Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TẠI TRƯỜNG MẦM NON MẪU GIÁO TƯ THỤC HẠNH DUNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.29 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA
TRẺ EM TẠI TRƯỜNG MẦM NON - MẪU GIÁO TƯ THỤC
HẠNH DUNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TÔN NỮ QUỲNH LÊ
Ngành: BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VÀ
DINH DƯỠNG NGƯỜI
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 08/2009
i


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TẠI
TRƯỜNG MẦM NON - MẪU GIÁO TƯ THỤC HẠNH DUNG Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TÔN NỮ QUỲNH LÊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo Quản Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm và Dinh Dưỡng Người

Giáo viên hướng dẫn:
TS. BS. NGUYỄN THỊ MINH KIỀU


TS. PHAN TẠI HUÂN

Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
● Xin kính dâng lên Ông Bà, Cha Mẹ và Gia Đình lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đã hết lòng lo lắng, nuôi nấng, dạy dỗ cho con nên người.
● Xin cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm và Ban Chủ Nhiệm
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập.
● Trân trọng biết ơn toàn thể quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Thực Phẩm
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời
gian tôi học tập tại trường.
● Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. BS. Nguyễn Thị Minh Kiều và TS. Phan
Tại Huân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài.
● Xin chân thành cám ơn TS. BS. Trần Thị Minh Hạnh và TS. BS. Phạm Gia
Tiến cùng các anh chị phòng Dinh Dưỡng Lâm Sàng, Trung Tâm Dinh Dưỡng TP Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
● Xin cám ơn toàn thể các cô giáo trường mầm non - mẫu giáo tư thục Hạnh
Dung đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
● Cám ơn tất cả các bạn lớp DH05DD cùng các anh chị, bạn bè thân thuộc đã
cùng tôi chia sẻ những vui buồn, giúp đỡ tôi có đủ nghị lực để vượt qua những khó
khăn trong lúc học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành kính chúc tất cả quý thầy cô, anh chị và các bạn dồi
dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
TP Hồ Chí Minh ngày 02 tháng 08 năm 2009
Tôn Nữ Quỳnh Lê


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại trường
mầm non - mẫu giáo tư thục Hạnh Dung ở thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ
tháng 1 năm 2009 đến hết tháng 4 năm 2009 tại trường mầm non - mẫu giáo tư thục
Hạnh Dung, số 42/3 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Các số liệu về cân nặng, chiều cao của tất cả các bé đang học tại trường thuộc
5 nhóm tuổi (12 – 24 tháng, 25 – 36 tháng, 37 – 48 tháng, 49 – 60 tháng, 61 – 72
tháng) được thu thập trong vòng 4 tháng.
● Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân.
Sử dụng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thể
thấp còi.
Sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao để đánh giá tình trạng suy dinh
dưỡng thể gầy còm.
● Đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì của trẻ
Sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao để đánh giá tình trạng thừa cân –
béo phì của trẻ.
™

Kết quả cho thấy tại nhà trường chưa có trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chỉ

có trường hợp trẻ bị dọa suy ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm. Tình trạng dọa
suy chỉ tập trung ở nhóm 12 – 24 tháng, 25 – 36 tháng, 37 – 48 tháng. Tỷ lệ trẻ bị dọa
suy ở nhóm 12 – 24 tháng và 25 – 36 tháng cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại.
™


Tỷ lệ trẻ bị thừa cân – béo phì của nhà trường cao hơn so với tỷ lệ trẻ bị dọa

suy. Tình trạng thừa cân – béo phì xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi được khảo sát,
trong đó nhóm tuổi 48 – 60 tháng và 61 – 72 tháng có tỷ lệ trẻ bị thừa cân – béo phì
cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu..................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng ............................................................................3
2.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em ..........................................................................................3
2.2.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng ...................................................................................3
2.2.2. Phân loại suy dinh dưỡng ......................................................................................4
2.2.3. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay ....................................................6

2.3. Béo phì ở trẻ em .......................................................................................................8
2.3.1. Định nghĩa béo phì ................................................................................................8
2.3.2. Phân loại béo phì ...................................................................................................9
2.3.3. Tình trạng béo phì của trẻ em hiện nay ...............................................................11
2.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em ...............................................................13
2.4.1. Định nghĩa ...........................................................................................................13
2.4.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ..............................................14
2.4.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học .....................14
2.4.4. Kỹ thuật thu thập số liệu......................................................................................15
iv


2.4.5. Nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ....................................16
2.4.5.1. Các chỉ tiêu nhân trắc .......................................................................................16
2.4.5.2. Quần thể tham chiếu .........................................................................................17
2.4.5.3. Giới hạn ngưỡng...............................................................................................17
2.5. Cách phân loại và nhận định các chỉ tiêu nhân trắc ...............................................19
2.5.1. Cân nặng theo tuổi...............................................................................................19
2.5.2. Chiều cao theo tuổi..............................................................................................19
2.5.3. Cân nặng theo chiều cao......................................................................................20
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................21
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................21
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................21
3.3. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................21
3.4. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................21
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
3.5.1. Các thông tin và số liệu cần thu thập...................................................................21
3.5.2. Dụng cụ và vật liệu..............................................................................................22
3.6. Phương thức tiến hành............................................................................................22
3.6.1. Thu thập thông tin và số liệu ...............................................................................22

3.6.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ đang học tại trường...............................23
3.6.2.1. Tính tuổi của trẻ................................................................................................23
3.6.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ............................................................23
3.6.3. Xử lý số liệu ........................................................................................................25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................26
4.1. Sỉ số, giới tính và phân nhóm tuổi theo các thời điểm trong thời gian 4 tháng khảo
sát...................................................................................................................................26
4.2. Tình trạng vận động của trẻ tại trường ...................................................................28
4.3. Kết quả tính toán tình trạng dinh dưỡng của trẻ.....................................................29
4.3.1. Kết quả tính toán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tháng 1/2009 ..................29
4.3.1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.....................................................................29
4.3.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ....................................................................29
4.3.1.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm và thừa cân – béo phì................................29
v


4.3.2. Kết quả tính toán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tháng 2/2009 ..................29
4.3.2.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.....................................................................29
4.3.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ....................................................................29
4.3.2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm và thừa cân – béo phì................................29
4.3.3. Kết quả tính toán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tháng 3/2009 ..................30
4.3.3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.....................................................................30
4.3.3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ....................................................................30
4.3.3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm và thừa cân – béo phì................................30
4.3.4. Kết quả tính toán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tháng 4/2009 ..................30
4.3.4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.....................................................................30
4.3.4.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ....................................................................30
4.3.4.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm và thừa cân – béo phì................................30
4.4. Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo từng tháng ...........................31
4.5. Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo từng nhóm tuổi....................36

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................40
5.1. Kết luận...................................................................................................................40
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index

BP1

Béo phì độ 1

BP2

Béo phì độ 2

BP3

Béo phì độ 3

BT

Bình thường


CC/T

Chiều cao theo tuổi

CCTB

Chiều cao trung bình

CDC

Center for Disease Control

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CNTB

Cân nặng trung bình

MUAC

Mid – Upper – Arm Circumference

NCHS


National Center for Health Statistics

SD

Standard Deviation

SDD

Suy Dinh Dưỡng

TB

Trung bình

TC

Thừa cân

TC – BP

Thừa cân – Béo phì

TP

Thành Phố

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng


UNICEF

United Nations International Children’s Emergency Fund

W/A

Weight/Age

WHO

World Health Organization

WSH

Water Sanitation and Health

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện số trẻ bị SDD tại 10 nước trên thế giới ................................6
Hình 2.2. Biểu đồ mô tả diễn biến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (W/A) ở trẻ em dưới 5
tuổi trên cả nước từ 1985 – 2008.....................................................................................8
Hình 2.3. Đồ thị mô tả diễn tiến tình trạng TC – BP trẻ em dưới 5 tuổi tại TP Hồ Chí
Minh qua các năm 1999 – 2006 ....................................................................................12
Hình 2.4. Đồ thị mô tả tỷ lệ thừa cân theo nhóm tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh năm
2006 ...............................................................................................................................13
Hình 2.5. Đường cong phân bố của CN/CC của quần thể tham chiếu..........................18
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ giới tính của các bé trong trường .............................................27

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ trẻ theo các nhóm tuổi..............................................................28

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome .......................................................5
Bảng 2.2. Tỷ lệ trẻ em SDD từ năm 1990 đến năm 2004 theo nông thôn, thành thị và
miền núi ...........................................................................................................................7
Bảng 3.1. Bảng đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân dựa vào CN/T...........................24
Bảng 3.2. Bảng đánh giá tình trạng SDD thể thấp còi dựa vào CC/T...........................24
Bảng 3.3. Bảng đánh giá tình trạng SDD thể gầy còm dựa vào CN/CC.......................25
Bảng 3.4. Bảng đánh giá tình trạng TC – BP dựa vào CN/CC .....................................25
Bảng 4.1. Các thời điểm cân đo cho các bé của nhà trường..........................................26
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân dựa theo CN/T......................31
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá tình trạng SDD thể thấp còi dựa theo CC/T .....................32
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá tình trạng SDD thể gầy còm dựa theo CN/CC .................33
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá tình trạng thừa cân dựa theo CN/CC ................................34
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá tình trạng béo phì độ I dựa theo CN/CC...........................35
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá tình trạng béo phì độ II dựa theo CN/CC .........................35
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá tình trạng béo phì độ III dựa theo CN/CC ........................36
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá TTDD của nhóm tuổi 12 – 24 tháng.................................37
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá TTDD của nhóm tuổi 25 – 36 tháng...............................37
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá TTDD của nhóm tuổi 37 – 48 tháng...............................37
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá TTDD của nhóm tuổi 49 – 60 tháng...............................38
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá TTDD của nhóm tuổi 61 – 72 tháng...............................38

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo (từ 1 đến 5 tuổi) là lứa tuổi phát triển thể lực
và trí lực quan trọng. Đây là nhóm đối tượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển thể chất của thế hệ tương lai, cụ thể là tầm vóc của người Việt Nam. Do đó tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi này cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên
để có những định hướng và can thiệp kịp thời.
Theo báo cáo của Phạm Thị Ngân Hà và ctv (2006), kết quả thu được từ những
khảo sát định kỳ tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh qua các năm cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) của trẻ dưới 5 tuổi
đang giảm dần (từ 14,0% năm 2000 giảm còn 10,2% năm 2005) nhưng thừa cân và
béo phì lại có xu hướng gia tăng (từ 3,2% năm 2000 tăng đến 6,3% năm 2005). Trong
tương lai mục tiêu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ
dừng lại ở mức độ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng mà còn là khống chế sự gia tăng thừa cân
– béo phì và cải thiện tầm vóc của người Việt Nam.
Để theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, ở
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung đã có những cuộc nghiên
cứu khảo sát định kỳ tại các thời điểm cụ thể và những cuộc nghiên cứu trên quy mô
lớn trong thời gian dài. Nhiều kế hoạch, kiến nghị đã được đề ra nhằm cải thiện tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trong những năm tiếp theo để đảm bảo cho sự
phát triển tốt nhất của trẻ trong giai đoạn này.
Năm 2009, để góp phần khảo sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo, được sự phân công của Khoa Công Nghệ Thực Phẩm
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của Bộ Môn Bảo
Quản Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm và Dinh Dưỡng Người, chúng tôi thực hiện đề
1



tài: “Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại trường mầm non - mẫu
giáo tư thục Hạnh Dung ở thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được tiến hành dưới sự hướng dẫn của TS. BS. Nguyễn Thị Minh Kiều
và TS. Phan Tại Huân.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - mẫu
giáo.
1.2.2. Yêu cầu
Thu thập các số liệu về cân nặng và chiều cao của trẻ để tiến hành đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ.
Tính tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng và thừa cân – béo phì trong từng tháng khảo
sát và trong từng nhóm tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng
Theo Giáo Trình Dinh Dưỡng Phần 2 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì tình
trạng dinh dưỡng (TTDD) được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ
tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các
chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức độ
hoạt động thể lực và trí lực. Việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng
sức khỏe của cá thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn
vào và tình trạng sức khỏe.

Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của
các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ
0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của
toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi
sinh đẻ làm đại diện.
2.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
2.2.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein – năng lượng và các vi chất
dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất từ 6 đến 24 tháng tuổi,
bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và có thể dẫn tới tử vong (Đào Thị Ngọc Diễn và
Lê Thị Hải, 2002).

3


Theo tổ chức UNICEF thì suy dinh dưỡng là một thuật ngữ chung thường
được sử dụng để chỉ sự thiếu hụt dinh dưỡng nhưng theo chuyên môn thì nó còn liên
quan đến sự dư thừa dinh dưỡng. Người bị suy dinh dưỡng khi bữa ăn của họ không
cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cho sự sinh trưởng và duy trì các chức năng
của cơ thể hoặc khi người đó không có khả năng hấp thu đầy đủ lượng thực phẩm họ
ăn vào do bệnh tật (UNICEF, 2006).
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe rất
đáng quan tâm, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nó là kết quả của sự dung nạp
không đầy đủ thực phẩm, sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm, và sự phản ứng của
cơ thể trước hàng loạt các bệnh truyền nhiễm dẫn đến sự kém hấp thu các chất dinh
dưỡng hoặc mất khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự duy trì sức
khỏe. Về phương diện lâm sàng thì suy dinh dưỡng được mô tả là kết quả của sự dung
nạp không đầy đủ protein, năng lượng, là kết quả của việc mắc các bệnh truyền nhiễm

kéo dài gây nên sự rối loạn chuyển hoá trong cơ thể (WSH, 2001).
Briend và Nestel (2005) định nghĩa suy dinh dưỡng là tình trạng sức khỏe
yếu kém do sự hấp thu không đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Đó
cũng có thể là kết quả của bệnh truyền nhiễm gây ra sự mất cân bằng giữa năng lượng
và các chất dinh dưỡng với nhu cầu cần thiết của cơ thể dẫn đến sự rối loạn hấp thu,
chứng biếng ăn và sự sút cân quá mức.
2.2.2. Phân loại suy dinh dưỡng
Ở cộng đồng, cách phân loại thông dụng nhất trước đây dựa vào cân nặng
theo tuổi quy ra phần trăm của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ I tương ứng với
cân nặng chỉ còn 75 - 90% so với cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng
với cân nặng chỉ còn 60 - 75% so với cân nặng chuẩn. Cách phân loại này đơn giản
nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng mới xảy ra hay xảy ra đã lâu (Nguyễn
Minh Thủy, 2008).
Để khắc phục nhược điểm đó, vào năm 1976, Waterlow đã đề nghị cách
phân loại như sau: Phân loại dựa vào 2 chỉ tiêu là cân nặng so với chiều cao và chiều
cao so với tuổi.
Nếu:
- Trẻ có chiều cao/tuổi > 90% và cân nặng/chiều cao > 80% là bình thường.
4


- Trẻ có chiều cao/tuổi > 90% và cân nặng/chiều cao < 80% là suy dinh dưỡng
thể gầy còm (Wasting) biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.
- Trẻ có chiều cao/tuổi < 90% và cân nặng/chiều cao > 80% là suy dinh dưỡng
thể còi cọc hay thấp còi (Stunting) biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ.
- Trẻ có chiều cao/tuổi < 90% và cân nặng/chiều cao < 80% là suy dinh dưỡng
thể gầy còm + còi cọc biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính (Trích dẫn bởi
Đào Thị Ngọc Diễn và Lê Thị Hải, 2002).
Năm 1969, Welcome và nhóm cộng sự đã đề ra cách phân loại suy dinh
dưỡng theo các thể nặng, được trình bày ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome
Tỷ lệ phần trăm

Phù

cân nặng theo



Không

60 - 80%

Kwashiorkor

Thiếu dinh dưỡng

< 60%

Marasmus - Kwashiorkor

Marasmus

tuổi so với cân
nặng chuẩn

(Nguồn: Waterlow, 1976)
Theo Bảng 2.1, trẻ có cân nặng theo tuổi chỉ còn 60 – 80% so với cân nặng chuẩn và
có biểu hiện phù là thể Kwashiorkor, không phù là thiếu dinh dưỡng. Trẻ có cân nặng
theo tuổi còn dưới 60% so với cân nặng chuẩn và có phù là thể Marasmus –

Kwashiorkor, không có phù là thể Marasmus.
Suy dinh dưỡng thể Marasmus là dạng suy dinh dưỡng nặng hay gặp nhất.
Đó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein do cai sữa sớm hoặc ăn bổ
sung không hợp lý. Tình trạng vệ sinh kém gây tiêu chảy, trẻ ăn càng kém và vòng
luẩn quẩn bệnh lý bắt đầu. Kwashiorkor ít gặp hơn Marasmus, thường là do chế độ ăn
quá nghèo về protein nhưng carbohydrate tạm đủ (chế độ ăn chủ yếu dựa vào khoai,
sắn) (Nguyễn Minh Thủy, 2008).

5


2.2.3. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay
Theo thống kê của tổ chức UNICEF (2006), trên thế giới, ở các nước đang
phát triển có khoảng hơn ¼ trẻ em bị suy dinh dưỡng, ước tính có khoảng 146 triệu trẻ
em bị suy dinh dưỡng. Khoảng 73% của số này lại chỉ tập trung ở 10 nước.

Số lượng (triệu)

60

57

Ấn Độ
Bangladesh

50

Pakistan

40


Trung Quốc

30

Nigeria

20

Ethiopia
Indonesia

10

8 8 7 6 6 6

3 3 2

0

Congo
Philippines

Quốc gia

Việt Nam

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện số trẻ bị SDD tại 10 nước trên thế giới
(Theo số liệu của UNICEF, 2006)
Tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn còn là một vấn đề toàn cầu, đã góp phần

cướp đi sinh mạng của một nửa số trẻ em bị tử vong, tức là khoảng 5,6 triệu trẻ em
trong một năm. Theo báo cáo của tổ chức UNICEF năm 2006, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng giảm không đáng kể tính từ năm 1990. Mặc dù một số nước đã đạt
được những tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ bị thiếu cân
trung bình ở các nước đang phát triển chỉ giảm 5% trong suốt 15 năm qua. Hiện nay có
27% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu cân. Báo cáo chỉ ra rằng chỉ có hai khu
vực đang trên đà đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, đó là khu vực Châu Mỹ La Tinh - Caribê và khu vực Đông Á - Thái Bình
Dương, với tỷ lệ trẻ thiếu cân trung bình của từng khu vực là 7% và 15%. Việt Nam
cùng với bốn nước khác trong khu vực là Trung Quốc, Malayxia, Singapore và
Inđônêxia được đánh giá là trên đà đạt được mục tiêu. Cũng theo bản báo cáo này,
Việt Nam có tỷ lệ giảm trẻ suy dinh dưỡng hàng năm đứng thứ ba trong khu vực sau
Malayxia và Trung Quốc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm
đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 51,2% năm 1985 xuống còn 25,2% năm 2005.
6


Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn còn khá cao so với khu vực
(Trung Quốc: 8%, Malayxia:11%, Mông cổ: 13%). Có một sự cách biệt lớn về số trẻ
em bị suy dinh dưỡng ở các vùng, miền Việt Nam. Ví dụ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở
Đắc Nông là 35%, nhiều hơn gấp 3 lần ở thành phố Hồ Chí Minh (10%) (UNICEF
Việt Nam, 2006).
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là khác nhau giữa nông thôn, thành thị và miền
núi được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ trẻ em SDD từ năm 1990 đến năm 2004 theo nông thôn, thành thị và
miền núi
Năm

%


Thành thị

Nông thôn

Miền núi

1990

SDD cân/tuổi

40,6

47,5

54,7

SDD cao/tuổi

44,4

60,1

61,8

SDD cân/cao

9,2

14,2


16,8

SDD cân/tuổi

21,2

30,8

39,7

SDD cao/tuổi

23,4

35,7

42,3

SDD cân/cao

4,8

7,6

8,9

2004

(Nguồn: Nguyễn Công Khẩn và ctv, 2007)
Theo khảo sát của Phạm Thị Ngân Hà và ctv (2006) thì năm 2006 tỷ lệ suy

dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm tại thành phố Hồ Chí Minh lần
lượt là 7,8%, 8,8% và 2,2%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gầy còm có khuynh
hướng giảm dần qua các năm 1999 – 2006, suy dinh dưỡng thể thấp còi có khuynh
hướng gia tăng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của cả nước
năm 2006 lần lượt là 23,4%, 31,9% và 7,2%.

7


Hình 2.2. Biểu đồ mô tả diễn biến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (W/A) ở trẻ em dưới 5
tuổi trên cả nước từ 1985 - 2008
(Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2009)
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em nước ta hiện nay đã giảm nhiều. Mức giảm
suy dinh dưỡng từ đầu thập kỷ 90 đến năm 2000 cao hơn nhiều so với mức giảm
chung cho các nước đang phát triển (giảm 0,4%/năm). Đặc biệt từ năm 2000 đến năm
2004 mức giảm suy dinh dưỡng trẻ em đã tăng lên và Việt Nam đã đạt được mức giảm
suy dinh dưỡng gần với mức đề ra của Hội nghị Thượng đỉnh về Dinh dưỡng là 2%
(Nguyễn Công Khẩn và ctv, 2007).
Kết quả thu được từ những khảo sát định kỳ tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
(cân nặng/tuổi) của trẻ dưới 5 tuổi đang giảm dần (từ 14% năm 2000 giảm xuống còn
10,2% năm 2005 và tốc độ giảm trong 5 năm đó không cao khoảng 0,76%/năm)
(Phạm Thị Ngân Hà và ctv, 2006).
2.3. Béo phì ở trẻ em
2.3.1. Định nghĩa béo phì
Béo phì là kết quả của một cân bằng năng lượng dương tính giữa năng
lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Là một trạng thái bệnh lý được đặc trưng bởi sự
8



tích tụ mỡ quá mức cần thiết cho những chức năng tối ưu của cơ thể và làm tổn hại đến
sức khỏe, hay số lượng mỡ tăng cao bất thường đủ để gây nguy hiểm (Đào Thị Ngọc
Diễn và Lê Thị Hải, 2002).
Thừa cân là khi cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng cho phép hoặc cân nặng
chuẩn tương ứng với chiều cao (Hills và Wahlqvist, 1994).
Béo phì là khi lượng mỡ trong cơ thể vượt quá mức gây tổn hại đến sức
khỏe. Khi số lượng và kích thước của các tế bào mỡ trong cơ thể tăng lên thì có thể
gây ra béo phì. Một người bình thường thì có khoảng 30 đến 35 tỉ tế bào mỡ. Khi một
người tăng cân, trước hết sẽ tăng về kích thước của các tế bào mỡ, sau đó sẽ tăng về số
lượng của các tế bào này (Myers, 2004).
Có thể định nghĩa thừa cân và béo phì một cách chính xác hơn nhờ vào chỉ số BMI
(Body Mass Index). Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (tính bằng kilogam) chia cho
bình phương chiều cao (tính bằng mét). Chỉ số này được sử dụng rất phổ biến để đánh
giá thừa cân béo phì ở trẻ em từ 9 tuổi trở lên và người trưởng thành.
Tổ chức CDC (Center for Disease Control) cho rằng đối với người trưởng
thành nếu có BMI nằm trong khoảng từ 25 đến 29,9 là thừa cân; nếu có BMI ≥ 30 là
béo phì (CDC, 2009).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì thừa cân và béo phì là tình trạng tập trung
mỡ không bình thường hoặc quá mức gây nguy hại đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế
giới định nghĩa một người thừa cân là khi có BMI ≥ 25 và béo phì là khi có BMI ≥ 30.
Theo chuẩn tăng trưởng trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới được ban bố vào tháng 4
năm 2006 thì bao gồm cả biểu đồ BMI cho trẻ nhỏ và trẻ từ 5 tuổi trở lên. Tuy nhiên
sự đo lường mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi đang gặp khó khăn
bởi vì hiện nay chưa có một định nghĩa chuẩn nào về béo phì cho trẻ em được áp dụng
trên thế giới. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới đang phát triển bảng tăng trưởng tham
khảo quốc tế cho trẻ em lứa tuổi tiền học đường và lứa tuổi thiếu niên (Media Centre,
2006).
2.3.2. Phân loại béo phì
Theo Lê Thị Hải (2002) thì béo phì được phân loại dựa theo sinh bệnh học, hình
thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì như sau:

Phân loại dựa theo sinh bệnh học:
9


Béo phì đơn thuần (ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh
học rõ ràng.
Béo phì bệnh lý: Là béo phì có các vấn đề bệnh lý liên quan bao gồm:
Béo phì do nguyên nhân nội tiết.
Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn,
da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần.
Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc
u tuyến thượng thận, thường béo ở mặt và thân kèm theo tăng huyết áp.
Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với
các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn.
Béo phì trong hội chứng tăng hormon u nang buồng trứng: Thường xuất
hiện sau dậy thì.
Béo phì trong thiểu năng sinh dục.
Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn
thương sọ não. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh
hưởng đến sức thèm ăn nên thường kèm theo béo phì.
Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoid liều cao và kéo dài, dùng
estrogen.
Phân loại theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì:
Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là béo phì có tăng số
lượng và kích thước tế bào mỡ.
Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ,
còn số lượng tế bào mỡ bình thường.
Béo phì xuất hiện sớm: Là béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
Béo phì xuất hiện muộn: Là béo phì xuất hiện sau 5 tuổi.
Các giai đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và tuổi

vị thành niên.
Theo Hills và Wahlqvist (1994) thì có 2 dạng béo phì được phân biệt ở nam
và nữ là dạng béo hình trái táo ở nam và dạng béo hình trái lê ở nữ. Béo hình trái táo là
dạng béo có lượng mỡ tập trung chủ yếu ở phần bụng, đây là dạng béo có mối nguy
hiểm đến sức khỏe rất cao. Béo hình trái lê là dạng béo có lượng mỡ tập trung chủ yếu
10


ở phần hông, đùi và mông, dạng béo này ít nguy hiểm đến sức khỏe hơn là dạng trái
táo.
Marks và Wahlqvist (1996) đã phân loại béo phì theo BMI như sau:
BMI nằm trong khoảng từ 20 đến 25: Bình thường.
BMI nằm trong khoảng từ 25 đến 29: Thừa cân (Béo phì độ I).
BMI nằm trong khoảng từ 30 đến 40: Béo phì độ II.
BMI từ 40 trở lên: Béo phì độ III.
2.3.3. Tình trạng béo phì của trẻ em hiện nay
Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 ước tính có khoảng hơn 22 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi bị thừa cân - béo phì và trên 17 triệu trong số đó tập trung chủ yếu tại các
nước đang phát triển. Trên thế giới có khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đến trường (từ
5 đến 17 tuổi) bị thừa cân, béo phì. Ở Mỹ, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và thiếu
niên đã tăng từ 15% trong thập niên 70 lên hơn 25% vào thập niên 90. Tại Trung Quốc,
tỷ lệ trẻ em bị thừa cân – béo phì trong độ tuổi đến trường ở đô thị đã tăng từ 8% năm
1991 lên hơn 12% trong vòng 6 năm sau đó (Media Centre, 2004).
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trên thế giới năm 2005 có khoảng 1,6 tỉ
người trưởng thành bị thừa cân và có ít nhất 400 triệu người trưởng thành bị béo phì.
Năm 2005 trên thế giới có ít nhất 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Dự đoán đến
năm 2015 sẽ có khoảng 2,3 tỉ người trưởng thành bị thừa cân và hơn 700 triệu người bị
béo phì (Media Centre, 2006).
Ở Châu Âu có 27% đàn ông và 38% phụ nữ được xếp vào diện béo phì. Tại
nhiều nước châu Âu, tỷ lệ người béo phì lên đến 50% và cứ trong 5 em nhỏ thì có 1

em béo phì. Các chuyên gia cho rằng ở châu Âu, những người béo phì thường nằm
trong nhóm người có thu nhập thấp, ít học, thích ăn nhiều thịt, đồ ăn béo và có đường.
Đây cũng là nhóm người có tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, tim, huyết áp, ung thư
và loãng xương cao nhất. Mỗi năm, chi phí chữa bệnh béo phì ngốn từ 2% đến 8%
ngân sách dành cho y tế của mỗi nước (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Trong khi đó ở
những nước đang phát triển thì lại có xu hướng ngược lại, béo phì thường gặp ở những
gia đình khá giả do quan niệm người béo là biểu hiện của sự giàu có và khỏe mạnh.
Ở nước ta trong thời gian gần đây tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì có xu hướng
gia tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
11


Nghiên cứu của ThS. BS. Trần Thị Loan – phòng Dinh dưỡng cộng đồng
thuộc Trung Tâm Dinh Dưỡng TP Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến năm 2004 cho thấy
trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ thừa cân tăng từ 2,1% lên 6%, gấp 3 lần chỉ trong 5 năm; trẻ lớp
1 và 2 có tỷ lệ thừa cân từ 3,9% lên 6%, tăng gấp rưỡi trong vòng 1 năm. Tình trạng
thừa cân ở một số đối tượng trẻ em đã ngang bằng hoặc vượt số trẻ suy dinh dưỡng:
lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo có 7,8% thừa cân, học sinh cấp 1 có 9,4% thừa cân (Việt
báo, 2005).
Theo khảo sát của Phạm Thị Ngân Hà và ctv (2006) thì hiện tượng gia tăng
tỷ lệ thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm càng rõ rệt (từ
2,2% vào năm 1999 tăng lên 6,3% vào năm 2005 và 10,6% vào năm 2006). Chiều
hướng này rất đáng báo động, cần có can thiệp cộng đồng để kìm hãm sự gia tăng tỷ lệ
thừa cân trong những năm tới.
12 %

10.6

10
8


5.8

6

6.3

2003

2004

2005

6
4

3.2

3.4

3.6

2000

2001

2002

2.2


2
0
1998

1999

2006

2007
Năm

Hình 2.3. Đồ thị mô tả diễn tiến tình trạng TC - BP trẻ em dưới 5 tuổi tại TP Hồ Chí
Minh qua các năm 1999 – 2006
(Nguồn: Phạm Thị Ngân Hà và ctv, 2006)

12


16 %

13.5

14

14.6

11.5

12
10


6.6

8
6

5

4
2
0
1-12

13-24

25-36

37-48

49-60
tháng tuổi

Hình 2.4. Đồ thị mô tả tỷ lệ thừa cân theo nhóm tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh năm
2006
(Nguồn: Phạm Thị Ngân Hà và ctv, 2006)
Kết quả thu được từ những khảo sát định kỳ tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo
phì có xu hướng gia tăng (từ 3,2% năm 2000 tăng đến 6,3% năm 2005 và tốc độ tăng
trong 5 năm đó khoảng 0,62%/năm (Phạm Thị Ngân Hà và ctv, 2006).
Theo kết quả cuộc tổng điều tra toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng năm 2007,

cứ 100 người trong độ tuổi trưởng thành thì có tới 17 người béo phì. Đặc biệt tỷ lệ này
ở thành thị tới hơn 32%, cao gấp 3 lần ở nông thôn. Với trẻ em, tại thành phố Hồ Chí
Minh có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp 1 bị thừa cân – béo phì (Vũ
Thủy, 2007).
2.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
2.4.1. Định nghĩa
Giáo Trình Dinh Dưỡng Phần 2 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia định nghĩa
đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về
tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin số liệu đó. Tình
hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương cũng như trên phạm vi cả nước
là một trong các nguồn dẫn liệu rất quan trọng để xây dựng và đánh giá các dự án về

13


sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội. Để có các nguồn số liệu tin cậy, đánh giá tình
trạng dinh dưỡng cần được tiến hành đúng phương pháp và theo một quy trình hợp lý.
Có thể thu thập các thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng bằng việc sử
dụng phương pháp hồi cứu. Đây là phương pháp xem xét một vấn đề trên cơ sở các sự
việc đã diễn ra trong quá khứ (dịch tể học, chẩn đoán…) (Phạm Hùng Việt, 2005).
Trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phương pháp hồi cứu được sử dụng để ghi lại
các thông tin và số liệu về cân nặng và chiều cao của các đối tượng được khảo sát để
tiến hành đánh giá dựa trên các thông tin và số liệu đó.
2.4.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
Phương pháp lâm sàng: Các thăm khám thực thể, đặc biệt chú ý tới các triệu
chứng thiếu dinh dưỡng.
Phương pháp nhân trắc học: Đánh giá các chỉ số phát triển ở trẻ em và các chỉ số
về thể chất có liên quan tới dinh dưỡng người lớn.
Phương pháp hóa sinh: Các xét nghiệm dịch thể và các chất bài tiết để phát hiện

mức bão hòa chất dinh dưỡng ở các mô cũng như các rối loạn chức phận.
Đánh giá chức phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dưỡng.
Các thống kê y tế: Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.
(Bộ Y Tế - Viện Dinh Dưỡng, 1998)
2.4.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học
Theo Giáo Trình Dinh Dưỡng Phần 2 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, nhân
trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo
tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn
giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận
chuyển. Có thể khai thác, đánh giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong
quá khứ và đánh giá được mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp này cũng
có một vài nhược điểm như: không đánh giá được sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng
trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Có thể chia ra nhóm các kích thước nhân trắc sau đây:
Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng
14


Các kích thước về độ dài, đặc biệt là chiều cao
Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein
2.4.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
Tuổi: Muốn tính tuổi cần phải biết ngày tháng năm sinh của trẻ và ngày tháng
năm điều tra. Quy ước tính tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra vào năm 1983 bao
gồm quy ước tính tuổi theo tháng và quy ước tính tuổi theo năm như sau:
Quy ước tính tuổi theo tháng:
Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày hay còn gọi
là tháng thứ nhất) được coi là 1 tháng tuổi.
Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59
ngày hay còn gọi là tháng thứ hai) được coi là 2 tháng tuổi.

Tương tự như vậy kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng
(tức là tháng thứ 12) được coi là 12 tháng tuổi.
Tóm lại lấy ngày sinh làm mốc, trẻ đang ở tháng thứ bao nhiêu thì bấy
nhiêu tháng tuổi.
Quy ước tính tuổi theo năm:
Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay
dưới 1 tuổi.
Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứ
hai) gọi là 1 tuổi.
Tóm lại kể từ ngày sinh nhật thứ bao nhiêu thì trẻ bắt đầu bấy nhiêu tuổi
(tính theo năm).
Như vậy theo quy ước:
0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12.
1 tuổi tức là năm thứ hai, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24.
2 tuổi tức là năm thứ ba, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36.
3 tuổi tức là năm thứ tư, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48.
4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60.
5 tuổi tức là năm thứ sáu, gồm các tháng tuổi từ 61 đến 72.
(Bộ Y Tế - Viện Dinh Dưỡng, 1998)

15


×