BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------------
LÊ ĐẠI NHÂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
Huế, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
LÊ ĐẠI NHÂN
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, ngân
hàng Nhà nước, sở ban ngành trong tỉnh Quảng Trị, doanh nghiệp, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân. Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
PGS.TS. Trần Văn Hòa - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời
gian quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời
gian tôi tiến hành thực hiện luận văn.
Ban lãnh đạo và Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – Chi nhánh Quảng Trị
và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việc điều tra
phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến
khích tinh thần cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
LÊ ĐẠI NHÂN
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Lê Đại Nhân
Chuyên ngành: Quản Trị kinh Doanh. Niên khóa: 2016 – 2018
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Trị
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thực tế về nhu cầu tiêu dung cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển,
không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng
thị trường mà hiện nay các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết.
Nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm
trong công tác cho vay tiêu dùng. Xuất phát từ những lý do nói trên cùng với mong
muốn đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín – Chi nhánh Quảng Trị (viết tắc là: Sacombank – CN Quảng trị), để từ
đó đề xuất các giải pháp, về chất lượng dịch vụ, lựa chọn sản phẩm cốt lõi trong cho
vay tiêu dùng nhằm hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank CN
Quảng Trị trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp thông qua các bảng câu hỏi khảo sát
Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích: Phương pháp tổng hợp, Phân
tích (phương pháp thống kê mô tả), chạy số liệu thông qua chương trình SPSS,
Phương pháp so sánh,…
3. Kết quả đạt được
Tổng hợp và hệ thống một số nội dung cơ bản về lý luận, thực tiễn liên quan
đến công tác cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại
Phân tích đánh giá thực trạng công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi
nhánh Quảng trị
Đề xuất các định hướng và giải pháp trong việc hoàn thiện cho vay và chất
lượng dịch vụ nhằm hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi
nhánh Quảng trị
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Sacombank
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Sacombank-SBL
Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCTD
Tổ chức tài chính
CN/PGD
Chi nhánh/ Phòng giao dịch
KDNH
Kinh doanh ngoại hối
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
DV
Dịch vụ
LN
Lợi nhuận
DPRR
Dự phòng rủi ro
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
NQH
Nợ quá hạn
TSĐB
Tài sản đảm bảo
HMTD
Hạn mức tín dụng
BĐS
Bất động sản
CSTD
Chính sách tín dụng
CMNLTC
Chứng minh năng lực hành chính
TKTG
Tài khoản tiền gửi
GĐKV
Giám đốc khu vực
CBNV
Cán bộ nhân viên
CV.KH
Chuyên viên khách hàng
CV.TĐ
Chuyên viên thẩm định
NVHT
Nhân viên hỗ trợ
KSVTD
Kiểm soát viên tín dụng
TTV.TTQ
Thanh toán viên thanh toán Quốc tế
iv
GDVTD
Giao dịch viên tín dụng
GDV
Giao dịch viên
CV.QLN
Chuyên viên quản lý nợ
TDCN
Tín dụng cá nhân
UBTD/HĐTD
Ủy Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng
BP.TTQT
Bộ phận thanh toán quốc tế
CVTD
Cho vay tiêu dung
CV
Cho vay
VTD
Vay tiêu dung
CNVC
Công nhân viên chức
CNTT
Công nghệ thông tin
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................................ii
Tóm lược luận văndanh mục các từ viết tắt..........................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................................vi
Danh mục các bảng...............................................................................................................ix
Danh mục các sơ đồ...............................................................................................................x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................3
5. Kết cấu luận văn ................................................................................................................8
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................................................9
1.Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng.....................................................................................9
1.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng ...........................................................................................9
1.2. Đặc điểm về cho vay tiêu dùng................................................................................. 9
1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng............................................................................. 11
1.3.1. Căn cứ vào mục đíchvay...................................................................................... 11
1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: ....................................................................... 11
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng ....................................................... 20
1.4.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................................ 20
1.4.2. Nhân tố bên trong................................................................................................. 23
1.4.3. Các nhân tố khác .................................................................................................. 24
1.5. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và mô hình SERVQUAL ...........................24
1.5.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ ......................................................................... 24
1.5.2. Các tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ......................................... 25
1.5.3. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL........................................................... 26
1.5.4. Mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng công tác cho
vi
vay tiêu dùng .................................................................................................................. 27
2.Kinh nghiệm về phát triển bán lẽ của một số ngân hàng trong nước và các nước
trong khu vực lân cận và bài học kinh nghiệm cho Sacombank ................................28
2.1. Kinh nghiệm của SeaBank............................................................................................28
2.2. Kinh nghiệm của VietinBank .......................................................................................28
2.3. Kinh nghiệm của VietcomBank....................................................................................29
2.4.Kinh nghiệm của Ngân hàng Union - Phi-lip-pin..........................................................29
2.5.Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Sing-ga-po ......................................................30
2.6.Bài học kinh nghiêm cho Sacombank ..........................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK CHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ.......................................................................................................33
2.1. Vài nét khái quát về Sacombank CN Quảng Trị ..........................................................33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank CN Quảng Trị ..................... 33
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động và nhiệm vụ các phòng ban của Sacombank CN
QTrị................................................................................................................................ 33
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Sacombank-chi nhánh QTrị ...................... 36
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank CN Quảng Trị................................. 43
2.2.1. Các sản phẩm và quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank-chi nhánh
Quảng Trị........................................................................................................................ 43
2.2.2 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh Quảng Trị ...................... 46
2.2.3. Phân tích và đánh giá khảo sát cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh
Quảng Trị ...................................................................................................................... 48
2.3. Đánh giá chung về công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank - chi nhánh Quảng
Trị thời gian qua ............................................................................................................ 71
2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................................ 71
2.3.2 Một số hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank-chi nhánh Quảng
Trị và nguyên nhân......................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANKCHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ..........................75
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank - chi nhánh
Quảng Trị trong thời gian tới ......................................................................................... 75
vii
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank - chi nhánh
Quảng Trị ....................................................................................................................... 80
3.2.1Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay tiêu dùng.........80
3.2.2Tăng thêm số lượng nhân viên tín dụng tiêu dùng ......................................................81
3.2.3Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ..................................................................................81
3.2.4Áp dụng chính sách lãi suất hợp lý ..............................................................................82
3.2.5Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng .................................................82
3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ ............................................................................... 83
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................84
I.KẾT LUẬN .......................................................................................................................84
II. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................84
1.1.Kiến nghị đối với Sacombank:................................................................................. 84
1.2.Kiến nghị đối với ngân hàng Trung ương:............................................................... 85
1.3.Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Quảng Trị và chính phủ: ................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................87
PHỤ LỤC............................................................................................................................88
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 :
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2014 - 2016 ....................37
Bảng 2.2.
Thị phần cho vay của Sacombank trên địa bàn Quảng Trị .................39
Bảng 2.3:
Tình hình huy động vốn từ dân cư của Sacombank – CN Quảng Trị
trên địa bàn ..........................................................................................39
Bảng 2.4:
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn .....................................................................40
Bảng 2.5.
Một số thông tin phản ánh chất lượng tín dụng ..................................42
Bảng 2.6:
Cho vay tiêu dùng theo sản phẩm .......................................................47
Bảng 2.7:
Đặc điểm của đối tượng điều tra .........................................................48
Bảng 2.8:
Hoạt động vay tiêu dùng của khách hàng ...........................................49
Bảng 2.9:
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha công tác quản lý cho vay tiêu
dùng tại Sacombank– CN Quảng Trị ..................................................53
Bảng 2.10.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của Sacombank – CN Quảng Trị ...........56
Bảng 2.11.
Kết quả đánh giá Sự đáp ứng của ngân hàng Sacombank ..................57
– CN Quảng Trị...................................................................................57
Bảng 2.12.
Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất của ngân hàng Sacombank
– CN Quảng Trị...................................................................................58
Bảng 2.13.
Kết quả đánh giá hiệu quả phục vụ của Sacombank
– CN Quảng Trị...................................................................................59
Bảng 2.14.
Kết quả đánh giá về năng lực phục vụ của Sacombank
– CN Quảng Trị...................................................................................60
Bảng 2.15.
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test .........................................62
Bảng 2.16.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý cho vay tiêu dùng tại Sacombank– CN Quảng Trị...........68
Bảng 2.17.
Hệ số tương quan Pearson...................................................................66
Bảng 2.18.
Tóm tắt mô hình ..................................................................................68
Bảng 2.19. Kiểm định độ phù hợp mô hình ..............................................................68
Bảng 2.20. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................69
Bảng 2.21. Kết quả phân tích hồi quy.......................................................................70
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Cho vay tiêu dùng gián tiếp.................................................................16
Sơ đồ 1.2
Cho vay tiêu dùng trực tiếp .................................................................18
Sơ đồ 2.1.
Tổ chức bộ máy hoạt động và nhiệm vụ các phòng ban của
Sacombank CN QTrị ...........................................................................34
Sơ đồ 2.2.
Quy trình cho vay tiêu dùng................................................................45
x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cho vay tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của cá nhân và hộ gia đình, nhưng lợi
ích của nó đối với nền kinh tế là rất lớn, nó kích thích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy
sản xuất kinh tế. Vì vậy đây là vấn đề rất cần quan tâm trong giai đoạn cần tăng
trưởng kinh tế như hiện nay.
Nhưng trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ở Việt
Nam cho vay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâu sắc. Một
nguyên nhân dễ thấy là lợi nhuận do loại hình này mang lại rất lớn. Tuy nhiên, rủi
ro trong hoạt động này cũng được đánh giá ở mức rất cao. Dễ nhận thấy gần đây
nhất là cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ mà nguyên nhân khởi điểm từ việc
cho vay mua nhà (một loại hình của cho vay tiêu dùng). Do đó, bên cạnh việc nâng
cao chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng trong quá trình mở rộng loại hình cho
vay này, các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng các khoản vay
Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm
1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây. Tuy nhiên,
đến năm 2016, cho vay tiêu dùng tiếp tục bứt phá. Hiện tại, theo NHNN, dư nợ cho
vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 8% tổng dư nợ tín dụng cả nước. Trong khi số liệu
từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 20% dân số Việt Nam (khoảng gần
20 triệu người) có tài khoản ngân hàng. Như vậy có thể thấy rằng, dư địa để phát
triển mảng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn rất lớn, nhu cầu vay tiêu dùng của
người dân còn rất nhiều, nên trong trung hạn sắp tới, cho vay tiêu dùng của Việt
Nam vẫn còn rất nhiều đất để phát triển
Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 20% dân số có tài khoản tại ngân
hàng. Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn, xu hướng phát
triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn. Nhưng mở rộng cho vay tiêu dùng
thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân khiến các NHTM chưa dám mở rộng mạnh mẽ hoạt động
cho vay tiêu dùng
1
Từ thực tế đó cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các
công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà
hiện nay các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày
càng hiện đại, mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao, cuộc sống
ngày nay không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển dần sang “ ăn
ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhu cầu khác cần được đáp ứng. Giờ đây, tâm
lý người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh
toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt
động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng. Một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho
chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện
cuộc sống của mình
Xuất phát từ những lý do nói trên cùng với mong muốn đóng góp vào sự
phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh
Quảng Trị (viết tắc là: Sacombank – CN Quảng trị), tác giả chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín – Chi nhánh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại
Sacombank – CN Quảng Trị, từ đó góp phần nâng cao hơn nữa về chất lượng dịch
vụ và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng thương mại
- Đánh giá rõ thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Quảng Trị
- Định hướng và giải pháp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vần đề liên quan đến
hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Quảng Trị.
2
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện công tác cho
vay tiêu dùng tại Sacombank CN Quảng Trị, các điểm mạnh, điểm yếu,… để từ đó
đề xuất các giải pháp, về chất lượng dịch vụ, lựa chọn sản phẩm cốt lõi trong cho
vay tiêu dùng nhằm hoàn thiện công tác cho vay tiêu dùng tại Sacombank CN
Quảng Trị trong thời gian tới.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu
dùng tại Sacombank - Chi nhánh Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016,
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của
Sacombank CN Quảng Trị
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập gồm: Các báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh các năm 2014 - 2016, các định hướng, chiến lược kinh doanh của
Sacombank - CN Quảng Trị; các tài liệu chuyên ngành, một số báo cáo đã công bố
trên các tạp chí.
4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Để thu thập thông tin sơ cấp, bảng câu hỏi được thiết kế có hai phần chính.
Phần đầu được thiết kế để thu thập những thông tin chung về cá nhân người được
phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mục đích vay vốn, thời hạn vay
vốn,… Phần hai thiết kế để thu thập những thông tin về nội dung chính của cuộc
điều tra. Thang Likert 5 mức độ được sử dụng để lượng hóa sự lựa chọn của đối
tượng đối với nhận định về tiêu chí. Trong đó, tương ứng là: 1 điểm - Rất không
đồng ý; 2 điểm - Không đồng ý; 3 điểm - Bình thường; 4 điểm - Đồng ý; và 5 điểm
- Rất đồng ý với ý kiến được đưa ra
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát các khách hàng có
liên quan hoạt động vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Quảng Trị thông qua bảng
hỏi với các nội dung:
3
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm cho vay tiêu
dùng
- Đánh giá sự lựa chọn của khách hàng đối với các sản phẩm cho vay tiêu
dùng như: Thời hạn vay, phương thức vay, tài sản đảm bảo,…
- Độ tin cậy của ngân hàng trong việc cho vay tiêu dùng;
- Sự phản hồi/đáp ứng của ngân hàng trong việc cho vay tiêu dùng;
- Cơ sở vật chất;
- Hiệu quả phục vụ của ngân hàng trong việc cho vay tiêu dùng;
- Năng lực phục vụ của ngân hàng trong việc cho vay tiêu dùng.
- Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu,
luận văn áp dụng công thức Cochran (1997):
=
Với n là cỡ mẫu cần chọn, z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn,
tương ứng với độ tin cậy 95%.
Do tính chất p + q = 1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta
tính cỡ mẫu với độ tin cậy 95% và sai số cho phép là 9%. Thay số vào phương trình
trên, ta được:
=
=
1,96 . 0,25
≈ 150
0,08
Lúc đó, mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ 150.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể,
số lượng phiếu khảo sát phát ra là 200 phiếu, tổng số phiếu thu về là 196 phiếu. Sau
khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ (do thiếu thông tin cần thiết hoặc mâu thuẫn), dữ
liệu được làm sạch, số phiếu còn lại (193 phiếu) được nhập vào máy tính để xử lý
và phân tích phục vụ các mục tiêu nghiêncứu.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên
những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn.
4
4.2.2. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo Joseph Franklin Hair, Jr. (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa
như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải
các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng
vấn là chính xác và đúng với thực tế.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường và để đánh
giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng luận văn sử dụng hệ số Cronbach’s
Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ
Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống kê dùng để
kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụng trước
nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.
Theo nhiều nhà nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, hệ số Cronbach’s Alpha:
- Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu;
- Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường là sử dụng được;
- Từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiện
một phép kiểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình của
những người khác để loại bỏ những biến này. Nó làm sạch thang đo bằng cách
loại các biến “rác” trước khi xác định các nhân tố đại diện. Hệ số tương quan
biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng
không có tương quan thật tốt với toàn bộ thang đo và có thể bị loại bỏ.
Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên
và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3.
4.2.3. Phân tích nhân tố EFA
Phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng một cách phổ biến trong các
nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với các nghiên
cứu lượng hóa một vấn đề định tính như chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo trong
nghiên cứu này. Chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo cho các khoản vay của
5
khách hàng doanh nghiệp được kết tinh bởi nhiều yếu tố (items) như đã được thiết
kế trong bộ câu hỏi và các bảng kiểm dịnh Crobach Alpha ở phần trên. Vì vậy, nếu
áp dụng phân tích thống kê mô tả và các kiểm định thống kế sẽ có khối lượng công
việc rất lớn và hiệu quả phân tích không cao. Vì vậy, phương pháp phân tích nhân
tố khám phá (Exploring Factor Analysis – EFA) được sử dụng.
Trong phương pháp này tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự
thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau
trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và
Sig < 0,05 (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có
khả năng không thích hợp với dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số
Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số
Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao
nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát).
- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa
các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg
(1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được
xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường
hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu
khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì
Factor loading > 0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3, nhưng
biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa
mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất
nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), tức không tạo nên sự khác
biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm
vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu.
4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng
của khách hàng) với các biến độc lập (Độ tin cậy, sự phản hồi/đáp ứng, cơ sở vật
chất, hiệu quả phục vụ và năng lực phục vụ).
6
Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối liên hệ, qua đó giúp dự
đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Phương pháp phân tích được lựa chọn là Stepwise, đây là phương pháp được
sử dụng rộng rãi nhất trong cá nghiên cứu.
Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy
95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi làm
hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng
thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của
phần dư,… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy, ta thường
thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các
hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm đó.
Tiêu chuẩn chấp nhận phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là:
- Kiểm định F phải có giá trị sig < 0,05
- Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance > 0,0001.
4.2.5. Kiểm định T-test
- Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó
giữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm định
T-test. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích
kiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó.
- Với việc đặt giả thuyết H0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước( µ
= µ0). Và đưa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước( µ ≠ µ0).
Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. Để
chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau:
Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1 .
Nếu giá trị p-value >α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.
Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05
4.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng các chỉ tiêu đồng nhất về không gian và thời gian nhằm xác định xu
hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong nội tại của Sacombank
CN Quảng Trị và so sánh với các đối thủ canh tranh.
7
5. Kết cấu luận văn
Phần I: Nói lên tính cấp thiết của đề tài, đưa ra mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu
Phần II: Nội dung – gồm 3 chương: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm của ngân hàng
thương mại về cho vay tiêu dùng. Thực trạng và định hướng hoàn thiện công tác
cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Quảng trị
Phần III: Một số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu và kiến nghị đề xuất
8
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng
1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cấp tín
dụng của Ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ ràng về cho
vay tiêu dùng, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về tín dụng Ngânhàng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay
(Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh
nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay
sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanhtoán
Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh Ngân
hàng. Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùng là một trong
số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu đáng kể cho hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng
Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau:
Cho vay tiêu dùng là các khoàn cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của
người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan
trọng giúp người tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, mua sắm đồ dùng gia đình, xe cộ,
giáo dục, y tế và các dịch vụ khác
1.2. Đặc điểm về cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:
Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay
lớn.Dovậychiphígiaodịchbìnhquâncao(baogồmnhững chi phí về thẩm định, các thủ
tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay cao. Do vậy lãi suất cho vay
tiêu dùng thường cao.
9
Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thuờng phụ thuộc vào chu kì kinh
tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Nói một
cách chi tiết: Khi nền kinh tế tăng trưởng làm thu nhập của người dân tăng lên, nhu
cầu tiêu dùng cũng tăng theo, vì vậy số người đi vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cũng tăng theo. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát
và thất nghiệp tăng theo, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm dẫn đến nhu cầu vay
tiêu dùng cũng giảmtheo.
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất. Bởi vì
một khi đã đi vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉ quan
tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thoả mãn một cách tốt nhất mà
không quan tâm lắm đến vấn đề lãisuất
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiết tới thu nhập và
trình độ văn hoá của họ. Nếu thu nhập của khách hàng cao, họ sẽ có xu hướng tăng
tiêu dùng và ngược lại. Cũng như vậy, nếu trình độ học vấn cao, khách hàng sẽ
hướng nhu cầu của họ đến những hàng hoá cao cấp, do vậy nhu cầu vay để tiêu
dùng cũng tăng lên
Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho Ngân hàng
thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính. Nguồn thu nhập để trả nợ
cho ngân hàng ở những khoản vay tiêu dùng thường là nguồn thu nhập cá nhân.
Thông tin về thu nhập cá nhân là do khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng nên độ
chính xác thường khôngcao.
Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng, trình độ khách
hàng, các sự cố bất thường của khách hàng, tư cách khách hàng. Nếu một trong
những yếu tố kể trên có những biến động ngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây
ra rủi ro cho hoạt động tín dụng tiêu dùng. Cơ cấu kinh tế thay đổi, có sự cố xảy ra
cho khách hàng… đều tác động đến thu nhập của khách hàng - nguồn trả nợ chính
cho Ngân hàng. Riêng về tư cách của khách hàng, nếu Ngân hàng không thẩm định kĩ
dẫn đến đánh giá sai lầm về khách hàng, rủi ro mất vốn sẽ rất cao
10
Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thể căn cứ
vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp để thoả
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng
Sự phát triển các hình thức tín dụng, nhất là tín dụng ngân hàng, cho đến nay đã
có nhiều thay đổi và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tác động nhu vũ bão
của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ; của sự toàn cầu hoá và khu vực hoá
thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế và khu vực đã tạo điều kiện cho tín dụng ngân
hàng phát triển ở trình độ cao, đặc biệt là việc áp dụng kỹ thuật điện toán, với sự
phát triển chiến luợc sản phẩm một cách đa dạng song song với việc tiến hành các
mặt hoạt động của marketing ngân hàng. Mảng cho vay tiêu dùng ngày càng đuợc
chú trọng và xem là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của các NHTM,
trên cơ sở những đặc điểm riêng có của cho vay tiêu dùng và sự phối hợp những
hình thức tín dụng ngân hàng nói chung ngày càng nhiều loại hình sản phẩm cho
vay tiêu dùng ra đời với nhiều tên gọi khác nhau. Tựu trung lại thì cho vay tiêu
dùng có thể phân loại theo một số tiêu thức như sau:
1.3.1. Căn cứ vào mục đíchvay
a./ Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu
mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đây
là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo thường là tài sản
hình thành từ vốnvay
b./ Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và
du lịch… Đây là các khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ vớithời hạn ngắn.
1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
a./ Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong ðó
ngýời ði vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo những kì
hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho
các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người vay không đủ khả năng
11
thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các Ngân hàng
thường chú ý tới một số vấn đề cơ bảnsau:
* Loại tài sản được trả nợ
Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thường chú ý đến tài sản hình
thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu lâu dài đối với khách hàng trong tương
lai, thường là những tài sản có nhu cầu sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn. Đối với
những tài sản như vậy, Ngân hàng cho rằng khách hàng sẽ có thiện chí trả nợ tốt
hơn vì họ sẽ được hưởng tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.
*Số tiền phải trả trước
Trong cho vay tiêu dùng trả góp, ngân hàng thường yêu cầu người đi vay trả
trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Phần còn lại Ngân hàng sẽ cho vay. Việc
làm này của ngân hàng có hai mục đích. Thứ nhất: khi để khách hàng tham gia một
phần vốn vào tài sản, họ sẽ ý thức được đó chính là tài sản của họ và có ý thức giữ
gìn hơn. Thứ hai: trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng phải
thu hồi, phát mại tài sản. Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên
giá trị đã bị giảm đi một phần. Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ phần nào
giúp ngân hàng hạn chế được thiệt hại trong trường hợpnày
Số tiền khách hàng phải trả trước phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Loại tài sản: Đối với những loại tài sản giảm giá nhanh thì số tiền mà
khách hàng phải trả trước sẽ nhiều và ngược lại
+ Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: Nếu tài sản sau khi sử dụng vẫn
có thể bán được dễ dàng trên thị trường thì số tiền trả trước sẽ ít và ngược lại, nếu
tài sản đã qua sử dụng khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền mà khách hàng
phải trả trước sẽ nhiều hơn
+ Năng lực tài chính và tư cách của người vay: nếu người vay được Ngân
hàng đánh giá là người có năng lực tài chính tốt và có thiện chí trả nợ cao, số tiền
mà khách hàng đó phải trả trước sẽ ít hơn, do khả năng những khách hàng như vậy
không trả được nợ hoặc cố tình không trả nợ là rấtthấp
* Chi phí tài trợ:
12
Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc
sửdụngvốn.Chiphítàitrợnàychủyếubaogồmlãivayvàcácchiphíkháccó liên quan. Ngân
hàng sử dụng chi phí tài trợ này để bù đắp chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi
ro. Phần còn lại là lợi nhuận của ngân hàng.
*Điều khoản thanh toán
Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách
hàng, ngân hàng thường chú ý đến những điểm sau:
+ Số tiền thanh toán mỗi định kì phải phù hợp với thu nhập của khách hàng
+ Giá trị của tài sản tài trợ không thấp hơn giá trị tài sản chưa được thu hồi
+ Kì hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Thông thường,
Ngân hàng thường cho khách hàng trả nợ theo tháng vì thông thường nguồn trả nợ
chính của khách hàng là thu nhập hàng tháng từ lương và các khoản phụ cấp khác
+ Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ thường bị giới hạn bởi
thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ, Nếu thời hạn tài trợ quá dài sẽ dễ dẫn đến tình
trạng giá trị của tài sản tài trợ bị giảm mạnh, gây rủi ro cho Ngân hàng. Hơn nữa,
thời hạn tài trợ càng dài, thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ
thường gặp nhiều khó khăn hơn so với những khoản tài trợ ngắn hạn. Nguyên nhân
là do thời hạn càng dài thì càng dễ xảy ra những biến cố bất ngờ mà Ngân hàng
không lường trướcđược
Số tiền khách hàng phải thanh toán định kì cho ngân hàng thường được tính
theo những cách sau:
+ Phương pháp gộp: Phương pháp này thường được áp dụng trong cho vay
tiêu dùng trả góp do tính chất đơn giản và dễ hiểu. Theo phương pháp này, lãi được
tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào
vốn gốc rồi chia cho số kì hạn phải thanh toán để tìm số tiền thanh toán định kì.
Công thức tính toán nhưsau:
T=(V+L)/n
Với: L= V * r *n
Trong đó : T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kì hạn
13
L: Chi phí tài trợ, gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên
quan. Trong trường hợp này, ta giả sử chi phí tài trợ chỉ có lãi vay
V: Vốn gốc n: Số kì hạn
r: Lãi suất tính cho mỗi kì hạn
+ Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải
trả định kì được tính đều nhau bằng cách lấy số vốn gốc ban đầu chia đều cho số kì
hạnthanhtoán.Lãiphảitrảđịnhkì tínhtrêndưnợ thựctếcủakháchhàng.
+ Phương pháp hiện giá: Theo phương pháp này, số tiền gốc và lãi mà khách
hàng phải trả được tính theo niên kim cố định. Côngthức:
A=[ V(1+i)n*i]/ [(1+i)n-1]
Trongđó:
A: Gốc và lãi trả theo niên kim V: Vốngốc
i: Lãi suất cho vay n: Số kì hạn trả nợ
*Vấn đề phân bổ lãi cho vay theo thời gian:
Khi sử dụng phương pháp gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiến hành
phân bổ lại phần lãi vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định
kì gắn liền với các kì thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay năm
tài chính. Tuy nhiên, việc phân bổ lãi cho vay theo năm tài chính thường được các
ngân hàng áp dụng nhiều hơn. Các phương pháp phổ biến để phân bổ lãi cho vay
baogồm:
+ Phương pháp đường thẳng hay phương pháp tỷ lệ cố định: Theo phương
pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kì tương ứng với tỷ trọng số tháng
tính lãi trong kì đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay
+ Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng: Phương pháp này còn được gọi là
phương pháp Quy tắc 78. Tên gọi Quy tắc 78 xuất phát từ kết quả tổng cộng của dãy
số từ 1 đến 12 tượng trưng cho 12 kì trả góp của một khoản vay
1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11+12=78. Dù vậy nguyên tắc này vẫn có thể áp dụng
chonhữngkhoảnvaycókìhạnkhácvới12kì.ĐâylàphưưongphápđượcNgân
hàng
sử
dụng phổ biến nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản cho vay trảgóp.
+ Phương pháp lãi: Theo phương pháp này, trước hết lãi suất cho vay được
14