Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và phản ứng của chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.99 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HIỂN

TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU ĐẾN
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ VÀ
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HIỂN

TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU ĐẾN
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ VÀ
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC KHANH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu
tố vĩ mô của nền kinh tế và phản ứng của chính sách tiền tệ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lê Văn Hiển


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................5
1.5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................6
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................6
1.7. Điểm mới của nghiên cứu ...........................................................................6
1.8. Bố cục đề tài .................................................................................................7
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................8
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ NỀN KINH TẾ ............9

2.1 Các nghiên cứu trước đây ...........................................................................9
2.1.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và nền kinh tế ........................ 9
2.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng bất đối xứng của giá dầu ......................................... 11
2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của bất ổn trong giá dầu lên nền kinh tế ............... 14

2.2. Các kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô ....17
2.2.1 Cú sốc lên nguồn cung..................................................................................... 17
2.2.2 Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu ................................................. 17
2.2.3 Hiệu ứng số dư tiền thực ................................................................................. 18
2.2.4 Áp lực lạm phát ............................................................................................... 19


2.3 Phản ứng của chính sách tiền tệ ...............................................................19
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................23
3.1. Dữ liệu .........................................................................................................23
3.2. Lý thuyết mô hình VAR ............................................................................25
3.1.1. Định dạng và ước lượng mô hình VAR rút gọn .......................................... 26
3.1.1.1. Kiểm định tính dừng ................................................................................... 26
3.1.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu................................................................................. 27
3.1.2. Định dạng và ước lượng mô hình VAR cấu trúc ......................................... 27
3.1.2.1. Phương pháp đệ quy- phân rã Cholesky ................................................... 29
3.1.2.2. Phương pháp phi đệ quy ............................................................................. 30

3.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................31
3.3.1 Mô hình hóa biến động giá dầu ...................................................................... 31
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng..................................................................................... 32

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................38
4.1. Mẫu hình biến động có điều kiện dựa trên mô hình EGARCH............38
4.2. Ước lượng mô hình EGARCH .................................................................39

4.3. Kiểm định tính dừng .................................................................................39
4.4. Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình ........................................................40
4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR ...........................................42
4.6. Kiểm định nhân quả Granger ..................................................................43
4.7. Ước lượng mô hình SVAR ........................................................................45
4.7.1 Hàm phản ứng đẩy .......................................................................................... 45
4.7.2 Phân rã phương sai ......................................................................................... 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
PHỤ LỤC.................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

ADF

Phương pháp Augmented Dickey – Fuller

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

EIA

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ


FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

SVAR

Mô hình Vec tơ tự hồi quy cấu trúc

VAR

Mô hình Vec tơ tự hồi qui


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
Bảng 4.1: Kết quả ước lượng biến động có điều kiện của giá dầu từ mô hình
EGARCH(1,1)
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu
Bảng 4.3: Kiểm định độ trễ tối ưu mô hình VAR thứ nhất
Bảng 4.4: Kiểm định độ trễ tối ưu mô hình VAR thứ hai
Bảng 4.5: Kiểm định Granger Causality đối với biến CV_OP
Bảng 4.6: Kiểm định Granger Causality đối với biến HI
Bảng 4.7: Phân rã phương sai mô hình SVAR thứ nhất
Bảng 4.8: Phân rã phương sai mô hình SVAR thứ hai


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Giá dầu thế giới giai đoạn 2002-2015
Hình 1.2: Giá dầu thế giới (USD/thùng) và giá xăng A92 Việt Nam (nghìn
đồng/lít) giai đoạn 2005 – 2015.
Hình 2.1: Sơ đồ tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế
Hình 4.1: Phương sai có điều kiện của giá dầu thô hàng tháng từ mô hình
EGARCH(1,1)
Hình 4.2: Kiểm định tính ổn định mô hình VAR thứ nhất
Hình 4.3: Kiểm định tính ổn định mô hình VAR thứ hai
Hình 4.4: Phản ứng của các biến kinh tế đối với biến động giá dầu CV_OP
Hình 4.5: Phản ứng của các biến kinh tế đối với biến động giá dầu HI


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét tác động của bất ổn trong giá dầu lên các yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế Việt Nam và phản ứng của chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu sử
dụng mô hình VAR cấu trúc (SVAR) dựa trên dữ liệu hàng tháng trong khoảng thời
gian 2001 – 2015. Mô hình EGARCH được ước lượng cho thấy tác động bất đối

xứng quan trọng của cú sốc giá dầu lên biến động có điều kiện của giá dầu. Hàm
phản ứng đẩy có được từ mô hình SVAR cho thấy rằng bất ổn trong giá dầu làm
giảm chỉ số CPI và lãi suất, làm tăng mức cung tiền nhưng không có tác động rõ
ràng đối với chỉ số sản lượng công nghiệp và tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu cũng
cho thấy rằng ngân hàng nhà nước Việt Nam chọn chính sách tiền tệ mở rộng để
phản ứng với bất ổn trong giá dầu. Kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy
biến động giá dầu không đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cho biến động
của sản lượng công nghiệp, tuy nhiên biến động giá dầu là một yếu tố góp phần giải
thích cho biến động của chỉ số CPI.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Giống như các tư liệu sản xuất khác, dầu là một trong những nguồn năng lượng
đầu vào quan trọng nhất trong hầu hết các hoạt động kinh tế, do vậy sự biến động
của giá dầu có tác động cùng chiều đến giá sản xuất, giá tiêu dùng. Kể từ khi giá
dầu tăng kỷ lục lần đầu tiên vào những năm 1970 và có những biến động khó lường
vào các giai đoạn sau đó, dầu đã trở thành mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch
định chính sách nhằm cố gắng tăng cường hiệu quả sử dụng dầu và đa dạng hóa
nguồn năng lượng đầu vào thay thế cho dầu.
Giá dầu tăng liên tục từ giữa năm 2007 đạt ngưỡng 105,45 USD/thùng vào
tháng 03/2008. Sau đó, giá dầu thô tiếp tục tăng nhanh và đạt mức giá 133,88
USD/thùng vào tháng 6/2008. Tuy nhiên, mức giá này không được duy trì lâu, trong
6 tháng liên tiếp sau, giá dầu thô đã liên tục giảm tới 69,28% xuống còn 41,12/USD
thùng (tương đương với mức giá tháng 07/2004). Sang năm 2009, giá dầu tăng trở
lại và dao động trong khoảng từ 70 –110 USD/thùng trong hai năm tiếp theo. Từ
tháng 06/2014 giá dầu liên tiếp giảm mạnh và chạm mức đáy 47,22 USD/thùng vào

tháng 01/2015.
Nhìn ở góc độ vĩ mô, giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến cả nguồn thu và chi phí
của một quốc gia. Mặc dù vai trò của Việt Nam trên thị trường dầu mỏ thế giới là
không lớn, nhưng thị trường dầu mỏ Việt Nam lại khá đặc thù và chịu nhiều tác
động. Nước ta xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu hầu hết các sản phẩm dầu mỏ. Với
sự phụ thuộc đa chiều vào thị trường dầu mỏ thế giới nên những biến động về giá
dầu thế giới cũng gây ra những tác động đa chiều tới kinh tế Việt Nam.


2

Nguồn: U.S Energy Information Administration (EIA)
Hình 1.1: Giá dầu thế giới giai đoạn 2002-2015
Trong bối cảnh doanh thu dầu thô luôn chiếm từ 10 -20% trong tổng thu ngân
sách nhà nước hàng năm và việc xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ không nhỏ
đảm bảo cân đối cán cân thương mại thì việc giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến
ngân sách, đến cân đối vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trên phương diện
Việt Nam là một nước nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu thành phẩm (với hơn
70% lượng xăng dầu nhập khẩu), khi giá dầu biến động thì giá các thành phẩm xăng
dầu trên thị trường thế giới cũng bị ảnh hưởng theo. Trên thị trường nội địa cũng
nhận được các đợt điều chỉnh giá các sản phẩm xăng dầu từ điều hành của Nhà
nước. Điều này không những gây ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng mà
còn ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của các ngành sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp.


3

Nguồn: IMF và xangdau.net
Hình 1.2: Giá dầu thế giới (USD/thùng) và giá xăng A92 Việt Nam

(nghìn đồng/lít) giai đoạn 2005 - 2015
Tác động của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô đã trở thành một
vấn đề trung tâm trong các nghiên cứu về kinh tế học năng lượng đã được tranh
luận trong những năm gần đây. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của những thay
đổi trong giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô (Aguriar-Conraria và Soares,
2011; Iwayemi và Fowowe, 2011; Milani, 2009; Holmes và Wang, 2003). Nghiên
cứu của Reynolds và Kolodziej (2008) cho thấy rằng sự suy giảm trong sản lượng
dầu gây ra sự sụt giảm trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô cũ. Những
cú sốc dầu mỏ có thể quan trọng đối với hoạt động kinh tế trong ngắn hạn chính vì
khả năng các cú sốc làm gián đoạn quyết định mua sắm các hàng hóa lâu bền và
hàng hoá đầu tư (Bernanke, 1983). Một sự gián đoạn lớn trong nguồn cung dầu làm


4

cho người ta không chắc chắn về tương lai, do đó chi tiêu của người tiêu dùng cho
xe hơi, nhà ở, đồ gia dụng, hàng hoá đầu tư tạm thời sụt giảm (Hamilton, 2003).
Mặc dù có một số lượng đáng kể các bằng chứng trong quá khứ về mối quan hệ
giữa cú sốc giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô, tuy nhiên bản chất của các mối quan
hệ hay thậm chí liệu rằng các mối quan hệ đó có tồn tại hay không vẫn chưa được
xác định. Để làm rõ thêm vấn đề này, hai hướng nghiên cứu đã xuất hiện. Đầu tiên,
trong buổi hội thảo nghiên cứu của mình, Hamilton (1983) kết luận rằng có đến bảy
trong tám cuộc suy thoái ở Mỹ từ giữa cuối Thế chiến thứ II đến năm 1973 xảy ra
sau khi có sự gia tăng đáng kể trong giá dầu. Trong một bối cảnh tương tự, nghiên
cứu của Cunado và Gracia (2003) cho thấy rằng các cú sốc giá dầu có một tác động
đáng kể đến tăng trưởng kinh tế khi thực hiện nghiên cứu một mẫu bao gồm các nền
kinh tế châu Âu. Nhóm thứ hai bao gồm các nhà nghiên cứu tập trung vào tác động
bất đối xứng của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô (Davis, 1987;
Hooker, 1996; Mork, 1989, 1994; Mork et al, 1994; Lee et al, 1995; Davis và
Haltiwanger, 2001; Cunado và Gracia, 2005). Những nghiên cứu này cho rằng sản

lượng đầu ra không phản ứng đối xứng đối với các cú sốc giá dầu. Nguyên nhân
chính của sự bất đối xứng như vậy là khi có một cú sốc gia tăng trong giá dầu thì
những công nghệ mới sử dụng năng lượng thay thế để bảo tồn dầu như những công
nghệ phụ thuộc vào than đá, khí hay thậm chí năng lượng mặt trời được phát triển.
Khi giá dầu giảm, các doanh nghiệp không từ bỏ các khoản đầu tư này ngay lập tức
để giảm thiểu chi phí chìm và do đó sự sụt giảm trong giá dầu có ít ảnh hưởng đến
nền kinh tế hơn so với sự gia tăng trong giá dầu.
Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, đồng thời cũng nhập khẩu dầu tinh, việc giá
nguyên liệu biến động ảnh hưởng không nhỏ tới thu ngân sách và tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Đặc biệt dầu mỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy, xác định tác động của giá dầu đến nền
kinh tế là điều quan trọng để cho các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện
các biện pháp chính sách kịp thời nhằm ổn định nền kinh tế. Và đây cũng chính là ý


5

tưởng cho nghiên cứu với đề tài “Tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ
mô của nền kinh tế và phản ứng của chính sách tiền tệ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tác động của các cú sốc về bất ổn
trong giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Đồng thời xem xét phản ứng của
chính sách tiền tệ trước các cú sốc về bất ổn giá dầu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 2 câu
hỏi cụ thể sau:
1. Bất ổn trong giá dầu có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh
tế Việt Nam hay không?
2. Nếu sự bất ổn trong giá dầu có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô thì
phản ứng của chính sách tiền tệ trong việc làm giảm tác động đó là gì?

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nghiên cứu
trước đây để xem xét những ảnh hưởng kỳ vọng của biến động giá dầu lên các yếu
tố vĩ mô của nền kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu
đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng
các biến phù hợp trong khả năng thu thập số liệu thực tế của Việt Nam. Sau khi đã
có dữ liệu của các biến, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để xử lý và phân tích
số liệu nhằm trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu, đầu tiên bài nghiên cứu tiến hành ước lượng hai thước đo đại diện cho
sự bất ổn trong giá dầu. Hai thước đo này bao gồm biến động có điều kiện của giá
dầu được ước lượng bằng mô EGARCH và thước đo gia tăng ròng trong giá dầu
của Hamilton. Sau khi ước lượng hai thước đo đại diện cho sự bất ổn trong giá dầu,
bài nghiên cứu sử dụng hàm phản đẩy của mô hình SVAR để xem xét tác động của
các cú sốc trong độ bất ổn của giá dầu lên các biến vĩ mô của nền kinh tế cũng như


6

xem xét phản ứng của chính sách tiền tệ. Thông qua kết quả, tiến hành so sánh với
các nghiên cứu thực nghiệm ở trên để rút ra kết luận, hạn chế của nghiên cứu cùng
những gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của bất ổn trong giá dầu lên các yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời xem xét phản ứng của chính sách tiền tệ đối
với các cú sốc này.
Dữ liệu của các biến số trong bài nghiên cứu là dữ liệu tháng trong khoảng thời
gian từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu thành phẩm, do đó

một sự biến động trong giá dầu thô sẽ ảnh hưởng đa chiều đến nền kinh tế. Vì vậy,
nghiên cứu định lượng về tác động của bất ổn trong giá dầu đến nền kinh tế là một
vấn đề mang tính cấp thiết, đặc biệt là cho các nhà hoạch định chính sách. Nghiên
cứu đã góp phần xác định mức độ tác động của các cú sốc trong độ bất ổn của giá
dầu đến nền kinh tế Việt Nam (trong sự tương tác với các yếu tố kinh tế vĩ mô).
Thông qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện các biện
pháp chính sách can thiệp vào thị trường để điều tiết ảnh hưởng của cú sốc giá dầu
khi nó truyền dẫn vào nền kinh tế.
1.7. Điểm mới của nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết về
tác động của cú sốc giá dầu lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, bài nghiên cứu xem xét hai thước đo quan trọng đối với các cú sốc giá
dầu dựa vào bài nghiên cứu của Ferderer (1996). Đó là thước đo biến động có điều
kiện của giá dầu ước lượng bằng mô hình EGARCH được phát triển bởi Nelson
(1991) và thước đo gia tăng ròng trong giá dầu của Hamilton.


7

1.8. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài bao gồm năm chương.
 Chương 1: giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như lý do thực hiện nghiên
cứu, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, phạm vi, ý nghĩa và điểm mới của
nghiên cứu.
 Chương 2: trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan
hệ giữa biến động giá dầu và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
 Chương 3: mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
phân tích thực nghiệm.
 Chương 4: trình bày các kết quả chính.
 Chương 5: nhấn mạnh những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu.



8

Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày những nét sơ lược về nghiên cứu. Một vấn đề trung tâm
trong các nghiên cứu về kinh tế học năng lượng đã được tranh luận trong những
năm gần đây là tác động của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô. Mặc dù
có một số lượng đáng kể các bằng chứng trong quá khứ về mối quan hệ giữa cú sốc
giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô, tuy nhiên bản chất của các mối quan hệ hay
thậm chí liệu rằng các mối quan hệ đó có tồn tại hay không vẫn chưa được xác định.
Mục đích của bài nghiên cứu là để tìm tác động của các cú sốc trong độ bất ổn của
giá dầu lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam và phản ứng của chính sách
tiền tệ trước các cú sốc này. Dữ liệu được phân tích bao gồm các biến kinh tế vĩ mô
trong giai đoạn 2001 - 2015. Bài nghiên cứu sử dụng hai thước đo đại diện cho sự
bất ổn trong giá dầu bao gồm biến động có điều kiện của giá dầu được ước lượng
bằng mô EGARCH và thước đo gia tăng ròng trong giá dầu của Hamilton. Sau khi
ước lượng hai thước đo đại diện cho sự bất ổn trong giá dầu, bài nghiên cứu sử
dụng hàm phản đẩy của mô hình SVAR để xem xét tác động của các cú sốc trong
độ bất ổn của giá dầu lên các biến vĩ mô của nền kinh tế cũng như xem xét phản
ứng của chính sách tiền tệ.


9

CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ NỀN KINH TẾ
2.1 Các nghiên cứu trước đây
2.1.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và nền kinh tế
Tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô đã trở thành một trong

những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong kinh tế học năng lượng từ giữa thập
niên 70, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973. Những nghiên cứu đầu
tiên về vấn đề này bao gồm nghiên cứu của Rasche và Tattom (1977), Darby (1982)
và Bruno và Sachs (1982), tất cả các nghiên cứu đều tìm thấy mối quan hệ nghịch
biến giữa sự gia tăng trong giá dầu và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Hamilton (1983) là nghiên cứu có tầm ảnh hưởng nhất trong
lĩnh vực này. Sử dụng phương pháp VAR của Sim (1980) với số liệu của Mỹ thời
kỳ 1948 – 1973, Hamilton (1983) kết luận rằng giá dầu và tăng trưởng GNP của Mỹ
có mối quan hệ nghịch biến – có đến bảy trong tám cuộc suy thoái thời kỳ sau chiến
tranh ở Mỹ xảy ra sau khi có sự gia tăng đáng kể trong giá dầu thô.
Theo sau Hamilton, có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả về tác động của
giá dầu lên các biến số vĩ mô của Mỹ. Bằng cách sử dụng phương pháp VAR với dữ
liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 6 năm 1982, Burbidge và Harrison
(1984) đã chứng minh được rằng tác động của giá dầu có ảnh hưởng ngược chiều
lên các biến kinh tế vĩ mô ở các nước OECD (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và
Canada). Tuy nhiên, kết quả của họ cho thấy cú sốc giá dầu giai đoạn 1973 – 1974
thì khác biệt đáng kể so với với giai đoạn 1979 – 1980. Trong giai đoạn 1979 –
1980 ảnh hưởng của biến động giá dầu lên giá cả và sản lượng là rất nhỏ đối với các
nước ngoại trừ Nhật Bản, trái lại trong giai đoạn 1973 – 1974 ảnh hưởng của giá
dầu lên các biến kinh tế vĩ mô là khá lớn.
Sử dụng dữ liệu của Hamilton, Gisser và Goodwin (1986) tìm ra mối quan hệ
giữa cú sốc giá dầu và việc làm, đồng thời kiểm định liệu có sự khác nhau trong tác


10

động của giá dầu trước và sau năm 1973 hay không. Tuy nhiên, họ không tìm được
cơ sở củng cố cho giả thiết này và kết quả của họ cũng tương tự với Hamilton
(1983).
Lippi và Nobili (2010) nghiên cứu những cú sốc cấu trúc (giá dầu, chỉ số sản

lượng công nghiệp và các biến kinh tế vĩ mô khác) trên số liệu của Mỹ. Sử dụng mô
hình SVAR cho dữ liệu giai đoạn 1973 – 2007 ở Mỹ, hai ông cho thấy cú sốc về
mặt cung của dầu làm giảm sản lượng của các ngành công nghiệp trong khi cú sốc
về mặt cầu có tác động đồng biến lên GDP.
Du và cộng sự (2010) tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và hoạt động
kinh tế vĩ mô Trung Quốc dựa trên số liệu từ giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến tháng
12 năm 2008, sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy VAR. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy giá dầu thế giới tác động đáng kể lên hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Sử dụng dữ liệu các biến kinh tế vĩ mô giai đoạn 2002 – 2010, Nguyễn Thị Liên
Hoa và Trần Thu Giang (2012) đã kiểm định tác động của giá dầu đến nền kinh tế
Việt Nam. Để kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp,
tác giả sử dụng phương pháp đồng liên kết để xem xét mối quan hệ trong dài hạn và
mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model –ECM) để xem xét mối quan hệ
trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp của Việt
Nam có tương quan đồng biến trong dài hạn, còn trong ngắn hạn biến động của giá
dầu trong hai tháng trước sẽ có tác động nghịch biến đến biến động của giá trị sản
lượng công nghiệp hiện tại.
Ran và Voon (2012), sử dụng dữ liệu từ quý I năm 1984 đến quý III năm 2007
cho Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, kết quả nghiên cứu thấy rằng
giá dầu không có tác động đến hoạt động kinh tế thực của các quốc gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, các tác giả phát hiện giá dầu tác động tích cực đối với tỷ lệ thất nghiệp
và CPI.
Jimenez-Rodriguez và Sanchez (2012) cho thấy rằng các cú sốc giá dầu tạo ra
sự sụt giảm trong sản xuất công nghiệp tại Nhật Bản trong giai đoạn từ quý I năm
1976 đến quý II năm 2008, trong khi cú sốc giá dầu làm tăng tỷ lệ lạm phát.


11

Lê và Chang (2013) tập trung vào vai trò của các cú sốc giá dầu trong cán cân

thương mại. Hai tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1999 đến tháng
11 năm 2011 cho ba nền kinh tế Đông Á (Malaysia, Singapore và Nhật Bản), và
thấy rằng cú sốc giá dầu gây ra những cải thiện trong cán cân thương mại ở
Malaysia, nhưng không tác động đến cán cân thương mại tại Singapore, kết quả
cũng cho thấy rằng tác động của các cú sốc giá dầu có thể khác nhau tùy theo mức
độ phụ thuộc dầu mỏ của một quốc gia.
Cunado và cộng sự (2015) nghiên cứu về tác động của cú sốc dầu đến nền kinh
tế của bốn nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ , Indonesia), các tác giả sử
dụng số liệu từ quý II năm 1997 đến quý III năm 2014 và tìm ra rằng sự tăng giá
dầu bất ngờ với cùng độ lớn trên nguồn gốc của một cú sốc có thể mang lại các kết
quả riêng biệt đối với hoạt động kinh tế và CPI.
2.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng bất đối xứng của giá dầu
Mork (1989) đã cập nhật dữ liệu nghiên cứu đến năm 1988 để kiểm tra tính bền
vững kết quả nghiên cứu của Hamilton do ông nhận thấy rằng những nghiên cứu
trước đây chỉ thực hiện trong thời kỳ giá dầu tăng. Phương pháp được ông sử dụng
giống như nghiên cứu của Hamilton (1983). Kết quả nghiên cứu của Mork cho thấy
rằng kết luận của Hamilton là không phù hợp với dữ liệu sau năm 1986 bởi vì
Hamilton giả định rằng sự tăng (giảm) giá dầu dẫn đến giảm (tăng) tăng trưởng
GDP trong tương lai. Tuy nhiên kết quả từ nghiên cứu của Mork cho thấy rằng tác
động này có thể là không đối xứng, trong đó giá dầu giảm có thể dẫn đến tăng
trưởng GDP trong tương lai thấp hơn so với việc giá dầu tăng làm chậm tăng trưởng
GDP.
Mở rộng kết quả của Hamilton và kết hợp với những khám phá của Mork và
Olsen (1994) về ảnh hưởng bất đối xứng tại các nước G10, châu Âu và châu Á.
Lardic và Mignon (2006), Cunado và Gracia (2005) đã nghiên cứu mối tương quan
giữa thay đổi giá dầu và tăng trưởng GDP trên bảy nước thuộc khối OECD
bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức (West), Pháp, Vương quốc Anh, và Na Uy.


12


Mối tương quan hai chiều giữa thay đổi giá dầu và tăng trưởng GDP đã được thực
hiện cho mỗi quốc gia tương tự như kiểm định nhân quả Granger của Hamilton,
trong đó đưa ra phương trình hồi quy của biến tăng trưởng GDP với độ trễ của tăng
trưởng GDP và biến thay đổi giá dầu. Tương tự như Mork đã thực hiện, giá dầu
thực tăng và giảm sẽ được đưa vào như là các biến riêng biệt để kiểm tra sự bất đối
xứng cho mỗi quốc gia. Kết quả phân tích hai chiều cho thấy mối tương quan ngược
chiều giữa tăng trưởng GDP và tăng giá dầu. Na Uy là quốc gia duy nhất cho thấy
một mối tương quan cùng chiều đáng kể giữa tăng trưởng GDP và tăng giá dầu,
không có gì là ngạc nhiên bởi Na Uy là nước có ngành công nghiệp dầu mạnh và là
một trong các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Trong khi đó,
mối tương quan giữa giá dầu giảm và tăng trưởng GDP là ngược chiều, như vậy giá
dầu giảm có liên quan với sự sụt giảm tiếp theo trong sự phát triển chung tại các
nước OECD này. Sự khác biệt chung giữa các hệ số ước tính cho giá dầu tăng và
giảm là những gợi ý cho hiệu ứng bất đối xứng. Trong nghiên cứu về mối quan hệ
trong dài hạn giữa giá dầu và hoạt động kinh tế trong các nước G7, châu Âu và khu
vực châu Âu, Lardic và Mignon (2006) thấy rằng giá dầu tăng làm chậm lại hoạt
động của nền kinh tế hơn so với giá dầu giảm làm kích thích nền kinh tế. Các tác
giả này thấy rằng các dữ liệu chuỗi thời gian của họ đưa ra đều không dừng, dẫn
đến việc bác bỏ mối quan hệ đồng tích hợp thông thường. Tuy nhiên dựa trên phát
hiện về ảnh hưởng bất đối xứng của Mork, các tác giả này tìm thấy bằng chứng của
đồng tích hợp không đối xứng giữa giá dầu và GDP trong hầu hết các nước châu Âu
trong dữ liệu của họ. Đồng tích hợp không đối xứng liên quan đến việc phân chia
dữ liệu chuỗi thời gian thành hai phần tích cực và tiêu cực, điều này phù hợp với kỹ
thuật của Mork khi tách biến giá dầu tăng và giá dầu giảm thành các biến riêng biệt.
Cunado và Gracia (2005) đã kiểm tra mối quan hệ giữa các cú sốc về giá dầu và
hoạt động kinh tế vĩ mô cho sáu quốc gia châu Á là Singapore, Hàn Quốc,
Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan và Phillipine sử dụng dữ liệu giai đoạn quý 1 năm
1975 đến quý 2 năm 2002. Tương tự như Mork và Olsen (1994), kiểm định nhân



13

quả Granger của Hamilton được đưa vào sử dụng và ảnh hưởng bất đối xứng của
thay đổi giá dầu cũng được đề cập đến. Đóng góp chính của nghiên cứu này là kiểm
tra ảnh hưởng của biểu hiện giá dầu lên các loại tiền tệ khác nhau là nội tệ hoặc
đồng đô la Mỹ (USD). Mối quan hệ giữa các cú sốc giá dầu và tốc độ tăng trưởng
kinh tế là đáng kể hơn khi các giá dầu được định danh bằng đồng nội tệ. Trong thử
nghiệm để tìm bằng chứng về mối quan hệ nhân quả của những cú sốc giá dầu lên
tỷ lệ lạm phát, tất cả sáu nước đều có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả khi giá
dầu được định danh bằng đồng nội tệ nhưng mối quan hệ nhân quả chỉ tồn tại tại ba
nước khi giá dầu được định danh bằng USD.
Zhang (2008) nghiên cứu Nhật Bản bằng cách sử dụng dữ liệu từ quý I năm
1957 đến quý IV năm 2006 và thấy rằng sự thay đổi giá dầu và các hoạt động kinh
tế vĩ mô có một mối quan hệ phi tuyến tính.
Rahman and Serletis (2010) đã sử dụng mô hình VAR chuyển tiếp trơn (logistic
smooth transition VAR model) để kiểm tra tác động bất đối xứng của cú sốc giá dầu
và chính sách tiền tệ lên hoạt động kinh tế vĩ mô, sử dụng dữ liệu hàng tháng đối
với nền kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1983 đến tháng 12 năm
2008. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng cú sốc giá dầu làm giảm tốc độ tăng
trưởng sản lượng của Mỹ nhiều hơn trong giai đoạn biến động giá dầu cao so với
trong giai đoạn biến động giá dầu thấp.
Gần đây, nghiên cứu của Elder và Serletis (2010), Naifar và Dohaiman (2013),
Jo (2014) đã tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa giá dầu, lãi suất và lạm phát ở một
số quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào trường hợp của
Mỹ và các nước Châu Âu mà chưa chú trọng đến vai trò ngày càng gia tăng của các
quốc gia Châu Á trên thị trường dầu thế giới.


14


2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của bất ổn trong giá dầu lên nền kinh tế
Trái ngược với những nghiên cứu trên đây tập trung vào những cú sốc giá dầu,
nghiên cứu từ trước tới nay về độ bất ổn giá dầu và ảnh hưởng của nó lên các yếu tố
vĩ mô kinh tế là rất hạn chế.
Độ bất ổn mạnh mẽ của giá dầu gia tăng đáng kể từ giữa những năm 1980 và đã
tiếp tục tồn tại cho đến ngày hôm nay. Đặc điểm chủ yếu của giá dầu là nó có xu
hướng tăng cho đến năm 1980 sau đợt tăng giá mạnh là giảm đột ngột do đó phản
ánh sự gia tăng đáng kể trong độ bất ổn giá dầu.
Sự thay đổi đột ngột của giá dầu vào giữa năm 1980 đã thúc đẩy Hooker (1996)
tìm ra tầm quan trọng của độ bất ổn trong giá dầu và không thừa nhận các giả định
nền tảng về mối quan hệ giữa giá dầu và kinh tế vĩ mô của Mỹ. Những giả định
trước nghiên cứu của Hooker cho rằng có các mối tương quan tiêu cực giữa tăng
trưởng kinh tế vĩ mô và việc tăng giá dầu, và độ bất ổn giá dầu có ảnh hưởng không
đối xứng lên các biến số kinh tế vĩ mô. Hooker đã phát hiện ra rằng mối quan hệ đã
bị thay đổi đáng kể thông qua các khám phá của ông rằng giá dầu gây ra mối quan
hệ nhân quả Granger lên một loạt các biến kinh tế vĩ mô trong chuỗi dữ liệu đến
năm 1973 nhưng lại không gây gây ra mối quan hệ nhân quả Granger lên các biến
kinh tế vĩ mô trong chuỗi dữ liệu đến năm 1994. Phân tích chỉ ra rằng mối quan hệ
giữa giá dầu và sản lượng đã thay đổi mà mối quan hệ tuyến tính giản đơn và ngay
cả mối quan hệ bất đối xứng được đưa ra bởi Mork (1989) cũng chưa mô tả được.
Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của bất ổn trong giá dầu trong giai đoạn sau năm
1973. Ông phát hiện ra rằng giữa năm 1973 và 1994, những thay đổi trong mức giá
dầu không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng
GDP. Ngược lại, độ bất ổn trong giá dầu có thể dự đoán được GDP trong cùng giai
đoạn. Điều này cho thấy rằng không phải là giá dầu mà chính độ bất ổn trong giá
dầu mới ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên hoạt động kinh tế trong giai đoạn 19731994.


15


Bổ sung nghiên cứu của Hooker là nghiên cứu của Lee và Ni (1996) cho thấy
rằng thay đổi về mức giá dầu một mình không đủ để gây ra quan hệ nhân quả giữa
giá dầu thực đến kinh tế vĩ mô trong năm 1992. Mà độ bất ổn trong giá dầu cũng
phải được đưa vào để giá dầu vẫn có thể là một yếu tố để dự báo cho tăng trưởng
GNP thực. Để theo dõi độ bất ổn trong giá dầu, các tác giả còn đưa vào một biến
“cú sốc” như là một thước đo của mức độ “bất ngờ” mà ở đó xảy ra cú sốc giá dầu.
Trong khoảng thời gian giữa năm 1949 và 1992, biến “cú sốc” rất có ý nghĩa thống
kê trong việc giải thích tăng trưởng GNP. Kết quả này phù hợp với quan điểm cho
rằng ảnh hưởng của một sự thay đổi trong giá dầu thực phụ thuộc vào mức độ “bất
ngờ” của cú sốc dầu. Độ bất ổn thấp trên thị trường dầu trước một đợt tăng giá
mạnh dẫn đến ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế vĩ mô cao hơn là độ bất
ổn cao.
Ferderer (1996) cũng thừa nhận phát hiện của Hooker. Bằng việc sử dụng dữ
liệu của Mỹ từ năm 1970 đến năm 1990 để phân tích mối quan hệ giữa bất ổn trong
giá dầu và biểu hiện của nền kinh tế. Ông cho rằng độ bất ổn trong giá dầu gây ảnh
hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng sản lượng hơn so với sự thay đổi trong giá dầu, mặc
dù cả sự thay đổi trong giá dầu và độ bất ổn trong giá dầu đều có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng sản lượng. Cả hai biến trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý
nghĩa thống kê hơn so với các biến chính sách tiền tệ, chẳng hạn như lãi suất của
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ. Thực tế là cả sự thay đổi trong giá dầu và độ bất ổn trong
giá dầu đều giúp dự báo tăng trưởng sản lượng ngay cả khi các biện pháp chính
sách tiền tệ đã được thắt chặt.
Năm 1996, Ferderer sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai để mở
rộng kết quả của kiểm định nhân quả Granger, trong đó chỉ ra thời gian ảnh hưởng
của cú sốc giá dầu và độ bất ổn trong giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô. Một
đóng góp thú vị là ông phát hiện ra rằng độ bất ổn trong giá dầu có ảnh hưởng tiêu
cực và đáng kể tức thời lên tăng trưởng và sau đó kéo dài trong 11 tháng, trong khi
sự thay đổi giá dầu thì cần một năm mới ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên tăng



16

trưởng sản lượng. Ngoài ra, Ferderer quan sát thấy rằng độ bất ổn trong giá dầu
tương quan mạnh mẽ với việc tăng giá dầu thực. Điều này ngụ ý rằng các ảnh
hưởng tiêu cực của độ bất ổn trong giá dầu lên tăng trưởng sản lượng cũng giống
như giai đoạn giá dầu tăng hoặc giá dầu giảm. Kết quả của Ferderer giống như các
nghiên cứu trước đó nhấn mạnh tầm quan trọng của độ bất ổn trong giá dầu hơn
việc giá dầu thay đổi đối với nền kinh tế vĩ mô Mỹ.
Guo và Kliesen (2005) xem xét ảnh hưởng của biến động giá dầu lên nền kinh
tế Mỹ. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường biến động được xây dựng
dựa trên giá dầu thô tương lai được giao dịch hàng ngày trên sàn NYMEX. Họ thấy
rằng trong giai đoạn 1984-2004, biến động giá dầu có ảnh hưởng đáng kể lên các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Mỹ, chẳng hạn như đầu tư cố định, tiêu dùng, việc
làm và tỷ lệ thất nghiệp. Bài nghiên cứu cũng đưa ra rằng những thay đổi trong giá
dầu là không đáng kể bằng sự không chắc chắn về giá dầu trong tương lai. Họ cũng
tìm thấy rằng các biến kinh tế vĩ mô cơ bản không dự báo biến động của giá dầu
thực mà chỉ ra rằng phương sai của giá dầu trong tương lai phản ứng một cách ngẫu
nhiên. Họ lý giải rằng điều này chủ yếu là do các sự kiện ngoại sinh, như các cuộc
tấn công khủng bố và xung đột quân sự ở Trung Đông.
Huang và cộng sự (2005) kiểm tra tác động của cả cú sốc giá dầu và các cú sốc
biến động giá dầu lên hiệu suất kinh tế vĩ mô. Họ ghi nhận rằng thay đổi trong giá
dầu giải thích tốt hơn các hoạt động kinh tế vĩ mô so với sự biến động của giá dầu.
Elder và Serletis (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của sự không chắc chắn trong
giá dầu lên hoạt động đầu tư sử dụng dữ liệu của Mỹ và kết quả cho thấy rằng sự
không chắc chắn trong giá dầu có xu hướng làm giảm đầu tư ở Mỹ. Điều đáng quan
tâm là mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia, tuy nhiên
vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa giá dầu và sản lượng ở các nền
kinh tế đang phát triển.



×