Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn tại nhà xuất bản thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.82 KB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam đến với bạn bè thế giới là điều cần thiết và quan trọng. Một trong những
phương thức quảng bá đó là thông qua các xuất bản phẩm. Sách ngoại văn là một yêu
cầu tất yếu cho nhu cầu phát triển và vươn mình ra Thế Giới của nước ta. Hiện nay,
sách ngoại văn càng được phát triển không những ở thị trường ngoài nước mà còn với
thị trường trong nước. Với khả năng, trình độ ngoại ngữ, với mong muốn hội nhập
quốc tế, người Việt Nam trong nước càng muốn học ngữ thông qua những nét văn hóa
– lịch sử thân quen.
Đồng thời, với tình hình chính trị đang nóng như hiện nay, việc tranh thủ sự biết
đến, sự đồng tình và giúp đỡ của bạn bè quốc tế trở thành vấn đề cấp bách, cần được
tăng cường thực hiện. Xuất bản phẩm ngoại văn sẽ không chỉ là phương tiện ngoại giao
thầm lặng mà còn là sự chứng minh chủ quyền chính thống cho nước ta.
Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (trước đây là nhà xuất bản Ngoại Văn) đã và
đang là đơn vị xuất bản sách ngoại văn hàng đầu. Hoạt động biên tập – xuất bản sách
ngoại văn của cơ quan này cũng trở thành kiểu mẫu cho các nhà xuất bản muốn vươn
tới thị trường quốc tế. Khi thực tập tại đây, tôi có thể rút ra nhiều bài học quý báu trong
quá trình biên tập – xuất bản một loại sách còn khá mới đối với thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, vì đây là loại xuất bản phẩm đa dạng thể loại và phức tạp về quá trình xuất
bản – phát hành, tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình xuất bản sách
ngoại văn ở nước ta hiện nay.
Với những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài Tìm hiểu quy trình
biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới
2. Tình hình nghiên cứu

Sách ngoại văn là mảng sách tất yếu của một quốc gia, dân tộc nhằm quảng bá hình
ảnh đất nước mình đến với bạn bè quốc tế. Bởi vậy, đối với người nước ngoài, sách
ngoại văn là hành trang đầu tiên để đến với đất nước, con người Việt Nam. Hiện nay,
mảng sách này đang ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong hoạt động xuất bản


sách ở nước ta. Vấn đề biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn đã và đang thu hút


nhiều đơn vị xuất bản khác cũng như những người nghiên cứu về hoạt động xuất bản ở
nước ta trong xu thế toàn cầu hóa.
Tính đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến mảng sách dịch thông qua các cuốn
sách dịch cụ thể như: Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch tiểu thuyết
trinh thám của Sidney Sheldon tại nhà xuất bản Công an nhân dân (khóa luận tốt
nghiệp đại học – Đàm Thu Mai), Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch
tiểu thuyết tình yêu 50 sắc thái của tác giả E.L.James tại công ty Alphabooks (khóa
luận tốt nghiệp đại học – Phạm Thị Vân Anh), Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản
cuốn sách Tiểu sử Steve Jobs tại công ty cổ phần sách Alpha (khóa luận tốt nghiệp đại
học – Đào Hải Hà)… Có thể thấy rằng, các đề tài về sách dịch đều tập trung vào
nghiên cứu quá trình biên tập – xuất bản mảng sách dịch xuôi với mục đích đưa văn
hóa nước ngoài đến với bạn đọc trong nước. Trong khi đó, việc nghiên cứu quá trình
biên tập – xuất bản các xuất bản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa hề được đề cập
đến. Đây là lần đầu tiên mảng sách dịch ngược nói chung và sách ngoại văn nói riêng
được tập trung nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài khóa luận này không bị
trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó, đó là một hướng mới để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc tổ chức bản thảo, mua bản quyền, cộng tác viên, biên tập, biên dịch, in ấn
và phát hành loại sách này của nhà xuất bản Thế Giới, khóa luận sẽ đưa ra một cái nhìn
toàn diện hơn về thực tế biên tập - xuất bản của đơn vị này. Đồng thời đánh giá, phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, những thành công, hạn chế của nhà xuất bản. Từ đó
đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác biên tập – xuất bản
sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-


Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu trong công tác xuất bản sách

-

ngoại văn sách ngoại văn ở nước ta.
Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới.
Rút ra một số bài học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mảng
sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Qui trình biên tập – xuất bản sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Lí thuyết về hoạt động xuất bản sách dịch ngược và thực tế qui trình biên tập – xuất
bản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới.
5. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Đọc tài liệu, tra
cứu, thống kê, so sánh, liệt kê, thu thập tài liệu, phần tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu.
6. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới và mảng sách ngoại văn.
Chương 2: Công tác biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế
Giới.
Chương 3: Đánh giá chung về công tác biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn
của nhà xuất bản Thế Giới và đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng biên tập – xuất bản

sách ngoại văn ở nước ta hiện nay.


Chương 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI VÀ MẢNG
SÁCH NGOẠI VĂN
1.1 Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu cho mảng sách ngoại

văn tại Việt Nam
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của nhà xuất bản
Thế Giới
1.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
Theo Quyết định số 2006/QĐ-VH ngày 15-11-1991 và 790/QĐ ngày 22-6-1993
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch, nhà xuất bản Thế
Giới là một nhà xuất bản tổng hợp và là một doanh nghiệp đặc thù hạng I với
nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn.
Sách của nhà xuất bản Thế Giới ra có 9 thứ tiếng với đủ các loại đề tài bao quát
toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam xưa và nay.
Đối tượng phục vụ là người nước ngoài (bao gồm: nhà văn, nhà báo, sinh viên, giáo
viên, giáo sư, doanh nhân, chính khách và khách du lịch các loại); người Việt Nam làm
ăn, cư trú ở nước ngoài và một bộ phận độc giả trong nước (có chọn lọc).
1.1.1.2 Phương thức hoạt động
Xuất phát từ đặc thù công việc và chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà xuất bản luôn
khuyến khích người lao động làm việc và sáng tạo gắn với số lượng, chất lượng sản
phẩm, trọng dụng người tài cũng như người có tâm huyết với sự nghiệp tuyên truyền
đối ngoại của đất nước. Đồng thời nhà xuất bản thực hiện nguyên tắc trả lương theo kết
quả lao động.
Phương thức này áp dụng với các khâu trong dây chuyền sản xuất của nhà xuất bản
là: biên tập, biên dịch, in ấn, phát hành, chế bản và dữ liệu thông tin (dựa trên cơ sở của
định mức lao động và đơn giá theo sự điều tiết của thị trường).



1.1.2 Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các biên tập viên và biên dịch
viên trong nhà xuất bản Thế Giới
1.1.2.1 Tổ chức bộ máy
Nhà xuất bản Thế Giới có các bộ phận sau:
-

Ban Giám đốc;
Ban Biên tập sách;
Ban Biên tập tạp chí;
Ban Biên dịch tiếng Anh;
Ban Biên dịch tiếng Pháp và các ngữ thuộc hệ Latin khác;
Ban Biên dịch tiếng Trung và các ngữ không thuộc hệ Latin khác;
Phòng ứng dụng công nghệ thông tin;
Phòng Tài chính – Kế hoạch;
Phòng Hành chính – Quản trị;
Phòng Tiếp thị và Phát hành;
Xưởng in;
Trung tâm Dịch thuật và Tư vấn văn hóa du lịch;
Tổ Tư liệu – Thư viện;
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh.

Cũng giống với các nhà xuất bản khác, bộ phận nòng cốt của nhà xuất bản Thế Giới
là Ban Biên tập sách. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của mình, nhà xuất
bản còn có hai bộ phận then chốt khác đó là Ban Biên dịch các thứ tiếng nước ngoài và
Trung tâm Dịch thuật và Tư vấn văn hóa du lịch.
Nhà xuất bản Thế Giới hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng. Trên cơ
sở xác định hệ thống quan hệ dọc, ở từng cấp nhà xuất bản sẽ thiết lập quan hệ
ngang theo chức năng. Các chức năng này được tổ chức thành từng bộ phận riêng

và được tổ chức đan xen hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong một dây chuyền thống
nhất. Đây là kiểu mô hình phù hợp nhất với hoạt động của các nhà xuất bản hiện
nay.



Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà xuất bản Thế Giới

1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các biên tập viên và biên dịch viên trong nhà xuất
bản Thế Giới
a. Biên tập viên và trách nhiệm của Biên tập viên

Biên tập viên được chia ra thành 3 ngạch:
-

Biên tập viên
Biên tập viên chính
Biên tập viên cao cấp
Trách nhiệm của các biên tập viên:

-

Do thực tế công việc của nhà xuất bản Thế Giới, trong ngạch biên tập viên được chia ra
làm 2 ngạch nhỏ như sau: phụ biên tập viên và biên tập viên. Lương có hệ số từ 1.78
đến 2.02 được được xếp vào ngạch phụ biên tập. Ở mức lương này, biên tập viên chưa
tham gia biên tập bản thảo, mà chỉ làm những việc thu thập tư liệu, chạy cộng tác viên
giúp các biên tập viên cao cấp, đọc bông bài, đánh máy bản thảo. Từ bậc lương 2.26 trở
lên mới được trực tiếp làm bản thảo theo sự hướng dẫn của lãnh đạo hoặc của biên tập
viên cao cấp, nếu thiếu việc vẫn phải làm những việc đánh máy, đọc bông bài, chạy


-

cộng tác viên theo sự phân công của lãnh đạo.
Từ biên tập viên chính trở lên phải làm những bản thảo khó và phức tạp (bản thảo từ

-

loại A3 trở lên); khuyến khích viết và dịch sách, báo.
Biên tập viên cao cấp (khi cần cả biên tập viên chính) có trách nhiệm phải giám định
bản thảo trước khi đưa biên tập viên các cấp tiến hành biên tập (sau khi giám định phải
có nhận xét, đánh giá và kiến nghị cụ thể trình Tổng biên tập quyết định) và buộc phải

-

viết sách và các bài nghiên cứu cho 2 tạp chí.
Bên cạnh đó, các biên tập viên cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: đề xuất đề tài
và tìm bản thảo; xây dựng đề cương hoặc phương án biên tập; tìm cộng tác viên; tổ
chức viết; biên tập bản thảo. Ngoài ra, các biên tập viên còn phải tham gia phối hợp với
bộ phận biên dịch giám định bản thảo, đọc so bản dịch, dịch, duyệt lần cuối cùng để
đưa dịch hoặc đưa đi in; thực hiện các chính sách với cộng tác viên. Mỗi biên tập viên
một năm phải đề xuất được 3 đề tài được chấp nhận đưa vào sản xuất; viết lời giới


thiệu quảng cáo xuất bản phẩm cho tiếp thị và phát hành; làm hồ sơ tư liệu theo chuyên
môn được phân công.
b. Biên dịch viên và trách nhiệm của Biên dịch viên
Biên dịch viên được chia ra thành 3 ngạch:
-

Biên dịch viên

Biên dịch viên chính
Biên dịch viên cao cấp
Trách nhiệm của biên dịch viên:

-

Biên dịch viên là bộ phận tổ chức chuyển ngữ các bản thảo do biên tập viên giao theo

-

kế hoạch xuất bản (gồm cả dịch ngược và dịch xuôi).
Các biên dịch viên có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới cộng tác viên các ngữ để dịch. Làm
việc với các dịch giả về đơn giá nhuận bút dịch và thời hạn giao bản thảo và cùng với

-

họ nắm đối tượng ngữ được dịch.
Đọc so bản dịch, có ghi chú những chỗ, phần dịch chưa đúng hay chưa chính xác để
làm việc trực tiếp với dịch giả hoặc trao đổi với người hiệu đính (chuyên gia nước
ngoài và các chuyên gia Việt Nam giỏi ngữ 1). Tổ chức hoặc tự đánh máy, sửa lỗi bông
trên máy, đọc các loại bông (tiếng nước ngoài được 3 lần bông là: bông 1, bông 2 và
bông can). Sau khi hoàn tất các phần việc phía trên, người đánh máy có bổn phận sửa
lỗi trên bông 1 và bông 2; còn bông để ra can thuộc về bộ phận biên tập viên kỹ thuật
(vi tính), biên tập viên giao cho người phụ trách duyệt lần cuối cùng trước khi đưa in

-

(xem lướt tên đề mục, cách trình bày…)
Trưởng ban hoặc biên dịch viên được trưởng ban ủy quyền có trách nhiệm duyệt bản


-

dịch sau khi chuyên gia đã hiệu đính.
Đặc biệt biên dịch viên ở mức lương 2.98 trở lên bắt buộc phải dịch ngược.
1.1.3 Vai trò đi đầu của nhà xuất bản Thế Giới trong công tác xuất bản sách
ngoại văn
Theo Quyết định số 2915/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản Thế giới
1 Chuyên gia Việt Nam giỏi ngữ: từ chuyên môn của nhà xuất bản Thế Giới dùng để chỉ những người Việt Nam
không chỉ giỏi tiếng nước ngoài mà còn có khả năng vận dụng linh hoạt ngôn từ, ngữ nghĩa của tiếng nước ngoài


ngày 01 tháng 7 năm 2008, chức năng của nhà xuất bản Thế giới là xuất bản, in ấn,
phát hành các xuất bản phẩm bằng tiếng nước ngoài, song ngữ hoặc tiếng Việt để phục
vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước và giao lưu, hợp
tác giữa Việt Nam với thế giới theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhà xuất bản thế
giới sẽ hoạt động dựa trên mục đích chính là truyền bá văn hóa Việt Nam đến với bạn
bè Quốc tế thông qua các xuất bản phẩm. Với mục đích và nhiệm vụ được Đảng và
Nhà nước giao cho như vậy, nhà xuất bản Thế Giới được coi là doanh nghiệp đặc thù
hạng I.
Nhà xuất bản Ngoại Văn trước đây và là nhà xuất bản Thế Giới bây giờ đã có lịch
sử hơn nửa thế kỷ với số lượng ấn phẩm lần lượt tung ra thế giới có thể chứa đầy một
thư viện lớn. Nội dung những ấn phẩm ấy phần lớn là những công trình khoa học có
giá trị, được trình bày bằng những ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Văn chương,
ngôn ngữ được người trong các xuất bản phẩm của nhà xuất bản Thế Giới được bạn
đọc nước ngoài đón nhận và đề cao. Khi mới thành lập, vì hoàn cảnh của chiến tranh
Việt Nam lúc bấy giờ, việc tuyên truyền đối ngoại chỉ được tuyên truyền trên mấy
trang báo, mấy cuốn sách mỏng. Rồi từng bước nhà xuất bản được bổ sung đội ngũ
người viết, người dịch cùng với sự cộng tác của nhiều nhà văn hóa, khoa học..., sự giúp
đỡ tự nguyện của các nhà nghiên cứu người Pháp, Anh, Cuba. Với sự nỗ lực của bản

thân và sự giúp đỡ từ những người bạn quốc tế, từ năm 1965, nhà xuất bản Thế Giới đã
có bề thế, xuất bản đều đặn các trang báo, trang sách tiếng nước ngoài, phục vụ tốt cho
công tác đối ngoại của nước ta. Sách, báo của nhà xuất bản đều chững chạc về nội
dung và hình thức, được người viết, người đọc nước ngoài chờ đón. Nhiều bạn đọc
nước ngoài sang Việt Nam đã tìm gặp, trò chuyện và mời các tác giả sang thăm nước
họ. Đồng thời, nhà xuất bản còn cử người thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với người
đọc, đi thăm, tìm hiểu rõ nền văn hóa, lối sống của bạn đọc ở nước ngoài.
Với số lượng hàng ngàn đầu sách, có lúc ra tới 8 thứ tiếng được xuất bản trong hơn
50 năm qua của nhà xuất bản Ngoại Văn trước kia và nhà xuất bản Thế Giới hiện nay,
bao gồm đủ các mảng đề tài của đời sống xã hội, từ chính trị, thời cuộc, lịch sử, địa lý,
văn hóa – văn nghệ, kinh tế - tài chính, khoa học – công nghệ, dân tộc đến hướng dẫn


du lịch, đầu tư cho người nước ngoài… gộp lại có thể coi là một “ Bộ bách khoa” khá
hoàn chỉnh về Việt Nam cho người nước ngoài.
1.2 Tìm hiểu về mảng sách dịch và mảng sách ngoại văn của
nhà xuất bản Thế Giới
1.2.1 Tìm hiểu chung về sách dịch
1.2.1.1 Định nghĩa
a. Dịch thuật

Theo Từ điển thuật ngữ Xuất bản – in – phát hành sách của Cục xuất bản: Dịch là
hàng hóa trí lực của người dịch nhằm chuyển tải những gì mà tác giả đã thể hiện trong
bản gốc, bằng ngôn ngữ gốc, sang ngôn ngữ dịch trong bản dịch. Hoạt động dịch (hay
dịch thuật) phải đảm bảo tiêu chuẩn tín, đạt, nhã hay nói cách khác đảm bảo được tính
khoa học và tính nghệ thuật của bản dịch. Người dịch phải có trình độ ngôn ngữ gốc để
hiểu được ý tưởng mà tác giả đã thể hiện trong nguyên bản; đồng thời người dịch có
trình độ ngôn ngữ dịch phong phú để có thể chuyển tải tương đối đầy đủ và hấp dẫn
những điều tác giả đã phản ánh sang ngôn ngữ dịch. Dịch còn là hoạt động sáng tạo,
luật quyền tác giả coi dịch giả là tác giả bản dịch. Tuy nhiên, sáng tạo của dịch giả luôn

nhằm sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu rõ tác giả và tác phẩm. Bản dịch luôn phải
giữ lại chức năng của tác phẩm và phong cách ngôn ngữ của tác giả.
Theo Dịch thuật – Từ lý thuyết đến thực hành do Nguyễn Thượng Hùng biên soạn,
định nghĩa về dịch được đặt ở giữa hai thái cực: một là dịch truyền thống, hai là dịch
hiện đại:
+ Dịch truyền thống là quá trình thay thế một văn bản viết bằng ngôn ngữ gốc bằng
một văn bản viết bằng ngôn ngữ đích với mục đích là đạt được sự tương đương tối đa
về nghĩa
+ Dịch hiện đại là quá trình chuyển một thông điệp được thể hiện bằng một ngôn ngữ
gốc thành một thông điệp được biểu đạt bằng một ngôn ngữ đích với sự tương đương tối
đa của một hay nhiều bình diện nội dung của thông điệp, chẳng hạn quy chiếu (thông tin


vì mục đích thông tin), diễn cảm (tập trung vào người gửi thông điệp, chẳng hạn người
nói), thông báo (tập trung vào người nhận, chẳng hạn sự rõ ràng), siêu ngôn ngữ (tập
trung vào mã, chẳng hạn từ điển), biểu cảm (tập trung vào sự giao tiếp, chẳng hạn phép
lịch sự), thi vị (tập trung vào hình thức, chẳng hạn, chất thơ).
X
Phòng
Tổ
Ban
Trung
biên
Biên
tâm
liệu
ứng
Hành
Tiếp
tập

dịch
tập
dịch
-dụng
thị
Thư
chính
tiếng
tạp
tiếng
-thuật
Phát
công
-Trung
Pháp
Quản

hành
nghệ



trịvấn
thông
các
cácvăn
ngữ
ngữ
tinhóa
thuộc

không
du hệ
lịch
thuộc
Latinhệ
khác
Latin khác
BanTư

Vậy có thể hiểu một
cách khái quát, dịch (hay dịch thuật) là quá trình xử lý thông tin
ưAnh
viện
Việt
biên
tập sách
chí
Giá

đặc thù, chuyển thông ởdịch
tin ấy từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích và đạt được sự toàn vẹn
m
ng

về chức năng của tác phẩm
Đốc và phong cách của tác giả.
in

b. Tác phẩm dịch


Tác phẩm dịch là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của phiên bản
gốc. Nó phải diễn tả lại tác phẩm đó một cách trung thành và chân thực về mặt nội dung
và văn phong. Chính vì vậy mà thông thường người dịch không có quyền đặt tên cho tác
phẩm như các tác giả khác. Quyền tác giả trao cho người dịch đối với bản dịch do lao
động sáng tạo của họ khi thể hiện tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, quyền
của người dịch không làm xâm hại đến các quyền của tác giả tác phẩm được dịch. Việc
dịch phải tuân theo sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Bộ Luật dân sự của
Việt Nam quy định tác phẩm dịch là một trong những tác phẩm được Nhà nước bảo hộ.
Nó là loại tác phẩm được dịch chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
1.2.1.2 Đặc điểm sách dịch
Tính đa dạng thể loại: Bản chất của sách dịch là thay đổi vỏ ngôn ngữ của nguyên
tác nhưng phải chuyển đến bạn đọc một cách trung thực những gì đã được thể hiện trong
nguyên tác. Bởi vậy, bất cứ thể loại, lĩnh vực nào của một nền văn hóa có ngôn ngữ riêng
đều có chuyển hóa thành sách dịch để quảng bá văn hóa trong nước đến với bạn bè quốc
tế. Có thể thấy, sách dịch có thể đứng ngang hàng với các thể loại sách khác nhưng cũng
có thể bao hàm các thể loại sách khác. Sách lý luận chính trị, sách khoa học kỹ thuật,
sách thiếu nhi, sách văn học – nghệ thuật… đều có thể là đối tượng của sách dich.
Tính chủ thể và tính phụ thuộc: Sách dịch thể hiện tính chủ thể và tính phụ thuộc của
dịch giả khi dịch. Dịch giả và sách dịch tồn tại nhờ vào nguyên tác, tuy nhiên vẫn có tính
độc lập tồn tại trong đó. Dịch giả có quyền tự lựa chọn tác phẩm để dịch và đưa vào


trong đó cảm nhận phong cách riêng của mình. Tuy nhiên, sự sáng tạo của dịch giả trong
sách dịch luôn dừng lại ở góc độ không làm mất tác giả mà theo hướng có lợi cho tác
giả. Chính vì đặc điểm này, khi thực hiện một cuốn sách dịch, các đơn vị xuất bản cần
phải mua bản quyền của tác giả hoặc đơn vị độc quyền của cuốn sách, đồng thời khi dịch
xong cần có sự cho phép của tác giả hoặc đơn vị độc quyền cuốn sách đó.
Tính tái sáng tạo: Sách dịch mang tính tái sáng tạo đặc thù của dịch giả, cho dù dịch
giả vẫn phải kế thừa trung thực nguyên tác. Mỗi bản dịch lại mang một hơi thở riêng,
một phong cách rất riêng của tác giả. Cùng một nguyên tác những mỗi người dịch lại có

một cách dịch khác nhau. Điều này phụ thuộc vào phong cách sử dụng ngôn từ của dịch
giả, tùy thuộc vào khả năng cảm nhận thế giới xung quanh cũng như trình độ về việc sử
dụng ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích của dịch giả. Ở nước ta có thể kể đến những dịch
giả nổi tiếng như: Lý Lan, Thúy Toàn, Lệ Chi, Bích Lan… Đây là những dịch giả nổi
tiếng thổi vào bản dịch những làn gió mới hấp dẫn người đọc mà vẫn trung thành với
nguyên văn bản gốc.
Đặc điểm về đối tượng độc giả: Mang trong mình đặc điểm về tính đa dạng thể loại,
sách dịch bao hàm mọi đối tượng độc giả. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ người lao động
trí óc đến người lao động chân tay, từ thành thị đến nông thôn… Sách dịch mang tính
chất đối tượng cụ thể khi ta soi chiếu vào thể loại, nội dung của từng cuốn sách dịch. Bởi
vậy, ta có thể khẳng định, đối tượng của sách dịch vừa mang tính bao hàm, vừa mang
tính cụ thể, đặc thù.
1.2.1.3 Vai trò của hoạt động dịch thuật và sách dịch
Dịch thuật là hoạt động vô cùng quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào,
lĩnh vực nào.
Hoạt động dịch đóng vai trò to lớn trong giao lưu văn hóa, lan tỏa các nền văn minh,
làm giàu them đời sống tinh thần cho các dân tộc, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa như
-

hiện nay. Bởi:
Sách dịch có thể tác động mạnh tới hệ tư tưởng và ngôn ngữ của cả một dân tộc
Sách dịch là một trong những loại hình truyền thông quan trọng nhất của giao tiếp ngôn
ngữ quốc tế


Tầm quan trọng của sách dịch với nền văn hóa Việt Nam:
-

Qua Hán học, văn học dịch đã ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành và phát triển


-

văn hóa dân tộc.
Nhờ có sách dịch mà trong buổi sơ khai của chữ quốc ngữ, các nhà văn đã vay mượn,
sáng tạo cho tiếng ta them phong phú. Nền văn học nước nhà có thêm các thể loại mới

-

như truyện ngắn, tiểu thuyết.
Và với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc quảng bá nền văn hóa, hình ảnh đất nước con
người Việt Nam ra toàn thế giới là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn bè quốc tế biết, hiểu
và yêu hơn con người và đất nước Việt Nam.

1.2.1.4 Phân loại sách dịch

Sách dịch được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng có thể phân loại khái
quát nhất là theo tiêu chí ngôn ngữ dịch. Theo tiêu chí đó, chúng ta có thể kể đến ba loại
sách dịch như sau:
-

Sách dịch xuôi: là sách dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ mẹ đẻ của người đọc.
Sách dịch ngược: là sách dịch từ ngôn ngữ nguyên bản sang ngôn ngữ khác cho người

-

đọc nước khác hay dân tộc khác.
Sách dịch trong nội bộ một nước đa ngôn ngữ
Với xu thế hội nhập thế giới hiện nay, bên cạnh việc du nhập nền văn hóa nước ngoài
vào Việt Nam thông qua các xuất bản phẩm dịch thì việc truyền bá văn hóa Việt Nam ra
nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và bức thiết hiện nay. Bởi vậy, sách dịch ngược,

đặc biệt là mảng sách ngoại văn cần phải có quan tâm và tăng cường xuất bản hơn nữa.
1.2.2 Giới thiệu về mảng sách ngoại văn - đặc trưng của
nhà xuất bản Thế Giới
1.2.2.1 Định nghĩa
Sách ngoại văn: sách được in bằng tiếng nước ngoài từ trong nước xuất khẩu ra nước
ngoài, hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước. Sách ngoại văn có thể là sách sáng tác
(do tác giả viết bằng tiếng nước ngoài hoặc sách nhập khẩu) và là sách dịch ngược (in bản


dịch từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng nước ngoài). Đôi khi tồn tại sách ngoại văn song ngữ; in tiếng
mẹ đẻ trước, bản dịch sau.
1.2.2.2 Đặc điểm mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới
Nhà xuất bản Thế Giới (trước đây là nhà xuất bản Ngoại Văn) được Đảng và Nhà
nước giao cho nhiệm vụ chính trị quan trọng đó là tuyên truyền đối ngoại bằng sách,
báo ngoại văn. Nhà xuất bản Ngoại văn trước đây là một nhà xuất bản tổng hợp ra sách
ngoại văn duy nhất ở nước ta. Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, đất nước tiến
hành công cuộc đổi mới và mở cửa, do nhu cầu của công tác thông tin đối ngoại trong
tình hình mới, các phương tiện làm thông tin đối ngoại bắt đầu được bung ra. Và bước
sang nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XX, nó đã thực sự bùng nổ. Người ta đua nhau
xuất bản các ấn phẩm ngoại văn. Mất thế độc quyền, nhà xuất bản Ngoại Văn điều
chỉnh chiến lược của mình, hoạt động với các xuất bản phẩm phong phú và đa dạng
hơn. Tuy nhiên, với lịch sử lâu dài, với nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, nhà xuất
bản Thế Giới hiện nay vẫn là “anh cả” của công tác xuất bản sách, báo ngoại văn. Và
dù nhà xuất bản Thế Giới đã thay đổi chiến lược với nhiều mảng sách phong phú hơn
thì sách ngoại văn vẫn chiếm đa phần với vị trí chiến lược.
Nhà xuất bản Thế Giới tập trung vào mảng sách dịch ngược, trong mảng sách dịch
ngược được chia thành hai loại cơ bản: Sách dịch ngược đơn thuần và sách ngoại văn
phục vụ công tác đối ngoại. Đặc điểm của hai loại sách này như sau:
Sách dịch ngược đơn thuần: Thường là dịch các tác phẩm văn học, nhạc
phẩm… từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Loại sách này chỉ cần dịch, biên dịch

và hiệu đính là có thể xuất bản, không cần biên tập lại tiếng Việt.
Sách ngoại văn phục vụ công tác đối ngoại (gọi tắt là sách ngoại văn): Đây là
mảng sách phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bởi vậy từ khâu kế
hoạch đề tài đến khâu biên tập, biên dịch và cuối cùng là in ấn, phát hành đều được
thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Với mục đích quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
như vậy, sách ngoại văn cần được biên tập phần tiếng Việt một cách kỹ lưỡng, vừa


không mắc phải những lỗi sai về nội dung, vừa “chuẩn bị” những từ ngữ dễ dàng dịch
ra tiếng nước ngoài cho các nhà dịch thuật. Mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế
Giới được chia thành 8 bộ sách: Chính trị - thời cuộc, Những vấn đề cấp bách của Việt
Nam, Hồi ký và tổng kết chiến tranh của các tướng lĩnh, Kinh nghiệm Việt Nam, Văn
học Việt Nam, Văn hóa Việt Nam, Giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam; hướng
dẫn đầu tư và du lịch Việt Nam, Hỏi và đáp về Việt Nam. Dưới đây là danh mục các bộ
sách với những cuốn sách ngoại văn tiêu biểu của nhà xuất bản Thế Giới trong những
năm gần đây:

Bảng 1.1: Các bộ sách và danh mục sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới
trong 10 năm trở lại đây
STT

Bộ sách

Cuốn sách tiêu biểu

1

Chính trị - thời
cuộc


Vietnam on the move; 75 years of the communist
party of Vietnam (1930 – 2005); Le Vietnam sur la
voie du renouveau…

2

Những vấn đề cấp
bách của Việt Nam

Vietnam eine lange geschichie; Vietnam a long
history; Vietnam – the country and its geographical
regions…

3

Hồi ký và tổng kết
chiến tranh của các
tướng lĩnh

The Tết Mậu Thân 1968 event; Memoris of War:
The Road to Điện Biên Phủ; General Võ Nguyên
Giáp – Điện Biên Phủ…

4

Kinh nghiệm Việt
Nam

Cuộc đấu tranh chống nạn mù chữ ở Việt Nam;

Múa rối nước Việt Nam

5

Văn học Việt Nam

Vietnamese Folk – tales Satire and Humour; Kieu;
Chi Pheo; Chinh phụ ngâm; Nhật ký trong tù; Tắt
đèn; Bước đường cùng; Dễ mèn phiêu lưu ký…

6

Văn hóa Việt Nam

Quán Thánh temple; Ancient Town of Hoi An; Bạch
Mã temple – Hà Nội; Hà Nội – Past and Present…

7

Giới thiệu về đất
nước, con người
Việt Nam; hướng
dẫn đầu tư và du
lịch Việt Nam

North East Vietnam; The Eastern Sea: Resources
and Enviroment; The Hồ Chí Minh Trail…


8


Hỏi và đáp về Việt
Nam

Việt Nam trên đường hội nhập (Anh, Pháp, Nga,
Tây Ban Nha); Các tôn giáo ở Việt Nam; Luật Hôn
nhân Việt Nam có yếu tố nước ngoài…

Qua việc tìm hiểu sơ lược về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu trong việc biên
tập – xuất bản sách ngoại văn của Việt Nam, có thể rút ra được những đặc điểm về
phương thức hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động biên tập – xuất bản tại đây. Đồng
thời, cùng với việc tìm hiểu chung về sách dịch và mảng sách ngoại văn (định nghĩa,
đặc điểm, chức năng, vai trò), tôi nhận thấy đây là loại sách có những đặc điểm riêng
biệt so với các loại sách khác và có thể rút ra những điều cần lưu ý khi biên tập – xuất
bản loại sách này. Bên cạnh đó, nó còn đặt ra cho các biên tập viên, biên dịch viên
cũng như cả đơn vị là phải làm thế nào để có thể tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có và
khắc phục những tồn tại để hoạt động xuất bản sách ngoại văn ngày càng phát triển,
chất lượng.


Chương 2
CÔNG TÁC BIÊN TẬP – XUẤT BẢN MẢNG SÁCH NGOẠI VĂN
CỦA NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
2.1 Công tác tổ chức bản thảo
2.1.1 Nguồn bản thảo và phân loại bản thảo sách ngoại văn của nhà xuất bản
Thế Giới
2.1.1.1 Nguồn bản thảo sách ngoại văn
Nhà xuất bản Thế Giới với nhiệm vụ đối ngoại thông tin nên bản thảo thường đến
từ hai nguồn chính:
Nguồn thứ nhất: Các sách báo đã có sẵn của các nhà xuất bản trong nước hoặc của

các nhà xuất bản nước ngoài, của các tác giả trong nước và nước ngoài chưa xuất bản
gửi tới. Biên tập viên phải theo dõi, tìm đọc và đề xuất những sách hay, hợp với đối
tượng, phục vụ tốt công tác thông tin đối ngoại và nâng cao dân trí bạn đọc trong nước,
kinh doanh có lãi… Từ những bản thảo đã được xuất bản như vậy, các biên tập viên
mua bản quyền tiếng Việt, sau đó biên tập lại sao cho dễ dàng dịch ra ngôn ngữ đích
nhất và đưa đi dịch, cuối cùng là công tác biên dịch. Loại bản thảo này chiếm khoảng
70% toàn bộ số bản thảo sử dụng trong năm.
Nguồn thứ hai: Những đề tài mà bạn đọc nước ngoài và trong nước quan tâm, phù
hợp với phương hướng tuyên truyền và kinh doanh của nhà xuất bản. Biên tập viên đề
xuất, xây dựng đề cương, tìm cộng tác viên, tổ chức viết và làm công tác biên tập.
Trong loại này có các bản thảo mà biên tập viên viết do lãnh đạo giao hoặc được lãnh
đạo chấp nhận. Loại bản thảo này chiếm khoảng 25% toàn bộ số bản thảo sử dụng
trong năm của nhà xuất bản
Ngoài ra còn có những bản thảo lai cảo được các tác giả viết và tự dịch ra các thứ
tiếng mang đến nhà xuất bản để biên tập, in ấn và phát hành. Loại bản thảo này không
nhiều nhưng cũng có ý nghĩa nhất định đối với nhà xuất bản.
Bên cạnh đó, biên tập viên và biên dịch viên nhà xuất bản được khuyến khích viết
nhằm mục đích đào tạo tay nghề, rèn luyện ngòi bút. Có thể viết sách, viết bài phục vụ
cho các tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng Pháp của nhà xuất bản. Phần viết bắt buộc đối
với biên tập viên là viết lời nhà xuất bản, giới thiệu tác giả ở cuốn sách mà mình phụ
trách biên tập hoặc biên dịch. Đối với các biên tập viên cao cấp, mỗi năm bắt buộc phải
có một cuốn sách tự biên soạn để xuất bản từ 100 trang trở lên. Còn có trường hợp


chính biên tập viên viết sách rất được khuyến khích và đề cao, ngoài việc được tính
định mức và nhuận bút được hưởng còn được thưởng them 10% đơn giá biên tập.
2.1.1.2 Phân loại bản thảo sách ngoại văn và trách nhiệm của biên tập viên đối với
từng loại bản thảo
Khác với công tác biên tập các loại sách khác là chỉ cần biên tập phần tiếng Việt,
bản thảo sách ngoại văn cần được biên tập phần tiếng Việt trước và sau đó biên dịch

phần tiếng nước ngoài. Bởi vậy, bản thảo sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới
được chia thành hai loại rõ ràng ứng với hai khâu trong công tác biên tập sách, đó là:
Bản thảo tiếng Việt và bản thảo dịch:
Bản thảo tiếng Việt (hay còn gọi là bản thảo biên tập): được chia thành ba nhóm,
trong từng nhóm được xếp loại khác nhau tùy thuộc vào nội dung và thể loại:
Nhóm A: Là những bản thảo đã có sẵn được chia thành 4 loại gồm những đầu sách
đã được các nhà xuất bản trong nước hay ngoài nước in hoặc gửi các tác giả trong và
ngoài nước gửi in, các văn kiện, văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được
công bố… chỉ cần giám định lại về tư tưởng, học thuật và đối tượng phục vụ, làm chú
thích cần thiết. Nhóm A được chia thành 4 loại như sau:
+ A0: Các tài liệu đã được các nhà xuất bản in thành sách hoặc chưa in nhưng đã
được cấp có thẩm quyền duyệt, các nghị quyết, các văn bản pháp luật, các văn kiện…
của Đảng và Nhà nước, đã được công bố (trong hoặc ngoài nước), không phải sửa chữa
gì, chỉ biên tập chữ nghĩa, hoặc lược bỏ và làm các chú thích cần thiết cho phù hợp với
đối tượng phục vụ.
+ A1: Có sự tham gia biên tập một phần, cắt bớt nội dung, chữa chữ nghĩa, làm các
chú thích cần thiết để phù hợp với đối tượng phục vụ.
+ A2: Có biên tập nhiều và làm nhiều chú thích, thay đổi bố cục sách và bổ sung
nhiều tài liệu để phù hợp với đối tượng phục vụ.
+ A3: Có sự tham gia biên tập toàn bộ và sửa chữa nhiều, thay đổi bố cục sách và
bổ sung nhiều tài liệu để phù hợp với đối tượng phục vụ.
Nhóm B: Là những bản thảo đã có sẵn, nhưng nằm tản mạn, phải tìm kiếm, chọn
lọc. Việc sưu tầm, chọn lọc có thể do biên tập viên làm hoặc cộng tác viên thực hiện.
Nhóm B được chia thành 3 loại:
+ B1: Các văn bản đã được in trên các loại hình xuất bản (sách, báo, tài liệu lưu
hành nội bộ…), biên tập viên tuyển chọn và tập hợp theo chủ đề nêu trong đề cương,


có biên tập, làm các chú thích hoặc giải thích cần thiết cho phù hợp với đối tượng phục
vụ.

+ B2: Các tài liệu đã có sẵn, nhưng tản mạn phải lên đề cương sưu tầm và nghiên
cứu các văn bản, tài liệu, sách của nước ngoài đã đề cập hoặc xuất bản liên quan đến
nội dung đề tài phải thực hiện.
+ B3: Tài liệu khó kiếm, phải dành nhiều thời gian sưu tầm, đọc nhiều tài liệu trong
và ngoài nước để có cơ sở biên tập. Biên tập viên dành nhiều công sức để biên tập loại
sách này và nâng cao chất lượng bản thảo.
Nhóm C: Là những bản thảo do chính biên tập viên chủ động tổ chức biên soạn.
Nhóm này được chia thành 3 loại:
+ C1: Biên tập viên không tham gia chọn cộng tác viên. Công việc chính là theo
dõi, đôn đốc, hướng cộng tác viên đi đúng đề cương sách, đọc và hoàn chỉnh bản thảo,
làm chú thích, tham gia biên tập và sửa chữa sau khi trao đổi với cộng tác viên nếu
cộng tác viên đồng ý.
+ C2: Biên tập viên tự đề xuất đề tài, xây dựng đề cương, tuyển chọn cộng tác viên
và hướng dẫn cộng tác viên thực hiện biên soạn (tùy theo từng loại sách). Tất cả công
đoạn tiếp sau khi cộng tác viên trả bản thảo, biên tập viên tổ chức hoàn chỉnh tiếp như
đối với loại C1.
+ C3: Công việc được tổ chức theo như các công đoạn nêu ở loại C2, nhưng do
cộng tác viên chưa thực hiện đúng yêu cầu nêu trong đề cương, biên tập viên phải sửa
chữa nhiều, thậm chí phải tự biên soạn lại để cho bản thảo đứng được và được sử dụng.
Phần việc này biên tập viên được hưởng công đóng góp và hưởng phần chênh lệch sau
khi bản thảo được đánh giá xếp loại trên cơ sở hệ số K. Trong trường hợp này, biên tập
viên có thể được đứng tên đồng tác giả, nếu tác giả nguyên bản chấp nhận.
Bản thảo dịch (hay còn gọi là bản thảo tiếng nước ngoài): Bản thảo này được chia
thành 5 loại:
Loại I: Nội dung rõ ràng, dễ hiểu, từ ngữ và văn phong đơn giản, viết gọn, mạch
lạc như các loại niên biểu, tin tức các loại, các bài tường thuật…
Loại II: Sách có nội dung bao hàm những khái niệm trừu tượng, lý luận, từ ngữ cần
chính xác, nhưng văn phong chưa phức tạp, như các bài xã luận, văn kiện hội nghị,
bình luận, chuyên đề chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật…



Loại III: Nội dung cao, tế nhị, khó diễn tả, như các bài lý luận chính trị, quân sự,
kinh tế, hoặc nội dung không phức tạp lắm nhưng từ ngữ phong phú, tế nhị, văn phong
sinh động như các bài xã luận, bình luận cao, phóng sự hay hồi ký, chuyện kể…
Loại IV: Tài liệu có nội dung văn học, từ ngữ phong phú, văn phong tế nhị, dịch
nhiều chỗ phải công phu tìm tòi, tra cứu.
Loại V: Các tác phẩm thuộc thể loại thơ ca và các bản thảo đặc biệt.
2.1.2. Vị trí, vai trò của kế hoạch đề tài sách ngoại văn
Đối với bất cứ loại sách nào, công tác kế hoạch đề tài đều là khâu mở đường trong
hoạt động biên tập – xuất bản, sách ngoại văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Khâu
kế hoạch đề tài đối với sách ngoại văn được thực hiện một cách chặt chẽ, có sự giám
sát tích cực của cơ quan chủ quản. Vị trí, vai trò của kế hoạch đề tài sách ngoại văn
được thể hiện thông qua các khía cạnh như sau:
2.1.2.1 Quá trình xác lập kế hoạch đề tài sách ngoại văn là quá trình thể hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản Thế Giới
Quá trình này cần phải quán triệt định hướng công tác xuất bản của Đảng và phải
bám sát thực hiện đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đây là căn cứ quan
trọng nhất, quyết định nhất, nêu lên bản chất của một nhà xuất bản. Bởi nếu không có
những điều kiện tiên quyết như thế này, các nhà xuất bản nói chung đều sẽ chỉ chạy
theo mục tiêu kinh tế mà đánh mất đi mục tiêu văn hóa của mình. Từ đó, công tác kế
hoạch đề tài quy định những thuộc tính và bản chất của nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản
có chức năng, nhiệm vụ khác nhau thì có những kế hoạch đề tài khác nhau.
Với nhà xuất bản Thế Giới, chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho
là tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn thì kế hoạch đề tài của nhà xuất
bản Thế Giới phải được tập trung nghiên cứu vào đời sống xã hội, chính trị, thời
cuộc, lịch sử, địa lý, pháp luật, văn hóa – văn nghệ, kinh tế - tài chính, khoa học
công nghệ, dân tộc…của Việt Nam để giới thiệu đến người nước ngoài, Việt kiều
và những người Việt muốn học tiếng nước ngoài. Từ đó cho ta thấy, sản phẩm chủ
yếu của đơn vị xuất bản này sẽ là sách ngoại văn. Bởi vậy, việc xây dựng kế hoạch
đề tài sách báo ngoại văn là quá trình thể hiện rõ nhất chức năng, nhiệm vụ của

nhà xuất bản Thế Giới.


Như vậy, vị trí, vai trò của công tác kế hoạch đề tài sách ngoại văn thể hiện rất
rõ chức năng, nhiệm vụ truyền bá thông tin đối ngoại của nhà xuất bản Thế Giới.
2.1.2.2 Quá trình xác lập kế hoạch đề tài thể hiện tính khoa học, tự chủ, tự
giác của nhà xuất bản Thế Giới
Tính khoa học: Quá trình xác lập và xây dựng kế hoạch đề tài được thực hiện
từ trí tuệ, kinh nghiệm của tập thể biên tập viên và biên dịch viên. Đối với các nhà
xuất bản khác, việc xác lập và xây dựng kế hoạch đề tài mang tính chất cá nhân
nhiều hơn, bởi mỗi đề tài lại được xây dựng bởi một biên tập viên. Tuy nhiên, với
nhà xuất bản Thế Giới, việc xây dựng kế hoạch đề tài cần được kết hợp trí tuệ giữa
biên tập viên lẫn biên dịch viên. Bên cạnh đó, tính khoa học còn được thể hiện
thông qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tình hình chính trị - xã hội, cũng
như thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
Tính tự chủ (hành động): Các biên tập viên nhà xuất bản Thế Giới luôn chủ
động đề xuất các kế hoạch đề tài cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nhân lực lẫn
nguồn lực. Điều này cho thấy nhà xuất bản không hề bị động và phụ thuộc. Quy
chế Quản lý, lao động và định mức nhà xuất bản Thế Giới đã quy định rõ, mỗi
biên tập viên trong nhà xuất bản một năm phải đề xuất được 3 đề tài được chấp
nhận đưa vào sản xuất. Nếu không làm được định mức này coi như chưa hoàn
thành trách nhiệm cá nhân và phải chịu trách nhiệm trước tập thể.
Tính tự giác (ý thức): Khi xây dựng kế hoạch đề tài, các biên tập viên và biên
dịch viên đã ý thức được tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của mỗi đề tài mình
đang hướng đến. Với công tác xây dựng đề tài sách ngoại văn, các biên tập viên và
biên dịch viên không chỉ ý thức được với nghề nghiệp của mình mà còn ý thức
được với tầm quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2.1.2.3 Kế hoạch đề tài mở đầu cho quy trình làm sách
Mọi hoạt động, định hướng dài hạn hay ngắn hạn của nhà xuất bản đều phải
xuất phát từ khâu kế hoạch đề tài. Khâu kế hoạch đề tài tại nhà xuất bản Thế Giới

trở thành căn cứu để nhà xuất bản tổ chức phân công đội ngữ biên tập viên, biên
dịch viên, cộng tác viên tác giả, cộng tác viên dịch giả và cộng tác viên hiệu đính.


Đồng thời, đây là cơ sở để chuẩn bị về mặt vật tư, tài chính, xây dựng các chiến
lược in ấn, phát hành, kinh soanh… Có thế khẳng định rằng, khâu mở đầu nếu có
chất lượn thì các khâu tiếp theo sẽ có hiệu quả và ngược lại
2.1.2.4 Kế hoạch đề tài sách ngoại văn là công cụ quản lý hoạt động xuất bản
quan trọng của nhà xuất bản Thế Giới
Kế hoạch đề tài sách ngoại văn là công cụ quản lý trực tiếp điều hành việc kinh
doanh và sản xuất của nhà xuất bản Thế Giới. Bởi với tôn chỉ, mục đích hoạt động
của mình, việc đề suất những đề tài sách ngoại văn là chủ yếu sẽ thể hiện trình độ
cũng như năng lực của từng cá nhân trong đơn vị xuất bản. Từ đó khâu kế hoạch
đề tài sách ngoại văn sẽ góp phần xây dựng thương hiệu, xây dựng vị thế của nhà
xuất bản trên thị trường sách nói chung và thị trường sách ngoại văn nói riêng.
2.1.3. Nội dung và các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn của nhà
xuất bản Thế Giới
2.1.3.1 Nội dung kế hoạch đề tài sách ngoại văn
Lập kế hoạch đề tài sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới là quá trình phát hiện
và hoàn chỉnh ý tưởng xuất bản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới trong một
thời gian cụ thể. Kế hoạch đề tài của sách ngoại văn cần được thiết lập dựa trên những
nội dung cụ thể như sau:
Xác định nội dung và hình thức của xuất bản phẩm ngoại văn sắp xuất bản:
Nội dung: Bao gồm tất cả thông tin tiếng Việt chứa đựng trong xuất bản phẩm như
sau: kết cấu (thể hiện rõ ràng trong mục lục); chủ đề, tư tưởng của tác phẩm (sách báo
ngoại văn là sách báo ngoại giao của nước ta, bởi vậy các biên tập viên và biên dịch
viên không chỉ là những người “gác cổng” tri thức mà còn là người “gác cổng” ngoại
giao); khái quát nội dung chính của tác phẩm và đặc điểm của tác phẩm.
Hình thức: Cũng giống các loại sách khác, hình thức của một xuất bản phẩm ngoại
văn cần được xác định rõ các điểm như sau: tên sách; tác giả; khổ sách; trang in; kiểu

chữ; kiểu đóng bìa; thời gian ra sách; giá bán; kênh phát hành.
Đưa ra dự đoán thị trường:


Phân tích và cung cấp tình hình nhu cầu của độc giả: Đưa ra được bản thống kê quy
mô dối tượng độc giả của sách ngoại văn nói chung và cuốn sách ngoại văn đang được
đề xuất nói riêng; Đưa ra được bản thống kê về tình hình độc giả thực tế và độc giả
tiềm năng thông qua việc nghiên cứu những bộ sách thuộc tủ sách ngoại văn trước đó
của nhà xuất bản Thế Giới.
Dự đoán tình hình xuất bản phẩm cùng loại trên thị trường: nhà xuất bản Thế Giới
hiện nay không còn giữ thế độc quyền sách báo ngoại văn, bởi vậy trên thị trường có
rất nhiều đơn vị xuất bản đưa ra thị trường các xuất bản phẩm ngoại văn. Từ đó, việc
phân tích, so sánh các xuất bản phẩm ngoại văn đã có trên thị trường, so sánh số lượng
in, nội dung cơ bản, đưa ra những đặc điểm chủ yếu, khả năng tiêu thụ của chúng trên
thị trường là việc làm cần thiết để đưa ra những dự báo chính xác cho khả năng tồn tại
của mỗi xuất bản phẩm trên thị trưởng.
Phân tích tính đặc sắc của đề tài: Sách ngoại văn là loại sách sẽ được đưa ra thị
trường nước ngoại, đến tay độc giả nước ngoài, bởi vậy tính đặc sắc của đề tài phải phù
hợp với trình độ dân trí, hoàn cảnh sinh sống và phong tục tập quán của từng nơi trên
Thế Giới.
Phương án thực hiện đề tài:
Lựa chọn cộng tác viên: Đối với sách ngoại văn, việc lựa chọn cộng tác viên sẽ có
những điểm khác biệt so với các loại sách sách khác. Cộng tác viên của loại sách này
bao gồm: cộng tác viên tác giả, cộng tác viên dịch giả và cộng tác viên hiệu đính. Với
bản thảo nhóm C, các biên tập viên cần tổ chức kế hoạch đề tài và cần phải có đầy đủ
ba loại cộng tác viên này. Còn với bản thảo nhóm A và nhóm B chỉ cần cộng tác viên
dịch giả và cộng tác viên hiệu đính.
Xây dựng bảng tiến độ thời gian thực hiện: Trong bản tiến độ thời gian thực hiện
cần phải nếu rõ thời gian đưa bản thảo cho dịch giả, thời gian đưa bản thảo cho ban
ngữ, thời gian nộp lại bản thảo cho trưởng ban, thời gian đưa in, thời gian ra sách.

Kế hoạch tuyên truyền: Yêu cầu tuyên truyền cho ra sách trong các giai đoạn khác
nhau, cùng với đó là phương thức tuyên truyền. Đối với sách ngoại văn, việc tuyên


truyền quảng bá sách sẽ khó khăn hơn các loại sách khác. Nhà xuất bản chủ yếu tuyên
truyền nhờ các đại sứ quán tại các nước, tuyên truyền tại các hội chợ, triển lãm sách
quốc tế…
Chiến lược kinh doanh: Từ đặc điểm của sách ngoại văn nói cung và của từng đề tài
nói riêng, các biên tập viên phải nêu kiến nghị về chiến lược kinh doanh như: chiến
lược tiếp thị, chiến lược giá bán, xúc tiến bán hàng…
2.1.3.2 Các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn
Xây dựng kế hoạch đề tài của sách ngoại văn được thực hiện chặt chẽ qua bốn
bước: Thông báo xây dựng kế hoạch, luận chứng kế hoạch đề tài, xây dựng đề cương
đề tài, quyết định và phê chuẩn kế hoạch đề tài.


Bảng 2.1: Các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn
Bước

Nội dung

Bước 1: Thông báo Sau khi đưa ra những phân tích về nhu cầu thị trường, khả
xây dựng kế hoạch năng xuất bản, biên tập viên sẽ tìm kiếm đề tài và thông báo
kế hoạch với trưởng ban biên tập và ban giám đốc.
Bước
2:
Luận Thứ nhất, tìm hiểu giá trị của đề tài: giá trị về tư tưởng, học
chứng kế hoạch đề thuật; hiệu quả về văn hóa…
tài
Thứ hai, luận chứng về tính khả thi của đề tài

Thứ ba, luận chứng về hiệu quả kinh tế của đề tài
Bước 3: Dựng đề Bao gồm đầy đủ thông tin về nội dung, hình thức của xuất bản
cương đề tài
phẩm sắp được xuất bản, phương án thực hiện đề tài, cũng
như đưa ra được những dự đoán về thị trường tiêu thụ
Bước 4: Quyết định Đây là nhiệm vụ của Ban giám đốc nhà xuất bản. Sau khi
và phê chuẩn kế nhận được quyết định và phê chuẩn kế hoạch, biên tập viên
hoạch đề tài
bắt tay vào làm những công tác tiếp theo để có thể ra sách
đúng dự báo
2.1.4. Công tác bản quyền sách ngoại văn
2.1.4.1 Phân loại bản quyền sách ngoại văn
Khác với các loại sách thông thường, sách dịch nói chung và sách ngoại văn nói
riêng bao gồm hai loại bản quyền: Bản quyền bản gốc và bản quyền bản dịch. Đây là
điểm đặc biệt đối với sách dịch cũng như sách ngoại văn, điều đó tạo nên tính đặc thù
cho hoạt động mua bản quyền sách dịch, trong đó có sách ngoại văn của nhà xuất bản.
Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm dịch là một sự tái sáng tạo mang phong cách riêng
của dịch giả và thậm chí, đối với một số tác phẩm, dịch giả còn được coi là đồng tác
giả của tác phẩm đó. Bởi vậy, việc bảo hộ quyền dịch giả là điều tất lẽ và chúng ta cần
phân biệt rõ ràng hai loại bản quyền này của sách ngoại văn như sau:
Bản quyền bản gốc sách được hiểu là việc bảo vệ các tác phẩm khoa học, văn
chương dù đã được xuất bản hay còn ở dạng bản thảo với ngôn ngữ nguyên bản
của nó. Sách ngoại văn có những điểm khác biệt so với sách dịch xuôi thông
thường trong công tác mua bản quyền bản gốc. Nếu như, việc mua bản quyền bản
gốc sách dịch xuôi phải được thực hiện thông qua quốc tế thì sách dịch ngược


×