Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận lịch sử lý luận CTTT tác phẩm sửa đổi lề lối làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.1 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Phần 1: Bối cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm
1.1. Bối cảnh ra đời tác phẩm
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" viết vào tháng 10 năm 1947, được Nhà
xuất bản Sự thật ấn hành đầu tiên vào năm 1948. Đây là một trong 13 tác phẩm lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, Sửa đổi lối làm việc đã được xuất bản riêng 9
lần. Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" được đăng trong
tập 5, từ trang 229 đến 306.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, khẳng định lại quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Tháng 10 năm 1947, cuộc kháng chiến
chống Pháp đã lan ra trên toàn quốc. Chúng ta đã giành được thắng lợi trong chiến
dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947.
- Sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất
rút vào hoạt động bí mật, tăng cường kết nạp đảng viên mới, lớp đảng viên Tháng
Tám. Những đảng viên mới có tinh thần yêu nước rất cao, nhưng kinh nghiệm hoạt
động chính trị, nhận thức về Đảng, về thực tiễn đất nước còn hạn chế. Theo yêu
cầu của cuộc kháng chiến, Đảng chủ trương thành lập các chi bộ hoạt động độc
lập; có tính chủ động, sáng tạo cao. Vì vậy đã phát sinh những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân cần kịp thời uốn nắn, định hướng đúng, phục vụ kháng chiến.
Đảng nhận vào mình trách nhiệm lớn trước sứ mệnh của dân tộc, đề ra
đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, dựa vào
sức mình là chính để chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong quá
trình thực hiện đường lối đó, nhiều tổ chức cơ sở đảng bắt đầu bộc lộ một số
khuyết điểm, xuất hiện biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.


Ngày 1/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi các đồng chí Bắc bộ, chỉ
ra 6 căn nguyên của chủ nghĩa cá nhân và đề nghị phải nhìn nhận vấn đề cho thật
đúng, tỉnh táo sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm.
Bức thư thứ hai, Người gửi các đồng chí Trung bộ cũng nói lại tinh thần như


vậy, kể ra 6 căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân và đòi hỏi phải sửa chữa, phát huy cao
độ tài năng, trí tuệ, lực lượng của nhân dân.
Hai bức thư đó đã đến tay các tổ chức cơ sở đảng ở Bắc bộ và Trung bộ.
Nhưng sau một thời gian, trên thực tế những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
không được ngăn chặn, thậm chí có nơi còn trầm trọng, gay gắt hơn. Vì thế tháng
10/1947 Người đã hoàn thành tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", có nhiều điểm đã
được trình bày trong hai bức thư trước trên nhưng dung lượng nhiều hơn.
Bút danh của tác phẩm, Người viết là XYZ, thuần tuý là chữ quốc ngữ. Bút
danh XYZ Người sử dụng 10 lần. Qua thống kê thấy, khi nào đề cập đến những
căn bệnh trong Đảng, vấn đề bức xúc của Đảng thì Người dùng bút danh này.
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" tập trung vào chủ đề chủ yếu nói xây dựng
đảng trên phương diện tư tưởng, đạo đức, công tác cán bộ, đảng viên, quan hệ giữa
Đảng và quần chúng và về phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng. Đó là
những vấn đề bức xúc đặt ra lúc này và cần phải giải quyết.Năm 1948, tác phẩm
được Nhà xuất bản Sự thật ấn hành và nó trở thành cuốn sách rất nổi tiếng trong
cán bộ, đảng viên.
1.2. Kết cấu và nội dung chủ yếu của tác phẩm
1.2.1. Kết cấu về hình thức
Đây là tác phẩm lý luận được kết cấu chặt chẽ. Tác phẩm bao gồm 6 mục
lớn được đánh dấu thứ tự từ mục I đến mục VI. Mục I: Phê bình và sửa chữa. Mục
II: Mấy điều kinh nghiệm. Mục III: Tư cách và đạo đức cách mạng.


Mục IV: Vấn đề cán bộ. Mục V: Cách lãnh đạo của Đảng. Mục VI: Chống thói ba
hoa. Sáu mục này trở thành thể liên hoàn, liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thay đổi
cấu trúc của nó sẽ làm sai đi ý tưởng xuyên suốt của tác phẩm.
1.2.2. Kết cấu về nội dung
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" được viết với 6 nội dung chính:
Một là: Quan niệm về sự cần thiết phải sửa đổi lối làm việc của Đảng
Người cho rằng trong quá trình tồn tại, phát triển và lãnh đạo cách mạng

Việt Nam, Đảng ta phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, tự sửa đổi lối làm
việc của mình. Người nói cần phải sửa đổi lối làm việc của Đảng để nâng cao uy
tín của Đảng trước nhân dân. Bởi vì không có uy tín trước nhân dân thì Đảng ta
không thực hiện được sứ mệnh của mình là huy động sức dân cho cuộc kháng
chiến.
Xây dựng chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lối làm việc để nâng cao hơn nữa sức
chiến đấu của Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, sửa đổi lối làm việc của Đảng để tăng cường sự thống nhất, đoàn kết trong
Đảng, để Đảng ta có sức mạnh. Nếu Đảng không thống nhất, đoàn kết muôn người
như một thì Đảng ta sẽ không có sức mạnh. Nếu trong Đảng có chỗ này chỗ khác
mà không đoàn kết dễ có sự bè phái, thì đảng thiếu đi sức mạnh của mình. Người
đặt ra vấn đề cần thiết phải sửa đổi lối làm việc, cần thiết phải xây dựng chỉnh đốn
Đảng là nhằm đạt được mấy mục tiêu trên.
Trong tác phẩm này, Người nói: trước hết, việc sửa đổi lối làm việc này
nhằm một lần nữa khẳng định những thành tựu mà Đảng ta đã đạt được. Điểm rõ
nhất là Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta làm lên Cách mạng Tháng Tám thắng lợi,
có được đường lối kháng chiến đúng đắn để bước đầu đánh tan kế hoạch đánh
nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.


Người nói lúc này sửa đổi lối làm việc cần thiết hơn lúc nào hết, chính là để khắc
phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, những tiêu cực trong nội bộ Đảng và ở
một bộ phận cán bộ đảng viên. Nếu không nó sẽ làm mất đi sức mạnh của Đảng,
mất đi uy tín của Đảng và làm cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng không được
chặt chẽ. Những lỗi lầm đó Người nói rất nhiều nhưng chung quy lại có 3 khuyết
điểm lớn, trong tác phẩm này Người phân tích 3 khuyết điểm đó.
Một là, khuyết điểm về tư tưởng (tức là sinh ra bệnh chủ quan). Đây là
khuyết điểm đầu tiên được Người nhấn mạnh và phân tích. Người nói khuyết điểm
về tư tưởng, bệnh chủ quan này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản
là kém lý luận, yếu lý luận, khinh lý luận, lý luận suông.

Hai là, căn bệnh hẹp hòi, coi khinh quần chúng. “Dân” hiểu biết chủ nghĩa
Mác – Lênin, tự cho mình là nhất, coi thường quần chúng, coi quần chúng là dân
ngu khu đen, dốt nát và coi thường họ. Coi khinh quần chúng thì quần chúng cũng
coi khinh lại đảng viên. Như vậy cả hai bên sẽ không hiểu biết lẫn nhau. Người
mang bệnh hẹp hòi, trong sử dụng cán bộ ngoài đảng không dám tin, không dám
giao nhiệm vụ. Như vậy sẽ mất đi một nguồn lực, một trí tuệ rất lớn của dân tộc.
Người cho rằng cần phải chống lại căn bệnh hẹp hòi đó. Bệnh hẹp hòi này chính là
khuyết điểm, thể hiện quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng.
Ba là, khuyết điểm về cách nói và cách viết. Người gọi bệnh đó là bệnh ba
hoa, cho nên chúng ta cần phải chống lại thói ba hoa. Thói ba hoa biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, nhưng nó liên quan trực tiếp đến cách nói, cách viết và
trong tác phẩm Người dành phần 6 (phần cuối cùng) nói về chống bệnh ba hoa
(thói ba hoa).
Hai là: Về lý luận và vai trò của lý luận(tập trung phân tích làm rõ ở phần 2)
Ba là: Vấn đề đạo đức và tư cách của Đảng


Người nêu và phân tích 12 điều về tư cách của Đảng. Người nói, một Đảng
có tư cách, có đạo đức là Đảng phải tập hợp trong mình những người chân chính
nhất, yêu nước nhất, giác ngộ nhất, tài giỏi nhất của dân tộc. Đây là điều mà chúng
ta phải suy nghĩ. Muốn thu hút được những người đó, bản thân Đảng phải là Đảng
có đạo đức. Nếu Đảng đó không có đạo đức, không đủ tầm, thì muốn người ta vào,
người ta cũng không vào. Chúng ta bây giờ nói Đảng ta luôn luôn mở rộng cánh
cửa để đón nhận tất cả những người tiên tiến và ưu tú. Thời Người đang sống,
Người nói để đồng chí Nguyễn Văn Huyên ở ngoài Đảng có lợi hơn vào trong
Đảng.
Nếu Đảng có lòng khoan dung, độ lượng, Đảng biết cách dung nạp về cho
mình tất cả những tinh tuý của dân tộc thì Đảng đó là Đảng đạo đức và Đảng đó đủ
tư cách để dẫn dắt dân tộc.
Tiếp theo, Người nói Đảng có tư cách là Đảng phải luôn luôn nhất trí đoàn

kết, đoàn kết thực chất, đoàn kết không hình thức, đoàn kết trên cơ sở có lý, có
tình, mà tình là quan trọng. Người phê phán, trong chúng ta có những người khi bắt
tay nhau thì cười nói sởi lởi, nhưng trong bụng thì ghét người đó lắm, như vậy là
không phải.
Đảng có tư cách, có đạo đức là Đảng luôn sâu sát với quần chúng, gần gũi,
gắn bó trong quần chúng, nghe quần chúng, tin quần chúng và biết thương yêu
quần chúng. Không thương người thì đừng nói đến chuyện giải phóng con người.
Phải thật sự thương người thì mới làm được điều đó. Càng lãnh đạo cao thì càng
phải có lòng nhân ái và lòng thương người.
Người nói, Đảng có tư cách phải có đủ 12 điều. Khi phân tích xong, Người
kết luận bằng một câu thơ: “Muốn cho Đảng được vững bền. Mười hai điều đó chớ
quên điều nào”.
Bốn là: Về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng


Xét về dung lượng thì đây là phần rất lớn trong tác phẩm và không phải
ngẫu nhiên mà Người dành nhiều để nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của
Đảng ta. Một mặt, do nhu cầu bức xúc lúc đó. Đồng thời đây là một vấn đề chiến
lược lâu dài của Đảng. Khi nói về cán bộ và công tác cán bộ, trong tác phẩm này
Người đề cập mấy vấn đề cơ bản sau đây:
Điểm thứ nhất, Người xác định rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ và công tác
cán bộ, xác định rất rõ và dường như những câu hay nhất viết về vị trí, vai trò của
cán bộ và công tác cán bộ là ở tác phẩm này. Trong tác phẩm Người viết: “Cán bộ
là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ để giải thích cho dân chúng, rồi
phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của dân chúng cho Đảng, cho Chính phủ.
Như vậy, cán bộ trở thành là một mắt khâu nối liền giữa Đảng với nhân dân mà cán
bộ phải là người ở giữa. Sau này, có lúc Người gọi cán bộ là dây chuyền của bộ
máy; cán bộ có chức năng quan trọng nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, nên
cán bộ là công việc gốc là khâu quyết định; công tác cán bộ là công tác cần thiết và
trọng yếu . Từ đó, Người đi đến một tổng kết: “Muôn việc thành công hay thất bại

là do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt mọi việc sẽ làm xong”. Cần chú ý là Người
không nói cán bộ chung chung, mà cán bộ phải là cán bộ tốt. Câu thứ hai thì cũng
ở phần cán bộ thì Người nói: mọi việc thành công hay thất bại; trên kia Người nói
là “muôn”, dưới này Người nói là “mọi”, cả hai lần Người nhắc lại để khẳng định
tư tưởng này.
Từ việc xác định vị trí, vai trò của cán bộ thì Người xác định vai trò của
công tác cán bộ. Người xác định công tác cán bộ là chăm lo đội ngũ cán bộ, nuôi
trồng đội ngũ cán bộ. Nuôi trồng đội ngũ cán bộ giống như người làm vườn, nuôi
trồng những cây cối quý báu, là nuôi trồng vốn quý của Đảng, của nhân dân.
Người kết luận: Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Đảng có nhiều việc,
nhiều công tác nhưng cái gốc phải là công tác cán bộ.


Điểm thứ hai, khi nói về cán bộ, Người xác định rất rõ các tiêu chuẩn của
một người cán bộ cách mạng. Tiêu chuẩn đó bao gồm cả đức, cả tài, cả hồng, cả
chuyên, cả phẩm chất, cả năng lực. Nói chung, tiêu chuẩn của một người cán bộ
cách mạng thì bao gồm:
Thứ nhất, đó là lòng trung thành, lòng hăng hái đối với cách mạng. “Tuyệt
đối trung thành với Đảng với nhân dân”. Người cho rằng, đây là yếu tố quan trọng,
yếu tố nguyên tắc của một người cán bộ cách mạng.
Thứ hai, đó là người cán bộ cách mạng phải gần gũi, gắn bó với nhân dân,
hiểu biết nhân dân và biết sử dụng sức mạnh của nhân dân.
Thứ ba, người cán bộ cách mạng tức là người dám làm, dám chịu trách
nhiệm, dám làm, dám có gan phụ trách, tức làm dám quyết định những vấn đề
ngay cả những lúc khó khăn nhất. Đây chính là bản lĩnh làm cán bộ. Dám làm, dám
chịu trách nhiệm thì phải có tri thức, có hiểu biết chứ không phải làm bừa làm ẩu;
làm bừa, làm ẩu lại càng có hại.
Thứ tư, người cách mạng phải giữ nghiêm kỷ luật, có ý thức kỷ luật. Người
cán bộ cách mạng coi kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy tắc, quy chế
của cơ quan, đơn vị là kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác. Kỷ luật đó là tự giác, tự nguyện

chấp hành, không ai ép buộc cả. Khi tất cả cán bộ, đảng viên đều có kỷ luật tự giác
thì Đảng nhiều người mà trở thành như một người, Đảng nhiều người nhưng mà
luôn có sự đoàn kết thống nhất.
Điểm thứ ba, trong tác phẩm này liên quan đến cán bộ là Người nói đến nội
dung của công tác cán bộ của Đảng, bao gồm nhiều mắt, khâu liên hoàn, liên kết
chặt chẽ với nhau.
Khâu thứ nhất là khâu tuyển chọn cán bộ. Người nói: muốn làm được công
tác cán bộ thì phải tuyển chọn. Tuyển chọn cán bộ thì phải xuất phát từ hai căn cứ.


Căn cứ thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu cách mạng mà tuyển chọn. Thứ hai là phải
xuất phát từ tiêu chuẩn cán bộ mà tuyển chọn. Chọn cán bộ đúng thì cách mạng sẽ
có lãi. Nếu chọn cán bộ sai thì cách mạng sẽ thụt chất tức là làm ăn lỗ. Cho nên
vấn đề quan trong là phải chọn cho đúng cán bộ.
Khâu thứ hai, sau khi tuyển chọn là huấn luyện cán bộ, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ. Huấn luyện cán bộ có rất nhiều nội dung, bao gồm nhiều mặt. Người đề
nghị trong huấn luyện cán bộ phải chú trọng 4 mặt sau:
Huấn luyện nghề nghiệp cán bộ, làm nghề nào thì phải huấn luyện cho họ
nghề đó. Nghề nghiệp của cán bộ phải huấn luyện trên các mặt. Một là, nghiên
cứu; Hai là, khảo sát; Ba là, lịch sử; Bốn là, lý luận của nghề đó. Người nói, trong
đào tạo cán bộ chúng ta thường làm theo một thói quen. Cán bộ nào cũng huấn
luyện lý luận như nhau cả. Như vậy là vô ích. Huấn luyện cán bộ về mặt nghề
nghiệp thì những cái gì mà thiết thân đến cái nghề của họ, đến công việc của họ thì
ta hướng dẫn cho họ.
Huấn luyện chính trị. Huấn luyện chính trị chú trọng 2 mặt: Huấn luyện thời
sự và huấn luyện đường lối chính sách. Đường lối, chính sách thì người cán bộ
phải biết, phải nắm. Ít nhất là đường lối, chính sách mà mình đang trực tiếp chỉ
đạo. Đường lối chính sách là nhiều, là chung nhưng mà đường lối chính sách mà
mình đang trực tiếp làm, đang trực tiếp chỉ đạo thì phải nắm cho chắc. Điều thứ
hai, Người yêu cầu phải huấn luyện thời sự. Cán bộ là phải biết thời sự. Thời sự

chung và thời sự riêng. Thời sự nhất là thời sự của ngành mình, những vấn đề bức
xúc trong lĩnh vực mà mình đang phụ trách. Người nói, muốn làm được như vậy
thì Đảng và Nhà nước phải luôn yêu cầu và tạo điều kiện để cán bộ phải nghe thời
sự. Thời sự chung, thời sự riêng đặc biệt là thời sự của ngành mình. Về phần mình,
Người luôn thể hiện chế độ nghe thời sự, đọc báo hàng ngày theo tinh thần như
vậy.


Huấn luyện văn hoá, tức là bồi dưỡng trình độ học vấn, trình độ tri thức,
hiểu biết cho cán bộ, đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Người nói rằng,
thực tế đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, kháng chiến nhiều nên đội ngũ
cán bộ của ta không được học hành đến nơi, đến chốn. Hạn chế này là mang tính
lịch sử. Trong quá trình thực hiện công tác cán bộ, Đảng phải tạo điều kiện để
những người nào có ham muốn, có khát vọng, có nguyện vọng được học. Học để
dần dần nâng cao trình độ văn hoá lên. Văn hoá được nâng cao thì nghiệp vụ cũng
được tăng lên và điều quan trọng đặc biệt hơn là người có văn hoá ứng xử đạo đức
sẽ khác với người không có văn hoá. Người có văn hoá cao có cách ứng xử, có
nhận thức, lời nói phải, gần chân lý hơn. Người giải thích như vậy.
Người đề nghị, Đảng huấn luyện văn hoá phải tuỳ theo từng trình độ mà
huấn luyện. Ai cũng ở một trình độ thì huấn luyện văn hoá ở trình độ đó. Đừng có
cho tất cả vào một lớp như nhau để rồi huấn luyện. Như thế, người biết nhiều hơn
thì người ta chán với cách dạy đó và người chưa biết thì không tiếp thu được. Dù
kể cả lớp nhỏ hay lớp lớn cũng phải chia theo trình độ văn hoá mà chia lớp.
Khâu thứ ba trong công tác cán bộ đó là đánh giá cán bộ. Đánh giá cán bộ là
một mặt quan trọng của công tác cán bộ. Người đề ra một số nguyên tắc.
Đánh giá cán bộ phải công tâm và khách quan, trung thực và chân thành. Bởi
vì có đánh giá trung thực và khách quan thì sau này mới sắp xếp cán bộ đúng vị trí.
Đánh giá một cách toàn diện lịch sử, cụ thể. Đánh giá cán bộ là đánh giá trên
tất cả các mặt: hoạt động, công tác, phong cách, phương pháp công tác với quần
chúng. Và cuối cùng là đánh giá hiệu quả công tác đạt được có thực hiện được

nhiệm vụ hay không.
Đánh giá cán bộ trong quá trình phát triển của cán bộ. Đã nói cán bộ là hoạt
động. Hoạt động là quá trình. Không nên chỉ dựa vào một việc, không nên chỉ dựa
vào một người, không nên chỉ dựa vào thành tích, không nên chỉ dựa vào một


khuyết điểm nào đó mà để quy chụp cho cán bộ. Người nói là ngày hôm nay cán
bộ này là tốt, nhưng biết đâu ngày mai lại là không tốt. Một cán bộ trước đây là có
khuyết điểm, nhưng biết đâu hôm nay họ lại trở thành cán bộ tốt. Một cán bộ hôm
nay là rất tốt nhưng biết đâu sau này trở thành một kẻ cơ hội chủ nghĩa. Vì thế
đánh giá cán bộ là cả quá trình. Người khuyên chúng ta trong công tác lãnh đạo và
quản lý đừng bao giờ quy chụp cán bộ. Đừng bao giờ chỉ lấy một khuyết điểm để
xem xét cán bộ, như vậy là kiềm nén cán bộ, không sử dụng đúng cán bộ, có hại
cho Đảng và Nhà nước.
Khâu thứ tư trong công tác cán bộ là việc sử dụng cán bộ.
Về nguyên tắc, Người cho rằng, cán bộ có chuyên môn ở ngành nào, lĩnh vực
nào thì sử dụng ở chuyên môn lĩnh vực đó, dùng đúng người, đặt đúng việc. Cán bộ
tài cao, đức rộng thì xếp ở vị trí cao, cán bộ mà tài thấp đức thấp thì xếp ở vị trí thấp
hơn. Nếu một người mà có tài đức cao mà ta xếp họ ở vị trí thấp thì vừa có hại cho
người đó, vừa có hại cho công tác của Đảng. Nhưng một người có tài thấp mà xếp ở
vị trí cao thì cũng có hại cho họ, bởi quá tầm của họ, quá sức của họ và có hại cho
Đảng, cho Nhà nước, do công việc chắc chắn không trôi chảy, vì “thợ mộc thì đưa đi
rèn dao mà thợ rèn thì đưa đi đóng bàn ghế thì như vậy là vênh nhau cả hai người sẽ
không làm được việc, dẫn đến công việc sẽ không trôi chảy, sẽ không có hiệu quả gì
cả.
Trong công tác sử dụng cán bộ phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát cán
bộ. Người cho rằng, đây là chế độ công tác. Không phải bố trí cán bộ xong là xong.
Mà sau khi bố trí cán bộ xong phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát xem thử
người đó đã được dùng đúng việc chưa, có phát huy đúng vai trò không, nếu bố trí
chưa đúng thì có thể thay đổi. Việc kiểm tra, kiểm soát là trách nhiệm của người

trực tiếp sử dụng cán bộ, trở thành trách nhiệm của họ, chế độ công tác của họ.
Người nói rằng, nếu mà cán bộ làm việc mà ta luôn có chế độ kiểm tra và kiểm


soát điều tốt của họ ta biết được, điều sai của họ ta biết được thì ta sẽ điều chỉnh và
có lẽ cán bộ đó sẽ không dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng.
Khâu thứ năm liên quan đến công tác cán bộ của Đảng là chính sách đối với
cán bộ. Khi tuyển cán bộ, huấn luyện cán bộ, sử dụng cán bộ phải có chính sách cụ
thể, mà chính sách cụ thể ở đây là vừa bao gồm những chính sách chung, nhưng
đặc biệt Người quan tâm đó là chính sách cụ thể, liên quan đến từng loại cán bộ.
Nội dung của chính sách cán bộ bao gồm mấy điểm này:
Trước hết, phải quan tâm đến đời sống của họ, đến gia đình của họ, đến tâm
tư tình cảm của họ để sử dụng họ cho tốt. Nếu trong công tác cán bộ ta có chính
sách quan tâm đến cán bộ, chăm lo cho đời sống của họ, cho vợ con gia đình và
sinh hoạt của họ thì người đó yên tâm công tác, hiệu quả công việc sẽ cao hơn và
điều đó sẽ làm cho người ta tận tâm, tận lực, tuyệt đối trung thành với Đảng và
nhân dân.
Thứ hai, phải tin cán bộ, cất nhắc cán bộ. Có công thì phải thưởng, có
khuyết điểm thì phải phê bình.
Thứ ba, luôn tạo điều kiện cho họ phát triển, tạo điều kiện cho họ học tập,
tạo điều kiện cho họ được huấn luyện về nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ được
tham gia vào thực tiễn.
Năm là: Về phương thức lãnh đạo và phương pháp công tác của Đảng
“Sửa đổi lối làm việc” là một trong những tác phẩm mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập một cách khá chi tiết, khá cụ thể về phương thức lãnh đạo và phương
pháp công tác của Đảng ta.
Thế nào là một phương thức lãnh đạo đúng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc” Hồ Chí Minh xác định, một phương thức lãnh đạo đúng phải hàm chứa
trong đó 3 yêu cầu:



Thứ nhất là, lãnh đạo đúng tức là phải định vấn đề cho đúng, mà quyết định
đúng phải là từ tổng kết thực tiễn, từ hiểu biết lý luận và phải từ phát huy sáng kiến
của nhân dân. Một quyết định đúng là một quyết định phải thể hiện được ý chí và
nguyện vọng của nhân dân. Muốn làm như vậy thì phải tổng kết. Xuất phát từ dân
chúng.
Thứ hai là, phương thức lãnh đạo đúng là phương thức biết tổ chức thực
hiện quyết định cho đúng; mà tổ chức thực hiện quyết định này lại dựa vào dân
chúng, tổ chức nhân dân, đoàn kết nhân dân để thực hiện quyết định mà mình đã
đưa ra.
Thứ ba là, phương thức lãnh đạo đúng là một phương thức có một cơ chế
kiểm soát đúng. Cơ chế kiểm soát ở đây là một cơ chế kiểm soát có hệ thống, kiểm
soát theo cả chiều dọc và chiều ngang, kiểm soát từ trên xuống và kiểm soát từ
dưới lên.
Về lãnh đạo, muốn lãnh đạo đúng phải thực hiện được hai nguyên tắc:
Thứ nhất là, phải kết hợp chính sách chung và chỉ đạo riêng. Đường lối là
chung, chính sách là chung, nhưng trong quá trình thực hiện thì không theo cái
chung đó mà phải biết chọn điểm, chọn chỗ để thực hiện chính sách. Từ chỗ, từ
điểm, từ diện mà nhân rộng ra để thực hiện chính sách toàn bộ. Người nói, cùng
một lúc mà muốn thực hiện chính sách ở tất cả mọi nơi, tất cả mọi ngành, tất cả
quần chúng đều như nhau thì rất khó, nên cái tài của người quản lý, người lãnh đạo
là từ những chính sách chung đó để chọn ra những mắt khâu quan trọng, chủ yếu,
những nhiệm vụ trước mắt để thực hiện. Thành công sẽ chứng tỏ rằng, chính sách
chung đó là có hiệu quả và lúc đó ta nhân rộng ra. Cho nên Người nói, lãnh đạo
đúng là phải biết kết hợp chính sách chung và chỉ đạo riêng theo cái nghĩa như vậy.
Thứ hai là, lãnh đạo đúng tức là biết kết hợp lãnh đạo với quần chúng, tức là
kết hợp sự lãnh đạo của người lãnh đạo với hành động của quần chúng. Lãnh đạo


tức là hướng dẫn quần chúng mà không biết kết hợp sự lãnh đạo của mình với hành

động của quần chúng cách mạng thì không thực hiện được sự lãnh đạo đó. Người
lưu ý rằng, người lãnh đạo phải gần gũi dân chúng, đi vào trong dân chúng để hiểu
được dân tình, hiểu thấu dân tâm. Rồi lãnh đạo phải kết hợp được với hành động
của quần chúng tức là phải góp phần cải thiện dân sinh và nâng cao được dân trí.
Dân trí của quần chúng được nâng cao thì trình độ của Đảng được nâng cao và việc
thực hiện sự lãnh đạo đó sẽ dễ hơn, thuận lợi hơn.
Thứ ba là, Người nói muốn lãnh đạo quần chúng thì phải xuất phát từ chữ
“Dân”. Đó là, phải gần nhân dân, sát nhân dân, hiểu được nhân dân, tin nhân dân,
biết được, phát hiện được nguồn tài lực trong dân, của dân, sức dân để làm việc
cho dân. Phương pháp lãnh đạo quần chúng xuất phát từ một chữ “Dân” chính là
xuất phát từ dân đi đến dân chủ và cuối cùng đi đến dân. Người nói rằng, nếu
chúng ta lãnh đạo như vậy thì chắc chắn rằng Đảng ta sẽ tạo ra được phong cách
lãnh đạo quản lý dân chủ mà quản lý dân chủ là quản lý hợp lòng dân, phù hợp với
tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Sáu là: Về “chống thói ba hoa”
Thói ba hoa ở cán bộ đảng viên lúc đó biểu hiện ra dưới nhiều hình thức, rất
phong phú, đa dạng:
Trước hết, biểu hiện ở dài dòng, rỗng tuếch. Cái gì cũng nói dài, kể thì rất
nhiều, nhưng thực tế không giúp người ta hiểu được. Một biểu hiện khác của thói
ba hoa là bệnh cầu kỳ, khuôn sáo, tới mức viết, nói người ta không thể hiểu được.
Có những cán bộ tuyên truyền nói khó đến mức dân chúng không biết người đó nói
cái gì, vì thế người ta muốn người phát biểu kết thúc cho nhanh, bởi người ta có
hiểu gì đâu. Một biểu hiện của thói ba hoa là bệnh hay nói chữ. Người nói cán bộ
của ta hay nói chữ, tức là không dùng ngôn ngữ của đời sống, không dùng những
cái thiết thực, những cái đơn giải mà quần chúng dễ hiểu, mà chúng ta toàn dùng


như từ đao to, búa lớn. Nhiều khi đao to búa lớn là cần thiết, nhưng không đánh
động được vào lòng người.
Cuối cùng Người nói muốn chống bệnh sáo rỗng, ba hoa phải xuất phát từ:

+ Nhu cầu của quần chúng, hiểu quần chúng, nắm bắt được đối tượng, để rồi
nói quần chúng hiểu, để rồi hiểu xong truyền khát vọng cho họ, họ muốn thực hành
đường lối của Đảng. Người nói, trong mỗi bài viết, bài nói của chúng ta mỗi tư
tưởng, mỗi bài viết, mỗi câu nói phải thể hiện được tư tưởng và ao ước của quần
chúng và nếu làm được điều đó thì nói quần chúng sẽ nghe.
+ Phải nghiên cứu thật kỹ, chưa biết, chưa hiểu, chưa nắm chắc tình hình
chưa nói, chưa viết.Bởi vì, nói mà không hiểu, dùng từ không đúng, giải thích sai
quần chúng họ sẽ cười cho. Như vậy phản tác dụng.
+ Khi viết, khi nói phải chuẩn bị thật kỹ, có kế hoạch. Người nói đối với cán
bộ lãnh đạo đi đâu nói gì bao giờ cũng phải sắp xếp kế hoạch, tức là bài nói của
mình phải có suy nghĩ trước, phải có dàn bài trước, phải có ý tứ trước để chuẩn bị
mà nói. Người cũng vậy, dù là nói rất ngắn những bao giờ Người cũng gạch ý để
nói, chứ không bao giờ nói một cách tuỳ tiện. Để như vậy thì bao giờ Người cũng
cần thống tin, nên người ta nói Người của chúng ta là người hay đi địa phương, cơ
sở. Khi còn sống, lúc có sức khoẻ, mỗi năm trung bình Người đi 70 chuyến xuống
địa phương, cơ sở; trung bình mỗi tuần Người đi một lần về địa phương, cơ sở,
trường học.
+ Khi viết xong rồi, nói xong, đặc biệt là viết phải xem đi, xem lại nhiều lần;
những bài viết đơn giản thì có thể xem đi xem lại 1, 2 lần, còn những bài viết quan
trọng đứng trước nhiều đối tượng nhân dân phức tạp thì phải xem lại 9,10 lần. Khi
đó toàn bộ nội dung, tinh thần của mình chuẩn bị là dường như đã thấm vào mình
rồi, khi ấy mình chủ động theo ý mình.


Phần 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về lý luận và vai trò của công tác
lý luận
2.1. Quan niệm về lý luận và công tác lý luận
Trong tác phẩm, nếu đọc kỹ ta thấy 3 lần Người đưa ra định nghĩa về lý luận là
gì?
Người nói: lý luận xét về thực chất là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh

nghiệm, thực tế trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh, nghiên cứu kỹ lưỡng,
để làm thành kết luận, rồi từ kết luận đó đem chứng minh, so sánh với thực tế, đó
mới là lý luận chân chính.
Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh
nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những
kinh nghiệm đó thành ra lý luận.
Người chỉ ra lý luận chân chính phải xuất phát từ thực tế, từ thực tiễn đấu tranh
cách mạng, thực tiễn kinh nghiệm của mỗi người. Từ thực tiễn đó, chúng ta so
sánh, đối chiếu để chúng ta đưa ra các kết luận. Như vậy, lý luận chính là sự tổng
kết thực tiễn, nhưng thực tiễn đó ở cấp độ trí tuệ, cấp độ lý tính trong mỗi chúng ta.
Đây là lý luận không kinh viện mà rất Người học, rất đúng thực chất vấn đề, rất
đúng với tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin.
2.2.

Mối liện hệ giữa lý luận và thực tiễn
- Lý luận là sự tổng kết thực tiễn, nhưng thực tiễn ở cấp độ trí tuệ, cấp độ lý

tính trong mỗi chúng ta.
- Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
việc thực tế.
- Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận và
thực hành phải luôn đi đôi với nhau.


- Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để
bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.
Người yêu cầu lý luận phải luôn luôn gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với
hành, lý thuyết phải gắn với cuộc sống. Bởi lý luận không gắn với cuộc sống thì lý
luận suông, lý luận vô ích. Một người đọc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đọc rất
nhiều, nhưng không áp dụng vào thực tiễn thì đó là một kho sách, mà kho sách chỉ

để trang trí là chính, chứ không phải để hành động.
2.3.

Vai trò của lý luận và công tác lý luận
Mở đầu tác phẩm “Đường kách mệnh”, Người trích câu của VI.

Lênin :"Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng. Chỉ
có Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn
vai trò chiến sĩ tiên phong"
Đảng cách mạng và phải có lý luận cách mạng “ Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn
chỉ nam”. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
Người chỉ ra vai trò của lý luận, và lý do tại sao nếu không viết lý luận,
không thực hành lý luận sẽ dẫn đến bệnh chủ quan, mắc khuyết điểm về tư tưởng.
Người cũng nói vai trò của lý luận đối với Đảng, đối với những cán bộ đảng
viên. Người nói lý luận có vai trò rất quan trọng, nó là kim chỉ nam, vạch phương
hướng, định hướng đi cho mỗi người và cho Đảng. Chắc chắn từ cơ sở lý luận đó
sẽ chọn được con đường cách mạng đúng đắn, con đường phát triển đúng đắn. Con
đường cách mạng đúng đắn, con đường phát triển đúng đắn đó phải kết hợp trong


đó hai nguyên tố: nhu cầu phát triển của dân tộc và nó phải phù hợp với xu thế vận
động của thời đại.
Vai trò của lý luận với thực tiễn cách mạng: Học lý luận cốt là để áp dụng
vào thực tế là chính, lý luận có vai trò và ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc
sống, để chỉ đạo trực tiếp cuộc sống. Điều ngược lại, nếu chúng ta có kinh nghiệm
nhưng không có lý luận soi đường thì nhiều khi rất khó khăn. Người nói nếu có
kinh nghiệm mà không có lý luận thì giống như người một mắt sáng, một mắt mờ

nhìn đường rất khó, không thấy đường mà đi. Vì thế để lý luận và thực tế gắn liền
với nhau, để tìm ra con đường phát triển đúng đắn thì lý luận và thực tiễn phải luôn
luôn gắn chặt với nhau. Lý luận từ trong thực tiễn mà ra rồi trở về phục vụ thực
tiễn, rồi từ thực tiễn ấy nâng lý luận lên ở tầm cao hơn; đó chính là con đường phát
triển của lý luận.
Vai trò của lý luận với công tác phê bình và tự phê bình: Học lý luận để biết
cách phê bình và tự phê bình. Học lý luận Mác-Lênin để sống với nhau có tình, có
nghĩa. Tình nghĩa đó là tình nghĩa cách mạng và tình nghĩa đồng chí. Nếu học chủ
nghĩa Mác-Lênin mà không đạt được chiều sâu nhân văn đó thì không cần và
không đạt yêu cầu.
Trong việc lựa chọn cán bộ: Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng,
và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. Đã lựa chọn đúng cán bộ
còn cần phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có lý luận cũng
như có một mắt sáng, một mắt mù.
Trong việc huấn luyện cán bộ: Huấn luyện lý luận, dạy tư duy lý luận. Người
nhấn mạnh nhiều nhất là lý luận chính trị. Dạy lý luận là phải dạy thiết thực, không
hình thức. Dạy lý luận rồi áp dụng trong thực tế. Dạy lý luận là đi vào thực chất
của vấn đề để rồi dùng phương pháp, tinh thần của lý luận đó mà giải quyết các


công việc thực tế. Dạy lý luận không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Đây
cũng là cách mà Người học tập lý luận.
Huấn luyện lý luận, dạy tư duy lý luận. Người nhấn mạnh nhiều nhất là lý
luận chính trị. Dạy lý luận là phải dạy thiết thực, không hình thức. Dạy lý luận rồi
áp dụng trong thực tế. Dạy lý luận là đi vào thực chất của vấn đề để rồi dùng
phương pháp, tinh thần của lý luận đó mà giải quyết các công việc thực tế. Dạy lý
luận không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Đây cũng chính là cách học lý
luận của Người. Trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập, Người chúng ta chỉ 02 lần
trích dẫn Lênin, Người không trích dẫn C. Mác, F. Ănghen. Nhưng đọc các tác
phẩm của Người trong 12 tập đó vẫn toát lên tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi

vì ở đây, Người đã thấm nhuần một cách sâu sắc phương pháp luận mác-xít. Người
của chúng ta cũng muốn cán bộ, đảng viên cũng phải học như thế. Đó chính là học
lý luận phục vụ cho thực tế.
Những cán bộ cao cấp và trung cấp mà có sức nghiên cứu lý luận (trình độ văn
hoá khá, ham nghiên cứu), thì ngoài việc học tập chính trị và nghề nghiệp đều cần
học thêm lý luận.
Huấn luyện lý luận có hai cách:
Một cách là chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết
những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên
truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận
suông, vô ích.
Một cách là trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh
nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có
thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế
là lý luận thiết thực , có ích.


Có thể khẳng định tác phẩm hướng tới mục đích: nâng cao trình độ lý luận,
nâng cao tư tưởng và tình cảm cách mạng, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong
công tác của người cán bộ cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo nhằm đáp ứng
các yêu cầu mới của cách mạng.
Phần 3: Ý nghĩa của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
3.1. Về giá trị lý luận của tác phẩm
Có thể nói rằng, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là một cuốn cẩm nang về
xây dựng Đảng. Đây là một cuốn sách gối đầu giường để cán bộ, đảng viên chúng
ta tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cộng sản chân chính.
Điều thứ hai là, tác phẩm đã đề cập đến một cách khá toàn diện, có hệ thống
gắn bó giữa lý luận và thực tiễn nhưng nội dung căn bản nhất của công tác xây
dựng Đảng. Đề cập một cách có hệ thống, căn cơ, sát thực những nội dung căn
bản nhất của công tác xây dựng Đảng. Trong đó, Người đặc biệt chú ý đến công tác

xây dựng Đảng về tư tưởng, về đạo đức, về cán bộ, về tư cách của Đảng, phương
thức lãnh đạo của Đảng và công tác quần chúng của Đảng. Đó là những mặt trọng
yếu nhất của công tác xây dựng Đảng.
Trong công tác xây dựng Đảng, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
nhân tố đạo đức. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhân tố đạo đức đây là một
nhân tố hàng đầu tạo nên uy tín của Đảng, sức mạnh của Đảng, năng lực của Đảng
và tính tiên phong của Đảng trong quần chúng. Đây chính là một nét đóng góp của
Người vào lý luận xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi chủ nghĩa MácLênin xác định xây dựng Đảng trên ba mặt cơ bản: tư tưởng, chính trị và tổ chức
bộ máy. Người của chúng ta nói về công tác xây dựng Đảng rộng hơn, bao gồm
ngoài ba mặt đó, cần cả mặt đạo đức. Đó là lý do vì sao hiện nay có nhiều ý kiến
đề nghị công tác xây dựng Đảng cũng phải nói trên bốn mặt như vậy.


Những đúc kết của Người mang tính kinh điển, là nền tảng tư tưởng, lý luận
để Đảng ta dựa vào đó xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu
cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
3.2. Về giá trị thực tiễn của tác phẩm
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã đóng góp một phần rất lớn
trong việc nâng cao tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, nâng cao bản lĩnh của người cán bộ, đảng viên cộng sản,
giữ được tư cách thực hiện kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Từ quan
điểm chỉ đạo này của Người, nhận thức, đánh giá của Người về công tác xây dựng
Đảng, làm cho Đảng ta vươn lên đúng tầm của cuộc kháng chiến, kiến quốc, nhân
dân tin yêu Đảng, đi theo Đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của Đảng, cũng chính
từ nhận thức này của Người. Nói cách khác, sức mạnh thực tiễn của tác phẩm lôi
kéo quần chúng đứng về phía Đảng. Đây là điều đặc biệt, không phải tác phẩm nào
cũng có thể làm được. Hồ Chí Minh đã biến lý luận này thành sức mạnh vật chất
để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Đây là giá trị thực tiễn trong cách
tiếp cận vấn đề của Người.
Tác phẩm này ra đời đã lâu, bây giờ nếu lần theo từng luận điểm, từng quan điểm

một, nếu dừng lại ở các nội dung trên thì thấy, dường như Người đang nói về công
tác xây dựng Đảng hiện nay, đặc biệt xây dựng Đảng về đạo đức, về tư cách, nhân
cách của Đảng cầm quyền và về lối sống của cán bộ, đảng viên, không phải chỉ là
những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên thời kỳ chống Pháp, mà dường
như đang nói về khuyết điểm của chúng ta hôm nay.



×