Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN XHH NÔNG THÔN bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.93 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi quá trình phát triển của con người, từ khi sinh ra cho đến lúc
trưởng thành, ta luôn cần nhận sự giáo dục từ nhiều yếu tố khác nhau như gia
đình, nhà trường, xã hội… để từng bước hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Trong đó, gia đình là môi trường góp phần quan trọng nhất trong quá trình
phát triển đấy. Gia đình gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra, dạy cho mỗi
con người những tiếng nói đầu tiên, những nhận thức đầu tiên về cuộc sống,
đồng thời hoàn thiện những kiến thức và bài học mà con người tiếp thu từ
ngoài xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, bạo lực gia đình đang là một mối quan ngại sâu
sắc, một nguy cơ hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân trong gia đình và đặc
biệt là người bị bạo hành. Theo các nghiên cứu trên thế giới ước tính khoảng
20 –50% phụ nữ đã phải chịu bạo lực về thể xác do bạn tình hoặc các thành
viên trong gia đình. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bộ văn hoá, Thể
thao và Du lịch phối hợp với tổ chức UNCEF cho thấy 21,2% cặp vợ chồng
đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình, trong đó 7,3% cặp vợ
chồng thường xuyên xẩy ra bạo lực. Bạo lực gia đình làm tổn hại về thể chất,
tinh thần của người bị bạo lực mà phụ nữ là nạn nhân của bạolực gia đình.
Bạo lực gia đình là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo
động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia
đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về
tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm
tội nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà
còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều
kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt
1



và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ
chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Thực tế hiện nay, phần lớn nạn nhân của các vụ bạo hành chính là phụ
nữ mà nguyên nhân phần lớn là do sự hiểu biết sai lệch về bình đẳng giới
cũng như trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân. Mặc dù về
nguyên tắc, Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực trên cơ
sở giới cũng như bất kì hình thức bất bình đẳng nam nữ nào khác.
Vì vậy, việc xem xét thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề bạo
lực gia đình là điều rất đáng chú ý. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần
nhận diện được vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại, nhất là ở vùng nông
thôn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em lựa chọn đề tài “Thực trạng
nhận thức và những yếu tố tác động đến bạo lực giữa vợ và chồng trong
gia đình Nông thôn Việt Nam hiện nay” với phương pháp là phân tích tài
liệu nhằm làm sáng tỏ thực trạng này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhận thức của người dân khu vực nông thôn về vấn
đề bạo lực gia đình
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa một số khái niệm có liên quan như : bạo lực gia đình,
gia đình, nông thôn,…
- Mức độ phổ biến và hậu quả của bạo lực gia đình hiện nay
- Phân tích, đánh giá các biến số tác động tới hành vi bạo lực gia đình
- Đưa ra giải pháp kiến nghị giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình đối
với phụ nữ
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người dân ở nông thôn về vấn đề bạo lực trong gia đình

2



Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên các bài báo mạng, các công trình nghiên cứu, đề tài
nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian : Các tài liệu từ 2005 – 2013
- Nghiên cứu trên báo mạng và các đề tài nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu có sẵn của 1 số tác
giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời sử dụng
một số phỏng vấn, nội dung có liên quan đến vấn đề, nghiên cứu từ các tạp
chí, các bài báo mạng

3


PHẦN NỘI DUNG
Trong bài viết này, em xin được trình bày về thực trạng đầu tư giáo dục
cho con cái của người dân nông thôn thông qua việc phân tích một số khía
cạnh như: thực trạng đi học của thanh niên nông thôn, mong đợi của cha mẹ
đối với việc học hành của con cái, thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái: thời
gian, tiền bạc… và những yếu tố tác động đến sự đầu tư đó. Em có sử dụng số
liệu và một số kết quả nghiên cứu từ các bài viết trên các tạp chí như:
- “Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trong gia đình nông thôn” của tác giả Trịnh Thái Học được đăng trên
tạp chí Xã hội học số 3, 2007.
- “Quan niệm nhận thức của các thế hệ về mâu thuẫn trong gia
đình” - của tác giả Lê Thi được đăng trên tạp chí Xã hội học số 3, 2009.
- “Báo cáo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữở

Việt Nam”
- “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nông thôn hiện nay”, tác giả
Trần Thị Thắm, nghiên cứu năm 2005
I. Thao tác hóa khái niệm
1. Gia đình
Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm
lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội
nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia
đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung
nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với
gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một
thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa
con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà
4


các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm
đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên
cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
2. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý
của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đối với các
thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức
mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình
thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu
nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.

Bạo lực gia đình là một khái niệm có phần trùng với khái niệm bạo lực
gia đình đối với phu nữ, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau. Tuyên bố của
Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993) đã định nghĩa, bạo
lực đối với phụ nữ là “Bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến,
hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần hoặc gây đau
khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp bức hoặc độc
đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
3. Nông thôn
Nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở
đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, được đặc trưng bởi những
đặc điểm sau :
- Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường,trình độ sản xuất
hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng,mức đầu tư cho nông
thôn không lớn).
- Trong một chừng mực nào đó, tính dân chủ, tự do và công bằng xã
hội thấp hơn thành thị.

5


- Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói
cao.
- Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn, chịu nhiều ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên.
4. Phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay
toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc
điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ
thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc

được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử
dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này.
II. Thực trạng nhận thức bạo lực gia đình giữa vợ và chồng ở nông
thôn hiện nay
1. Về khu vực
Theo kết quả nghiên cứu “ Một số vấn đề về mẫu thuẫn vợ chồng và
bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn” thông qua một
nghiên cứu trường hợp tại xã Phước Thạnh huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang, của tác giả Trịnh Thái Quang được in trên tạp chí Xã Hội Học số
3/2007 cho thấy khi được hỏi về mức độ xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, số
liệu cho thấy : 41,7% người được hỏi trả lời là Thỉnh thoảng, 33,7% được hỏi
trà lời là “Ít khi”, và chỉ có 24,6% người được hỏi trả lời là chưa bao giờ. Số
liệu trên cho thấy tỷ lệ vờ và chồng xảy ra mâu thuẫn trong khu vực khá cao
và thường xuyên tại địa bàn này.

6


Thái độ, hành vi cuả các cặp vợ chồng nói trên có lẽ liên quan rất nhiều
đến đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực đó. Điều này được thể hiện qua
bảng những hành vi bạo hành của chồng đối với vợ mà họ thể chấp nhận được
đối với các lý do sau :
Đánh đập
1.0
1.0
18.8
1.8

0
23.2
16.8
0.9
0.4
1.3
1.3
0.9

Làm trái ý chồng
Tự ý quyết định việc quan trọng
Hỗn láo với chồng
Lười biếng
Không biết làm ăn
Có quan hệ lăng nhăng
Cờ bạc, nghiện hút, đề đóm
Không chăm sóc chồng con
Ăn tiêu hoang phí
Đem của về nhà bố mẹ đẻ
Từ chối quan hệ tình dục
Không muốn sinh thêm con

Mắng chửi
49.2
37.1
42.9
43.2
28.9
27.4
34.7

43.5
44.1
21.3
9.6
8.6

Bảng 1 : Những trường hợp chồng có thể đánh hay mắng vợ (%)
Bảng số liệu trên cho thấy, trong tất cả những lỗi lầm, hành vi mà người
vợ gây nên, thì người trả lời có xu hướng dễ chấp nhận hành vi mắng chửi
hơn là đánh đập, tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận mắng chửi trong 1 số trường hợp là
khá cao, nhất là hành vi làm trái ý chồng (49.2%), tỷ lệ này cũng cao ở 1 số
trường hợp như ăn tiêu hoang phí, không chăm sóc chồng con hay lười
biếng… Thực chất ta có thể thấy, những lỗi lầm khó chấp nhận nhất mà người
trả lời cho thấy đều nằm ở phương diện “lễ giáo gia phong” hay “tam tong tứ
đức” của phụ nữ. Điều này cho thấy tư tưởng của người dân nông thôn (cả
nam và nữ) đều vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo xưa. Họ khó có thể chấp
nhận một người phụ nữ không có “công, dung, ngôn, hạnh”
Bên cạnh đó, ta có thể thấy tỷ lệ người trả lời ít chọn hành vi đánh đập,
phương án được chọn nhiều nhất là do phụ nữ có quan hệ lăng nhăng (23.2%)
hay hỗn láo với chồng (18.8%)
7


2. Về giới tính người được phỏng vấn
Khi nghiên cứ về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình,
việc so sánh nhận thức giữa 2 giới là điều rất quan trọng để có thể nhận thức
được tư tưởng và thái độ của mỗi bên. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy
ra dưới nhiều nguyên nhân và hình thức, nhưng phần lớn nạn nhân vẫn là phụ
nữ.
Các chỉ báo

Mắng chửi
Xỉ vả
Tát
Đấm đá
Đánh bằng roi, gậy
Ném bằng bất cứ vật gì
Bỏ lửng
Bắt phải đẻ thêm con trai
Cưỡng ép quan hệ tình dục
Cấm đoán quan hệ với mọi người
Cấm tham gia hoạt động xã hội

Nữ
45.0
4.6
7.9
0.5
0.1
0.5
9.9
2.8
0.2
3.8
2.6

Nam
45.1
6.2
8.4
0.9

1.2
0.7
11.7
2.9
0.2
4.3
4.1

Bảng 2 : Hành vi chấp nhận được trong gia đình theo giới tính (%)
Bảng số liệu trên được rút ra sau nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam”, được nghiên cứu bởi tác giả Trần Thị Thắm, tiến hành
năm 2005. Ta có thể nhận thấy, tỷ lệ nam giới va nữ giới chấp nhận các hành
vi bạo lực này đều ở mức ngang bằng nhau và có sự chênh lệnh thì cũng
không lớn. Điều này cho ta thấy 1 nghịch lý, bởi phụ nữ trong nghiên cứu và
khi được hỏi vốn là đối tượng của bạo hành, nhưng lại chấp nhận việc bạo
hành tương đương với nam giới (ví dụ : 7.9% phụ nữ so với 8.4% nam giới
chấp nhận hành vi đánh đập…). Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới vẫn
còn rất phổ biến ở khu vực này bởi phụ nữ vẫn coi việc bị chính chồng của
mình bạo hành là hành vi có thể chấp nhận.
Khi được khảo sát về mức độ chấp nhận những hành vi bạo hành của
nam giới, nghiên cứu cũng thu được bảng số liệu sau :
8


Nữ
52.0
40.1
67.7
51.8
32.8

57.8
58.5
48.4
47.5
22.1
14.7
13.1

Làm trái ý chồng
Tự ý quyết định việc quan trọng
Hỗn láo với chồng
Lười biếng
Không biết làm ăn
Có quan hệ lăng nhăng
Cờ bạc, nghiện hút, đề đóm
Không chăm sóc chồng con
Ăn tiêu hoang phí
Đem của về nhà bố mẹ đẻ
Từ chối quan hệ tình dục
Không muốn sinh thêm con

Nam
48.2
35.8
54.7
37.1
24.4
42.2
43.4
39.8

41.1
23.1
6.4
5.1

Bảng 3 : Trường hợp chồng có thể đánh và mắng chửi vợ
theo giới tính (%)
Qua bảng 3, ta có thể thấy, trong nhiều trường hợp, tỷ lệ phụ nữ chấp
nhận hành vi bị đánh đập, mắng chửi không những ở ngưỡng xấp xỉ mà phần
lớn còn cao hơn cả nam giới. Ví dụ trong việc ủng hộ và chấp nhận việc bạo
hành nếu phụ nữ lười biếng, trong khi 37.1% người trả lời là nam đồng tình,
thì phụ nữ đồng tình chiếm đến 51.8%. Đối với phụ nữ, việc đáng lên án nhất
là nếu “cờ bạc, nghiện hút, đề đóm” (58.5%) song nam giới lại cho rằng đáng
dung bạo lực nếu vợ dám làm trái ý chồng (54.7%). Như vậy, thực tế nam giới
là người gây bạo hành nhưng phụ nữ lại là người đa số đồng tình và ủng hộ.
Chính những người vợ cũng cho rằng hành vi bạo lực trong gia đình cũng có
thể được chấp nhận.
3. Về độ tuổi

9


Theo số liệu khi nghiên cứu về tỷ lệ bạo hành diễn ra nhiều nhất ở các
cặp vợ chông trẻ tuổi (47.4%) và càng tới khi nhiều tuổi hơn, tỷ lệ này ngày
càng giảm. Những cặp vợ chồng trẻ thường mới cưới, ít kinh nghiệm nên họ
thường xuyên xảy ra các mâu thuận. Đây cũng là 1 trong số các lý do cơ bản
dẫn đến bạo lực gia đình. Từ đây ta cũng nhận thấy, tuổi tác là 1 vấn đề vô
cùng quan trọng quyết định nhận thức của mỗi con người về bạo lực gia đình.

10



Các chỉ báo
Mắng chửi
Tát
Đấm đá
Đánh bằng roi, gậy
Ném bằng bất cứ

<34
48.4
7.9
0.4
0.4
0.4

Nữ
34 - 40
42.4
6.7
0
0
0

<34
50.6
8.2
0
0
0


Nam
34 - 40
39.4
4.5
1.5
3.0
1.5

40+
43.9
8.7
1.1
0
0.9

40+
46.3
11.4
0.9
0.5
0.5

vật gì
Bỏ lửng
Bắt phải đẻ thêm

10.5
4.1


8.6
1.7

10.4
2.4

16.7
3.9

8.6
0

11.3
4.5

con trai
Cấm đoán quan hệ

2.9

6.6

2.2

6.4

2.2

4.7


với mọi người
Cấm tham gia các

3.3

4.4

0.4

2.1

0.6

7.7

hoạt động xã hội
Bảng 4 : Tương quan giữa tuổi của người trả lời
và hành vi có thể chấp nhận trong gia đình (%)
Thực tế có thể thấy, sự ủng hộ các hành động ngược đãi nặng nề ngay
trong gia đình đối với những hành động như tát, đấm đá, bỏ lửng… Phụ nữ
lớn tuổi (40+) thường dễ dàng chấp nhận nhất, thuường chiếm tỷ lệ cao, ví dụ
như đối với hành vi đấm đá vợ, phụ nữ lớn tuổi ủng hộ 1.1% trong khi nhóm
phụ nữ <34 và 34-40 lần lượt ủng hộ 0.4% và không ủng hộ. Có thể thấy
được rằng, phụ nữ lớn tuổi là người chịu ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh
nữ nhiều hơn, ảnh hưởng nhiểu hơn bởi lối tư tưởng cũ nên mới có sự khác
biệt đó.
Ngược lại, cả nhóm phụ nữ và nam giới trẻ (<34 tuổi) lại rất dễ dàng
chấp nhận hành vi mắng chửi hay bỏ lửng. Tuy những hành động này không
quá nặng nề nhưng điều này cũng cho thấy sự đổi mới của xã hội, của đất
nước dù đã và đang bước chân vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội

vẫn không làm tư duy về bất bình đẳng giới giữa nam và nữ thay đổi nhiều.
11


4. Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn luôn là một chỉ báo quan trọng trong việc quyết định
đến hành vi của mỗi cá nhân. Khi xem xét số liệu về học vấn của người chồng
và tỷ lệ các hộ gia đình có hành vi bạo lực, kết quả nghiên cứu cho thấy 100%
những hộ gia đình có bạo lực là chồng chỉ học dưới lớp 9. Điều này cũng
tương tự đối với trình độ học vấn của người vợ. Những người vợ trong gia
đình có xảy ra bạo lực có tới 94.7% chỉ có trình độ Trung học cơ sở và chỉ có
5.3% học trên lớp 10. Điều này cho thấy người chồng học thức càng thấp thì
càng hay dung vũ lực để giai quyết mâu thuẫn gia đình, nghĩa là trình độ học
vấn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với bạo lực gia đình, học vấn càng thấp, bạo
lực gia đình xảy ra càng nhiều.
Khi đánh giá về ảnh hưởng của học vấn tới tình trạng bạo lực gia đình,
một y sĩ 40 tuổi nghĩ rằng những người học hành đầy đủ sẽ rất để bụng nếu bị
chồng có hành vi lăng mạ, hay dung những từ ngữ, hành động thô bạo và sẽ
coi đó hành vi không thể chấp nhận được, trong khi đối với phụ nữ không có
học, việc đó sẽ được xem nhẹ hơn, thậm chí có thể coi đó là chuyện rất bình
thường
Tuy nhiên, việc bạo lực gia đình có thể xảy ra trong những gia đình có
học vấn cao không phải là không có.
“Người lao động chân tay mắng chửi, đánh nhau là chuyện bình
thường, nhưng tôi thấy có gia đình vợ chồng là giáo viên mà vẫn đánh nhau.
Người chồng rất hay tát vào mặt vợ, kể cả lúc đông người. Anh ta nghĩ rằng
tát vợ là chuyện bình thường, không có gì nghiêm trọng” (nữ, xã Đông Động,
Thái Bình, 41 tuổi, văn hóa 10/10, làm ruộng)
Thực chất, khi xét đến các điều kiện kinh tế, thì trình độ học vấn không
còn là một yếu tố quá quan trọng bởi cũng có những gia đình học vấn đầy đủ

nhưng thu nhập quá thấp. Các gia đình có học vấn thấp thường xuyên xảy ra
bạo lực hơn các gia đình trung lưu, và bên cạnh đó, học vấn thấp và không
hiểu biết nhiều về pháp luật cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ trở nên
12


cam chịu hơn nếu bị bạo hành. Đặc biệt ở vùng nông thôn, đa số đều có học
vấn thấp nên tình trạng bị bạo lực gia đình hay đối xử ngược đãi bởi chính
những người chồng của mình là điều không thể tránh khỏi.
III. Những yếu tố tác động đến bạo lực giứa vợ và chông trong gia
đình Nông thôn Việt Nam hiện nay
Về kinh tế, không thể coi nghèo đói là yếu tố gây ra bạo lực gia đình,
bởi vì có nhiều cặp vợ chồng quanh năm nghèo đói nhưng vẫn sống hoà
thuận, hạnh phúc. Tuy nhiên, kinh tế quá khó khăn, sự nghèo đói và bạo lực
gia đình là 2 mặt của một vấn đề. Trong nhiều trường hợp do sự nghèo đói
nên đã không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong gia
đình (ăn, ở, học hành, đi lại..). Những khó khăn vất vả trong việc kiếm tiền đè
nặng lên cuộc sống gia đình, gây nên sự bực dọc khiến cho các mối quan hệ
trong gia đình luôn căng thẳng, gieo mầm cho bạo lực gia đình. Sự nghèo đói
làm nảy sinh bạo lực gia đình thì ngược lại, chính bạo lực gia đình lại tăng
thêm sự nghèo đói. Sự căng thẳng thường xuyên trong gia đình gây sức ép
nặng nề làm các thành viên gia đình.

Trong cuộc sống hàng ngày và nhất là cuộc sống vợ chồng thì càng
không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến hàng ngày. Biểu đồ 2

13


cho thấy, nguyên nhân chính gây nên sự bất đồng này nằm ở khía cạnh kinh tế

(60.4%). Điều này vô cùng dễ hiểu, đặc biệt đối với người dân ở khu vực
nông thôn, bởi đó chính là nguồn sống của mỗi gia đình, nhất là khi những
được mất trong kinh doanh, mất mùa đói kém đã chi phối, trở thành những
nỗi lo toan làm biến đổi tình cảm của họ, dễ nổi nóng, dễ hung hãn, nổi cáu.
Do đó, những gia đình khá giả ít xảy ra hơn những gia đình nghèo khó. Ở
nông thôn, hầu hết nguồn thu nhập của các gia đình là từ nông nghiệp, nếu
mùa màng thất thu sẽ dẫn tới đói ăn. Chính vì vậy, căng thẳng về vật chất ắt
dẫn đến bế tắc về tinh thần, chính vì vậy, bạo lực trở thành điều không thể
tránh khỏi.
“Xung đột gia đình thường xảy ra trong các gia đình nghèo phải đương
đầu với tình cảnh không có cửa trước cửa sau. Nói cách khác, khi đầu óc rối
bơi thì chẳng tìm ra lối thoát. Khi đó dễ xảy ra xung đột gia đình nếu anh hay
vợ anh nói 1 câu gì đó xúc phạm hay làm điều gì đó thiếu suy nghĩ” (cán bộ
xã Đông Động, Thái Bình, nam, 45 tuổi)

Biểu đồ 3 còn cho thấy, nếu mức thu nhập của vợ càng cao hơn so với
chồng mình, thì tỷ lệ bị bạo hành lại càng cao. Tỷ lệ có bạo lực xảy ra cao
nhất chiếm 38.5% và rơi vào trường hợp thu nhập của vợ hơn chồng, trong

14


khi nếu thu nhập của chồng hơn vợ thì tỷ lệ này chỉ còn 27.9%. Điều này cho
thấy người chồng càng dễ nảy sinh hành vi ngược đãi, bạo hành nếu vợ mình
có thu nhập hơn chồng, bởi người nào có kinh tế hơn, người đó có quyền lực,
vậy nên dùng bạo lực gia đình là 1 cách để nam giới trong những trường hợp
này thể hiện uy quyền của mình.
Về phản ứng của người chồng đối với những vấn đề mang tính đạo
lý, các số liệu trên còn cho thấy người chồng phản ứng với những vấn đề
như : không tôn trọng chồng (22.2%), không tôn trọng bố mẹ chồng

( 14.6%) , quan hệ thiếu đứng đắn (8.4%)… Họ phản ứng với những vấn đề
này gay gắt và không chấp nhận việc vợ mình không tuân thủ “tam tòng tứ
đức”, và ngay cả những người phụ nữ cũng vậy. Những người vợ sẵn sàng
cam chịu, không kháng cự lại mỗi khi bị ngược đãi bởi chính họ cũng tự ý
thức những vấn đề này là lỗi lầm về đạo đức mà không tự ý thức rằng đây
thuộc về vấn đề nhận thức. Những vấn đề về bình đẳng giới, quyền hạn và
nghĩa vụ của bản thân vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn và sâu sắc.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc đánh đập, mắng chửi vợ vô cớ
hoặc “không hợp lý” thì thường được giải thích vì những lý do sau :
Say rượu
30.9%

Cờ bạc nghiện hút
13.7%

Nóng tính
11.4%

Bảng 5 : Các nguyên nhân chồng bạo hành vợ “vô cớ”
Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, bia… nam giới thường có
nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như
nhiều người thường lấy cớ say rượu để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải
đưa tiền để đi uống rượu

15


KẾT LUẬN
Qua phân tích một số tài liệu, có thể thấy rằng: bạo lực gia đình đối với
phụ nữ là hiện tượng đang tồn tại tương đối phổ biến ở nông thôn, nhất là

những hành vi xâm phạm phụ nữ bằng lời nói.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề phức tạp và chịu tác động bởi
nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Mức độ phổ biến của bạo lực
gia đình thay đổi theo đặc điểm văn hóa của dân tộc, khu vực sinh sống. Bạo
lực gia đình có xu hướng phổ biến hơn ở những nơi có mức sống thấp, tư
tưởng trọng nam khinh nữ còn tương đối nặng nề.
Các yếu tố học vấn, mức sống, tuổi tác, giới tính phần nào có những
mối quan hệ nhất định với thực trạng mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình, tuy

16


nhiên chưa có đủ bằng chứng để có thể kết luận trong trường hợp này yếu tố
nào là yếu tố có tác động mạnh mẽ tới tình hình mâu thuẫn/bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số nhận thức sai lệch về giới
dẫn tới bạo lực theo tiết lộ của nam giới và phụ nữ tham gia phỏng vấn định
tính. Một là, cách xử trí cơn nóng giận khác nhau. Trong khi đàn ông có
quyền thể hiện cơn giận dữ của mình thì phụ nữ lại được khuyên “đừng nổi
nóng”, “nên giữ im lặng” và họ thường phải nuốt cơn giận và khóc thầm. Hai
là, phụ nữ cần phải đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng để tránh đi việc
chồng đi ngoại tình vì nhu cầu tình dục của nam cao hơn nữ và phải được thỏa
mãn. Ba là, bản chất của người phụ nữ Việt nam là chịu đựng. Nam nữ bình
đẳng nhưng một người phụ nữ khôn ngoan sẽ biết chịu đựng và phụ nữ còn
phải chịu đựng người bên nhà chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Trịnh Thái Học , “Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực
gia đình đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn” , tạp chí Xã hội học số 3,
2007.

- Lê Thi , “Quan niệm nhận thức của các thế hệ về mâu thuẫn trong
gia đình” - tạp chí Xã hội học số 3, 2009.
- “Báo cáo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữở
Việt Nam”
- Trần Thị Thắm, “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nông thôn hiện
nay, nghiên cứu năm 2005
17


18


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1. Danh mục bảng
Bảng 1 : Những trường hợp chồng có thể đánh hay mắng vợ
Bảng 2 : Hành vi chấp nhận được trong gia đình theo giới tính
Bảng 3 : Trường hợp chồng có thể đánh và mắng chửi vợ theo giới tính (%)
Bảng 4: Tương quan giữa tuổi của người trả lời và hành vi có thể chấp nhận
trong gia đình (%)
Bảng 5 : Các nguyên nhân chồng bạo hành vợ “vô cớ”
2. Danh mục biểu
Biểu đồ 1: Tỷ lệ bạo lực của các nhóm tuổi
Biểu đồ 2: Lý do vợ và chồng bất đồng ý kiến
Biểu đồ 3: So sánh mức thu nhập giữa vợ và chồng

19


MỤC LỤC


20



×