Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

tiểu luận cao học tác động của văn hóa mạng đối với đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.78 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên số khi mà mỗi giây mỗi phút trôi qua
có không biết bao nhiêu là hoạt động trên internet đang diễn ra. Chính mạng
lưới internet toàn cầu đã tạo ra một Thế giới phẳng. Khi xã hội phát triển,
công nghệ thông tin đã trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với
giới trẻ, đặc biệt là sự phát triển của các trang mang xã hội. Sự ra đời ồ ạt của
mạng xã hội thời gian gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam với tính
năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng đã thật sự đi sâu vào đời sống của
cư dân mạng.
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995. Mạng xã hội tạo ra một
hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông
tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
Tuy nhiên cái gì cũng đều tồn tại với hai mặt song hành.Văn hóa mạng
ở Việt Nam cũng vậy, còn có nhiều điều cần phải suy nhẫm
Văn hóa mạng ngày càng phát triển, ảnh hưởng ngày càng lớn tới con
người, đặc biệt là với giới trẻ. Văn hóa mạng chính là con dao hai lưỡi, vừa
làm cho văn hóa Việt Nam them phong phú, đặc sắc hơn, vừa có những ảnh
hưởng tiêu cực đối với nền văn hóa nói chung và giới trẻ nói riêng.
Việc nhận diện văn hóa mạng, và tìm hiểu văn hóa mạng là vấn đề cần
phải nghiên cứu. Để có thể hiểu thêm về văn hóa mạng, thấy được những ảnh
hưởng của văn hóa mạng tới đời sống. Để từ đó có cái nhìn, hành động đúng
đắn hơn từ mạng xã hội.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nhận diện văn hóa mạng và tác động của văn
hóa mạng đối với đời sống” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu.
Đây là vấn đề được cả thế giới quan tâm, trong đó có cả Việt Nam.
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này nhưng dưới
nhiều góc độ khác nhau.



Có thể kể ra một số công trình ít nhiều có liên quan tới đề tài nghiên
cứu này ở Việt Nam như:
Nghiên cứu về việc sử dụng Internet trong trẻ em (Nguyễn Thị Minh
Phương, Trịnh Hòa Bình, Nguyễn Quý Thanh, 2002).
Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội (Lê Thanh Bình, Tạ Ngọc
Tấn, Trần Hữu Quang, 2008).
Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt
Nam (Bùi Hoài Sơn 2008).
Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản (tác giả Nguyễn Trường Giang)
Mạng xã hội và sinh viên báo chí (đề tài nghiên cứu khoa học của sinh
viên Nghuyễn Phương Anh, sinh viên báo in K28A2, khoa báo chí, Học
viện Báo chí – Tuyên truyền (2011).
Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại Học khu vực Hà
Nội hiện nay. (Luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2013 - Lê Trần Lan Hương).
Cả trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay thì những nghiên cứu
về mạng xã hội đều không còn là mới. Tuy nhiên những đề tài đó nghiên cứu
rộng về mạng xã hội và tác động của nó, nhưng lại chưa có đề tài nào đi sâu
tìm hiểu nhận diện văn hóa mạng và tác động của văn hóa mạng đối với đời
sống.
Ngoài những đề tài nghiên cứu còn có một số tài liệu khác cũng có liên
quan đến vấn đề văn hóa mạng của các giảng viên, sinh viên của Học viện
báo chí và tuyên truyền.
Tiếp thu những ý kiến từ những công trình nghiên cứu quý báu của
những người đi trước. Đề tài này bổ sung cho các đề tài khác để cho đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Qua khảo sát, quan sát thực tiễn và cả trải nghiệm của cá nhân về văn

hóa mạng. Công trình này giúp cho người đọc có thể hiểu hơn về vấn đề nhận
diện văn hóa mạng và tác động của văn hóa mạng đối với đời sống.


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, cần phải thực hiện các nhiêm vụ
nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu các mạng xã hội hiện nay.

- Tìm hiểu đặc điểm nhận diện văn hóa mạng.
- Khảo sát tình hình sử dụng mạng xã hội (facebook) ở Việt Nam.
- Đi sâu tìm hiểu về văn hóa mạng.
- Đi sâu tìm hiểu và phân tích những tác động tích cực của văn hóa
mạng đối với đời sống.
- Đi sâu tìm hiểu và phân tích những tác động tiêu cực của văn hóa
mạng đối với đời sống.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong vấn đề tác động
của văn hóa mạng đối với đời sống.
- Đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong vấn đề tác động
của văn hóa mạng đối với đời sống cho giới trẻ, và cho nhà quản lý.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nhận diện văn hóa mạng và tác
động của văn hóa mạng đối với đời sống (facebook) đối với thanh niên hiện
nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi quy mô trong đề tài này là văn hóa mạng – mạng xã hội.
- Phạm vi không gian: Facebook.

- Phạm vi thời gian: 2012 – 2015.

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lí luận.
Nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc lí luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin
về văn hóa.


Đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm chủ trương chính sách của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà Nước về vai trò của báo chí và các phương
tiện truyền thông đại chúng trong tổ chức quản lí giám sát xã hội đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng và định hướng chuẩn mực đạo đức giá trị xã
hội hiện nay.

5.2. Phương pháp nhiên cứu.
Trong đề tài này tôi lựa chon một số các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết
thành những mặt những bộ phận những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để
nhận thức phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó
chọn lọc những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài của mình.
- Phương pháp phân tích nguồn tài liệu.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết những mặt
những bộ phận những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập
được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu
sắc về chủ đề nghiên cứu.
Phương pháo quan sát, phỏng vấn.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tiếp cận thực tiễn.

Phương pháp liên hệ bản thân.
Phương pháp lắng nghe những ý kiến của những người xung quanh.

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Về lí luận: là công trình nghiên cứu sâu về vấn đề nhận diện văn hóa
mạng và tác động của văn hóa mạng đối với đời sống.
Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài có giá trị thực
tiễn đối với nghiên cứu, học tập có liên quan đến vấn đề văn hóa mạng. Giúp
các bậc phụ huynh thấy được văn hóa mạng và mặt trái của nó để giáo dục


con cái. Giúp giới trẻ nhận diện văn hóa mạng, sử dụng mạng xã hội một cách
đúng đắn có hiệu quả, giúp văn hóa mạng ngày càng phát triển theo hướng
tích cực.

7. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung gồm 3 chương và
Chương 1: Khái quá về mạng xã hội và văn hóa mạng.
1. Một số khái niệm
2. Khái quát về mạng xã hội
3. Khái quát về văn hóa mạng
Chương 2: Văn hóa mạng và tác động của văn hóa mạng đối với đời
sống
1. Nhận diện văn hóa mạng
2. Tác động của văn hóa mạng đối với đời sống giới trẻ hiện nay
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
1. Nguyên nhân
2. Giải pháp



NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA MẠNG
1. Một số khái niệm
1.1. Mạng Internet
Mạng máy tính hay hệ thống mạng được thiết lập khi có từ 2 máy vi
tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ những nguồn tài nguyên và thông tin.
Mạng Internet có thể được hiểu một cách đơn giản là sự kết nối các máy tính
có sử dụng Internet.
1.2. Mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những
người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.
1.3. Văn hóa mạng
Văn hóa mạng, đây là một khái niệm có nội hàm rất rộng, có thể hiểu
một cách ngắn gọn là tất cả những biểu hiện của con người tham gia vào cộng
đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện trên mạng Internet.
2. Khái quát về mạng xã hội
2.1. Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam
2.1.1. Youtube
Mặc dù xếp sau Facebook ở vị trí mạng xã hội phổ biến nhất thế giới
nhưng Youtube lại thống trị hoàn toàn ở Việt Nam. Có thể nói khả năng đáp
ứng nhu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến các vấn đề giải trí, kinh tế, xã hội,
thời sự, … toàn cầu thông qua video chính là thế mạnh của mạng chia sẻ
video trực tuyến này.
2.1.2. Facebook
Vượt ngưỡng hơn 1 tỉ người sử dụng vào đầu tháng 10 vừa qua,
Facebook xứng đáng là mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay. Dù mới cập



bến Việt Nam chưa lâu, nhưng Facebook đã nhanh chóng lan nhanh khắp các
tỉnh và thành phố với tốc độ chóng mặt.
Điều hấp dẫn người sử dụng ở mạng xã hội này chính là khả năng
liên kết và chia sẻ thông tin nhanh chóng, giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
Nhờ vậy mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm, theo sát và cập nhật sự kiện,
tình hình xung quanh cuộc sống của mình.
Khó có thể cưỡng lại việc truy cập Facebook thông qua các thiết bị
di động mỗi khi rảnh rỗi là một thói quen và phản xạ thường gặp ở rất nhiều
người Việt Nam hiện nay.
2.1.3. Zing Me
ZingMe là một mạng xã hội được cung cấp bởi một nhà phát triển
đến từ Việt Nam. Nhờ đó, ZingMe rất gần gũi và thân thiện hơn so với các
trang mạng xã hội đến từ nước ngoài khác.Nhìn thoáng qua thì chúng ta sẽ rất
dễ nhầm giao diện của ZingMe so với Facebook vì cả hai có khá nhiều nét
tương đồng.
Tuy nhiên, điểm mạnh của ZingMe đó là sự liên kết của nó với nhiều trang
mạng được ưa chuộng khác trong hệ thống của Zing như Zing News, Zing
MP3,… trong đó Zing Mp3 còn được đánh giá là trang nghe nhạc trực tuyến
lớn nhất Việt Nam.
2.1.4. Google Plus
Giống như ZingMe, mạng xã hội này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ
có sự liên kết với các dịch vụ được cung cấp từ Google khác như Gmail,
Youtube,… Giao diện và cách sử dụng trên Google Plus khá đơn giản và gần
gũi nhưng vẫn rất đa dạng.
Chỉ cần người sử dụng đăng nhập qua tài khoản Gmail của mình hay truy
cập vào Youtube thì các thông báo của họ ở Google Plus cũng có thể được cập
nhật thông qua đó. Với Google Plus, việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản



tin thời sự đọc được trên Google News hay đoạn phim từ Youtube đều được
thực hiện một cách trực tiếp và đơn giản.
2.1.5. Go.vn
Được cung cấp bởi Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện VTC, Go.vn
là một trang mạng xã hội thuần Việt kiểu mới với thế mạnh về truyền hình và
viễn thông. Nhờ vậy mà lần đầu tiên người sử dụng có thể đồng loạt truy cập
các dịch vụ thông qua Tivi, máy tính và các thiết bị di động cầm tay.
2.2. Đặc điểm của mạng xã hội
Thứ nhất mạng xã hội có tính kết nối, chia sẻ và tương tác rất mạnh.
Từ khi có mạng xã hội thì khoảng cách về địa lý, địa vị, tuổi tác, học vấn,
ngành nghề, dân tộc...không còn nữa. Dù ở đâu, làm gì thì con người đều có
thể kết bạn được với nhau. Mạng xã hội gắn kết những thành viên trong xã
hội lại gần nhau hơn.
Nhờ mạng xã hội mà chúng ta có thể chia sẻ ảnh, tâm trạng, tình cảm, quan
điểm…với nhau.
Thứ hai, tính cá nhân không chính thống và độ tin cậy của nguồn
thông tin trên mạng xã hội.
Mạng xã hội là nơi chia sẻ những thông tin mới, những thông tin này được
cập nhật từng phút từng giờ. Chính vì vậy mà những thông tin này trở nên
phong phú đa dạng hơn bao giờ hết. Nhưng cũng vì vậy mà sẽ có những
thông tin không chuẩn xác, chưa được xác thực.
Mọi người cho rằng mạng xã hội là riêng tư, nhưng sự thậ lại không phải
vậy. mạng xã hội là một thế giới phẳng, vì thế những thông tin được chia sẻ sẽ
được nhiều người biết đến. Và tính riêng tư sẽ không còn nữa.
Thứ ba, mạng xã hội là kho thông tin truyền đi khổng lồ.
Những vấn đề, những hiện tượng chỉ xảy ra vài phút ở ngoài đời thực thì đã
nhanh chóng có mặt trên mạng xã hội. Qua các hình ảnh, status, các bài báo…
của những cư dân mạng. Tốc độ lan truyền của những thông tin này thật khiến



chóng mặt, khi chỉ vài phút đăng tải trên mạng thì có thể gần như cả nước đó
đều biết, rồi dần dần lan ra cả nước ngoài.
Chính vì những thông tin này được cập nhật nhanh chóng nên chưa có một
xác minh gì hết. Và cứ như thế tin tức sẽ lan đi khắp nơi, mà không ai biết
được đó có phải sự thật hay không.
Thứ tư, việc trao đổi thông tin trên mạng xã hội không giới hạn.
Trao đổi thông tin trên mạng xã hội sẽ không bị giới hạn bởi bất kì yếu tố
gì, không giới hạn về thời gian, nội dung,… Cũng chính vì vậy thông tin ở
đây sẽ hết sức phong phú. Những vì thế mà sẽ có nhiều thông tin chưa những
nội dung không đúng với chuẩn mực văn hóa.
2.3. Tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam:
Tỉ lệ người trưởng thành và thanh niên sử dụng mạng xã hội tại Việt
Nam:
Độ tuổi
Tỷ lệ
16 – 24
32%
23 – 25
27%
Người trưởng
27%
thành
Khác
14%
Những nội dung thường đc chia sẻ trên mạng xã hội:
- Chia sẻ ảnh.
- Chia sẻ quan điểm cá nhân.
- Chia sẻ nhật ký, hoạt động cá nhân.
- Và nhiều nội dung khác thường được chia sẻ trên mạng xã hội như sở
thích, thông tin mới…

Có 86% người dùng internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã
hội. Thống kê cho thấy chúng ta tốn tới hơn 5 tiếng mỗi ngày để lên mạng đối
với người dùng máy tính và gần 3 tiếng với người dùng điện thoại. Hầu hết
khoảng thời gian này đều được dùng vào các mạng xã hội. Tổng thời gian
trung bình mà một người Việt Nam truy cập vào mạng xã hội trong ngày là 2
tiếng.


Tình hình sử dụng mạng xã hội của một số nước ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương ( Báo cáo từ WeAreSocial )
Tên nước
Hàn Quốc
Trung Quốc
Nhật Bản
Việt Nam
Singapo

Tỷ lệ người
sử
dụng (%)
30
46
19
33
91

Tốc độ tăng
trưởng
(%)
18

1
9
50
56

Việc sử dụng mạng xã của thanh niên Việt Nam:
Mạng xã hội
Năm 2012 (%)
Facebook
43,7
MySpace
2,9
Twitter
3,7
Google
44,7
Khác
5

Thời gian sử
dụng
(h)
1
1.4
0.3
2
1.6

Năm 2013(%)
73,2

3,3
3,2
12,5
7,8

2.4. Khái quát về Facebook ở Việt Nam
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam.   Theo số liệu thống kê
mới nhất (tháng 11/2014) thì Việt Nam có khoảng 26% dân số (25 triệu/93
triệu) sử dụng Facebook.
Người sử dụng phải đăng ký trước khi sử dụng website, sau đó họ có
thể tạo một hồ sơ cá nhân, kết bạn, trao đổi tin nhắn và gồm cả các
thông báo tự động khi họ cập nhật hồ sơ của mình.
Theo thống kê của trang web wearesocial.net vào năm 2012 như sau:
- Số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam là: 8.5 triệu người, tăng
gấp 3 lần so với năm 2009.
- Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản
Facebook.
- Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ
13 đến 24, chiếm 71%. Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân


biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là
giới trẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THPT. Tại trường THPT chuyên
Lê Quý Đôn, qua khảo sát của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong
tổng số 820 học sinh, kết quả có 799 học sinh (97,44 %) có sử dụng mạng xã
hội.
Facebook ngoài việc là một mạng xã hội, thì cũng là một thị trường rất tốt
để kinh doanh nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Là công cụ giải trí,
công cụ quảng bá văn hóa của địa phương mình với các địa phương khác, của
Việt Nam với nước ngoài.

Nhờ facebook mà con người xích lại gần nhau hơn, con người có cơ hội
bày tỏ quan điểm, cảm xúc…của mình vơi bạn bè, người thân. Là nơi giải trí,
kinh doanh hữu hiệu.
Facebook đã thay đổi cuộc sống con người, ít nhất là trong cách mọi người
giao tiếp. Cùng với sự lây lan của các mạng xã hội, các mối quan hệ đã trở
nên gần gũi hơn và rộng hơn so với trong quá khứ, và các trang web xã hội đã
trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống với tác động tích cực và
tiêu cực của nó.
Facebook có rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng
dụng giải trí thú vị. Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp,
mạng xã hội này sẽ là công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa
chuộng công nghệ.
3. Khái quát về văn hóa mạng
Văn hóa mạng là tất cả những biểu hiện của con người tham gia vào cộng
đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện trên mạng Internet.
Văn hóa mạng thể hiện cụ thể trong văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp.
Trong đề tài này, tôi lựa chọn văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp trên
Facebook của giới trẻ để nghiên cứu sâu.
Văn hóa mạng rất phong phú và đa dạng, mọi người được tự do thể hiện
“bản sắc” riêng của mình. Việc giao lưu kết bạn không chỉ dừng ở trong nước


mà với bạn bè ở nhiều nước. Vì vậy mọi hoạt động, văn hóa của Việt Nam sẽ
được bạn bè quốc tế biết đến một cách dễ dàng hơn. Bạn bè quốc tế nhìn nhận
giới trẻ Việt Nam qua cách thể hiện văn hóa của mình trên facebook cũng như
mạng xã hội khác.
Văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp trên facebook của giới trẻ đặc biệt là
của học sinh, sinh viên ngày càng thay đổi theo thời gian. Giới trẻ sử dụng
facebook với nhiều mục đích khác nhau, để giao lưu kết ban, để học tập, để
thảo luận một vấn đề…

Để hiểu văn hóa mạng với những mặt tích cực và tiêu cực của nó chúng ta
cần hiểu là văn hóa không chỉ là việc giao lưu giữa các nền văn hóa cũng như
sự tương tác qua lại của văn hóa các nước các khu vực mà văn hóa còn thể
hiện qua hoạt động tương tác giữa các thành viên trong xã hội.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến giới
trẻ hiện nay. Ở Việt Nam những đối tượng học sinh, sinh viên sử dụng mạng
xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là Facebook. Văn hóa mạng (facebook) là
vấn đề cần phải được xem xét, đặc biệt là văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp
trên Facebook. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và bàn luận
khi văn hóa mạng đang có sự phát triển theo nhiều chiều hướng.


CHƯƠNG 2: VĂN HÓA MẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA
MẠNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
1. Nhận diện văn hóa mạng
1.1. Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là cách mà cư dân mạng thể hiện
cách ứng xử của mình trước một vấn đề, một hiện tượng trong xã hội.
Trên mạng xã hội chúng ta được tự do bày tỏ quan điểm, tự do phát
ngôn trước những vấn đề, hiện tượng mà chúng ta quan tâm. Chúng ta được
tự do thể hiện thái độ yêu – ghét, trọng – khinh…
Tuy nhiên văn hóa ứng xử trên mạng có chút khác với văn hóa ứng xử
ngoài đời thường. Vì những thông tin lúc này được truyền đi nhiều nơi, và ai
cũng có thể xem, cũng có thể biết.
Mạng xã hội là một thế giới ảo, khi chúng ta bày tỏ thái độ, quan điểm
của mình về một vấn đề, hay một ai đó thì không phải lúc nào học cũng biết
mình là ai, nên nhiều người trong cư dân mạng trở nên mạnh bạo trong những

ngôn từ của mình. Trước đây khi mạng xã hội chưa phát triển việc ứng xử
ngoài đời sống trước những vấn đề còn nhiều hạn chế, dè dặt.
Như vậy khi mạng xã hội phát triển đặc biệt là facebook thì cách ứng
xử của giới trẻ, học sinh, sinh viên cũng trở nên thay đổi.
1.2. Văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp thể hiện qua cách mà con người giao tiếp với nhau.
Văn hóa giao tiếp trên mạng xã hội cũng vậy thể hiện qua cách mà cư dân
mạng nói chuyện với nhau trên mạng.
Mọi từ ngữ được sử dụng trong giao tiếp trên mạng xã hội được tự do
hơn. Mạng xã hội sẽ làm cho cái tôi ngày càng phát triển.
Mạng xã hội là công cụ gắn kết các thành viên trong xã hội, nhờ
facebook mọi người có thể kết bạn với nhau và nói chuyện, chia sẻ những câu
chuyện hàng ngày cho nhau nghe.


Việc giao tiếp, ứng xử của giới trẻ trên facebook thể hiện văn hóa, văn
minh của giới trẻ Việt Nam, hình ảnh giới trẻ Việt Nam trong mắt bạn bè quốc
tế.
Văn hóa giao tiếp, ứng xử luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc
biệt khi mạng xã hội đang len lỏi vào cuộc sống mỗi người. Phải ứng xử như
thế nào, giao tiếp ra sao để được coi là có vắn hóa. Đến ăn còn phải học thì tất
nhiên ứng xử, giao tiếp càng phải học.
Facebook phát triển, mọi người học theo cách ứng xử, giao tiếp trên
facebook, và chính cách giao tiếp và ứng xử của mọi người trên facebook sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới cách ứng xử giao tiếp ngời đời sống thực.
1.3. Văn hóa mạng: sự tương tác văn hóa trong và ngoài nước
Văn hóa mạng không chỉ thể hiện ở văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp
mà còn thể hiện qua sự tương tác văn hóa giữa các nước với nhau.
Nhờ facebook chúng ta có thể hiểu được phần nào tâm tính, bản sắc,
phẩm chất...của một đất nước bởi những di sản vật thể và phi vật thể được

đăng tải, giới thiệu...
Nhờ facebook mà con người giao lưu văn hóa một cách nhanh chóng
và dễ dàng hơn. Facebook giúp chúng ta quảng bá hình ảnh, giới thiệu văn
hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đây chính là cơ hội để mọi người giao lưu,
học hỏi hoặc chia sẻ vốn kiến thức của mình, nhờ đó tri thức văn hóa được
nâng cao.
2. Tác động của văn hóa mạng đối với đời sống giới trẻ ngày nay
(Facebook)
2.1. Tác động tích cực của văn hóa mạng
Thứ nhất, facebook gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Khi tham gia vào facebook mọi người có thể kết bạn, trò chuyện dù là ở
rất xa. Tìm được những người bạn có chung sở thích, chung trường, cùng
quan tâm đến một vấn đề như văn hóa, ẩm thực Việt Nam…


Thông qua facebook mọi người cùng nói chuyện, cùng bàn luận, trao
đổi với nhau, tạo ra không gian để tụ họp. Nhờ việc trao đổi những thông tin
mà giới trẻ có cơ hội để trau dồi kiến thức, làm cho kho tang kiến thức của
mình thêm phong phú hơn.
Facebook giúp các bạn học sinh, sinh viên có thêm nhiều bạn bè, kết
bạn được với bạn bè bốn phương và cả bạn bè quốc tế. Tạo điều kiện cho mọi
người nói chuyện một cách dễ dàng hơn. Xóa bỏ mọi dào cản về đẳng cấp,
tuổi tác, địa lý. Qua facebook mọi người như sống gần nhau hơn
Văn hóa mạng trong việc gắn kết mọi người lại gần nhau, để tăng thêm
tình đoàn kết “thêm bạn bớt thù”, từ việc tập hợp những nhóm người có
chung sở thích đã lập được nhiều nhóm hoạt động xã hội tích cực như nhóm:
“Từ thiện trái tim Việt”, nhóm “Hội những người thích đọc sách”… Qua đó
văn hóa ngày càng được phát triển, giữ gìn được bản sắc văn hóa…, nét đẹp
truyền thống.
Thứ hai, Facebook là nơi giao lưu văn hóa trong và ngoài nước đối với

giới trẻ.
Facebook giúp các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội để kết bạn với nhiều bạn
trẻ nước ngoài. Từ việc theo dõi cuộc sống của bạn bè, từ những bức ảnh,
những status mà bạn bè nước ngoài đăng lên trên facebook giúp cho học sinh,
sinh viên Việt Nam hiểu biết hơn về văn hóa nước bạn. Văn hóa ăn, mặc, âm
nhạc, hội họa, điện ảnh của các nước sẽ có cơ hội du nhập, ảnh hưởng tới giới
trẻ Việt Nam.
Cũng chính nhờ facebook mà các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam có
thể giới thiệu cho các bạn trẻ ở nước ngoài về văn hóa, những nét đẹp truyền
thống của đất nước Việt Nam. Như giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, những món ăn ngon…
Đây chính là cơ hội để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi hoặc chia
sẻ vốn kiến thức của mình, nhờ đó tri thức văn hóa được nâng cao.


Cũng nhờ có cuộc tiếp xúc thường xuyên như hiện nay, chúng ta dễ
dàng nhận ra sự khác biệt giữa các nền văn hóa và có thể tự hào về truyền
thống văn hóa của dân tộc. Để thấy được trách nhiệm của mình đối với việc
giữ gìn bản sắc dân tộc.
Bên cạnh những tác động tích cực trên thì văn hóa mạng còn có những
tác động tích cực khác như: là nơi giải trí,giãi bày tâm trạng xả stress, buôn
bán, tìm việc làm…cho học sinh, sinh viên. Nhiều điều không phải ai cũng đủ
can đảm để nói ra ở đời thực, nhưng có facebook mọi người mạnh dạn nói lên
những điều thầm kín để cảm thấy bình yên hơn.
Như vậy, văn hóa mạng trên facebook cũng có mặt tích cực của nó, tùy
vào cách sử dụng facebook của mỗi người mà thấy được lợi ích của nó. Làm
bất cứ việc gì cũng phải học, và sử dụng facebook cũng cần phải học, học
cách sử dụng như thế nào là tốt nhất, là có văn hóa.
2.2. Tác động tiêu cực của văn hóa mạng
2.2.1 Thực trạng của văn hóa mạng facebook

Thứ nhất, chính việc facebook giúp giao lưu văn hóa nhanh chóng và
dễ dàng đã làm cho văn hóa Việt Nam bị mất đi bản sắc riêng của mình. Bản
sắc dân, nét đẹp truyền thống Việt Nam dần bị phai mờ đi bởi những luồng
văn hóa từ nước ngoài vào.
Giới trẻ ngày nay tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách không chọn
lọc. Các yếu tố tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc ta như phong tục, tập quán,
quan niệm thẩm mỹ... cứ Âu hóa dần. Đến ngay cả ngôn ngữ của giới trẻ khi
nói chuyện với nhau, đôi lúc lại sử dụng những từ Tiếng Anh vào cuộc nói
chuyện của mình. Giới trẻ cho đó là phong cách, đó là sành điệu. Nhưng lại
không ngờ được chính việc đó đã vô tình làm mát đi bản sắc của Tiếng Việt.
Thế giới ảo trên facebook đã tác động không nhỏ đến cả thế giới thực,
khi đâu đâu cũng thấy văn hóa của nước ngoài đang dần lấn át nền văn hóa
Việt Nam.


Học sinh, sinh viên từ việc sử dung facebook rồi học hỏi văn hóa nước
ngoài, mà đặc biệt là của Hàn Quốc.
Từ việc ảnh hưởng các thần tượng trên faceboook nên ra đường đập
vào mắt chúng ta là biết bao nhiêu các kiểu ăn mặc, đầu tóc chạy theo các sao
của tầng lớp thanh thiếu niên lạ lùng đến quái dị. Quan niệm thẩm mỹ của
mỗi dân tộc thể hiện nét đẹp riêng của dân tộc đó, thế nhưng hiện nay một số
bạn trẻ thay đổi cách nhìn cách cảm, theo chuẩn mực Tây.
Những thế lực thù địch sẽ dựa vào điểm yếu này để thực hiện những
âm mưu đồng hóa, “diễn biến hòa bình”.
Sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa đã đặt nền văn hóa của một dân tộc
trong thử thách, bản lĩnh dân tộc sẽ quyết định sự sống còn của nền văn hóa
đó. Học sinh, sinh viên là những người cần có trách nhiệm đối với việc giữ
gìn và phát triển văn hóa Việt Nam, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
Thứ hai, mạng xã hội xuất hiện những bài thơ tục tĩu, từ ngữ vô văn
hóa.

Bất cứ khi nào bạn “lang thang” trên facebook bạn cũng sẽ dễ dàng bắt
gặp những status thơ “chế” của các bạn trẻ, từ những bài thơ trong sách vở
qua tay một số người thì những bài thơ đó đã bị thay đổi với một nội dung
khác. Giới trẻ không ngại ngần viết lên những câu thơ dung tục, thiếu văn
hóa. Biến những bài thơ hay của những nhà thơ nổi tiếng thành những bài thơ
tục tĩu gây cười. Sáng tạo thì không ai cấm, nhưng sáng tạo sao cho đúng với
chuẩn mực, đạo đức, chứ không phải sáng tạo biến chất đi, không giá trị.
Thứ ba, lợi dụng quyền tự do của mình để làm những việc vô văn hóa,
vô đạo đức, vô tâm.
“Mạng xã hội giúp người ta bớt cô đơn hơn trong cuộc sống vội vã hiện
nay, xóa bỏ được những ranh giới, rào cản, mọi người có thể liên lạc với nhau
dễ dàng hơn nhưng kẻ xấu trên mạng xã hội cũng nhiều. Ở đó, người ta tô vẽ
bản thân mình nhiều quá, thậm chí tự tạo nên những chiếc mặt nạ đáng sợ.
Người ta cũng có quyền đưa tin mà không cần kiểm chứng, quyền nói xấu


làm tổn thương người khác, phát ngôn không có trách nhiệm” - nhà thơ Lê
Thiếu Nhơn nhận xét.
Hiện nay văn hóa trên facebook có nhiều vấn đề đặt ra, khi một bộ
phận cư dân mạng đang ngày càng biến mình thành một kẻ vô văn hóa, vô
duyên. Văn hóa trên mạng đã làm thay đổi con người cả trong thế giới ảo và
thế giới thực.
Khi có facebook thì những từ ngữ mà giới trẻ sử dụng trở nên mạnh
dạn hơn nhiều. Vì nhiều người dùng facebook như chiếc mặt nạ để cho mình
cái quyền tự do phát ngôn.
Từ ngữ được giới trẻ dùng trên facebook ngày càng tự do, thoải mái
hơn, họ cho rằng là trang cá nhân của mình, là quyền của mình nên nói gì
cũng được. Chính vì vậy mà những câu nói của giới trẻ ngày nay càng thiếu
suy nghĩ.
Thực tế hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng

mạng xã hội để soi mói cuộc sống của người khác và thể hiện cái tôi có phần
tầm thường và ít va chạm xã hội, hoặc có định kiến với xã hội của mình. Sự
nhanh chóng của Facebook, với việc có thể đưa lên ngay lập tức theo thời
gian thực một quan điểm, càng khiến họ trở nên thiếu suy nghĩ, càng bộc lộ sự
thiếu chín chắn của mình. Do sức lan tỏa của mạng nhanh tới mức chóng mặt,
nên rất nhiều người bị cuốn hút vào một sự việc, rồi không ngần ngại đưa ra
những bình luận (cả đúng, cả sai). Thật đáng lo ngại, rất nhiều người mượn
Facebook để đưa ra quan điểm cá nhân, cái tôi cục bộ, nói xấu người khác,
thậm chí còn lợi dụng diễn đàn này để bôi xấu chế độ.
Một bộ phận giới trẻ thường đăng những status thiếu văn hóa, lăng mạ
người khác thậm chí là bố, mẹ, ông, bà mình. Thậm chí có những học sinh,
sinh viên chửi cả giáo viên như trường hợp của một sinh viên có nickname “
Bia Heineken” với dòng stt sau:


Hay trường hợp: Vì bị ép học quá nhiều trong cả kỳ nghỉ hè lại thêm những
mâu thuẫn nhỏ với cha mẹ và bà ngoại, một nữ sinh có nickname “Quỳnh
Anh” đã xả giận bằng cách lên facebook chửi bà thậm tệ:

Ngôn ngữ được nữ sinh này xưng là "tao"- "bố mày" và gọi bà là "mày",
gọi bố mẹ là "chúng mày" và buông ra những lời lẽ tục tĩu đến ghê người.
Nếu là người có văn hóa, sống có tình người thì khi đọc xong status này sẽ
không khỏi bức xúc. Từ những câu nói trên mạng facebook giới trẻ ngày càng
mạnh bạo trong cả những câu nói ngoài đời thường. Không ngại ngần mắng
chửi bố mẹ, ông bà, thầy cô ngay trước mặt. Là học sịnh, sinh viên, những


người có học, được giáo dục thì ứng xử, giao tiếp cũng phải suy nghĩ, có
chừng mực. Không thể cứ thích là có thể phát ngôn bừa bãi, không cần biết ra
sao.

Nhiều người sử dụng facebook như nơi để xả tức, nên cứ có chuyện gì gây
bức xúc là lại lên facebook để chửi bới. Hành động đó của giới trẻ còn văn
hóa không.
Đáng buồn nữa là khi một số bạn trẻ đọc được những status như vậy không
những không lên tiếng, mà còn a dua, còn cổ xúy những câu nói thiếu văn hóa
đó. Nếu các bậc phụ huynh đọc được những dòng chữ này chắc hẳn họ sẽ rất
đau lòng.
Đã vậy còn có một bộ phận giới trẻ ở thành phố luôn tỏ thái độ miệt thị
nhũng người nhà quê, những người ở Thanh Hóa. Giới trẻ thệ hiện sự phân
biệt vùng miền một cách công khai trên faacebook. Sử dụng những từ ngữ thô
thiển, thiếu văn hóa để chửi bới, xúc phạm người khác. Nhưng cũng chính
điểm yếu này mà nhiều thanh niên bị lợi dụng, dùng những tài khoản giả để
đăng những status thiếu văn hóa, để làm xấu hình ảnh của giới trẻ.

Không dừng lại ở việc dùng những ngôn ngữ thiếu văn hóa, mà một bộ
phận học sinh, sinh viên Việt Nam còn có hiện tượng dùng facebook để
“khoe”. Nhiều người hay đăng những hình ảnh khoe tiền, khoe tài sản, khoe
thành tích, khoe những thứ không nên khoe công khai trên facebook. Việc
khoe tài sản, khoe thành tích không phải một việc xấu nhưng sẽ tác động


không tốt đối với đời sống thực, Vì chính hành động đó sẽ gây rắc rối cho
chính bản thân bạn.
Một số hình ảnh khoe tài sản trên facebook bị nhiều người chỉ trích:

Một số trường hợp bị mất cắp là do những hình ảnh khoe tài sản trên
facebook gây nên, tạo cơ hội cho những người có ý đồ xấu hành động. Nhưng
nhiều người vẫn chưa thấy được hiểm họa của nó mà vẫn tiếp tục, học đòi
khoe tài sản để dẫn đến những hậu họa khôn lường, cứ thấy có một, hai người
đăng ảnh khoe tài sản là lại có những người khác làm theo một cách không

suy nghĩ.Văn hóa trên mạng facebook không chỉ tác động trong thế giới ảo
đoa mà còn tác động tiêu cực tới cả đời sống thực.
Nực cười với cả những trường hợp thanh niên đi xe gây tai nạn cho
người khác cũng chụp ảnh lại và chỉ vài giây sau đã thấy xuất hiện trên
facebook. Rồi cả những người chồng đánh vợ bầm tím cả người vẫn chụp ảnh
để khoe trên facebook.


Họ coi những việc làm đó là đáng khoe, đáng tự hào, và rất anh hùng.
Nhưng họ không biết rằng có bao nhiêu người đang cười, đang cảm thấy kinh
tởm vì những hành động của họ chứ không phải là sự kính nể.
Không chỉ dừng lại ở đây, văn hóa trên mạng facebook còn để lại những
hậu họa khủng khiếp hơn. Một số học sinh, sinh viên sau khi chia sẻ ảnh của
mình lên facebook thì bị những bạn khác lợi dụng, sử dụng ảnh đó để ghép
với những hình ảnh khỏa thân của một người khác. Chính vì tốc độ lan truyền
thông tin trên facebook rất mạnh nên những hình ảnh như vậy sẽ được lan
rộng và sẽ có càng nhiều người biết. Những hành động đó là hành động vô
văn hóa, thiếu suy nghĩ của giới trẻ, lợi dụng facebook để trêu đùa, để trả thù
bạn bè. Không ít trường hợp như vậy đã khiến nhiều bạn phải bỏ mạng. Khi
những hình ảnh bị lan truyền đi, mọi người lại bàn tàn xôn xao, ném vào đó
bao nhiêu từ thiếu văn hóa, xỉ nhục người khác. Và nạn nhân thì bất lực, khi
giải thích cũng không ai hiểu và cũng không thể giải thích cho tất cả mọi
người được. Hậu quả đáng buồn là những trò đùa như vậy khiến nhiều nạn
nhân thấy xấu hổ và tìm đến cái chết.
Trường hợp (xảy ra vào năm 2013) của một bạn học sinh tên Linh, đang
học lớp 12, đang sinh sống tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Vụ việc xảy ra khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Linh uống thuốc trừ
sâu tự tử do bị bạn ghép ảnh khỏa thân rồi đăng lên facebook. Từ những hành
động trong thế giới ảo, nhưng lại mang hậu quả cho đời sống thực. Một học
sinh lớp 12, vừa thi tốt nghiệp xong, con bao nhiêu ước mơ đang giở dang,

thế mà chỉ vì những hành động vô tâm, thiếu suy nghĩ của bạn bè mà ước mơ
đó sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Chuyện không chỉ dừng lại ở đây, không phải là ghép ảnh mà là dùng
những từ ngữ xúc phạm, nhục mạ người khác. Thiếu tôn trọng người khác,
nhiều học sinh bị nói xấu, chửi bới đe doạ bằng những cụm từ hết sức tục tĩu,
hỗn láo. Nhiều bạn chưa va vấp xã hội nhiều, chưa có kinh nghiệm trước
những tình huống như vậy, nên không biết làm gì trước hành động đáng xấu


hổ của bạn bè. Tâm lý hoang mang, lo sợ, mất ổn định, không giám tiếp xúc
với ai.
Trường hợp một nữ sinh bị một kẻ giấu mặt đăng bài trên trang "Bộ Mặt
Thật Của Các Hot Teen Đà Thành" với nội dung nhục mạ, xúc phạm, rằng đi
học kênh kiệu, chảnh choẹ, không hoà đồng, lôi cả phụ huynh vào cuộc và bịa
đặt nhiều chuyện riêng tư khác để bôi nhọ nữ sinh đó. Vì quá hoảng loạn nên
nữ sinh đã mua thuốc an thần để uống, sau đó phải nhập viện.
Trang mạng "Bộ Mặt Thật Của Các Hot Teen Đà Thành" do một đám
thanh niên giấu mặt lập ra, hoạt động bằng cách hễ cứ có các em thiếu niên
ghét nhau, đánh nhau ngoài đời thì sẽ lên trang này gửi tin nhắn vào cho các
admin, sau đó những admin giấu mặt này sẽ đăng lên trên tường và những
thiếu niên khác sẽ hùa vào ném đá, chửi bới, lăng mạ kiểu "đánh tập thể".
Những trang mạng tương tự như vậy cứ mọc lên, rồi đem sử dụng với mục
đích không đúng đắn. Thế giới ảo nhưng lại gây hậu quả thật.
Một vấn đề đáng lo ngại trên facebook, nhiều học sinh, sinh viên đua
nhau tạo scandal trên facebook để được nổi tiếng. Từ việc những cô gái nhanh
chóng nổi như cồn bởi cơ thể đẹp, đường cong quyến rũ, đặc biệt là vòng 1
nóng bỏng. Muốn nhanh chóng được nổi tiếng, những hotgirl thường đăng
những tấm ảnh hở hang hết cỡ, thậm chí không mảnh vải che thân, tạo dáng
sexy hoặc kỳ quặc, cốt sao cho nổi bật gương mặt và đường cong cơ thể.
Không cần chào mời, hình ảnh của họ nhanh chóng được truyền đi trong cộng

đồng mạng và đón nhận những “cơn bão” like, share... Với những hotgirl đã
nổi tiếng trước đó, có chút nhan sắc hoặc sử dụng mánh lới để chen chân vào
giới giải trí, những màn khoe thân nóng bỏng sẽ khiến họ được nhiều người
biết đến hơn. Còn với những cô gái vô danh, không có tài năng gì nổi bật,
chiêu trò cởi đồ, hoặc những màn khoe thân trên Facebook sẽ sớm làm họ nổi
tiếng. Xu hướng này còn đang lan sang cả phái mạnh. Sự nổi tiếng của học
dựa trên số lượt like, số comment và số người share, càng nhiều thì càng nổi


tiếng vì có được số lượng lớn người quan tâm. Một phần nguyên nhân cũng từ
ảnh hưởng của luồng văn hóa phương Tây.
Một số thanh niên khác muốn nổi tiếng lại dùng cách đăng những status
gây “sốc”, những phát ngôn phản cảm để gây sự chú ý. Một thanh niên có
nickname là Quang Quằn Quại đã đăng trên trang cá nhân facebook của mình
“Làm thế nào để giết người mà không ghê tay…?” Ngay sau khi đăng status,
chàng thanh niên này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người với phát
ngôn gây “sốc” của mình.

Để có thể nổi tiếng, một bộ phận giới trẻ đã không từ một thủ đoạn nào
để đạt được mục đích. Việc này sẽ khiến bạn bè quốc tế nghĩ sao về thanh
niên Việt Nam, hình ảnh thanh niên Việt Nam sẽ như thế nào trong mắt bạn bè
quốc tế.
Ở Việt Nam cứ mỗi 3 giây lại có một người đăng kí dịch vụ facebook. Số
thành viên ngày một tăng nhanh chóng, với trên 20 triệu người, 20 triệu người
góp phần tạo ra các cơn bão like, bình luận trên mọi trạng thái cảm xúc.
Và những câu chuyện như vậy vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Nhiều người vẫn cứ đua nhau làm theo. Cái họ muốn là số lượng like, càng
nhiều like thì càng chứng tỏ mình nổi tiếng. Bán rẻ cả phẩm chất, đạo đức của
mình để đổi lấy sự nổi tiếng trong thế giới ảo.
Vấn đề đáng chú ý gần đây nhất trên facebook là trong cư dân mạng có

những thành phần thanh niên tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm thậm chí là vô duyên
trước những vụ tai nạn, nỗi buồn, nỗi đau thương của người khác, đã vậy là
còn chụp ảnh để đăng lên facebook. Mặc dù thấy nhiều người bị ném đá sau


×