Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.4 KB, 24 trang )

BÀI 3

DƯỢC LỰC HỌC
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Biết được receptor và vai trò của receptor trong tác dụng của thuốc.
2. Phân biệt được chất chủ vận và chất đối kháng.
3. Trình bày được các cách tác động của dược phẩm lên cơ thể sống.
4. Hiểu được các cơ chế tác dụng chung của thuốc.
Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống, gồm có
tương tác với receptor, liên quan giữa liều dùng và đáp ứng, cơ chế của tác
dụng trị liệu và độc tính. Phân tích càng đầy đủ được các tác dụng thì càng
cung cấp được đầy đủ cơ sở cho việc dùng thuốc hợp lý trong trong điều trị.
Mỗi thuốc, tùy theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm hay đặc hiệu trên một mô,
một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, và được sử dụng để điều trị bệnh,
được gọi là tác dụng chính. Ngoài ra mỗi thuốc còn có thể có nhiều tác dụng
khác, không được dùng trong điều trị, trái lại còn gây khó chịu cho người
dùng thuốc (buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu,…) được gọi là tác dụng
phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng ngọai ý. Tất cả tác dụng đó là
đối tượng nghiên cứu của dược lực học.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM
Màng tế bào có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học nói
chung và liên quan nhiều đến tác dụng của thuốc. Sự tác dụng của thuốc vào
cơ thể trước tiên phải thông qua màng. Đó là sự chuyển hóa thuốc vào cơ thể
qua màng tế bào để tạo được tác dụng của thuốc.
Nhiều thuốc ảnh hưởng trực tiếp vào tế bào thông qua sự khuếch tán,
hòa tan thuốc qua màng tế bào, rồi ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình
chuyển hóa của tế bào. Đối với các loại thuốc liên quan đến các quá trình
chuyển hóa của cơ thể, thông thường thuốc phải tác động với chất nhận, hệ
thống receptor, rồi từ đó đưa đến tác dụng do thuốc tạo ra.



77


Như vậy, để có tác động, thuốc phải gắn chuyên biệt vào thành phần
nào đó của tế bào, đó là receptor.
1. Khái niệm về receptor (hay thụ thể)
1.1. Định nghĩa
Receptor (hay thụ thể, nơi tiếp thu) là những protein có phân tử lượng
lớn, tồn tại với một lượng giới hạn trong một số tế bào đích, có khả năng nhận
biết và gắn đặc hiệu với một số phân tử khác (ligand) ở ngoài tế bào đích để
gây ra tác dụng sinh học đặc hiệu.
K1
D + R  DR  R’ + D  tác dụng sinh học
K2
D: thuốc
R: receptor
R’: receptor hoạt hóa
K1, K2: Hằng số phối hợp và phân ly.
Receptor có khả năng truyền đạt thông tin hóa học từ một tế bào khác
thông qua vai trò của ligand.
Ligand là phân tử “thông tin” tự nhiên hay nội sinh (hormon, chất dẫn
truyền thần kinh, autacoid) hoặc tác nhân ngoại sinh (chất hữu cơ có phân tử
nhỏ, thuốc và ngay cả một vài ion).
1.2. Trạng thái cấu trúc phân tử của receptor
Thành phần của receptor thường là protein, có 2 loại receptor:
- Receptor cố định trên màng tế bào: Là loại receptor khi họat động
vẫn không rời màng. Các receptor loại này thường gồm nhiều tiểu đơn vị
trong đó một số là những protein khu trú xuyên suốt cả trong và ngoài màng
tế bào. Ligand được gắn với receptor đặc hiệu của nó ở phía mặt ngoài màng

tế bào, sẽ khởi động một loạt phản ứng của tế bào nhưng receptor vẫn không
rời vị trí khỏi màng tế bào.
- Receptor có khả năng di chuyển trong tế bào
+ Một số receptor khi gắn với ligand thì rời khỏi màng đi vào bên
trong bào tương. Hiện tượng này gọi là sự xâm nhập, một cách truyền đạt
thông tin vào trong và cũng là cách để giảm bớt số lượng receptor được hoạt
hóa để hoạt động.
+ Một số receptor khác như hòa tan trong bào tương. Như receptor
của steroid và tuyến giáp nằm trong bào tương sẽ di chuyển vào trong nhân để

78


gắn với một đoạn đặc hiệu của ADN, tạo nên sự hoạt hóa cho sự sao chép một
gen nào đó.
Hiện nay, đã phát hiện trên 20 loại receptor hội đủ 4 điều kiện sau:
 Có tính chọn lọc cao đối với chất chủ vận.
 Có tính chọn lọc cao đối với chất đối vận.
 Có tính nhạy cảm cao đối với hiệu ứng sinh học.
 Không phải là cơ chất của men, hoặc chất cạnh tranh với men.
1.3. Đặc tính của các receptor
Receptor có 2 chức phận:
1) Nhận biết các phân tử thông tin (ligand) bằng sự gắn đặc hiệu các
phân tử này vào receptor theo các liên kết hóa học. Các loại liên kết này có
thể là:
- Liên kết thuận nghịch: Bao gồm liên kết ion, liên kết hydro, liên kết
van-der-waals. Các lực liên kết này đều mang tính thuận nghịch.
+ Liên kết ion: Các chất hóa học mang điện tích sẽ gắn vào vùng
mang điện tích trái dấu của receptor, với lực liên kết khoảng 5-10kcal/mol. Ví
dụ: nhóm amoni bậc 4 của acetylcholin có điện tích dương.

+ Liên kết hydro: Do sự phân bố không đồng đều electron trong
phân tử nên có mối liên kết giữa nguyên tử hydro với các nguyên tử có điện
tích âm cao như oxy, nitơ và fluor, lực liên kết khoảng 2-5 kcal/ mol.
+ Liên kết Van-der-Waals: Là lực liên kết giữa các electron với
các nhân của các phân tử kế bên, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân
tử. Lực này tương đối yếu, khoảng 0,5kcal/mol. Ví dụ: các thuốc có vòng
benzen, có mật độ electron phân bố đồng đều thường có mối liên kết này.
- Liên kết không thuận nghịch:
+ Liên kết cộng hóa trị: Là lực liên kết giữa các nguyên tử bằng
những cặp điện tử chung. Lực liên kết lớn, 50-150kcal/ mol, nên là liên kết
không thuận nghịch ở nhiệt độ cơ thể, không có chất xúc tác và ít gặp. Ví dụ:
liên kết giữa chất alkyl hóa với tế bào ung thư, thuốc ức chế IMAO, thuốc trừ
sâu phospho hữu cơ với cholinesterase.
Một phân tử thuốc có thể gắn vào receptor bằng nhiều kiểu liên kết
khác nhau. Ví dụ: Acetylcholin gắn vào receptor M-cholinergic theo các
đường nối hóa học như sau:
 Hai O của chức ester tạo liên kết hydro với receptor.

79


 Nhóm CH2-CH2 gắn với Receptor bằng liên kết phân tử (lực Vander-Waals).
 Hai gốc CH3 của amin bậc 4 gắn vào các khoang của vị trí anion
cũng bằng lực Van-der-Waals.
 Liên kết ion giữa N mang điện tích (+) của Acetylcholin với vị trí
anion của Receptor.
CH3

CH3
H


O

CH2

C

CH2

N +
CH3

O
H

CH3

Hình 3.1. Phức hợp Acetylcholin-Receptor M

Với cấu trúc là protein, các receptor có thể nhận biết đặc hiệu một phân
tử gắn vào có cấu trúc 3 chiều. Vì vậy, tác dụng dược lý của những thuốc cần
sự kết dính với receptor thường chịu ảnh hưởng của dạng đồng phân. Sự khác
nhau về lập thể trong cấu trúc 3 chiều của các dạng đồng phân của một phân
tử thuốc chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong tác dụng sinh học.
Ví dụ:
- Dạng đồng phân trans của Triprolidin mạnh hơn dạng cis của nó 1000
lần đối với receptor H1 của histamin.
- Thalidomide là một điển hình về tác dụng của các dạng đồng phân đối
hình quang học.
2) Chuyển tác dụng tương hỗ giữa Ligand – Receptor thành một tín

hiệu để gây ra được một thay đổi trong chuyển hóa tế bào. Các receptor được
chia làm 2 loại với 2 cơ chế hoạt động hòan toàn khác nhau.
- Các receptor nằm ở nhân tế bào: Các receptor này được hoạt hóa bời
các ligand và đến gắn trên các vị trí đặc hiệu của ADN nằm trong các vùng
đều hòa gen, gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu (Ví dụ Rc của hormon
steroid, Vitamin D3,…)

80


- Các recepter nằm ở màng tế bào: Vì ở xa nhân nên không tham gia
trực tiếp vào sự biểu hiện của gen như trên. Khi các ligand tác động lên
receptor sẽ làm họat hóa các phân tử trung gian (được gọi là chất truyền tin
thứ 2) như AMPc , GMPc , IP,… Những chất này sẽ gây ra một loạt phản ứng
trong tế bào, dẫn tới một thay đổi trong chuyển hóa tế bào, cùng với, hoặc
không có sự thay đổi về biểu hiện gen.
Nhưng có khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác động, nơi
thuốc gắn được gọi là nơi tiếp nhận (aceptor).
1.4. Vai trò của các receptor
- Chịu trách nhiệm về tính chọn lọc trong sự tác động của dược phẩm.
- Là yếu tố quyết định về lượng mối liên hệ giữa liều dùng hay nồng độ
dược phẩm với hiệu ứng dược lực sinh ra.
- Làm trung gian cho hoạt động của những chất đối vận dược lý.
2. Các cơ chế tác dụng của dược phẩm
2.1. Tác dụng của thuốc thông qua receptor
2.1.1. Receptor và đáp ứng sinh học của thuốc
2.1.1.1. Tư cách tác động của thuốc trên receptor
Tại receptor, thuốc có thể tác động với các tư cách:
 Chất chủ vận (Agonist): là những chất vừa có ái lực với receptor
tạo phức hợp [DR], vừa gây ra hoạt tính bản thể.

 Chất chủ vận từng phần (partial agonist): là chất có ái lực với
receptor tạo phức hợp [DR] gây ra hoạt tính bản thể nhưng không đạt mức tối
đa như chất chủ vận và nếu có tăng nồng độ chất này lên thì tác dụng cũng
không tăng hơn nữa ngay cả khi đã bảo hòa receptor.Tùy trường hợp, chất chủ
vận từng phần vừa có tính chất của chất đối kháng, vừa có tính chất của chất
chủ vận.
 Chất đối vận hay chất đối kháng (Antagonist): là những chất
gắn trên receptor nhưng không hoạt hóa receptor và ngăn chặn chất chủ vận
tạo ra hiệu ứng.
2.1.1.2. Đáp ứng sinh học trong tương tác giữa thuốc và receptor
Có thể gặp các đáp ứng sinh học sau trong tương tác giữa thuốc và
receptor.
 Đối kháng dược lý

81


Chất đối kháng gắn cùng với receptor chất chủ vận nhưng không hoạt
hóa receptor đó. Chất nào có ái lực mạnh hơn với thụ thể sẽ phát huy được tác
dụng. Đối kháng dược lý còn được chia thành:
- Đối kháng cạnh tranh (competitive antagonist) hay đối kháng
thuận nghịch: Khi chất đối kháng gắn cùng một nơi với chất chủ vận theo
cách thuận nghịch hay ít nhất ngăn không cho chất chủ vận gắn vào receptor.
Khi đó sự đối kháng phụ thuộc vào nồng độ của chất chủ vận và chất đối
kháng, khi tăng nồng độ chất chủ vận lên sẽ gây lại hoạt năng của chất này.
Ví dụ: Atropin là chất đối kháng cạnh tranh của acetylcholin; Propranolol là
chất đối kháng cạnh tranh của isoproterenol; sự đối kháng giữa morphin và
naloxon.
- Đối kháng không thuận nghịch (irreversible antagonist): Khi
chất đối kháng gắn cùng một nơi với chất chủ vận theo cách không thuận

nghịch cho tác động dược lý ngược lại chất chủ vận. Dù tăng liều của chất chủ
vận cũng không gây lại hoạt tính của chất chủ vận. Ví dụ: Phenoxybenzamin
là chất đối kháng không thuận nghịch của epinephrin.
- Đối kháng không cạnh tranh (noncompetitive antagonist
hoặc uncompetitive antagonist): Chất đối kháng làm giảm tác dụng của chất
chủ vận khi nó tương tác ngoài vị trí gắn của chất chủ vận với receptor. Ví dụ
Papaverin làm giảm co thắt cơ trơn là chất đối kháng không cạnh tranh với
acetylcholin; các dược phẩm gây tê tác động bằng cách chẹn trên kênh Na +
điện thế của màng tế bào.
 Đối kháng sinh lý
Chất đối kháng gắn trên receptor khác với receptor của chất chủ vận
gắn kết lên và gây tác động ngược lại với tác động của chất chủ vận. Sự đối
kháng sinh lý thường gặp trong sử dụng thuốc đặc biệt để điều trị ngộ độc
thuốc. Ví dụ Epinephrin gây giãn phế quản (thông qua receptor -adrenergic)
là chất đối kháng sinh lý của histamin là chất gây co thắt phế quản (thông qua
Rc H1).
 Đối kháng hóa học
Chất đối kháng gắn trực tiếp lên chất bị đối kháng và ngăn chất này tiến
tới mục tiêu tác động. Ví dụ Dimercaprol là chất đối kháng hóa học của chì và
các kim lọai nặng khác do gắn trực tiếp với các kim lọai này, nên ngăn các
kim loại nặng gắn vào mục tiêu tác động là các enzym để gây độc trong cơ

82


thể. Pralidoxim gắn rất mạnh với gốc phospho của thuốc trừ sâu phospho hữu
cơ ức chế nhóm cholinesterase.
2.1.1.3. Phương cách tác động của dược phẩm trên receptor

Một dược phẩm tác động lên một receptor duy nhất

[ dược phẩm ]
[ receptor ]
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Loại receptor này chỉ có ở một loại mô duy nhất. Ví dụ: các Glycosid
tim chỉ có receptor trên cơ tim.
- Loại receptor chỉ có ở một loại mô, nhưng mô này lại hiện diện ở
nhiều nơi. Ví dụ: Acetylcholin chỉ có receptor trên cơ trơn, nhưng cơ trơn lại
có ở mạch máu, mật, khí quản,… nên gây hiệu ứng ở nhiều nơi.

Một dược phẩm tác động lên nhiều receptor
[receptor]1
[ dược phẩm ]

[receptor]2
[receptor]3

Có thể gặp các trường hợp sau:
- Các receptor này có thể nằm trên cùng một loại mô.Ví dụ: Adrenalin
có 2 receptor  và  cùng nằm trên mạch máu, nhưng cho tác dụng ngược
nhau.
- Các receptor này có thể nằm trên nhiều mô khác nhau. Ví dụ:
Histamin có receptor H1 trên cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt mạnh;
receptor H2 trên tế bào thành dạ dày làm tăng tiết acid dạ dày.

Nhiều dược phẩm tác động lên một receptor duy nhất
[dược phẩm 1]
[ receptor ]
[dược phẩm 2]
Sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh gắn kết trên receptor và kết quả phụ
thuộc vào dược phẩm nào có nồng độ cao hơn và ái lực tốt hơn với receptor.

2.1.2. Tương tác giữa thuốc và receptor ở mức độ phân tử
Tương tác giữa thuốc và receptor xảy ra qua 2 giai đoạn :
- Giai đoạn đầu: Là tương tác vật lý, sự tương tác này có thể thuận
nghịch hoặc không thuận nghịch.

83


- Giai đoạn sau: Là giai đoạn tương tác về hóa học và phát sinh đáp ứng
về hiệu ứng dược lý.
K1
[ dược phẩm ] + [ receptor ]
[D]
[R]

Phức hợp [ dược phẩm-receptor ]
[DR]
K2

K1 và K2: là hằng số phối hợp và phân ly
Hoạt tính sinh học của thuốc phụ thuộc vào ái lực của thuốc và receptor
cùng với hoạt tính bản thể .
 Ái lực của dược phẩm trên receptor được biểu thị bằng hằng số
phân ly KD. Hằng số này được tính bằng công thức
KD 

[ D][ R]
[ DR]

Như vậy, KD càng nhỏ thì nồng độ phức hợp [dược phẩm-receptor] càng lớn,

tức là thuốc sẽ gắn kết nhiều vào receptor.
 Hoạt tính bản thể  là khả năng phát sinh tác động của phức hợp
[dược phẩm-receptor]. Theo Ariens, năm 1984, nhận thấy những chất chủ vận
từng phần dù có dùng liều cao cách mấy thì hiệu ứng tối đa (Em) của nó cũng
không sao bằng được hiệu ứng tối đa (Emax) của những chất chủ vận toàn
phần; và đã phát hiện ra rằng là do nội lực của chất đó không đủ sức kích hoạt
thụ thể. Ariens đã đưa ra khái niệm "Hoạt tính bản thể hay hoạt tính nội
tại" (intrinsic activity), ký hiệu là  .
 = Em/ Emax
Theo Ariens và Stephenson, thuốc có hoạt tính bản thể:
  = 1: là chất chủ vận
  < 1: là chất chủ vận từng phần.
  = 0: là chất đối kháng.
2.1.3. Các loại receptor sinh lý và cơ chế tác động dựa trên receptor
2.1.3.1. Receptor nhân tế bào hay receptor nội bào
Là loại receptor có khả năng di chuyển bên trong tế bào. trung gian của
sự điều hòa sao chép ADN.

84


- Về cấu trúc: Các Receptor nhân tế bào có cấu trúc thành từng vùng
chức phận. Đây là các receptor sinh lý đặc trưng cho hormon steroid và
hormon tuyến giáp, đó là:
+ Các receptor steroid: như receptor glucocorticoid, aldosteron,
progesteron, androgen, estrogen.
+ Các receptor nhân tế bào khác: như receptor thyroid, β-thyroid,
acid retinoic, vitamin D3.
- Cơ chế tác động:
Khi gắn với ligand, receptor sẽ rời màng đi vào bên trong bào tương.

Sau đó phức hợp [ligand-receptor được hoạt hóa] sẽ di chuyển vào trong nhân
để gắn lên một đoạn gen đặc hiệu của ADN, khởi đầu sao mã, dẫn tới tổng
hợp một protein nào đó. Điều này được giải thích là do receptor steroid trong
bào tương ở dạng không hoạt tính do kết hợp với một protein (protein che
phủ). Protein này gắn vào receptor làm cho nó không có khả năng nhận dạng
vị trí gắn vào ADN. Khi ligand gắn vào receptor, protein che phủ bị tách ra và
receptor được hoạt hóa, có khả năng di chuyển vào nhân, gắn vào vị trí tác
động tại ADN.
2.1.3.2. Receptor màng tế bào
Là loại receptor cố định trên màng tế bào, khi hoạt động vẫn không rời
màng. Vai trò của các receptor này là:
+ Nhận dạng ligand ở màng tế bào.
+ Tạo ra tín hiệu vào trong tế bào qua một phân tử hóa học trung
gian khác.
- Về cấu trúc: Các receptor loại này thường gồm nhiều tiểu đơn vị,
trong đó một số là những protein khu trú xuyên suốt cả trong và ngoài màng
tế bào. Ligand được gắn vào receptor ở phía mặt ngoài màng tế bào. Gồm có:
+ Các Receptor gắn với một kênh ion.
+ Các Receptor có vùng xuyên màng.
- Cơ chế tác dụng: Khi các ligand tác động lên receptor sẽ làm hoạt
hóa các phân tử trung gian (chất truyền tin thứ 2: AMPc, GMPc, canxi, DAG,
IP3, ...). Những chất này sẽ gây ra một loạt phản ứng trong tế bào, dẫn tới thay
đổi trong chuyển hóa tế bào.
2.1.3.2.1. Receptor gắn với kênh ion

85


Receptor gắn với kênh ion, còn gọi là receptor kênh (channel receptor),
là những receptor có liên quan đến một kênh dẫn truyền ion qua màng tế bào;

được cấu tạo từ những tiểu đơn vị protein. Các tiểu đơn vị này tập hợp với
nhau để có chức năng như là một kênh vận chuyển ion, như:
- Receptor của acetylcholin, glutamat và serotonin là receptor gắn kết
với kênh ion vận chuyển cation, nó cho thấm qua cả Na+, K+.
- Receptor của GABA và Glycin gắn với kênh vận chuyển anion,
thường là ion Cl-.
Tại synap thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh (ligand) được phóng
thích từ tiền hạch và kết kợp với receptor ở hậu hạch, tác dụng tương hỗ giữa
ligand – Receptor được chuyển thành tín hiệu điện. Nghĩa là thay đổi điện thế
màng dẫn đến mở kênh ion. Nếu đó là kênh cation thì sẽ gây sự khử cực và
kích thích màng hậu synap; trong trường hợp là kênh anion thì phân cực và ức
chế. Vì thế làm thay đổi điện thế màng, dẫn đến những biến đổi sinh học.
Như vậy, receptor gắn kết với kênh ion là đặc trưng của sự đáp ứng
nhanh trong hệ thống thần kinh. Ví dụ: GABA, là chất dẫn truyền thần kinh
ức chế, gắn vào receptor của nó gây mở kênh Cl-, sinh điện thế hậu sinap ức
chế, làm giảm hoạt động của hệ TKTW. Các Barbiturat và Benzodiazepin
thông qua receptor này làm tăng cường tác động của GABA, nên có tác dụng
an thần-gây ngủ.
2.1.3.2.2. Các receptor có vùng xuyên màng
 Receptor kết dính protein kinase (PKR)
PKR là loại receptor màng tế bào mà bản thân có chứa enzym thực hiện
quá trình phosphoryl hoặc liên kết với một kinase khác. Phần lớn receptor loại
này liên quan nhiều đến quá trình miễn dịch chuyển hóa. Theo cấu trúc, có thể
chia PKR làm hai loại lớn:
1) PKR chứa protein kinase nội phân tử (Receptor nằm trên enzym
xuyên màng)
- Là receptor mà trong phân tử của nó chứa acid amin loại tyrosin, serin
hay threonin có khả năng phosphoryl hóa (protein kinase), rồi từ đó thực hiện
dây truyền phosphoryl hóa cho nhiều loại protein khác để tạo ra tác dụng sinh
học nhờ do protein kinase nằm trong thành phần của phức hợp receptor.

- Vị trí receptor để gắn thuốc quay ra ngoài, vị trí thành phần tác động
(effector) có hoạt tính enzym (thường là tyrosin kinase, serin kinase) quay vào

86


mặt trong, nghĩa là phía bào tương. Thuốc gắn vào receptor ở mặt ngoài của
enzym, hoạt hóa enzym ở mặt trong làm thay đổi hoạt tính nội bào.
- Gồm có:
+ Receptor chứa tyrosin kinase có khả năng tác động tăng sinh tế
bào. Loại này gồm các receptor chịu tác động của ligand các loại như insulin,
neurotropin, yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng giống
insulin (IGF), ...
+ Receptor chứa serin kinase và threonin kinase nội phân tử, có
tác dụng chủ yếu đối với quá trình chuyển hóa. Loại này là receptor chịu tác
động của yếu tố tăng trưởng biến hình (TGF).
2) PKR liên hợp với protein kinase (Receptor trên phân tử xuyên
màng, phân tử này gắn với tyrosin kinase nội bào):
Các receptor nhóm này không có đặc tính enzym tyrosin kinase nhưng
hoạt động qua trung gian của enzym này ở bào tương. Tyrosin kinase không
thuộc vào phân tử xuyên màng chứa receptor mà riêng biệt ở bào tương, gồm
3 loại:
+ Thuộc họ Janus kinase, còn gọi là JAK.
+ Srl tập trung phía trong màng bào tương.
+ FaK (focal adhesion kinase).
Khi thuốc hoạt hóa receptor, phân tử tyrosin kinase (JAK) được hoạt
hóa gây ra sự phosphoryl hóa phân tử STAT. STAT sẽ di chuyển vào nhân để
điều hòa sự phiên mã.
Thường đây là những receptor cytokin, các ligand của nhóm này là:
erthropoietin, thrombopoietin, IL-3, yếu tố hoại tử khối u (TNF-α),...

 Receptor kết dính protein-G (GPR)
- Cấu trúc: GPR là một hệ thống receptor nối kết protein G với
receptor. Hệ thống này phức tạp bao gồm một họ G protein, là các protein gắn
trên GTP (Guanosin triphosphat), gồm nhiều tiểu đơn vị như , , . Hiện nay
đã biết nhiều loại receptor nhóm này như receptor serotonin, receptor - và
- adrenergic, receptor morphinic.
- Vai trò protein G: Có vai trò quan trọng đối với phức hợp receptor
như: tham gia vào thành phần nhiều loại receptor và tạo nên tác dụng sinh
học; làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin của ligand; tham gia điều hòa hoạt

87


động của receptor; tham gia điều hòa IP3. Thông thường tiểu đơn vị α giữ vai
trò kích thích là loại protein Gs, và kìm hảm là loại protein Gi. Còn tiểu đơn
vị β và γ thường đóng vai trò điều hoạt động của sự kích thích hay kìm hãm.
Bảng 3.1. Tác động của ligand đối với các nhóm chứa protein G
Protein G
Protein Gs

Dấu hiệu tác động

Ligand liên kết

Hoạt hóa adenyl cyclase làm Glucagon, Thyrotropin,
tăng AMP vòng
prostanoid

Protein Gi, Go Ức chế adenyl cyclase gây đóng Somatostatin,
kênh Ca+, mở kênh K+ làm neuropeptid γ

giảm AMP vòng, GMP vòng
Protein Gq

Phosphatidylinositol

Thromboxan, bombesin,
endothelin, angiotensin,
bradykinin

- Cơ chế hoạt động của GPR: Các ligand gắn lên receptor ở mặt ngoài
màng tế bào sẽ làm hoạt hóa chúng. Các receptor được hoạt hóa sẽ hoạt hóa
protein G nằm trên màng tế bào, làm thay đổi hoạt tính enzym của effector
(thành phần tác động, thường là những enzym như adenylyl cyclase,
phospholipase C và A2 hoặc kênh ion). Điều này dẫn đến thay đổi nồng độ
chất truyền tin thứ 2 nội bào như: AMPc, GMPc, calci và phosphoinositid.
Những chất này sẽ gây ra một loạt phản ứng trong tế bào, dẫn tới thay đổi
trong chuyển hóa tế bào. Cơ chế được mô tả chi tiết như sau:
 Ở trạng thái không hoạt động, 3 tiểu đơn vị của protein G vẫn
gắn vào nhau và vào receptor, trong đó, tiểu đơn vị  ở dạng không hoạt
động.
R


AC


Protein G
GDP

88



 Khi ligand gắn vào receptor màng, làm thay đổi cấu tạo của

receptor, nghĩa là receptor được hoạt hóa sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi
+ GDP chuyển thành GTP.
+ Tiểu đơn vị  được hoạt hóa, tách khỏi phức hợp , .
+ Phức hợp receptor-tiểu đơn vị  di chuyển gần đến adenyl
cyclase (AC)
Ligand

R


AC


GDP
GTP
 AC được hoạt hóa, chuyển ATP thành AMPc. AMPc đóng vai
trò chất truyền tin thứ hai, truyền thông tin cho bộ phận thực hiện (enzym,
kênh ion).
R


AC

ATP




AMPc

GTP

(Enzym, kênh ion, …)

GDP
-P

- Các loại effector do G protein kiểm soát: Được hoạt hóa hoặc ức chế
bởi các chất gắn vào receptor (ligand):
+ Adenylat cyclase (ADC): Xúc tác thành lập chất truyền tin nội
bào AMP vòng.
+ Phospholipase C (PLC): Là enzym màng xúc tác chuyên biệt
phản ứng thủy giải phosphatidylinositol-4,5 biphosphat (PIP2) thành hai chất

89


truyền tin thứ 2 là diacylglycerid (DAG) và inositol 1,4,5 triphosphat (IP3
hay InSP3).
+ Phospholipase A2: enzym thành lập acid arachidonic và
ecosanoid.
+ Guanylat cyclase: Khi receptor được hoạt hóa sẽ kích thích
guanylyl cyclase tạo GMP vòng.
+ Kênh ion (kênh K+ và Ca2+): protein G hoạt hóa trực tiếp kênh
ion gây phóng thích chất dẫn truyền, co cơ.
2.1.4. Hệ thống thông tin tế bào: các chất thông tin thứ nhất và thứ 2
2.1.4.1. Những chất thông tin thứ nhất

Ligand chỉ tác động lên tế bào đích, là tế bào có receptor của ligand
nằm trên màng. Các ligand có cấu trúc phân tử đa dạng xuất phát từ acid
amin, chất hữu cơ, peptid, hormon, chất dẫn truyền thần kinh, sản phẩm
chuyển hóa, hay các ion,... được coi là những thông tin thứ nhất hay thông tin
ngoài tế bào.
Các chất thông tin thứ nhất này có nguồn gốc nội sinh (như hormon,
chất dẫn truyền thần kinh,...) và cũng có thể có nguồn gốc ngoại sinh (như
alkaloid, thuốc) từ ngoài đưa vào. Nó không vào trong tế bào mà kết hợp với
receptor màng tế bào (trừ hormon steroid, hormon tuyến giáp thì kết hợp với
receptor nội bào) tạo ra những tín hiệu hóa học khác nhau ở trong tế bào.
Những tín hiệu này được gọi là thông tin thứ hai hay thông tin nội bào do nó
hoạt động bên trong tế bào.
Các chất thông tin thứ nhất sẽ hoạt hóa một số hệ thống enzym chức
phận (effector) của tế bào, thông qua thông tin thứ hai dẫn đến kết quả tác
động sinh học. Trong nhiều trường hợp, thông tin sẽ được khuếch đại lên
nhiều lần sau khi ligand liên kết với receptor. Ví dụ các ligand thuộc loại
hormon của receptor β–adrenergic.
2.1.4.2. Những thông tin thứ hai
Các chất thông tin thứ nhất ngoài màng tế bào có thể dẫn đến làm tăng
nhanh dòng ion qua màng, hay gây sự tự phosphoryl hóa các acid amin loại
tyrosin, serin, threonin nằm trong đơn vị cấu tạo receptor màng tế bào, hoặc
có thể sản sinh ra các tín hiệu hóa học khác nhau ở trong tế bào. Những tín
hiệu này, được gọi là thông tin thứ hai hay thông tin nội bào, hoạt hóa một số

90


hệ thống enzym chức phận (effector) của tế bào tạo ra tác dụng sinh học cuối
cùng, hay mới cho tế bào.
Vì vậy, cùng một hocmon hoặc cùng một chất dẫn truyền thần kinh lại

có thể gây ra nhiều tác dụng sinh học rất khác nhau do cấu trúc khác nhau của
các receptor (do các protein G khác nhau), do sự khác nhau của chất thông tin
thứ hai (còn gọi là “chất truyền tin thứ 2”) và của effector (adenyl cyclase,
phospholipase). Ví dụ Adrenalin có thể gắn trên receptor  hoặc  adrenergic,
hoạt hóa hoặc ức chế adenyl cyclase. Dopamin kích thích adenyl cyclase tại
receptor D1, nhưng lại ức chế nó tại receptor D2.
Một số chất truyền tin thứ hai nội bào đã biết hiện nay:
- AMP vòng:
+ Hoạt hóa nhiều protein kinase kiểm soát chức năng tế bào
bằng cách phosphoryl hóa enzym, chất mang và các protein khác.
+ Được xem là chất truyền tin thứ 2 của các phản ứng về
hormon như: huy động năng lượng, điều hòa dịch cơ thể ở thận, giữ hằng
định ion Calci, tăng nhịp tim và tăng co cơ tim, điều hòa tổng hợp steroid
sinh dục và steroid vỏ thượng thận, giãn cơ trơn.
+ Khi kích thích chấm dứt, AMP vòng thóai hóa thành 5’-AMP
(là dạng mất hoạt tính) bởi phosphodiesterase.
- GMP vòng:
+ Là chất truyền tin chuyên biệt cho một số ít tế bào ở niêm mạc
ruột và cơ trơn.
+ Cơ chế liên quan đến GMP vòng tương ứng với cơ chế qua
trung gian AMP vòng: khi receptor được hoạt hóa sẽ kích thích guanylyl
cyclase tạo GMP vòng, dẫn đến kích thích protein kinase phụ thuộc GMP
vòng để sinh các đáp ứng sinh học.
+ Tác dụng GMP vòng chấm dứt bằng thóai hóa enzym hoặc sự
khử phosphoryl chất nền kinase.
Ví dụ: Nitro oxid (NO) do tế bào nội mô mạch máu tạo ra dưới ảnh hưởng
của các chất gây giãn mạch như histamin, acetylcholin, kích thích tạo GMP
vòng nội bào. Sự tăng GMP vòng làm giãn cơ trơn mạch máu.
- DAG (Diacylglycerol): Hoạt hóa protein kinase C (PKC), kiểm soát
nhiều chức năng tế bào bằng cách phosphoryl hóa nhiều loại protein.


91


- IP3 (InSP3, inositol triphosphat): Là một chất tan trong nước và
khuếch tán vào tế bào chất , gây phóng thích Ca2+ từ bọc dự trữ. Ca2+ sẽ kết
hợp với calmodulin (CaM) điều hòa hoạt động của các enzym như protein
kinase phụ thuộc Ca2+. Sự gia tăng Ca2+ nội bào đã làm khởi phát nhiều tác
dụng sinh lý như co cơ trơn, tăng bài tiết tuyến ngoại tiết, tăng phóng thích
hormon và chất dẫn truyền, tăng co cơ tim.
- Ion canxi (Ca2+): Tác dụng như một thông tin thứ hai thật sự. Tuy
nhiên nó không tác động độc lập mà cần có mộ số yếu tố khác kết hợp. Một số
thông tin thứ nhất khi kết hợp với receptor màng tế bào sẽ có tác động qua
trung gian của thông tin thứ hai là ion canxi hay IP3 như: Gastrin,
acetylcholin, GnRH, Angiotensin, ..
2.2. Tác động của dược phẩm không qua receptor
Một số thuốc có thể có tác dụng không phải là do kết hợp vào receptor
2.2.1. Cơ chế vật lý
- Thuốc lợi tiểu loại thẩm thấu: Isosorbic, mannitol ở liều cao làm tăng
áp lực thẩm thấu trong huyết tương khi lọc qua cầu thận, không bị tái hấp thu
ở ống thận nên có tác dụng lợi niệu.
- Sucralfat.
- Các muối chứa ion khó hấp thu qua màng sinh học (như MgSO 4), khi
uống sẽ giữ nước trong lòng ruột có tác dụng tẩy; khi tiêm vào tĩnh mạch sẽ
kéo nước từ gian bào vào máu nên dùng chữa phù não.
- Than hoạt hấp phụ các hơi, các độc tố.
2.2.2. Cơ chế hóa học
- Antacid trung hòa độ acid của dạ dày.
- Một số dược phẩm tạo chelat với các kim loại nặng làm không thấm
được vào tế bào và dễ thải trừ hơn như dimercaprol, EDTA, d-penicilamin

giải độc Hg, As, Pb hoặc thải trừ Ca++ trong ngộ độc digitalis.
2.2.3. Cơ chế khác
Một số thuốc có cấu trúc tương tự những chất sinh hóa bình thường, có
thể thâm nhập vào các thành phần cấu trúc của tế bào, làm thay đổi chức phận
của tế bào. Ví dụ như thuốc chống ung thư, chống virus hay các sulfamid.
3. Tác động của dược phẩm lên cơ thể sống
3.1. Tác động trực tiếp với cơ thể

92


Các thuốc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học dịch thể tế bào
hay thành phần hóa học của màng tế bào, tế bào.
3.1.1. Tác dụng lên lớp lipid màng tế bào
Các thuốc gây mê (như halothan, enfluran, ether, chloroform,…) gắn
vào lipid màng gây cản trở tính thấm của màng với ion Na+.
3.1.2. Tác động lên enzym màng tế bào
Nhiều dược phẩm tác động bằng cách kích thích hoặc ức chế enzym
màng tế bào. Có thuốc tác dụng trực tiếp lên enzym màng tế bào, ví dụ các
loại amin dẫn truyền thần kinh kích thích trực tiếp K+Na+ATPase. Cũng cần
lưu ý có những enzym màng, như adenylcyclase, lại chỉ chịu sự kích thích của
một số ligand (như adrenalin, noradrenalin, dopamin) thông qua trung gian
receptor của chúng nằm trên màng tế bào.
3.2. Thuốc tác dụng thông qua receptor
Receptor tạo
kênh chuyển ion (ICR)
Vd: Cholinergic nicotinic rep.

Thay đổi tính thấm của
màng, nồng độ ion nội bào


Receptor kết dính
protein G (GPR)
Vd: α và β adrenoreceptor

Receptor kết dính
enzym (PKR)
Vd: Insulin receptor

Phosphoryl hóa protein
và receptor

Phosphoryl hóa protein

Receptor
Nội bào
Vd: Steroid receptor

Phosphoryl hóa protein và
thay đổi sự biểu hiện gen

THAY ĐỔI TÁC DỤNG SINH HỌC NỘI BÀO
CƠ CHẾ CỔNG

CƠ CHẾ NỘI BÀO

CƠ CHẾ ENZYM CƠ CHẾ XUYÊN MÀNG

Hình 3.2. Cơ chế tác dụng của thuốc thông qua receptor


Thuốc gây ra tác dụng đối với tế bào thông qua hệ thống receptor bằng nhiều
cách tác dụng khác nhau gây ra sự phân cực hay khử cực, thay đổi tính thấm,
tách ion, thúc đẩy quá trình phosphoryl hóa, kiểm soát sao chép ARNm dẫn
đến quá trình tổng hợp các protein sinh học quan trọng; từ những biến đổi
sinh học này dẫn đến tác dụng dược lý có ích trong quá trình điều trị
3.3. Các biểu hiện tác dụng của thuốc
3.3.1. Tác dụng chính

93


Là tác dụng mong muốn trong điều trị hay đáp ứng cho mục đích điều trị.
Ví dụ là chất kháng histamin, tác dụng giảm đau của morphin.
3.3.2. Tác dụng phụ
Là tác dụng không phục vụ cho mục đích điều trị. Các tác dụng phụ
còn là bất cứ một tác dụng không mong muốn nào của một dược phẩm, liên
quan đến tính chất dược lý, xảy ra ở liều thường dùng cho người. Ví dụ tác
dụng gây buồn ngủ, khô miệng của chlorpheniramin; tác dụng trên đường tiêu
hóa của các NSAIDs.
Các tác dụng không mong muốn có thể chỉ gây khó chịu cho người
dùng (chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ,…: tác dụng phụ), nhưng có thể gây
phản ứng độc hại (ngay với liều điều trị) như xuất huyết tiêu hóa, sốc phản
vệ,…: tác dụng độc hại).
Phản ứng có hại của thuốc: là một phản ứng có hại, không được biết trước,
xảy ra ngay ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán, chữa
bệnh hay để thay đổi một chức năng sinh lý.
3.3.3. Tác dụng tại chỗ
Thuốc sẽ biểu hiện tác dụng tại nơi tiếp xúc với cơ thể. Thông thường
trong trường hợp này tác dụng của thuốc chỉ có tính chất cục bộ, khu trú ở tại
một cơ quan hay một bộ phận nào đó tiếp xúc với thuốc. Ví dụ: các thuốc gây

tê bề mặt, các thuốc sát khuẩn dùng ngoài bôi trên vết thương, các thuốc khí
dung. Lưu ý thuốc dùng tại chổ nhưng vẫn có thể biểu hiện tác dụng trên toàn
thân.
3.3.4. Tác dụng toàn thân
Là tác dụng được phát huy sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu,
biểu hiện bằng việc tăng cường hay giảm thiểu chức năng sinh lý, sinh hóa
của các cơ quan trong cơ thể. Tác dụng toàn thân này có thể là nguyên phát
hoặc thứ phát trực tiếp hay là gián tiếp. Ví dụ:
- Cafein: trên TKTW gây kích thích võ não, trên hệ tiêu hóa gây tăng
tiết dịch, trên hệ tiết niệu gây lợi tiểu.
- D-tubocurarin: có tác dụng trực tiếp trên bản vận động thần kinh cơ
gây liệt cơ, bên cạnh đó gián tiếp gây ngừng thở do làm liệt cơ hòanh.
3.3.5. Tác dụng hồi phục

94


Sau khi tác dụng, bị chuyển hóa và thải trừ; thuốc phải trả lại chức năng
của cơ thể trở lại bình thường. Thí dụ: Thuốc gây tê, gây mê hồi phục lại chức
năng hệ thần kinh sau tác dụng.
3.3.6. Tác dụng không hồi phục
Thuốc làm mất hòan toàn chức năng của tế bào, cơ quan hay để lại các
di chứng sau khi đã được chuyển hóa và thải trừ. Ví dụ:
- Thuốc chống ung thư.
- Chloramphenicol có độc tính gây suy tủy xương.
- Tác dụng làm hỏng men răng ở trẻ em của tetracyclin.
- Tác dụng gây tổn thương ở tai không hồi phục khi dùng gentamicin
liều cao, lâu dài.
3.3.7. Tác dụng chọn lọc
Một số dược phẩm có tác dụng chọn lọc đối với một số mô, cơ quan

nhất định, và sẽ cho tác dụng sớm nhất hoặc đặc hiệu đối với cơ quan đó. Đây
là khuynh hướng chính cho việc tìm các dược phẩm mới hiện nay, nhằm hạn
chế tối đa những phản ứng phụ không mong muốn. Ví dụ:
- Digitalis có thể phân phối nhiều ở tim, gan, phổi, thận nhưng chỉ cho tác
dụng đặc hiệu và sớm trên cơ tim.
- Các NSAID ức chế chọn lọc trên COX2, nên hạn chế được các tác dụng
phụ trên hệ tiêu hóa nhiều hơn so với các NSAID cổ điển.
3.3.8. Tác dụng đặc hiệu
Là tác dụng mạnh nhất trên một nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ:
- Quinin chỉ có tác dụng đặc hiệu trên ký sinh trùng sốt rét.
- INH chỉ có tác dụng đối với trực khuẩn lao.
3.3.9. Tác dụng khi phối hợp thuốc
Trong điều trị, việc phối hợp thuốc nhằm để tăng tác dụng chính và
giảm tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, sự phối hợp nhiều thuốc cùng
một lúc hoặc trong khoảng thời gian khá gần nhau có thể gây tương tác thuốc
có lợi hoặc có hại, biểu hiện:
 Làm tăng cường tác dụng của nhau (Tác dụng hiệp đồng).
 Làm giảm tác dụng của nhau (Tác dụng đối kháng).
 Làm đảo nghịch tác dụng.
3.3.9.1. Hiệp đồng

95


Khi sự phối hợp của 2 thuốc sẽ làm tăng cường tác dụng lẫn nhau. Sự
phối hợp thuốc này đôi khi còn nhằm mục đích làm tăng hoạt tính mà không
làm tăng độc tính. Có 2 loại hiệp đồng:
- Hiệp đồng cộng hay hiệp đồng bổ sung: Không ảnh hưởng tác động
lẩn nhau, nhưng có cùng hướng tác dụng.
[A + B] = [A] + [B]

Ví dụ:
 Phối hợp Penicillin và streptomycin.
 Phối hợp các bromur Ca, K, Na trong sirô an thần.
Còn gặp hiệp đồng tương hỗ: là sự hiệp lực trong điều trị, trong đó các chất
thành phần có thể không có cùng tác dụng lên một cơ quan đích với chất
chính mà chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp chất chính phát huy tác dụng mạnh hơn.
Ví dụ:
 Adrenalin sẽ làm tăng tác dụng gây tê tại chỗ của các dược
phẩm gây tê như lidocain, ….
 Phối hợp giữa Amoxicillin và acid clavulanic (Augmentin).
- Hiệp đồng nhân hay hiệp đồng bội tăng: Các thuốc phối hợp sẽ tăng
cường tác động lẫn nhau.
[A + B] > [A] + [B]
Ví dụ: Phối hợp Sulfamethoxazol và Trimethoprim trong chế phẩm Bactrim.
3.3.9.2. Đối kháng
Khi sự phối hợp thuốc đưa đến kết quả làm giảm hoặc tiêu hủy đi tác
động của một hay nhiều thành viên phối hợp.
- Ứng dụng đối kháng trong phối hợp thuốc:
 Tránh phối hợp thuốc có tác dụng đối kháng trong điều trị. Ví dụ:
Đối kháng giữa APAB và các Sulfamid.
 Làm giảm tác dụng phụ của thuốc chính. Ví dụ: Atropin làm mất
tác dụng co cơ vòng của morphin, nên được phối hợp để giảm đau do co thắt
đường niệu, đường mật.
 Giải độc.
- Có 3 loại đối kháng có thể xảy ra khi phối hợp thuốc:
 Đối kháng dược lý.
 Đối kháng sinh lý.
 Đối kháng hóa học.

96



3.3.9.3. Đảo nghịch tác dụng
- Là hiện tượng đảo ngược tác dụng của thuốc chính yếu khi phối hợp
với một thuốc khác. Ví dụ: Ergotamin làm đảo ngược tác dụng tăng huyết áp
của adrenalin.
- Sự đảo nghịch tác dụng còn thấy trên cùng một chế phẩm ở những
liều sử dụng khác nhau. Ví dụ:
 Barbiturat ở liều thấp gây kích thích hệ TKTW, sau đó chuyển
vào giai đoạn ức chế khi tăng liều.
 Terpin hydrat có tác dụng long đàm, lợi tiểu ở liều <0,6g; Liều
lớn hơn 0,6g sẽ gây bí tiểu tiện.
3.3.10. Tác dụng do tính chất vật lý hay hóa học của thuốc
- Do tính chất vật lý của thuốc:
+ Kaolin, gel Al(OH)3 băng vết loét niêm mạc dạ dày.
+ Thạch, glycerin trị táo bón.
+ Than hoạt tính.
- Do phản ứng hóa học:
+ NaHCO3 trung hòa acid dạ dày.
+ Dimercaprol giải độc Hg, As, Pb do tạo phức kim loại nặng.
4. Các cơ chế tác động tổng quát của thuốc trên cơ thể sống
4.1. Như các chất sinh lý.
- Các hormon tổng hợp, adrenalin, Nor-adrenalin,…
4.2. Như một enzym và kháng enzym.
- Enzym: Các men tiêu hóa, các vitamin,…
- Kháng enzym: IMAO ức chế enzym monoaminooxydase trong
chuyển hóa catacholamin, nên có tác dụng hạ huyết áp, điều trị rối loạn tâm
thần, bệnh parkinson.
4.3. Ngăn chặn tiền chất vượt qua màng tế bào.
- Thiouracin ngăn chặn iod vào tuyến giáp, làm giảm cường giáp.

4.4. Tạo ra hiện tượng cạnh tranh.
- Sulfamid ức chế cạnh tranh với PABA trong tổng hợp acid folic của
tế bào vi khuẩn.
- Aldomet tạo metyl noradrenalin chiếm chỗ trên receptor của
adrenalin.

97


4.5. Phóng thích hoặc ngăn chặn chất sinh lý từ nơi dự trữ.
- Ephedrine phóng thích adrenalin từ nơi dự trữ.
- Cocain ngăn chặn sự phóng thích adrenalin.
4.6. Giải phóng chất sinh lý rời khỏi nơi gắn kết với protein huyết tương.
- Các Sulfamid hạ đường huyết có tác dụng giải phóng insulin ra khỏi
sự gắn kết với protein trong huyết tương.
4.7. Gây rối loạn đặc biệt đến một vài khâu trong dây chuyền chuyển hóa của
vi sinh vật.
- Penicillin ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
- Chloramphenicol, Erythromycin ức chế sự tổng hợp protein của tế
bào vi khuẩn.

98


TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Tìm câu SAI: Receptor hay nơi tiếp thu
a. Có cấu trúc là G-protein.
b. Làm trung gian cho hoạt động của chất đối vận.
c. Quyết định mối liên hệ giữa liều dùng và hiệu ứng dược lực của thuốc.
d. Chịu trách nhiệm cho hoạt tính chọn lọc của thuốc.

2. Chi tiết nào sau đây thuộc về thụ thể, NGOẠI TRỪ
a. Là những protein có phân tử lượng lớn.
b. Là lipid nằm trên màng tế bào.
c. Được biệt hóa để gắn kết với Ligand.
d. Truyền đạt thông tin hóa học từ một tế bào khác thông qua Ligand
3. Cường độ tác dụng của thuốc chủ yếu phụ thuộc vào
a. Thời gian bán thải
b. Thời gian khởi đầu tác dụng sau khi uống
c. Nồng độ thuốc tại receptor
d. Nồng độ gây độc tối thiểu trong huyết tương
4. G-protein là
a. Ligand.
b. Receptor.
c. Chất truyền tin thứ hai.
d. Yếu tố khuếch đại việc sao chép tín hiệu.
5. Sự truyền tín hiệu qua màng tế bào được thực hiện nhờ vào
a. Các receptor nội bào.
c. Các kênh ion
b. Các enzym hoạt động ở vùng bào tương.
d. Tất cả đúng.
6. Loại receptor nào nằm ở nhân tế bào
a. Receptor của acetylcholin
c. Receptor của GABA
b. Receptor của steroid
d. Receptor của Insulin
7. Tìm câu SAI: Chất chủ vận
a. Toàn bộ phân tử gắn vào receptor nội sinh.
b. Chỉ gây được hoạt tính khi gắn vào receptor.
c. Có ái lực càng cao với receptor thì đáp ứng sinh học càng lớn.
d. Một sự thay đổi nhỏ ở phần cấu trúc gây hoạt tính có thể làm mất hoạt

tính thuốc.

99


8. Một thuốc đối kháng với acetylcholin tại receptor trên cơ vòng mống
mắt làm mở rộng con ngươi. Khi tăng liều acetylcholin sẽ làm con ngươi
thu hẹp trở lại, vậy thuốc thuộc loại:
a. Đối kháng sinh lý.
c. Đối kháng cạnh tranh.
b. Đối kháng không cạnh tranh.
d. Đối kháng hóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm
sàng, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2011), Dược động học Những kiến thức cơ bản, Chủ biên:
PGS. TS. Hòang Thị Kim Huyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
3. Bộ Y tế (2007), Dược lý học, tập 1  2, Chủ biên: PGS. TS. Mai Tất
Tố, TS. Vũ Thị Trâm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2008), Dược lý học, tập 1  2, Chủ biên: PGS. TS. Mai
Phương Mai, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Trần Thị Thu Hằng (2013), Dược lực học, Nhà xuất bản Phương Đông.
6. Laurence L., John S., Keith L., Goodman and Gilman’s, The
Pharmacological Basis of Therapeutics, eleventh edition.
7. Rowland M., Tozer T (2006), Introduction to Pharmacokinetics and
Pharmacodynamics:The Quantitative Basis of Drug Therapy, Lippincott
Williams & Wilkins.
8. Thoedore M., Joseph Larner, Kenneth P. Harold C., Human
Pharmacology Molecular to Clinical.


100



×