Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường cao đẳng nghề lạng sơn, giai đoạn 2018 2022”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.74 KB, 65 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

Người thực hiện:
Lớp:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - THÁNG 4 NĂM 2018



LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của lớp Cao cấp lý luận chính trị B10 – 17, khóa
2017- 2018, và được sự đồng ý của TS. Lô Quốc Toản – Nguyên Trưởng khoa
Chủ nghĩa Xã hội Khoa học.
Tôi đã thực hiện đề án “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2022”
Để hoàn thành đề tài này, Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện ở lớp Cao cấp lý luận chính trị,
Em xin Chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn ….đã tận tình, chu đáo
hướng dẫn Em thực hiện đề án này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu thực hiện Đề án,
nhưng do điều kiện nghiên cứu và sự hiểu biết còn hạn chế, Đề án khó tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy, cơ và
đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2018

Học viên thực hiện


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.Lý do xây dựng đề án.................................................................................. 1
2. Mục tiêu của Đề án .....................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
3. Giới hạn của đề án ......................................................................................3

B. NỘI DUNG .....................................................................................................4
1. Cơ sở xây dựng đề án 4.................................................................................
1.1. Cơ sở khoa học ..........................................................................................4
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý ...........................................................................10
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................12
2. Nội dung thực hiện đề án..........................................................................15
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án......................................................................... 15
2.2. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao
đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay ........................................................................18
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện .......................................................27
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án ..................................................................28
3. Tổ chức thực hiện đề án ...........................................................................51
3.1. Phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện đề án ...............................51
3.2. Tiến độ thực hiện đề án ...........................................................................52
3.3. Kinh phí thực hiện của đề án ...................................................................53
4. Dự kiến hiệu quả của đề án .....................................................................54
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án .....................................................................54
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án 54
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN ..........................................................................57
1. Kiến nghị ....................................................................................................57
2. Kết luận ......................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................59


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLĐTBXH
CĐN
CNH – HĐH
CHXHCN
ĐNGV

GD – ĐT
GV
GVDN
HS,SV
KT-XH
NNL
NVSP
SCN
TC-HC
TCN
UBND

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Cao đẳng nghề
Công nghiệp hố - Hiện đại hố
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Đội ngũ giáo viên
Giáo dục - Đào tạo
Giáo viên
Giáo viên dạy nghề
Học sinh, Sinh viên
Kinh tế - Xã hội
Nguồn nhân lực
Nghiệp vụ sư phạm
Sơ cấp nghề
Tổ chức – hành chính
Trung cấp nghề
Uỷ ban nhân dân



1
A. MỞ ĐẦU

1.

Lý do xây dựng đề án
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định vị trí quốc sách hàng

đầu của giáo dục - đào tạo (GD – ĐT) đối với công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Bởi giáo dục - đào tạo góp phần quan trọng nhất vào phát triển
nguồn nhân lực, phát triển con người.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), Việt Nam rất coi
trọng yếu tố con người, nguồn nhân lực, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển.
Bước sang đầu thế kỷ XXI , cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã
đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Điều đó đặt
ra cho giáo dục và đào tạo những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức to lớn. Để đi
tắt đón đầu, tiếp thu kiến thức mới, hiện đại vận dụng vào thực tiễn của Việt
Nam cần phải có những kỹ sư, kỹ thuật viên, những người thợ thế hệ mới. Họ
phải là những người có phẩm chất đạo đức, chun mơn tay nghề vững vàng,
sáng tạo và say mê công việc để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã
hội. Muốn vậy, đào tạo nghề cần phải không ngừng thay đổi cho phù hợp với
hiện tại và tương lai.
Các trường đào tạo nghề cũng phải luôn thay đổi theo hướng hiện đại
về trang thiết bị giảng dạy, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Do vậy cấn phải
có một đội ngũ giáo viên (ĐNGV) đủ mạnh, làm chủ được khoa học cơng
nghệ mới, biết tìm con đường ngắn nhất để dẫn dắt người học đến với tri thức,
hình thành cho họ kỹ năng nghề nghiệp, thái độ và tác phong làm việc.
Tuy nhiên, trình độ tay nghề của người lao động hiện nay còn thấp
chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động. Chất

lượng của giáo dục và đào tạo tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu. Nguyên nhân có nhiều, trong đó vai trị của người giáo


2
viên là rất quan trọng. Năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng đào tạo. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của người
dạy là rất cần thiết ở mọi quốc gia. Mặt khác, do chương trình, nội dung đào
tạo thay đổi, phương pháp học cũng thay đổi cho phù hợp, bản thân người dạy
cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và truyền đạt những kiến thức mới.
Nhiều năm qua cơ quan quản lý về Dạy nghề đã đề ra nhiều giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhiều đề tài cũng đã nghiên cứu cũng đã đề cập đến nhưng các giải pháp đưa
ra ứng dụng trong một thời gian ngắn nhất định, độ bền vững chưa cao.
Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn có nhiệm vụ: đào tạo nghề trình độ
Cao đẳng, trung cấp; sơ cấp; dạy nghề thường xuyên và dạy nghề theo nhu
cầu của xã hội.
Định hướng của nhà trường đến năm 2025 trở thành trường Cao đẳng
nghề cấp khu vực ASEAN. Theo Quyết định số 854/QĐ-LĐTBXH, ngày 06
tháng 06 năm 2013 của Bộ Trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(BLĐTBXH) Phê duyệt nghề trọng điểm và trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
được lựa chọn 5 nghề trọng điểm trong đó có 03 nghề trọng điểm Quốc gia, 02
nghề trọng điểm khu vực ASEAN.
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động và đáp ứng yêu cầu của xã
hội thì việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là hết sức
cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy em chọn đề tài "Phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng
Sơn giai đoạn 2018 - 2022" làm đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý
luận Chính trị.
2. Mục tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu chung
Phát triển năng lực giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng
Sơn, giai đoạn 2018 - 2022 đảm bảo vững vàng về tư tưởng chính trị, đạt chuẩn về


3
năng lực chun mơn, có trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
về công tác đào tạo của trường, góp phần nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực có
tay nghề cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2022:
- 100% Giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn được
quy hoạch vị trí việc làm để sắp xếp, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng tay nghề, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy.
- 100% Giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn được
đánh giá hằng năm, thông qua các tiêu chuẩn về giáo viên dạy nghề (GVDN)
theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề
Lạng Sơn được quản lý thơng qua đổi mới quy trình quản lý việc giảng dạy.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
dạy nghề
3.2. Không gian thực hiện đề án : Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn.
3.3. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2018 -2022.


4
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Năng lực:
Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh
vực mà khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau:
- Dưới góc độ triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát
triển xã hội: “Sự hình thành năng lực địi hỏi cá thể phải nắm được các hình
thức hoạt động mà lồi người đã tạo ra trong q trình phát triển lịch sử xã
hội. Vì vậy năng lực của con người khơng những do hoạt động bộ não của nó
quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã
đạt được” (M.M Rozental – Từ điển triết học, 1986, tr397)
- Dưới góc độ Tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,
nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Các nhà nghiên cứu
Tâm lý học khẳng định: năng lực của con người ln gắn liền với hoạt động
của chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội
dung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn. Vì vậy, khi nói đến
năng lực khơng phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng tri
giác, khả năng ghi nhớ, ..) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân
đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả
mong muốn.
- Theo từ điển Giáo dục học: năng lực, khả năng, được hình thành hoặc
phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể
lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành
một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ.


5
Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ý
niệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất
phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:

Các định nghĩa mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một
số quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ
hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện cơng việc thành cơng.
Bên cạnh đó, những yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sự
phân biệt giữa người có năng lực và người khơng có năng lực. Năng lực thể
hiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì
học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm. Về bản chất năng lực là tổ hợp
của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp
với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
Khi năng lực phát triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hồ quyện,
đan xen vào nhau.
Năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá
nhân và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công. Năng lực
được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm
chất cá nhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn
thực hiện…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thành
những sản phẩm đầu ra.
* Năng lực nghề nghiêp:
Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, muốn đánh giá một chủ thể có năng
lực nghề nghiệp thì cần đánh giá trong việc hồn thành một nhiệm vụ, một
tình huống nghề nghiệp thơng qua những kỹ năng, thao tác mà chủ thể đó
thực hiện trên thực tế.
Một số khái niệm về năng lực nghề nghiệp của các tác giả trên thế giới:
G.Debling nêu định nghĩa năng lực nghề nghiệp là khả năng chủ thể thực


6
hiện các hoạt động trong phạm vi nghề nghiệp đạt tới các trình độ, mức độ
thực hiện mong đợi cần thiết. Đó là một quan niệm rộng bao gồm cả khả năng
truyền tải kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các tình huống mới trong phạm vi

nghề đó, bao gồm cả sự tổ chức, kế hoạch làm việc, cả hoạt động mới nảy
sinh có liên quan đến chất lượng cơng việc và các cá nhân làm việc có hiệu
quả với đồng nghiệp, với cán bộ lãnh đạo, quản lý, ... Một cá nhân biết thành
thạo giỏi nghề là người biết thực hiện được một nhiệm vụ cụ thể hay một
chức trách cụ thể trong một khoảng thời gian xác định, có khả năng xử lý một
cách hiệu quả các sự cố bất thường trong các môi trường hay điều kiện khác.
Theo B.Mansfield thì năng lực nghề nghiệp của cá nhân được hiểu là khả
năng chủ thể biết thực hiện được tồn bộ vai trị lao động hay phạm vi cơng
việc. Tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng, biết thực hiện
trọn vẹn vai trò lao động hay phạm vi công việc chứ không phải từng kỹ năng,
từng công việc riêng rẽ, theo các tiêu chuẩn mong đợi của cơng việc đó chứ
khơng phải là các tiêu chuẩn về đào tạo hay các tiêu chuẩn tách rời thực tế công
việc, trong các môi trường làm việc thực, điều kiện thực tế để đạt hiệu quả
công việc.
Các định nghĩa về năng lực nghề nghiệp gắn với sự thực hiện thành công
các công việc cụ thể của một nghề theo các chuẩn được quy định. Do vậy,
năng nghề nghiệp có thể đánh giá và lượng hóa được.
Chúng tơi quan niệm năng lực nghề nghiệp là tổ hợp của các thành tố
kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đảm bảo cho chủ thể thực hành tốt
công việc theo chuẩn đầu ra quy định trong những tình huống hoặc nhiệm vụ
nghề nghiệp nhất định. Trong đó, thành tố kỹ năng là yếu tố quan trọng của
năng lực nghề nghiệp.
Người có năng lực lĩnh vực nào đó, tất nhiên có kỹ năng thực hiện tốt các
hoạt động. Tuy nhiên, người có kỹ năng chưa chắc hẳn là có năng lực. Khác với


7
kỹ năng là chú ý đến yếu tố “làm”, “thao tác” thì năng lực thể hiện sự bền vững
hơn về khả năng thực hiện hành động và ít bị chi phối bởi yếu tố khách quan.
- Năng lực nghề nghiệp của cá nhân có thể nhận biết được thơng qua các

đặc trưng sau:
+ Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các nguyên tắc cần thiết của người lao động
để thực hiện toàn bộ một hoặc một số nội dung lao động nghề nghiệp cụ thể.
+ Thể hiện thông qua việc đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩn
đầu ra đó là sản phẩm lao động mà người lao động tạo nên.
+ Sự thực hiện phải đánh giá và xác định được.
- Các mức độ của năng lực nghề nghiệp:
Theo Var gas Zi ga, F có 5 mức nang lực thực hiện như sau:
+ Mức 1: Thực hiện tốt các hoạt động thông thường, quen thuộc.
+ Mức 2: Thực hiện tốt các hoạt động quan trọng trong những hoàn cảnh
khác nhau. Có thể tự mình thực hiện một số hoạt động tương đối phức tạp hoặc
các cơng việc ít gặp. Có khả năng làm việc hợp tác, tham gia nhóm làm việc.
+ Mức 3: Thực hiện các hoạt động phức tạp, ít gặp, trong nhiều hồn cảnh
khác nhau. Có khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng kiểm sốt và
hướng dẫn người khác
+ Mức 4: Có khả năng thực hiện một cách chắc chắn và độc lập các hoạt
động chun mơn phức tạp trong những tình huống khó. Có khả năng tổ chức
và quản lý cơng việc của nhóm và điều phối các nguồn tài nguyên.
+ Mức 5: Ứng dụng các nguyên tắc trọng yếu và kỹ thuật phức tạp trong
nhiều tình huống nghề nghiệp khác nhau. Đảm đương những cơng việc thường
xun địi hỏi tính tự chủ cao, điều hành công việc của những người khác và
kiểm sốt các nguồn tài ngun quan trọng. Ngồi ra cũng có khả năng chuẩn
đốn, thiết kế, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và đánh giá công việc.
Năng lực nghề nghiệp được coi là sự tích hợp giữa ba thành tố kiến thức,
kỹ năng và thái độ cần thiết để hồn thành được những cơng việc và nhiệm vụ


8
trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
* Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.

Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề là sự tổ hợp giữa kiến thức
và kĩ năng về chuyên môn mà giáo viên đảm nhận nhằm giúp cho giáo viên có
thể tổ chức thành công, hiệu quả các hoạt động dạy học, hoạt động thực hành
nghề cho sinh viên, học sinh.
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề được tạo bởi từ các thành
tố sau: Kiến thức về nghề, hệ thống kĩ năng về nghề. Kiến thức về nghề lại
bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức công cụ, kiến thức nghiệp vụ sư
phạm và kiến thức về xã hội và những thông tin về nghề. Kĩ năng về nghề bao
hàm kĩ năng giảng dạy và kĩ năng huấn luyện tay nghề, kĩ năng giáo dục, kĩ
năng hoạt động xã hội và nhiều kĩ năng bổ trợ khác.
* Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên bao hàm phát triển năng
lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) cho
giáo viên. Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi
năng lực thực hiện các vai trị của giáo viên trong q trình lao động nghề
nghiệp của mình. Bản thân các vai trị của giáo viên (gắn liền với chức năng
của họ) cũng không phải là bất biến.
Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo
viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Vài trò
người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý mà người giáo viên trong nhà
trường hiện đại phải đảm nhận là một minh họa.
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên bao gồm cả việc mở
rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo
viên phụ trách đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỹ năng thực hiện
các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.


9
1.1.2. Nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy
nghề trường Cao đẳng nghề

Căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 08/2017/TTBLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo Giáo dục
Nghề nghiệp. Chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ của Nhà giáo dạy trình độ
Cao đẳng được nêu trong các tiêu chuẩn từ Điều 32 đến Điều 46 trong Thông
tư, Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề được
đánh giá qua:
1.1.2.1. Phát triển năng lực chính trị:
Giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng những tri thức về chính trị
bởi nhà trường phục vụ mục đích chính trị, nhà trường khơng đứng ngồi chính
trị, thầy giáo, cơ giáo phải là người có bản lĩnh và năng lực chính trị để giảng
dạy và giáo dục người học về năng lực chính trị và phát huy vai trị của nhà
trường đối với việc duy trì và bảo vệ hệ thống chính trị của quốc gia, dân tộc.
1.1.2.2. Phát triển năng lực chuyên môn:
Năng lực chuyên môn là năng lực cốt lõi của giáo viên, người giáo viên
phải không ngừng được học tập, bồi dưỡng trao dồi về chuyên môn và luôn
làm giàu vốn tri thức của mình bởi xã hội tri thức luôn luôn biến đổi, lượng tri
thức khoa học ngày càng gia tăng đồng thời tri thức nghề nghiệp ngày càng bị
lão hóa, do đó, giáo viên phải khơng ngừng học tập để đáp ứng với yêu cầu về
nghề nghiệp.
1.1.2.3. Phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm:
Kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm luôn luôn biến đổi theo
hướng tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa người dạy với người học, giữa
người học với người học, trong khi đó mơi trường tri thức khoa học lại rộng
mở, nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng tác động đến người học, đòi hỏi
giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng với nhu cầu của


10
người học và yêu cầu của nghề nghiệp. Năng lực nghiệp vụ sư phạm đòi hỏi
giáo viên phải là người hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho người học để thực hiện có

hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đào tạo đặt ra.
1.1.2.4. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng:
Tự học, tự bồi dưỡng địi hỏi phải có kỹ năng, kỹ năng đó được hình
thành và phát triển trong q trình trải nghiệm thực tế, do đó giáo viên cần
được phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
1.1.2.5. Phát triển năng lực xã hội:
Phát triển năng lực xã hội cho giáo viên dạy nghề là một trong nhiệm
vụ quan trọng, bởi chính năng lực xã hội của giáo viên hỗ trợ cho năng lực
chuyên môn của giáo viên phát triển, từ năng lực xã hội phát triển, giáo viên
có năng lực làm việc trong mơi trường ln ln biến đổi, nắm bắt được các
vấn đề xã hội, các mối quan hệ trong phát triển nghề nghiệp, biết thiết lập mối
quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp đồng thời có kỹ năng khám phát
thị trường lao động.
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp của
giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề
- Nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển năng lực nghề
nghiệp giáo viên dạy nghề.
- Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển
của trường.
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có và tuyển giáo viên mới.
- Xây dựng đội ngũ GV hạt nhân.
- Chính sách khuyến khích GV phát triển năng lực nghề nghiệ.p
- Khả năng phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên dạy nghề.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán



11
bộ quản lý giáo dục. “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm,
tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triẻn đúng định hướng và
có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Cơng nghiệp hóa –
Hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI (Hội nghị lần thứ tám) về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế:“Đối với giáo dục nghề
nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề
nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và
trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo
đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động
trong nước và quốc tế”.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (2016) xác định
những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ
bản của GD - ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người họ;...... coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD - ĐT; đổi mới chính
sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội, nâng
cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD – ĐT”.
Căn cứ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2015-2020. Trong đó chỉ rõ mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8000
người, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt trên 65% trong độ
tuổi lao động; trong đó lao động qua đào tạo nghề là 55%.



12
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (2005).
- Luật Giáo dục nghề nghiệp nước CHXHCN Việt Nam (2014).
- Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính
phủ. Mục tiêu đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và
tồn diện theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hố, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện..
- Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 -2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Mục tiêu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo;
- Thơng tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường Cao đẳng.
- Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn,
nghiệp vụ của nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp.
- Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 03 năm 2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi
dưỡng đối với nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Do đó đội ngũ
GVDN tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên về chuẩn
trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm.
Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, công tác phát triển và
đổi mới cơ chế chính sách đối với đội ngũ GVDN còn nhiều bất cập kéo dài,
rất chậm được khắc phục.


13

Mặc dù số lượng GVDN những năm qua tăng đáng kể nhưng so với
yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, số lượng GVDN vẫn còn thiếu trầm
trọng. Hiện nay, tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên mới đạt 26 học sinh,
sinh viên/giáo viên, trong khi đó, mục tiêu đặt ra là 20 học sinh, sinh
viên/giáo viên vào năm 2010. Với mục tiêu này, số GVDN cần đến năm 2015
có khoảng 51.000 người và năm 2020 là 77.000 người.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVDN chưa hợp lý, một số nghề chưa có
giáo viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạy
tích hợp cịn thấp so với u cầu của chương trình đào tạo. Trình độ ngoại
ngữ, tin học của GVDN còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới,
ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại. Khả năng phát triển
chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVDN cịn hạn chế.
Các trường đại học sư phạm kỹ thuật mới chỉ đào tạo sư phạm kỹ thuật, bồi
dưỡng kỹ năng nghề được khoảng 30 trong tổng số hơn 400 nghề, chiếm
7,5% tổng số danh mục nghề đào tạo, điều này tạo sự dư thừa nguồn GVDN
đối với các nghề này trong khi các nghề khác cịn thiếu hụt rất lớn.
Chính sách đối với GVDN vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích,
thu hút những người có năng lực vào làm GVDN, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm
huyết với nghề nghiệp.
Về chế độ tiền lương, hoạt động của GVDN mang tính đặc thù, một
mặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một “kỹ thuật viên”, chính sách
tiền lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. GVDN chưa có
ngạch lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trung học
(theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12-2004). Giáo viên dạy trình
độ cao đẳng nghề (CĐN) chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viên
của các trường cao đẳng khác. Đó là một trong những ngun nhân dẫn đến
tình trạng khơng thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có
kinh nghiệm trong sản xuất chuyển về làm GVDN. Ngược lại, nhiều GVDN



14
có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra sản xuất tại các doanh nghiệp để
có thu nhập cao hơn. Ngồi ra, chưa có những chính sách khuyến khích động
viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ; chưa có cơ chế, chính
sách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tạo điều kiện cho GVDN được đi
thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm.
Nhận thức về yêu cầu học tập nâng cao trình độ của ĐNGV đã được
nâng lên một bước đáng kể trước yêu cầu nhiệm vụ mới của trường Cao đẳng
nghề Lạng Sơn.
Hàng năm, trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đều có xây dựng và tổ
chức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cơng tác
và nhận xét đánh giá về năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề, nhằm
nâng cao hiệu quả công tác cho ĐNGV nhằm bảo đảm thực hiện công tác đào
tạo của nhà trường.
Một số chế độ, chính sách khuyến khích động viên tuy chưa nhiều,
nhưng cũng đã tạo các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho ĐNGV tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng theo yêu
cầu chuẩn hóa về đội ngũ.
Hàng năm nhà trường đào tạo khoảng trên 1.000 học sinh, sinh viên
(HS,SV) trình độ Cao đẳng và Trung cấp, ngồi ra nhà trường cịn đào tạo
trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Với số lượng giáo viên dạy
nghề là 55 giáo viên trong đó có 40 giáo viên cơ hữu, số còn lại giáo viên mời
giảng, thỉnh giảng.
Việc thiếu giáo viên cơ hữu ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kế
hoạch đào tạo của nhà trường. Trước đây có những nghề nhu cầu của người
học tăng cao, nhà trường chủ động tuyển thêm giáo viên, nhưng khoảng 5
năm trở lại đây nhu cầu của xã hội khơng cịn thì thại dôi dư giáo viên (Như
nghề: Công nghệ thông tin; nghề Lâm sinh...), các nghề khác hiện nay nhu
cầu xã hội lại cần nhiều (Như nghề: Cơ khí; Điện – Điện tử...), do vậy dẫn



15
đến việc thiếu giáo viên, nhà trường phải mời giảng và thỉnh giảng. Việc kiểm
tra, đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên hợp đồng, mời giảng, thỉnh
giảng cũng gặp khó khăn, vì vậy chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề còn
nhiều hạn chế như sau:
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo
viên dạy nghề hàng năm có xây dựng nhưng thực hiện khơng đến nơi đến
chốn, nội dung thiếu tính khả thi, đề ra nhiều nhưng kết quả không đạt được
theo yêu cầu kế hoạch
- Công tác xây dựng và phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy
nghề của nhà trường tuy có sự quan tâm của các cơ quan quản lý, của các ban
ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn, song vẫn còn lúng túng
trong chỉ đạo thực hiện, hiệu quả đạt được chưa cao.
- Một bộ phận Giáo viên (GV) còn thụ động, thiếu tích cực học tập, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương pháp
dạy học.
- Công tác nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện đều khắp trong
đội ngũ GV, chất lượng chưa thực sự đi vào chiều sâu, kết quả các đề tài
nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều.
Từ căn cứ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề án: "Phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng
Sơn giai đoạn 2018 - 2022" nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong
công tác phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy nghề.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối Việt Nam với
Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như Quốc tế, có 11 huyện, thành phố,
226 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 832.378 ha, dân số
732.515 người, Lạng Sơn là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó dân



16
tộc Nùng chiếm 42,95%, dân tộc Tày chiếm 35,88%, dân tộc Kinh chiếm
16,52%, dân tộc Dao 3,47%, còn lại là các dân tộc Hoa, Hmông, Sán chay...
chiếm tỷ lệ rất nhỏ, sinh sống xen kẽ với cộng đồng các dân tộc khác.
Lạng Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phịng, có trên 220 km đường biên giới Quốc gia với nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa. Dọc tuyến biên giới có 20 xã và một thị trấn của 5
huyện biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợ
biên giới. Đề án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đang
được đẩy nhanh thực hiện, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Lạng Sơn trở thành
trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kết nối, giao thương giữa Việt
Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới.

CHINA

Hình 2.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Với vị trí địa lý thuận lợi và tốc độ đầu tư nhanh đã tạo cho Lạng Sơn

có một vị thế mới trong hợp tác đầu tư và hội nhập, tạo tiền đề cho
Lạng Sơn phát triển trên con đường thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH.


17
Từ sự phát triển đó, nhu cầu về nguồn nhân lực (NNL) có kỹ thuật cao,
nhằm đáp ứng và góp phần tạo sự phát triển bền vững đã trở thành vấn đề bức
xúc cho hiện tại và cho tương lai của Lạng Sơn. Để thực hiện các chủ trương
của Đảng và nhà nước về phát triển NNL, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề,

tại Quyết định số 69/QĐ- UBND ngày 19/12/2001 tỉnh Lạng Sơn đã quyết định
thành lập trường Dạy nghề Lạng Sơn. Năm 2006, trường Dạy nghề Lạng Sơn
được chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn theo quyết
định số 1849/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Đến
tháng 12 năm 2014 trường Trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn được nâng cấp
trở thành trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay.
Được sự chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và
sự quan tâm của UBND tỉnh Lạng Sơn, chỉ trong vòng thời gian ngắn trường
đã hoạt động ổn định, phát triển vững chắc, hình thành mơi trường sư phạm
chun nghiệp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch đẹp.
Tính đến năm 2017 Trường đã tuyển sinh và đào tạo khóa 2 hệ Cao đẳng
nghề (CĐN) và khóa 16 hệ Trung cấp nghề (TCN), mỗi năm tuyển sinh mới trên
150 sinh viên hệ CĐN, trên 250 học sinh hệ TCN, đào tạo sơ cấp nghề (SCN) và
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên 800 học sinh. Nhà trường đã chú trọng
đến kỹ năng tay nghề trong đào tạo CĐN và TCN, rèn luyện đạo đức, tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động... nên hầu hết học sinh, sinh viên ra trường đều
tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Trong đó, có nhiều học sinh được
tuyển chọn đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số phục vụ xuất
khẩu lao động.
Đến nay, có trên 90% giáo viên (GV) có trình độ đại học và sau đại học,
95% đạt chuẩn về trình độ, năng lực chun mơn, trường đã xây dựng đồng bộ
cơ sở vật chất, trường được hỗ trợ nguồn vốn ODA của Chính phủ Cộng hịa
Liên bang Đức để đầu tư thiết bị cho nhóm nghề Cơ khí và nghề Điện - Điện tử
với các trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ


18
cao. Hiện tại, trường đang tiếp tục triển khai dự án đầu tư và phát triển, mở
rộng quy mô.
2.2. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường

Cao đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay
2.2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
2.2.1.1. Về số lượng, cơ cấu GV của trường
Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức – Hành chính (TC-HC) năm
2018, tổng số GV của trường là: 40 người, trong đó số GV nữ là: 16 người
chiếm 40%, số lượng HS, SV của trường hiện nay là 1100 trong đó: Hệ cao
đẳng là 150, hệ trung cấp nghề là: 950. Tỷ lệ GV/ HS,SV là 1/27,5. Nếu so tỉ
lệ GV/ HS,SV tính chung trên cả nước là 1/20 thì hiện nay trường Cao đẳng
nghề Lạng Sơn có tỷ lệ cao.
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên và học sinh trường Cao đẳng nghề Lạng
Sơn
Năm học
Tổng số GV
Tổng số học sinh
Tỷ lệ GV/học sinh

2015-2016
40
800
1/20

2016-2017
40
850
1/21

2017-2018
40
1.100
1/27,5


- Về tuổi đời: Số GV có tuổi đời dưới 30 là 13 người, chiếm 32,5%, số
GV có tuổi đời từ 30 - 40 là 17 người chiếm 42,5%, số GV tuổi từ 40 - 50 có
2 người, chiếm 5 %, số GV trên 50 và dưới 60 tuổi có 8 người chiếm 20 %.
Có thể nói, trong những năm gần đây số lượng GV trẻ tại trường
đang gia tăng rất nhanh. Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo
trường trong xây dựng ĐNGV nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong
thời gian tới.
- Về thâm niên giảng dạy: Theo số liệu từ Phịng TC - HC, số GV
tại trường có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm là 7 người, chiếm khoảng


19
17,5%. Nhìn chung, đây là số GV cần được chú trọng hơn trong công tác
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sư phạm và kỹ năng tay nghề.
2.2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của trường
* Nhiệm vụ của trường
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở
trình độ CĐN, TCN, SCN nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành
nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý
thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng
yêu cầu thị trường lao động.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình,
học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề;
- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,
cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng BLĐTBXH;
- Tuyển dụng, quản lý ĐNGV, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số
lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mơ, trình độ đào tạo theo quy định của

pháp luật;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo
quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học
nghề trong hoạt động dạy nghề;
- Tổ chức cho GV, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các
hoạt động xã hội;
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ
dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và
hoạt động tài chính;


20
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định.
* Mục tiêu của trường
- Mục tiêu chung: phát triển trường Cao đửng nghề Lạng Sơn đến năm
2025 đạt trường chuẩn cấp khu vực ASEAN.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Quy mô đào tạo vào năm 2019 đạt 1.500 học sinh và 2.200 học sinh,
sinh viên vào năm 2022.
+ Là trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu lao động
kỹ thuật cao của các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh, hướng tới xuất khẩu
lao động có trình độ cao. Tập trung phát triển 5 nghề trọng điểm (Theo Quyết
định 854/QĐ-LĐTBXH, ngày 06 tháng 06 năm 2013 của Bộ Trưởng bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa
chọn nghề trọng điểm Đến năm 2020) đó là:
*Định hướng phát triển nhà trường
Trong đề án phát triển trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn giai đoạn 2015 –
2020, hướng tới 2030. Nhà trường chuẩn bị tất cả các nguồn lực để đến năm

2020 bắt dầu đào tạo các nghề trọng điểm theo chương trình tiêu chuẩn
ASEAN. Đến năm 2025 trường đủ điều kiện đạt trường chuẩn khu vực ASEAN.
Nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEN : 02 nghề
1, Nghề Cắt gọt kim loại:
2, Nghề Điện công nghiệp:
Nghề trọng điểm cấp độ Quốc Gia : 03 nghề .
1, Nghề Cơ điện nông thôn
2, Nghề Hàn
3, Nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Là nơi đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ GVDN của tỉnh,
+ Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp.


×