục
đích này. Thường xuyên đối phó với những bất trắc từ môi trường biển cả và các rủi
ro sinh kế phát sinh chính là nguyên nhân, động thái để hình thành cũng như tiếp tục
duy trì, phát triển mạnh mẽ từ niềm xác tín vào các thần linh cho đến việc tăng cường
thực hành tín ngưỡng ở cộng đồng. Vậy những rủi ro, trở ngại mà họ phải thường
xuyên đối mặt, lo nghĩ hiện nay là gì?
Đầu tiên, đó là những lo lắng của các tài công và ngư phủ đi trên các ghe tàu.
Nhóm này trực tiếp ra khơi đánh bắt. Lênh đênh trên biển đánh bắt dài ngày, cho nên
nhóm này lo sợ tính hình thời tiết bất thường, lo lắng về áp lực sản lượng đánh bắt
làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập mỗi chuyến đi biển của họ.
Kế tiếp, nhiều chủ ghe ở địa phương cũng bày tỏ nhiều trăn trở, lo âu của bản
thân. Đối với họ, chiếc ghe là tài sản lớn nhất, là phương tiện chính tạo ra thu nhập để
nuôi sống, phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, các chủ ghe rất lo lắng mỗi khi ghe ra
khơi gặp những rủi ro: Sản lượng khai thác ít dẫn đến lỗ lã khiến chủ ghe phải bán đi
chiếc ghe, tình hình ngày một khan hiếm lượng ngư phủ đi theo ghe, nhất là tình trạng
ghe bị các nước xung quanh tịch thu vì tài công lái ghe sang hải phận nước ngoài
đánh bắt.
Tiếp theo, nhiều chủ đại lý thu mua thủy hải sản còn tham gia đầu tư tiền cho
các chủ ghe cào ra khơi đánh bắt và thu mua toàn bộ lượng thủy hải sản đánh bắt

được. Vì thế, họ bày tỏ lo ngại việc tham gia đầu tư nguồn kinh phí cho các chủ ghe
cào đánh bắt ngoài khơi dài ngày rất dễ bị thất thoát. Các chủ ghe bắt buộc phải bán
lại toàn bộ nguồn tôm, cá đánh bắt cho các đại lý này theo qui ước.
Như vậy, những vấn đề nêu trên chính là những rủi ro, thách thức của ngư
nghiệp tại địa phương. Nghề đánh bắt thủy hải sản là nghề có vai trò quan trọng, nòng
cốt và chi phối đến hoạt động kinh tế của người dân ở Xã An Thủy và Thị trấn Sông
Đốc. Vì vậy, nếu hoạt động đánh bắt thủy hải sản ở địa phương liên tục gặp rủi ro, bất
trắc chắc chắn sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh tế của cộng đồng. Những nhân tố
bất ổn, rủi ro của hoạt động ngư nghiệp- sinh kế chính của ngư dân An Thủy, Sông
Đốc là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng tăng cường niềm tin và gia tăng thực
hành tín ngưỡng không chỉ ở phạm vi những người trong ngành ngư nghiệp mà còn
tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội của người dân địa phương. Cho nên,
19


điều này đem lại sự ổn định tâm lý, vững tin cho các chủ vựa, chủ ghe, ngư phủ nói
riêng và cộng đồng nói chung trước những rủi ro, bất trắc mà họ thường xuyên đối
mặt. Hay nói cách khác, đó là tìm kiếm sự an toàn tinh thần bởi có nhiều vấn đề tác
động đến sinh kế lẫn cuộc sống của họ. Trước những áp lực bởi nhiều rủi ro từ hoạt
động sinh kế phát sinh đã nảy sinh, gia tăng nhiều biểu hiện trong niềm tin lẫn thực
hành tín ngưỡng của những người liên quan đến nghề đánh bắt. Điều đó giúp cho họ
được an tâm, đồng thời càng vững tin hơn mỗi khi ghe tàu ra khơi. Mỗi nhóm bày tỏ
niềm tin của họ bằng những hành vi cụ thể:
- Trước tiên, đối với tài công và ngư phủ, để trấn an tâm lý trước nỗi lo sợ
giông bão lẫn sản lượng đánh bắt có tính may rủi cũng như sự an toàn tính mạng nên
họ bắt buộc phải cúng bái mỗi ngày trên ghe và đặt trọn niềm tin vào Thần Nam Hải,
Quan Âm Nam Hải, Bà Cậu, Bà Thủy và các vong hồn đã mất trên biển. Tài công,
ngư phủ còn tham gia các lễ hội nghinh Ông, lễ hội kỳ yên tại địa phương. Họ đến
lăng, miếu thắp hương, cầu khấn Nam Hải Tướng Quân cùng các vị thánh mẫu phù hộ
công việc đánh bắt bình yên, thuận lợi.

-Kế đến, các chủ ghe luôn lo lắng trước sản lượng đánh bắt, tình trạng hoạt
động của ghe trên biển, khan hiếm ngư phủ, cho nên bắt buộc họ phải thực hiện các
hành vi tín ngưỡng như một biện pháp để giảm đi những lo lắng này. Tuy ở trong bờ,
nhưng các chủ ghe luôn thể hiện trách nhiệm của mình cúng bái thần linh, các vong
linh trên biển. Đầu tiên, mỗi khi ghe ra khơi, họ sắm sửa lễ vật chu đáo để cúng ghe,
cụ thể là ở bàn thờ trong ca bin và phía trước mũi ghe. Các chủ ghe còn tham dự các
lễ hội tại địa phương. Các chủ ghe thường xuyên phối hợp tổ chức đi dâng hương ở
Chùa Quan Âm Phật Đài (Bạc Liêu) để cầu xin bồ tát phù hộ nghề nghiệp của họ sung
túc, khá giả. Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, lần lượt các chủ ghe tổ chức thuê xe đi
đến chùa này để dâng hương cầu nguyện Quan Âm Nam Hải.
- Tiếp theo, các chủ đại lý thu mua thủy hải sản là người trực tiếp thu mua và
phân phối lượng tôm cá đánh bắt được của ngư dân sau mỗi đợt đánh bắt trên biển. Là
nhà đầu tư vốn cho ghe ra khơi, nên họ không thể không quan tâm đến việc cúng tế tại
địa phương để yên tâm hơn trong việc kinh doanh. Cho nên, dễ nhận thấy nhất là
trong các dịp lễ hội nghinh Ông, lễ hội kỳ yên, lễ vía, họ thường sắm sửa lễ vật chu
đáo không kém gì các chủ ghe đến các địa điểm thờ tự thành tâm khấn vái. Nghe tin
lăng, miếu sữa chữa, trùng tu, họ cũng tích cực tham gia ủng hộ tài chánh.
- Cuối cùng, cùng với những người liên quan trực tiếp đến nghề đánh bắt, toàn
bộ cộng đồng cùng tham gia vào những hoạt động tín ngưỡng địa phương. Họ không
những cầu nguyện cho bản thân trên phương diện sức khỏe, gia đình nói riêng mà còn
mong muốn hoạt động đánh bắt thủy hải sản ở địa phương luôn ổn định và phát triển,
làm cho cuộc sống của nhiều người luôn sung túc.
3.1.2. Chức năng xã hội
Radcliffe –Brown lập luận: Với xã hội, chức năng của tín ngưỡng, tôn giáo
mang đến sự nối kết chặt chẽ giữa các thành viên nhằm tăng cường tính đoàn kết lẫn
sự thống nhất trong cộng đồng. Từ những dữ liệu thu thập ở hai cộng đồng đã cho
thấy chức năng xã hội của tín ngưỡng hoàn toàn trùng hợp với lập luận này. Cho nên,
cần tìm hiểu và phân tích chức năng cố kết cộng đồng, thể hiện lẫn trao truyền các giá
trị văn hóa truyền thống của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng
ngư dân An Thủy và Sông Đốc.

* Sự cố kết cộng đồng

20


Chức năng cố kết cộng đồng của tín ngưỡng được thể hiện ở nhiều phương
diện, nhất là các lễ hội được tổ chức hàng năm tại An Thủy và Sông Đốc. Cho nên,
điều này còn tạo ra sự kết dính giữa các thành phần tham gia trực tiếp đến nghề đánh
bắt thủy hải sản tại hai cộng đồng, tăng cường mối quan hệ giữa ngư nghiệp và các
ngành nghề khác trong cộng đồng. Đặc biệt, với các chủ ghe An Thủy đang làm ăn ở
Thị trấn Sông Đốc, nhờ vào lễ hội- một sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng tạo cơ hội
giúp họ giao lưu với người dân địa phương. Ngược lại, những lễ hội tại An Thủy còn
là dịp để họ trở về quê quán cũng như thông báo cho các chủ ghe, chủ vựa thu mua
thủy hải sản trên địa bàn Thị trấn Sông Đốc đến đây cúng bái, tìm hiểu. Từ đó tạo nên
mối liên hệ chặt chẽ, thân thiết giữa hai cộng đồng trước nay. Tín ngưỡng đã mang lại
tính cố kết cho cộng đồng ngư dân địa phương. Nhờ vào chức năng này mà các ngư
phủ, tài công, chủ ghe, chủ vựa nói riêng cũng như cộng đồng nói chung có được sự
gắn bó, vui vẻ, ngày một kết nối chặt chẽ hơn trong việc tương trợ lẫn mục đích cùng
nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lẫn nghề nghiệp. Ngoài ra, phải chăng
điều này sẽ giúp họ đương đầu những thách thức đang đặt ra, nhất là hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững nghề đánh bắt cá lâu dài?
* Việc tái hiện và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống giữa các thế
hệ trong cộng đồng
Trong bản thân tín ngưỡng luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống
của cộng đồng. Thông qua lễ hội và những sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật, các trò diễn
dân gian, ẩm thực, trang phục, phong tục, kiêng kỵ,…sẽ tái hiện những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh qua thời gian. Sự tái hiện các giá trị
văn hóa truyền thống biểu hiện rõ nét, có tính đa dạng trong tín ngưỡng của cộng
đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc. Có thể nhận biết điều này thông qua trang phục, lễ
vật, ẩm thực cũng các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Nói chung, việc tái

hiện và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống giữa các thế hệ trong cộng đồng
còn là chức năng của tín ngưỡng ở hai cộng đồng ngư dân ven biển An Thủy, Sông
Đốc. Nhờ vậy, có thể giúp nhận diện các đặc điểm lẫn những sắc thái văn hóa truyền
thống thông qua nhiều biểu hiện khác nhau, nhất là trong sinh hoạt lễ hội định kỳ
hằng năm. Cho nên, lễ hội không chỉ là một bức tranh phản chiếu ước vọng của cộng
đồng, thể hiện đời sống kinh tế và xã hội của địa phương, còn là dịp để cộng đồng gặp
gỡ, nối kết và biểu hiện một cách sống động những giá trị văn hóa truyền thống, thăng
hoa những cảm xúc và tăng cường sức mạnh trước những thách thức đang chờ đợi
phía trước
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
Bên cạnh phân tích chức năng tín ngưỡng việc nhận diện những đặc điểm tín
ngưỡng hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc là một vấn đề cần thiết. Qua
phân tích tư liệu thu thập đã cho thấy năm đặc điểm chính gồm: 1) Gắn liền với đặc
điểm môi trường sinh thái của địa phương, 2) Sự kết hợp giữa các yếu tố thiêng/phàm,
3) Sự giao thoa tiếp biến văn hóa, 4) Tính đa thần và sự dung hợp giữa tín ngưỡng
với tôn giáo, 5) Dấu ấn lịch sử địa phương.
3.2.1. Gắn liền với môi trường ven biển, biển địa phương
Môi trường sinh thái tác động lẫn chi phối đến sinh hoạt văn hóa của con
người, đồng thời tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng ở từng địa phương. Vì vậy,
qua tìm hiểu tín ngưỡng của hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc nhằm hiểu
hơn về đặc điểm sinh thái vùng biển địa phương lẫn phương thức, qui luật đánh bắt
của ngư dân nơi đây. Điều này cũng góp phần hiểu rõ hơn quan điểm của học giả
21


Julian Steward cho rằng tôn giáo là một yếu tố nòng cốt trong hệ thống văn hóa bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi môi trường tự nhiên. Sự tác động của môi trường sinh thái đến tín
ngưỡng của ngư dân thể hiện qua các yếu tố: Thời điểm tổ chức lễ hội, vị trí tọa lạc và
nghệ thuật trang trí của một số cơ sở tín ngưỡng, các món ăn mang hương vị biển.
3.2.2. Sự kết hợp giữa thiêng và tục

Sự kết hợp giữa hai yếu tố mang tính đối lập giữa thiêng/ tục trong tín ngưỡng
của cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc là một đặc điểm cần bàn đến. Trong tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân địa phương, hai yếu tố thiêng và tục được biểu hiện rõ
nhất qua các lăng, miếu- nơi thờ tự của cộng đồng. Những nơi này chi phối đến hành
vi của người tham gia thực hành tín ngưỡng mỗi khi lễ hội diễn ra. Đó là thái độ của
người tham gia, cách tổ chức bài trí, nghi thức tế tự cũng như các sinh hoạt vui chơi
giải trí.
3.2.3. Giao thoa, tiếp biến văn hóa Việt-Hoa
Tại hai địa bàn An Thủy và Sông Đốc, quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa
trên lĩnh vực tín ngưỡng chủ yếu diễn ra giữa hai tộc người Việt và Hoa. Người Việt
và người Hoa cùng có mặt ở đây trong suốt tiến trình phát triển của cộng đồng, sinh
sống liền kề với nhau và có mối quan hệ giao lưu với nhau, nhất là hoạt động khai
thác và tổ chúc tiêu thụ nguồn thủy hải sản đánh bắt được. Đây là nguyên nhân dẫn
đến quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa Việt- Hoa trong cộng đồng. Giao thoa tiếp
biến văn hóa Việt-Hoa được thể hiện qua phương diện niềm tin của cộng đồng, việc
thờ tự thần linh trong một số lăng, miếu, được thể hiện qua cả người Việt lẫn Hoa tích
cực tham gia đóng góp các lễ hội, công việc trùng tu, nhất là họ trở thành thành viên
trong một số ban khánh tiết, ban quản trị, ban trị sự các lăng, miếu. quá trình giao thoa
tiếp biến văn hóa Việt Hoa đã góp phần tạo nên đặc trưng riêng, sự nổi bật trong tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân xã An Thủy và thị trấn Sông Đốc. Qua tìm hiểu đã
cho thấy đây là một quá trình không ngừng thâm nhập và tiếp nhận, cải biến những
yếu tố văn hóa của tộc người khác nhằm bổ sung, làm giàu cho các hoạt động tín
ngưỡng của mỗi tộc người trong cộng đồng. Điều này tạo nên tính đa dạng lẫn đáp
ứng nhu cầu tinh thần của người dân địa phương.
3.2.4.Tính đa thần và sự hỗn dung tín ngưỡng với tôn giáo
Tính đa thần và sự hỗn dung giữa tín ngưỡng với tôn giáo còn là một đặc điểm
nổi bật trong tín ngưỡng của hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc. Tính đa
thần trong tín ngưỡng của hai cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc thể hiện khá
rõ qua phương diện tích hợp nhiều vị thần trong các bài văn tế mỗi khi được đọc trong
dịp lễ nghinh Ông, lễ kỳ yên ở các lăng, miếu. Mặc dù mỗi cơ sở thờ tự đều tôn thờ

một vị thần chủ nhưng có nhiều vị thần khác được thỉnh mời về phối hưởng, đồng phù
hộ cộng đồng. Tiếp theo, nhiều ngư phủ và chủ ghe bày tỏ rằng, do công việc đánh
bắt ngày càng nhiều rủi ro, bất trắc, nên việc cúng bái, cầu xin sự phù trợ của thần
linh không chỉ mỗi ngày ở trên ghe mà thường xuyên đi thắp hương, cầu nguyện vào
những ngày lễ kỳ yên, ngày vía ở các lăng, miếu tại địa phương hoặc các xã lân cận.
Đây là một biểu hiện rõ nhất về tính đa thần tín ngưỡng của ngư dân địa phương, vốn
được xuất phát từ nhu cầu tăng cường tìm kiếm sự nương tựa và hỗ trợ tinh thần trong
hoạt động sinh kế lẫn cuộc sống thường ngày
Sự hỗn dung tín ngưỡng với tôn giáo là một đặc điểm của tín ngưỡng cộng
đồng An Thủy và Sông Đốc. Đầu tiên, nổi bật chính là sự hỗn dung giữa tín ngưỡng
với Phật giáo, được thể hiện qua sự tôn thờ lẫn cầu nguyện thường xuyên Bồ tát Quán
Thế Âm trên nhiều ghe tàu đi đánh bắt của ngư dân An Thủy lẫn Sông Đốc. Mặt khác,
22


×