Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại huện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2018 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 48 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI HUỆN MƯỜNG LA,
TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2022

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI HUỆN MƯỜNG LA,
TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2022

Người thực hiện:
Lớp:
Chức vụ công tác:
Cơ quan:

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Chính trị khu vực I
cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn. Đã
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thiện đề án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã
tận tình hỗ trợ, cung cấp số liệu để tôi hoàn thiện Đề án, các bạn trong lớp đã
đóng góp những ý kiến quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi
học tập và nghiên cứu tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian viết đề án có hạn và kiến
thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận
được sự quan tâm hướng dẫn, góp ý của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để
Đề án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do xây dựng đề án...................................................................................1
2. Mục tiêu của đề án........................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
3. Giới hạn của đề án........................................................................................4
B. NỘI DUNG......................................................................................................5
1. Cơ sở xây dựng đề án...................................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học............................................................................................5
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý...............................................................................8
1.3. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................11
2. Nội dung thực hiện của đề án....................................................................12
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án...........................................................................12

2.2. Thực trạng chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn
huyện Mường La (giai đoạn 2012 đến 2017)...................................................15
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện.........................................................22
2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa trên địa
bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La...................................................................22
3. Tổ chức thực hiện đề án.............................................................................30
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.....................................................30
3.2. Tiến độ thực hiện đề án.............................................................................33
3.3. Kinh phí thực hiện đề án...........................................................................34
4. Dự kiến hiệu quả của đề án.......................................................................36
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.......................................................................36
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án..................................................................36
4.3. Những thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết khi thực hiện đề án.......37
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN............................................................................39
1. Kiến nghị.....................................................................................................39
2. Kết luận.......................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND

Hội đồng nhân dân

TT-TDTT

Trung tâm – Thể dục thể thao

UBND


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc
phát triển bền vững đất nước. Do vậy, trong các kỳ Đại hội Đảng (đặc biệt là từ
Đại hội VIII đến Đại hội XII ), vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã luôn
được nhấn mạnh là nền tảng quan trọng, là bước đi ban đầu mang tính hiện thực,
trực tiếp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng đời sống văn hóa là phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối
sống văn minh, lịch sự, những phong tục, tập quán tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại; khắc phục
dần sự chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền
trong cả nước; đây còn là một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và văn
hóa, nhằm khẳng định các giá trị dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của văn hóa,
giáo dục, nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người
trong xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa chính là làm cho văn hóa thấm sâu
vào toàn bộ đời sống, vào các mối quan hệ của con người, vào mọi lĩnh vực
sinh hoạt và hoạt động của con người và xã hội loài người.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đất nước đã và đang thay đổi mạnh
mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh
quốc phòng, đối ngoại… Đặc biệt, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

đã và đang thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đáng kể đời sống vật
chất của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặt trái của nền kinh tế thị
trường và xu thế toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa
tinh thần của toàn xã hội. Nhiều giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc đang bị mai một, nhiều giá trị đạo đức của con người đang bị biến dạng


2
bởi lối sống thực dụng, chạy theo các giá trị vật chất, hẹp hòi, ích kỷ… Thực
trạng đó đã và đang đặt ra cho các cấp, các ngành quản lý văn hóa nói riêng
và toàn xã hội nói chung nhiều thách thức trong việc tìm ra những giải pháp
hữu hiệu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tinh hoa
văn hóa của nhân loại để đất nước phát triển.
Cùng với sự đổi thay của cả nước, vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở
huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. So với
yêu cầu đặt ra, việc xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được những thành tựu
nhất định, nhưng thực tế đời sống văn hóa vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, bất
cập như: nội dung chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả chưa cao và chưa tạo sự
đồng bộ giữa xây dựng môi trường văn hóa, đẩy mạnh sáng tạo và xây dựng
các thiết chế văn hóa. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong
việc xây dựng đời sống văn hóa chưa chặt chẽ, chưa thấy hết giá trị bền vững,
lâu dài và tính cấp bách của công tác văn hóa trong sự nghiệp đổi mới đất
nước. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở hiện nay vừa thiếu,
vừa yếu lại thường không ổn định. Việc bình bầu các danh hiệu văn hóa ở
nhiều nơi còn qua loa, đại khái, hình thức nên hiệu quả tác dụng động viên
chưa cao.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất
lượng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại huện Mường La, tỉnh Sơn La
giai đoạn 2018-2022”, làm đề án tốt nghiệp Cao cấp Lý luận chính trị khóa

học 2017-2018 của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm hiện thực
hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa


3
vào đời sống của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng
tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, góp phần thiết thực vào công
cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước tại địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn bộ nhân dân
tham gia vào công tác xây dựng đời sống văn hóa. Nâng cao chất lượng
phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trong đó tập
trung vào hạt nhân cốt lõi là xây dựng gia đình, cơ quan đơn vị văn hóa…
phấn đấu đến năm 2022 đạt 100% đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy
ước ở các thôn, bản, tiểu khu… Phấn đấu 100% khu dân cư trên địa bàn
huyện thực hiện nghiêm túc và phát huy giá trị của Hương ước, Quy ước.
- Tiếp tục thực hiện tốt các quy định nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang. Phấn đấu đến năm 2022 giảm cơ bản các tập quán lạc hậu,
từng bước hình thành nếp sống văn minh, lịch sự, tiến bộ phù hợp thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gắn với việc xây dựng
cảnh quan môi trường xanh sach, đẹp, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chí xây
dựng nông thôn mới gắn với xây dựng khu dân cư văn hóa.
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thông

tin - thể thao đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo tốt việc lưu giữ và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống, chú trọng thể thao thành tích cao, nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa văn nghệ, thể thao cho nhân dân.


4
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động xây dựng đời sống văn
hóa. Xây dựng các mô hình, các hình thức hoạt động văn hóa mang tính đại
chúng để nhân dân dễ tiếp cận và tham gia hoạt động văn hóa.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng của đề án: Chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa
trên địa bàn huyện
- Không gian thực hiện đề án: đề án được thự hiện trên địa bàn huyện
Mường La, tỉnh Sơn La.
- Thời gian thực hiện: giai đoạn từ 2018-2022


5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời sống tinh
thần trong toàn bộ hoạt động thực tiễn xã hội, là một bộ phận của đời sống xã
hội gắn với những giá trị chân - thiện - mỹ, gắn với mọi sản phẩm vật chất và
tinh thần, với mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực xã hội.
Đời sống văn hóa bao gồm tổng thể những hoạt động văn hóa, những
tác động qua lại trong đời sống cá nhân với cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu
của con người và thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa

cũng có khi được hiểu như môi trường văn hóa, là cầu nối giữa văn hóa xã hội
và văn hóa cá nhân, nó là một tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật
thể và nhân cách văn hóa, cảnh quan văn hóa bao quanh con người, gây ra sự
tác động lẫn nhau giữa các cá nhân trong phạm vi nào đó, trực tiếp hình thành
nên nếp sống và lối sống của con người.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội bao gồm các yếu
tố văn hóa vật thể và phi vật thể như các thiết chế văn hóa, các tác phẩm, sản
phẩm văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng và truyền bá văn hóa, lễ
hội, văn hóa- văn nghệ dân gian. Các yếu tố cảnh quan văn hóa như di tích
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công viên, tượng đài. Các yếu tố văn
hóa cá nhân như trình độ học vấn, nhu cầu sở thích, văn hóa ứng xử, giao tiếp,
nếp sống văn hóa. Các yếu tố văn hóa của các ‘tế bào” trong mỗi cộng đồng
như gia đình, nhà trường, công sở. Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa nếu


6
không tính toán đầy đủ các yếu tố nói trên, chắc chắn sẽ để lại những khoảng
trống bất lợi cho sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở các địa bàn cơ sở.
Như vậy, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao
gồm những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động
qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa
trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người.
Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung không tách rời các lĩnh vực của
đời sống xã hội và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa.
Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, nói đến xây dựng môi
trường văn hóa chính là nói đến xây dựng đời sống văn hóa gắn với các đơn
vị cơ sở cụ thể, làm cho yếu tố văn hóa ngày càng trở nên khăng khít hơn với
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Đơn vị cơ sở
Đơn vị cơ sở trong tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa được quan

niệm là thiết chế cơ bản của đời sống xã hội, là hình thức tổ chức cơ bản của
đời sống văn hóa. Đó là những địa bàn dân cư có địa bàn sinh sống ổn định,
có quan hệ chặt chẽ về chính trị, kinh tế-xã hội và cả huyết thống (đối với
thiết chế gia đình và một bộ phận làng xóm ở nông thôn). Những cộng đồng
dân cư này gắn kết với nhau một cách chặt chẽ trong các sinh hoạt vật chất và
tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày.
Đơn vị cơ sở trong xây dựng đời sống văn hóa được hiểu trên ba
phương diện:
+ Một địa bàn, địa điểm cụ thể gắn với một đơn vị hành chính cơ bản
hoặc một tổ chức chính trị xã hội ( làng, bản thôn, xóm..)
+ Cơ sở hành chính và mang tính hành chính (Việt Nam hiện nay có 4
loại: Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; đơn vị sản xuất kinh doanh; đơn
vị hành chính sự nghiệp. đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân)


7
+ Tế bào hạt nhân gia đình
- Các hoạt động chủ yếu của đời sống văn hóa cơ sở
Cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú
của cộng đồng. Ở Việt Nam quy tụ thành một số hoạt động chủ yếu sau đây:
+ Thông tin tuyên tryền cổ động
+ Câu lạc bộ, nhà văn hóa, thư viện
+ Giáo dục truyền thống
+ Xây dựng nếp sống văn hóa
+ Thể dục thể thao, vui chơi gải trí
+ Xã hội từ thiện
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chỉ thực sự có chất lượng
khi đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản sau:
- Các gia đình gương mẫu chấp hành thực hiện tốt các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua
yêu nước của địa phương. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tổ chức lao
động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt chất lượng, hiệu quả.
- Xây dựng tốt các tiêu chuẩn làng, thôn, bản văn hóa theo qui định
chung như: có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn
hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch, đẹp; có tinh
thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” với các phong trào cụ thể, thiết thực, phù hợp với địa phương. Bao
gồm các nội dung như: phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; xây
dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã
hội, sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa sạch, đẹp,
an toàn; xây dựng cacsd thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao…


8
1.1.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng công tác xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở ở Mường La
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội, trên
60% là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại xã vùng sâu, vùng xa, địa hình
chia cắt giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Điều
kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng còn hạn chế, đại đa
số đồng bào các dân tộc vùng cao còn lạc hậu về nhận thức cũng như tập
quán canh tác, mức sống ở mức thấp ( trên 60% là hộ nghèo theo chuẩn đa
chiều), đời sống của đại bộ phận nhân dân các dân tộc chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, thu nhập thấp và không ổn định, đời sống vật chất của đồng
bào còn gặp rất nhiều khó khăn, đời sống tinh thần nghèo nàn.
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được
cấp ủy từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao, nhân dân nhiệt tình ủng
hộ, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi. Trên cơ sở những văn bản của

Trung ương và của tỉnh Sơn La, huyện Mường La đã ban hành nhiều văn bản
chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
như:.. hàng năm UBND huyện ra các Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo phong
trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các Quyết định quy
định các tiêu chuẩn, thủ tục công nhận các danh hiệu văn hóa. Từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở huyện Mường La phát triển rộng khắp.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII
về " Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc" (năm 1998), của Đảng đã xác định: công tác xây dựng đời sống văn
hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của sự nghiệp xây dựng


9
và phát triển văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX (năm 2004) đã bổ sung và nhấn mạnh: công tác xây dựng đời
sống văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi được đặt lên
hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Tiếp sau đó,Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI (năm 2006, 2011), Đảng ta tiếp
tục khẳng định vị trí của văn hóa là một trong ba bộ phận hợp thành sự phát
triển bền vững và toàn diện của đất nước. Từ chỗ nhận thức được ý nghĩa và
tầm quan trọng của văn hóa, trong quá trình lãnh đạo đất nước thực hiện công
cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội; văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững đất
nước

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh:
cần tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát
triển kinh tế - xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội,
mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cao đẹp… để từ đó góp phần
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững
chắc đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết hội nghị TW 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


10
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đã thể hiện rõ mục tiêu
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
- Quyết định số 235/1999 - QĐ TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày 23/12/1999
của Thủ tướng Chính Phủ;
- Chỉ thị số 1869/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
phối hợp với Ủy ban TW MTTQ Việt Nam “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” năm 2010.
- Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020
- Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 02/4/2015 Thông báo kết luận của
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban chỉ đạo
Trung ương tại phiên họp tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa”, năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW và quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư số 17/TTr-MTTW - BTT Hướng dẫn Tiếp tục nâng cao chất
lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” trong giai đoạn mới...
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;


11
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Chỉ thị số 07/CT-HU ngày 06/6/2013 của Huyện ủy về việc thực hiện
nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, tổ chức hội
nghị trên địa bàn huyện
Hướng dẫn số 53/HD-BCĐ ngày 24/7/2015 của BCĐ phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Sơn La hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự,
thủ tục xét và công nhận "cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa".
1.3. Cơ sở thực tiễn
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cùng phong trào “ Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, có ý
nghĩa chính trị sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Mục đích của hoạt động là
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt
phong trào là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho việc gìn giữ và phát huy
các giá trị văn hóa, khôi phục và phát triển các giá trị thuần phong mỹ tục của

dân tộc, từng bước ngăn chặn, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thắt chắt hơn mối
quan hệ gắn bó trong cộng đồng dân cư, góp phần khơi dậy phong trào văn
hóa ở cơ sở.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Mường La đã thu được
những thành tựu khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị của Đảng và Nhà nước. Kết quả của công tác xây dựng gia đình văn
hóa, làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội,
hoạt động tuyên truyền cổ động, sự khởi sắc của phong trào văn nghệ quần
chúng ở cơ sở... đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân
dân về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội.


12
Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa đã phát huy tinh
thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao ý thức tự
quản cộng đồng... tạo nên môi trường cảnh quan sạch đẹp.
Tuy nhiên, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở đây còn nhiều
hạn chế như: tỷ lệ gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa, khu dân cư tiên tiến còn
thấp, thiết chế văn hóa ở nhiều địa phương còn thiếu và yếu về chất lượng
hoạt động, việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh chưa được thực hiện đồng bộ; tệ nạn xã hội, tình trạng vi phạm
pháp luật vẫn chưa được đẩy lùi... Nhiều nội dung của cuộc vận động "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" mới phát triển theo chiều rộng mà
chưa đều, chưa sâu và chưa ổn định.
Đặc biệt, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Mường La, tỉnh
Sơn La hiện nay vẫn còn những hạn chế như: một số đề án, dự án về các thiết
chế văn hóa đã được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Nội
dung công tác quản lý và chất lượng hoạt động văn hóa tại một số địa phương
chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao, việc nắm bắt tình hình địa phương chưa kịp
thời và đầy đủ... hơn nữa lại còn có nhiều tiêu cực đáng lo ngại như sự xâm

nhập của các luồng văn hóa phẩm độc hại và hiện tượng lai căng của một bộ
phận giới trẻ dẫn đến coi thường thuần phong, mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.
Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện Mường La trong
những năm tới là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện
Mường La
Huyện Mường La ở phía Tây Bắc Tổ quốc. Phía Bắc giáp huyện Than
Uyên (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải


13
(tỉnh Yên Bái); phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố
Sơn La; phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).
Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 35 km, giao thông đi lại khá
thuận lợi so với huyện miền núi. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
142.924 ha, dân số trên 97 nghìn người, huyện có 15 xã và 1 thị trấn bao gồm:
Xã Mường Bú, Mường Chùm, Tạ Bú, Chiềng Hoa, Chiềng Công, Chiềng Ân,
Chiềng Muôn, Chiềng Lao, Nậm Păm, Nậm Dôn, Pi Toong, Mường Trai, Hua
Trai, Ngọc Chiến và thị trấn Ít Ong .
Tuy vẫn là một trong 64 huyện nghèo của cả nước, song những năm
gần đây tình hình kinh tế-xã hội có những chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp
tục phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các
ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển tiến bộ, thu
ngân sách nhà nước đạt và vượt dự toán hàng năm. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2017 ước đạt 23,15 triệu đồng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được
chuyển dịch theo hướng tích cực nhất là việc áp dụng các công nghệ sinh học
tiên tiến vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng, từng bước
nâng cao đời sống nông dân. Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 26.416

ha, tăng 6.223 ha, ản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt 63.401 tấn, bằng
162,56% so với chỉ tiêu Nghị quyết.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng được quan tâm chỉ đạo, cơ cấu vốn
đầu tư được bố trí đảm bảo nguyên tắc tập trung, trọng tâm, trọng điểm; việc
triển khai các dự án đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch; kết cấu hạ tầng
được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hệ thống giao thông đáp ứng tốt
hơn yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phục vụ đời
sống của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2015
đạt 550,132 tỷ đồng, bằng 02 lần năm 2010, tăng bình quân 14,72%/năm.


14
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm ( 2012-2017) đạt 5.500 tỷ
đồng vượt 3,77% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Kinh tế có bước phát triển, bộ mặt
nông thôn có nhiều khởi sắc, quốc phòng an ninh được giữ vững, lĩnh vực ăn
hóa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, thiết chế văn hóa xã hội được quan tâm
đầu tư.
2.1.2. Truyền thống văn hóa của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Mường La là vùng đất cổ, có con người cư trú từ lâu đời. Các nhà khảo
cổ học đã tìm được nhiều công cụ bằng đá tại hang Co Noong (thị trấn Ít
Ong), hang Hua Bó (xã Mường Bú). Các hiện vật thuộc hậu kỳ đá cũ, có niên
đại trên 1 vạn năm, mang đặc trưng nền văn hóa Sơn Vy. Từ đó khẳng định
thời tiền sử, vùng đất Mường La có những thị tộc, bộ lạc sống trong hang
động và lưu vực sông Đà. Công cụ sản xuất ghè đẽo bằng đá thô sơ, hoạt
động kinh tế chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Qua quá trình lao động, trình độ
sản xuất ngày càng được nâng cao, cư dân Mường La giỏi nương rẫy, chăn
nuôi, luyện kim, làm đồ gốm. Các hiện vật trống đồng bản Pặt (xã Mường
Chùm), bát gốm cổ xã Mường Bú đã chứng minh cho điều đó.
Nhân dân các dân tộc Mường La thật thà, chất phác, phóng khoáng,
rộng lượng và rất mến khách. Đồng bào có tinh thần đoàn kết và tính cộng

đồng cao: “Tuy khác bản nhưng chung mường, ở khác phương nhưng chung
vùng, ở mỗi người một khe suối nhưng chung một vận mệnh” (ca dao Thái).
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ bản mường, nhân dân các dân tộc Mường
La hun đúc lên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái, bản lĩnh kiên cường, bất khuất, anh dũng đấu tranh
chống thiên tai, địch họa.
Với 6 dân tộc anh em là ( Thái, Kinh, La Ha, Kháng, Khơ Mú, Mông)
cùng đoàn kết chung sống bao đời, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa đậm
nét với những phong tục tập quán riêng được gìn giữ, lưu truyền và cùng hòa


15
quyện tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc. Trong các bản
mường có nhiều lễ hội truyền thống mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc
như Lễ hội xên bản, lễ hội cúng vía trâu của dân tộc Thái ở bản Ít, xã Nậm
Păm; lễ hội xên bó của dân tộc Thái bản Chón, xã Mường Bú; lễ hội mừng
xuân, lên nhà mới của dân tộc Thái, Kháng, La Ha; lễ hội Gầu tào (cầu may)
của dân tộc Mông; lễ hội Pang A của dân tộc La Ha tại bản Huổi Lót, thị trấn
Ít Ong; lễ hội “Hạn Khuống” xã Mường Trai; lễ hội “Xên Lẩu nó” (dâng hoa
măng) của dân tộc La Ha, bản Nà Tạy, xã Pi Toong; lễ hội “Mừng cơm mới”
của dân tộc Kháng tại xã Nậm Dôn và đồng bào Thái trắng xã Ngọc Chiến…
2.2. Thực trạng chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa trên
địa bàn huyện Mường La (giai đoạn 2012 đến 2017)
2.2.1. Việc triển khai phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”
Tiếp tục nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, tập trung vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới, gắn với xây dựng nông
thôn mới; xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị; xây dựng gia đình văn hóa; khối phố văn hóa; cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp văn hóa; đặc biệt chú trọng quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện tốt nội dung vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội.
Tiếp tục đổi mới hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gồm 15 thành viên, do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban. Đến nay, tại Mường La
phong trào thực sự là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện, thể hiện
qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua vận động xã hội hóa nhằm
huy động sức dân đóng góp cho nhiều công trình phúc lợi địa phương, cho


16
ngày vì người nghèo, cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.
Có thể khẳng định ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Phong trào
đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã
hội của mỗi địa phương, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
tích cực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới
của huyện và của tỉnh.
Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm sau tăng hơn năm
trước, năm 2017: 12.435, đạt 55% số bản, tiểu khu đạt danh hiệu văn hóa
năm 2017: 133/288, đạt 46%.
Công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng
trên địa bàn đăng ký cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tiếp tục
được Liên đoàn lao động huyện và các công đoàn cơ sở quan tâm. Tổng số cơ
quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa: 153/155, đạt 99%.
Kết quả của công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, hoạt động tuyên truyền
cổ động, sự khởi sắc của phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở... đã tạo
nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân dân về vai trò của văn
hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội.

Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa đã phát huy tinh
thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao ý thức tự
quản cộng đồng... tạo nên môi trường cảnh quan sạch đẹp.
Hoạt động giáo dục truyền thống được diễn ra ở các cơ sở rất phong
phú, thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân như " Học và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các chuyến du khảo đến các khu di
tích, các chuyến về nguồn của thế hệ trẻ, các câu lạc bộ truyền thống...Nhiều
địa phương đã có những mô hình hoạt động xã hội từ thiện hoạt động có hiệu
quả như: các lớp xóa mù chữ, lớp học tình thương, các cuộc vận động cho


17
những vùng gặp bão lũ, thiên tai...Nhiều câu lạc bộ hoạt động một cách thiết
thực, phong phú.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phong trào “ Toàn dân đôàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” ở huyện Mường La còn bộc lộ một số hạn chế như: Phong
trào văn nghệ quần chúng ở các thôn, bản và các khối tuy đã phát triển mạnh
song chất lượng chưa cao. Ở khối cơ quan, đơn vị phong trào văn nghệ còn ở
dạng tiềm năng chưa phát huy được. Đa phần các hoạt động văn hóa chưa
hình thành nền nếp, thường xuyên, liên tục, chưa thực sự trở thành những
hoạt động tự giác, thường trực với tư cách là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tinh
thần chính đáng của nhân dân.
2.2.2. Công tác xây dựng môi trường văn hóa
Cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở tích cực chỉ đạo việc xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh gắn với phát triển kinh tế xã hội trong đó chú trọng
sự phù hợp với bối cảnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, xây dựng đồng bộ
môi trường văn hoá, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng, môi
trường văn hoá chính trị.
Chú trọng giá trị văn hoá tín ngưỡng tôn giáo trong xây dựng môi
trường văn hóa; gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường

sinh thái; xây dựng đời sống văn hoá, đặc biệt vấn đề quy chế dân chủ, lối
sống, nếp sống, hệ thống thiết chế văn hóa và tính tự quản của người dân
trong các hoạt động.
Thường niên, huyện chỉ đạo tổ chức các Lễ hội truyền thống đảm bảo
an toàn, thiết thực, tiết kiệm. Tại các Lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống,
các trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian từng bước được khôi phục. Nhân
dân trong Huyện được đáp ứng thõa mãn nhu cầu tâm linh, giao lưu, tham
quan nâng cao nhận thức thẩm mỹ và phát huy khả năng sáng tạo của mình. Ở
các lễ hội được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, dòng họ và nhân dân


18
trân trọng quan tâm tổ chức nhằm khơi dậy lòng tin, niềm tự hào về truyền
thống của địa phương, của các dòng họ, không ngừng nâng cao ý thức gìn
giữ, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa của quê hương mình.
2.2.3. Chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện
Đến nay trên địa bàn huyện Mường La 16/16 xã thị trấn có nhà văn
hóa; 175/288 thôn, bản, tiểu khu có nhà văn hóa đáp ứng cơ bản nhu cầu giao
lưu, hội họp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Trung tâm huyện có 1 khu vui chơi giải trí tổng hợp và 1 khu vui chơi
giải trí dưới nước cùng với đó huyện dầu tư xây dựng 03 sân cỏ nhân tạo đáp
ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu thể thao cho cán bộ, công chức và nhân dân
huyện nhà.
Phong trào thể dục thể thao trong huyện tiếp tục có bước phát triển khá
mạnh, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện, thi đấu. Phong trào phát
triển rộng khắp từ thị trấn đến các xã vùng sâu, vùng cao, tiêu biểu của phong
trào là hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao như: phong trào bóng
chuyền ở cơ sở, cầu lông cơ quan, đơn vị, tiểu khu, bóng mềm trong các cấu lạc
bộ người cao tuổi, bóng đá mini trong lứa tuổi thành, thiếu niên...
Các câu lạc bộ thường xuyên có sự giao lưu thi đấu rèn luyện sức khoẻ

cũng như thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao trong quần chúng
nhân dân. Bên cạnh việc tổ chức các môn thể thao hiện đại, các môn thể thao
dân tộc và nhiều trò chơi dân gian mang tính vận động cao cũng được khai
thác đưa vào tổ chức tập luyện và thi đấu.
Hệ thống thông tin truyền thông phát triển rộng khắp, 100% xã, thị trấn
có loa truyền thanh, công tác thong tin tuyên truyền cổ động trực quan được
quan tâm đúng mức, xây dựng cụm tuyên truyền cổ động, dàn đèn chiếu
sáng ..phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.


19
Đối với cấp huyện, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa
thông tin, thể dục thể thao được xây dựng đạt quy chuẩn, đảm bảo phục vụ tốt
các hoạt động quy mô cấp huyện.
Đối với cấp xã, 100% xã, thị trấn có công sở làm việc của cơ quan
Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ bản đầy đủ phòng làm việc cho lãnh đạo địa
phương và các ban ngành đoàn thể. Có hội trường lớn với đầy đủ sân khấu,
trang thiết bị phông màn và đầy đủ lễ nghi khánh tiết.
Trong khu vực làm việc có đủ sân chơi thể dục thể thao và sân khấu
ngoài trời phục vụ cho lễ hội và hoạt động văn hóa văn nghệ.
Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa
chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy mà chưa có sự đầu
tư đúng mức, có hiệu quả cho việc xây dựng và vận hành các thiết chế văn hoá
cơ sở một cách đồng bộ. Cơ sở vật chất hoạt động còn thiếu, sân vận động đa
chức năng chưa được nâng cấp, chưa có khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
2.2.4. Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện có 05 công chức, Trung tâm Văn
hóa, Thông tin - Thể thao huyện hiện có 08 cán bộ công chức, viên chức,được
đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên. Hiện nay có trên
50% cán bộ chuyên môn phụ trách văn hoá - xã hội cấp xã,thị trấn được đào

tạo đại học, còn lại có trình độ Trung cấp (trong đó chỉ có 03 trình độ đại học
chuyên ngành Quản lý văn hóa). Hàng năm được tham gia tập huấn nghiệp vụ
tại huyện và tỉnh
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa của huyện Mường La đa số có
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác; thường xuyên được học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ chuyên môn
nghiệp vụ về văn hóa cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình
nhình mới. Tuy nhiên, công tác quản lý văn hoá chưa ngang tầm với vai trò,


20
vị trí của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Cán bộ làm công tác văn
hóa còn nhiều yếu kém, bất cập. Tổ chức bộ máy cán bộ văn hóa từ huyện
xuống cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực trình độ chuyên môn...
chưa đáp ứng được đòi hỏi của đời sống xã hội. Hơn nữa, cán bộ, công chức
làm công tác văn hóa chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ để thường xuyên nắm bắt thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao. Các chính sách chế độ tiền lương đối với cán bộ văn hóa còn thấp, chế độ
phụ cấp cho cộng tác viên ở cơ sở so với cơ chế thị trường càng quá thấp. Vì
vậy, chưa khuyến khích cán bộ yên tâm công tác lâu dài.
2.2.5. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa
Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
với các chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, các nhân tham gia
đầu tư cho hoạt động văn hóa. Năm 2016,2017 huyện xây dựng được 01 nhà
văn hóa cấp xã và 02 nhà văn hóa bản từ kinh phí xã hội hóa ( doanh nghiệp
đầu tư kinh phí, nhân dân đóng góp ngày công lao động theo phương châm “
Nhà nước và nhân dân cùng làm”).
Song nhìn về tổng thể, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại
huyện Mường La còn nhiều bất cập, mới chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính
sách thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa.

- Lĩnh vực văn hóa xã hội hoạt động vẫn đang thiên về bề nổi, còn nặng
tính phong trào, chạy theo thành tích.
- Nhiều hoạt động văn hóa còn hoàn toàn do tính tự giác, tự phát của
nhân dân mà chưa thấy rõ sự can thiệp, định hướng của nhà nước. Chính vì
vậy, đã có những biến tướng theo chiều hướng tiêu cực hoặc bị lợi dụng.
- Chưa khai thác và phát huy một cách có hiệu quả những tinh hoa, bản
sắc của dân tộc ở địa phương.


×